Chế độ pháp lý về bảo đảm tiền vay bằng tài sản theo hình thức bảo lãnh

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về bảo đảm tiền vay bằng tài sản trong hoạt động tín dụng ngân hàng, thực tiễn áp dụng tại NHNo & PTNT huyện Văn Lâm (Trang 27 - 30)

bảo lãnh

4.1. Bản chất của bảo lãnh

Trong quan hệ hợp đồng tín dụng ngân hàng, bảo lãnh cũng được coi là một biện pháp bảo đảm tiền vay. Điều 2, Quy chế thế chấp, cầm cố tài sản và bảo lãnh vay vốn ngân hàng kèm theo quyết định số 217/QĐ - NH1 thông qua ngày 17/8/1996, thì bảo lãnh vay vốn ngân hàng là việc người thứ ba (bên bảo lãnh) cam kết với bên cho vay (bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghiã vụ trả nợ thay cho bên vay vốn (bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thanh toánmà người bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trả nợ của mình, bên bảo lãnh thực hiện việc bảo lãnh bằng tài sản thuộc sở hữu của mình trên cơ sở cầm cố hoặc thế chấp tài sản.

Qua khái niệm vừa nêu chúng ta có thể thấy rằng bảo lãnh là một hình thức bảo đảm làm phát sinh quan hệ bảo lãnh) đứng ra bảo đảm bằng tài sản thuộc sở hữu của mình, về việc thực hiện nghĩa vụ thay cho người bảo lãnh. Điều đáng nói ở đây không phải là việc chỉ cần xác nhận bảo lãnh của người thứ ba mà điều quan trọng hơn là bên thứ ba phải thực hiện bảo lãnh bằng khả năng tài sản của mình để bảo đảm cam kết thực hiện nghĩa vụ với người nhận bảo lãnh về cam kết giữa người được bảo lãnh và người nhận bảo lãnh.Theo quy định của pháp luật hiện hành, thì bên thứ ba phải thực hiện cầm cố hoặc thế chấp tài sản cho bên nhận bảo lãnh tương tự như các quy định về cầm cố,thế chấp đã nêu ở phần trước. Trong trường hợp bên được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã cam kết mà bên bảo lãnh cũng không thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình thì bên nhận bảo lãnh có quyền xử lý tài sản chấp, cầm cố để thực hiện nghĩa vụ mà bên

được bảo lãnh đã vi phạm.

4.2.Chủ thể trong quan hệ bảo lãnh

Trước khi Bộ luật dân sự, có hiệu lực thốngđốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành quy chếvề nghiệp vụ bảo lãnh của các ngân hàng. Theo đó bảo lãnh là một doanh nghiệp mang tính nghiệp vụ của các ngân hàng.Chính vì thế, các ngân hàng đóng vai trò là những người bảo lãnh, còn người được bảo lãnh và người nhận bảo lãnh là các doanh nghiệp. Ngoài ngân hàng ra, các chủ thể khác chưa được thừa nhận là những người bảo lãnh trong quan hệ bảo lãnh. Do vậy, trong nhiều trường hợp các tổ chức cá nhân có nhu cầu vay vốn nhưng không thực hiện được các biện pháp bảo lãnh nên không vay được vốn để sản xuất kinh doanh. Vì vậy cơ hội kinh doanh của cả ngân hàng và khách hàng đều bị bỏ qua.

Trong lĩnh vực ngân hàng, để đáp ứng nhu cầu nội tại của quan hệ cung cầu về vốn trong nền kinh tế, biện pháp bảo lãnh đã được quy định cụ thể trong quy chế thế chấp, cầm cố và bảo lãnh vay vốn ngân hàng ngày 17/8/1996 quy định về quan hệ bảo lãnh như sau: Người bảo lãnh trong quan hệ tín dụng ngân hàng là các tổ chức, cá nhân có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi theo quy định của pháp luật. Còn người nhận bảo lãnh là các tổ chức tín dụng.

4.3. Nội dung và hình thức bảo lãnh

Nội dung của bảo lãnh trong quan hệ hợp đồng tín dụng ngân hàng là việc bên bảo lãnh đứng ra cam kết bằng tài sản thuộc sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thay thế cho người được bảo lãnh đối với tổ chức tín dụng, nếu người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán của mình.

Phạm vi bảo lãnh ở đây có thể là toàn bộ hoặc một phần khoản vat (gồn nợ gốc, lãi và tiền phạt nếu có). Nhiều bên có thể thực hiện bảo lãnh cho một người để thực hiện hợp đồng tín dụng, mỗi bên được thực hiện bảo lãnh một phần khoản nợ vay và phải ký một hợp đồng bảo lãnh độc lập. Một người cũng có thể hợp đồng độc lập, khi thực hiện bảo lãnh, bên bảo lãnh phải dùng tài sản của mình để cầm cố, thế chấp cho bên nhận bảo lãnh. Khi đã thiết lập quan hệ

bảo lãnh, các bên có những quyền và nghĩa vụ sau: Quyền của bên bảo lãnh:

(+) Kiến nghị bên nhận bảo lãnh tiến hành kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng vay nếu cần thiết;

(+) Nhận lại giấy tờ và tài sản thế chấp, cầm cố (nếu việc bảo lãnh có thoả thuận việc cầm cố, thế chấp;

(+) Yêu cầu bên nhận bảo lãnh hoàn trả tiền nợ mà mình đã trả nợ thay. nghĩa vụ của bên bảo lãnh.

(+) Đôn đốc bên được bảo lãnh trả nợ đúng hạn cho ngân hàng;

(+) Thực hiện nghĩa vụ trả nợ, lãi, tiền phạt (nếu có) thay cho bên được bảo lãnh nếu khi đến hạn trả nợ mà bên vay vốn không hoàn thành nghĩa vụ như đã thoả thuận;

Quyền của bên nhận bảo lãnh:

(+) Yêu cầu bên bảo lãnh có biện pháp đôn đốc bên bay vốn hoàn thành nghĩa vụ bảo lãnh thực hiện bảo lãnh khi bên vay vốn vi phạm nghĩa vụ trả nợ;

(+) Được quyền yêu cầu đấu giá tài sản hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền đấu giá tài sản thế chấp, cầm cố của bên bảo lãnh, nếu bên này vi phạm nghĩa vụ đã thoả thuận.

(+) Về hình thức bảo lãnh: Việc thiết lập quan hệ bảo lãnh phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Hợp đồng bảo lãnh phải được cơ quan công chứng nhà nước chứng nhận hoặc chứng thực của uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền.

Hợp đồng bảo lãnh phải có các nội dung sau: (+) Họ và tên, địa chỉ của các bên;

(+) Họ tên của người đại diện hợp pháp của các bên;

(+) Số hiệu tài khoản tiền gửi của bên bảo lãnh tại ngân hàng (+) Số, ngày, tháng, năm, khế ước vay nợ của bên được bảo lãnh;

(+) Số, ngày, tháng, năm hợp đồng cầm cố, thế chấp tài sản (nếu có thoả thuận cầm cố hoặc thế chấp);

(+) Cam kết của các bên về việc thực hiện hợp đồng bảo lãnh; (+) Phương thức xử lý hợp đồng;

4.4. Xử lý tài sản bảo lãnh

Được áp dụng như đối với tài sản cầm cố, thế chấp.

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về bảo đảm tiền vay bằng tài sản trong hoạt động tín dụng ngân hàng, thực tiễn áp dụng tại NHNo & PTNT huyện Văn Lâm (Trang 27 - 30)

w