Đối với nội dung của hợp đồng bảo đảm

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về bảo đảm tiền vay bằng tài sản trong hoạt động tín dụng ngân hàng, thực tiễn áp dụng tại NHNo & PTNT huyện Văn Lâm (Trang 63 - 64)

II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 1 Đối với hồ sơ

1.2. Đối với nội dung của hợp đồng bảo đảm

Theo điều 11, nghị định 165/1999/NĐ - CP về giao dịch bảo đảm quy định: “hợp đồng thế chấp, cầm cố tài sản phải có các nội dung chủ yếu sau”.

+ Nghĩa vụ được bảo đảm + Mô tả tài sản bảo đảm

+ Giá trị của tài sản cầm cố, thế chấp nếu các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

+ Bên giữ tài sản cầm cố, thếp chấp. + Quyền và nghĩa vụ của các bên.

+ Các trường hợp xử lý và phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp. + Các thoả thuận khác.

Vấn đề vướng mắc ở điều khoản “các thoả thuận khác”. Bởi vì điều 401 – Bộ luật dân sự quy định: “nội dung chủ yếu của hợp đồng là những điều khoản đó, thì hợp đồng không thể giao kết được”. Như vậy, nếu một giao dịch bảo

đảm mà thiếu 1 trong 7 điều khoản chủ yếu trên, thì coi như chưa có hợp đồng, hay nói cách khác giao kết đó bị coi là vô hiệu. Ở đây, “các thoả thuận khác” cũng là những điều khoản cơ bản, chủ yếu của hợp đồng bảo đảm. Có thể nói rất khó xác định cụ thể là những thoả thuận gì để đưa vào hợp đồng bảo đảm. Không lẽ, nếu các bên không đưa “các thoả thuận khác” vào hợp đồng đảm bảo, vì có thể không thấy cần thiết, thì hợp đồng vô hiệu hay sao? Quy định này thật vô lý và rất khó cho bên nhận bảo đảm. Bởi lẽ, trong trường hợp khách hàng vay cố ý lừa đảo hoặc không thế hoàn trả nợ, họ sẽ không cho tổ chức tín dụng cho vay tiến hành xử lý tài sản bảo đảm với lý do hợp đồng này vo hiệu vì không có đủ các điều khoản chủ yếu. Và trong trường hợp đó bên bị thiệt chính là các tổ chức tín dụng cho vay.

Vậy để đảm bảo quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ hợp đồng tín dụng, đồng thời ngăn ngừa và phòng tránh rủi ro có thể xảy ra từ những lý do trên, tôi đề nghị nên sửa lại điều 11, Nghị định 165/1999/NĐ - CP về giao dịch bảo đảm như sau: “Hợp đồng thế chấp, cầm cố tài sản có các nội dung chủ yếu sau:

+ Nghĩa vụ được bảo đảm + Mô tả tài sản bảo đảm

+ Giá trị của tài sản cầm cố, thế chấp nếu các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

+ Bên giữ tài sản cầm cố, thế chấp. + Quyền và nghĩa vụ của các bên.

+ Các trường hợp xử lý và phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp. + Ngoài những nội dung chủ yếu trên, trong hợp đồng bảo đảm có thể có các nội dung khác do các bên thoả thuận”.

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về bảo đảm tiền vay bằng tài sản trong hoạt động tín dụng ngân hàng, thực tiễn áp dụng tại NHNo & PTNT huyện Văn Lâm (Trang 63 - 64)

w