TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN

Một phần của tài liệu giới thiệu và làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng và hoàn thiện nội dung pháp luật về bảo vệ môi trường biển, nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong bảo vệ môi trường biển ở việt nam (Trang 57 - 62)

3.3.1 Đối với những cơ quan quản lí

Nhóm các chủ thể quản lý như các nhà làm chính sách, các nhà quản lý, trực tiếp thực hiện tách nhiệm chuyên môn thì:

+ Cần tổ chức nhiều khóa tập huấn, dài hạn cũng như ngắn hạn nhằm nâng cao nhận thức, sự hiểu biết về môi trường cho các lãnh đạo, cán bộ quản lý về biển.

+ Cần có kế hoạch đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn và ngoại ngữ, nâng cao sự quan tâm giải quyết các vấn đề môi trường biển cho đội ngũ cán bộ quản lý, những người làm công tác hoạch định chính sách trong các hoạt động liên quan đến biển, kể cả đội ngũ Giảng viên các trường Đại học có chuyên ngành về môi trường và môi trường biển.

+ Cần thường xuyên cho các đối tượng này tiếp cận, học hỏi, hoặc trực tiếp đi tham quan, học tập về kinh nghiệm bảo vệ môi trường và môi trường biển ở các nước phát triển, các nước đạt thành tựu cao về vấn đề này như: Nhật Bản, Hà Lan, Mĩ, Hàn Quốc,..

+ Cần nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm của các cán bộ, công chức các cấp trong thực hiện quản lí Nhà nước về bảo vệ môi trường và môi trường biển, đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường và môi trường biển. Đặc biệt, các hoạt động của các tổ chức, cá nhân có các hoạt động liên quan môi trường biển và các nhân viên, lãnh đạo trong ngành.

Nhóm các chủ thể tiến hành các hoạt động liên quan đến biển hoặc trực tiếp trên biển như: các nhà máy sản xuất có nước thải, đội ngủ chủ tàu, thuyền viên, các doanh nghiệp cảng, doanh nghiệp, các tổ chức, cơ sở tiến hành các hoạt động liên quan đến biển:

+ Cần nâng cao chất lượng của các cơ sở đào tạo thuyền viên, nâng cao chất lượng thuyền viên theo hướng chú trộng kỹ năng thực hành chuyên môn, nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường biển, nâng cao kỹ năng xử lí tình huống khi xảy ra sự cố trên biển.

+ Đưa nội dung bảo vệ môi trường và môi trường biển nói riêng vào chương trình giáo dục ở các bậc học, đặc biệt là ở bậc đại học của các trường có các ngành đào tạo liên quan đến biển và xem nó như một môn học bắt buộc.

+ Cần có kế hoạch và lộ trình đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn, tăng cường tổ chức các khóa huấn luyện về chuyên môn và nghiệp vụ cho các đối tượng hoạt động trên biển hoặc liên quan đến biển.

+ Nâng cao ý thức pháp luật và chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường biển thông qua công tác tuyên truyền thường xuyên, liên tục bằng nhiều hình thức như qua các tờ rơi, khẩu hiệu, các chương trình hành động, phát hành nhiều cuốn sổ tay với những nội dung ngắn gọn, dễ hiểu về pháp luật môi trường và môi trường biển nói riêng cho mọi người dân, cho các học sinh, sinh viên,…

Như vậy, Nhà nước ta cùng với các cơ quan có chức năng cần nhanh chóng tiến hành đưa các nội dung luật bảo vệ môi trường về biển thành các nội dung dưới luật thật cụ thể, phải phù hợp với thực tế và trên hết là có tính khả thi. Cần triển khai rộng rãi các chương trình công cộng, những chủ trương xã hội hoá cho công tác bảo vệ môi trường biển nhằm mục đích huy động nhiều nguồn lực cho nhiệm vụ bảo vệ môi trường nói chung và với môi trường biển nói riêng. Nghiên cứu chính sách thuế môi trường một cách hợp lý, cần có chế độ đãi ngộ cho từng đối tượng, từng công việc cụ thể. Tăng cường những hoạt động hợp tác quốc tế để nâng cao hiệu quả công tác giám sát các nguồn thải ra gây ô nhiễm cho biển từ những quốc gia khác. Tranh thủ sự hỗ trợ và ủng hộ của cộng đồng quốc tế cho

hoạt động nghiên cứu giám sát quản lý về ô nhiễm biển, cùng bảo vệ môi trường biển.

3.3.2 Ở những người dân, các cộng đồng dân cư

Khi nói về giá trị của biển, người Việt Nam ta thường ví biển như một nguồn tài nguyên vô tận và có câu nói mà ngay từ thời còn bé ai cũng có thể nghe qua, nó thường được ca ngợi trong các bài ca dao, thơ,… “Đất nước ta biển bạc rừng vàng”. Thật vậy, tài nguyên của biển rất đa dạng, phong phú như: chứa với rất nhiều hoá chất vô tận ở trong nước, dưới đáy biển và trong lòng đất, trong đó thì nhiên liệu hoá thạch chủ yếu là dầu mỏ và khí đốt, nước biển chứa một lượng muối khổng lồ, iốt, nước khoáng và còn hơn 60 nguyên tố hoá học khác nhau.

Ngoài ra, nguồn sinh vật đa dạng, phong phú với đầy đủ các loài động, thực vật và vi sinh vật. “Trữ lượng hải sản một năm có thể khai thác ở biển Đông thuộc vùng biển nước ta trên 1triệu tấn” (số liệu từ caonguyenxanhgroup.vn).

Vậy ta không thể nghi ngờ gì nữa về những giá trị to lớn của kinh biển nếu ta phát triển kinh tế biển đúng cách, làm tăng trưởng kinh tế chung của đất nước.

Nhưng muốn khai thác hết tiềm năng của biển theo những kế hoạch, mục tiêu chiến lược đã đề ra với biển, Việt Nam chúng ta phải có những kế hoạch, qui trình để vừa khai thác các tiềm năng từ biển vừa bảo vệ môi trường biển, bởi hàng ngày biển luôn bị ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng từ những hành động khai thác các nguồn lợi từ biển một cách vô ý thức và có ý thức của con người.

Hơn nữa, chính từ cái quan niệm của con người như nhờ có nước mà làm sạch được tất cả, nên vì thế chính con người đã biến biển thành nơi chứa chất thải hay là thùng rác. Con người đã đổ xuống biển với tất cả các loại rác thải, bất kể đã có nhiều công ước của cộng đồng quốc tế đã ra đời nhằm ngăn cấm các hành vi

như đổ chất thải phóng xạ của các quốc gia ra biển hoặc chôn xuống biển. Biển rộng lớn và sâu thẳm, nước tuy có thể làm sạch được vết bẩn, nhiều chất ô nhiễm do người đổ vào nhưng nếu con người không ngừng đổ ra biển tất cả chất thải chưa qua xử lý với số lượng ngày càng lớn này thì khả năng chứa của biển sẽ trở thành quá tải. Con người coi biển là thùng rác và sẽ đến lúc nào đó, sự ô nhiễm dẫn đến quá mức sẽ quay lại gây tác xấu cho con người chúng ta.

Đã đến lúc ta cần phải cải thiện tầm nhìn, sự hieur biết của người dân, cụ thể:

+ Nâng cao nhận thức người dân bằng con đường chính thức và không chính thức, thông qua nhiều phương pháp khác nhau như phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức các hoạt động cộng đồng, giao lưu văn nghệ có lồng ghép phổ biến kiến thức về môi trường biển và bảo vệ môi trường biển, tạo cơ hội khuyến khích để cộng đồng đưa ra các sang kiến, nang cao vai trò của người dân trong bảo vệ môi trường biển. Hoạt động này phải thường xuyên, có tổ chức, có định hướng từ các nhà quản lí.

+ Tăng cường khả năng cho cộng đồng bằng các phương thức như tổ chức buổi nói chuyện với người dân, tổ chức các buổi tập huấn cho các cán bộ địa phương để người dân tăng khả năng làm chủ trong việc đưa ra các quyết định cũng như trong việc hỗ trợ địa phương về việc giám sát pháp luật. Kĩ năng cần phải phổ biến là các kĩ năng thực thi pháp luật, lãnh đạo người dân, cộng đồng, xây dựng phương án khi xảy ra các sự cố hoặc gặp tình huống có vấn đề.

+ Tăng cường quyền giao lưu, tiếp cận thông tin và đối thoại. Việc làm này có hiệu quả nhằm lôi kéo sự quan tâm và sự tham gia của người dân cũng như của cộng đồng vào việc giám sát việc thực hiện pháp luật trong bảo vệ môi trường biển. Các thông tin liên quan cần đầy đủ, minh bạch và tin cậy. Cộng đồng người

dân cần tiếp cận, khai thác và sử dụng, xử lí các thông tin liên quan. Ta thấy việc đối thoại giữa cộng đồng dân cư và chính quyền cũng như các chủ thể gây ô nhiễm thực sự chưa được chú trọng mặc dù đã được ghi nhận trong Điều 105 Luật Bảo vệ Môi trường 2005 về việc thực hiện Dân chủ cơ sở trong bảo vệ môi trường. Đối với bảo vệ môi trường biển, cần tăng cường sự trao đổi thông tin giữa cộng đồng với các chuyên gia, cơ quan quản lí và chính quyền địa phương.

Như vậy, việc bảo vệ môi trường, trong đó có môi trường biển là vấn đề sống còn và cấp thiết cho môi trường, vì sự ảnh hưởng lâu dài, sâu sắc của môi trường đến đời sống, sản xuất và sự phát triển tồn tại của từng quốc gia, dân tộc. Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, coi kinh tế biển là hướng mũi nhọn, chúng ta cần coi trọng công tác bảo vệ môi trường biển trên một tầm nhìn mới, vì chunga ta đầu tư cho môi trường chính là đầu tư cho tương lai của chính mình…

3.4 THỰC HIỆN NHỮNG CAM KẾT QUỐC TẾ MÀ VIỆT NAM THAM GIA

Một phần của tài liệu giới thiệu và làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng và hoàn thiện nội dung pháp luật về bảo vệ môi trường biển, nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong bảo vệ môi trường biển ở việt nam (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w