1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu các biện pháp mà ngân hàng trung ương áp dụng để kiểm soát mức cung tiền từ năm 2010 – 2014

43 693 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 0,96 MB

Nội dung

Tác động của chính sách tiền tệ luôn được thể hiện rõ nét và cóuy lực tới nền kinh tế nói chung và thị trường tài chính nói riêng so với nhiềuchính sách kinh tế vĩ mô khác trong suốt quá

Trang 1

MỤC LỤC

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Chính sách tiền tệ được xem là một công cụ chính sách quan trọng nhằmtác động đến nền kinh tế để đạt được các mục tiêu như ổn định kinh tế vĩ mô vàkiểm soát giá cả Tác động của chính sách tiền tệ luôn được thể hiện rõ nét và có

uy lực tới nền kinh tế nói chung và thị trường tài chính nói riêng so với nhiềuchính sách kinh tế vĩ mô khác trong suốt quá trình vận hành của nền kinh tế, đặcbiệt là trong ngắn hạn, thông qua các chỉ tiêu tiền tệ như: cung tiền M2, tíndụng, lãi suất và tỷ giá hối đoái, mà mục tiêu cuối cùng của công tác điều hànhchính sách tiền tệ là tác động đến thị trường tiền tệ, hoạt động kinh tế và mứcgiá cả trong nền kinh tế

Vì vậy, để có một chính sách tiền tệ phù hợp, đòi hỏi các nhà hoạch địnhchính sách phải có một sự hiểu biết rõ ràng về cơ chế truyền dẫn tiền tệ và tầmquan trọng của các kênh truyền dẫn khác nhau như tín dụng, lãi suất và tỷ giáhối đoái và ảnh hưởng của các kênh truyền dẫn này đến các khu vực của nềnkinh tế, đặc biệt là mức cung tiền cũng như có các biện pháp kiểm soát mứccung tiền của quốc gia mình

Nhằm mục đích làm rõ hơn vấn đề này, em chọn ngiên cứu đề tài: “Tìm hiểu các biện pháp mà Ngân hàng Trung ương áp dụng để kiểm soát mức cung tiền từ năm 2010 – 2014”

Kết cấu đề tài gồm ba chương:

Chương 1: Giới thiệu chung

Chương 2: Đánh giá các biện pháp kiểm soát mức cung tiền của Ngân hàng Trung ương từ năm 2010 – 2014

Chương 3: Biện pháp nâng cao kiểm soát mức cung tiền của Ngân hàng Trung ương.

Do kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế, em mongnhận được sự đóng góp ý kiến của cô giáo để bài viết của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cám ơn

Trang 3

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG1.1 Giới thiệu chung về Kinh tế vĩ mô:

1.1.1 Kinh tế học:

Kinh tế học là một chuyên ngành khoa học xã hội nghiên cứu việc lựachọn cách sử dụng hợp lý các nguồn lực khan hiếm (có hạn) để sản xuất ranhững hàng hóa, dịch vụ nhằm thỏa mãn cao nhất nhu cầu của mọi thành viêntrong xã hội

1.1.2 Kinh tế vĩ mô:

Nghiên cứu nền kinh tế ở góc độ tổng thể, thống nhất Nó chú trọng đếnnhững nội dung chính sách sau đây: Giá trị tổng sản lượng; Tỷ lệ lạm phát; Tỷ lệthất nghiệp; Tăng trưởng kinh tế; Lãi suất; Tài khóa và tiền tệ; Cán cân thươngmại; Cán cân thanh toán; Chính sách cho sự ổn định và thúc đẩy tăng trưởng

1.1.3 Phương pháp nghiên cứu:

Kinh tế học vĩ mô sử dụng chủ yếu phương pháp phân tích cân bằng tổngthể Theo phương pháp này, kinh tế vĩ mô xem xét sự cân bằng đồng thời của tất

cả các thị trường (thị trường hàng hóa, thị trường các yếu tố đầu vào, thị trườngtài chính), xem xét đồng thời khả năng cung cấp sản lượng của toàn bộ nền kinh

tế, khả năng tiêu dùng của toàn bộ nền kinh tế, từ đó xác định đồng thời mức giá

cả và sản lượng cân bằng của nền kinh tế Đây là nhân tố quyết định đến hiệuquả của hệ thống kinh tế

Thực chất, việc khảo sát mỗi biến số này trong những khoảng thời giankhác nhau hiện tại, ngắn hạn, dài hạn Mỗi khoảng thời gian đòi hỏi chúng taphải sử dụng các mô hình thích hợp để tìm ra các nhân tố quyết định đến cácbiến số kinh tế vĩ mô này Kinh tế học vĩ mô sẽ cung cấp những kiến thức vàcông cụ phân tích kinh tế thích hợp Những kiến thức và công cụ phân tích này

đã được đúc kết từ nhiều công trình nghiên cứu của nhiều nhà khoa học kinh tếthuộc nhiều thế hệ khác nhau

Trang 4

Ngoài ra, kinh tế vĩ mô còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu, phântích phổ biến như tư duy trừu tượng, phân tích thống kê số lớn, mô hình toán vàđặc biệt là các mô hình kinh tế lượng chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trongphân tích kinh tế vĩ mô.

- Mức cung tiền (MS) là tổng số tiền có khả năng thanh toán bao gồm tiềnmặt đang lưu hành (U) và các khoản tiền gửi không kỳ hạn tại các ngân hàngthương mại (D):

Trang 5

Giả định ra = rb và không có sự rò rỉ tiền thì: MS = (1/rb).H

Giả định: ra > rb và có sự rò rỉ tiền thì: m m = (s+1)/(s+ra)

→ MS= [(s + 1)/(s+ra)].H 1.2.2.2 Phương trình trao đổi lượng tiền tệ:

Mức cung tiền có tác động mạnh mẽ đến trạng thái hoạt động của nềnkinh tế Khi hàng hóa và dịch vụ được sản xuất nhiều hơn thì cung tiền cũngphải thay đổi theo Mối quan hệ được xác định bởi phương trình trao đổi vềlượng tiền tệ:

M.V = P.Q (= GNP n )

Trong đó: M là mức cung tiền

V: Tốc độ lưu chuyển tiền tệP: Mức giá trung bình

1.3 NHTW và vai trò kiểm soát tiền tệ của NHTW.

1.3.1 Chức năng của NHTW:

- Ngân hàng của các NHTM: NHTW giữ các khoản dự trữ cho cácNHTM, thực hiện tiến trình thanh toán cho hệ thống các NHTM và hoạt động

Trang 6

như là một “người cho vay của phương sách cuối cùng” đối với NHTM trongtrường hợp khẩn cấp như là rơi vào tình trạng không còn khả năng thanh toán.

- Ngân hàng của Chính phủ: NHTW giữ các tài khoản cho Chính phủ,nhận tiền gửi và cho vay đối với Kho bạc nhà nước, hỗ trợ chính sách tài khóacủa Chính phủ bằng việc mua tín phiếu của Chính phủ

- Kiểm soát mức cung tiền để thực thi chính sách tiền tệ nhằm ổn định vàphát triển nền kinh tế

- Hỗ trợ giám sát và điều tiết hoạt động của thị trường tài chính

Muốn tăng lượng cung tiền, NHTW sẽ mua trái phiếu ở thị trường mở.Kết quả là đã đưa thêm vào thị trường một lượng tiền cơ sở bằng cách tăng dựtrữ ở các NHTM Điều đó dẫn đến tăng khả năng cho vay và nhận gửi nhờ sốnhân tiền tệ Kết quả là cung tiền tăng gấp bội so với tiền mua trái phiếu củaNHTW Để có kết quả ngược lại, NHTW sẽ bán trái phiếu kho bạc của Nhànước trên thị trường mở

Với cách vận hành như trên, nghiệp vụ thị trường mở có một số ưu điểmhơn so với các công cụ khác của CSTT, đó là:

- NHTW có thể chủ động tiến hành mà không phải phụ thuộc vào nhu cầucủa các ngân hàng trung gian

Trang 7

- Nghiệp vụ này tương đối linh hoạt và chính xác, có thể được sử dụng ởbất kỳ mức độ nào Nếu mong muốn của NHTW là thay đổi dự trữ của các ngânhàng ở biên độ lớn, NHTW sẽ mua hoặc bán nhiều chứng khoán và ngược lại.

- Nghiệp vụ này dễ dàng được đảo ngược lại khi có một sai lầm xảy ratrong lúc tiến hành Giả sử NHTW thấy rằng cung tiền tệ tăng quá nhanh domua bán trên thị trường quá nhiều, thì NHTW có thể sửa chữa ngay lập tức bằngcách tiến hành nghiệp vụ bán trên thị trường mở và ngược lại

- Nghiệp vụ thị trường mở có thể hoàn thành nhanh chóng, không gây nênnhững chậm trễ về mặt hành chính

Tuy nhiên, để phát huy hết hiệu quả của công cụ này, đòi hỏi hầu hết tiềntrong lưu thông phải nằm ở tài khoản ngân hàng, nghĩa là phải có sự phát triểncao của cơ chế thanh toán không dùng tiền mặt Mặt khác, phải có một thịtrường tài chính phát triển Vì vậy công cụ này được sử dụng thường xuyênnhất, hiệu quả nhất đối với NHTW của các nước công nghiệp phát triển – nơi

có công nghệ ngân hàng tiên tiến và thị trường tài chính hoàn chỉnh Còn đối vớicác nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, việc sử dụng công cụ này chưamang lại hiệu quả cao

Một cách khái quát, khi NHTW tăng hoặc giảm tỷ lệ DTBB thì NHTW cóthể làm giảm hoặc tăng hệ số tạo tiền của hệ thống ngân hàng trung gian, và kếtquả là khối lượng tín dụng mà các ngân hàng trung gian có thể cung ứng chonền kinh tế giảm hoặc tăng Nhìn chung, DTBB là công cụ mang tính chất hành

Trang 8

chính của NHTW nhằm điều tiết mức cung tiền tệ của ngân hàng trung gian chonền kinh tế, thông qua hệ số tạo tiền.

Ưu điểm của việc sử dụng DTBB để kiểm soát cung tiền tệ là nó có thểtác động đến tất cả các ngân hàng như nhau và tác động một cách đầy quyền lực.Mặt khác, chỉ cần một sự thay đổi nhỏ của tỷ lệ DTBB thì tác động của nó đếnkhối tiền tệ là rất lớn Tuy nhiên, ưu điểm vừa nêu cũng có mặt trái của nó Đó

là khi NHTW muốn thay đổi cung tiền tệ ở biên độ nhỏ, nó khó có thể thực hiệnđược nếu sử dụng công cụ này Bên cạnh đó, việc thay đổi tỷ lệ DTBB cũngphải để cho các ngân hàng trung gian một thời gian đủ để tăng khoản dự trữ lênmức bắt buộc mới

(3) Lãi suất chiết khấu :

Chính sách chiết khấu là công cụ của NHTW trong việc thực thi CSTT,bằng cách cho vay tái cấp vốn cho các ngân hàng kinh doanh Khi NHTW chovay các ngân hàng kinh doanh làm tăng thêm tiền dự trữ cho hệ thống ngânhàng, từ đó làm tăng thêm lượng tiền cung ứng

NHTW kiểm soát công cụ này chủ yếu bằng cách tác động đến giá cảkhoản vay (lãi suất cho vay tái chiết khấu)

Khi NHTW nâng lãi suất tái chiết khấu, tức làm cho giá cả khoản vaytăng, hạn chế cho vay các ngân hàng kinh doanh, làm khả năng cho vay nền kinh

tế của các ngân hàng kinh doanh giảm xuống, lượng tiền cung ứng giảm

Ngược lại, khi NHTW giảm lãi suất cho vay tái chiết khấu, giá khoản vay

rẻ hơn, khuyến khích cho vay các ngân hàng kinh doanh, làm cho khả năng chovay của ngân hàng kinh doanh đối với nền kinh tế tăng lên, lượng tiền cung ứngtăng lên

Ưu điểm của công cụ này:

- Do việc vay mượn thực hiện trên nền giấy tờ có giá nên thời hạn vaymượn tương đối rõ ràng, việc hoàn trả tương đối chắc chắn

- Thông qua biện pháp chiết khấu và tái chiết khấu, cụ thể là thông qua lãisuất chiết khấu, NHTW có thể thực hiện tốt vai trò người cho vay cuối cùng

Trang 9

Tuy nhiên, công cụ này cũng có những hạn chế nhất định:

- NHTW có thể thay đổi lãi suất chiết khấu nhưng không thể bắt cácNHTM phải đi vay, tức là NHTW có quyền lựa chọn vay hay không Do vậyNHTW khó có thể kiểm soát được việc cung ứng tiền một cách có hiệu quả.Hơn nữa lại rất khó trong việc đảo ngược những thay đổi trong chính sách chiếtkhấu

- Khi NHTW ấn định một lãi suất đặc biệt nào đó tạo ra sự biến độngkhoảng cách giữa lãi suất tái chiết khấu và lãi suất thị trường, dẫn tới thay đổingoài dự kiến khối lượng tiền vay, khó kiểm soát cung tiền tệ

(4) Hạn mức tín dụng:

Hạn mức tín dụng là khối lượng tín dụng tối đa mà NHTW có thể cungứng cho tất cả các NHTM trong thời kỳ nhất định (năm hay quý), phù hợp vớimức tăng trưởng kinh tế của thời kỳ đó

Khi ổn định hạn mức tín dụng cho mỗi thời kỳ, NHTW thường căn cứ vào

kế hoạch tăng trưởng kinh tế cộng với chỉ số lạm phát cho phép trong thời kỳ

đó Hạn mức tín dụng này không phải là chỉ tiêu ấn định cho toàn bộ nền kinh tế

mà chỉ là chỉ tiêu ấn định đối với các doanh nghiệp Các NHTM có thể thực hiệnhạn mức tín dụng của mình lớn hơn hạn mức tín dụng mà NHTW ấn định chongân hàng mình nếu NHTM này huy động được lượng vốn lớn hơn Vì vốn docác NHTM huy động và cho vay ra dù lớn hơn rất nhiều lần hạn mức tín dụngđược NHTW cung ứng cũng không ảnh hưởng đến khối lượng tiền tệ vào hayrút ra khỏi lưu thông

Công cụ này có ưu điểm đó là một biện pháp mạnh có hiệu quả đáng kể.Thông qua đó, NHTW khống chế được lượng tiền cung ứng một cách có hiệu quả

Tuy nhiên, trên cơ sở hạn mức tín dụng, NHTW tiến hành phân bổ hạnmức tín dụng Cùng với thời gian, hạn mức có thời điểm phù hợp, có thời điểmlại không phù hợp Điều này gây ra khó khăn cho các đơn vị khi nhu cầu củakhách hàng tăng cao, trong khi đó các nguồn đáng kể hạn mức tín dụng cũngkhông đủ

Trang 10

Kiểm soát hạn mức là cách kiểm soát gò bó, cứng nhắc không phù hợpvới cơ chế hiện nay, một cơ chế đòi hỏi sự quản lý phải hết sức mềm dẻo, uyểnchuyển, khống chế hạn mức tín dụng có thể làm mất đi cơ hội đầu tư của một sốngân hàng, giảm khả năng điều tiết của NHTW Vì vậy, việc điều chỉnh tăng hạnmức tín dụng không thể một sớm một chiều mà cần có thời gian, vì vậy tính kịpthời khó đảm bảo.

Việc kiểm soát bằng hạn mức tín dụng có thể là một trong nhiều nguyênnhân đẩy lãi suất lên Trong khi nhu cầu chiết khấu để vay NHTW của một sốngân hàng phát sinh không được giải quyết do hết hạn mức tín dụng thì ở một sốngân hàng khác hạn mức tín dụng lại tạm thời dư thừa Ở đây, quan hệ trao đổi

sẽ diễn ra và chi phí sẽ góp phần đẩy lãi suất lên

Trang 11

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT MỨC CUNG TIỀN CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG TỪ NĂM 2010 – 2014 2.1 Thực trạng nền kinh tế Việt Nam từ năm 2010 – 2014:

2.21 Tăng tr ưởng GDP ng GDP

Hình 1.1 Tăng trưởng GDP theo quý giai đoạn 2010-2014 (Đơn vị: %)

Nguồn: Tổng cục thống kê (GSO)

Hình 1.2 Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1990-2014

9.5

8.4 8.5

5.5 6.0 6.4

6.8 7.8

Nguồn: Tổng cục thống kê (GSO)

Năm 2014, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 5.98%, cao hơn hẳn mức 5,42%của năm 2013 Mức tăng trưởng trên cao hơn so với chỉ tiêu 5.8% mà Chính phủ

đề ra và vượt ngoài dự đoán của các chuyên gia, tổ chức trong và ngoài nước

Trang 12

Tăng trưởng năm 2014 vẫn diễn ra theo kịch bản cũ “tiếp tục hồi phục,tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước” (H.1.1) Điểm nhấn là tăng trưởng bấtngờ ở quý 3 (6.07%) và quý 4 (6.96%) làm cho mức tăng trưởng cả năm cao hơnhẳn so với 3 năm trở lại đây

Tuy nhiên, mức hồi phục này vẫn còn thấp, chưa vượt qua mức 6% vàchưa thực sự bền vững Trên thực tế, tốc độ tăng trưởng năm 2014 thấp hơn

khá xa mức tăng trưởng bình quân của giai đoạn 1990-2010 (H.1.2) Trong

mức tăng chung, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng cao nhất 7.14%, caohơn nhiều so với năm trước

Bảng 1.1 Đóng góp vào tăng trưởng theo ngành (%)

Hình 1.3 Tăng trưởng GDP theo ngành (%)

Tại Việt Nam, trong khoảng gần 10 năm trở lại đây (2003 -2012), tốc độtăng cung tiền tại Việt Nam từ năm 2003 đến nay liên tục duy trì trên dưới 25%mỗi năm và tín dụng nội địa cũng tăng trên 35% Trong khi nhập khẩu tăng đột

Trang 13

biến trong mấy năm trở lại đây để đáp ứng với lượng cầu nội địa tăng thì đối vớimột số hàng hóa như khách sạn, văn phòng, điện, lao động có kỹ năng (nhữnghàng hóa chủ yếu được sản xuất trong nước) không thể tăng tương ứng Kết quả

là giá của những hàng hóa này phải tăng theo tốc độ tăng cung tiền Tuy nhiên,tốc độ tăng cung tiền lại không tương xứng với tốc độ tăng trưởng, tốc độ tăngtrưởng của Việt Nam lại chỉ có tăng từ 7-8% trong khi đầu tư hàng năm của nềnkinh tế chiếm tới 35% GDP

Các phân tích đã chỉ ra rằng, việc tăng cung tiền trong những năm quanhằm duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong một thời gian dài Tuy nhiên, khi mấtcân đối giữa tốc độ tăng cung tiền và tốc độ tăng trưởng GDP lớn thì sức ép lạmphát bắt đầu xuất hiện Ví dụ, trong hai năm 2005 và 2006, GDP của Việt Namtăng trưởng 17% trong khi đó M2 (gồm tiền mặt trong lưu thông và tiền gửi trongngân hàng) tăng tới 73% Trái lại, trong cùng giai đoạn này, GDP của TrungQuốc tăng 22% trong khi M2 chỉ tăng có 36% Tăng trưởng của Việt Nam thấphơn của Trung Quốc nhưng tốc độ tăng cung tiền lại cao gần gấp đôi

Ổn định kinh tế vĩ mô là một trong những vấn đề quan trọng trong địnhhướng chính sách của Việt Nam trong hiện tại và tương lai Trong 3 năm gần đây,Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều vấn đề bất ổn kinh tế vĩ mô như lạm phátcao, sự tăng trưởng cung tiền của Ngân hàng Trung ương nhằm khắc phục mộtphần thâm hụt ngân sách và đảm bảo các nhiệm vụ về chính sách tiền tệ đã ảnhhưởng đến kinh tế vĩ mô Việt Nam giai đoạn 2000 – 2012

Trước bối cảnh này, Chính phủ đã có sự điều chỉnh mục tiêu tăng trưởngkinh tế phù hợp với thực tế, trong đó ưu tiên kiềm chế lạm phát thông qua công cụđiều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, hạn chế cung tiền ra thị trường Đồng thời,điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng kinh tế theo hướng ổn định, bền vững… Kết quả

là, Việt Nam đã đạt được mục tiêu kép trong năm 2013, kinh tế vĩ mô ổn định,tăng trưởng GDP đạt mức khả quan (5,42%); lạm phát được kiềm chế ở mức6,04%; thị trường tiền tệ lưu thông ổn định, bền vững về nhiều mặt (chính sách,lãi suất giảm cả huy động và cho vay)

Trang 14

Năm 2010, chỉ số tiêu dùng CPI tháng 12 tăng 1,98% đẩy lạm phát cảnước ở mức 11,75% so với năm 2009 Con số này vượt gần 5% so với chỉ tiêuđược Quốc hội đề ra hồi đầu năm (khoảng 8%).

Trong khi đó, nếu tính bình quân từng tháng (cách tính mới của Tổng cụcthống kê) thì lạm phát năm 2010 tăng 9,19% so với năm 2009

Bảng 1 – Diễn biến tốc độ tăng CPI năm 2010 và 2009.

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Ta có thể thấy lạm phát tăng cao những tháng đầu năm và cuối năm, mứctăng có độ vênh lớn, tháng cao nhất so với tháng thấp nhất lệch nhau đến hơn1,5%

Tính chung CPI năm 2010, CPI giáo dục tăng mạnh nhất gần 20%, tiếp đó

là hàng ăn 16,18%, nhà ở - vật liệu xây dựng 15,74%, các ngành giao thông,hàng hóa & dịch vụ khác, thực phẩm đều có mức tăng trên 10% Bưu chính viễnthông là nhóm duy nhất giảm giá với mức giảm gần 6% Chỉ số giá vàng tăng36,72%, chỉ số USD tăng 7,63% Về CPI vùng miền, đáng chú ý là chỉ số CPIkhu vực nông thôn tháng 12 tăng 2,04%, cao hơn 1,87% của khu vực thành thị

Bước sang năm 2011, chỉ số giá tiêu dùng tuy vẫn ở mức cao nhưng đã có

xu hướng giảm

Trang 15

Bảng 2 – Diễn biến tốc độ tăng CPI năm 2011 và 2010

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2011 tăng 0,53% so với tháng trước, thấphơn nhiều so với mức tăng 1,38% và 1,98% của cùng kỳ năm 2009 và 2010.Đây cũng là tháng thứ năm liên tiếp trong năm có chỉ số giá tiêu dùng tăng thấphơn 1% Trong các nhóm hàng hóa và dịch vụ, các nhóm có chỉ số giá tăng caohơn mức tăng chung là: may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,86%; nhóm nhà hàng

ăn uống tăng 0,69%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,86% Các nhóm hànghóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng thấp hơn mức tăng chung là: nhà ở và vật liệuxây dựng tăng 0,51%, đồ uống và thuốc lá tăng 0,49%, văn hóa, giải trí và dulịch tăng 0,35%, thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,24%, giao thông tăng 0,16%, giáodục tăng 0.05% Riêng nhóm bưu chính viễn thông có chỉ số giảm 0,09%

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2011 so với cùng kỳ năm trước tăng 18,13%.Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2011 tăng 18,58% so với bình quân năm 2010

Trang 16

Bảng 3 – Diễn biến tốc độ tăng CPI năm 2012.

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Bảng 4 – So sánh tốc độ tăng CPI các tháng năm 2012.

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2012 tăng0,27% so với tháng trước, lạm phát 2012 được kiềm chế ở mức 6,81% Trong năm

2012 có tới 7 tháng CPI chỉ tăng dưới 1% và hầu hết các tháng chỉ tăng dưới 0,5%

Cụ thể, theo phân tích của Tổng cục thống kê , CPI tăng không quá caovào 2 tháng đầu năm (tăng 1% vào tháng 1 và tăng 1,37% vào tháng 2) nhưngtăng cao nhất vào tháng 9 với mức tăng 2,2%, chủ yếu do tác động của nhómthuốc và dịch vụ y tế và nhóm giáo dục Mức tăng chỉ số giá tiêu dùng đã chậmdần trong những tháng cuối năm

Trang 17

Nhìn lại năm 2012, Tổng cục trưởng Tổng cục thống kê Đỗ Thức chobiết, chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 (tăng 6,81% so với cùng kỳ năm 2011) xấp xỉmức tăng 6,52% của năm 2009, thấp hơn nhiều so với mức tăng 11,75% củanăm 2010 và mức tăng 18,13% của năm 2011, nhưng lại là năm giá có nhiềubiến động bất thường Cụ thể chỉ số giá tiêu dùng tăng không quá cao vào 2tháng đầu năm (0,1% vào tháng 1 và 1,37% vào tháng 2), nhưng tăng cao nhấtvào tháng 9 với mức tăng 2,2%, chủ yếu do tác động của nhóm thuốc và dịch vụ

y tế và nhóm giáo dục Mức tăng chỉ số giá tiêu dùng đã chậm dần trong cáctháng cuối năm, điều này thể hiện tính kịp thời và hiệu quả của việc triển khaiChỉ thị số 25/CT-TTg ngày 26/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăngcường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá

Theo Tổng cục thống kê, chỉ số giá tiêu dùng cả nước năm 2013 chỉ tăng6,04%, đây là mức tăng thấp nhất trong 10 năm trở lại đây Theo đó, chỉ số giátiêu dùng tháng 12/2013 tăng 0,51% so với tháng trước và tăng 6,04% so vớicùng kỳ năm trước

Bảng 5 – Diễn biến tốc độ tăng CPI năm 2013.

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Trong các nhóm hàng hóa dịch vụ, nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng cóchỉ số giá tháng 12/2013 so với tháng trước tăng cao nhất với mức tăng 2,31%,may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,57%, hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng0,49% Các nhóm hàng hóa và dịch vụ còn lại có chỉ số giá giảm gồm: giaothông giảm 0,23%, bưu chính viễn thông giảm 0,01% Mức tăng trưởng của năm

Trang 18

tuy thấp hơn mục tiêu tăng 5,5% đề ra nhưng cao hơn mức tăng 5,25% của năm

2012 và có tín hiệu phục hồi

Bước sang năm 2014, con số lạm phát của năm đã thấp ngoài dự đoán củaTổng cục thống kê khi qua 12 tháng chỉ tăng 1,86% Đây là mức lạm phát thấphơn cả những năm 1996 – 1999

Bảng 6 – Chỉ số giá tiêu dùng năm 2014 và so sánh từ năm 2004 đến 2014.

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

So với tháng 11/2014, chỉ số giá tiêu dùng của tháng 12 tiếp tục giảm0,23%, nối tiếp xu thế tăng trưởng âm của tháng 11, đây là tháng thứ 3 liên tiếpcủa năm 2014 có chỉ số giá giảm

Theo bảng công bố của Tổng cục thống kê, chỉ có 2 nhóm giảm giá mạnh

là nhà ở, vật liệu xây dựng giảm 0,88% và nhóm giao thông giảm sâu 3,01% Xuhướng âm giá này hoàn toàn thuận chiều theo xu hướng giảm giá xăng dầu liêntục Các nhóm hàng còn lại đều tăng rất khiêm tốn dưới 0,5% như nhóm hàng ăn

và dịch vụ ăn uống chỉ tăng 0,04%, nhóm đồ uống thuốc lá tăng 0,24%, nhómgiày dép mũ nón may mặc tăng 0,5% Nhóm bưu chính viễn thông là nhóm tăngmạnh nhất nhưng cũng chỉ ở tỷ lệ 0,92%

Nhìn lại chặng đường 15 năm qua, mức lạm phát dưới 2% của Việt Namtrong năm 2014 thấp hơn cả năm 1996 là 4,5%, năm 1997 là 3,7%, năm 2002 là4%, năm 2003 là 3% So với con số lạm phát kỷ lục năm 2008, những năm trở lạiđây, lạm phát đã từng bước được kiềm chế Để đạt được điều này, các nhà lãnh

Trang 19

đạo đã phải nỗ lực sử dụng hiệu quả các biện pháp kinh tế vĩ mô, mà trong đókhông thể không kể đến những giải pháp để kiểm soát mức cung tiền của NHTW.

2.2 Các biện pháp NHTW đã áp dụng để kiểm soát mức cung tiền giai đoạn 2010 - 2014.

NHTW được biết đến như là một cơ quan vận hành đảm bảo sự ổn địnhtiền tệ và điều tiết thị trường tiền tệ Sự ổn định ở đây được xét trên khía cạnh ổnđịnh của giá cả trong nước, tỷ giá và của hệ thống thanh toán Thông thườngNHTW sẽ thực hiện vai trò của mình thông qua các công cụ CSTT, người chovay cuối cùng và hoạt động thanh tra, giám sát, điều tiết hoạt động ngân hàng TạiViệt Nam, NHNN đảm nhận vai trò như là một NHTW, và vai trò đó ngày càngđược khẳng định trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, đặc biệt

là sau năm 2008 Cùng với các chính sách kinh tế vĩ mô khác, NHNN Việt Nam

đã thực hiện điều chỉnh mức cung tiền phù hợp qua từng thời kỳ thông qua cáccông cụ của CSTT góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định nền kinh tế quốc gia

2.2.1 NHTW kiểm soát mức cung tiền năm 2010.

Trong năm 2010, góp phần vào các kết quả khả quan của kinh tế nhànước, NHNN đã điều hành CSTT chủ động, linh hoạt và thận trọng, phù hợp vớiNghị quyết Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ và bám sát tình hình thực tế, gópphần quan trọng để thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô Cụ thể là:

- Điều hành linh hoạt các công cụ CSTT (nghiệp vụ thị trường mở, táicấp vốn, hoán đổi ngoại tệ, DTBB) để tăng lượng tiền cung ứng bổ sung cho lưuthông, đáp ứng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế với tốc độ tăng 23%;

tỷ trọng tiền mặt lưu thông trong tổng phương tiện thanh toán giảm so với cácnăm trước

- Phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương triển khai Nghị định số41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nôngnghiệp và nông thôn, ban hành cơ chế khuyến khích các TCTD mở rộng cho vayvốn với lãi suất thấp hơn khu vực khác, thông qua giảm DTBB, cho vay tái cấpvốn, mở rộng mạng lưới TCTD

Trang 20

- Trong 10 tháng đầu năm, lãi suất cơ bản và lãi suất tái cấp vốn ổn định ởmức 8%/năm, kết hợp với điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở và giámsát việc thực hiện các tỷ lệ an toàn của TCTD, điều hành lãi suất huy động và lãisuất cho vay giảm dần theo chỉ đạo của Chính phủ (đến cuối tháng 10, lãi suấthuy động VND bình quân 10,44%/năm, cho vay 13,18%/năm) Hai tháng cuốinăm, NHNN điều chỉnh lãi suất cơ bản và tái cấp vốn tăng 1%/năm, kết hợpđiều hành chặt chẽ lượng tiền cung ứng, quy định trần lãi suất huy độngVND14%/năm để ổn định thị trường tiền tệ, đã làm tăng lãi suất thị trường và giảmcầu tín dụng (cuối tháng 12, lãi suất huy động VND bình quân 12,44%/năm, chovay 14,96%/năm, cho vay nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu 12-14%/năm, lãisuất thị trường nội tệ liên ngân hàng 9,5-12%/năm).

- Giám sát chặt chẽ diễn biến thị trường tiền tệ và thực hiện các giải phápđảm bảo an toàn hệ thống Hỗ trợ thanh khoản cho các NHTM, ban hành quyđịnh mới phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế và điều kiện thực tế của hệthống TCTD nước ta về tỷ lệ an toàn

2.2.2 NHTW kiểm soát mức cung tiền năm 2011.

Tuy nhiên, năm 2011, trước dự báo của các tổ chức quốc tế và tình hìnhkinh tế thế giới tăng trưởng không mấy khả quan, thậm chí còn có thể chậm hơnnăm 2010, bất ổn kinh tế vĩ mô và biến động phức tạp của thị trường tài chínhtiền tệ toàn cầu dự kiến tiếp tục gây khó khăn cho quá trình phục hồi nền kinh tếthế giới Trong khi, kinh tế trong nước đang phải đối mặt với những vấn đề nangiải như lạm phát, nhập siêu cao, tình trạng đô – la hóa trong nền kinh tế, một bộphận của khu vực tài chính (thị trường bất động sản, chứng khoán, ngoại hối…)diễn biến còn phức tạp Để tháo gỡ dần khó khăn, đồng thời góp phần thực hiệnthành công Nghị quyết số 51/2010/QH12 ngày 08/11/2010 của Quốc hội về kếhoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011, ngay từ đầu năm, Chính phủ chỉ đạosát sao các Bộ, ngành chức năng trong nền kinh tế, đặc biệt là ngành ngân hàngtập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội Chủtrương của Chính phủ được thể hiện rõ nét thông qua Nghị quyết số 02/NQ-CP

Trang 21

ngày 09/01/2011 về điều hành CSTT và đặc biệt là Nghị quyết 11/NQ-CP ngày24/02/2011 của Chính phủ.

Trên cơ sở đó, ngay từ đầu năm 2011, NHNN đã xác định mục tiêu địnhhướng trong việc điều hành CSTT là điều hành CSTT chủ động, linh hoạt vàthận trọng nhằm mục tiêu hàng đầu là kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ

mô, thực hiện mạnh mẽ các biện pháp điều hành nhằm kiểm soát tốc độ tăngtrưởng tín dụng dưới 20%, điều chỉnh cơ cấu tín dụng theo hướng tập trung vốncho sản xuất, góp phần tăng trưởng kinh tế Các công cụ CSTT và biện phápđiều hành được thực hiện phù hợp với quy định của Luật NHNN, chỉ đạo củaChính phủ và điều kiện thực tế của thị trường tài chính – tiền tệ

Quán triệt tinh thần đó, ngay từ những tháng đầu năm 2011, NHNN đãquyết liệt trong việc thay đổi chính sách điều hành, đặc biệt trong lĩnh vực quản

lý ngoại hối, công cụ lãi suất Đồng thời cũng rất chủ động, linh hoạt trong côngtác quản lý, nhằm đảm bảo tính kịp thời, thích ứng của các chính sách ban hànhphù hợp với thực tế và chỉ đạo của Chính phủ trong từng giai đoạn Chính vìvậy, sau gần nửa năm thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ, thôngqua công tác điều hành CSTT, NHNN Việt Nam cũng đã đạt được những kếtquả đáng ghi nhận, đảm bảo sự ổn định, tính thông suốt của thị trường tiền tệ,kiểm soát được lãi suất, mức tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanhtoán theo mục tiêu đã đề ra

Một trong số đó là nâng cao hiệu quả của công cụ lãi suất (đặc biệt là lãisuất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất trên thị trường mở - OMO), kếthợp hài hòa với các công cụ gián tiếp nhằm đảm bảo tính thanh khoản trong hệthống, kiểm soát được sức ép gia tăng lãi suất

Nếu năm 2008, để kiểm soát lạm phát, hạ nhiệt thị trường tín dụng, lãisuất cơ bản được sử dụng như một công cụ chính yếu với tần suất và mức độđiều chỉnh lớn, thì trong nhứng tháng đầu năm 2011, để phù hợp với tinh thầncủa Luật NHNN ban hành năm 2010 chủ yếu sử dụng lãi suất cơ bản làm công

cụ chống cho vay nặng lãi nên NHNN đã liên tục điều chỉnh tăng lãi suất tái cấp

Ngày đăng: 14/04/2016, 09:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w