TRIỂN VIỆT NAM
3.3.6. Các giải pháp khác.
Mở rộng mạng lưới phòng giao dịch, điểm giao dịch.
Mạng lưới phòng giao dịch và điểm giao dịch càng rộng càng thuận lợi cho Sở giao dịch mở rộng thị phần hoạt động và có sự hỗ trợ kịp thời cho nhau khi cần thiết. Hơn nữa, khách hàng có xu hướng lựa chọn những ngân hàng có mạng lưới rộng để thuận tiện cho việc thanh toán, thực hiện các giao dịch,
hay gửi rút tiền. Việc mở rộng mạng lưới giúp cho Sở giao dịch tiếp cận tốt hơn với khách hàng.
Trên địa bàn Hà Nội hiện nay Sở cũng đã có 3 phòng giao dịch chính và nhiều điểm giao dịch lẻ, nhưng vẫn cần mở rộng thêm để tương xứng với tốc độ phát triển của Sở, tăng lượng tiền huy động cũng như số lượng khách hàng.
Giảm chi phí huy động vốn.
Sở giao dịch có thể tìm cách giảm chi phí của hoạt động huy động vốn thông qua việc cắt giảm các chi phí liên quan đến thủ tục trong thanh toán hay cung ứng dịch vụ. Việc rút gọn quy trình tiến hành công việc giúp giảm thời gian, tăng khả năng phục vụ của ngân hàng.
Nâng cao năng suất làm việc, thực hành tiết kiệm. Cải tiến phong cách làm việc để đạt hiệu quả cao hơn.
KẾT LUẬN
Sự bùng nổ nhu cầu về các dịch vụ ngân hàng trong điều kiện hiện nay là điều mang tính tất yếu, do đó mà các ngân hàng thương mại Việt Nam ngày càng đa dạng hóa các dịch vụ, tăng cường khả năng đáp ứng cầu của thị trường. Trước sức ép cạnh tranh hiện tại và trong thời gian tiếp theo, mỗi ngân hàng đều cố gắng nâng cao hiệu quả các hoạt động của mình. Huy động vốn – hoạt động đầu tiên và cơ bản nhất của một ngân hàng – vì thế cũng đòi hỏi những giải pháp phù hợp và hiệu quả để tăng cường hơn nữa cả về mặt số lượng và chất lượng.
Sở giao dịch – Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam với những thế mạnh nhất định trong hầu hết các hoạt động của mình, cũng không vì thế mà bỏ qua tầm quan trọng của hoạt động huy động vốn. Những con số tăng trưởng về nguồn vốn huy động trong các báo cáo tài chính của Sở giao dịch trong những năm gần đây đã phản ánh nỗ lực và kết quả đáng kể của Sở. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục và thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn.
Hi vọng những giải pháp nêu ra trong khuôn khổ chuyên đề này sẽ giúp ích cho công tác huy động vốn của Sở giao dịch nói riêng và cho hoạt động của toàn bộ Ngân hàng nói chung trong thời gian tới.
Do còn hạn chế về mặt thời gian thực hiện cũng như việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu và phân tích, nên những thiếu sót trong bài viết là không thể tránh khỏi. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp bổ sung để có thể hoàn thiện chuyên đề này.
1. Giáo trình Ngân hàng thương mại – NXB Thống kê ( Chủ biên: PGS.TS Phan Thị Thu Hà)
2. Tiền tệ, Ngân hàng và Thị trường tài chính – NXB Khoa học kỹ thuật. (Frederic Minskin)
3. Quản Trị Ngân Hàng Thương Mại – NXB Tài Chính (Peter Rose)
4. Tín dung, ngân hàng – NXB Thống kê (Chủ biên : PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn)
5. Ngân hàng thương mại – NXB Thống kê (GS.TS Lê Văn Tư) 6. Báo cáo thường niên 2006,2007 SGD-NHĐT&PTVN
7. Báo cáo kết quả hoạt động huy động vốn – Phòng kế hoạch nguồn vốn – SGD-NHĐT&PTVN
8. Tạp chí Ngân hàng 2006,2007 9. Websites:
- Ngân hàng nhà nước Việt Nam (http://www.sbv.gov.vn)
- Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (http://www.bidv.com.vn)
Mục lục
Chương 1: Cơ sở lý luận về Ngân hàng thương mại và hoạt động
huy động vốn của Ngân hàng thương mại …… 3
1.1. Ngân hàng thương mại và các hoạt động cơ bản của
Ngân hàng Thương mại ……… 3
1.1.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại…. 3 1.1.2. Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại 7
1.2. Vốn của Ngân hàng thương mại………. 11
1.2.1. Vốn chủ sở hữu……….. 11
1.2.2. Vốn nợ……… 14
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của
Ngân hàng thương mại……….. 21
1.3.1. Các nhân tố khách quan………. 21
1.3.2. Các nhân tố chủ quan………. 23
Chương 2 : Thực trạng hoạt động huy động vốn tại
Sở Giao dịch - Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam 28 2.1. Tổng quan về Sở giao dịch – NHĐT&PTVN 28 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển……. 28
2.1.2. Cơ cấu tổ chức……….. 29
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh một số năm gần đây 31 2.2. Thực trạng huy động vốn tại Sở giao dịch – NHĐT&PTVN 37
2.2.1. Tình hình biến động chung………….. 37
2.2.2. Huy động vốn nợ………. 39
2.3. Đánh giá công tác huy động vốn tại Sở giao dịch –
2.3.1. Kết quả đạt được ……….. 47
2.3.2. Hạn chế………. 48
2.3.3. Nguyên nhân………. 49
Chương 3: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại
Sở giao dịch - Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam 53 3.1. Mục tiêu, định hướng phát triển hoạt động huy động vốn tại
Sở giao dịch – Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam 53
3.1.1. Định hướng chung……… 53
3.1.2. Định hướng huy động vốn………… 55
3.2. Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại
Sở giao dịch – Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam 56 3.2.1. Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn 56 3.2.2. Xây dựng chính sách lãi suất hợp lý 60
3.2.3. Phát triển hoạt động Marketing 63
3.2.4. Đổi mới công nghệ Ngân hàng 65
3.2.5. Nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên 66
3.2.6. Các giải pháp khác 67
Kết luận ……… 69
Danh mục tài liệu tham khảo …………. 70