II. QUY TRÌNH VÀ ĐIỀU KIỆN CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN VĂN LÂM
1. Khách hàng và điều kiện với khách hàng
1.1. Điều kiện với khách hàng vay vốn.
Thực hiện theo quy định của nhà nước và ngân hàng nhà nước về cho vay đối với khách hàng.
Thứ nhất: Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
+ Đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh phải thành lập và hoạt động theo luật doanh nghiệp được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 12/6/1999
+ Đối với cá nhân, pháp nhân nước ngoài:Theo mục b, khoản 1, điều 7, Quyế định 1627/QĐ - NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước về việc ban hành theo quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng quy định: "Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân nước ngoài
phải có năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật của nước mà pháp nhân đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là công dân, nếu pháp luật nước ngoài đó được Bộ luật dân sự nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định hoặc được điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định.
+ Đối với pháp nhân: Phải có đủ điều kiện được công nhận là pháp nhân và năng lực dân sự theo điều 94 và 96, Bộ luật dân sự nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ngày 28/10/1995. Điều 94 quy định: 1 - Được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập, thành lập, đăng ký hoặc công nhận; 2 - có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; 3- có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; 4- Nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Điều 96 quy định: 1-Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự phù hợp với mục đích hoạt động của mình. Pháp nhân phải hoạt động đúng mục đích, khi thay đổi mục đích hoạt động thì phải xin phép, đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp pháp nhân được thành lập theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì việc thay đổi mục đích hoạt động phải tuân theo quyết định của cơ quan đó.
2-Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập. Nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động, thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm đăng ký. 3- Người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo uỷ quyền của pháp nhân, nhân danh pháp nhân trong quan hệ dân sự, 4-Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân chấm dứt từ thời điểm chấm pháp nhân.
+ Đối với tổ hợp tác: Có hợp đồng hợp tác theo quy định của Bộ luật dân sự thông qua ngày28/10/1995; đại diện tổ hợp tác phải có đủ năng lực trách nhiệm dân sự và năng lực hành vi dân sự.
+ Đối với hộ gia đình, cá nhân: phải cư trú tại địa bàn quận huyện, thị xã nơi có chi nhánh của ngân hàng cho vay đóng trụ sở, đại diện cho hộ gia đình để giao dịch với ngân hàng là chủ hộ hoặc người đại diện cho chủ hộ, chủ hộ hoặc
người đại diện cho chủ hộ phải có đủ năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật dân sự, cụ thể: đại diện cho hộ gia đình phải có đủ 18 tuổi trở lên, không bị mất năng lực trách nhiệm dân sự và năng lực hành vi dân sự.
Thứ hai: Có khả năng tài chính đảm bảo khả năng trả nợ trong thời hạn cam kết.
Có vốn tự có tham gia vào dự án, phương án sản xuất, kinh doanh dịch vụ và đời sống.
Kinh doanh có hiệu quả: Có lãi, đối với khách hàng vay vốn để phục vụ nhu cầu đời sống, phải có nguồn thu ổn định để trả nợ ngân hàng. Riêng khách hàng là cán bộ công nhân viên vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống phải có ý kiến xác nhận của cơ quan quản lý lao động hoặc cơ quan quản lý và chi trả thu nhập về cán bộ công nhân viên đang thuộc cơ quan quản lý. Ngân hàng nơi cho vay có thể thoả thuận với cán bộ công nhân viên uỷ quyền cho tổ chức trả nợ cho ngân hàng từ các khoản thu nhập của mình theo cam kết trong hợp đồng tín dụng.
Không có nợ khó đòi hoặc nợ quá hạn trên 6 tháng tại ngân hàng cho vay.
Thứ ba: Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp: Khách hàng vay phải sử dụng vốn vay hoạt động kinh doanh những mặt hàng mà pháp luật không cấm hay sử dụng vào mục đích tiêu dùng phục vụ cho nhu cầu đời sống. Không sử dụng tiền vay vào những hoạt động phi pháp mà Nhà nước không cho phép.
Thứ tư: Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi kèm theo phương án trả nợ khả thi: Việc xác định phương án khả thi hay không khả thi là do các cán bộ tín dụng thẩm định. Sau khi có kết quả thẩm định ngân hàng mới quyết định, cho vay dựa trên kết quả thẩm định.
Thứ năm: Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của chính phủ, của thống đốc ngân hàng Nhà nước và ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam: Đối với doanh nghiệp nhà nước là đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc của pháp nhân, ngoài các điều kiện trên phải có các điều kiện sau: Đơn vị phải có giấy uỷ quyền vay vốn của pháp nhân. Nội dung
giấy uỷ quyền phải thể hiện được mức tiền vay vốn cao nhất, thời hạn vay vốn, mục đích vay vốn và cam kết trả nợ thay khi đơn vị phụ thuộc không trả được.
* Những trường hợp không được vay vốn: Theo quyết định số 1627/QĐ - NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng quy định tại điều 19:"Tổ chức tín dụng không được cho vay đối với khách trong các trường hợp sau:
+ Thành viên của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc của NHNo Việt Nam.
+ Cán bộ, nhân viên của NHNo Việt Nam thực hiện nhiệm vụ thẩm định, quyết định, quyết định cho vay.
+ Bố mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc NHNo Việt Nam.
+ Vợ (chồng), con của giám đốc, phó giám đốc Sở giao dịch chi nhánh các cấp.
1.2. Thực trạng của khách hàng ở Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Văn Lâm - Hưng Yên nông thôn huyện Văn Lâm - Hưng Yên
Trong những năm gần đây phạm vi hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT thôn huyện Văn Lâm ngày càng được mở rộng, mọi tổ chức cá nhân đều có thể là khách hàng.
Tính từ khi bắt đầu thành lập và hoạt động ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Văn Lâm năm 1999 đã có nhiều khách hàng đến vay vốn để sản xuất kinh doanh… Nhưng tỷ lệ nợ quá hạn của khách hàng là nhỏ và ngày càng không còn tình trạng nợ quá hạn, tới năm 2001,2002 dư nợ tăng một cách đáng kể đặc biệt như một số công ty như công ty An Thành có dư nợ là 36 tỷ đồng, công ty Hồng Hà 18 tỷ, công ty Linh Châu 3,6 tỷ …
Dư nợ đối với doanh nghiệp quốc doanh chiếm tỷ trọng khá lớn, nhưng các doanh nghiệp hầu như đều có phương án sản xuất kinh doanh khả thi nên đều trả nợ một cách sòng phẳng, đúng hạn. Tuy nhiên một số doanh nghiệp còn gặp khó khăn do máy móc kỹ thuật chưa được đầu tư đồng bộ, mẫu mã sản
phẩm chưa phù hợp… do vậy không đảm bảo trả nợ đúng hạn cho NHNo&PTNT huyện Văn Lâm.
Khách hàng vay là hộ gia đình tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Văn Lâm chủ yếu vay để sản xuất tiểu thủ công nghiệp, tiêu biểu như làng nghề thủ công Minh Khai - Xã Như Quỳnh và Xóm Cầu - Xã Lạc Đạo. Cho vay tiêu dùng chủ yếu là cán bộ công nhân viên chức. Cho vay hộ sản xuất cũng phát triền vì vị trí của Huyện là thuận lợi cho sự phát triển sản xuất kinh doanh nhiều ngành nghề.