3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Quá trình công nghiệp hóa ở Hàn Quốc và những bài học kinh nghiệm có khả năng vận dụng đối với Việt Nam. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung đánh giá một số những bài học kinh nghiệm thành công và thất bại được rút ra từ quá trình công nghiệp hóa ở Hàn Quốc. Bên cạnh đó nghiên cứu khả năng vận dụng những bài học kinh nghiệm trên vào quá trình công nghiệp hóa ở Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học kinh tế, phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp trừu tượng hóa, kết hợp giữa logic và lịch sử, phân tích và tổng hợp để làm rõ đối tượng nghiên cứu. Luận văn sử dụng một số tài liệu của các đề tài, dự án, công trình nghiên cứu, bài viết trên các tạp chí đã được công bố về vấn đề có liên quan để từ đó làm căn cứ đánh giá, lựa chọn và phân tích những bài học kinh nghiệm phù hợp nhất, có khả năng vận dụng cao góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa ở Việt Nam đạt hiệu quả như công cuộc công nghiệp hóa của Hàn Quốc. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu, kết luận và các phụ lục, luận văn được kết cấu thành 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu; Cơ sở lý luận về công nghiệp hóa ở các nước Chương 2: Phương pháp nghiên cứu của đề tài Chương 3: Quá trình công nghiệp hóa ở Hàn Quốc và những bài học kinh nghiệm cho các nước Chương 4: Vận dụng những bài học kinh nghiệm từ quá trình công nghiệp hóa ở Hàn Quốc vào Việt Nam
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-HOÀNG VIỆT HÀ
CÔNG NGHIỆP HÓA Ở HÀN QUỐC
VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 60 31 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN MẠNH HÙNG
Hà Nội - 2016
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu được sửdụng trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng Những kết quả trìnhbày trong luận văn chưa từng được công bố trong một công trình nào khác
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn
và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc
Tác giả luận văn
Hoàng Việt Hà
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến TS.Nguyễn Mạnh Hùng
đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thànhluận văn này
Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến toàn thể các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Kinh tế
chính trị, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã quan tâm, tham gia đóng
góp ý kiến và hỗ trợ tôi trong quá trình học tập cũng như quá trình nghiên cứu, giúp tôi có
cơ sở kiến thức và phương pháp nghiên cứu để hoàn thiện luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn tới các cơ quan hữu quan đã hỗ trợ, cung cấp tàiliệu, số liệu, tạo điều kiện cho tôi có cơ sở để nghiên cứu hoàn thành luận văn
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, người thân và những ngườibạn thân yêu đã luôn quan tâm, động viên, khích lệ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôihoàn thành luận văn này
Hà Nội, ngày 10 tháng 03 năm 2016
Tác giả luận văn
Hoàng Việt Hà
Trang 4MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT i
DANH MỤC BẢNG BIỂU ii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU; CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ CÔNG NGHIỆP HÓA Ở CÁC NƯỚC 5
1.1 Tổng quan nghiên cứu đề tài 5
1.2 Cơ sở lý luận về vấn đề công nghiệp hóa và một số mô hình công nghiệp hoá ở các nước trên thế giới 9
1.2.1 Cơ sở lý luận về vấn đề công nghiệp hóa 9
1.2.2 Một số mô hình công nghiệp hóa ở các nước trên thế giới 13
1.2.3 Những vấn đề cần giải quyết trong quá trình công nghiệp hóa 38
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 45
2.1 Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử 45
2.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể 45
2.2.1 Phương pháp trừu tượng hóa khoa học 45
2.2.2 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, khảo sát 46
2.2.3 Phương pháp thu thập nghiên cứu tài liệu, xử lý số liệu 46
2.2.4 Phương pháp phân tích và tổng hợp 46
CHƯƠNG 3: QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA Ở HÀN QUỐC VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO CÁC NƯỚC 48
3.1 Vài nét về bối cảnh công nghiệp hóa ở Hàn Quốc 48
3.2 Quá trình thực hiện công nghiệp hóa ở Hàn Quốc từ năm 1960-1995 49
3.2.1 Giai đoạn đầu công CNH thay thế nhập khẩu ở Hàn Quốc (1953-1962) 49
3.2.2 Những đặc điểm chủ yếu của quá trình công nghiệp hóa tại Hàn Quốc từ đầu thập niên 60 đến năm 1995 51
3.3 Hàn Quốc giai đoạn từ 1995 đến nay (2015) 63
3.4 Một số bài học kinh nghiệm của Hàn Quốc trong quá trình công nghiệp hóa 65
3.4.1 Lựa chọn chiến lược công nghiệp hoá phù hợp để đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế.65 3.4.2 Tạo lập cơ cấu ngành công nghiệp năng động trên cơ sở đa dạng hoá các loại hình doanh nghiệp 68
Trang 53.4.3 Chủ động nắm bắt công nghệ mới, tăng cường ứng dụng triển khai trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá 693.4.4 Kết hợp mở rộng thị trường cả ngoài nước và nội địa, lấy thị trường ngoài nước làm trọng tâm 723.4.5 Khai thác tối đa các nguồn vốn cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá 743.4.6 Coi trọng phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá 763.4.7 Xác định rõ vai trò định hướng và chức năng điều hành của nhà nước trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá 773.4.8 Giải quyết những mặt trái về môi trường và các vấn đề xã hội của quá trình công nghiệp hóa ở Hàn Quốc 78CHƯƠNG 4: VẬN DỤNG NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA Ở HÀN QUỐC VÀO VIỆT NAM 814.1 Một số vấn đề về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 814.1.1 Quá trình đổi mới nhận thức của Đảng ta về CNH-HĐH 814.1.2 Những kết quả đã đạt được trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa ở Việt Nam 854.1.3 Những hạn chế còn tồn tại trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa ở Việt Nam 894.2 Một số đặc điểm tương đồng và khác biệt của Việt Nam và Hàn Quốc khi bước vào quá trình công nghiệp hóa 934.2.1 Một số đặc điểm tương đồng về kinh tế xã hội của Việt Nam và Hàn Quốc khi bước vào quá trình công nghiệp hóa 944.2.2 Những nét khác biệt giữa Việt Nam và Hàn Quốc khi bước vào quá trình côngnghiệp hóa 974.3 Khả năng vận dụng một số kinh nghiệm của Hàn Quốc vào quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước ta hiện nay 1024.3.1 Nâng cao vai trò Nhà nước trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa 1024.3.2 Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH bền vững và hội nhập quốc tế với việc hình thành những ngành trọng điểm và mũi nhọn 1064.3.3 Chính sách và giải pháp về khoa học công nghệ 109
Trang 64.3.4 Chú trọng khai thác lợi thế so sánh, kết hợp tốt hướng ngoại và hướng nội, lấy thị trường nước ngoài làm trọng tâm 1114.3.5 Huy động vốn cho công nghiệp hóa hiện đại hóa 1164.3.6 Phát triển và sử dụng nguồn lực con người trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa 118KẾT LUẬN 121DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 123
Trang 7DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1 APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế chấu Á – Thái Bình Dương
2 AFTA Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
3 ADB Ngân hàng phát triển châu Á
4 Chaebol Tập đoàn công nghiệp lớn của Hàn Quốc
5 CHN-HĐH Công nghiệp hóa hiện đại hóa
6 CRDC Trung tâm thương mại hóa nghiên cứu phát triển khoa
học công nghệ Hàn Quốc
7 G20 Nhóm các nền kinh tế lớn
8 GDP Tổng sản phẩm quốc nội
9 GNP Tổng sản lượng quốc dân
10 NICs/NIEs Các nước công nghiệp mới
11 NAFTA Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mỹ
12 IMF Quỹ tiền tệ quốc tế
18 MTI Bộ thương mại và công nghệ Hàn Quốc
19 R&D Hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ
21 UNIDO Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc
22 UNKRA Tổ chức tái thiết Hàn Quốc của Liên hợp quốc
23 WTO Tổ chức thương mại thế giới
25 XHCN Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC BẢNG BIỂU
1 3.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc 1981-1995 59
2 3.2 Xếp hạng và tỷ phần của công nghiệp Hàn Quốc
trong nền công nghiệp thế giới (1994) 60
3 3.3 Nhập khẩu công nghệ của Hàn Quốc (1982-1991) 62
4 3.4 Tăng trưởng GDP và tổng thu nhập Quốc gia theo
đầu người của Hàn Quốc (1960-2008) 64
Trang 85 4.1 Tương đồng Việt Nam - Hàn Quốc về cơ cấu nền
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
“Sự thần kỳ” mà các nước NICs (các nước công nghiệp mới) ở Châu Á đạt được trong những thập kỷ qua không phải là sự ngẫu nhiên, mà là cả một quá trình tìm tòi, thử nghiệm và phấn đấu kiên trì của các quốc gia, vùng lãnh thổ công nghiệp mới Châu Á Trải qua những thăng trầm, thất bại và thành công, họ đã tìm ra một mô hình phát triển kinh tế phù hợp với những điều kiện thực tế ở mỗi nước, đó là chìa khóa để đi từ những nước, lãnh thổ nghèo nàn, lạc hậu vươn lên thànhnhững quốc gia có nền công nghiệp phát triển, hòa nhập vào cộng đồng kinh tế thế giớivới địa vị không ngừng được nâng cao
Hàn Quốc là một đất nước nhỏ nằm ở phía cực Đông của châu Á được biết đến
là một nước công nghiệp mới điển hình Mặc dù xếp vị trí thứ 109 trên thế giới về mặtlãnh thổ nhưng Hàn Quốc lại là trung tâm của các hoạt động kinh tế, văn hoá và nghệthuật của Châu Á Hàn Quốc đã trải qua thời kỳ thực dân trị của Nhật Bản vào đầu thế
kỷ 20 và sau đó là cuộc chiến tranh Hàn Quốc (1950-1953) nhưng trong một thời gianngắn, Hàn Quốc đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế đáng kinh ngạc, vẫn thườngđược biết đến là “Kỳ tích Sông Hàn” Nếu cách đây 30 năm tổng sản phẩm quốc nộicủa Hàn Quốc chỉ đứng ngang với các nước nghèo ở châu Phi và châu Á thì hiện nay,tổng sản phẩm quốc nội của Hàn Quốc xếp thứ 10 trên thế giới Từ những năm 1970nhiều công ty lớn của Hàn Quốc bắt đầu tạo chỗ đứng trên thị trường thế giới Trong
số đó có thể kể tới Samsung, Hyundai hay GM Daewoo Cho đến nay, Hàn Quốc đã làmột quốc gia công nghiệp đứng vị trí cao trên trường thế giới Ngành công nghiệpchất bán dẫn, ô tô, đóng tàu, sản xuất thép và công nghệ thông tin của Hàn Quốc có vịtrí hàng đầu trên thị trường thế giới Hàn Quốc đang được thế giới công nhận và đánhgiá là một trong 4 con rồng phát triển nhất của châu Á Sở dĩ có được bước tiến bộvượt bậc và phát triển thành một nước công nghiệp như ngày nay là cả một quá trìnhkéo dài với những chiến lược công nghiệp hóa diễn ra liên tục và hiệu quả Trongnhững năm qua, Hàn Quốc được các nhà phân tích kinh tế trên thế giới thừa nhận làmột điển hình của một nền kinh tế phát triển thành công, đặc biệt là từ khi xuất phát từđặc thù địa lý, Hàn Quốc là một quốc gia không được ưu đãi về tài nguyên thiên nhiên
Từ một nước gặp nhiều khó khăn sau chiến tranh, Hàn Quốc mau chóng trở thành mộtnước công nghiệp mới (NICs/NIEs) Hàn Quốc có một quá trình công nghiệp hóađược rút ngắn một cách tối đa (chỉ còn 30 năm) so với Mỹ, các nước EU và Nhật Bản
Trang 10do có được chiến lược công nghiệp hóa đúng đắn, tận dụng được lợi thế của “người
đi sau”, tiếp thu được kinh nghiệm của cả ba nhóm nước phát triển trên Vị thế mớicủa Hàn Quốc trong cộng đồng quốc tế được đánh dấu vào năm 2010 với việc trởthành quốc gia Châu Á đầu tiên giữ vai trò chủ tịch G20 và tổ chức Hội nghịThượng đỉnh G20 Năm 2011, Hàn Quốc là thực thể kinh tế lớn thứ 15 thế giới,năm 2012 đã vươn lên thứ 12 thế giới, năm 2013 vươn lên thứ 11 và năm 2016 dựkiến vươn lên thứ 9 thế giới
Việt Nam và Hàn Quốc là hai nước Châu Á có nhiều nét tương đồng về lịch sử,địa lý và văn hóa, cơ sở kinh tế xã hội Sau khi thực hiện công cuộc đổi mới Việt Nam
đã đạt được một số thành tựu nhất định, tuy nhiên nếu xét theo các tiêu chuẩn quốc tếthì Việt Nam vẫn là một quốc gia kém phát triển Để có thể vươn lên đạt trình độngang hàng với các quốc gia trong khu vực, Việt Nam tất yếu phải lựa chọn con đườngcông nghiệp hóa hiện đại hóa Hiện nay, chúng ta đang tiến hành sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược do Đại Hội VIII
đề ra là phấn đấu từ nay đến năm 2020 đưa đất nước ta cơ bản trở thành một đất nướccông nghiệp Việc học hỏi kinh nghiệm từ những quốc gia đi trước sẽ giúp rút ngắnthời gian, tăng hiệu quả và tránh được những rủi ro không đáng có trong quá trình thựchiện công nghiệp hóa hiện đại hóa Đánh giá khách quan cho rằng công nghiệp hóa ởHàn Quốc được coi là bài học kinh nghiệm điển hình dành cho Việt Nam
Nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang đứng trước nhiều thời cơ và thách thứcmới do quá trình toàn cầu hóa và hợp tác quốc tế mang lại Trong bối cảnh các nguồnlực kinh tế của Việt Nam còn nhiều hạn chế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóakết hợp với việc học hỏi kinh nghiệm từ các nước công nghiệp đi trước là một bước điđúng đắn Vì vậy việc nghiên cứu kinh nghiệm công nghiệp hóa của các nước đi trước
để tìm ra những giải pháp cho Việt Nam là một vấn đề cấp thiết
Đề tài “Công nghiệp hóa ở Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”
được học viên lựa chọn làm đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên ngành kinh tế chính trị
* Câu hỏi nghiên cứu:
- Những thành công và thất bại của Hàn Quốc trong quá trình thực hiện côngnghiệp hóa là gì?
- Việt Nam sẽ học hỏi được những gì và vận dụng như thế nào từ bài học kinhnghiệm rút ra trong quá trình công nghiệp hóa của Hàn Quốc?
Trang 112 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích:
Nghiên cứu quá trình công nghiệp hóa ở Hàn Quốc, rút ra và đánh giá nhữngbài học kinh nghiệm từ quá trình đó để vận dụng ở Việt Nam Trên cơ sở những bàihọc thành công và thất bại của Hàn Quốc đưa ra một số định hướng góp phần nâng caohiệu quả của việc vận dụng những bài học kinh nghiệm này vào quá trình công nghiệphóa ở Việt Nam
2.2 Nhiệm vụ
Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về công nghiệp hóa
Đánh giá thành tựu và hạn chế của quá trình công nghiệp hóa ở Hàn Quốc từ đórút ra được những bài học kinh nghiệm để vận dụng ở Việt Nam
Đánh giá khả năng vận dụng những bài học kinh nghiệm của Hàn Quốc vào quátrình công nghiệp hóa ở Việt Nam
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Quá trình công nghiệp hóa ở Hàn Quốc và những bài học kinh nghiệm có khảnăng vận dụng đối với Việt Nam
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung đánh giá một số những bài học kinh nghiệm thành công vàthất bại được rút ra từ quá trình công nghiệp hóa ở Hàn Quốc Bên cạnh đó nghiêncứu khả năng vận dụng những bài học kinh nghiệm trên vào quá trình công nghiệphóa ở Việt Nam
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học kinh tế, phươngpháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp trừu tượng hóa, kết hợp giữalogic và lịch sử, phân tích và tổng hợp để làm rõ đối tượng nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số tài liệu của các đề tài, dự án, công trình nghiên cứu,bài viết trên các tạp chí đã được công bố về vấn đề có liên quan để từ đó làm căn cứđánh giá, lựa chọn và phân tích những bài học kinh nghiệm phù hợp nhất, có khả năngvận dụng cao góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa ở Việt Nam đạt hiệu quảnhư công cuộc công nghiệp hóa của Hàn Quốc
Trang 12KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và các phụ lục, luận văn được kết cấu thành 4 chương:
- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu; Cơ sở lý luận về công nghiệphóa ở các nước
- Chương 2: Phương pháp nghiên cứu của đề tài
- Chương 3: Quá trình công nghiệp hóa ở Hàn Quốc và những bài học kinhnghiệm cho các nước
- Chương 4: Vận dụng những bài học kinh nghiệm từ quá trình công nghiệp hóa
ở Hàn Quốc vào Việt Nam
Trang 13CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU; CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ
CÔNG NGHIỆP HÓA Ở CÁC NƯỚC
1.1 Tổng quan nghiên cứu đề tài
Vấn đề công nghiệp hóa nói chung, vấn đề công nghiệp hóa ở các quốc gia trênthế giới cụ thể là ở Việt Nam nói riêng là một vấn đề đã được nhiều tác giả nghiên cứu
từ trước cho đến nay Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu mỗi tác giả đều có nhữnghướng nghiên cứu riêng biệt, một số nghiên cứu những lý luận cơ sở, một số khác chỉtập trung vào một vài quan điểm cụ thể trong quá trình vận dụng, đặc biệt việc nghiêncứu kinh nghiệm công nghiệp hóa đúc kết từ các nước phát triển đi trước để áp dụngvào Việt Nam là một nội dung chưa được nghiên cứu sâu rộng Nghiên cứu côngnghiệp hóa ở Hàn Quốc và việc vận dụng bài học kinh nghiệm ở Việt Nam, một mặt,học viên muốn tìm hiểu nguyên nhân sự phát triển thần kỳ của Hàn Quốc, một quốcgia có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam, mặt khác nghiên cứu về việc áp dụngnhững kinh nghiệm công nghiệp hóa được đúc kết từ quá trình phát triển của nước bạncho Việt Nam Có thể kể ra một số sách, bài đăng tạp chí, công trình nghiên cứu liênquan đến đề tài luận văn mà học viên tổng hợp được như sau:
- “Con đường phát triển của một số nước châu Á – Thái Bình Dương” (1996)
của tác giả Dương Phú Hiệp (chủ biên), NXB Chính trị quốc gia Hà Nội Tác giả đã
đề cập đến một vài khía cạnh của khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa Cuốn sách
đã giới thiệu con đường phát triển của một số nước ở khu vực Châu Á – Thái BìnhDương, tập trung phân tích những nguyên nhân và những bài học thành công của một
số nước trên con đường công nghiệp hóa và hiện đại hóa Tuy nhiên ở đây mới chỉ đềcập đến một vài quốc gia tiêu biểu như Trung Quốc, có đề cập đến một vài quốc giaĐông Á nổi bật khác như Hàn Quốc, Singapore… nhưng chưa đưa ra được nhữngchính sách cụ thể trong quá trình công nghiệp hóa của các quốc gia đó
- “Hàn Quốc trước thể kỷ XXI” (1999) của hai tác giả Dương Phú Hiệp và Ngô
Xuân Bình, NXB Thống kê Hà Nội Các báo cáo trong cuốn sách đã có những phântích về một số vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, dự báo sự phát triển của HànQuốc trong thời gian tới, và một số báo cáo đề cập tới quan hệ giữa Hàn Quốc và Việt
Trang 14Nam nhưng tập trung chủ yếu vào các sự kiện nổi bật về chính trị và chỉ mới đề cậpđến một vài giai đoạn trong quá trình công nghiệp hóa ở Hàn Quốc.
- “Hàn Quốc trên con đường phát triển” (2000) của hai tác giả Ngô Xuân Bình
và Phạm Quý Long, NXB Thống kê Hà Nội Trong cuốn này các tác giả đã khái quát
về tình hình kinh tế và xã hội của Hàn Quốc như khủng hoảng tài chính Châu Á và tươnglai của nền kinh tế Hàn Quốc; tìm hiểu chính sách chống thất nghiệp ở Hàn Quốc; về một
số chính sách công nghiệp và thương mại tiêu biểu của Hàn Quốc trong quá trình côngnghiệp hoá; một số bài học kinh nghiệm phát triển kinh tế của Hàn Quốc; và một vài nét
về cải cách hành chính ở Hàn Quốc hiện nay… Tuy nhiên hai tác giả chỉ mới đưa ranhững quan điểm khái quát, chưa đi sâu vào phân tích cụ thể những chính sách cũng bàihọc kinh nghiệm của quá trình công nghiệp hóa ở Hàn Quốc đã để lại
- “Kinh tế Hàn Quốc đang trỗi dậy” (2002) của tác giả Byung Nak Song, NXB
Thống kê Hà Nội được Phạm Quý Long dịch Trong cuốn này tác giả đã có nhữngđánh giá khách quan về nền kinh tế Hàn Quốc, đi sâu vào phân tích môi trường kinh tế
và sự tăng trưởng kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa ở Hàn Quốc Bên cạnh đótác giả còn đề cập đến các mối quan hệ đối ngoại của Hàn Quốc với các quốc gia khác,những mối quan hệ này chi phối không nhỏ đến việc định hướng và xây dựng cácchính sách kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hóa
- “Biến động kinh tế Đông Á và con đường công nghiệp hóa Việt Nam” (2005)
của tác giả Trần Văn Thọ, NXB Trẻ và Công ty Văn hóa Phương Nam Cuốn sách nàytrả lời các câu hỏi về vị trí của Việt Nam trên bản đồ công nghiệp Đông Á và tập trungphân tích hầu hết các vấn đề liên quan đến công nghiệp hoá, đề khởi các chiến lược,chính sách, biên pháp nhằm tăng sức cạnh tranh của kinh tế Việt Nam để đối phó hữuhiệu với các thách thức và tận dụng các cơ hội phát triển ở vùng Đông Á
- “Quá trình phát triển kinh tế xã hội của Hàn Quốc (1961-1993) và kinh
nghiệm đối với Việt Nam” (2008) của tác giả Hoàng Văn Hiển, NXB Chính trị quốc
gia Hà Nội Tác giả đã trình bày có hệ thống toàn bộ quá trình phát triển kinh tế - xãhội của Hàn Quốc trong những năm 1961-1993 về bối cảnh quốc tế, trong nước và cácthời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hai mô hình chiến lược hướng nội và hướngngoại; những thành tựu tiêu biểu về kinh tế - xã hội và những hạn chế cơ bản của HànQuốc trong hơn ba thập niên công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; xác định các
Trang 15điều kiện và yếu tố bên trong, bên ngoài tác động đến quá trình phát triển kinh tế - xãhội trong giai đoạn này; rút ra những đặc điểm những quy luật phát triển chung, nhữngkinh nghiệm phát triển phát triển của Hàn Quốc đối với Việt Nam Tuy nhiên đáng tiếc
là tác giả chỉ mới đề cập đến một giai đoạn nhất định trong quá trình thực hiện côngnghiệp hóa ở Hàn Quốc, chưa mở rộng nghiên cứu toàn bộ quá trình này
- “Nông nghiệp Hàn Quốc trên con đường phát triển” (2010) của tác giả TS
Trần Quang Minh (chủ biên), NXB Từ điển Bách Khoa Hà Nội Tác giả đã chỉ ranhững ý kiến tổng quan về nền nông nghiệp của Hàn Quốc, nghiên cứu một vài chínhsách tiêu biểu để giải quyết những vấn đề cơ bản trên con đường phát triển nông nghiệphiện đại ở Hàn Quốc, đặc biệt tác giả dành ra một chương nói về các giải pháp của chínhphủ Hàn Quốc và những đề xuất gợi ý cho Việt Nam về việc phát triển nông nghiệp hiệnđại trong quá trình công nghiệp hóa Tuy nhiên cuốn sách mới chỉ đề cập đến riêng lĩnhvực nông nghiệp, chưa có thêm nhiều nghiên cứu về các ngành kinh tế khác
- “Một số mô hình công nghiệp hóa trên thế giới và Việt Nam” (2011) của tác giả
Mai Thị Thanh Xuân (chủ biên), NXB Đại học Quốc gia Tác giả đã đề cập một cách có
hệ thống các quan niệm về công nghiệp hóa và những nghiên cứu về các mô hình côngnghiệp hóa ở các nước trên thế giới và Việt Nam, đồng thời đưa ra những quan điểm vềviệc lựa chọn mô hình công nghiệp hóa cho Việt Nam ở giai đoạn 2011-2020
- “Sự chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế của Hàn Quốc, những gợi ý và liên
hệ với Việt Nam” (2010), Võ Thanh Hải, Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á Bài viết đã
đưa ra nhận định về những nét tương đồng và khác biệt giữa Việt Nam và Hàn Quốc
về các điều kiện để phát triển kinh tế trong các giai đoạn của quá trình công nghiệphóa để từ đó có những kiến nghị cho sự cải cách đổi mới của Việt Nam
- “Một số kinh nghiệm công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở
các nước châu Á đối với Việt Nam” Mai Thị Thanh Xuân Nghiên cứu của tác giả đã
đưa ra hệ thống những quan điểm về việc áp dụng những bài học kinh nghiệm về côngnghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn từ các nước châu Á đối với Việt Nam.Tác giả nhận định trong thời kỳ đầu CNH HĐH các nước đều phải coi trọng phát triểnnông nghiệp, chú trọng kết hợp CNH ở cả đô thị lẫn nông thôn…
- “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam: Tiêu chí và mức độ hoàn thành”
(2014) Nguyễn Hồng Sơn, Trần Quang Tuyến, Những vấn đề Kinh tế và Chính trị thế
Trang 16giới Bài nghiên cứu đã trình bày rõ ràng và cụ thể về những tiêu chí công nghiệp hóahiện đại hóa ở Việt Nam thông qua các vấn đề về thu nhập, chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, phát triển bền vững… và đưa ra những kết luận về mức độ công nghiệp hóa ở ViệtNam hiện nay
- “Các điều kiện công nghiệp hóa rút ngắn trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã
hội, bỏ qua chủ nghĩa tư bản ở nước ta hiện nay” (2014) Vũ Văn Hà, Tạp chí Cộng
sản Bài viết đã phân tích những điều kiện thực hiện công nghiệp hóa rút ngắn trongquá trình đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay Đồng thời đưa ra một số giảipháp đồng bộ, phát huy các nguồn lực bên trong và bên ngoài, để có thể thực hiện quátrình phát triển rút ngắn
- “Công nghiệp hóa hiện đại - bước chuyển quan trọng đưa nước ta sớm trở
thành nước công nghiệp” (2015) Phạm Xuân Đương, Tạp chí Cộng sản Bài viết đã đề
cập đến một số vấn đề đặt ra cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nambao gồm các vấn đề lý luận và thực tiễn cùng những đề xuất mô hình CNH và các giảipháp đẩy nhanh quá trình CNH HĐH
- “Những quan niệm cơ bản về công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đặc điểm, nội
dung của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay”(2002) Nguyễn
Thanh, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ Đề tài đã trình bày các khái niệm khácnhau về công nghiệp hóa và hiện đại hóa, đồng thời đưa ra những nghiên cứu của mình
về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam từ những năm 1960 cho đến cuối nhữngnăm 1990, nhận xét cụ thể về bối cảnh, đặc điểm nội dung của CNH HĐH ở nước tatrong giai đoạn đó
- “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam thực trạng và giải pháp” (2007)
Trần Thị Chúc, Đề tài nghiên cứu khoa học Đề tài này cũng đã khái quát được quátrình công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam từ những năm sau đổi mới 1986, đánhgiá quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam trên phương diện tích cực và hạn chế, từ đó đưa
ra một vài giải pháp
- “Vai trò của nhà nước đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Đài Loan
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (thời kỳ 1961-2003) - Bài học kinh nghiệm và khả năng vận dụng vào Việt Nam” (2004) Trần Khánh Hưng Luận án tiến sĩ này đã đề
cập đến vai trò của nhà nước trong quá trình CNH HĐH ở Đài Loan và từ đó chọn lọcnghiên cứu những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Trang 17- “Vai trò của nhà nước trong quá trình công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu của Malayxia - kinh nghiệm và khả năng vận dụng vào Việt Nam” (2004) Trần Tuấn
Linh Luận án tiến sĩ cũng nghiên cứu về vài trò của nhà nước trong việc định hướngcác chính sách trong quá trình CNH Malayxia, từ đó rút ra những bài học về việc xâydựng chính sách kinh tế trong quá trình CNH HĐH ở Việt Nam
Mặc dù nội dung những tài liệu dẫn ra ở trên không đề cập trực tiếp đến vấn đềhọc viên đang nghiên cứu, nhưng là những tài liệu quan trọng để học viên có thể thamkhảo để viết khung lý thuyết chung của luận văn Nhìn chung, các công trình nghiêncứu trên đã đề cập ở những mức độ khác nhau vấn đề công nghiệp hóa ở các nước pháttriển đi trước như Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore… và vấn đề công nghiệp hóa ởcác nước đang phát triển như Việt Nam Cho đến nay, vẫn chưa có nhiều công trìnhkhoa học nghiên cứu một cách trực tiếp vấn về công nghiệp hóa ở Hàn Quốc và rút rabài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong bối cảnh quốc tế mới với nhiều thay đổi nhưhiện nay Vì vậy, trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu đã được công
bố, luận văn này tập trung nghiên cứu cụ thể có hệ thống và sâu sắc về vấn đề côngnghiệp hóa ở Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm thành công và cả thất bại cho ViệtNam trong giai đoạn đang đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
1.2 Cơ sở lý luận về vấn đề công nghiệp hóa và một số mô hình công nghiệp hoá ở các nước trên thế giới
1.2.1 Cơ sở lý luận về vấn đề công nghiệp hóa
1.2.1.1 Các quan niệm về công nghiệp hóa
Ngày nay, công nghiệp hoá, hiện đại hoá mang tính tất yếu trong quá trình pháttriển kinh tế của các quốc gia Kinh nghiệm lịch sử cho thấy công nghiệp hoá, hiện đạihoá là con đường để biến một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu thành một nền kinh tếhiện đại, mà công nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng Với cách tiếp cận khác nhauthì quan niệm về công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng có những điểm không hoàn toàngiống nhau và tất nhiên sẽ dẫn đến những chính sách và giải pháp thực thi cũng khácnhau đối với từng nước, thậm chí đối với một quốc gia trong những thời kỳ lịch sửkhác nhau Điều đó được thể hiện khá rõ ở sự đa dạng trong việc lựa chọn mô hìnhcông nghiệp hoá, hiện đại hoá ở các nước trên thế giới
Trang 18Từ thực tế có thể khẳng định công nghiệp hoá là khái niệm mang tính lịch sử.
Nó gắn liền sự xuất hiện của công nghiệp với việc thay thế lao động thủ công bằng laođộng cơ khí hoá Như vậy, khái niệm công nghiệp hoá chỉ xuất hiện từ cuộc cáchmạng kỹ thuật lần thứ nhất, khởi đầu ở nước Anh vào thế kỷ 18 Đến thế kỷ 19, kháiniệm này mới được làm rõ dần với quan niệm coi đó quá trình biến một lĩnh vực sảnxuất nào đó, hoạt động với sự trợ giúp đắc lực và sự đóng góp lớn của hoạt động cơkhí Do công nghiệp phát triển nhanh chóng từ đơn giản đến phức tạp với trình độ cơkhí hoá, tự động hoá ngày càng cao nên ý nghĩa của khái niệm công nghiệp hoá cũngngày càng mở rộng ra Vì vậy, khi có một quan niệm đúng về công nghiệp hoá sẽ ýnghĩa đối với khoa học và hoạch định chính sách trong thực tiễn Công nghiệp hoá làquá trình rất phức tạp, bao gồm nhiều khía cạnh khó phân biệt về thời gian, về địnhtính hay định lượng Tuỳ theo cách nhìn khác nhau mà người ta có những quan niệmkhác nhau về công nghiệp hoá và bản chất của nó
Quan niệm đơn giản nhất cho rằng "Công nghiệp hoá là đưa tính đặc thù công
nghiệp cho một hoạt động (của một vùng, một nước) với các nhà máy, các loại hình công nghiệp" Quan niệm này được hình thành trên cơ sở khái quát quá trình lịch sử
công nghiệp hoá ở các nước Tây Âu và Bắc Mỹ Trong quá trình thực hiện côngnghiệp hoá, các nước này chỉ chủ yếu tập trung vào phát triển các ngành công nghiệp,nên sự chuyển biến của các hoạt động kinh tế - xã hội khác chỉ là hệ quả của quá trìnhphát triển công nghiệp, mà không phải là đối tượng trực tiếp của công nghiệp hoá.Quan niệm giản đơn trên đây có những mặt chưa hợp lý vì thế, nó được vận dụng rấthạn chế trong thực tiễn
Quan niệm phổ biến ở Liên Xô trước đây cho rằng "công nghiệp hoá là quá trình
xây dựng nền đại công nghiệp cơ khí có khả năng cải tạo cả nông nghiệp" Đó là sự
phát triển các ngành công nghiệp nặng mà cốt lõi là ngành chế tạo cơ khí, do đó tỷtrọng công nghiệp trong tổng sản phẩm xã hội ngày càng lớn Quan niệm trên xuấtphát từ thực tiễn của Liên Xô khi triển khai công nghiệp hoá Nhiều năm trước đây nóđược coi là hợp lý và được áp dụng ở một số nước XHCN và các nước đang phát triểnnhằm xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ Thực tế, việc sao chép một cách máy móc
mô hình công nghiệp hoá của Liên Xô đã không đem lại kết quả như mong muốn ởnhững nước này
Trang 19Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO) đã đưa ra định
nghĩa sau đây (vào năm 1963): "Công nghiệp hoá là một quá trình phát triển kinh tế,
trong quá trình này một bộ phận ngày càng tăng các nguồn của cải quốc dân được động viên để phát triển cơ cấu kinh tế nhiều ngành ở trong nước với kỹ thuật hiện đại Đặc điểm của cơ cấu kinh tế này là có một bộ phận chế biến luôn thay đổi để sản xuất
ra những tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng, có khả năng bảo đảm cho toàn bộ nền kinh tế phát triển với nhịp độ cao, bảo đảm đạt tới sự tiến bộ về kinh tế - xã hội" Khái
niệm này nói lên rằng công nghiệp hoá là quá trình bao trùm toàn bộ quá trình pháttriển kinh tế - xã hội nhằm đạt tới không chỉ sự tăng trưởng kinh tế mà còn cả sự tiến
bộ xã hội Đồng thời quá trình công nghiệp hoá trong điều kiện ngày nay cũng gắn liềnvới quá trình hiện đại hoá nền kinh tế, trong mọi mặt hoạt động kinh tế - xã hội Tuynhiên, định nghĩa trên đây lại quá dài với ý tưởng dung hoà nhiều ý kiến khác nhau,nên nó mang tính chất một phương hướng thực thi hơn là một khái niệm
Một định nghĩa được dùng phổ biến ở nước ta hiện nay có ý nghĩa tương đốibao quát và phù hợp về công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong thời đại ngày nay do Báo
cáo Hội nghị Trung ương 7 (khoá VII) đưa ra là "quá trình chuyển đổi căn bản toàn
diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính, sang sử dụng phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao" Định
nghĩa này đã nói lên được phạm vi và vai trò đặc biệt quan trọng của công nghiệp hoá,hiện đại hoá trong phát triển kinh tế - xã hội; gắn liền được hai phạm trù không thểtách rời là công nghiệp hoá và hiện đại hóa Nó cũng xác định vai trò không thể thiếucủa khoa học - công nghệ trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Từ lịch sử công nghiệp hoá trên thế giới và xem xét các quan niệm trên có
thể rút ra nội dung của khái niệm "công nghiệp hoá" bao gồm những vấn đề chính
Trang 20Thứ ba, công nghiệp hóa là quá trình mở rộng quan hệ quốc tế.
Thứ tư, công nghiệp hóa không chỉ là quá trình kinh tế ‒ kỹ thuật, mà còn là quátrình kinh tế - xã hội
Quá trình công nghiệp hóa diễn ra trên thế giới đã có chiều dài gần 300 năm,nhưng đến nay người ta vẫn chưa có một sự thống nhất trong cách hiểu về công nghiệphóa Điều đó là do, một mặt, bản thân công nghiệp hóa là một quá trình rộng lớn, cómột nội hàm sâu sắc và một ngoại diên phong phú; mặt khác, điều kiện kinh tế, chínhtrị, xã hội và thời đại tiến hành công nghiệp hóa tại mỗi nước là không giống nhau.Tuy công nghiệp hoá có thể phát sinh những hậu quả tiêu cực nhất định về xã hội, vềmôi trường và về văn hóa, nhưng công nghiệp hoá với cách hiểu trên vẫn luôn luôn làcách thức phát triển mà các quốc gia từ một nền kinh tế lạc hậu, chủ yếu là nôngnghiệp, muốn nhanh chóng vươn lên một trình độ phát triển cao đều nhất thiết phải trảiqua Vấn đề đặt ra không phải là có nên công nghiệp hoá hay không, mà chính là tiếnhành công nghiệp hoá như thế nào để đạt được hiệu quả
1.2.1.2 Công nghiệp hóa và hiện đại hóa
Công nghiệp hoá là quá trình trang bị công nghệ và thiết bị cơ khí hoá cho tất cảcác ngành kinh tế quốc dân, trước hết là các ngành chiếm vị trí quan trọng Côngnghiệp hoá đã làm thay đổi căn bản phương thức sản xuất với kỹ thuật, công nghệ và
tổ chức sản xuất truyền thống Hiện đại hoá là quá trình thường xuyên cập nhật vànâng cấp những công nghệ hiện đại nhất, mới nhất trong quá trình công nghiệp hoá
Đa số các ý kiến của các nhà nghiên cứu cho rằng hiện đại hoá là quá trình liên tụchiện đại nền kinh tế, thay đổi công nghệ cũ bằng công nghệ mới tiên tiến hơn Thựcchất, hiện đại hoá là cái đích cần vươn tới trong quá trình công nghiệp hoá Cái đíchnày không cố định hay duy nhất đối với một quốc gia hay một ngành nghề mà nó luônthay đổi theo sự phát triển của khoa học kỹ thuật và trình độ văn minh chung của nhânloại Nó còn phụ thuộc cả và loại ngành nghề, từng khu vực khác nhau ngay trong mộtnước Xu thế chung của thế giới ngày nay là thực hiện đổi mới công nghệ nhanhchóng, rút ngắn chu kỳ sống của mỗi loại công nghệ Điều cần phấn đấu là đưa trình
độ khoa học - công nghệ của đất nước theo kịp với trình độ hiện đại chung của thếgiới Tuỳ điều kiện cụ thể của mỗi ngành, mỗi lĩnh vực hoạt động mà xác định trình độcông nghệ thích ứng Quan niệm một cách giản đơn về công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Trang 21dẫn tới việc tiếp thu công nghệ không chọn lọc Do sự thiếu hiểu biết và thiếu thôngtin đã dẫn nhiều nước đang phát triển phải trả giá quá lớn và tốc độ hiện đại hoá khôngđược đẩy nhanh.
Cuối thế kỷ 20, với những thay đổi nhanh chóng của cách mạng khoa học kỹthuật và công nghệ thì việc hiện đại hoá đối với các nước rất khó đạt được Ngay cảnhững nước phát triển cũng dễ dàng bị tụt hậu Vì vậy, các nước đi sau trong quá trìnhcông nghiệp hoá, hiện đại hoá buộc phải chia quá trình này thành nhiều giai đoạn vớimục tiêu của giai đoạn sau là hiện đại hoá những gì mà giai đoạn trước đã đạt được.Đối với mỗi giai đoạn phát triển, người ta thường dùng một số chỉ tiêu nhằm đánh giákết quả công nghiệp hoá, hiện đại hoá, ví dụ như mức đóng góp của công nghiệp trongGDP, tỷ trọng lao động trong công nghiệp trong tổng lao động xã hội…
Thực hiện công nghiệp hoá trong điều kiện cách mạng khoa học kỹ thuật ngàynay, quá trình trang bị công nghệ cho các ngành phải gắn liền với quá trình hiện đạihoá ở cả phần cứng và phần mềm của công nghệ Quá trình này cũng đồng thời là quátrình xây dựng xã hội văn minh công nghiệp và cải biến các ngành kinh tế, các hoạtđộng theo phong cách của nền công nghiệp lớn hiện đại Quá trình ấy phải tác độnglàm cho nhịp độ tăng trưởng kinh tế - xã hội nhanh và ổn định, cải thiện đời sốngvật chất và tinh thần của các tầng lớp dân cư, thu hẹp dần chênh lệch trình độ kinh
tế - xã hội của đất nước với các nước phát triển Trong đó những nước đi sau đã cómột số ít nước (trong đó có Hàn Quốc) thực hiện được hiện đại hoá tương đối caotrong thời gian ngắn
1.2.2 Một số mô hình công nghiệp hóa ở các nước trên thế giới
1.2.2.1 Quan niệm và đặc điểm của mô hình công nghiệp hóa
*Quan niệm về mô hình công nghiệp hóa
Mặc dù khái niệm mô hình công nghiệp hóa đã được sử dụng rất phổ biến,song đến nay vẫn chưa có một sự cắt nghĩa thật rõ ràng về vấn đề này Theo Almas
Heshmati (2007), mô hình công nghiệp hóa là những quá trình công nghiệp hóa của
một số nước đi trước được sử dụng như khuôn mẫu cho các nước đi sau Hiểu như vậy
cũng không sai tuy nhiên, quan niệm đó chưa phản ánh được đầy đủ về mô hình côngnghiệp hóa, bởi nếu mô hình chỉ là “khuôn mẫu cho các nước đi sau” thì các nước côngnghiệp hóa đi trước sẽ lấy “khuôn mẫu” từ đâu, hay các nước đang công nghiệp hóa muốntìm cho mình một mô hình mới hiệu quả hơn thì làm thế nào để có “khuôn mẫu”?
Trang 22Trở lại với khái niệm cơ sở về mô hình kinh tế, theo nhiều nghiên cứu định
nghĩa mô hình kinh tế là đại diện của một quá trình kinh tế, nó diễn tả các mối quan
hệ đặc trưng giữa các yếu tố (thu nhập quốc dân, sản lượng, tiêu dùng, thất nghiệp, lạm phát, tiết kiệm, đầu tư, khoa học ‒ công nghệ, thương mại và tài chính…) của quá trình đó Theo đó, có thể hiểu mô hình kinh tế chỉ là một “bộ khung” được thiết kế
một cách đơn giản nhất, hay là hình thức diễn đạt hết sức cô đọng các đặc trưng chủyếu của đối tượng (theo một phương diện nào đó) để minh họa cho những hiện tượng
và quá trình kinh tế đa dạng và phức tạp Mô hình kinh tế lại được thể hiện ở nhiềulĩnh vực, khía cạnh khác nhau, như mô hình kinh doanh, mô hình sản xuất, mô hìnhdoanh nghiệp, mô hình công nghiệp hóa, v.v Trong đó, những khái niệm đầu đãđược làm rõ, còn mô hình công nghiệp hóa cho đến nay vẫn chưa có một khái niệmchính thống Ngay cả trong các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng chưa đềcập cụ thể về vấn đề này
Trên cơ sở khái niệm mô hình kinh tế, đem áp dụng vào lĩnh vực công nghiệp
hóa, chúng ta có thể đưa ra quan niệm: Mô hình công nghiệp hóa là một tổng thể bao
gồm nhiều thành phần, nhiều mối quan hệ lôgic (mục tiêu, nội dung, bước đi, cách thức thực hiện ) được kết hợp trong một cấu trúc nhất định đại diện cho một quá trình công nghiệp hóa trên thực tế.
Theo đó cho thấy, những khái niệm nêu trên có thể có những khía cạnh giốngnhau song không hoàn toàn đồng nhất, vì vậy không thể sử dụng thay thế hoàn toàncho nhau Các khái niệm mô thức (mô hình, kiểu tiến hành) công nghiệp hóa, mẫuhình (hình mẫu, khuôn mẫu) công nghiệp hóa, hay mô hình (mẫu, khuôn, tiêu chuẩn)công nghiệp hóa đều có cùng nội hàm, đều chỉ ra quá trình công nghiệp hóa được tiếnhành như thế nào, vì vậy có thể sử dụng thay thế cho nhau Nhưng chiến lược công nghiệphóa và mô hình công nghiệp hóa thì lại khác nhau Chiến lược công nghiệp hóa có thểhiểu là cách thức để thực hiện thành công mô hình công nghiệp hóa Sự khác nhau cơ bảngiữa hai khái niệm này là ở chỗ, mô hình công nghiệp hóa nói đến một khuôn mẫu chung,được định hình cho một thời kỳ lâu dài và ít thay đổi; còn chiến lược công nghiệp hóa cụthể hơn và luôn được điều chỉnh để phù hợp với hoàn cảnh thực tế, nhằm thích ứng vớinhững diễn biến của ngoại cảnh Vậy nên, mô hình công nghiệp hóa và chiến lược côngnghiệp hóa là những khái niệm không thể thay thế cho nhau
Trang 23*Đặc điểm của mô hình công nghiệp hóa
Thứ nhất, mô hình công nghiệp hóa bao gồm nhiều thành phần có mối quan hệ
với nhau Như đã đề cập, mô hình công nghiệp hóa là một tổng thể bao gồm nhiềuthành phần, nhiều mối quan hệ lôgic Các thành phần chủ yếu hợp thành mô hình côngnghiệp hóa bao gồm:
- Mục tiêu của công nghiệp hóa: Một mô hình công nghiệp hóa trước hết phải
thể hiện được mục tiêu cần đạt tới của công cuộc công nghiệp hóa tại một quốc gia hayvùng lãnh thổ, trong đó mục tiêu kinh tế là chuyển nền kinh tế nông nghiệp lạc hậuthành nền kinh tế công nghiệp ‒ dịch vụ, và trong bối cảnh phát triển hiện đại đó còn
là quá trình chuyển nền kinh tế công nghiệp – dịch vụ sang nền kinh tế tri thức Ngoàimục tiêu kinh tế, nhiều nước còn đặt ra mục tiêu về chính trị, xã hội khi xác định môhình công nghiệp hóa của mình
- Bước đi của công nghiệp hóa: Công nghiệp hóa là một quá trình lâu dài và
khó khăn, do đó để đạt được mục tiêu đặt ra người ta thường phải tiến hành qua nhiềubước, trong đó mỗi bước tương ứng với một khoảng thời gian và nội dung cụ thể Dođiều kiện mỗi nước khác nhau nên việc xác định các bước đi và độ dài ngắn của mỗibước trong quá trình công nghiệp hóa cũng khác nhau
- Cách thức tiến hành công nghiệp hóa: Một yếu tố quan trọng khác được thể
hiện trong mô hình công nghiệp hóa là việc xác định cách thức tiến hành công nghiệphóa Cách thức tiến hành công nghiệp hóa lại được thể hiện qua việc xác định cácnguồn lực đầu vào, xác định chủ thể thực hiện công nghiệp hóa và thể chế cho sự tiếnhành công nghiệp hóa Tóm lại, đó là cách thức để một nước đạt được mục tiêu môhình công nghiệp hóa đưa ra Với những mục tiêu đặt ra khác nhau thì phương thức đểđạt tới mục tiêu đó cũng khác nhau
Các yếu tố hợp thành mô hình công nghiệp hóa có mối quan hệ lôgic chặt chẽ
Do đó, nếu một quốc gia xác định đúng từng yếu tố cấu thành mô hình công nghiệphóa thì sẽ cho phép quốc gia đó đạt thành công trong quá trình thực hiện công nghiệphóa, với thời gian ngắn nhất Trong bối cảnh toàn cầu hóa và môi trường quốc tế luônbiến đổi, để có được một mô hình công nghiệp hóa hiệu quả, đòi hỏi các nước phải tínhtoán đầy đủ mọi khía cạnh để khai thác tối đa các lợi thế do thời đại tạo ra
Trang 24Thứ hai, mô hình công nghiệp hóa có tính lịch sử
Việc xác định mô hình công nghiệp hóa tại một nước phải xuất phát từ các điềukiện thực tế về kinh tế, chính trị, xã hội trong nước cũng như quốc tế Do đó, một khibối cảnh thực hiện công nghiệp hóa thay đổi, mô hình công nghiệp hóa cũng phải thayđổi cho phù hợp với hoàn cảnh mới để khai thác tối đa các điều kiện quốc tế và trongnước Điều đó có nghĩa rằng không có một mô hình công nghiệp hóa chung cho tất cảcác nước, cũng như không thể có một mô hình công nghiệp hóa chung cho tất cả cácthời kỳ lịch sử khác nhau trong một nước Nói cách khác, mô hình công nghiệp hóakhông phải chỉ có một, mà ngược lại, trong thực tế có nhiều mô hình công nghiệphóa khác nhau Vấn đề quan trọng là, các nước phải biết lựa chọn mô hình nào chođúng đắn, phù hợp với điều kiện của mình để đạt hiệu quả cao nhất, rút được thời gianhoàn thành công nghiệp hóa nhiều nhất
Mặt khác, mô hình công nghiệp hóa là “khuôn mẫu” do con người tạo ra đểthực hiện mục tiêu của công nghiệp hóa trong một thời kỳ nhất định, là sản phẩm chủquan của con người nên nó có thể chưa hoàn thiện, thậm chí có thể sai Mức độ hoànthiện của mô hình công nghiệp hóa một nước tùy thuộc rất lớn vào khả năng nhận thức
và xây dựng mô hình của con người, cụ thể là của bộ máy quản lý và hoạch định chínhsách Mô hình công nghiệp hóa là sản phẩm chủ quan của con người nên nó có thểkiểm soát và điều chỉnh được Một khi chúng ta điều chỉnh một hay toàn bộ các “thànhphần”, các “mối quan hệ” tạo nên “cấu trúc” của mô hình công nghiệp hóa thì kết quảđầu ra sẽ thay đổi theo Tuy nhiên, những thay đổi về đầu vào và đầu ra đó có thể kiểmsoát được Vì thế, quá trình xây dựng mô hình công nghiệp hóa cũng là quá trìnhnghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo để tạo được một mô hình công nghiệp hóa phù hợp nhấtvới điều kiện thực tiễn, nhằm rút ngắn tối thiểu thời gian hoàn thành công nghiệp hóa
1.2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc xác định mô hình công nghiệp hóa
*Nhân tố bên trong
Tiềm lực kinh tế quốc gia
Nhân tố đầu tiên và cơ bản nhất ảnh hưởng đến việc xác định mô hình côngnghiệp hóa là tiềm lực kinh tế của một quốc gia Tức là, một nước khi lựa chọn môhình công nghiệp hóa phải xuất phát từ năng lực thực tế của nền kinh tế nước đó, gồmđất đai, tài nguyên, công nghệ, thu nhập, tích lũy…
Trang 25Vào thời kỳ đầu mới giành được độc lập từ tay các nước thực dân, các nướcđang phát triển đều có những điểm tương đồng, như tốc độ tăng trưởng kinh tế chậmchạp, thu nhập quốc dân tính theo đầu người thấp, mức độ đô thị hóa và sự phát triểncủa các ngành công nghiệp non yếu, năng lực quản lý của nhà nước thấp, khả năngkinh doanh của các doanh nghiệp kém, nguồn nhân lực có kiến thức và kỹ năng cầnthiết cho phát triển công nghiệp ít, thiếu vốn, công nghệ lạc hậu, thị trường hàng hóacông nghiệp quá nhỏ Những đặc điểm đó đã chi phối việc lựa chọn mô hình côngnghiệp hóa tại các nước này Thực tế là, vào khoảng hai thập niên 1950-1960, cácnước này xác định mô hình công nghiệp hóa hướng nội.
Do thực trạng của nền kinh tế mang nặng tính thuần nông như vậy nên bướcvào quá trình công nghiệp hóa, nhiều nước đang phát triển đã chọn mục tiêu ưu tiên làdựa vào nông nghiệp Sau đó, khi nền kinh tế phát triển hơn, an ninh lương thực đãđược đảm bảo tương đối, các nước lại bắt đầu thực hiện từng bước chuyển dịch cơ cấukinh tế theo hướng giảm tỷ trọng của khu vực nông nghiệp có năng suất thấp, tăng tỷtrọng của công nghiệp và dịch vụ có năng suất và hiệu quả cao hơn Nói cách khác, môhình công nghiệp hóa đã được chuyển từ hướng nội sang hướng ngoại, từ ưu tiên nôngnghiệp sang công nghiệp
Thực tế, hầu hết các nước châu Á đều ưu tiên phát triển nông nghiệp trong thời
kỳ đầu công nghiệp hóa, đặc biệt là nền nông nghiệp lúa nước và các loại nông, hảisản khác như cà phê, cao su, hạt điều, chè, hạt tiêu, thủy hải sản, ngô, bông, đậu tương,đường, sữa…Các chính sách nông nghiệp được các nước áp dụng rất đa dạng, thường
mở đầu từ cải cách ruộng đất để đảm bảo người cày có ruộng; rồi triển khai phát triểnsản xuất quảng canh đến thâm canh, thực hiện từng bước cơ khí hóa, thủy lợi hóa, hóahọc hóa, phát triển cơ sở hạ tầng, cải tiến, lai tạo và gieo trồng các loại giống mới, thựchiện cách mạng xanh, cách mạng trắng, xây dựng các ngành công nghiệp chế biếnnông sản, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hàng hóa, nâng cao khả năng cạnh tranh cảtrên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói giảmnghèo và nâng cao chất lượng sống ở nông thôn Chính nhờ được ưu tiên phát triểnnên nông nghiệp đã đảm bảo cung cấp đủ lương thực cho người dân và có dư thừa đểxuất khẩu, khắc phục nạn đói trầm trọng, đồng thời từ nông nghiệp cung cấp các yếu
tố đầu vào cho công nghiệp như lao động, vốn và thị trường tiêu thụ hàng hóa công
Trang 26nghiệp Như vậy, tại các nước đang phát triển thuộc châu Á, quá trình công nghiệp hóanhìn chung bị chi phối bởi trình độ phát triển thấp của nền kinh tế nông nghiệp, do đómọi đường lối, chính sách đều xuất phát từ nông nghiệp theo phương châm “lấy nôngnghiệp nuôi công nghiệp” Thực thế cho thấy, những nước không đi theo con đường
đó, mà tập trung phát triển công nghiệp, thậm chí công nghiệp nặng trong điều kiệnmột nước nông nghiệp lạc hậu đều bị thất bại, tất cả họ đã phải chuyển hướng sangcông nghiệp hóa từ nông nghiệp và công nghiệp nhẹ
Trong thời gian đầu do chưa có được các ngành công nghiệp riêng để làm cơ sởvững chắc cho nền độc lập dân tộc, các nước đã nỗ lực xây dựng các ngành côngnghiệp non trẻ của mình, đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hóa theo mô hình thay thếnhập khẩu, đặt nền móng cho sự phát triển của các ngành công nghiệp lớn và cả nềncông nghiệp phát triển trong những thập kỷ tiếp theo Mặt khác, trong điều kiện nềnkinh tế non yếu, muốn giữ được nền kinh tế độc lập tự chủ thì mô hình công nghiệphóa khép kín, thay thế nhập khẩu, theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, với việc pháttriển khu vực kinh tế nhà nước và đề cao vai trò của nhà nước đã được nhiều quốcgia lựa chọn Về sau, khi nền kinh tế đã có một phần tích lũy, các nước bắt đầuchuyển sang ưu tiên công nghiệp Một yếu tố quan trọng trong phát triển côngnghiệp là phải xây dựng các doanh nghiệp Trong thời kỳ đầu nhiều nước đang pháttriển phải dựa chủ yếu vào các xí nghiệp quốc doanh được quốc hữu hóa từ tay cácnhà công nghiệp của các nước thực dân chính quốc, sau đó xây dựng mới các xínghiệp quốc doanh và tư doanh của tư nhân trong nước, đồng thời thu hút đầu tưcủa các doanh nghiệp nước ngoài, đáp ứng các nhu cầu phát triển công nghiệp trongnước và mở rộng hội nhập quốc tế
Bất chấp những khó khăn, thiếu thốn, nhiều nước trong khu vực đã triển khaicác chương trình công nghiệp hóa, cho đến nay một số nước đã đạt thành công lớn, trởthành những nền kinh tế công nghiệp, những con hổ của châu Á và thế giới Kết quả
đó khẳng định những yếu tố trên đây đóng vai trò to lớn đối với việc xác định mô hìnhcông nghiệp hóa ở các nước đang phát triển thuộc châu Á thời kỳ những năm 1950-
1960, sau khi các nước này giành được độc lập từ các cường quốc thực dân Hơn nữa,những yếu tố đó không chỉ ảnh hưởng lớn tới thời kỳ đầu công nghiệp hóa ở các nướcnày, mà còn tiếp tục ảnh hưởng lớn tới tiến trình công nghiệp hóa về sau, góp phần
Trang 27nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội, phát triển nguồn nhân lực, xóađói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp dịch vụ– nông nghiệp, nâng cao năng suất lao động, tăng cường huy động vốn, nâng cấp côngnghệ, phát triển các loại hình doanh nghiệp, nâng cao vai trò của nhà nước và đến lượtmình nhà nước lại ngày càng đóng vai trò lớn hơn trong tiến trình công nghiệp hóa.
Trình độ nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực có kỹ năng và trình độ cao là yếu tố cơ bản của sự nghiệp côngnghiệp hóa tại một quốc gia Cho nên, nếu một quốc gia có nguồn nhân lực yếu kém sẽkhó thực hiện được mô hình công nghiệp hóa theo hướng hội nhập quốc tế
Một điều dễ nhận thấy là, các nước trong thời kỳ đầu công nghiệp hóa do trình
độ nguồn nhân lực còn thấp kém nên không thể nói đến một mô hình công nghiệp hóahướng vào tương lai, như hướng vào xuất khẩu hay mở cửa hội nhập, phát triển kinh
tế tri thức Với một nguồn nhân lực trình độ thấp, cách phù hợp nhất để khai thác và sửdụng nó là phát triển dựa vào nông nghiệp và các tài nguyên thiên nhiên khác Do đó,nếu một quốc gia kém phát triển lựa chọn mô hình công nghiệp hóa hướng vào xuấtkhẩu ngay từ đầu sẽ khó thành công, cho dù đó là mô hình có nhiều ưu điểm vượt trội
so với các mô hình khác Đó là vì trình độ nhân lực và công nghệ của họ không chophép tạo ra những sản phẩm hàng hóa có đủ sức để cạnh tranh với hàng hóa của cácnước phát triển
Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong quá trình côngnghiệp hóa, các nước này đã đầu tư phát triển giáo dục, thậm chí coi trọng giáo dụcngay cả trước khi có chính sách công nghiệp hóa, kể cả trong thời kỳ tiến hành cuộcđấu tranh giành độc lập Chính nhờ có nguồn nhân lực được đào tạo tới một trình độnhất định mà các nước đang phát triển, đặc biệt tại châu Á đã khá thành công trongviệc tiếp thu, sử dụng và phát triển các loại công nghệ truyền thống và công nghệ đượcchuyển giao từ các nước phát triển để xây dựng công nghiệp quốc gia Đó là nguyênnhân lý giải tại sao các NICs châu Á lại chỉ có thể vượt lên sau hơn chục năm tiếnhành công nghiệp hóa theo mô hình thay thế nhập khẩu
Năng lực quản lý của bộ máy nhà nước
Trong nguồn nhân lực, bộ máy lãnh đạo và những người hoạch định chính sáchcùng năng lực và trình độ của họ có tác động lớn nhất đến việc xác định mô hình và
Trang 28tổ chức thực hiện thành công mô hình công nghiệp hóa Điều này thể hiện rõ nhấttrong trường hợp các NICs châu Á khi chính phủ các nước này quyết định chuyển môhình công nghiệp hóa từ thay thế nhập khẩu sang hướng vào xuất khẩu những năm1960; hay trường hợp Trung Quốc xác định mô hình công nghiệp hóa kết hợp giữathị trường và chủ nghĩa xã hội vào thập niên 1990; và cả trường hợp Việt Namchuyển mô hình công nghiệp hóa từ thay thế nhập khẩu sang hướng vào xuất khẩu
và hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới kể từ năm 1986
Một bộ máy nhà nước có năng lực và trình độ cao sẽ xác lập được mô hìnhcông nghiệp hóa phù hợp với từng điều kiện cụ thể, nhờ đó huy động tối đa nguồn lựcquốc tế, đồng thời tận dụng các cơ hội phát triển thời đại tạo ra cho công nghiệp hóa,nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội Nói cách khác, tại các nước côngnghiệp hóa đi sau, nếu Nhà nước biết lựa chọn mô hình công nghiệp hóa một cáchkhôn ngoan thì chỉ phải mất ít thời gian hơn để chuyển nền kinh tế từ trạng thái kémphát triển thành một nền kinh tế công nghiệp Chính phủ các nước và vùng lãnh thổHàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan và Singapore đã “khôn ngoan” theo cách đó, nhờvậy các nước này đã trở thành nước công nghiệp hóa chỉ trong vòng vài ba thập kỷ.Còn trường hợp Trung Quốc thì khác Chính phủ nước này lại “khôn ngoan” trongviệc khai thác lợi thế bên ngoài, tạo nên sự thành công của công nghiệp hóa Cụ thể,Chính phủ Trung Quốc đã biết lợi dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên của nước khác
để vượt qua những giới hạn về nguồn cung ứng đầu vào trong nước cho sự nghiệpcông nghiệp hóa
*Nhân tố bên ngoài
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, mô hình công nghiệp hóa của một nước không thểbiệt lập với thế giới bên ngoài, mà ngược lại phải có mối liên hệ với nhau do sự phụthuộc lẫn nhau về kinh tế Vì vậy, khi xác định mô hình công nghiệp hóa các quốc giacần phải tính đến những tác động từ bên ngoài này, trong đó quan trọng nhất là:
Xu thế mở cửa của các nền kinh tế
Sự phát triển thị trường, xu thế mở cửa nền kinh tế ngày càng sâu rộng của cácnước đồng nghĩa với xu hướng tự do hóa kinh tế Điều đó có nghĩa, các rào cản vềthương mại, đầu tư và các hoạt động kinh tế khác đều bị biến mất dần, làm cho việc dichuyển các nguồn lực từ nước này sang nước khác diễn ra một cách dễ dàng và nhanh
Trang 29chóng Trong điều kiện đó, các nước công nghiệp hóa đi sau dù còn nghèo vẫn có thể
có vốn, công nghệ và cả nhân lực trình độ cao để thực hiện thành công sự nghiệp côngnghiệp hóa Vậy nên, việc xác định mô hình công nghiệp hóa không nhất thiết phải bóhẹp trong khuôn khổ kinh tế hạn hẹp của một nước đang phát triển Mặt khác, mộtkhi thị trường thế giới phát triển mạnh, biên giới “mềm” được mở rộng thì các nướccông nghiệp hóa đi sau dù muốn cũng không thể áp dụng mô hình công nghiệp hóathay thế nhập khẩu như những năm 1960-1970, mà ngược lại, sự mở cửa thị trường vàhội nhập kinh tế quốc tế buộc các nước này phải chuyển sang mô hình công nghiệphóa hướng vào xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu Tức là, trong thời đại toàn cầuhóa và hội nhập kinh tế quốc tế, không thể thực hiện một mô hình công nghiệp hóa bóhẹp trong phạm vi một quốc gia, lại càng không thể thực hiện mô hình công nghiệphóa khép kín; mà bất kể quốc gia công nghiệp hóa muộn nào cũng đều phải hướng nềnkinh tế của mình vào nền kinh tế thị trường thế giới, theo đó mô hình công nghiệp hóađược lựa chọn cũng phải tính đến yếu tố quốc tế
Kinh tế thị trường phát triển, sự mở cửa nền kinh tế của mỗi quốc gia là điềukiện quan trọng để các nước đang phát triển thu hút dòng vốn đầu tư của nước ngoài.Đây là một yếu tố rất quan trọng đối với việc hình thành mô hình công nghiệp hóa củamột nước, nó không chỉ cung cấp vốn, mà còn là nguồn chuyển giao công nghệ, kinhnghiệm quản lý và kinh doanh Đầu tư nước ngoài gồm đầu tư trực tiếp và đầu tư giántiếp Trong thời kỳ đầu công nghiệp hóa, hầu hết các nước đang phát triển dựa nhiềuvào đầu tư trực tiếp, nhưng một số nước như Hàn Quốc lại dựa vào đầu tư gián tiếp tớitrên 90% tổng đầu tư nước ngoài
Thực tiễn cho thấy, dòng vốn đầu tư di chuyển giữa các nước đang ngày càngtăng, với tổng lượng hàng nghìn tỷ đôla mỗi năm Các nước đang phát triển như TrungQuốc, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam… đã tiếp nhận không ít lượng vốn này, nhờ đóthúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc là nước đang phát triển nhận đượclượng vốn đầu tư nước ngoài nhiều nhất, kèm theo đó là dòng công nghệ tiên tiến củathế giới Trong vài năm gần đây, quốc gia này đã tiếp nhận trên 150 tỷ đôla vốn đầu tưtrực tiếp nước ngoài, trong đó trên 60% số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sửdụng công nghệ được sản xuất trong năm năm gần đây Hiện nay, theo đánh giá củacác chuyên gia kinh tế, nhờ dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Trung Quốc đã rút
Trang 30ngắn được khoảng cách công nghệ so với các nước phát triển từ 10-15 năm, với 60%công nghệ đạt trình độ ngang bằng các nước đó, và 11% được đánh giá ở mức độ tiêntiến Trong suốt hơn hai mươi năm qua, Trung Quốc được thế giới biết đến là nước cótốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất, trong đó sự đóng góp của khu vực có vốn đầu tưnước ngoài ngày càng tăng, từ 0,5% năm 1980 lên 5,8% năm 1990, 17,9% năm 2000
và 30% năm 2008
Như vậy, rõ ràng những thành tựu trong phát triển kinh tế của thế giới, đặc biệttại các nước công nghiệp là điều kiện quan trọng để các nước đi sau tận dụng vào việcphát triển kinh tế của họ Tuy nhiên, những thành tựu đó sẽ chỉ đến được với các nướcđang phát triển khi các kênh luân chuyển vốn và công nghệ trên thị trường thế giớiđược diễn ra một cách tự do Do vậy, khi xác định lựa chọn mô hình công nghiệp hóacần phải chú ý đến các “dòng chảy” của vốn, công nghệ và cả nhân lực của thế giới đểkhai thác và sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất Nếu quốc gia nào không làm nhưvậy có nghĩa là họ đã bỏ qua cơ hội để rút ngắn thời kỳ công nghiệp hóa
Sự phát triển của nền kinh tế thế giới
Mô hình công nghiệp hóa của một nước không chỉ phụ thuộc vào sự phát triểnkinh tế của nước đó, mà còn phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển chung của nền kinh tếthế giới, trong đó vai trò của các công ty xuyên quốc gia (TNC) là rất đáng kể Nhiềunghiên cứu cho thấy, trong thời đại ngày nay, trong hoạt động cung cấp tri thức vàcông nghệ quan trọng nhất cho quá trình công nghiệp hóa các nước lại không phải làcác chính phủ và cũng không phải là các trường đại học, mà là các TNC, bởi kèm theomỗi dự án đầu tư của các công ty này là những tri thức và công nghệ, cùng với trình độquản lý và tiếp cận thị trường quốc tế cao nhất được chuyển tải đến đối tác Đó lànhững yếu tố rất cần đối với các nền kinh tế đi sau để rút ngắn khoảng cách phát triển
so với các nước đi trước Nói cách khác, sự phát triển của nền kinh tế thế giới, cụ thể
là các nước phát triển, đã tạo cơ hội cho một nước công nghiệp hóa muộn vẫn có thểlựa chọn mô hình công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu, và hơn thế là hướng vàocông nghệ cao và kinh tế tri thức trong khi nền kinh tế còn kém phát triển
Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thế giới trong thời đại kinh tế tri thức đãtạo sự chuyển đổi nền sản xuất từ dựa vào tài nguyên và lao động là chính sang dựa vàotrí tuệ con người Điều đó tạo nên sự biến đổi nhanh chóng trên mọi lĩnh vực, trước hết là
Trang 31lĩnh vực công nghệ, làm cho quá trình sản xuất diễn ra hết sức nhanh chóng, dồn dập…Trong bối cảnh đó, các nước công nghiệp hóa đi sau buộc phải và có thể lựa chọn mô hìnhcông nghiệp hóa rút ngắn, nhanh chóng đuổi kịp các nước công nghiệp.
1.2.2.3 Một số mô hình công nghiệp hóa ở các nước trên thế giới
Trong lịch sử công nghiệp hoá, hiện đại hoá diễn ra trên thế giới hàng trăm nămqua có sự đa dạng về mô hình Dưới đây chỉ tập trung nghiên cứu một vài mô hìnhcông nghiệp hoá, hiện đại hoá ở các nước đang phát triển trong những thập kỷ gần đây
Đó là những nước trước đây vốn là thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của chủ nghĩa đếquốc, thực dân, đã giành được độc lập dân tộc, nền kinh tế trong tình trạng thấp kém
Do điều kiện kinh tế - xã hội như vậy, các nước có những điểm tương đồng với nước
ta về xuất phát điểm trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
*Mô hình công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu (chiến lược hướng nội)
Mô hình công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu được áp dụng ở các nước đangphát triển sau chiến tranh thế giới lần thứ hai Nó được tiến hành trong bối cảnh quốc
tế đặc biệt Hệ thống thuộc địa tan rã, các quốc gia đang phát triển lần lượt giành đượcđộc lập về chính trị, còn về kinh tế họ vẫn bị lệ thuộc vào hệ thống kinh tế tư bản ởmức độ khác nhau Các nước này thường phải nhập khẩu từ các nước tư bản phát triểnhầu hết các mặt hàng công nghiệp, thậm chí cả lương thực, nguyên nhiên liệu Họcũng bị lệ thuộc cả về tài chính do phải vay nợ Các quốc gia nghèo lúc đó cho rằng họphải tiến hành một cuộc đấu tranh giành độc lập về kinh tế, nghĩa là xây dựng chomình một nền kinh tế độc lập tự chủ, có khả năng tự đảm bảo lấy hầu hết các nhu cầutrong nước, ít lệ thuộc vào bên ngoài Bên cạnh đó, các nước phương Tây tuy đã buộcphải trao trả quyền độc lập cho các nước đang phát triển, nhưng họ chưa từ bỏ ý đồthực dân đối với các nước đó, không chịu chuyển nhượng công nghệ, không chịu mởcửa thị trường cho các nước đang phát triển và muốn kìm hãm các nước đang pháttriển trong vòng lạc hậu, phụ thuộc Trong bối cảnh quốc tế đó, mô hình công nghiệphoá thay thế nhập khẩu đã ra đời như một tất yếu lịch sử
Mục tiêu của chiến lược thay thế nhập khẩu
Do điều kiện kinh tế - xã hội của các nước và những tác động khách quan củađiều kiện kinh tế quốc tế, nên việc xác định mục tiêu cụ thể trong chiến lược CNH có
Trang 32những điểm khác nhau giữa các nước nhưng về cơ bản các mục tiêu của mô hình côngnghiệp hoá thay thế nhập khẩu có thể được khái quát như sau:
- Khai thác nguồn lực tại chỗ để đáp ứng nhu cầu cơ bản, cấp bách của thịtrường trong nước;
- Giảm thiểu ngoại tệ chi tiêu cho nhập hàng hoá từ nước ngoài;
- Khai thác thị trường nội địa để phát triển các ngành nghề sẵn có;
- Tạo nhiều việc làm, giảm bớt lạm phát và thất nghiệp
Thực chất mô hình công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu là mỗi nước cần pháttriển mạnh mẽ việc sản xuất hàng tiêu dùng để thay thế các hàng hoá vẫn phải nhậpkhẩu từ các nước tư bản Sự phát triển như vậy sẽ mang lại tác dụng nhiều mặt: khaithác các nguồn lực sẵn có để thoả mãn các nhu cầu cơ bản và cấp thiết trong nước, mởrộng thị trường nội địa, phát triển sản xuất hàng hoá, tạo thêm việc làm, góp phần giảiquyết các vấn đề xã hội bức xúc và tiết kiệm ngoại tệ
Chính sách và biện pháp triển khai mô hình CNH thay thế nhập khẩu
Xuất phát từ mục tiêu trên, nội dung cơ bản của chiến lược công nghiệp hoáthay thế nhập khẩu nhằm xác định được tổng cầu mỗi loại hàng hoá trong nước quaphân tích và tính toán lượng hàng hoá thực tế phải nhập khẩu trước đây, dựa vào tổng
số và cơ cấu dân cư, mức sống Nhìn chung, chiến lược hướng nội lấy trọng tâm là thịtrường trong nước để phát triển sản xuất và lưu thông hàng hoá Thực tế, chiến lượcnày về cơ bản không đồng nghĩa với việc bế quan toả cảng" hay "đóng cửa" nền kinh
tế, mà các quan hệ kinh tế đối ngoại vẫn được chú ý, đặc biệt là nhập khẩu các tư liệusản xuất để sản xuất hàng thay thế hàng nhập khẩu hay kêu gọi đầu tư nước ngoài vàocác mục tiêu thay thế nhập khẩu Chiến lược công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu đãđược thực hiện thông qua hàng loạt chính sách và biện pháp sau:
- Bảo hộ sản xuất và thị trường trong nước
Để trợ giúp sản xuất trong nước có thể tồn tại và phát triển, kích thích đầu tưvào các ngành thuộc mục tiêu ưu tiên, nhà nước thiết lập hàng rào bảo hộ sản xuấttrong nước bằng chính sách thuế quan, bằng hàng rào phi thuế quan, bằng chính sáchhạn chế nhập khẩu v.v để bảo vệ những ngành công nghiệp trong nước non trẻ, giữcho những ngành công nghiệp này được đặc quyền tiêu thụ hàng hoá trên thị trường
Trang 33nội địa Phong trào bài trừ hàng ngoại xuất hiện rất mạnh ở các nước trong thời kỳthực hiện chiến lược này.
- Khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp thay thế hàng nhập khẩuCác nước đang phát triển đi từ điểm xuất phát thấp, nên phải nhập khẩu nhiềuhàng công nghiệp từ các quốc gia đã công nghiệp hoá cao, đặc biệt là máy móc thiết
bị Các nước đang phát triển chỉ là nơi cung cấp nông phẩm, tài nguyên và là thịtrường tiêu thụ hàng công nghiệp cho các nước phát triển Đây là quan hệ phụ thuộcmột chiều gây nhiều bất lợi cho các nước nghèo Để giảm sự lệ thuộc này, các nướcđang phát triển đã tìm cách xây dựng cho mình các ngành công nghiệp tự đáp ứng nhucầu trong nước, thay thế dần nhập khẩu Nhiều quốc gia đặt cho mình mục tiêu xâydựng những ngành công nghiệp thiết yếu, có thể đảm bảo được những nhu cầu cơ bảncủa đất nước như năng lượng, luyện kim, cơ khí, hoá chất… Họ xem những ngànhcông nghiệp trên đây là cơ sở đảm bảo nên độc lập tự chủ nhằm trang bị cơ sở vật chất
- kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân và thoát khỏi sự lệ thuộc vò bên ngoài Do vậy,nhà nước chủ trương khuyến khích các nhà sản xuất trong nước đầu tư và dần dần làmchủ được kỹ thuật sản xuất Đồng thời còn khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoàitham gia vào sản xuất hoặc cung cấp công nghệ, vốn, kỹ năng quản lý Trong quá trình
ấy, những chính sách như cố định tỷ giá đồng nội tệ thường được giữ ở mức cao đểkhuyến khích thay thế nhập khẩu; mức lãi suất rất thấp và bao cấp rộng rãi cho cácdoanh nghiệp nhà nước; nhà nước kiểm soát giá cả và thương mại, đặc biệt là ngoạithương chặt chẽ
Nhìn chung, hầu hết các nước khi theo đuổi mô hình công nghiệp hoá thay thếnhập khẩu đều chú trọng nhiều đến việc xây dựng hệ thống các doanh nghiệp nhànước Do vậy, trong thời kỳ công nghiệp theo hướng thay thế nhập khẩu, khu vực kinh
tế quốc doanh đã phát triển mạnh mẽ ở nhiều nước đang phát triển Từ thực tế cácnước đang phát triển vào thập kỷ 50, 60 cho thấy, chính sách bảo hộ sản xuất và thịtrường trong nước tiến triển qua ba giai đoạn: thứ nhất, bảo hộ với cường độ cao đểkhuyến khích sản xuất và tiêu dùng trong nước; thứ hai, giảm dần mức độ bảo hộ, yêucầu các doanh nghiệp trong nước vươn lên hạ giá thành, nâng cao chất lượng hànghoá; thứ ba, các doanh nghiệp trong nước khống chế được thị trường trong nước vàvươn ra thâm nhập thị trường quốc tế
Trang 34 Kết quả và hạn chế của mô hình CNH thay thế nhập khẩu
Việc thực hiện chiến lược thay thế nhập khẩu đã đem lại sự mở mang nhất định các
cơ sở sản xuất, giải quyết công ăn việc làm, quá trình đô thị hóa bắt đầu Chính sáchkhuyến khích công nghiệp trong nước có tác dụng mở rộng và tăng cường phát triển cácdoanh nghiệp cũng như đội ngũ doanh nhân dân tộc trong công thương nghiệp
Tuy vậy, thực tế cho thấy nếu dừng lại quá lâu ở giai đoạn chiến lược thay thếnhập khẩu sẽ vấp phải những trở ngại rất lớn Trong xu hướng quốc tế hoá và khu vựchoá kinh tế ngày càng tăng lên dẫn đến sự liên hệ và tuỳ thuộc tất yếu giữa các quốcgia trong quá trình sản xuất và trao đổi hàng hoá Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽcủa cách mạng khoa học kỹ thuật đang trở thành yếu tố quyết định đến sự tăng trưởngkinh tế và tự bản thân nó đã phá vỡ các mối quan hệ đóng cửa giữa các quốc gia Tâm
lý nóng vội chủ quan của các nước đang phát triển đã dẫn đến thực tế là việc xây dựng
và phát triển những ngành công nghiệp qui mô lớn nhưng chu chuyển tư bản chậm,công suất máy móc sử dụng lãng phí trong khi lợi thế so sánh để tăng xuất khẩu khôngđược khuyến khích Mặt khác các chính sách trợ cấp, trợ giá tràn lan trong điều kiện
dự trữ ngân sách nghèo nàn làm cho cán cân thanh toán, cán cân thương mại luôn luônmất cân bằng Chính sách hướng nội trong điều kiện thị trường nội địa nhỏ hẹp, khảnăng tiêu dùng của đại bộ phận cư dân còn thấp, làm cho tăng trưởng chậm và thấtnghiệp tăng Thực tế ấy được biểu hiện cụ thể ở những khía cạnh sau:
Thứ nhất, hầu hết việc thay thế hàng nhập khẩu đã được thực hiện bằng việc
nhập khẩu nhiều tư liệu sản xuất và sản phẩm trung gian từ nước ngoài Do vậy, xuấthiện hai kết cục: Một mặt, các ngành công nghiệp cần nhiều vốn được thiết lập,thường là phục vụ thói quen tiêu dùng của những người giàu, có rất ít tác động tạocông ăn việc làm Mặt khác, tình hình cán cân thanh toán của các nước đang phát triểntrong tình trạng không được cải thiện lại càng trở nên tồi tệ hơn do thay thế hàng nhậpkhẩu Đồng thời, sản xuất thay thế nhập khẩu thu ngoại tệ, do đó không phải là kế sáchlâu dài để bù vào chỗ thiếu hụt trong cán cân thương mại
Thứ hai, quá trình thay thế nhập khẩu giúp các công ty nước ngoài, họ có thể
đứng sau bức tường thuế quan và tận dụng ưu đãi về đầu tư và giảm thuế Vì thế, họthu được nguồn lợi nhuận rất lớn Phần còn lại thuộc về những nhà công nghiệp trongnước có hợp tác với các công ty nước ngoài Thực tế cho thấy, xét về lợi ích quốc giachiến lược này có nhiều bất lợi
Trang 35Thứ ba, mô hình công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu có tác dụng không tốt đối
với việc xuất khẩu các sản phẩm truyền thống Để khuyến khích sản xuất trong nướcqua việc nhập khẩu hàng tư liệu sản xuất và sản phẩm trung gian, nên tỷ giá hối đoáithường bị "nâng giá" giả tạo Tác động của việc này là làm giá hàng xuất khẩu tăng vàgiá hàng nhập khẩu giảm theo giá đồng nội tệ Như vậy vượt ra ngoài chủ định củachiến lược, các phương pháp sản xuất cần nhiều vốn có điều kiện phát triển và tácđộng tiêu cực đến khu vực sản xuất hàng sơ chế truyền thống do giá nông phẩm vànguyên liệu trong nước trở nên kém cạnh tranh trên thị trường thế giới Như vậy, bảo
hộ công nghiệp không có tác dụng khuyến khích xuất khẩu hàng nông phẩm Cácchính sách trong mô hình công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu thực tế đã làm trầmtrọng thêm bất bình đẳng về phân phối thu nhập trong nước do ưu đãi khu vực thànhthị và nhóm người có thu nhập cao, trong khi đó lại phân biệt đối xử đối với khu vựcnông thôn và nhóm người có thu nhập thấp
Thứ tư, chiến lược thay thế hàng nhập khẩu có khi còn gây tiêu cực với công
nghiệp trong nước Nhiều ngành "công nghiệp non trẻ" chẳng bao giờ mạnh lên vì họbằng lòng nấp đằng sau hàng rào thuế quan bảo hộ
Thứ năm, mô hình công nghiệp hoá thay thế hàng nhập khẩu thực chất là nhằm
vào thoả mãn nhu cầu trong nước là chính, chú trọng nhiều đến tỷ lệ tự cấp của thịtrường nội địa Với chiến lược như vậy, thương mại quốc tế không được coi trọng,không tận dụng được ảnh hưởng tích cực của kinh tế thế giới đối với sự phát triển kinh
tế trong nước Điều đó tất sẽ hạn chế việc khai thác tiềm năng của đất nước trong việcphát triển thương mại và các quan hệ kinh tế đối ngoại khác
Thứ sáu, kinh tế của các nước đang phát triển trong giai đoạn đầu công nghiệp
hoá có nhiều khó khăn, tổng cầu vượt quá tổng cung, và thường thông qua nhập khẩu
để cân bằng Xu hướng này không thể khắc phục được trong thời gian ngắn, nếu hạnchế quá mức nhập khẩu Việc thực hiện chính sách bảo hộ không thích hợp sẽ làmgiảm tốc độ tăng trưởng kinh tế
*Mô hình công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu (chiến lược hướng ngoại)
Từ cuối thập kỷ 60, đầu thập kỷ 70 một số quốc gia đang phát triển do nhậnthức sớm về vai trò tác động của kinh tế thị trường đã nhanh chóng chuyển đổi chiếnlược CNH-HĐH Do vậy, chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu được ápdụng phổ biến ở các nước đang phát triển trong mấy thập kỷ gần đây
Trang 36 Mục tiêu của chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu
- Mục tiêu cơ bản của chiến lược là dựa vào đầu tư trực tiếp cũng như sự hỗ trợ vềvốn, kỹ thuật bên ngoài để tạo ra khả năng cạnh tranh và đẩy nhanh xuất khẩu Nhân tốthen chốt trong toàn bộ quá trình này là chính phủ tạo những điều kiện tốt nhất để hấp dẫnđầu tư trực tiếp của tư bản nước ngoài, đồng thời tiến hành những cải cách kinh tế trongnước tạo môi trường thuận lợi cho vốn đầu tư được sử dụng có hiệu quả hơn;
- Thực hiện mở cửa nền kinh tế hướng ra thị trường nước ngoài nhằm khai tháclợi thế so sánh trong trật tự phân công lao động quốc tế
- Đa dạng hoá trong sản xuất, kinh doanh trên cơ sở khai thác tối đa nguồn lực
để tăng nhanh xuất khẩu; Vai trò vốn nước ngoài và các công ty ngoại quốc được nhấnmạnh hơn
Như vậy, trong thời kỳ công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu, ảnh hưởng của tưbản nước ngoài với thị trường địa phương là đáng kể Các nước chủ nhà thực sự mởcửa tiếp cận với các lực lượng thị trường tự do cạnh tranh quốc tế Chính tự do cạnhtranh là yếu tố quan tọng để thúc đẩy sự phát triển Với các chủ đầu tư thì chiến lượcnày thực chất là dựa vào các quan hệ kinh tế quốc tế để xây dựng những nền tảng kinh
tế và các lực lượng xã hội ở các nước sở tại Đây cũng là cơ hội thuận lợi cho các nướctiếp nhận đầu tư thu hút được vốn, công nghệ và kinh nghiệm tổ chức, quản lý, kinhdoanh hiện đại nhằm tăng nhanh nhịp độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Chính sách và biện pháp triển khai chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩuCông nghiệp hoá hướng về xuất khẩu không phải chỉ thuần tuý là xây dựng cácngành công nghiệp xuất khẩu, mà nội dung quan trọng hơn của nó là xây dựng cơ cấucông nghiệp mới theo hướng hiện đại hơn, có đủ sức chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế vàthúc đẩy xuất khẩu, dựa trên cơ sở kết hợp những nhân tố thuận lợi bên ngoài với pháthuy các lợi thế trong nước Ngoại thương đã trở thành động lực quan trọng trong pháttriển kinh tế tạo ra mối quan hệ chặt chẽ giữa thị trường nội địa và bên ngoài nhằm tạo
ra mô hình tăng trưởng rút ngắn
- Thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư của các công ty nước ngoài vào các ngành xuấtkhẩu thông qua một số chính sách:
+ Áp dụng hệ thống thuế và quan thuế ưu đãi với các nhà đầu tư nước ngoài.+ Khuyến khích áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong các công ty nướcngoài hoặc liên doanh với địa phương
Trang 37+ Nới lỏng những quy định về tỷ lệ đầu tư, hồi hương vốn và lợi nhuận, tái đầu tư+ Thành lập các khu vực kinh tế đặc biệt dưới nhiều tên gọi khác nhau như đặckhu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu mậu dịch tự do…
+ Thực hiện tự do hoá nhập khẩu đồng thời với cải cách tỷ giá Để xác lập môitrường cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sảnxuất xuất khẩu, các nước theo đuổi mô hình công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu đãxoá bỏ những kiểm soát quá sâu về ngoại hối, tài chính, nhập khẩu Bên cạnh đó, mởrộng khuyến khích xuất khẩu như trợ cấp, ưu đãi vốn và lãi suất đối với các cơ sở sảnxuất hàng xuất khẩu, đầu tư kỹ thuật mới, đồng thời tăng cường đào tạo công nhânlành nghề cho các ngành xuất khẩu, đẩy mạnh những hoạt động tiếp thị để tìm thịtrường bên ngoài cho các cơ sở xuất khẩu…
+ Thu hút công nghiệp nước ngoài và phát triển khoa học - kỹ thuật phục vụ choxuất khẩu Thực tế kết quả của chiến lược hướng ngoại phụ thuộc rất lớn vào khả năngcạnh tranh trên thị trường thế giới Giải pháp có tính chất then chốt là làm chủ đượccông nghệ mới để vừa hạ thấp chi phí sản xuất, vừa nâng cao chất lượng sản phẩm vàtạo cơ sở chế tạo nhiều mẫu mã mới Những lợi thế vốn có như lao động dồi dào và giá
rẻ, hay nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, ngày càng mất đi lợi thế Do vậy, việcnắm bắt và đuổi kịp các nước phát triển cần có sự đóng góp quyết định của khoa họccông nghệ Thời kỳ đầu, ở mức độ kỹ thuật thấp và trung bình, các nước hướng vềxuất khẩu chỉ thuần tuý nhập dây chuyền công nghệ của nước ngoài để lắp ráp hoặcgia công sản phẩm cho các công ty nước ngoài Việc nghiên cứu và triển khai côngnghệ được duy trì ở mức hạn chế về vốn cũng như quy mô hoạt động Về sau này, khi
họ bắt đầu đổi mới cơ cấu ngành chuyển trọng tâm từ nông nghiệp sang công nghiệp,
cơ cấu thành phẩm từ dung lượng kỹ thuật thấp và lao động cao sang thành phẩm cóhàm lượng vốn lớn, kỹ thuật và trình độ tay nghề cao hơn thì tất cả những nhà hoạchđịnh chính sách đều hiểu rõ tầm quan trọng sống còn của cải tiến kỹ thuật, đổi mớicông nghệ Vì thế, các chương trình nghiên cứu và triển khai công nghệ đã trở thànhmối quan tâm nhiều hơn của không chỉ nhà nước mà của cả các doanh nghiệp Nguồnlực kỹ thuật được chuyển vào và hấp thụ thông qua chuyển giao công nghệ dưới dạngđầu tư trực tiếp, mua hoặc thuê giấy phép công nghệ, mua thiết bị toàn bộ, thuê chuyêngia nước ngoài, gửi người đi đào tạo nước ngoài Bên cạnh một số chính sách khuyếnkhích thu hút đầu tư vốn nước ngoài như đã đề cập ở trên, các nước đang phát triển
Trang 38cũng ban hành nhiều loại thuế ưu đãi khác nhau cho việc nghiên cứu, triển khai như:miễn thuế thu nhập cho các khoản chi cho đầu tư vào phát triển nhân lực và kỹ thuật;phần lợi nhuận được công ty giữ lại cho nghiên cứu và triển khai cũng được miễn hoàntoàn thuế công ty.
Bảo hộ thị trường là biện pháp đi đôi với việc thương mại hoá các kết quả nghiêncứu và triển khai giữa các cơ sở nghiên cứu với các cơ sở sản xuất quy mô vừa và nhỏ.Sau khi cơ sở sản xuất công nghệ đã đăng ký loại kỹ thuật mà họ dự kiến nghiên cứu, đểhạn chế những rủi ro, chính phủ cần giảm bớt hoặc kiểm soát nghiêm ngặt nhập khẩunhững kỹ thuật tương tự và phải bảo đảm hỗ trợ marketing cho cơ sở đó Điều này có tácdụng củng cố ý chí phát triển kỹ thuật của các nhà công nghiệp trong nước
Bên cạnh những hỗ trợ về thuế, tài chính để thúc đẩy tiến bộ khoa học- kỹ thuật,vấn đề đào tạo tay nghề cho đội ngũ lao động được chính phủ cũng như các công ty tưnhân rất quan tâm Các nước công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu đều thừa nhận rằngđầu tư trực tiếp mang vào cho nước chủ nhà công nghệ, kỹ thuật cao, đồng thời hìnhthành một đội ngũ lao động có chuyên môn cao Điều đó có ý nghĩa quan trọng, bởi lẽ,nếu thiếu yếu tố này, công nghệ mới do đầu tư trực tiếp chuyển giao sẽ không thểthành công Chính sách phát triển khoa học kỹ thuật của các nước còn thể hiện rất rõchủ trương khai thác chất xám của các nước đi trước, quyết tâm du nhập công nghệtiên tiến để rút ngắn khoảng cách với các nước công nghiệp phát triển
- Kết hợp giữa xuất khẩu và nhập khẩu
Công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu là chiến lược đòi hỏi sự kết hợp của cảbảo hộ sản xuất trong nước với trợ cấp xuất khẩu như trợ cấp tín dụng xuất khẩu, miễnhoặc giảm thuế đối với các ngành sản xuất hàng xuất khẩu hoặc liên quan đến xuấtkhẩu, cho phép sử dụng những khoản thu được nhờ xuất khẩu để nhập khẩu, miễnhoặc giảm thuế nhập khẩu những hàng hoá và dịch vụ có liên quan tới xuất khẩu, tìmhiểu thị trường nước ngoài cho các nhà sản xuất hàng xuất khẩu
Xu hướng chung của các nước đang phát triển gần đây là tự do hoá mậu dịchđược tiến hành từ từ và thận trọng Một mặt, nhà nước cho phép tự do hoá nhập khẩunhững mặt hàng phục vụ cho hoạt động xuất khẩu, đồng thời hạn chế nhập khẩu đốivới những mặt hàng phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước, đặc biệt là những hànghoá xa xỉ Vì vậy, trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì thị trường nước ngoài và thịtrường trong nước đều đóng vai trò tích cực tạo ra sự tăng trưởng kinh tế
Trang 39- Khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Công nghiệp hoá theo hướng xuất khẩu ở nhiều nước đang phát triển trong mấythập kỷ qua có sự đóng góp quan trọng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Các loạihình doanh nghiệp này với vốn đầu tư không lớn, có những khả năng tạo ra nhiều việclàm với chi phí thấp, sản xuất kinh doanh đa dạng, dễ thích ứng với sự biến động củathị trường và những thay đổi của công nghệ Nó có khả năng phát huy nguồn lực tạichỗ để phát triển những ngành nghề truyền thống, đồng thời góp phần cải thiện mốiquan hệ giữa các khu vực kinh tế khác nhau Do vậy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽgóp phần làm cho nền kinh tế năng động và hiệu quả hơn
Vì thế, các nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa
và nhỏ: đơn giản hoá thủ tục cấp giấy phép, cung cấp mặt bằng cho sản xuất kinhdoanh, khuyến khích thành lập các hội nghề nghiệp, các trung tâm đào tạo nhân lực,tạo điều kiện cho loại hình doanh nghiệp này hợp tác với nước ngoài Nhìn chung, ởcác nước đang phát triển, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu tập trungvào thuế, vốn, đào tạo nhân lực, phổ biến công nghệ
Mấy thập kỷ qua cho thấy, quá trình thực hiện chiến lược công nghiệp hoáhướng về xuất khẩu được chia thành hai giai đoạn rõ rệt với sự thay đổi khá căn bảncủa khu vực công nghiệp trong cơ cấu kinh tế
+ Giai đoạn 1 là thời kỳ đạt tốc độ tăng trưởng cao nhờ xuất khẩu hàng tiêudùng có hàm lượng lao động lớn, vốn nhỏ và kỹ thuật ở mức trung bình
+ Giai đoạn 2 được mở đầu ở mỗi nước vào thời điểm khác nhau nhưng đều cóchung đặc điểm: tốc độ tăng trưởng cao tiếp tục được giữ vững nhờ xuất khẩu hàngcông nghiệp có hàm lượng vốn lớn và có hàm lượng kỹ thuật cao
Nhằm tạo ra mô hình tăng trưởng rút ngắn trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá,một số nước còn áp dụng dũng những chiến lược phụ trợ khác gắn với mỗi giai đoạn
cụ thể Mấy năm gần đây, chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu vẫn đượctiếp tục thực hiện ở NICs châu Á nhưng đã có những dấu hiệu của sự kết hợp với chiếnlược hướng vào bên trong Các nước này bắt đầu kết hợp hai mô hình chiến lược đểkhai thác sức mua của thị trường trong nước đã được nâng cao nhằm tiếp tục phát triểncông nghiệp địa phương
Trang 40Như vậy, có thể thấy rõ là chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu là kếhoạch dài hạn, được tính toán đầy đủ dựa trên những yêu cầu xác thực bên trong vàbên ngoài để thực hiện quá trình liên kết kinh tế quốc tế giữa "ngoại vi" với "trungtâm" Lý thuyết về tự do hoá thương mại có tác dụng tốt đối với phân phối thu nhập.Các nước nghèo có cơ hội khắc phục được tình trạng lạc hậu của mình nhờ mở rộngthương mại quốc tế
Kết quả và hạn chế
Cho đến nay chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu về cơ bản đã đemlại nhiều thay đổi to lớn ở các nước đang phát triển Tuy nhiên nếu hướng ngoại là xuhướng bao trùm trong mọi ngành kinh tế quốc dân thì nó đòi hỏi một loạt những chínhsách quản lý, điều tiết, nền kinh tế vĩ mô toàn diện Hệ thống những chính sách đúngđắn, kịp thời trên thực tế đã đem lại sự ổn định và tính linh hoạt trong sản xuất Nềnkinh tế ổn định và tăng trưởng cao là cơ sở cho các quốc gia đang phát triển có thể ứngphó thành công với những biến động bên ngoài, giải quyết kịp thời những vấn đề kinh
tế - xã hội bên trong Kinh nghiệm cho thấy, nhìn chung chiến lược công nghiệp hoáhướng về xuất khẩu có hiệu quả hơn so với chiến lược thay thế nhập khẩu
Tuy vậy, chiến lược hướng ngoại có những hạn chế sau:
Thứ nhất, do tương quan lực lượng kinh tế còn quá chậm chênh lệch giữa nền
kinh tế các nước đang phát triển và các nước phát triển dẫn tới sự lệ thuộc một chiềukhá sâu sắc của các nước đang phát triển Điều không tránh khỏi là những ảnh hưởng
từ quy luật cạnh tranh và tình trạng độc quyền mà lợi thế thường thuộc về các nướcphát triển
Thứ hai, do sự lệ thuộc quá lớn vào thị trường nước ngoài, nên những chấn
động của thị trường quốc tế dẫn đến tình hình xuất nhập khẩu ở các nước đang pháttriển có khi trở nên tắc nghẽn hoặc không bình thường
Thứ ba, nhu cầu đầu tư phát triển xuất khẩu tăng lên thường kéo theo tình trạng
nợ nước ngoài gia tăng Khả năng trả nợ của các nước đang phát triển nhìn chung rấtkhó khăn, có nước không có khả năng thanh toán nợ Một số nước như Ấn Độ,Pakistan, Brazil… hàng năm phải dành từ 1/4 đến 1/3 giá trị xuất khẩu để trả nợ Vớicác nước này sự thiếu hụt cán cân thanh toán, cán cân thương mại gây nhiều khó khăncho nhập khẩu vật tư kỹ thuật, nguyên liệu trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá