giới thiệu và làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng và hoàn thiện nội dung pháp luật về bảo vệ môi trường biển, nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong bảo vệ môi trường biển ở việt nam

87 649 4
giới thiệu và làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng và hoàn thiện nội dung pháp luật về bảo vệ môi trường biển, nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong bảo vệ môi trường biển ở việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài: “Biển và đại dương chiếm 71% diện tích bề mặt của trái đất” Loài người chúng ta luôn gắn liền với biển Sự phát triển của con người càng cao, nền kinh tế càng hiện đại thì giá trị của biển càng được coi trọng Tuy nhiên, cùng với sự phát triển thì nhu cầu ngày càng tăng từ các giá trị của biển của con người đã và đang tạo ra những hậu quả nghiêm trọng khó lường cho biển “Việt Nam có diện tích 329.314 km² bao gồm khoảng 327.480 km² đất liền và hơn 4.200 km² biển nội thuỷ, với hơn 3.000 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, với lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa khoảng trên 1 triệu km²” (theo số liệu trên trang web: www.bqlkcnthainguyen.gov.vn) cho thấy nước ta có tiền năng về biển rất lớn Theo nhận xét của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Chu Hồi - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam: Nhờ điều kiện khí hậu và tự nhiên thuận lợi, cùng với giao thông và truyền thông dễ dàng của nhiều địa điểm ở vùng bờ, nên đã khuyến khích và hấp dẫn sự định cư của con người ở đây từ lâu đời Đến nay, “khoảng 1/3 dân số nước ta sống ở các huyện ven biển và khoảng trên 50% dân số sống ở 28 tỉnh, thành phố ven biển, với khoảng 50% các đô thị của đất nước tập trung ở vùng này” (theo số liệu của bogiaoduc.edu.vn) Hơn nữa, theo nhiều số liệu về vùng biển Việt Nam cho thấy, vùng biển nước ta còn án ngữ các tuyến hàng không và hàng hải chiến lượt “giữ Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa châu Á, Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước trong khu vực” “Bờ biển Việt Nam bao bọc cả lãnh thổ đất nước Việt Nam cả ba mặt Đông, Nam và Tây Nam, tính trung bình cứ 100km 2 đất liền có 1km bờ biển (tỉ lệ này cao gấp 6 lần so với tỉ lệ trung bình của thế giới)” (theo số liệu từ: bogiaoduc.edu.vn) Vì vậy, vùng biển Việt Nam rất thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn như: dầu khí, hải sản, vận tải biển, cảng biển, du lịch biển và các ngành dịch vụ khác,…Theo Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành trung ương Đảng khóa X đã đưa ra Nghị quyết về Chiến lược biển đến năm 2020, phấn đấu đưa kinh tế biển đóng góp khoảng 53- 55% GDP và 55- 60% kim ngạch xuất khẩu của cả nước Từ đó, biển đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của đất nước Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích kinh tế thu được về từ việc khai thác nguồn lời từ biển thì vùng biển Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về ô nhiễm môi trường biển Do vậy, việc bảo tồn và phát huy nguồn lợi tài nguyên biển, bảo vệ môi trường biển ở Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng Hiện nay, Việt Nam đã và đang xây dựng, phát triển hệ thống các chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường biển Hệ thống chính sách và pháp luật này có thể khái quát những đặc trưng lớn như sau: a Hệ thống chính sách kết hợp bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ chủ quyền quốc gia hướng tới phát triển bền vững, được xây dựng từ cấp trung ương tới địa phương và định hướng chiến lược lâu dài b Luật Bảo vệ Môi trường 2005 có những quy định cơ bản quan trọng về bảo vệ môi trường biển cùng với các luật khác có liên quan cũng có các quy định về bảo vệ môi trường biển nên tạo ra một khung pháp lý toàn diện về bảo vệ môi trường biển c Các quy định chính sách và pháp luật trên góp phần nội luật hóa và thực hiện các cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường biển mà Việt Nam đã tham gia Các đặc trưng trên, sẽ được trình bày, đánh giá lần lượt qua các phần nội dung của luận văn 2 Việc nghiên cứu đề tài: Môi trường biển luôn là một vấn đề được nhiều người quan tâm bởi những ưu thế của biển như về kinh tế, chính trị, văn hóa du lịch, an ninh- quốc phòng… Vì vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu, đề tài được công bố có liên quan trong lĩnh vực pháp luật môi trường biển Do sự hiểu biết còn hạn hẹp, ở đây em chỉ nêu một vài công trình tiêu biểu như: Đề tài luận án tiến sĩ của tác giả Lưu Ngọc Tố Tâm về vấn đề Pháp luật Kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động Hàng hải được công bố năm 2012; 3 Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của đề tài: a Mục đích: Đề tài nhằm giới thiệu và làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng và hoàn thiện nội dung pháp luật về bảo vệ môi trường biển, nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong bảo vệ môi trường biển ở Việt Nam b Nhiệm vụ: Để thực hiện được những mục đích trên, luận văn đề ra các nhiệm vụ sau: + Thứ nhất là làm rõ sự cần thiết của việc bảo vệ môi trường biển bằng pháp luật, việc tiếp cận của pháp luật quốc tế trong vấn đề bảo vệ môi trường biển, những quan điểm, nội dung của pháp luật Việt Nam trong việc bảo vệ môi trường biển + Thứ hai là làm rõ quá trình hình thành và phát triển nội dung, từ đó hoàn thiện hệ thống pháp luật trong bảo vệ môi trường biển ở Việt Nam với tính chất là một bộ phận của hệ thống pháp luật môi trường và trong mối quan hệ tác động qua lại mật thiết cùng với các yêu cầu về phát triển kinh tế của đất nước, đáp ứng các đòi hỏi về an ninh chính trị, văn hóa, an ninh quốc phòng… + Thứ ba, tìm hiểu các quy định trong pháp luật môi trường của một số quốc gia phát triển trên thế giới để có những kinh nghiệm và có thể đưa vào việc phát triển và hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường ở Việt Nam c Phạm vi nghiên cứu: Bảo vệ môi trường thuộc phạm vi nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau như khoa học quản lý môi trường biển, kinh tế môi trường biển, xã hội học môi trường biển… Bảo vệ môi trường biển cũng thuộc đối tượng điều chỉnh của nhiều hệ thống pháp luật khác nhau như hệ thống pháp luật quốc tế, các điều ước quốc tế có liên quan và hệ thống pháp luật của những quốc gia có biển nhằm điều chỉnh các hành vi gây hại cho biển và các tài nguyên của biển Trong phạm vi luận văn này, em tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường biển nhằm điều chỉnh các hành vi xâm hại đến biển và tài nguyên của biển, và cũng có đề cập đến các quy định trong các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam tham gia với tư cách là thành viên, đồng thời có tham khảo một số quy định pháp luật của một số nước có điều kiện môi trường tương đồng với Việt Nam về vấn đề này 4 Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu: siêu tầm số liệu, tìm hiểu các bài viết, phân tích, thống kê, so sánh, đối chiếu, lịch sử, tổng hợp, quy nap Trong đó, những phương pháp như: phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, thống kê và tổng hợp được xác định là các phương pháp nghiên cứu chủ yếu của luận văn Cụ thể như sau: + Phương pháp phân tích được dùng ở tấc cả các phần của luận văn để thực hiện mục đích và nhiệm vụ của đề tài + Phương pháp so sánh, đối chiếu được sử dụng ở cả ba chương của luận văn để có thể đưa ra các đánh giá cho những quy định của pháp luật khác nhau của một số quốc gia trên thế giới Hay của các điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển mà Việt Nam tham gia cùng với các quy định pháp luật bảo vệ ô nhiễm môi trường ở Việt Nam + Phương pháp tổng hợp và quy nạp được dùng để đưa ra những tiểu kết của từng chương và kết luận của cả luận văn 5 Những đóng góp và ý nghĩa của luận văn: Luận văn sẽ góp phần vào việc bổ sung và hoàn thiện hơn những vấn đề lí luận về pháp luật bảo vệ môi trường biển, tạo tiền đề cho những nghiên cứu sâu hơn nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường Các ý kiến, kết luận được trình bày trong luận văn có thể làm tiền đề cho việc xây dựng chương trình phổ biến, tuyên truyền pháp luật bảo vệ môi trường biển, các “Điều ước quốc tế về biển” mà Việt Nam là thành viên Như vậy, nó sẽ đảm bảo thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, đi đôi với việc bảo vệ môi trường biển và các tài nguyên của biển 6 Bố cục của luận văn: Luận văn gồm: phần mở đầu, nội dung, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo Nội dung được bố cục làm ba chương Tên của các chương cụ thể như sau: - Chương 1 Những vấn đề về pháp luật bảo vệ môi trường biển - Chương 2 Thực trạng pháp luật về bảo vệ môi trường biển của Việt - Nam Chương 3 Giải pháp để nâng cao hiệu quả pháp luật về bảo vệ môi trường biển ở Việt Nam Chương1 NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 1.1 KHÁI NIỆM MÔI TRƯỜNG VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN 1.1.1 Khái niệm môi trường “Môi trường là một tổ hợp của các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên ngoài của một hệ thống nào đó Chúng tác động lên hệ thống này, xác định xu hướng và tình trạng tồn tại của nó Môi trường có thể coi là một tập hợp, trong đó hệ thống đang xem xét là một tập hợp con.” ( Nguồn từ cokhimoitruong.com.vn) Môi trường của một hệ thống đang xem xét cần phải có tính tương tác với hệ thống đó Một cách rõ hơn nữa, “Môi trường” là hợp tất cả các thành phần hay yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người, nó ảnh hưởng tới đời sống con người và tác động đến các hoạt động sống của con người như: không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội con người và những thể chế Như vậy, môi trường nó là một không gian bao quanh mà bao gồm các vật chất, điều kiện hoàn cảnh, các đối tượng hay các điều kiện nào đó mà chúng bao quanh hay các hoạt động của sự vật, sự việc diễn ra trong nó Ngoài ra, thuật ngữ “môi trường” có ý nghĩa khác nhau khi nó ở trong ngữ cảnh khác nhau, ví dụ: + Trong lĩnh vực sinh vật học thì môi trường có thể định nghĩa là một tổ hợp của các yếu tố như khí hậu, sinh thái học, xã hội và thổ nhưỡng tác động lên cơ thể sống và nó xác định các hình thức sinh tồn của chúng Vì thế, môi trường bao gồm tất cả mọi thứ mà có thể có ảnh hưởng trực tiếp đến sự trao đổi chất hay các hành vi của các cơ thể sống hay các loài, bao gồm ánh sáng, không khí, nước, đất và các cơ thể sống khác + Đối với các nhà kiến trúc thì cho rằng môi trường là toàn bộ các yếu tố trong phòng hay của tòa nhà có ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe và hiệu quả làm việc của những người sống trong đó, bao gồm kích thước và sự sắp xếp không gian sống và các vật dụng, ánh sáng, sự thông gió, nhiệt độ, tiếng ồn, v.v Nó cũng có thể nói đến như là tập hợp của kết cấu xây dựng Chức năng của môi trường sống: + Môi trường là một không gian chứa con người và sinh vật hay chính là không gian sống Trong sự tồn tại và phát triển loài người cần có các nhu cầu tối thiểu về không khí, độ ẩm, nước, chổ ở Cũng như các hoạt động vui chơi giải trí khác Tất cả những nhu cầu này đều do môi trường cung cấp Do vậy mà môi trường được gọi là không gian sống, tuy nhiên khả năng cung cấp các nhu cầu đó của con người và cho các sinh vật khác là có giới hạn, nó phụ thuộc vào trình độ phát triển của từng quốc gia và ở từng thời kì + Môi trường cũng là nơi cung cấp những nhu cầu về các tài nguyên cho con người như: đất, đá, tre, nứa, tài nguyên sinh vật Tất cả các tài nguyên này đều được môi trường cung cấp và giá trị của những tài nguyên này phụ thuộc vào trình độ của chủ thể sử dụng và mức độ khan hiếm của nó trong xã hội + Môi trường là nơi chứa đựng, phân hủy các chất thải của con người và các sinh vật khác trong quá trình sử dụng các tài nguyên thải vào môi trường Các tài nguyên sau khi hết giá trị sử dụng, chúng bị thải vào môi trường dưới dạng các chất thải Các chất thải này bị các quá trình vật lý, hóa học, sinh học phân hủy thành các chất vô cơ, vi sinh quay trở lại phục vụ con người Tuy nhiên, chức năng là nơi chứa đựng chất thải của môi trường là có giới hạn Nếu con người và các sinh vật khác thải vượt quá giới hạn có thể chứa đựng này thì sẽ làm mất cân bằng về hệ sinh thái và ô nhiễm môi trường 1.1.2 Khái niệm môi trường biển “Môi trường biển” là một thuật ngữ chưa có thời gian dài, nó mới xuất hiện và cũng ít được định nghĩa một cách đầy đủ và toàn diện Thuật ngữ này mới xuất hiện ở nửa cuối thế kỷ XX và được nhận biết như một từ ghép giữa từ “môi trường” và “biển” Quá trình phát triển của con người cho thấy một thời kỳ người ta chỉ nói đến từ “biển” hoặc “ biển cả” mà chưa đề cập đến từ ngữ “ môi trường biển” Điều này cũng dể hiểu, bởi từ thời xa xưa người ta chỉ biết đến biển như một món quà được ban tặng bởi thiên nhiên, mà không phải chịu bất cứ một trách nhiệm, một nghĩa vụ nào và coi biển là một nguồn tài nguyên vô hạn Con người thời đó, coi biển là rất rộng lớn, có thể hấp thụ và chuyển hóa mọi chất thải mà con người đưa đến nên từ ngữ “môi trường biển” chưa được chỉ ra Sau những năm 1960, với sự quan tâm nhiều hơn của cộng đồng thế giới đến bảo vệ môi trường thì từ ngữ “môi trường biển” cũng dần xuất hiện Ở thời kỳ này, từ ngữ “môi trường biển” chưa tồn tại một cách độc lập mà chỉ xuất hiện trong những vấn đề liên quan đến bảo tồn tài nguyên biển, bảo vệ ô nhiễm môi trường Đến năm 1982, khi Công ước Luật Biển 1982 ra đời (UNCLOS) thì từ ngữ “môi trường biển” mới được nói đến một cách chính thức, nhưng nó cũng chỉ mới ở dưới dạng liệt kê một số yếu tố tự nhiên của môi trường biển mà chưa có một khái niệm hòa chỉnh về “ môi trường biển” Ta thấy, ở Điều 1, khoản 4 của “ Công ước Luật Biển 1982” có quy định “môi trường biển” bao gồm “các cửa sông” , “hệ động vật biển và hệ thực vật biển”, “chất lượng nước biển” và “giá trị mỹ cảm của biển” Qua đây, ta thấy định nghĩa này chưa nói khái quát được về “môi trường biển” và còn nhiều phiến diện vì “môi trường biển không phải chỉ được tạo nên từ các yếu tố trên, mà còn có nước biển, lòng đất dưới đáy biển, không khí và các tài nguyên phi sinh vật biển nữa,… Năm 1992, tại Hội nghị Thượng đỉnh trái đất về bảo vệ môi trường họp tại Rio De Janeiro (Brazill), là chương hành động vì sự phát triển bền vững Ở chương 17 trong chương hành động 21 (Agenda 21) định nghĩa “Môi trường biển là vùng bao gồm các đại dương và các biển và các vùng ven biển tạo thành một tổng thể, một thành phần cơ bản của hệ thống duy trì cuộc sống toàn cầu và là tài sản hữu ích tạo cơ hội cho sự phát triển bền vững” Định nghĩa này được coi là định nghĩa chính thức về “môi trường biển” Ta thấy, thành công ở định nghĩa này so với những định nghĩa trước về “môi trường biển” là nói lên được giá trị cơ bản của môi tường biển, đó là “duy trì cuộc sống toàn cầu” và là “tài sản hữu ích” Với định nghĩa này đã nhấn mạnh đến mục tiêu phát triển bền vững, một khuynh hướng phù hợp với quan điểm bảo vệ môi trường toàn cầu hiện đại Bên cạnh đó, cái định nghĩa này còn được nêu ra trong một văn kiện có tầm ảnh hưởng lớn, tại Hội nghị quốc tế về môi trường quan trọng và được kí kết bởi gần như toàn thể cộng đồng quốc tế 1.2 CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN ẢNH HƯỞNG, TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG BIỂN 1.2.1 Yếu tố con người a Dân số gia tăng, nghèo đói: Biển và vùng bờ là nơi giàu có và đa dạng các loại hình tài nguyên, cũng như chứa đựng tiềm năng phát triển kinh tế đa dạng Bởi vậy, đây cũng là nơi tập trung sôi động các hoạt động phát triển của con người có “trên 50% số đô thị lớn, gần 60% dân số tính theo đơn vị cấp tỉnh, phần lớn các khu công nghiệp và khu chế xuất, các vùng nuôi thuỷ sản, các hoạt động cảng biển – hàng hải và du lịch sẽ được xây dựng ở đây đến năm 2010” (số liệu này từ biendoikhihau.gov.vn) Tỷ lệ tăng dân số ở vùng này cũng thường cao hơn trung bình cả nước Đi kèm các hoạt động trên là sự gia tăng di dân tự do, tăng nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên và hình thành thói quen tiêu thụ tài nguyên lãng phí Kết quả, gây sức ép lớn đến môi trường biển, khu dân cư ven biển, làm suy giảm và suy thoái tài nguyên biển ở những vùng ven bờ Trong khi vùng biển gần bờ nước ta còn rất ít tôm cá, thì cuộc sống của khoảng “600.000 ngư dân và gia đình” (theo số liệu trên: biendoikhihau.gov.vn) họ vẫn cần có thức ăn hằng ngày và bản năng tồn tại vẫn buộc họ phải khai thác nhiều tôm cá hơn nên nguồn lợi từ biển ngày càng cạn kiệt b Lối sống và trình độ dân trí còn thấp: Không giống trong đất liền, người dân cư ven biển chủ yếu đến từ nhiều nguồn, họ là dân tứ xứ, thậm trí có cả một bộ phận dân cư dược du nhập từ ngoài đất Việt Họ vốn chỉ là những người nghèo, rời quê hương đến những vùng ven biển hoặc các đảo nước ta để sinh sống Họ tập trung sống thành những “vạn chài”, cuộc sống hàng ngày đối mặt với tính tàn khốc, khó khăn của biển cả, sống gắn liền với sông nước và con thuyền được xem là mái nhà của họ, nên tư duy của những người vạn chài này là hết sức giản đơn họ chỉ cần có cái ăn, cái mặt là được Do vậy, những khái niệm về bảo vệ nguồn lợi từ biển và môi trường biển coi như vẫn còn rất xa vời với họ Tập quán và phong tục sống còn lạc hậu, cộng thêm trình độ học vấn chưa cao do những điều kiện học tập không có Cũng chính vì thế, mà nhận thức về môi trường và những lẫn dầu cũng như sự rò rỉ trong quá trình hoạt động của tàu dầu Cần phải có các quy định nghiêm cấm việc xả dầu, nước lẫn dầu ra sông, biển, đặc biệt là các vùng nước cảng, các vùng nhạy cảm và quy định các biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với hành vi vi phạm; quy định về bồi thường thiệt hại đối với những hành vi xả thải dầu bừa bãi ra sông, biển gây ô nhiễm môi trường - Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và hoạt động của đô thị Trong các báo cáo về hiện trạng môi trường và các công trình nghiên cứu hiện nay đều không nêu được lượng dầu trong nước thải của các nhà máy, xí nghiệp, của các đô thị Cũng chưa có một văn bản nào quy định giới hạn hàm lượng dầu trong nước thải, trong khi chúng ta biết rằng hàng ngày lượng dầu thải từ hoạt động của hàng triệu phương tiện giao thông, hoạt động máy móc trong các nhà máy, xí nghiệp…không phải là nhỏ Do vậy, để ngăn chặn lượng dầu từ nguồn này cần phải có các quy định cụ thể của pháp luật và các biện pháp kiểm soát lượng dầu thải từ các nhà máy, các khu công nghiệp, các đô thị và việc lắp đặt hệ thống xử lý dầu trong nước thải + Đối với các luật có liên quan - Bộ luật Hình sự: Cần phải nghiên cứu bổ sung các tội về gây ô nhiễm môi trường biển, trong đó có tội trừng phạt hành vi xả thải dầu làm ô nhiễm biển gây hậu quả nghiêm trọng - Bộ luật Dân sự: Trước hết cần bổ sung một điều khoản về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu tại Mục 3, Chương XVII Bộ luật Dân sự Đối với hành vi gây ô nhiễm biển do dầu đã được CLC điều chỉnh sẽ được dẫn chiếu thẳng đến CLC Ngoài ra, còn rất nhiều hành vi gây ô nhiễm dầu cho môi trường biển nhưng việc bồi thường không thuộc phạm vi điều chỉnh của CLC Do đó, cần nghiên cứu, đưa vào điều chỉnh trong Bộ luật Dân sự như: Bồi thường trong trường hợp tàu (không phải là tàu dầu) làm tràn dầu gây ô nhiễm; hoặc trường hợp không phải là dầu nặng khó phân hủy nhưng thực tế có gây thiệt hại cho môi trường Một điểm cần lưu ý là hiện nay Việt Nam chưa gia nhập FC 1992 nên cần dự liệu tình huống sẽ xảy ra các vụ tràn dầu lớn hơn mức giới hạn trách nhiệm dân sự mà CLC 1992 quy định để đặt ra quy định buộc chủ tàu phải bồi thường phù hợp với thực tiễn + Về thủ tục giải quyết tranh chấp: Cần sớm ban hành Pháp lệnh bắt giữ tầu biển phục vụ cho việc giải quyết các khiếu nại hàng hải, trong đó có khiếu nại về bồi thường thiệt hại do biển bị ô nhiễm dầu Hiện tại, trình tự thủ tục giải quyết các vụ kiện dân sự về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu vẫn áp dụng Bộ luật Tố tụng dân sự Tuy nhiên, cần nghiên cứu đặc thù của việc đòi bồi thường thiệt hại liên quan đến các hoạt động trên biển để có hướng xây dựng Luật Tố tụng hàng hải (như Bộ luật Hải sự của Trung Quốc) và thành lập Tòa án chuyên giải quyết các tranh chấp liên quan đến biển Mặt khác, cần nghiên cứu các quy định về tổ chức, hoạt động của Tòa án quốc tế, Trọng tài quốc tế về Luật biển để sẵn sàng đưa các vụ kiện liên quan đến tổ chức, cá nhân Việt Nam ra giải quyết theo trình tự tố tụng thay vì giải quyết theo trình tự thương lượng, ngoại giao như hiện nay Trong thông lệ quốc tế, ô nhiễm biển do dầu được đề cập ở các khía cạnh: điều kiện của phương tiện trong hoạt động dầu khí, trách nhiệm dân sự của chủ tàu, bảo hiểm trong vấn đề ô nhiễm do dầu gây ra, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, thủ tục khởi kiện đối với ô nhiễm do dầu và vấn đề hợp tác quốc tế đối với vấn đề này Tóm lại, từ những hạn chế, bất cập của hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành về phòng, chống ô nhiễm do dầu, vấn đề cần kíp trước mắt là xây dựng một văn bản pháp luật chuyên biệt và thống nhất về phòng, chống ô nhiễm dầu - “Nghị định phòng chống ô nhiễm dầu” Nghị định này sẽ giải quyết yêu cầu pháp lý về tổ chức, phạm vi quyền hạn nghĩa vụ của các cơ quan có liên quan, thanh tra, kiểm soát, xử phạt, xử lý ô nhiễm suy thoái, đòi đền bù thiệt hại Nghị định này sẽ bổ sung cho Luật Bảo vệ Môi trường trong vấn đề ô nhiễm biển do dầu Các văn bản pháp lý có liên quan cần được soạn thảo phù hợp với các nguyên tắc và tiêu chuẩn chung về ô nhiễm môi trường theo thông lệ quốc tế và có tính đến hoàn cảnh đặc thù của Việt Nam Hoàn thiện và cập nhật Kế hoạch quốc gia về Ứng cứu sự cố tràn dầu và Quy chế Ứng cứu sự cố tràn dầu Xây dựng Nghị định hướng dẫn về đền bù, bồi thường thiệt hại do sự cố tràn dầu, đặc biệt là cho pháp nhân trong nước Xây dựng hướng dẫn “Khắc phục sự cố tràn dầu” Cần quy định cụ thể hơn đối với các quy định về bảo hiểm trong Bộ luật hàng hải đối với bảo hiểm dầu trong sự cố tràn dầu Cần phải xác định cụ thể quyền và trách nhiệm của Ủy ban tìm kiếm cứu nạn và Bộ Tài nguyên và Môi trường trong lĩnh vực ô nhiễm dầu biển Khi xây dựng phân vùng ứng cứu, xác định rõ vùng ứng cứu tràn dầu, chia nhỏ vùng ứng cứu giao về từng địa phương Yêu cầu địa phương có quy chế ứng cứu dầu phù hợp với hoàn cảnh địa phương và xây dựng quỹ ứng cứu tràn dầu ở 29 tỉnh ven biển Bên cạnh đó, cần kiện toàn bộ máy nhà nước trong lĩnh vực ô nhiễm dầu; nhanh chóng hoàn thiện 03 trung tâm Ứng cứu sự cố tràn dầu; xây dựng hệ thống cảnh báo và phát hiện tràn dầu; hệ thống ứng phó trên biển, trên sông; hệ thống khắc phục hậu quả dầu tràn; nhận dạng dầu ô nhiễm; thành lập một tổ chức có đầy đủ quyền hạn và năng lực tiến hành điều tra, đánh giá và tìm nguồn gốc của dầu ô nhiễm ở các vùng biển Ngoài ra, cần tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế để điều tra, đánh giá mức độ ô nhiễm, mức độ thiệt hại và nguồn gốc của dầu ô nhiễm, trong đó có ITOPE (International Tanker Owners Pollution Federation Limited) - tổ chức quốc tế chuyên giám sát các tai nạn gây ô nhiễm môi trường của các tàu chở dầu Hiện Việt Nam đã có Ủy ban quốc gia về tìm kiếm cứu nạn, về phòng chống cháy nổ và các lực lượng đặc nhiệm cứu hỏa và cứu sinh nhưng chưa có một tổ chức quốc gia nào để ứng phó với sự cố tràn dầu Cần nhanh chóng thành lập Ủy ban quốc gia ứng cứu sự cố tràn dầu và thành lập lực lượng đặc nhiệm ứng cứu sự cố tràn dầu Thành lập lực lượng ứng cứu ở cả 3 cấp: cơ sở, tỉnh - thành phố và trung ương Ở cấp cơ sở, tất cả các cơ sở kinh tế như giàn khoan dầu, trạm thu cấp dầu trên biển, nhà máy lọc dầu, cảng, công ty vận tải dầu trên biển, du lịch trên biển…có khả năng gây ra sự cố tràn dầu đều phải có kế hoạch, trang thiết bị và lực lượng để ứng phó các sự cố tràn dầu Cấp tỉnh không nhất thiết phải có lực lượng và trang bị riêng nhưng có quyền di động lực lượng và trang bị ứng cứu trong toàn tỉnh Ở cấp trung ương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giao thông vận tải…xây dựng lực lượng ứng cứu quốc gia và trong trường hợp cần thiết có thể yêu cầu giúp đỡ của các lực lượng ứng cứu nước ngoài Để pháp luật được thực thi hiệu quả, cần phải tăng cường công tác giám sát và quản lý, xử lý kịp thời các vi phạm gây ô nhiễm biển do dầu Cần có một cơ quan chuyên môn về giải quyết các tranh chấp, vụ việc tại các tuyến cơ sở + Tham gia các điều ước quốc tế Việt Nam cần khẩn trương xúc tiến để tham gia các điều ước quốc tế quan trọng khác về chống ô nhiễm dầu trên biển như: -Công ước quốc tế về Thiết lập Quỹ quốc tế đền bù cho thiệt hại do ô nhiễm dầu gây ra năm 1971 (FUND 1971) và Nghị định thư 1992 sửa đổi Công ước FUND 1971 (FC 1992) Đây là Công ước bổ sung cho Công ước CLC 1992 về vấn đề bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu, tham gia Công ước này chúng ta sẽ bảo đảm được quyền lợi cho công dân Việt Nam khi bị thiệt hại do ô nhiễm dầu tràn từ tàu chở dầu, đồng thời còn giúp cho Nhà nước có thêm kinh phí làm sạch môi trường biển khi ô nhiễm xảy ra, thực hiện nghĩa vụ bảo vệ môi trường biển đã được quy định trong Công ước Luật biển 1982 Hơn nữa, cũng tạo môi trường pháp lý thống nhất, thuận lợi cho quá trình khiếu nại và giải quyết đền bù trong khuôn khổ các nước ASEAN và phạm vi thế giới - Công ước về sẵn sàng ứng phó và hợp tác đối với ô nhiễm dầu - OPRC 1990 - Công ước về ngăn ngừa ô nhiễm biển do nhấn chìm chất thải và các chất khác năm 1972 và Nghị định thư năm 1996 (Công ước Luân Đôn năm 1972) - Công ước về trách nhiệm và bồi thường thiệt hại gắn liền với việc vận chuyển bằng đường biển các chất nguy hiểm và độc hại (HNS) - Công ước quốc tế liên quan đến Can thiệp trên biển cả trong trường hợp tai nạn gây ra ô nhiễm dầu 1969 (INTERVENTION 1969) và Nghị định thư năm 1973 - Công ước về cứu hộ năm 1989… Bên cạnh đó, bổ sung các quy định về bảo vệ môi trường biển vào trong các Hiệp định hợp tác nghề cá, Hiệp định hợp tác về khai thác chung dầu khí sẽ được ký kết trong tương lai giữa Việt Nam và các nước liên quan, nhằm tạo cơ sở pháp lý chắc chắn cho việc thực thi các Hiệp định cũng như thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường b Nâng cao ý thức về phòng chống ô nhiễm môi trường biển do dầu của các chủ thể có liên quan Công tác phòng, chống ô nhiễm dầu trên biển được xem xét ở góc độ quốc gia, là trách nhiệm của toàn dân, toàn xã hội Điều đó có nghĩa là các chủ thể cần phòng và chống ô nhiễm dầu trên biển không chỉ gồm các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động liên quan đến dầu khí mà còn là trách nhiệm của quần chúng nhân dân Vì vậy, nâng cao nhận thức cho mọi chủ thể là vấn đề quan trọng Để thực hiện được điều này cần trú trọng một số giải pháp cơ bản sau: + Thứ nhất, nâng cao công tác tuyên truyền giáo dục trong việc phòng, chống ô nhiễm dầu trên biển cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền Để làm được điều này, phải thường xuyên tổ chức các hội thảo, hội nghị, tổ chức các diễn đàn trao đổi thông tin giữa các cơ quan có liên quan Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong công tác phòng, chống ô nhiễm dầu trên biển như Bộ Tài nguyên Môi trường, cụ thể là Tổng cục Biển và Hải đảo phải trú trọng thường xuyên tổ chức các hội thảo, hội nghị về vấn đề này và tổ chức các diễn đàn trao đổi thông tin với các Bộ, ngành liên quan như Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Thủy sản…và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tài nguyên Môi trường để chia sẻ kinh nghiệm, cung cấp thông tin phổ biến các nội dung đã, đang thực hiện + Thứ hai, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, giải thích pháp luật cho các tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động liên quan đến dầu khí nắm được một cách đầy đủ nội dung pháp luật phòng, chống ô nhiễm dầu trên biển Việc này được thực hiện thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, băng rôn, khẩu hiệu hay tổ chức cá cuộc thi tìm hiểu về vấn đề này… + Thứ ba, hình thành ý thưc tự giác tuân thủ pháp luật cho mọi người trong xã hội Để hình thành ý thức tự giác tuân thủ pháp luật cho mọi người cần tuyên truyền phổ biến quy định pháp luật cho toàn dân Đồng thời nhà nước cần ban hành những quy định pháp luật cụ thể cho phép nhân dân có quyền tham gia công tác phòng, chống ô nhiễm dầu trên biển Ví dụ: Nhân dân có quyền giám sát hoạt đồng phòng, chống ô nhiễm dầu trên biển của các tổ chức cá nhân tiến hành các hoạt động liên quan đến dầu khí có trụ sở tại địa phương mình; hoặc quy định nếu người dân nào được yêu cầu tham gia khắc phục sự cố tràn dầu mà không tham gia thì phải chịu phạt vi phạm… Ngoài ra, để đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật phòng, chống ô nhiễm dầu trên biển phải dùng dư luận quần chúng bằng cách thường xuyên đưa thông tin chi tiết những vụ việc vi phạm xảy ra hoặc xây dựng một chương trình riêng trên báo dài về phòng chống ô nhiễm dầu trên biển và lấy ý kiến nhân dân kết hợp với quy định pháp luật c Tăng cường tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan nhà nước trong việc phòng chống ô nhiễm dầu trên biển Nhà nước cần tăng cường tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan bằng các giải pháp sau: + Thứ nhất, nâng cao chất lượng hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật phòng, chống ô nhiễm dầu trên biển của các cơ quan quản lý nhà nước - Rà soát lại toàn bộ hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tài nguyên, môi trường biển, từ đó xem xét cơ quan nào, bộ phận nào cần được tăng thẩm quyền, bộ phận nào cần phải giảm bớt để tránh rườm rà, chồng chéo - Có thể định kỳ 1 năm 2 lần hoặc sau khi giải quyết những vụ việc có vi phạm ảnh hưởng rộng, ở trung ương thì Bộ Tài nguyên và Môi trường và ở địa phương thì Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các cơ quan hữu quan cần tổ chức hôi nghị tổng kết rút kinh nghiệm kịp thời để thấy rõ được những thiếu sót trong công tác tổ chức thực hiện pháp luật, từ đó đề ra những phương hướng, biện pháp tăng cường hiệu lực công tác phòng, chống ô nhiễm dầu trên biển + Thứ hai, cần nâng cao năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ, công chức hoạt động trong lĩnh vực phòng, chống ô nhiễm dầu trên biển Để đẩy mạnh tính hiệu quả của pháp luật phòng, chống ô nhiễm dầu trên biển, đội ngũ cán bộ làm việc trong Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Biển và Hải đảo, Sở Tài nguyên và Môi trường…phải được đào tạo, nâng cao năng lực để thay mặt nhà nước thực hiện hiệu quả + Thứ ba, cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống ô nhiễm dầu trên biển Đây là biện pháp nhằm đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh, mọi chủ thể đều bình đẳng trước pháp luật Cần phải thường xuyên tổ chức việc kiểm tra hoạt động của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan hữu quan để kịp thời phát hiện những sai sót, đảm bảo cho bộ máy hoạt động nhịp nhàng theo đúng yêu cầu của pháp luật phòng, chống ô nhiễm dầu trên biển Những hành vi vi phạm của các cán bộ phải được xử lý nghiêm minh theo nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật d Giải pháp hợp tác quốc tế trong việc phòng, chống ô nhiễm dầu trên biển Đây là một trong những giải pháp vô cùng quan trọng Để hoàn thiện hệ thống pháp luật phòng, chống ô nhiễm dầu trên biển cần tập trung những nội dung sau: + Thứ nhất, cần tăng cường hợp tác, ký kết các điều ước quốc tế liên quan đến vấn đề phòng, chống ô nhiễm dầu trên biển Việc gia nhập các công ước quốc tế là cơ sở giúp cho Việt Nam có thêm nguồn lực nhằm phòng, chống ô nhiễm dầu trên biển hiệu quả Hoạt động ứng cứu sự cố tràn dầu - với tính chất xuyên quốc gia và quốc tế - không thể không cần có sự hợp tác quốc tế chặt chẽ và sâu rộng + Thứ hai, cần phải nâng cao năng lực thực thi các Công ước quốc tế về phòng, chống ô nhiễm dầu trên biển mà Việt Nam đã tham gia với tư cách là thành viên Để nâng cao năng lực thực thi các Công ước quốc tế về phòng, chống ô nhiễm dầu trên biển mà Việt Nam đã ký kết, ngoài việc phải xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia, nâng cao năng lực quản lý, cần tích cực học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia trong việc phòng, chống ô nhiễm dầu trên biển Đây là giải pháp vô cùng quan trọng và có hiệu quả trong việc phòng, chống ô nhiễm dầu trên biển Từ việc học hỏi những kinh nghiệm của các quốc gia khác, chúng ta sẽ có được những kinh nghiệm quý báu cho việc phòng, chống ô nhiễm dầu trên biển và hoàn thiện hệ thống pháp luật hiệu quả Trên thực tế, có rất nhiều kinh nghiệm về phòng, chống ô nhiễm dầu trên biển của các quốc gia ven biển Ví dụ: Các quốc gia ở vùng biển Baltic đã phòng chống ô nhiễm biển từ trên không; bố trí đội ngũ sẵn sàng ứng cứu trên biển; yêu cầu các chủ thể phải duy trì các nhật ký hàng hải với quy định tất cả các hoạt động trên biển phải được ghi vào nhật ký để minh chứng cho hoạt động phòng, chống ô nhiễm biển được thực hiện nghiêm chỉnh bởi các thành viên, đồng thời đây là bằng chứng được sử dụng trong quá trình tố tụng… Hiện nay, Việt Nam không thể thực hiện đúng theo kinh nghiệm ấy nhưng chúng ta có thể vận dụng nó căn cứ vào hoàn cảnh, đặc điểm kinh tế cụ thể của đất nước Ví dụ: nếu như điều kiện chưa thể phòng, chống ô nhiễm biển từ trên không thì có thể phòng chống ô nhiễm biển bằng đường thủy bằng cách bố trí đội tàu tuần tra trên biển; yêu cầu các tổ chức, cá nhân phải ghi đầy đủ các hoạt động phòng, chống ô nhiễm biển vào nhật ký và việc ghi nhật ký này được kiểm tra bởi các cán bộ trong đội tàu tuần tra này… e Các giải pháp khác Ngoài những giải pháp nêu trên, chúng ta cũng cần phải trú trọng đến một số giải pháp khác nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao năng lực thực thi các Điều ước quốc tế về chống ô nhiễm dầu trên biển của Việt Nam + Nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật Trong điều kiện hiện nay, khoa học kỹ thuật đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp đánh giá đầy đủ, chính xác thực trạng ô nhiễm môi trường biển nói chung và ô nhiễm dầu trên biển nói riêng, chủ động dự báo những sự cố bất ngờ xảy ra, từ đó nâng cao hiệu quả phục hồi môi trường biển bị ô nhiễm, suy thoái do các hoạt động liên quan đến dầu khí gây ra Vì vậy, để nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật phục vụ công tác phòng chống ô nhiễm dầu trên biển cần: - Tăng cường mở lớp huấn luyện cho đội ngũ cán bộ nhằm nâng cao năng lực của họ trong việc sử dụng các phương tiện khoa học kỹ thuật phục vụ công tác phòng, chống ô nhiễm dầu trên biển Trong quá trình đào tạo, có thể tổ chức các buổi diễn tập như diễn tập về ứng cứu sự cố tràn dầu, khắc phục ô nhiễm biển - Chú trọng bổ sung trang thiết bị cần thiết như tăng thêm phao cứu hộ, thiết bị bơm hút dầu…nhằm đem lại tính chủ động cho các hoạt động phòng, chống ô nhiễm dầu trên biển + Giải pháp kinh tế Giải pháp kinh tế là một trong những giải pháp cần thiết cho việc nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật phòng, chống ô nhiễm dầu trên biển, nhất là trong công tác ứng cứu sự cố tràn dầu Bởi trên thực tế chúng ta thấy việc phòng, chống ô nhiễm dầu trên biển nói chung và ứng cứu sự cố tràn dầu nói riêng đòi hỏi một nguồn lực lớn về tài chính cũng như nhân lực Vì vậy, để đạt được hiệu quả cao trong công tác này cần: - Có chính sách ưu đãi dành cho các tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động liên quan đến dầu khí thực hiện tốt công tác phòng chống ô nhiễm biển Ví dụ: có thể cho phép các tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động liên quan đến dầu khí thực hiện tốt công tác phòng chống ô nhiễm biển được tham gia vào dự án dầu khí của nhà nước hoặc tổ chức các buổi tuyên dương, ghi nhận quá trình thực hiện công tác phòng chống ô nhiễm môi trường biển của các tổ chức cá nhân này - Ưu tiên cho việc chi trả đầy đủ đối với dịch vụ môi trường cho những tổ chức, cá nhân đã thực hiện việc khắc phục ô nhiễm dầu trên biển nhất là công tác ứng cứu sự cố tràn dầu… Trên đây là một số giải pháp không chỉ nhằm hoàn thiện về mặt nội dung pháp luật mà còn nâng cao năng lực thực thi các Điều ước quốc tế về chống ô nhiễm dầu trên biển của Việt Nam Có như vậy, chúng ta mới có thể hình thành một hệ thống pháp luật đầy đủ, chặt chẽ, đồng bộ và phù hợp, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc phòng, chống ô nhiễm môi trường biển trước những tác động lớn của các hoạt động liên quan đến dầu khí Từ đó chúng ta sẽ thực hiện tốt kế hoạch phát triển bền vững với mục tiêu phát triển kinh tế hiệu quả, xây dựng xã hội công bằng và bảo vệ môi trường trong sạch KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 1 Với những giá trị to lớn mà biển mang lại cho Việt Nam, với những định hướng chiến lược để phát triển nền kinh tế bền vững, thân thiện với môi trường trong tương lai gần, lấy kinh tế biển làm mũi nhọn, việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường biển là một đòi hỏi cấp thiết về lí luận cũng như thực tiễn đặt ra 2 Pháp luật hiện hành về bảo vệ môi trường biển cần phải được xây dựng và hoàn thiện các nội dung chính như xây dựng và hoàn thiện hệ thống các qui định pháp luật về bảo vệ môi trường biển, xây dựng và hoàn thiện các qui định về bảo vệ môi trường biển đối với những chủ thể gắn liền với biển, hoàn thiện các qui định pháp luật đối với các hoạt động giao thông trên biển nhằm bảo vệ môi trường biển hay các qui định về phòng ngừa và khắc phục sự cố Hàng hải, về việc xử lí những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường Đồng thời, trong việc giám sát thực thi pháp luật bảo vệ môi trường, ta cần nâng cao hoạt động của hệ thống các cơ quan quản lí Nhà nước về bảo vệ môi trường biển Việc tăng cường kí kết, gia nhập và chuyển hóa các Điều ước quốc tế vào pháp luật bảo vệ môi trường biển 3 Song song với việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật, các giải pháp khác cũng được chú trọng , xây dựng một cách đồng bộ và có hiệu quả, như việc sử dụng đòn bẩy kinh tế, sử dụng các phương tiện khoa học kĩ thuật , trang thiết bị hiện đại trong việc bảo vệ môi trường biển Cũng cần tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế trong việc bảo vệ môi trường biển và tăng cường sự tham gia nhiều hơn nữa của cộng đồng dân cư trong nhiệm vụ của quốc gia về bảo vệ môi trường biển KẾT LUẬN 1 Pháp luật về bảo vệ ô nhiễm môi trường biển điều chỉnh những mối quan hệ phát sinh trong quá trình các chủ thể tham gia các hoạt động liên quan đến biển hay môi trường biển nhằm mục đích là bảo vệ môi trường biển trước thực trạng môi trường biển đang bị ô nhiễm, suy thoái trầm trọng Pháp luật bảo vệ ô nhiễm môi trường biển ở nước ta bao gồm các qui định pháp luật trong nước và bị chi phối bởi các Điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên, và có tham khảo luật của một số nước phát triển trên thế giới, đặt biệt là ở các nước có biển và có các điều kiện tương đồng với Việt Nam ta như về vị trí địa lí, những điều kiện của tự nhiên, và các yếu tố nền về môi trường 2 Nội dung của pháp luật về bảo vệ ô nhiễm môi trường biển bao gồm các nhóm vấn đề lớn như….hệ thống cơ quan quản lí nhà nước có liên quan trong lĩnh vực này bao gồm các cơ quan từ trung ương đến địa phương, từ các cơ quan có thẩm quyền chung đến các cơ quan có thẩm quyền chuyên môn Dù được sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước, sự nỗ lực của không ngừng của các cơ quan ban hành pháp luật, nhưng với tính chất phức tạp của những chủ thể trong các hoạt động có liên quan đến biển, với những đặc điểm gây khó khăn cho quản lí của môi trường biển, với sự phong phú về số lượng thành phần các loài và đa dạng về các nguồn tài nguyên biển, nên pháp luật về bảo vệ bảo vệ môi trường biển vẫn còn nhiều khuyết điểm vẫn cần phải khắc phục, còn nhiều điểm trắng, những điểm chồng lấn, mâu thuẩn 3 Phạm vi của luận văn tập trung tìm hiểu, phân tích và tập trung về các giải pháp nhằm hoàn thiện và tăng cường hiệu quả của các qui định pháp luật về bảo vệ môi trường biển Do đó, những giải pháp như tuyên truyền giáo dục về bảo vệ môi trường biển, nâng cao nhận thức về trách nhiệm của người dân về bảo vệ môi trường biển và một số giải pháp khác trong luận văn mới chỉ là những giải pháp bổ trợ, vì vậy luận văn mới chỉ nêu những nét cơ bản nhất của những giải pháp này NHỮNG CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA CÁC TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN 1 1 Lưu Ngọc Tố Tâm (2011), Vấn đề phòng ngừa sự cố hàng hải nhằm 2 kiểm soát ô nhiễm môi trường bằng pháp luật Lưu Ngọc Tố Tâm (2012), Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hait ở Việt Nam 1 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Giao thông Vận tải (2010), Đề án xây dựng quản lí tổng hợp môi trường 2 biển trong hoạt động Hàng hải ở vùng biển phía Bắc Việt Nam Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết 09/NQ-TW của Hội nghị lần thứ Tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến 3 năm 2020, Hà Nội 9/2/2007; PGS TS Nguyến Chu Hồi (2011), Quản lí biển ở Việt Nam, Bài đăng trong 4 Kỷ yếu hội thảo khoa học và công nghệ biển lần thứ V, Hà Nội; Vụ Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường (2004), Tổng quan các luật liên quan môi trường của các nước, Hà Nội; Các trang web được tham khảo trong luận văn 1/ luatminhgia.vn 2/ www.vinamaso.net 3/ vnclp.gov.vn 4/ www.govap.hochiminhcity.gov.vn 5/ luanvan.co 6/ cokhimoitruong.com.vn 7/ luatvachinhsach.drdvietnam.com 8/ tuvanmoitruong.org 9/ timtailieu.vn 10/ www.dongchau.net 11/ yeumoitruong.vn 12/ Trang Wikipedia Tiếng Việt 13/ http://www.mt.gov.vn/vn/Pages/Trangchu.aspx ... Những vấn đề pháp luật bảo vệ môi trường biển - Chương Thực trạng pháp luật bảo vệ môi trường biển Việt - Nam Chương Giải pháp để nâng cao hiệu pháp luật bảo vệ môi trường biển Việt Nam Chương1... GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN Ở VIỆT NAM 3.1 NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 3.1.1 Những vấn đề đặt pháp luật bảo vệ môi trường biển. .. sau 2.2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN Ở VIỆT NAM 2.2.1 Thực trạng xây dựng thực quy định pháp luật bảo vệ môi trường biển Bất cập pháp luật sách bảo vệ mơi trường biển Việt Nam Hiện

Ngày đăng: 18/04/2016, 08:35

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • - Vi phạm các quy định về xả nước thải;

  • - Vi phạm về thải khí, bụi;

  • - Vi phạm những quy định về độ rung;

  • - Vi phạm những quy định về tiếng ồn;

  • - Vi phạm những quy định về bảo vệ môi trường đối với cơ sở thuộc danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bị áp dụng hình thức buộc di dời;

  • - Không đăng ký, báo cáo theo quy định với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại quá thời hạn phải xử lý, tiêu hủy;

  • - Không thực hiện việc phân loại chất thải nguy hại, để lẫn những chất thải nguy hại khác loại với nhau hoặc với chất thải khác; không nơi bố trí để lưu giữ tạm thời an toàn những chất thải nguy hại; không đóng gói, bảo quản chất thải nguy hại theo chủng loại trong các bồn, thùng chứa, bao bì chuyên dụng đáp ứng các yêu cầu về an toàn, kỹ thuật, bảo đảm không rò rỉ, rơi vãi hoặc phát tán ra môi trường;

  • - Không lập những kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường đối với chủ xử lý chất thải nguy hại;

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan