III. THỰC TIỄN TRONG CÔNG TÁC CHO VAY CÓ BẢO ĐẢM TẠI NHNO VÀ PTNT HUYỆN VĂN LÂM HƯNG YÊN
2. Cho vay có bảo đảm bằng hình thức thế chấp
2.1. Tổng quan về cho vay có bảo đảm bằng hình thức thế chấp tại NHNo&PTNT huyện Văn Lâm NHNo&PTNT huyện Văn Lâm
Hiện nay, dư nợ đối với cho vay có bảo đảm theo phương thức thế chấp chiếm tỷ lệ tương đối trong tổng dư nợ tại NHNo&PTNT huyện Văn Lâm, khách hàng đa số là các cá nhân, hộ gia đình và đối tượng làm bảo đảm tiền vay chủ yếu là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền trên đất. Bên vay vốn (bên thế chấp) giao bản gốc giấy tờ quyền sử dụng đất (sở hữu tài sản là bất động sản) của mình cho bên nhận thế chấp (NHNo & PTNT huyện Văn Lâm) để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Hợp đồng thế chấp tài sản được lập dưới hình thức văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính, mỗi bên giữ một bản.
Đối tượng thế chấp tại NHNoPTNT huyện Văn Lâm chủ yếu là nhà ở, tài sản gắn liền trên đất như dây chuyền sản xuất, nhà kho, cửa hàng đối tượng là quyền sử dụng đất.
Ngoài tài sản nhà ở và quyền sử dụng đất, tài sản bảo đảm là hàng hoá cũng chiếm tỷ trọng tương đối cao (từ 10% -15%). Đối tượng khách hàng sử dụng hàng hoá và phương tiện vận tải làm thế chấp chủ yếu là các doanh nghiệp, công ty tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn nhằm bổ sung vốn lưu động hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh.
Tài sản đem thế chấp tại NHNo &PTNT huyện Văn Lâm phải có đủ điều kiện sau: Phải thuộc quyền sở hữu (hoặc quyền sử dụng đối với đất đai) của khách hàng. Trong trường hợp pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản; tài sản không bị ràng buộc vào các khoản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh tại các tổ chức tín dụng khác, Tài sản không có tranh chấp, phong toả, đang làm thủ tục giải thể hoặc phá sản; Dễ dàng mua bán, trao đổi trên thị trường. Đối với tài sản thế chấp phải mua bảo hiểm thì người thụ hưởng phải là NHNo & PTNT huyên Văn Lâm.
trong hợp đồng, như gán nợ cho bên nhận bảo đảm tài sản đó; tự đấu giá hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền bán đấu giá. Đối với những tài sản của doanh nghiệp nhà nước mà pháp luật quy định phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thế chấp, thì khi xử lý phải có ý kiến của cơ quan nhà nước đó. Trong một số trường hợp có tranh chấp thì NHNo&PTNT huyện Văn Lâm yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết hoặc khởi kiện tại toà án. Phương thức xử lý tài sản khá đơn giản, giảm bớt các chi phí trung gian. Mặt khác việc đa dạng hoá các phương thức xử lý tài sản bảo đảm là điều kiện cho phép các bên có thể tìm ra phương thức phù hợp nhất, đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Tuy nhiên trên thực tế là giá cả của tài sản bảo đảm luôn biến động, có thể đánh giá tại thời điểm khách hàng vay vốn thì giá ở mức cao hơn khi phát mại do vậy gây khó khăn cho việc thu hồi vốn.
2.2. Thực tế với một hợp đồng có bảo đảm bằng hình thức thế chấp.
- Xét tư cách pháp lý của bên thế chấp. Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp
Tên công ty: Công ty tư nhân linh châu.
Trụ sở chính: Đình Dù - Văn Lâm - Hưng Yên
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0197000165 do phòng đăng ký kinh doanh - Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hưng Yên cấp ngày 06/07/1997.
Người đại diện: Ông Ngô Quang Phúc.
Số chứng minh nhân dân: 143034881 cấp ngày 1/3/1996.
Vậy công ty tư nhân Linh Châu đã thoả mãn đầy đủ các điều kiện để trở thành chủ thể của quan hệ thế chấp trong hợp đồng tín dụng.
Phương thức cho vay: Giao một lần với số tiền là: 3.600 triệu Mục đích sử dụng tiên vay: Xây nhà xưởng và nhà khách.
Hình thức bảo đảm tiền vay: Bảo đảm tiền vay bằng tài sản theo phương thức thế chấp (có hợp đồng thế chấp riêng về quyền sử dụng đất).
Về tài sản thế chấp gồm: Mảnh đất cạnh đường năm có diện tích 12000m2
thuộc quyền sử dụng của công ty Linh Châu.
Linh Châu đã đề nghị trưởng phòng tín dụng và giám đốc NHNo & PTNT huyện Văn Lâm cho vay số tiền là 3,6 tỷ đồng. Hiện nay công ty tư nhân Linh Châu (kinh doanh vàng bạc) đã trả hết nợ và tiếp tục vay vốn của NHNo & PTNT huyện Văn Lâm.