HOÀN THIỆN CÁC QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN

Một phần của tài liệu giới thiệu và làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng và hoàn thiện nội dung pháp luật về bảo vệ môi trường biển, nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong bảo vệ môi trường biển ở việt nam (Trang 54 - 57)

3.2.1 Hoàn thiện các qui định pháp luật về bảo vệ môi trường biển

Việc đảm bảo bảo vệ môi trường biển bằng pháp luật có hiệu quả, cung cấp đầy đủ những yêu cầu về bảo vệ môi trường biển thì những quy định pháp luật về bảo vệ môi trường biển cần nỗ lực, tiếp tục hoàn thiện các chính sách, thể chế hơn.

Cụ thể có một số ý kiến cho vấn đề này:

a. Hoàn thiện những qui định pháp luật về bảo vệ môi trường biển đối với những chủ thể gắn liền với trên biển:

+ Đảm bảo những quy định về tàu biển có tính thực dụng và khả thi. Cụ thể tại quy định về độ tuổi của tàu (Điều 9 của Nghị định 29/NĐ-CP) của Chính phủ về việc đăng kí và mua bán tàu biển, Chính phủ đặt ra quy định này cũng nhằm mục đích bảo vệ môi trường biển. Tuy nhiên, việc qui định tàu không quá 10 tuổi đối với tàu khách, 15 tuổi đối với các loại tàu khác tính từ năm đóng tàu sẽ là khó thực hiện đối với nhiều chủ tàu. Những chủ tàu ở Việt Nam, thường là những công với quy mô nhỏ, vốn ít thì thật khó để họ có thể sở hữu những tàu đóng mới. Do vậy, cần phải sửa qui định này, ta không cần phải quá cứng nhắc về tuổi của tàu nữa, mà chúng ta nên chú ý đến trang thiết bị, việc đảm bảo an toàn hàng hải, thân thiện với môi trường của tàu là được. Ngoài ra, ta nên qui định trách nhiệm của chủ tàu về tình trạng hoạt động của tàu phải được đảm bảo.

+ Hoàn thiện các qui định pháp luật đối với thuyền viên, nhằm mục đích nâng cao hiệu quả làm việc của họ. Không nên dùng thuật ngữ “thuyền bộ” trong các văn bản pháp luật. Thay thuật ngữ này bằng “thuyền viên” hay “đội tàu”. Vì thuật ngữ “thuyền bộ” là từ tối nghĩa, dễ gây hiểu sai hoặc hiểu nhầm. Từ thuyền bộ chỉ sử dụng chỉ đội ngủ thuyền viên. Ngoài ra, ta cần them qui định, khoản 1Điều 13 Quyết định ngày 13/QĐ-BGTVT ngày 26/12/2008 về “tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu Việt Nam” nội dung liên quan đến chứng chỉ chuyên môn nghiệp vụ mà thuyền viên hoạt động trên tàu biển phải có. Trong đó cần qui định cụ thể về Chứng chỉ xác nhận tối thiểu đã qua một lớp tập huấn về kĩ năng phòng chống cháy nổ, xử lí tình huống khẩn cấp như sự cố rò rỉ dầu hoặc gặp các sự cố liên quan đến môi trường biển.

b. Hoàn thiện các qui định pháp luật đối với các hoạt động giao thông trên biển nhằm bảo vệ môi trường biển

+ Cần thêm các qui định về các hành động bị cấm để bảo vệ ô nhiễm môi trường biển trong văn bản luật pháp. Cụ thể, ta thấy ở văn bản luật là Luật khoáng sản 2010 tại Điều 8 và Luật dầu khí 1993, được sửa đổi bổ sung năm 2000, 2008.

Cần thêm hành động bị cấm liên quan đến hoạt động trên biển như thăm dò, khai thác khoáng sản như dầu khí, ví dụ như hành vi không khôi phục lại môi trường biển theo qui định của pháp luật; thu dọn các công trình, các trang thiết bị không còn sử dụng nữa trong hoạt động khai thác theo qui định của pháp luật làm ô nhiễm môi trường biển; đưa ra môi trường các chất gây hại hoặc nguy hại cho môi trường ở dạng rắn, lỏng, khí vượt Quy chuẩn kĩ thuật cho phép về môi trường hiện hành. Ví dụ như các cặn dầu, dầu thải, các chất rắn chứa dầu, các dung dịch khoan độc hại… Đặt biệt, thải trực tiếp khí hydrocarbon vào môi trường mà chưa có sự đồng ý của Thủ tướng Chính Phủ. Những hành vi này thường hay xảy ra và cũng được qui định trong văn bản pháp luật về khoáng sản hay dầu khí nhưng chưa phải là điều cấm. Cần phải đổi thành điều cấm trong các văn bản luật này.

+ Cần nghiên cứu để sớm ban hành ra các qui định pháp luật về kiểm soát lượng chất thải đầu ra của các chủ thể có tính đến tác động qua lại của tổng lượng thải ra môi trường xung quanh từ những chủ thể khác. Cụ thể, ta có thể tiến hành quản lí xả thải theo tiêu chuẩn dòng ở các quốc gia phát triển có tính đến tổng lượng chất thải tại mỗi khu vực. Với tổng lượng sức chịu tải tính toán được và những thành phần cụ thể trong chất thải, như vậy ta có thể phân đều lượng chất thải này cho các chủ thể trong cùng một khu vực hoặc có cùng điều kiện tương đồng về môi trường.

c. Hoàn thiện qui định pháp luật về trách nhiệm hành chính trong bảo vệ môi trường biển

+ Cần kéo dài thời hiệu xử phạt đối với những vi phạm về pháp luật bảo vệ ô nhiễm môi trường biển. Vì nguy cơ để lại ô nhiễm cho môi trường biển là lâu dài và nghiêm trọng. Đặc biệt là những vi phạm từ các hoạt động hàng hải như: sự cố đắm tàu, tràn dầu, cháy nổ trên biển…Theo Bộ Luật Hàng hải qui định thì thời hiệu xử phạt hành chính là 2 năm đối với hành vi vi phạm để lại hậu quả nghiêm trọng cho môi trường biển. Như thế này thì chung chung quá, ta cần kéo dài thời hiệu xử phạt này lên các mức là 2 năm, 3 năm, 5 năm đối với từng loại vi phạm pháp luật cụ thể về bảo vệ môi trường. Dựa vào mức độ vi phạm và hậu quả để lại cho môi trường nghiêm trọng ở mức nào mà có mức thời hiệu ngắn hay dài.

+ Đối với mức xử phạt: Ta nên nâng mức sử phạt hành chính lên đối với các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường biển. Cụ thể, trong hoạt động Hàng hải thì luật qui định mức sử phạt tiền tối đa là 500 triệu và những hình thức sử phạt bổ xung. Nếu ta so sánh với những hậu quả nghiêm trọng mà hoạt động này gây ra cho môi trường biển và con người thì hình thức phạt này còn nhẹ. Vì vậy, ta nên áp dụng hình thức sử phạt một cách nghiêm khắc, để đủ sức răng đe là cần thiết, từ đó có thể giảm được các vi phạm pháp luật về vấn đề này.

+ Cần xử lí các chủ thê qui phạm pháp luật về môi trường một cách nhanh chóng, chính xác. Hạn chế chuyển hồ sơ xử phạt lên cấp trên thì cần mở rộng thẩm quyền xử phạt của Giám đốc Cảng vụ Hàng hải, vì theo qui định tại Điều 39 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính 2002, sửa đổi bổ sung năm 2008; tại khoản 2 Điều 29 Nghị định 48/2011/NĐ-CP ngày 21/06/2011 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải là dưới 10 triệu đồng.

3.3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI

Một phần của tài liệu giới thiệu và làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng và hoàn thiện nội dung pháp luật về bảo vệ môi trường biển, nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong bảo vệ môi trường biển ở việt nam (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w