Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Văn Lâm

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về bảo đảm tiền vay bằng tài sản trong hoạt động tín dụng ngân hàng, thực tiễn áp dụng tại NHNo & PTNT huyện Văn Lâm (Trang 38 - 41)

I. TỔNG QUAN VỀ NHN0 & PTNT HUYỆN VĂN LÂM HƯNG YÊN

3. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Văn Lâm

triển nông thôn huyện Văn Lâm

3.1. Những thành tựu đạt được trong năm 2002.

* Công tác huy động vốn: 162,3 tỷ VND, tăng 188% (105,9 tỷ) so với đầu năm 2001.Trong đó.

+ Nguồn vốn ngoại tệ: 5963,3 nghìn VNĐ tương đương 86,5tỷ VND, tăng 67% so với năm 2001 chiếm 54% tổng nguồn vốn.

+ Nguồn vốn nội tệ: 75,8 tỷ VND, tăng 110,3%so với năm 2001, chiếm tỷ trọng 46% tổng nguồn vốn.

- Cơ cấu nguồn vốn phân theo kỳ hạn:

+ Không kỳ hạn: 37,2 tỷ VND, chiếm tỷ lệ 23% tổng nguồn vốn.

+ Kỳ hạn dưới 12 tháng: 66,4tỷ VND, chiếm tỷ trọng 41% tổng nguồn vốn.

+ Kỳ hạn trên 12 tháng : 58,7 tỷ VND, chiếm tỷ lệ 36%tổng nguồn vốn. - Cơ cấu nguồn vốn phân theo thành phần kinh tế:

+ Tiền gửi dân cư: 64,5 tỷ VND, chiếm 39,72% tổng nguồn vốn.

+ Tiền gửi của các đơn vị: 97,8 tỷ VND, chiếm tỷ lệ 60,28% tổng nguồn vốn.

*Công tác tín dụng:

- Doanh số cho vay (quy về VND): 40,5 tỷ VND, tăng 18,2 tỷ đồng so với năm 2001(tăng 81%).

- Doanh số thu nợ: 32,1 tỷ VND, trong đó nợ quá hạn 0,41tỷ VND.

- Tổng dư nợ đến 31/12/2002: 23,6 tỷ VND, tăng 5,3 tỷ so với năm 2001 (tăng 29%).

- Nợ quá hạn đến 31/12/2000: 0,85 tỷ VND, chiếm 3,6% tổng dư nợ, giảm 17,7% so với 31/12/2001.

* Kinh doanh ngoại tệ:

- Doanh số mua 45,92triệu USD - Doanh số bán 48,72triệuUSD

loại ngoại tệ khác nhau cho chi nhánh và khách hàng với tỷ giá cạnh tranh. Thu nhập từ hoạt động mua bán ngoại tệ 2002đạt 1,01 tỷ đồng, tăng 12,4% so với năm 2001.

* Thanh toán quốc tế.

Doanh số thanh toán quốc tế phục vụ khách hàng của ngân hàng nông nghiệp năm 2002 như sau:

+ Mở L/C : 284 món, trị giá 6,9 triệu USD

+ Thanh toán L/C: 344 món, trị giá 5,68 triệu USD + Chuyển tiền: 614 món, trị giá 3,4 triệu USD + Nhờ thu: 31món, trị giá 0,2 triệu USD

+ Thanh toán nhờ thu: 41 món, trị giá 0,23 triệu USD +Thông báo L/C: 34 món, trị giá 0,04 triệu USD + Đòi tiền L/C: 7 món, trị giá 0,09triệu USD + Chuyển tiền đến: 62 món, trị giá 2,76 triệu USD + Thanh toán kiều hối: 89 món, trị giá 0,43 triệu USD + Bảo lãnh ký quỹ 100%: 10món, trị giá 0,0758 triệu USD * Kết quả kinh doanh:

Tổng thu 12.623,8 triệu VND, tặng 1% so với năm 2001 Tổng chi: 9.561,3 triệu VND, bằng 94% so với năm 2001

3.2. Kết quả hoạt động cho vay.

Kết quả hoạt động cho vay năm 2001- 2002 Đơn vị:tỷ đồng

Chỉ tiêu Mức đạt Mức tăng giảm % tăng /giảm

2001 2002 2001 2002 2001 2002

Doanh số cho vay 22,262 40,4658 +5,9 +18,2038 +35 +81,77

Doanh số thu nợ trong đó doanh số thu nợ quá hạn 23,027 2,14 33,095 4,1 10,7 +9,2818 +86,9 +40,31 Dư nợ đến 31/12- trong đó dư nợ cho vay nội tệ 18,3 6,6 23,6076 15,4 -2,5 +1,3 +5,3076 +8,8 -12 +37 +29 +133 Nợ quá hạn đến 31/12 3,97 0,8562 -0,0424 -3,1138 -1,22 -78,13 Tỷ lệ nợ quá hạn 21,69% 3,63% +21,48% -18,069

Hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Văn Lâm - Hưng Yên trong hai năm trở lại đâyđã đạt được kết quả đáng khích lệ.

Nhìn vào bảng ta thấy: năm 2001, doanh số cho vay đạt 22,262 tỷ đồng tăng 5,9 tỷ (35%) so với năm 2000. Doanh số thu nợ đạt 23,077 tỷ đồng, tăng 10,7tỷ đồng (86,9%) so với năm 2000, trong đó thu nợ quá hạn 2,14 tỷ chiếm 9,6 tổng doanh số thu nợ. Dư nợ đến 31/12/2001 đạt 18,3 tỷ đồng, giảm so với 31/12/2001 là 2,5 tỷ đồng (giảm12%). Trong đó, dư nợ cho vay nột tệ đạt 6,6 tỷ đồng, tăng 1,8tỷ đồng (tăng 37%) so với năm 2000, chiếm 36% tổng dư nợ (mặc dù giảm 1,22% so với 31/12/2000) nhưng chủ yếu là nợ quá hạn của các khoản vay ngoại tệ từ năm 2000 trở về trước. Các khoản vay năm 2001 phát sinh nợ quá hạn là 0,71tỷ đồng, đã thu nợ ngay trong năm, còn lại nợ quá hạn đến 31/12/2001 là0,03 tỷ đồng. Cho vay bằng nội tệ không phát sinh nợ quá hạn.

Như vậy, trong năm 2001 - nhìn chung ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Văn Lâm có sự tăng trưởng so với năm 2000.

Đến năm 2002, công tác tín dụng đã có nhiều chuyển biến tích cực thể hiện ở doanh số cho vay tăng 81,77% so với năm 2001, dư nợ cho vay tăng

29% so với đầu năm; các khoản vay trong năm đảm bảo an toàn, có hiệu quả, không phát sinh nợ quá hạn. Nợ quá hạn đến 31/12/2002 chỉ còn 0,8562 tỷ (tỷ lệ nợ quá hạn là 3,63% so với tổng số dư nợ), giảm 3,1183tỷso với 31/12/2001 (giảm 17,8%).

Việc thực hiện chiến lược khách hàng đã bước đầu đạt kết quả, 6 tháng đầu năm ngân hàng đã thu hút thêm được nhiều khách hàng mới như công ty Linh Châu, Mạnh Đàm, Hoàng Giang… Số khách hàng này có dư nợ vay chưa cao nhưng là những khách hàng có hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, tài chính lành mạnh. Bên cạnh có ngân hàng còn phân loại khách hàng để làm cơ sở áp dụng chế độ ưu đãi khách hàng loại A và việc mở rộng đầu tư tín dụng chủ yếu tập trung vào các đơn vị này.

Việc xử lý tồn tại tín dụng đã có những kết quả đáng khích lệ và những bước đi cụ thể thích hợp.

Vậy có thể nói rằng, hoạt động cho vay của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện đã có những kết quả đáng ghi nhận.

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về bảo đảm tiền vay bằng tài sản trong hoạt động tín dụng ngân hàng, thực tiễn áp dụng tại NHNo & PTNT huyện Văn Lâm (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w