1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công tác xã hội đối với người nghèo từ thực tiễn các khu tái định cư trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

132 611 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 132
Dung lượng 1,93 MB

Nội dung

2. Tình hình nghiên cứu đề tài Nghiên cứu về nghèo đói, công tác xóa đói giảm nghèo và công tác xã hội đối với đói tượng nghèo đói là lĩnh vực thu hút nhiều nhà nghiên cứu, các học giả trong và ngoài nước quan tâm. Trong phạm vi nghiên cứu luận văn này, tác giả lựa chọn và phân tích một số công trình nghiên cứu, bài viết, tạp chí tiêu biểu. Thứ nhất, công trình nghiên cứu, bài viết liên quan đến người nghèo nói chung Nghiên cứu: “Xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam” của UNDP ( 1995). Điểm nổi bật trong nghiên cứu này là đã làm rõ được nguyên nhân gây ra đói nghèo ở Việt Nam và phân tích tác động của các nhóm giải pháp được thực hiện tương ứng với các nguyên nhân. Trong đó, một số chính sách XĐGN như: chính sách đất đai, chính sách tín dụng ưu đãi, chính sách xây dựng CSHT cũng được đánh giá khá chi tiết. Có thể nói, trong giai đoạn này các nghiên cứu trên đều có một điểm chung là đã đề cập đến một số chính sách liên quan trực tiếp đến XĐGN và các kết quả nghiên cứu đó đã góp phần quan trọng cho chính phủ Việt Nam trong xây dựng chương trình XĐGN giai đoạn 1998 2000. Sau khi triển khai chương trình XĐGN (giai đoạn 19982000), với hệ thống các chính sách trực tiếp tác động đến người nghèo, một loạt các nghiên cứu của các tổ chức phi chính phủ được thực hiện với mục tiêu tiếp tục hỗ trợ chính phủ Việt Nam xây dựng chương trình XĐGN giai đoạn tiếp theo. Nghiên cứu: “Về phương pháp đánh giá tác động của chính sách XĐGN và xây dựng chiến lược XĐGN đến năm 2010” của tác giả Trần Thị Vân Anh thực hiện năm 2003. Theo tác giả, việc đánh giá kết quả thực hiện chính sách giảm nghèo đã được dựa trên các nguồn dữ liệu phong phú, đa dạng do các nhà khoa học, điều tra nghiên cứu được, kết hợp với các nguồn thông tin thu thập trực tiếp từ người nghèo và cộng đồng nghèo. Bên cạnh đó, tác giả cũng phát hiện có những trường hợp chính sách đã không được đánh giá đầy đủ do những người thực hiện thường thiên về trình bày thành tích mà thiếu sự phân tích các vấn đề tồn tại; quan tâm nhiều hơn đến các hoạt động cụ thể mà thiếu chú ý đến các vấn đề có tính cơ chế, chính sách; quan tâm nhiều đến các ngành, các lĩnh vực chuyên biệt mà ít coi trọng các vấn đề ở tầm vĩ mô chung. Luận án tiến sĩ: “Tài chính vi mô hỗ trợ xóa đói giảm nghèo tại tỉnh Đồng Nai đến năm 2020” của tác giả Lê Kiên Cương thực hiện năm 2013. Tác giả cho rằng: tài chính vi mô là một hướng quan trọng trong công cuộc XĐGN của Tỉnh; Phát triển tài chính vi mô hỗ trợ XĐGN là trách nhiệm của các cấp, các ngành, đoàn thể và toàn dân tỉnh Đồng Nai; Phát triển tài chính vi mô cần phải có trọng điểm, phát triển dần từ nhỏ đến lớn, phù hợp với điều kiện mỗi vùng; Phát triển tài chính vi mô tập trung trước tiên tại những cộng đồng còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế. Phát triển tài chính vi mô hỗ trợ XĐGN hướng tới mục tiêu kinh tế và xã hội; Góp phần vào tăng trưởng kinh tế; Tạo thêm công ăn việc làm; Nâng cao thu nhập của người nghèo; Đảm bảo an sinh xã hội, trợ giúp người nghèo có thể vươn lên bằng chính sức lực của mình. Tác giả đưa ra một số giải pháp thực hiện: Xây dựng các tổ chức tài chính vi mô bán chính thức; Khuyến khích sự mở rộng các chi nhánh tài chính vi mô của tỉnh bạn; Phát triển tổ chức tài chính vi mô chính thức: Liên doanh với một số ngân hàng Tài chính vi mô quốc tế. Nghiên cứu gợi mở cho đề tài luận văn về vai trò của tài chính vi mô trong việc giảm nghèo cũng như cách thức trợ giúp các hộ nghèo tại khu tái định cư tiếp cận với các nguồn tài chính vi mô hiện nay. Nghiên cứu: “Thực trạng đời sống kinh tế xã hội các hộ gia đình sau tái định cư: vấn đề và giải pháp” của tác giả Lê Văn Thành thực hiện năm 2008. Đây là công trình nghiên cứu đời sống “hậu tái định cư” của các hộ gia đình tại TP. HCM chịu ảnh hưởng hoàn toàn bởi các dự án phát triển, theo các diện tái định cư theo chương trình của Nhà nước (nhận nền nhà và nhận chung cư) và tái định cư nhận tiền tự lo nơi ở mới. Đề tài cũng tìm hiểu tất cả những vấn đề liên quan đến cuộc sống của người dân như: việc làm và thu nhập của người dân, việc học hành của con em hộ tái định cư, điều kiện nhà ở và các điều kiện sinh hoạt khác, mối quan hệ với cộng đồng dân cư nơi ở mới và sự hỗ trợ của chính quyền địa phương. bên cạnh những nét tương đồng đó, đề tài nghiên cứu này còn có khá nhiều điểm mới và khác so với các công trình nghiên cứu trước. Nghiên cứu: “Thực trạng và các chính sách giải pháp, biện pháp trong việc bồi thường giải tỏa và tái định cư trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình thực hiện quy hoạch pháp triển kinh tế xã hội Thành phố” của tác giả Phạm Xuân Bình, 2000, đề cập đến một số vấn đề sau: thực trạng thực trạng công tác quy hoạch công tác giải tỏa bồi thường và giải quyết định cư, việc làm và đời sống); Nguyên tắc chung của bồi thường giải tỏa; Giá bồi thường đất và nhà; Những giải pháp về tổ chức định cư; Một số chính sách về tái định cư; Giải quyết việc làm các đối tượng bị giải tỏa; Các giải pháp về quản lý.

Trang 1

MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài

Thế kỷ XXI, đánh dấu sự tiến bộ vượt bậc của xã hội loài người về sự phát triểnkinh tế, chính trị, văn hóa-xã hội và khoa học công nghệ Với những thành tựu đó, thế giớiđang hy vọng hướng đến một cuộc sống ấm no, hòa bình và phát triển cho tất cả mọingười, ở các quốc gia khác nhau Song con đường để đến với mục tiêu này thực sự khókhăn và có nhiều yếu tố cản trở, một trong những cản trở lớn nhất có lẽ là vấn đề nghèođói Nghèo đói vẫn còn, thậm chí quy mô và mức độ của nó ngày càng lớn, phạm vi ngàycàng mở rộng, kể cả những quốc gia có nền kinh tế phát triển cao Theo số liệu thống kêcủa Ngân hàng Thế giới (WB), năm 1981, trên thế giới có 1,5 tỉ người nghèo tương ứngvới 40% dân số thế giới, năm 1993, số người nghèo là 1,314 tỉ người tương ứng với 29%dân số thế giới, đến 2001 có 1,1 tỷ người (tương ứng với 21% dân số thế giới) có thunhập ít hơn 1 đô la Mỹ tính theo sức mua địa phương và vì thế được xem là rất nghèo.Phần lớn những người nghèo này sống tại Châu Phi, Châu Á Trong khi nhờ vào tăngtrưởng kinh tế tại nhiều vùng của Châu Á, tỷ lệ người nghèo giảm xuống rõ rệt (từ 58%xuống còn 16% tại Đông á) thì con số những người nghèo nhất lại tăng lên ở Châu Phi(gần gấp đôi từ 1981 đến 2001 phía Nam sa mạc Sahara) Tại Đông Âu và Trung Á con

số những người nghèo nhất đã tăng lên đến 6% dân số năm 2004 Nếu như đặt ranh giớinghèo là 2 đô la Mỹ mỗi ngày thì có tổng cộng là 2,7 tỉ người nghèo, gần một nửa dân số

thế giới [Theo thống kê của ngân hàng thế giới, 04/2004] Nghèo đói gia tăng đã cản trở

đến mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, những bất ổn về quan hệ xã hội trong phạm vi từngquốc gia nói riêng và thế giới nói chung Do đó, giải quyết đói nghèo là yêu cầu mang tínhquyết định, là thước đo đánh giá sự tiến bộ của các quốc gia

Việt Nam thuộc khu vực Châu Á với dân số hiện nay hơn 90 triệu người, trong

đó có 80% sống ở vùng nông thôn và các vùng hẻo lánh Dân số đông đúc, chủ yếusống bằng nghề nông nghiệp, cùng với những tác động từ yếu tố lịch sử dân tộc và trênthế giới mà hiện nay chúng ta vẫn là quốc gia nghèo Theo thống kê của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội năm 2012, tổng số hộ nghèo cả nước 2.149.110 hộ nghèo,chiếm 9,60%, 1.469.727 hộ cận nghèo chiếm 6,57% [23, tr 15] Nghèo đói ở ViệtNam tập trung ở nhiều khu vực khác nhau trong cả nước, trong đó tập trung chủ yếu ởcác vùng nông thôn, đặc biệt là ở các vùng miền núi Nghèo đói kéo theo nhiều hệ quảtiêu cực khác nhau, là nhân tố chính cản trở sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước

Do đó, công cuộc xóa đói giảm nghèo ở nước ta luôn được Đảng và Nhà nước quan

Trang 2

tâm với chủ trương để tất cả mọi người dân “Ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng đượchọc hành”, “coi đói nghèo như là một loại giặc như giặc ngoại xâm” như lời của Chủtịch Hồ Chí Minh đã dặn Điều này được thể hiện thông qua các chương trình, kếhoạch, biện pháp và các chính sách cụ thể như: chương trình 134, 135; chương trình

hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững (chương trình 30a) cùng với nhiều chươngtrình giảm nghèo khác đã, đang được triển khai thử nghiệm tại một số địa phươngmang lại hiệu quả cao đã góp phần giảm tỷ lệ nghèo đói trong cả nước Trong Báo cáo

"Khởi đầu tốt nhưng chưa phải đã hoàn thành: Thành tựu ấn tượng của Việt Nam vềgiảm nghèo và những thách thức mới" của Ngân hàng thế giới ngày 24/1/2013, cũngghi nhận: Trong vòng 20 năm (1990-2010), tỷ lệ nghèo ở Việt Nam đã giảm từ gần60% xuống còn 20,7% với khoảng hơn 30 triệu người thoát nghèo Tính đến năm

2012, đã có 500 nghìn lượt hộ nghèo được hỗ trợ về nhà ở, 542 triệu lượt người được

hỗ trợ bảo hiểm xã hội Điều kiện sống của người nghèo được cải thiện Tỷ lệ hộnghèo và các huyện nghèo giảm nhanh, hoàn thành vượt mục tiêu Quốc hội đề ra từ14,2% (năm 2010) xuống còn 9,6% (năm 2012)

Thành phố Quy Nhơn nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Bình Định, chiếm một vịthế hết sức quan trọng, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội của tỉnh BìnhĐịnh với dân số hiện nay khoảng 283.718 người Do đặc thù của tự nhiên chủ yếu lànúi và biển, do đó, cơ cấu ngành kinh tế của thành phố Quy Nhơn rất đa dạng trong đóbao gồm các ngành như công nghiệp, thương mại, dịch vụ và nuôi trồng, khai thácthuỷ, hải sản Trong những năm qua, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn và tháchthức do sự suy giảm của nền kinh tế trong nước và trên thế giới nhưng với những chủtrương và chính sách đúng đắn nên nền kinh tế ở thành phố vẫn khá ổn định, tốc độtăng trưởng ở mức cao, trung bình hàng năm là 13%, kim ngạch xuất khẩu trên địa bànnăm 2000 lên đến 101 triệu USD Hạ tầng kỹ thuật được củng cố, nâng cấp, xây dựnglàm bộ mặt đô thị khởi sắc hẳn, đời sống nhân dân được cải thiện rất đáng kể… Mặtkhác, công tác xóa đói giảm nghèo (XĐGN) đã đạt được những thành tựu đáng kể,theo số liệu điều tra của Cục thống kê Bình Định năm 2012, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn

quốc gia giảm từ 4,87% (năm 2010) xuống còn 2,74% vào năm 2012 Có được những

kết quả trên, trước hết do cấp ủy, chính quyền các cấp đã lãnh đạo, chỉ đạo và triểnkhai thực hiện có hiệu quả các chương trình XĐGN của Chính phủ; tính đồng thuậncao của các chủ doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức và cá nhân đối với chính sách XĐGN;

Trang 3

đặc biệt sự nỗ lực vươn lên của hộ nghèo, hộ cận nghèo;…Từ chính sách hỗ trợ tíndụng, Quỹ giải quyết việc làm; hỗ trợ giáo dục, chăm sóc y tế, đào tạo nghề; hỗ trợ xâydựng nhà ở, trợ cấp khó khăn;…đã giúp hộ nghèo có nguồn vốn đầu tư ban đầu để sảnxuất, kinh doanh; giảm bớt gánh nặng trong chi tiêu khám, chữa bệnh, đóng tiền học,cải thiện nhà ở;…góp phần nâng cao mức sống của hộ, vươn lên thoát nghèo.

Tuy nhiên, thành phố Quy Nhơn vẫn là một trong những đô thị nghèo so với cácthành phố khác trong cả nước Tình trạng nghèo vẫn còn và tập trung ở nhiều phường,

xã khác nhau, trong đó có các khu tái định cư - đây là những hộ gia đình phải di dời tậptrung nhằm phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau, trong đó có công tác quy hoạch vàphát triển thành phố trong những năm sắp tới Việc hình thành các khu tái định cư ởthành phố Quy Nhơn là một chính sách đúng đắn, bởi qua đó sẽ tạo ra một diện mạomới cho khu đô thị Quy Nhơn, góp phần đẩy mạnh quá trình đô thị hóa đang diễn rakhắp cả nước Với nơi định cư mới, cuộc sống của nhiều gia đình đã có sự thay đổi, khảquan hơn rất nhiều so với trước đây Song vẫn còn nhiều vấn đề phức tạp như: điều kiệnsinh hoạt của nhiều gia đình còn thiếu thốn, cuộc sống chưa đi vào ổn định; tình trạngthất nghiệp, thiếu việc làm vẫn còn nhiều, nguy cơ tái nghèo vẫn còn tiềm ẩn cao; cácloại tệ nạn xã hội và ô nhiễm môi trường đang trong tình trạng báo động mặc dù chínhquyền thành phố đã có nhiều giải pháp như cho vay vốn, đào tạo nghề và giới thiệu việclàm nhưng chưa đem lại hiệu quả Chính vì thế, việc đưa ra các chủ trương, chínhsách và các giải pháp nhằm giúp đỡ người dân tại các khu tái định cư trên địa bàn thànhphố ổn định cuộc sống, phát triển và thoát nghèo là vô cùng cần thiết

Xét về mặt lý luận, Công tác xã hội có lịch sử lâu dài trong quá trình hỗ trợ giảiquyết nghèo đói ở các cấp độ khác nhau từ việc hỗ trợ cá nhân người nghèo đến pháttriển thay đổi cộng đồng nghèo và các chính sách, chương trình xã hội xoá đói giảmnghèo của quốc gia Công tác xã hội tham gia vào lĩnh vực này với ý nghĩa hết sứcquan trọng và mang tính nhân văn sâu sắc được dựa trên nguyên tắc đạo đức nghềnghiệp- Đó là phấn đấu cho sự công bằng xã hội Tuy nhiên, lĩnh vực hoạt động nàycòn khá mới ở Việt Nam cả về mặt lý thuyết và thực hành Nhiều trường Cao đẳng vàĐại học trong cả nước đã đưa chương trình này vào giảng dạy nhưng vẫn chưa có mộtcuốn giáo trình, tài liệu tham khảo cụ thể cho sinh viên và học viên Nhiều chươngtrình, dự án Phát triển cộng đồng nhằm xóa đói giảm nghèo cho người dân vẫn còn yếu

Trang 4

và thiếu về đội ngũ nhân viên làm công tác xã hội, nếu có cũng chỉ ở mức độ bánchuyên nghiệp.

Từ thực tiễn và lý luận nêu trên, tác giả quyết định chọn đề tài nghiên " Công tác

xã hội đối với người nghèo từ thực tiễn các khu tái định cư trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định" để làm luận văn tốt nghiệp Với mong muốn hệ thống hóa

các vấn đề lý luận về công tác xã hội với người nghèo, tìm hiểu thực trạng nghèo đóitại địa bàn nghiên cứu và hoạt động cụ thể của công tác xã hội trong việc trợ giúp cácđối tượng nghèo đói giải quyết khó khăn, hướng đến cuộc sống ấm no, hạnh phúc

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Nghiên cứu về nghèo đói, công tác xóa đói giảm nghèo và công tác xã hội đốivới đói tượng nghèo đói là lĩnh vực thu hút nhiều nhà nghiên cứu, các học giả trong vàngoài nước quan tâm Trong phạm vi nghiên cứu luận văn này, tác giả lựa chọn vàphân tích một số công trình nghiên cứu, bài viết, tạp chí tiêu biểu

Thứ nhất, công trình nghiên cứu, bài viết liên quan đến người nghèo nói chung

- Nghiên cứu: “Xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam” của UNDP ( 1995) Điểm nổi

bật trong nghiên cứu này là đã làm rõ được nguyên nhân gây ra đói nghèo ở Việt Nam

và phân tích tác động của các nhóm giải pháp được thực hiện tương ứng với cácnguyên nhân Trong đó, một số chính sách XĐGN như: chính sách đất đai, chính sáchtín dụng ưu đãi, chính sách xây dựng CSHT cũng được đánh giá khá chi tiết Có thểnói, trong giai đoạn này các nghiên cứu trên đều có một điểm chung là đã đề cập đếnmột số chính sách liên quan trực tiếp đến XĐGN và các kết quả nghiên cứu đó đã gópphần quan trọng cho chính phủ Việt Nam trong xây dựng chương trình XĐGN giaiđoạn 1998- 2000 Sau khi triển khai chương trình XĐGN (giai đoạn 1998-2000), với

hệ thống các chính sách trực tiếp tác động đến người nghèo, một loạt các nghiên cứucủa các tổ chức phi chính phủ được thực hiện với mục tiêu tiếp tục hỗ trợ chính phủViệt Nam xây dựng chương trình XĐGN giai đoạn tiếp theo

- Nghiên cứu: “Về phương pháp đánh giá tác động của chính sách XĐGN và xây dựng chiến lược XĐGN đến năm 2010” của tác giả Trần Thị Vân Anh thực hiện năm

2003 Theo tác giả, việc đánh giá kết quả thực hiện chính sách giảm nghèo đã đượcdựa trên các nguồn dữ liệu phong phú, đa dạng do các nhà khoa học, điều tra nghiêncứu được, kết hợp với các nguồn thông tin thu thập trực tiếp từ người nghèo và cộngđồng nghèo Bên cạnh đó, tác giả cũng phát hiện có những trường hợp chính sách đã

Trang 5

không được đánh giá đầy đủ do những người thực hiện thường thiên về trình bày thànhtích mà thiếu sự phân tích các vấn đề tồn tại; quan tâm nhiều hơn đến các hoạt động cụthể mà thiếu chú ý đến các vấn đề có tính cơ chế, chính sách; quan tâm nhiều đến cácngành, các lĩnh vực chuyên biệt mà ít coi trọng các vấn đề ở tầm vĩ mô chung

- Luận án tiến sĩ: “Tài chính vi mô hỗ trợ xóa đói giảm nghèo tại tỉnh Đồng Nai đến năm 2020” của tác giả Lê Kiên Cương thực hiện năm 2013 Tác giả cho rằng: tài chính vi

mô là một hướng quan trọng trong công cuộc XĐGN của Tỉnh; Phát triển tài chính vi mô

hỗ trợ XĐGN là trách nhiệm của các cấp, các ngành, đoàn thể và toàn dân tỉnh Đồng Nai;Phát triển tài chính vi mô cần phải có trọng điểm, phát triển dần từ nhỏ đến lớn, phù hợpvới điều kiện mỗi vùng; Phát triển tài chính vi mô tập trung trước tiên tại những cộngđồng còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế Phát triển tài chính vi mô hỗ trợ XĐGN hướngtới mục tiêu kinh tế và xã hội; Góp phần vào tăng trưởng kinh tế; Tạo thêm công ăn việclàm; Nâng cao thu nhập của người nghèo; Đảm bảo an sinh xã hội, trợ giúp người nghèo

có thể vươn lên bằng chính sức lực của mình Tác giả đưa ra một số giải pháp thực hiện:

Xây dựng các tổ chức tài chính vi mô bán chính thức; Khuyến khích sự mở rộng các chinhánh tài chính vi mô của tỉnh bạn; Phát triển tổ chức tài chính vi mô chính thức: Liêndoanh với một số ngân hàng Tài chính vi mô quốc tế Nghiên cứu gợi mở cho đề tài luậnvăn về vai trò của tài chính vi mô trong việc giảm nghèo cũng như cách thức trợ giúp các

hộ nghèo tại khu tái định cư tiếp cận với các nguồn tài chính vi mô hiện nay

- Nghiên cứu: “Thực trạng đời sống kinh tế xã hội các hộ gia đình sau tái định cư: vấn đề và giải pháp” của tác giả Lê Văn Thành thực hiện năm 2008 Đây là công trình

nghiên cứu đời sống “hậu tái định cư” của các hộ gia đình tại TP HCM chịu ảnh hưởnghoàn toàn bởi các dự án phát triển, theo các diện tái định cư theo chương trình của Nhànước (nhận nền nhà và nhận chung cư) và tái định cư nhận tiền tự lo nơi ở mới Đề tàicũng tìm hiểu tất cả những vấn đề liên quan đến cuộc sống của người dân như: việc làm

và thu nhập của người dân, việc học hành của con em hộ tái định cư, điều kiện nhà ở vàcác điều kiện sinh hoạt khác, mối quan hệ với cộng đồng dân cư nơi ở mới và sự hỗ trợcủa chính quyền địa phương bên cạnh những nét tương đồng đó, đề tài nghiên cứu này

còn có khá nhiều điểm mới và khác so với các công trình nghiên cứu trước

- Nghiên cứu: “Thực trạng và các chính sách giải pháp, biện pháp trong việc bồi thường giải tỏa và tái định cư trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong quá

trình thực hiện quy hoạch pháp triển kinh tế xã hội Thành phố” của tác giả Phạm

Trang 6

Xuân Bình, 2000, đề cập đến một số vấn đề sau: thực trạng thực trạng công tác quy

hoạch công tác giải tỏa bồi thường và giải quyết định cư, việc làm và đời sống);Nguyên tắc chung của bồi thường giải tỏa; Giá bồi thường đất và nhà; Những giảipháp về tổ chức định cư; Một số chính sách về tái định cư; Giải quyết việc làm các đốitượng bị giải tỏa; Các giải pháp về quản lý

Thứ hai, nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến nghèo đói trên địa bàn Bình Định

- Đề tài nghiên cứu khoa học “Tìm hiểu thực trang việc làm của người dân sau tái định cư ở phường Quang Trung TP Quy Nhơn” của tác giả Nguyễn Đình Ngọc

năm 2009 Trong đề tài này, tác giả đã nêu bật thực trạng thay đổi việc làm của ngườidân tái định cư khu vực Xóm Tiêu so với nơi định cư trước; Nguyên nhân của sự thayđổi này xuất phát từ: bản thân người dân; từ cơ chế chính sách và từ chính quyền địaphương Đồng thời nghiên cứu còn đưa ra một số giải pháp cụ thể như: Xây dựng cácchương trình đào tạo nghề gắn với doanh nghiệp; xây dựng một nguồn quỹ để sử dụngvào công tác hỗ trợ người dân tại khu tái định cư; Tạo điều kiện để người dân tiếp cậnhơn nữa các nguồn vốn, nguồn tín dụng.v.v

- Luận văn “Thực trạng đói nghèo và giải pháp xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Bình Định” của tác giả Trần Thị Kim Chung, trường Đại học Sư phạm Quy Nhơn Trong

nghiên cứu này, tác giả nêu bật thực trạng nghèo đói ở tỉnh Bình Định và chỉ ra một sốnguyên nhân chính dẫn đến nghèo đói như: thiếu vốn sản xuất; neo đơn, mất sức laođộng; rủi ro, đau ốm; thiếu kinh nghiệm làm ăn, thiếu đất canh tác Trên cơ sở đó,nghiên cứu đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm xóa đói giảm nghèo: giải pháp vềkinh tế; giải pháp về vốn; giải pháp về chính sách: như hỗ trợ người dân khi gặp hoạnnạn khó khăn, chính sách miễn giảm học phí cho học sinh nghèo, chính sách đào tạonghề cho lao động nghèo.v.v

Như vậy, các nghiên cứu trên chủ yếu tập trung vào vấn đề đói nghèo, các chínhsách xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Định nói riêng Chỉ cómột số công trình nghiên cứu về vấn đề đời sống và vấn đề việc làm của người dân sautái định cư Ngoài ra, chưa có công trình nào nghiên cứu về công tác xã hội đối vớingười nghèo từ thực tiễn các khu tái định cư trên địa bàn thành phố Quy Nhơn cũng

Trang 7

như ở Việt Nam hiện nay Vì thế để bổ sung vào những hạn chế đó, đề tài nghiên cứunày sẽ trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu:

- Thực trạng nghèo tại các khu tái định cư trên địa bàn thành phố Quy Nhơn hiệnnay như thế nào?

- Những nguyên nhân nào dẫn đến các hộ nghèo tại các khu tái định cư trên địabàn thành phố Quy Nhơn không thể thoát được nghèo?

- Công tác xã hội có vai trò như thế nào trong việc giúp đỡ các hộ nghèo tại cáckhu tái định cư trên địa bàn thành phố Quy Nhơn cải thiện tình trạng cuộc sống, vươnlên thoát nghèo?

3 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

3.1 Ý nghĩa lý luận

Luận văn nghiện cứu và làm sáng tỏ lý luận công tác xã hội, nghèo, công tác xãhội đối đối với người nghèo từ thực tiễn các khu tái định cư trên địa bàn thành phốQuy Nhơn, qua đó bổ sung và làm phong phú thêm về cách nhìn nhận, đánh giá củamọi người về tầm quan trọng của công tác xóa đói giảm nghèo nói chung và hoạt độngcông tác xã hội đối với người nghèo đói nói riêng

3.2 Ý nghĩa thực tiễn

Nghiên cứu cung cấp cho chính quyền địa phương tỉnh, các nhà nghiên cứu quantâm về thực trạng nghèo đói, nguyên nhân nghèo tại các khu tái định cư trên địa bànthành phố Quy Nhơn và tính hiệu quả, cần thiết của hoạt động Công tác xã hội đối vớingười nghèo hiện nay Trên cơ sở đó, giúp chính quyền địa phương và người dân hiểuđược tầm quan trọng của công tác xóa đói giảm nghèo; đưa ra những giải pháp, chínhsách điều chỉnh phù hợp nhằm giúp người dân tại các khu tái định cư thoát nghèo, tiếntới cuộc sống tốt đẹp

Kết quả nghiên cứu còn là tài liệu tham khảo hữu ích đối với các học giả, nhàkhoa học, nhà nghiên cứu, chuyên gia quan tâm đến lĩnh vực công tác xã hội nói chung

và công tác xã hội với người nghèo nói riêng

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Công tác xã hội đối với người nghèo từ thực tiễn các khu tái định cư trên địa bànthành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

Trang 8

- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu nghèo đói, công tác xã hội với người nghèo có

rất nhiều khía cạnh, yếu tố khác nhau Nhưng do hạn chế về thời gian và kiến thức,cho nên luận văn chỉ tập trung đi sâu vào nghiên cứu một số nội dung: lý luận về côngtác xã hội; lý luận nghèo đói; công tác xã hội với người nghèo; thực trạng nghèo tạicác khu tái định cư và hoạt động cụ thể của công tác xã hội đối với người nghèo tại cáckhu tái định trên địa bàn thành phố Quy Nhơn

- Phạm vi không gian nghiên cứu: Đề tài chủ yếu nghiên cứu trên các đối tượng

là các hộ nghèo tại 4 khu tái định cư trên địa bàn thành phố Quy Nhơn

- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 10 năm 2013 đến

5.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nhiệm vụ thứ nhất: Hệ thống hoá cơ sở lý luận liên quan đến công tác xã hội,

nghèo, công tác xã hội với đối với người nghèo và những vấn đề liên quan đến tái định cư

- Nhiệm vụ thứ hai: Nghiên cứu và tìm hiểu một số lý thuyết về công tác xã hội

và các chuyên ngành thuộc khoa học xã hội khác nhằm làm công cụ đánh giá, phântích về các nguyên nhân nghèo đói, nhu cầu của cộng đồng, các nguyên tắc phát triểncộng đồng và vai trò của các tổ chức xã hội, cơ quan ban ngành trong công cuộc xóađói giảm nghèo

Trang 9

- Nhiệm vụ thứ ba: Thu thập các thông tin liên quan đến địa bàn nghiên cứu, các

điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa ảnh hưởng đến cuộc sống người dân khu tái định cư

- Nhiệm vụ thứ tư: Tổng hợp các thông tin thu được thông qua các phương pháp

khảo sát để đánh giá về thực trạng nghèo tại các khu tái định cư trên địa bàn thành phốQuy Nhơn

- Nhiệm vụ thứ năm: Đề xuất các vai trò, nhiệm vụ của Công tác xã hội đối với

người nghèo tại các khu tái định cư trên địa bàn thành phố Quy Nhơn

6 Giả thuyết nghiên cứu

Từ khi chuyển đến nơi ở mới, cuộc sống của người dân tái định cư đã đi vào ổnđịnh Nhiều hộ dân đã tìm kiếm được việc làm mới có thu nhập cao, trình độ dân tríđược cải thiện theo chiều hướng tích cực, nhiều gia đình đã thoát được cảnh nghèo đóitriền miên.v.v Tuy nhiên, so với nhịp độ phát triển của các phường, xã khác trongthành phố nói riêng và toàn tỉnh nói chung thì các hộ gia đình sống ở các khu tái định

cư đang còn gặp nhiều khó khăn Tỉ lệ hộ nghèo vẫn còn cao, mức thu nhập bình quântheo đầu người thấp, trình độ dân trí còn yếu kém, tình trạng thất nghiệp và thiếu việclàm diễn ra thường duyên, tệ nạn xã hội xuất hiện nhiều

Có nhiều nguyên nhân và yếu tố cản trở việc thoát nghèo của người dân tại cáckhu tái định cư Bên cạnh yếu tố liên quan đến điều kiện tự nhiên; cơ chế chính sách; vaitrò của cộng đồng và các tổ chức xã hội thì yếu tố liên quan đến bản thân các hộ nghèođóng vai trò rất quan trọng trong đối với việc thoát nghèo của chính bản thân họ

Công tác xã hội có vai trò quan trọng nhằm trợ giúp người dân thoát cảnh nghèo khổthông qua nhiều hình thức và biện pháp hỗ trợ như: cung cấp các dịch vụ xã hội khácnhau; trợ giúp về mặt pháp lý; giúp tăng năng lực và sức mạnh giải quyết khó khăn, vươnlên cuộc sống khá giả hơn; giúp các hộ nghèo phòng ngừa tái phát nghèo đói.v.v

7 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Đề tài áp dụng các phương pháp nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội vàphương pháp nghiên cứu liên ngành, với các phương pháp cụ thể như sau:

Trang 10

Phương pháp duy vật biện chứng coi một sự vật hay một hiện tượng trong trạng tháiluôn phát triển và xem xét nó trong mối quan hệ với các sự vật và hiện tượng khác.Nghiên cứu nghèo tại các khu tái định cư trên địa bàn thành phố Quy Nhơn cần đặt trongbối cảnh phát triển chung của thành phố Quy Nhơn và tỉnh Bình Định Các yếu tố nhưđiều kiện tự nhiên, dân số, trình độ học vấn, kinh tế-văn hóa-xã hội khác … được đặttrong mối quan hệ thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, được nghiên cứu quanhiều năm, trong một thời gian dài để có cái nhìn toàn diện và mang tính khoa học để đưa

ra những giải pháp cụ thể, phù hợp với đặc trưng của cộng đồng

Phương pháp duy vật lịch sử đòi hỏi khi nghiên cứu vấn đề nghèo, phải đặtchúng trong những bối cảnh lịch sử cụ thể và trên những địa bàn, vùng lãnh thổ cụ thể.Nghèo chỉ được xem xét một cách toàn diện, đầy đủ khi chúng được đặt trong mộthoàn cảnh lịch sử cụ thể với những địa phương nhất định Việc tiếp cận đánh giá vềthực trạng nghèo tại các khu tái định cư trên địa bàn thành phố Quy Nhơn cần đượcxem xét từ những tiền đề trong quá khứ, đứng trên quan điểm lịch sử để kiểm chứng

và dự báo về sự phát triển trong tương lai

7.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể

7.2.1 Phương pháp phân tích tài liệu

Nghiên cứu và phân tích các tài liệu có liên quan như các báo cáo về quy hoạch xâydựng khu tái định cư, báo cáo tổng kết hoạt động qua các năm của các phường thuộc thànhphố Quy Nhơn, tài liệu đánh giá tình hình nghèo đói của địa phương, báo cáo đánh giá tìnhtrạng xóa đói giảm nghèo của Sở Lao động - Thương binh & Xã hội tỉnh Bình Định, cácvăn bản pháp lý, tài liệu từ các nguồn sách báo, báo điện tử, công trình nghiên khoa học củanhiều tác giả liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu.v.v

7.2.2 Phương pháp bằng trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi

Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, với những tiêu chí vàkhoảng cách phù hợp với nội dung nghiên cứu

- Đối tượng: Những hộ gia đình thuộc diện nghèo tại các khu tái định cư trên địabàn thành phố Quy Nhơn

- Dung lượng mẫu: Bao gồm 133 hộ gia đình đang sinh sống tại các khu tái định cư.

- Cơ cấu mẫu: Tiến hành điều tra 4 khu tái định cư bao gồm:

1 Khu tái định cư Xóm Tiêu

2 Khu tái định cư Sông Bắc Hà Thanh

Trang 11

3 Khu tái định cư Võ Thị Sáu

4 Khu tái định cư Bùi Thị Xuân

Thông tin thu được từ bảng hỏi giúp nhân viên công tác xã hội có được nhữngthông tin định lượng về thực trạng nghèo; đặc điểm của các hộ nghèo và những nhân tốcản trở việc thoát nghèo của các hộ gia đình nghèo đói ở địa bàn nghiên cứu Trên cơ sởnhững thông tin có được, giúp xác định các nhiệm vụ cụ thể của công tác xã hội trongviệc giúp đỡ, hỗ trợ người dân tái định cư thoát nghèo hiệu quả

7.2.3 Phương pháp phỏng vấn sâu

- Đối tượng: Một số hộ gia đình thuộc diện nghèo, cán bộ khu vực tái định cư vàcán bộ quản lý phường

- Dung lượng mẫu: 08 mẫu

- Cơ cấu mẫu: Cán bộ quản các khu tái định cư (04), bố/mẹ/người thân trong giađình (04)

Thông qua việc phỏng vấn các cán bộ khu vực, phường và người dân nhằm mụcđích thu thập các thông tin chuyên sâu về tình hình nghèo đói tại khu tái định cư, khảnăng tiếp cận các nguồn lực của hộ nghèo đói và mức độ quan tâm, hỗ trợ của chínhquyền địa phương, các tổ chức, ban ngành trong và ngoài tỉnh

7.2.4 Phương pháp quan sát

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp quan sát nhằm thu thập, bổsung thông tin còn thiếu và kiểm tra độ tin cậy của các thông tin thông qua việc quansát bối cảnh sống, thái độ, thể trạng của người được điều tra

8 Nội dung và Kết cấu của luận văn

Ngoài các phần: mục lục, danh mục các bảng, hình vẽ, mở đầu, kết luận, vàdanh mục các tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về nghèo và công tác xã hội đối với người nghèo

Chương 2: Thực trạng nghèo và các yếu tố cản trở đến việc thoát nghèo đối với hộ

nghèo tại các khu tái định cư trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác xã

hội trong việc trợ giúp các hộ nghèo tại các khu tái định cư trên địa bàn thành phố QuyNhơn, tỉnh Bình Định thoát nghèo

Trang 12

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHÈO VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI

NGƯỜI NGHÈO 1.1 Một số lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu

1.1.1 Lý thuyết phát triển cộng đồng

Lý thuyết phát triển cộng đồng bắt đầu hình thành vào thập kỷ 50 ở những vùngnông thôn còn mang tính truyền thống và gần như tự cung tự cấp Các đặc điểm vănhoá xã hội của người dân rất đồng nhất và mối quan hệ giữa họ thật chặt chẽ và thânmật Quyền lợi và nhu cầu của họ cũng giống nhau, nên làng xã là đối tượng đầu tiêncủa phát triển cộng đồng

Phát triển cộng đồng được dịch từ tiếng Anh Community Development xuất hiệnvào những năm 1940 tại các cựu thuộc địa đầu tiên của Anh Ở Ghana một người Anhtốt bụng đã nảy ra ý kiến giúp dân cư cải thiện đời sống bằng nỗ lực chung của chínhquyền và người dân Một bên góp công, một bên góp của để đắp đường, xây trườnghọc, trạm xá Điều gây ngạc nhiên là người dân nghèo đã tích cực tham gia đóng gópcông sức và tiền của vào các chương trình, dự án có mục đích cải thiện cho chínhcuộc sống của họ Kinh nghiệm này cũng cho thấy phát triển phải đồng bộ Kinh tế,sức khoẻ, văn hoá phải được nâng lên cùng một lúc Nếu chỉ tiến công vào một khíacạnh thì không thể nào phá vỡ cái vòng luẩn quẩn của nghèo đói, dốt nát, bệnh tật

Lý thuyết phát triển cộng đồng đưa ra một số khái niệm cơ bản sau:

- Cộng đồng được coi như là một hệ thống xã hội, một nhóm người cùng có những đặc điểm chung Ví dụ: đặc quyền, đặc lợi, sống với nhau, cùng chia sẻ những tài nguyên

và lợi ích chung Nói một cách khác, “Cộng đồng là một tập thể có tổ chức, bao gồm các

cá nhân con người sống chung ở một địa bàn nhất định, có chung một đặc tính xã hội hoặcsinh học nào đó và cùng chia sẻ với nhau một lợi ích vật chất hoặc tinh thần nào đấy”[Trung tâm Nghiên cứu và Tập huấn PTCĐ, tr.6]

- Phát triển: “Phát triển mang tính so sánh, mang tính thời gian Phát triển là sựthay đổi theo hướng khác biệt đi theo hướng tốt hơn, hài lòng và ổn định hơn” [Trungtâm Nghiên cứu và Tập huấn PTCĐ, tr.7]

- Phát triển cộng đồng : “là một tiến trình làm chuyển biến cộng đồng nghèo,thiếu tự tin thành cộng đồng tự lực thông qua việc giáo dục gây nhận thức về tình hình,

Trang 13

vấn đề hiện tại của họ, phát huy các khả năng và tài nguyên sẵn có, tổ chức các hoạt

động tự giúp, bồi dưỡng và củng cố tổ chức, và tiến tới tự lực, phát triển” [Nguyễn Thị

Oanh, 1995, tr 6-7]

Lý thuyết phát triển cộng đồng còn đưa ra một số mục tiêu, nguyên lý và quytắc thực hành cụ thể như sau:

- Các nguyên lý trong phát triển cộng đồng

1 Phát triển cộng đồng dựa trên phương pháp luận từ dưới lên (Bottom up) xuấtphát từ nhu cầu của chính người dân

2 Phát triển phải đồng bộ trên mọi khía cạnh của đời sống xã hội: kinh tế, xã hội,văn hoá phải cùng được nâng lên

3 Tham gia của quần chúng là quan điểm cơ bản của đường lối phát triển cộng đồng

4 Tạo được chuyển biến xã hội mới là quan trọng

5 Phát triển năng lực trên cơ sở không “làm thay”, “làm cho” người dân 6 Các

nghiên cứu làm nền tảng cho việc triển khai các dự án phải được đặt ngang tầm với vịtrí cần có của nó trong công tác phát triển cộng đồng

- Mục tiêu của phát triển cộng đồng

Mục tiêu bao trùm của phát triển cộng đồng là tạo ra những chuyển biến xã hộitrong cộng đồng để cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, mang lại sự bền vững về môitrường Phát triển cộng đồng còn góp phần mở rộng và phát triển các nhận thức và hànhđộng có tính chất hợp tác trong cộng đồng, phát triển năng lực tự quản cộng đồng

Vận dụng lý thuyết phát triển cộng đồng trong nghiên cứu, giúp tác giả đưa ra

một số định hướng sau: Thứ nhất, việc tái định cư nhằm phục vụ cho công tác phát

triển cộng đồng tại thành phố Quy Nhơn là chính sách hoàn toàn đúng đắn, phù hợpvới thực tiễn phát triển chung của quốc gia Tuy nhiên, thực hiện tái định cư cần phảiquan tâm một cách đồng bộ và toàn diện, nghĩa là bên cạnh chú trọng phát triển cơ sở

hạ tầng đô thị, phát triển kinh tế, phát triển chính sách cần quan tâm đến công tácxóa đói giảm nghèo Bởi nghèo đói là nhân tố chính cản trở đến sự phát triển của một

cộng đồng, quốc gia dân tộc Thứ hai, quá trình trợ giúp người nghèo tại các khu tái

định không chỉ quan tâm đến phát triển kinh tế, cải thiện đời sống vật chất mà phải chútrọng cả đời sống tinh thần của họ Hay nói cách khác cần đảm bảo sự cân đối, hài hòa

Trang 14

giữa đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo Thứ ba, để trợ giúp người nghèo,

hộ nghèo tại các khu tái định cư cải thiện cuộc sống, vươn lên thoát nghèo Ngoài việchuy động sự tham gia giúp đỡ của các tổ chức, các ban ngành đoàn thể thì sự thamgia của chính bản thân người nghèo, gia đình các hộ nghèo là nhân tố cần được pháthuy Muốn vậy, nhân viên công tác xã hội cần kêu gọi và khuyến khích người dântham gia vào việc xây dựng kế hoạch, thực hiện kế hoạch và đánh giá các chương trìnhkhi được triển khai

1.1.2 Lý thuyết hệ thống và sinh thái

Lý thuyết hệ thống

Thuyết hệ thống trong công tác xã hội bắt nguồn từ lý thuyết hệ thống tổng quátcủa Bertalanffy* (Toseland và Rivas, 1998) Thuyết này dựa trên quan điểm của lýthuyết sinh học cho rằng mọi tổ chức hữu cơ đều là những hệ thống, được tạo nên từcác tiểu hệ thống cũng là một phần của hệ thống lớn hơn Lý thuyết này đưa ra một sốquan điểm chính như sau:

- Hệ thống: là bất cứ đơn vị, tổ chức nào có những giới hạn xác định được vớinhững bộ phận tương tác, những đơn vị, tổ chức này có thể mang tính vật chất, tính xãhội, mang tính kinh tế hoặc mang tính lí luận Nói cách khác, hệ thống là tập hợp cácthành tố được sắp xếp có trật tự và liên hệ với nhau để hoạt động thống nhất Một hệthống có thể gồm nhiều tiểu hệ thống Tiểu hệ thống là hệ thống thứ cấp hoặc hệ thống

hỗ trợ Các tiểu hệ thống được phân biệt với nhau bởi các ranh giới Đồng thời hệthống đó cũng là một bộ phận của hệ thống lớn hơn

- Bản thân mỗi cá nhân cũng là một hệ thống và hệ thống cá nhân này lại baogồm các tiểu hệ thống như: hệ thống sinh lý, hệ thống nhận thức, hệ thống tình cảm,hành động và các hệ thống phản ứng

- Theo Pincus và Minahan (năm 1970) thì Hệ thống mà nhân viên CTXH làmviệc là những hệ thống rất đa dạng: gia đình, cộng đồng, hệ thống xã hội, môi trườngvăn hoá mà con người hiện đang tồn tại Ví dụ: đối với học sinh đang ở độ tuổi VTN,

hệ thống được chia thành ba hình thức chính bao gồm: (1) Hệ thống phi chính thức:gia đình, bạn bè (2) Hệ thống chính thức: trường học (3) Hệ thống xã hội: các tổ chức

xã hội

Trang 15

Các hệ thống luôn có sự tác động lên các cá nhân Có thể đó là sự tác động tíchcực hoặc tiêu cực Tuy nhiên sự phân biệt trên chỉ mang tính tương đối vì với cá nhânnày hệ thống trợ giúp có thể là hệ thống chính thức nhưng với cá nhân khác lại là hệthống xã hội Vì thế cách phân chia trên chỉ mang tính tương đối Hoặc có thể đối với cánhân một là hệ thống chính thức, nhưng đối với cá nhân khác đó lại là hệ thống Xã hội.

Lý thuyết hệ thống sinh thái

Thuyết hệ thống sinh thái dựa trên quan điểm của Germain & Gitterman vàGermain (1980) cho rằng con người ảnh hưởng lẫn nhau và ảnh hưởng tới môi trường.Ngược lại môi trường cũng ảnh hưởng đến con người

Nguyên tắc cơ bản của sinh thái là mỗi cơ thể sống có quan hệ qua lại liên túc vớicác thành phần khác tạo nên môi trường của chúng (những hệ thống sinh thái là mộtkhoa học khác với khoa học môi trường)

Lý thuyết hệ thống sinh thái được coi như là mô hình về cuộc sống Mô hình nàychủ yếu được xây dựng trên lý thuyết sinh thái Mô hình này còn có tên gọi là “conngười trong môi trường” (Person In Environment PIE), trong đó người ta tác động lẫnnhau và tác động vào môi trường sống Mục tiêu của CTXH là làm thế nào để conngười phù hợp với môi trường sống của họ

Vận dụng lý thuyết hệ thống và sinh thái trong nghiên cứu, giúp tác giả đưa ra

một số định hướng sau: Thứ nhất, người nghèo ở các khu tái định cư trên địa bàn thành

phố Quy Nhơn là một hệ thống nằm trong những hệ thống khác lớn hơn như: Hệ thốngcác phường, xã; hệ thống các phòng ban, các cơ quan đoàn thể, hội; hệ thống các chínhsách có liên quan đến người nghèo và chịu sự tác động của những hệ thống đó Vìvây, khi trợ giúp người nghèo nhân viên công tác xã hội cần tác động và huy động sựtrợ giúp từ nhiều hệ thống để tạo sức mạnh cho người nghèo có tiềm lực vươn lênthoát nghèo, chẳng hạn: huy động sự trợ giúp từ hệ thống chính sách liên quan đến vốntín dụng, chính sách liên quan đến bảo hiểm y tế, sự hỗ trợ từ hội phụ nữ, hội thanhniên Tuy nhiên, tùy vào khả năng của từng hộ gia đình và năng lực của từng cá nhân

mà khả năng tiếp cận của họ đối với các hệ thống trợ giúp là khác nhau Do đó, khilàm việc với thân chủ, nhân viên công tác xã hội cần có những cách thức tiếp cận và

hỗ trợ khác nhau Thứ hai, tái định cư là việc di dời một nhóm, một bộ phận hay một

Trang 16

cộng đồng dân cư từ nơi ở này sang nơi ở khác Chính vì thế, việc thay đổi chỗ ở này

đã dẫn đến việc thay đổi các thành phần khác trong hệ thống như: kinh tế (việc làm vàthu nhập), giáo dục và đào tạo, điều kiện nhà ở và các điều kiện khác, việc tiếp cận các

dịch vụ xã hội và như thế cuộc sống của người dân đã bị ảnh hưởng Thứ ba, môi

trường sống cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến cuộc sống và khả năng thíchnghi của những hộ nghèo Môi trường ở đây xét theo góc độ môi trường tự nhiên vàmôi trường xã hội Chính vì vậy, để trợ giúp các hộ nghèo, nhân viên công tác xã hộicần quan tâm đến việc tạo ra sự thay đổi về môi trường sống của các hộ nghèo Chẳnghạn, giúp người nghèo cải thiện về môi trường không bị ô nhiễm; cải thiện việc thựchiện các chính sách hỗ trợ; tư vấn để cung cấp đất sản xuất cho hộ nghèo.v.v

1.1.3 Lý thuyết nhu cầu

Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người; là đòi hỏi, mong muốn, nguyệnvọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển Tùy theo trình

độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người có những nhucầu khác nhau (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)

Nhà tâm lý học người Mỹ Abraham Maslow được xem là cha đẻ của lý thuyết nhucầu Theo Maslow, nhu cầu của con người được sắp xếp theo thứ tự bậc thang từ thấp tớicao - từ các nhu cầu thiết yếu nhất tới các nhu cầu thứ yếu, cao hơn Sự thoả mãn nhu cầucủa con người cũng theo các bậc thang đó (hình dưới) Khi con người thoả mãn được nhucầu cấp thấp rồi thì sẽ tiến tới thoả mãn các nhu cầu cấp cao hơn[24,tr.17]

(1) Nhu cầu cơ bản hay nhu cầu sinh học: là những nhu cầu đảm bảo cho conngười tồn tại như: ăn, uống, mặc, tồn tại và phát triển nòi giống và các nhu cầu của cơthể khác (2) Nhu cầu về an ninh và an toàn: là các nhu cầu như ăn ở, sinh sống antoàn, không bị đe đọa, an ninh, chuẩn mực, luật lệ (3) Nhu cầu xã hội hay nhu cầuliên kết và chấp nhận: là các nhu cầu về tình yêu được chấp nhận, bạn bè, xã hội (4)Nhu cầu được tôn trọng: là các nhu cầu về tự trọng, tôn trọng người khác, được ngườikhác tôn trọng, địa vị (5) Nhu cầu tự thể hiện hay tự thân vận động: là các nhu cầunhư chân, thiện, mỹ, tự chủ, sáng tạo, hài hước

Vận dụng lý thuyết nhu cầu của A.Maslow trong nghiên cứu chúng tôi tìm hiểunhu cầu của những hộ nghèo tại các khu tái định cư trên địa bàn thành phố Quy Nhơntheo năm bậc thang về nhu cầu Từ đó xem xét các nhu cầu nào đã được đảm bảo, nhu

Trang 17

cầu nào chưa được đảm bảo, đảm bảo ở mức độ nào, có ưu tiên đáp ứng nhu cầu nàotrước, nhu cầu nào sau hay theo trình tự các bậc nhu cầu của nhà tâm lý họcA.Maslow.

1.2 Các khái niệm công cụ

1.2.1 Công tác xã hội

1.2.1.1 Khái niệm

Công tác xã hội là một nghề chuyên môn, một khoa học đã xuất hiện trên thếgiới hàng trăm năm Tùy vào những điều kiện cụ thể về kinh tế, xã hội, văn hóa cũngnhư nền tảng tư tưởng mà công tác xã hội tại mỗi khu vực, mỗi quốc gia trên thế giớilại có những đặc điểm riêng biệt Do đó có rất nhiều định nghĩa về công tác xã hội:

Định nghĩa của Hiệp hội quốc gia nhân viên xã hội Mỹ (NASW - 1970): "Côngtác xã hội là một chuyên ngành để giúp đỡ cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng tăng cườnghay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã hội của họ và tạo những điều kiện thíchhợp nhằm đạt được các mục tiêu đó” [15,tr.8]

Định nghĩa của Hiệp hội nhân viên công tác xã hội Quốc tế thông qua tháng 7năm 2000 tại Montréal, Canada (IFSW): "Nghề Công tác xã hội thúc đẩy sự thay đổi

xã hội, giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của con người, tăng năng lực và giảiphóng cho người dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu.Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, Công tác xã hộitương tác vào những điểm giữa con người với môi trường của họ Nhân quyền vàCông bằng xã hội là các nguyên tắc căn bản của nghề"

Công tác xã hội có thể hiểu là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằmtrợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu vàtăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách,nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòngngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội

1.2.1.2 Mục đích, chức năng của công tác xã hội

Mục đích của công tác xã hội

Hoạt động nghề nghiệp Công tác xã hội hướng tới 2 mục đích cơ bảnsau[25,tr.37]:

Một là, nâng cao năng lực cho các nhóm đối tượng như cá nhân, gia đình và

Trang 18

cộng đồng có hoàn cảnh khó khăn.

Hai là, cải thiện môi trường xã hội để hỗ trợ cá nhân, gia đình và cộng đồngthực hiện các chức năng, vai trò của họ có hiệu quả

Các chức năng của công tác xã hội

Như là bác sĩ xã hội, các nhân viên xã hội thực hiện những chức năng của ngànhcông tác xã hội để giải quyết các vấn đề xã hội đó là: chức năng Phòng ngừa, chứcnăng Can thiệp, Chức năng Phục hồi; Chức năng Phát triển

Chức năng phòng ngừa

Với quan điểm phòng bệnh hơn chữa bệnh, công tác xã hội không chờ tới khi cánhân hay gia đình rơi vào hoàn cảnh khó khăn rồi mới giúp đỡ Công tác xã hội rấtquan tâm đến phòng ngừa những vấn đề xã hội của cá nhân, gia đình hay cộng đồng.Những hoạt động giáo dục nâng cao nhận thức cho cá nhân hay gia đình, việc cungcấp các kiến thức về HIV/AIDS hay kiến thức về ma tuý đều có ý nghĩa cho công tácphòng ngừa

Chức năng can thiệp

Chức năng can thiệp (còn được gọi là chức năng chữa trị hay trị liệu) nhằm trợgiúp cá nhân, gia đình hay cộng đồng giải quyết vấn đề đang gặp phải Khi thực hiệnchức năng này nhân viên xã hội giúp đỡ đối tượng vượt qua khó khăn, giải quyết vấn

đề đang tồn tại

Chức năng phục hồi

Đó là việc công tác xã hội giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng khôi phục lạichức năng xã hội đã bị suy giảm Nó bao gồm những hoạt động trợ giúp đối tượng trởlại mức ban đầu và hoà nhập cuộc sống xã hội

1.2.1.3 Vai trò của nhân viên xã hội

Trang 19

Theo quan điểm của Feyerico (1973) người nhân viên xã hội có những vai tròsau đây:

- Vai trò là người vận động nguồn lực: là người trợ giúp đối tượng (cá nhân, giađình, cộng đồng ) tìm kiếm nguồn lực (nội lực, ngoại lực) cho giải quyết vấn đề.Nguồn lực có thể bao gồm về con người, về cơ sở vật chất, về tài chính, kỹ thuật,thông tin, sự ủng hộ về chính sách, chính trị và quan điểm

- Vai trò là người kết nối - còn gọi là trung gian: nhân viên xã hội là người cóđược những thông tin về các dịch vụ, chính sách và giới thiệu cho đối tượng các chínhsách, dịch vụ, nguồn tài nguyên đang sẵn có từ các cá nhân, cơ quan tổ chức để họ tiếpcận với những nguồn lực, chính sách, tài chính, kỹ thuật để có thêm sức mạnh tronggiải quyết vấn đề

- Vai trò là người biện hộ: là người bảo vệ quyền lợi cho đối tượng để họ đượchưởng những dịch vụ, chính sách, quyền lợi của họ đặc biệt trong những trường hợp

họ bị từ chối những dịch vụ, chính sách lẽ ra họ được hưởng

- Vai trò là người vận động/hoạt động xã hội: là nhà vận động xã hội tổ chứccác hoạt động xã hội để biện hộ, bảo vệ quyền lợi cho đối tượng, cổ vũ tuyên truyền

Ví dụ như sự vận động cho quyền lợi của những người khuyết tật được hưởng chínhsách hoà nhập

- Vai trò là người giáo dục: là người cung cấp kiến thức kỹ năng liên quan tới vấn

đề họ cần giải quyết, nâng cao năng lực cho cá nhân, gia đình, nhóm hay cộng đồng quatập huấn, giáo dục cộng đồng để họ có hiểu biết, tự tin và tự mình nhìn nhận vấn đề đánhgiá vấn đề phân tích và tìm kiếm nguồn lực cho vấn đề cần giải quyết

- Vai trò người tạo sự thay đổi: người nhân viên xã hội được xem như người tạo

ra sự thay đổi cho cá nhân, giúp họ thay đổi suy nghĩ, thay đổi hành vi tiêu cực hướngtới những suy nghĩ và hành vi tốt đẹp hơn

- Vai trò là người tham vấn: nhân viên xã hội trợ giúp gia đình và cá nhân tựmình xem xét vấn đề, và tự thay đổi Ví dụ như nhân viên xã hội tham gia tham vấngiúp trẻ em bị xâm hại tình dục hay phụ nữ bị bạo hành vượt qua khủng hoảng

- Vai trò là người trợ giúp xây dựng và thực hiện kế hoạch cộng đồng: trên cơ

sở nhu cầu của cộng đồng đã được cộng đồng xác định, nhân viên xã hội giúp cộng

Trang 20

đồng xây dựng chương trình hành động phù hợp với điều kiện hoàn cảnh, tiềm năngcủa cộng đồng để giải quyết vấn đề của cộng đồng

- Vai trò là người chăm sóc, người trợ giúp: nhân viên xã hội còn được xem nhưngười cung cấp các dịch vụ trợ giúp cho những cá nhân, gia đình không có khả năng tựđáp ứng được đầy đủ nhu cầu của mình và giải quyết vấn đề

1.2.2 Nghèo

1.2.2.1 Khái niệm

Quan niệm về nghèo của quốc tế

“Nghèo là tình trạng của một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãnnhững nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độphát triển kinh tế – xã hội, phong tục tập quán của từng vùng và những phong tục ấy

được xã hội thừa nhận” [7,tr.40].

Nhà kinh tế học Mỹ Galbraith quan niệm: “Con người bị coi là nghèo khổ khi màthu nhập của họ, ngay dù khi thích đáng để họ có thể tồn tại, rơi xuống rõ rệt dưới mứcthu nhập của cộng đồng Khi đó họ không thể có những gì mà đa số trong cộng đồngcoi như các cần thiết tối thiểu để sống một cảnh đúng mức”

Định nghĩa mới của Ngân hàng Thế giới đề cập đến nghèo ở khía cạnh rộng hơnkhông chỉ là thiếu thốn điều kiện về vật chất mà còn là những vấn đề khác như giáo dục,sức khỏe hay khả năng dễ bị tổn thương Theo tổ chức này “Nghèo là khái niệm vượtkhỏi phạm vi túng thiếu về vật chất; nghèo không chỉ gồm các chỉ số dựa trên thu nhập

mà còn gồm các vấn đề liên quan đến năng lực như dinh dưỡng, sức khỏe, giáo dục, khảnăng dễ bị tổn thương, không có quyền phát ngôn và không có quyền lực”

Ngoài ra, Liên hiệp quốc cũng phân nghèo thành hai loại:

- Nghèo tuyệt đối: là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng những

nhu cầu tối thiểu cho cuộc sống hằng ngày như ăn, mặc, nhà ở, nước uống, vệ sinh, y

tế, giáo dục và sự tham gia vào các quyết định của cộng đồng

- Nghèo tương đối: là những hộ có thu nhập bình quân đầu người thấp hơn thu

nhập bình quân trong cộng đồng, hay không có khả năng đạt tới mức sống tối thiểu tạimột thời điểm nào đó

Quan niệm nghèo đói của Việt Nam

Trang 21

Hiện nay ở Việt Nam có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh khái niệm nghèođói, song ý kiến chung nhất cho rằng:

- Nghèo: là tình trạng một bộ phận dân cư vẫn còn thiếu ăn, nhưng không đứt

bữa, mặc không đủ ấm, nhà ở chủ yếu là tranh tre, không có hoặc không đủ các điềukiện để phát triển sản xuất, tăng thu nhập và đáp ứng các nhu cầu về học tập, chữabệnh cũng như các nhu cầu xã hội khác

- Hộ nghèo: là hộ có thu nhập bình quân trên đầu người trên tháng nhỏ hơn

hoặc bằng chuẩn nghèo

- Hộ cận nghèo: là hộ có mức thu nhập bình quân trên đầu người trên tháng từ

trên chuẩn nghèo đến tối đa bằng 130% chuẩn nghèo

- Hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn: là hộ dân tộc thiểu số phải là hộ

nghèo, trình độ sản xuất lạc hậu chủ yếu mang tính tự cung, tự cấp, thiếu đất sản xuất

và không có tài sản hoặc có nhưng giá trị rất thấp

- Người nghèo: là người có tên trong sổ chứng nhận hộ nghèo/sổ theo dõi quản

lý hộ nghèo

- Xã nghèo: là xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 25% trở lên, được xác định theo chuẩn

nghèo hiện hành

1.2.2.2 Tiêu chí xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo ở Việt Nam

Tiêu chí xác định hộ nghèo và cận nghèo được xác định theo từng giai đoạn khác nhau

Chuẩn nghèo mới nhất được áp dụng theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg về chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015:

- Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000đồng/người/tháng (từ 4,8 triệu đồng/người/năm) trở xuống

- Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000đồng/người/tháng (từ 6 triệu đồng/người/năm) trở xuống

- Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồngđến 520.000 đồng/người/tháng

- Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000 đồngđến 650.000 đồng/người/tháng

Trang 22

Mức chuẩn nghèo quy định nêu trên là căn cứ để thực hiện các chính sách ansinh xã hội và chính sách kinh tế, xã hội khác Hiện nay, tỉnh Bình Định và thành phốQuy Nhơn đều áp dụng chuẩn nghèo theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg về chuẩn

hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015 nêu trên

1.2.2.3 Nguyên nhân nghèo đói ở Việt nam

Nguyên nhân đói nghèo rất đa dạng, có những nguyên nhân độc lập, nhưngcũng có những đan xen, quan hệ nhân quả với nhau Ở nước ta, nghèo đói do cácnguyên nhân chủ yếu sau:

Nhóm nguyên nhân do điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội

Việt Nam ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, tiếp giáp biển Đông, là quốc giagồm 1 trong 5 ổ bão trên thế giới, cho nên hàng năm có hàng chục cơn bão trong đó có2-3 cơn bão mạnh, lũ lụt, hạn hán, thời tiết thay đổi… gây thiệt hại nặng nề về người, tàisản, hoa màu, cơ sở hạ tầng Mặt khác Việt Nam có ¾ diện tích là đồi núi; Đất đai cằncôi diện tích canh tác thấp; Địa dư rộng, địa hình phức tạp, xa xôi hẻo lánh, giao thông

đi lại không thuận tiện, quan hệ thị trường chưa phát triển, cơ sở hạ tầng yếu kém, Thờitiết khí hậu khắc nghiệt thường bị thiên tai bão lụt, sâu bệnh, hạn hán mất mùa…

Trình độ dân trí thấp, nhiều phong tục tập quán lạc hậu, tệ nạn xã hội phát triển,

tỉ lệ tăng dân số còn cao; Do sự cách biệt, cô lập với tình hình phát triển chung nhưđường giao thông, phương tiện thông tin tiến bộ, khoa học kỹ thuật, phúc lợi xã hội,không nói được ngôn ngữ chung của đất nước.v.v

Bình Định thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ thuộc vùng có khí hậu nhiệt đới

ẩm gió mùa và được chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa (từ tháng 8 đến tháng 12) thườngtrùng với mùa bão nên thường gây ra lũ lụt, ngược lại mùa nắng kéo dài nên gây hạnhán ở nhiều nơi Địa hình phổ biến là đồi thấp xen kẽ thung lũng hẹp đã gây ra nhữngtrở ngại cho việc sản xuất nông nghiệp của người dân Mặt khác, đây cũng là tỉnh cónhiều đồng bào dân tộc sinh sống, với nhiều phong tục tập quán khác nhau, ngôn ngữkhác nhau nên việc phát triển KT-XH trên địa bàn gặp nhiều trở ngại, đặc biệt làcông tác xóa đói giảm nghèo triển khai rất khó khăn

Nhóm nguyên nhân do cơ chế chính sách

Trải qua thời gian dài trong cơ chế bao cấp đã kìm hãm sự phát triển kinh tế; vìvậy, việc xoá bỏ cơ chế bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường là đúng đắn, kịp thời

Trang 23

Song cơ chế mới, nhiều chính sách về kinh tế xã hội còn thiếu, chưa đồng bộ, trong đóchính sách đầu tư phát triển đặc biệt là đầu tư phát triển nông nghiệp – nông thôn; Cácchính sách ưu đãi, khuyến khích, sản xuất, tạo việc làm, y tế, văn hoá, giáo dục; Chínhsách đầu tư cơ sở hạ tầng chưa thỏa đáng, nhất là ở các vùng núi, vùng cao, vùng sâu…

Do bản thân người nghèo:

Ngoài những tác động trên vấn đề nghèo đói còn do yếu tố chủ quan của ngườinghèo như:

Thiếu vốn; thiếu kiến thức; thiếu thông tin về thị trường; thiếu đất; đông con,thiếu lao động; thất nghiệp; rủi ro, ốm đau, tai nạn; vướng vào tệ nạn xã hội

Một bộ phận không nhỏ người nghèo, xã nghèo vẫn còn tư tưởng ỷ lại, trôngchờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, chưa chủ động vươn lên thoát nghèo

Các nguyên nhân trên tác động qua lại lẫn nhau làm cho tình trạng nghèo đóitrong từng vùng thêm trầm trọng, gay gắt…

1.2.3 Công tác xã hội đối với người nghèo

1.2.3.1 Khái niệm

Hiện nay, có một số khái niệm đề cập đến Công tác xã hội với người nghèo như sau:

- “Công tác xã hội đối với người nghèo là tiến trình tổ chức, hoạt động của tácviên công tác xã hội với người nghèo và cộng đồng của họ bằng việc thúc đẩy nhậnthức, nâng cao năng lực, khả năng tự vươn lên của người nghèo trong việc tìm ranguyên nhân của sự nghèo đói, xác định ý thức, trách nhiệm, khả năng và tự lựa chọngiải pháp của bản thân và khai thác các yếu tố sẵn sàng giúp đỡ của cộng đồng để thoátnghèo Mặt khác tác viên phải huy động tài nguyên, tính sẵn sàng của cộng đồng giúp

đỡ người nghèo thoát nghèo, tạo ra sự hài hòa của quan hệ giữa người nghèo với cộngđồng” [26,tr.43]

- “Công tác xã hội với gia đình nghèo (người nghèo) là cách tiếp cận giúp đỡ giađình gặp khó khăn về kinh tế, khó khăn trong việc duy trì cuộc sống sinh hoạt bìnhthường hoặc có nguy cơ rơi vào tình trạng khó có thể duy trì trạng thái cân bằng tronggia đình” [27,tr.13]

Từ những quan điểm trên, tác giả đưa ra khái niệm như sau: Công tác xã hội vớingười nghèo là quá trình thúc đẩy nhận thức, tăng năng lực và tự lực cho người nghèo

Trang 24

Giúp họ tìm ra nguyên nhân của nghèo đói, xác định ý thức trách nhiệm, khả năng, ýchí để cải thiện cuộc sống và vươn lên thoát cảnh nghèo khổ.

1.2.3.2 Mục tiêu công tác xã hội với người nghèo

Mục tiêu cuối cùng của CTXH với gia đình nghèo là giúp thành viên học cáchthực hiện chức năng của mình để đáp ứng các nhu cầu về phát triển cả về mặt tâm lý,tình cảm và xã hội cho tất cả các thành viên trong gia đình (Colins, Jordan vàColeman, 2007) Các mục tiêu cụ thể:

- Tăng cường sức mạnh của cá nhân và gia đình để mọi người sẵn sàng chonhững thay đổi tốt hơn;

- Cung cấp thêm những dịch vụ can thiệp cá nhân và gia đình để duy trì thựchiện chức năng một cách hiệu quả;

- Tạo ra những thay đổi cụ thể trong việc thực hiện chức năng của gia đình nhằmduy trì hoạt động để đảm bảo tốt cuộc sống hàng ngày của mọi thành viên trong gia đình

1.2.4 Khái niệm tái định cư

- Theo nghĩa rộng: “Tái định cư là một quá trình bao gồm đền bù các thiệt hại

đất đai và tài sản di chuyển, tái định cư nhằm ổn định và khôi phục cuộc sống chonhững người bị thu hồi đất để xây dựng các dự án Tái định cư còn bao gồm các hoạtđộng nhằm hỗ trợ cho những người bị ảnh hưởng do việc thực hiện các dự án gây ra,khôi phục và cải thiện mức sống, tạo điều kiện phát triển các cơ sở sản xuất kinh tế,văn hóa, xã hội và cộng đồng”

- Theo nghĩa hẹp, Tái định cư được dùng chỉ sự di chuyển của các hộ gia đìnhtới định cư ở nơi ở mới

- Theo Từ điển Tiếng Việt: Tái định cư được hiểu là: Đến một nơi nhất định đểsinh sống lần thứ hai (lại một lần nữa) [28,tr.57]

- Theo Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồithường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thì tái định cư được giải thíchlà: “Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Nghị định này màphải di chuyển chỗ ở thì được bố trí tái định cư bằng một trong các hình thức sau: 1.Bồi thường bằng nhà ở 2 Bồi thường bằng giao đất ở mới 3 Bồi thường bằng tiền để

tự lo chỗ ở mới.”

Trang 25

Trong luận văn này, tác giả đưa ra khái niệm tái định cư như sau: tái định cư làmột quá trình bao hàm từ việc đền bù (bồi thường) cho các thiệt hại về tài sản và ổnđịnh cuộc sống bị xáo trộn do dự án phát triển gây ra Đây là một quá trình giúp ngườidân di chuyển và hỗ trợ họ tạo lập lại nơi ở mới, khôi phục cuộc sống và đảm bảo tăngnguồn thu nhập của họ.

- Phân loại tái định cư:

Tái định cư được phân thành hai loại là Tái định cư tự nguyện và không tựnguyện: (1) Tái định cư (bắt buộc) không tự nguyện: Tái định cư bắt buộc do người dân

bị trưng dụng đất để xây dựng dự án vì lợi ích chung của cộng đồng, liên quan tới tất cảlứa tuổi và giới, người bị ảnh hưởng có thể không được quyết định; (2) Tái định cư tựnguyện: Tái định cư tự nguyện những người tái định cư được tự quyết định lựa chọn

1.3 Dịch vụ xã hội đối với người nghèo, hộ nghèo

Khái niệm dịch vụ xã hội

Dịch vụ xã hội là những phương thức nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, đặc biệt làcác nhóm đối tượng yếu thế mà nhà nước và các tổ chức chính phủ và phi chính phủ(NGO) thực hiện và cung cấp [4, tr 27]

Dịch vụ xã hội đối với người nghèo, hộ nghèo

Các dịch vụ hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo bao gồm các dịch vụ xã hội sau:

- Dạy nghề cho người nghèo

- Hỗ trợ về giáo dục và đào tạo

- Hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở

- Hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng và nước sạch

- Hỗ trợ đất sản xuất cho hộ nghèo dân tộc thiểu số

- Hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ trợ giúp pháp lý

- Hỗ trợ người nghèo hưởng thụ văn hoá, thông tin

- Khuyến nông - lâm - ngư; hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề

- Tham vấn cho người nghèo và gia đình nghèo

Trang 26

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO

TẠI CÁC KHU TÁI ĐỊNH CƯ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ QUY NHƠN 2.1 Khái quát về địa bàn nghiên cứu

2.1.1 Tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội thành phố Quy Nhơn

Thành phố Quy Nhơn nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Bình Định, phía đông làbiển Đông, phía tây giáp huyện Vân Canh, phía bắc giáp huyện Tuy Phước vàhuyện Phù Cát, phía nam giáp thị xã Sông Cầu của tỉnh Phú Yên Quy Nhơn là đầumối giao thông quan trọng có đầy đủ phương thức vận tải bằng đường bộ, đườngbiển, đường thủy nội địa; có Quốc lộ 1A, 1D và QL 19 đi qua thành phố, nối liềnQuy Nhơn theo trục Bắc – Nam, Đông Tây với khu vực và cả nước; cảng biển QuyNhơn và Thị Nại nối thông đường hàng hải quốc tế và trong nước

Trải qua một hành trình hình thành và phát triển, thành phố Quy Nhơn đã vàđang trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội của tỉnh Bình Định,cửa ngõ quan trọng của vùng Tây Nguyên và là một trong những đô thị hạt nhâncủa vùng Nam Trung Bộ, vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ, giữ vị trí quan trọngtrong giao lưu, trao đổi thương mại trong nước và quốc tế Đặc biệt, trong năm

2013, mặc dù tình hình kinh tế trong nước, trong tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn, songdưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự phối hợp giúp

đỡ của các sở, ban, ngành tỉnh, sự cố gắng nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân thànhphố đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện Nghị quyết đề ra và đạt đượcnhững kết quả quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội

Về kinh tế: Kinh tế thành phố tiếp tục tăng trưởng và chuyển dịch theo hướng

tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông, lâm,thủy sản trong GDP, cụ thể: công nghiệp, xây dựng 47,39%; dịch vụ chiếm 46,73%

và nông, lâm, thủy sản là 5,88% [Số: 335/BC-UBND – ngày 13/12/2013] Tổng sản phẩmđịa phương (GDP) tăng 10,4% so với năm 2012, trong đó: giá trị nông - lâm - thủysản tăng 1,5%, giá trị công nghiệp - xây dựng tăng 9,32%, giá trị các ngành dịch vụtăng 12,2%; giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 524,8 triệu USD (kế hoạch 500 triệu

Trang 27

USD); thu ngân sách nhà nước thực hiện ước đạt gần 1.218 tỉ đồng, đạt 106,16% sovới dự toán năm, tăng 24,45% so cùng kỳ năm 2012.

Về y tế, dân số-KHHGĐ: Song song với việc phát triển kinh tế, thành phố Quy

Nhơn cũng rất chú trọng đến công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân Theo Báocáo số 335/BC-UBND của UBND thành phố Quy Nhơn, trong năm 2013, Trungtâm Y tế thành phố đã tổ chức khám bệnh và điều trị cho 187.018 lượt bệnh nhânthuộc các đối tượng ở mọi tầng lớp, độ tuổi khác nhau Bên cạnh đó, công tác quản

lý Nhà nước trên lĩnh vực y tế cũng được tăng cường một cách chặt chẽ theo đúngquy định của Bộ Y tế Đối với công tác dân số-KHHGĐ, chính quyền thành phố đãchỉ đạo và thực hiện tốt đến tất cả các phường, xã Mặc dù vậy, nhưng theo thống kêthì tỷ suất sinh trong năm 2013 là 10,37‰ tăng 1,32‰ so với năm 2012 Đặc biệt

do tâm lý của nhiều hộ gia đình là muốn có con trai nên việc sinh con thứ 3 vẫn còndiễn ra, thậm chí tăng lên so với chỉ tiêu ban đầu (84 trường hợp)

Về văn hóa, giáo dục: Trong điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, ngân sách còn

hạn chế nhưng thành phố vẫn tiếp tục quan tâm đầu tư các lĩnh vực văn hóa – xã hội,góp phần thiết thực vào việc bảo đảm an sinh xã hội, ổn định và cải thiện đời sống nhândân Trong năm 2013, nhiều hoạt động văn hóa, thông tin, thể thao được tổ chức nhằmchào mừng các ngày lễ lớn của đất nước, của tỉnh và thành phố như: Liên hoan giọnghát hay thành phố Quy Nhơn mở rộng lần thứ II; liên hoan các tiểu phẩm về tuyêntruyền giao thông; tổ chức Đại hội thể dục thể thao thành phố lần thứ VII năm 2013-

2014 và tham gia Đại hội thể dục thể thao cấp tỉnh.Trong năm 2013, tình trạng trẻ em

bỏ học đã từng bước được khắc phục; các điều kiện dạy và học như cơ sở vật chất,trang thiết bị dạy học được tăng cường, sách giáo khoa được bổ sung đầy đủ, đội ngũgiáo viên được củng cố về số lượng và chất lượng Theo số liệu báo cáo: tình trạng họcsinh bỏ học giảm 0,11% (chiếm tỷ lệ 0,96%), trong đó chủ yếu là học sinh THCS vàTHPT, không có học sinh bậc tiểu học; hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ

05 tuổi Đối với học sinh có hoàn cảnh nghèo, Chính sách hỗ trợ con em hộ nghèotrong giáo dục và đào tạo: trong 05 năm ngành giáo dục thành phố đã thực hiện miễngiảm học phí và các khoản đóng góp xây dựng trường cho 8.294 lượt con em hộ nghèotheo chủ trương chung với tổng số tiền 454,2322 triệu đồng

Trang 28

Về công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm: Công tác đào tạo nghề và giải

quyết việc làm cho người dân luôn được quan tâm thực hiện bằng nhiều hình thứckhác nhau như thu thập, cập nhật thông tin, phối hợp với Sở lao động –TB&XH.Trong năm 2013, thành phố đã phân bố vốn vay giải quyết việc làm cho cácphường, xã là 5,59 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 370 lao động và phê duyệt 412

dự án giải quyết việc làm với tổng cộng đầu tư 5,896 tỷ đồng Riêng đối với ngườinghèo, bên cạnh nguồn vốn cho vay từ Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm; Hội Liênhiệp Phụ nữ thành phố đã tranh thủ và khai thác các nguồn vốn gồm: Vốn vay liêntịch 02, vốn cánh tả Thủy Điển, vốn phụ nữ nghèo, vốn tiết kiệm theo tổ phụ nữ,v.v để giúp các hội viên phát triển kinh tế

Về chính sách xã hội và các phúc lợi xã hội: Trong năm 2013, công tác thực

hiện chính sách xã hội và các phúc lợi xã hội khác đã có sự đổi mới và tiến triểntheo chiều hướng tích cực Thành phố đã trợ cấp thường xuyên cho 5.771 đối tượng.Đối với người nghèo, thành phố đã hỗ trợ tiền điện cho 1.805 hộ nghèo với số tiền649,8 tỷ đồng Ngoài ra, còn có nhiều chính sách khác như: cho vay vốn tín dụngvới lãi suất thấp, hỗ trợ nhà ở, đào tạo nghề, cấp phát bảo hiểm miễn phí Đặc biệt,trong dịp tết Nguyên đán 2013, thành phố Quy Nhơn đã tiến hành trao tặng nhiềusuất quà cho người nghèo và các hộ nghèo; xây dựng nhà tình nghĩa; vận động

“Quỹ vì người nghèo” để hỗ trợ các hộ nghèo có cái tết ấm áp như các hộ bìnhthường khác

2.1.2 Khái quát về các khu tái định cư

Khu tái định cư Xóm Tiêu: khu tái định cư Xóm Tiêu được khởi công xây

dựng từ ngày 22-3-2003 với 900 căn hộ và chính thức đi vào sử dụng từ năm 2005nhằm phục vụ cho dự án mở đường Xuân Diệu thành phố Quy Nhơn Phần lớnngười dân thuộc khu tái định cư này trước đây sinh sống ở phường Trần Phú và một

số dân thuộc phường Hải Cảng; nghề nghiệp chủ yếu của họ là làm nghề biển như:đánh bắt cá, nuôi trồng thủy hải sản số còn lại buôn bán nhỏ và làm công nhân.Hiện nay, khu tái định cư Xóm Tiêu có 1284 hộ với 6173 nhân khẩu Do dân sốngày càng đông đúc, nên phường Quang Trung đã tiến hành chia khu tái định cưnày thành 03 khu vực để dễ dàng trong việc quản lý Trải qua 10 năm xây dựng và

Trang 29

phát triển, đến nay cuộc sống của đại đa số các hộ dân tại khu tái định cư Xóm Tiêu

đã đi vào ổn định, chất lượng cuộc sống được nâng cao; cơ sở hạ tầng phục vụ nhucầu an sinh của người dân được đảm bảo

Khu tái định cư Sông Bắc Hà Thanh: khu tái định cư Sông Bắc Hà Thanh

được thành lập từ năm 2004 Theo Quyết định số 1161/QĐ_CTUBND ngày27/04/2004 của UBND tỉnh Bình Định nhằm phục vụ dự án mở đường Xuân Diệu

và Nguyễn Tất Thành (nối dài) Trước khi chuyển đến khu tái định cư, các hộ dânnày sống ở phường Trần Phú và Hải Cảng; nghề nghiệp chủ yếu là làm nghề biển,một số chăn nuôi, làm công nhân Hiện nay, khu tái định cư Sông Bắc Hà Thanh có

1957 hộ với 6983 nhân khẩu, thuộc sự quản lý của phường Đống Đa Đến nay, về

cơ bản cuộc sống của các hộ dân thuộc diện tái định cư đã đi vào ổn định; nhiều giađình đã thoát được cảnh nghèo đói; cơ sở hạ tầng của khu tái định cư nhìn chungkhang trang, đáp ứng được nhu cầu của người dân

Khu tái định cư Võ Thị Sáu: khu tái định cư Võ Thị Sáu nay thuộc khu vực 1,

phường Nhơn Bình, thành phố Quy Nhơn Đây là khu tái định cư được xây dựng nhằmphục vụ dự án trọng điểm mở đường Xuân Diệu theo Quyết định số1161/QĐ_CTUBND ngày 27/04/2004 của UBND tỉnh Bình Định Những người dânthuộc diện tái định cư này trước đây sống ở phường Trần Phú và Hải cảng; nghềnghiệp chủ yếu của họ là làm nghề biển như: đánh bắt cá, nuôi trồng thủy hải sản sốcòn lại buôn bán nhỏ và làm công nhân Khu tái định cư Võ Thị Sáu hiện nay có 890

hộ với 3529 nhân khẩu; địa hình tương đối bằng phẳng, có vị trí địa lý rất thuận lợi donằm sát với UBND phường và cách trung tâm thành phố Quy Nhơn chừng 1km

Khu tái định cư phường Bùi Thị Xuân: khu tái định cư phường Bùi Thị Xuân

được chia làm 02 khu vực (khu vực 5,7), được thành lập từ năm 2009 nhằm phục vụ

dự án phát triển Cụm công nghiệp phú Tài với diện tích vào khoảng 4,2ha Đây làkhu tái định cư mà đa phần người dân chủ yếu làm nghề công nhân trong các nhàmáy, xí nghiệp tại khu công nghiệp phú tài, một số làm nông nghiệp và buôn bánnhỏ Là khu tái định cư được xây dựng sau so với các khu tái định cư nêu trên, nênnhìn chung cơ sở hạ tầng về cơ bản rất khang trang và đầy đủ đảm bảo đáp ứng nhucầu của nhân dân Đến nay, cuộc sống của người dân tại khu tái định cư này đã đivào ổn định, nhiều người đã có cuộc sống khá hơn so với trước đây

Trang 30

2.2 Thực trạng nghèo tại các khu tái định cư trên địa bàn thành phố Quy Nhơn

2.2.1 Quy mô và mức độ nghèo

Hiện nay, thành phố Quy Nhơn có 07 khu tái định cư đã đi vào hoạt động.Các khu tái định cư này được xây dựng vào những thời gian khác nhau, nhằm phục

vụ công tác quy hoạch phát triển thành phố và xây dựng các cụm công nghiệp lâudài Cho đến nay, cuộc sống của những người dân thuộc diện di dời ở các khu táiđịnh cư về cơ bản đã đi vào ổn định và có nhiều chuyển biến tích cực cả về đời sốngvật chất lẫn tinh thần Tuy nhiên, bên cạnh những hộ gia đình có cuộc sống khá giả,

ổn định, thì một bộ phận người dân vẫn sống trong cảnh nghèo, cuộc sống gặpnhiều khó khăn Theo kết quả rà soát hộ nghèo năm 2013, hiện nay toàn thành phốQuy Nhơn có 1.358 hộ nghèo (giảm 0,72% so với năm 2012), trong đó, ở các khutái định cư có 213 hộ chiếm 15,7% so với số hộ nghèo toàn thành phố[Số: 335/BC- UBND – ngày 13/12/2013] Như vậy, tuy tỷ lệ nghèo trong năm 2013 của thành phố cógiảm so với kế hoạch đề ra nhưng nhìn chung mức giảm này không đồng đều giữacác phường, xã và đặc biệt ở các khu tái định cư tỷ lệ hộ nghèo vẫn chiếm tỷ lệ cao

TT Các khu tái định cư Tổng số hộ nghèo Tỉ lệ (%)

[Nguồn: UBND các phường cung cấp]

Bảng 2.1 cho thấy, tình trạng nghèo ở các khu tái định cư trên địa bàn thànhphố Quy Nhơn có sự khác nhau về quy mô và mức độ Trong đó, khu tái định cư có

tỷ lệ hộ nghèo cao nhất là Xóm Tiêu với 48 hộ, chiếm 4,6% dân số trên địa bàn và46,2% số hộ nghèo của phường Quang Trung Tiếp đến là khu Sông Bắc Hà Thanh

có 45 hộ chiếm 2,3% dân số trên địa bàn; 25,7% tỷ lệ hộ nghèo của phường Đống

Đa và khu tái định cư Bùi Thị Xuân có 24 hộ, chiếm 1,9% dân số trên địa bàn;33,3% số hộ nghèo của phường Số hộ nghèo ở khu tái định cư Trần Quang Diệu

Bảng 2.1 Tỷ lệ hộ nghèo ở các khu tái định cư

Trang 31

hiện nay là 9 hộ, chiếm 1,28% dân số trong khu vực và 18,4% số hộ nghèo củaphường Trần Quang Diệu; khu tái định cư Võ Thị Sáu hiện có 16 hộ nghèo chiếm

tỷ lệ 1,8% dân số trong khu vực và 16,5% số hộ nghèo của phường Nhơn Bình; số

hộ nghèo ở Nhơn Phước là 06 hộ (chiếm 1,9% dân số trong vùng) Khu tái định có

tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất hiện nay là Bông Hồng với 04 hộ nghèo chiếm 0,6% so vớidân số trên địa bàn

Mặt khác, tình trạng nghèo ở các khu tái định cư hiện nay cũng rất đa dạng

và phức tạp Điều này được thể hiện ở chỗ, trong số các hộ nghèo nêu trên thì một

bộ phận đã thoát nghèo, bộ phận nghèo mới và số còn lại là nghèo triền miên;không có hộ nghèo nào tái nghèo Theo số liệu thống kê của UBND các phường vàocuối năm 2013 thì số hộ nghèo mới của các khu tái định cư là: Xóm Tiêu có 04 hộ;Sông Bắc Hà Thanh có 05; Bùi Thị Xuân 07 hộ; Nhơn Phước 05 hộ; Võ Thị Sáu 02hộ; Trần Quang Diệu 02 hộ Riêng khu tái định cư Bông Hồng không có số hộnghèo mới Như vậy, với số liệu thống kê nêu trên thì số hộ nghèo triền miên ở cáckhu tái định cư vẫn chiếm số lượng khá cao Kết quả trên phần nào cho thấy vẫncòn nhiều yếu tố cản trở đến việc thoát nghèo của người dân thuộc diện nghèo tạicác khu tái định cư trên địa bàn thành phố Quy Nhơn trong những năm vừa qua

2.2.2 Đặc trưng của các hộ nghèo theo mẫu khảo sát

2.2.2.1 Giới tính, độ tuổi và tình trạng hôn nhân của chủ hộ

Nghèo ở các khu tái định cư trên địa bàn thành phố Quy Nhơn không chỉkhác nhau về quy mô, mức độ mà còn có sự khác biệt về tình trạng nghèo theo giớitính của chủ hộ Số liệu thống kê cho thấy, trong số 133 hộ nghèo trong mẫu khảosát thì có 52,6% số hộ nghèo có nữ giới làm chủ hộ, trong khi đó hộ nghèo có chủ

hộ là nam giới chiếm tỷ lệ thấp hơn là 47,4%

Về tuổi tác, độ tuổi từ 60 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất 43,6 %, tiếp đến là

độ tuổi từ 46-60 chiếm 33,8, độ tuổi từ 31-45 chiếm 21,1% và độ tuổi thấp nhất là

từ 18-30 chiếm 1,5%

Về tình trạng hôn nhân của các chủ hộ, kết quả khảo sát cho thấy đa phần các

hộ gia đình ở các khu tái định cư trên địa bàn thành phố Quy Nhơn đã lập gia đình,

số chưa có gia đình chỉ chiếm 3,8% so với tổng 133 hộ Trong đó, chủ hộ đang sốngvới vợ và chồng chiếm 43,6% (chủ hộ nam đang sống với vợ cao hơn chủ hộ nữ

Trang 32

sống với chồng là 79,4% so với 11,4%); các chủ hộ góa chiếm 24,1% (chủ hộ nữgóa chồng cao hơn chủ hộ nam góa vợ là 38,6% so với 7,9%); các chủ hộ đã li dị, lithân chiếm 28,6% (chủ hộ nữ li dị, li thân cao hơn chủ hộ nam là 47,1% so với7,9%) Như vậy, xét về tình trạng hôn nhân theo giới tính của chủ hộ thì các chủ hộ

là nữ góa chồng, li dị, ly thân chiếm tỷ lệ khá cao, chính vì thế phụ nữ sẽ gặp nhiềukhó khăn trong đời sống so với các chủ hộ là nam giới

2.2.2.2 Trình độ học vấn và nghề nghiệp của chủ hộ

Trình độ học vấn là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếpđến tình trạng nghèo và khả năng thoát nghèo của người dân Thưc tế cho thấy,những người có trình độ học vấn cao, được học hành đầy đủ thì khả năng làm chủcuộc sống của họ tốt hơn rất nhiều so với những người có trình độ học vấn thấp Bởi

lẽ trình độ học vấn thấp khiến cho nhiều người không có khả năng nắm bắt cácthông tin liên quan đến cơ chế chính sách; các mô hình sản xuất tiến bộ; các ứngdụng khoa học công nghệ vào sản xuất cũng như cách thức tổ chức sản xuất vàchi tiêu hợp lý Chính vì thế mà người nghèo thường rơi vào cảnh nghèo đói triềnmiên; rất khó khăn trong việc tìm kiếm giải pháp để thoát nghèo

Kết quả khảo sát cho thấy trình độ học vấn của các chủ hộ thuộc diện nghèo

ở các khu tái định cư trên địa bàn thành phố Quy Nhơn là rất thấp Số chủ hộ khôngbiết đọc biết viết chiếm tỷ lệ 33,8% (chủ hộ nữ cao hơn chủ hộ nam là 44,3% so với22,2%); biết đọc biết viết nhưng chưa tốt nghiệp cấp 1/tiểu học chiếm 39,8% (chủ

hộ nam cao hơn chủ hộ nữ là 41,3% so với 38,6%); số người tốt nghiệp cấp 1/tiểuhọc 15,0% (chủ hộ nam cao hơn chủ hộ nữ là 19,0% so với 11,4%); tốt nghiệp cấp2/trung học cơ sở chiếm 9,0% (chủ hộ nam cao hơn chủ hộ nữ là 14,3% so với4,4%); tốt nghiệp cấp 3/trung học phổ thông chiếm 2,3% (chủ hộ nam cao hơn chủ

hộ nữ là 3,2% so với 1,4%) Đáng chú ý là không có chủ hộ nào có trình độ trunghọc nghề, trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng và Đại học trở lên

Trình độ học vấn thấp thường ảnh hưởng đến nhiều yếu tố trong đó có sự tácđộng trực tiếp đến nghề nghiệp của bản thân người đó Kết quả khảo sát cho thấynghề nghiệp của chủ hộ nghèo trong mẫu khảo sát tập trung ở năm nhóm cơ bản.Trong đó, nghề biển (đánh bắt cá và nuôi trồng thủy sản) chiếm tỷ lệ cao nhất là

Trang 33

53,4%; nghề công nhân chiếm 17,3% và nghề nông dân (hoạt động trong lĩnh vựcnông nghiệp) chiếm 8,3% Không có chủ hộ nào làm trong lĩnh vực công nhân viênchức nhà nước Đặc biệt là tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm vẫn còn và thậmchí chiếm tỷ lệ khá cao 9,8%.

Kết quả trên cho thấy nghề nghiệp của hộ nghèo thông thường không có sự đadạng, người nghèo thường làm trong một nghề nhất định, ít có sự chuyển đổi về nghềnghiệp Mặt khác nghề nghiệp mà họ làm chủ yếu lao động chân tay, ít người làmtrong lĩnh vực văn phòng hay cơ quan nhà nước Thực trạng đó dẫn đến mức sống củacác hộ nghèo nhìn chung rất thấp và họ rất khó khăn trong việc thoát nghèo

2.2.2.3 Đặc điểm về nhân khẩu của các hộ nghèo

Quy mô hộ gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng nghèo đói Thôngthường người nghèo, hộ nghèo phổ biến là những hộ gia đình có quy mô lớn, mỗi

hộ có rất nhiều con, tuổi còn nhỏ Số liệu khảo sát cho thấy, số gia đình có hơn 6nhân khẩu chiếm tỷ lệ cao nhất với 36,8%, tiếp đến là những hộ có từ 5 đến 6 nhânkhẩu chiếm 33,1% và từ 3 đến 4 nhân khẩu chiếm 27,1% Trong khi đó, số hộ giađình nghèo có từ 1 đến 2 nhân khẩu rất ít chỉ chiếm 3,0% so với tổng số 133 hộđược khảo sát Điều này làm cho cuộc sống gia đình họ gặp rất nhiều khó khăn: thunhập làm ra không đủ để trang trải các khoản chi tiêu hàng ngày, hoặc không thể cóđược các khoản tích luỹ và do vậy việc thoát khỏi nghèo đói trở nên bế tắc

Mặc dù số nhân khẩu đông nhưng số người lao động chính để tạo ra thu nhậpcho các hộ gia đình lại chiếm tỷ lệ khá thấp Cụ thể, có đến 56,4% hộ có từ 1 đến 2lao động chính; hộ từ 3 đến 4 lao động chính chiếm 27,1% Trong khi đó, số hộ có

từ 5 đến 6 và trên 6 lao động chính chiếm tỷ lệ thấp hơn là 14,3% và 2,3% Tìnhtrạng thiếu lao động còn thể hiện ở chỗ, người lao động chính, ngoài công việc kiếmtiền nuôi gia đình phải gánh thêm nhiều công việc nhà do số người phụ thuộctăng Mặt khác, số lao động chính trong hộ thấp nhưng số người sống phụ thuộc-cụthể là trẻ em, người già, người bị tật nguyền không có khả năng lao động nhưngvẫn chi tiêu còn cao đã gây ra những khó khăn nhất định cho các hộ nghèo

2.2.2.4 Hoạt động kinh tế và vấn đề việc làm của các hộ nghèo

Hoạt động kinh tế của hộ nghèo tại địa bàn nghiên cứu rất đa dạng, với nhiềungành nghề khác nhau và mang những nét đặc trưng riêng của mỗi khu tái định cư.Kết quả khảo sát cho thấy, hoạt động kinh tế chủ đạo hiện nay của hộ nghèo trong

Trang 34

mẫu khảo sát là hoạt động ngư nghiệp chiếm 60,9% Những hộ hoạt động trong lĩnhvực kinh tế này chủ yếu sống tập trung ở khu tái định cư Xóm Tiêu, Võ Thị Sáu vàSông Bắc Hà Thanh Vốn dĩ như vậy là bởi vì nghề biển là nghề đã gắn bó với các

hộ dân này từ lâu đời, ngay cả trước khi họ chưa chuyển đến nơi định cư mới Tiếpđến là hoạt động sản xuất nông nghiệp chiếm 18,8%, hoạt động kinh tế này tậptrung nhiều nhất là ở khu tái định cư Bùi Thị Xuân Các hoạt động kinh tế khác nhưcông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; xây dựng; dịch vụ và hoạt động kinh tế khácchiếm tỷ lệ rất thấp Riêng làm việc ở cơ quan quản lý nhà nước hoặc các cơ quanquản lý nhà nước, xây dựng và giao thông vận tải thì không có hộ nghèo nào thamgia Qua đó cho thấy, các hoạt động kinh tế mà hộ nghèo tại các khu tái định cưtham gia tuy có sự đa dạng với nhiều hình thức khác nhau Song chỉ tập trung vàonhững nhóm lao động bằng chân tay, trong khi đó các công việc lao động đòi hỏibằng trí óc và đem lại nhiều tiền lại không có một ai tham gia

Đối với việc làm, đây là vấn đề quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập

của các hộ nghèo tại các khu tái định cư Khi được hỏi “Sau khi chuyển đến khu tái định cư, ông/bà có tìm kiếm được việc làm mới hay không?” thì có nhiều ý kiến

khác nhau Trong đó, có 67,7% trả lời tìm kiếm được việc làm và 21,1% không tìmkiếm được việc làm Tuy nhiên, tùy vào khả năng và nhu cầu của mỗi người màviệc làm của họ tìm kiếm được thuộc các lĩnh vực khác nhau: công nghiệp, tiểu thủcông nghiệp chiếm 29,3%; công việc khác như: sữa xe, cắt tóc, chăn nuôi chiếm20,3%; vận chuyển: chủ yếu là bốc vác cho các chủ thuyền và các công ty xây dựngchiếm 23,3%.; xây dựng chiếm 11,3%, chủ yếu là phụ hồ và làm các công việc phùcho các chủ tư nhân Không có cá nhân, hộ gia đình nào tham gia trong lĩnh vựchành chính sự nghiệp Qua đó cho thấy, người nghèo chủ yếu làm những công việcđơn giản, lao động bằng tay tay là chủ yếu Mặc dù công việc nặng nhọc, tổn haonhiều sức lao động nhưng thu nhập rất thấp Hơn thế nữa, những công việc này lạithường rất bấp bênh, không ổn định, nhiều công việc phụ thuộc vào thời vụ và cótính rủi ro cao do liên quan nhiều đến thời tiết, trong khi những công việc lao độngtrí óc thì đa phần do trình độ học vấn thấp nên họ không thể tham gia vào

2.2.2.5 Thu nhập và mức độ chi tiêu của các hộ nghèo

Trang 35

Mức thu nhập bình quân theo đầu người mà các hộ thuộc diện nghèo trongmẫu khảo sát được áp dụng hiện nay là từ 500.000 đồng/người/tháng (từ 6 triệuđồng/người/năm) trở xuống đối với hộ nghèo thành thị Đây là chuẩn nghèo mà tỉnhBình Định nói chung và thành phố Quy Nhơn nói riêng đã áp dụng dựa trên Quyếtđịnh số 09/2011/QĐ-TTg về chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn2011-2015 [Số: 38/KH-UBND, ngày 22 tháng 8 năm 2011] Với mức thu nhập nhưvậy, hộ nghèo rất khó đảm bảo cuộc sống, không đáp ứng được các nhu cầu tốithiểu của con người Mỗi hộ gia đình có thể thu nhập từ một hoặc nhiều nguồn nhưviệc làm (việc làm chính, việc làm phụ ở các lĩnh vực nông nghiệp, phi nôngnghiệp) và ngoài việc làm (lương hưu, thân nhân, giúp đỡ…), nhưng chủ yếu vẫn từviệc làm chính.

Kết quả khảo sát cho thấy, thu nhập của các hộ nghèo trong mẫu khảo sátchủ yếu được lấy từ hoạt động chăn nuôi (kể cả nuôi trồng, khai thác thủy sản, chếbiến) chiếm 72,9% với tổng giá trị hàng tháng từ 2 triệu đến 3 triệu đồng/hộ Tiếpđến là nguồn thu từ hoạt động trồng trọt (nông nghiệp, lâm nghiệp) chiếm 15,0%,với tổng trị giá hàng tháng từ 1,5 triệu đến 2,5 triệu đồng/hộ Các nguồn thu còn lạichiếm tỷ lệ khá thấp với trị giá hàng tháng khoảng từ 3 triệu đến 4 triệu So với sựphát triển của đời sống xã hội hiện nay thì mức thu nhập trên của các hộ nghèo làquá thấp để có thể trang trải mọi hoạt động trong đời sống hàng ngày

Mặc dù thu nhập thấp, nhưng hộ nghèo phải chi rất nhiều khoản khác nhau:chi cho hiếu hỷ chiếm 46,6%; chi ăn mặc 42,9%; chi các khoản khác như: cắt tóc,điện thoại, xăng xe, uống cà phê Trong khi đó, chi cho học hành của con cái thấphơn với 26,3% và khám chữa bệnh là 17,3%

Rõ ràng với thu nhập thấp và không ổn định thì việc đáp ứng các khoản chitiêu trong đời sống hằng ngày của các hộ nghèo là tương đối khó khăn Tuy nhiên,tùy vào nhu cầu khác nhau của mỗi hộ mà việc tìm nguồn bổ sung cho những thiếu

hụt đó là hoàn toàn không giống nhau Cụ thể khi được hỏi “Nếu có bất kỳ khoản nào không đủ để chi tiêu như đã nêu ở câu trên, gia đình ông bà bù đắp khoản thâm hụt này bằng cách nào?”, có 12 hộ (chiếm 9,0%) bù đắp những thiếu hụt trong chi

tiêu bằng cách lấy tiền dành dụm trước đây; 5 hộ bán tài sản để bù đắp những khoản

Trang 36

thâm hụt trong chi tiêu tương ứng với 3,8%; 29 hộ mượn tiền (không có lãi suất) từngười thân và bạn bè chiếm 21,8%; 15 hộ không chọn phương án bù đắp khác như:chi tiêu ít lại, khi nào có thì bù đắp chiếm 11,3% Đa phần các hộ còn lại đi vaymượn tiền có lãi suất để bù đắp các khoản chi tiêu tương ứng 54,1%

2.2.2.6 Đặc điểm về tài sản, các phương tiện sản xuất và sinh hoạt của hộ nghèo

Mức độ chênh lệch giữa hộ giàu và hộ nghèo, không chỉ biểu hiện ở thu nhậphay chi tiêu, mà còn ở mức độ mua sắm tài sản, phương tiện phục vụ sản xuất vàđời sống tinh thần

Về tài sản lâu bền của người nghèo, nhìn chung rất đa dạng với nhiều loại đồdùng được sử dụng với các mục đích khác nhau Nhưng đó là những tài sản đơngiản, rẻ tiền và chỉ đáp ứng một phần nhỏ các nhu cầu sinh hoạt trong đời sống hằngngày như: xe đạp, xe máy, nồi cơm điện, bàn ghế với số lượng khoảng 1 đến 2sản phẩm Trong khi, các đồ dùng và phương tiện có trị giá cao, tính chất công nghệhiện đại để phục vụ cuộc sống và nhu cầu giải trí tinh thần lại rất ít, thậm chí làkhông có ai sử dụng Kết quả khảo sát cho thấy có đến 95,5% hộ sử dụng xe đạp và42,1% sử dụng xe máy để làm phương tiện đi lại cũng như vận chuyển hàng hóa,hầu như không có xe hơi Tuy nhiên, các phương tiện này ở mỗi hộ không có nhiều

mà bình quân mỗi hộ có khoảng từ 1-3 chiếc xe đạp và xe máy thì chỉ 1 chiếc,những hộ có 2 chiếc xe máy rất ít Đối với các phương tiện phục vụ nghe nhìn (giảitrí), xem tin tức thì chỉ thông qua đài và ti vi là 85,7% với 69,2%, không có hộnghèo nào có khả năng dùng mạng internet Có nhiều hộ đã sử dụng điện thoại diđộng và điện thoại cố định để liên lạc thông tin chiếm 46,6%, nhưng số này vẫn còn

ít so với xu hướng chung của xã hội hiện nay Trong gia đình các hộ nghèo hiện nayđều có bàn ghế, tủ, giường chiếm 100%, nhưng theo quan sát của chúng tôi thì đây

là những đồ có trị giá thấp giao động khoảng từ 500.000 đến 1,2 triệu đồng Phầnlớn các hộ nghèo đều có nồi cơm điện chiếm 92,5% và quạt điện là 68,4%, số cònlại nấu cơm bằng củi do họ tự kiếm Số hộ có các loại đồ dùng lâu bền khác như:đầu đĩa VCD, bếp ga, máy khâu chiếm 46,6% Riêng các loại đồ dùng đắt tiềnkhác như tủ lạnh, máy điều hòa, lò vi sóng, máy ảnh kỹ thuật số thì hầu như không

có gia đình nào có

Trang 37

Đối với các loại tư liệu sản xuất, do đặc thù của các hộ nghèo trong mẫukhảo sát chủ yếu làm nghề biển nên các loại tư liệu phục vụ sản xuất đa phần làthuyền ghe (84,2%) và tay lưới chiếm 93,2% Tuy nhiên, các loại thuyền, ghe, taylưới mà các hộ có được đều có giá trị thấp và đã cũ khoảng từ 3 đến 5 triệu đồng,được dùng để đánh bắt gần bờ (trong khi những hộ giàu giá trị thuyền, ghe lên đếnhàng trăm triệu và tỷ đồng) Một số hộ có xe cải tiến và xe xích lô để chở hàng,

nhưng số này không đáng kể chiếm 12,8%

2.2.2.7 Khả năng tiếp cận các nguồn lực sản xuất của các hộ nghèo

* Về vấn đề đất sản xuất

Đất đai là yếu tố quan trọng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp Tuy nhiên,tùy thuộc vào đặc điểm tự nhiên và địa hình mà diện tích đất sản xuất hoàn toànkhác nhau Đối với những vùng nông thôn thì diện tích đất nông nghiệp hiện naycòn nhiều, nhưng với những vùng thành phố và ven thành phố diện tích đất ngàycàng bị thu hẹp và thậm chí không có đất sản xuất do phải phục vụ cho yêu cầu pháttriển công nghiệp Đối với các hộ nghèo ở các khu tái định cư trên địa bàn thànhphố Quy Nhơn hiện nay thì diện tích đất để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như:trồng lúa, cây hoa màu và các loại cây ăn quả là rất ít, thậm chí là ở một số hộ chỉ

có đất thổ cư mà không có đất vườn hay các loại đất khác Khi được hỏi “Gia đình ông/bà có đất để chăn nuôi và sản xuất hay không, kể cả đất thuê của người khác?”, thì chỉ có 15,8% hộ có đất để chăn nuôi và sản xuất Điều này cũng hoàn

toàn dễ hiểu, bởi vì các hộ khi chuyển tới nơi định cư thì diện tích đất mà họ đượccấp chỉ đủ cho việc phục vụ xây nhà ở Số còn lại có đất để chăn nuôi và sản xuấtchiếm 16%, với tổng diện tích đất mỗi hộ khoảng từ 100 m2 đến 150m2, những hộnày chủ yếu sống ở khu tái định cư Bùi Thị Xuân (đây là khu tái định cư không nằmtrong nội thành thành phố) nên người dân được phân đất với diện tích lớn hơn.Nhưng với diện tích đất như trên thì chỉ đủ để những hộ này chăn nuôi nhỏ và trồngmột số loại cây thực phẩm như rau, củ, quả.v.v

Như vậy, rõ ràng không có đất để chăn nuôi và sản xuất là yếu tố làm giảmmức sống của các hộ nghèo Đặc biệt đối với những hộ gia đình làm nghề biển: đánhbắt, số ít nuôi trồng thủy hải sản, bởi vì: nghề biển không phải làm quanh năm vàphải làm theo mùa vụ; những người làm nghề này chủ yếu là đàn ông, còn phụ nữ

Trang 38

chủ yếu làm công việc nhà và nội trợ, nên việc thời gian dư dã rất nhiều Hơn nữa,những hộ làm nghề này phần lớn là đánh bắt nhỏ lẻ, gần bờ, thiếu phương tiện đánhbắt đa phần là họ làm thuê cho các chủ tàu lớn để kiếm thu nhập theo ngày hoặctheo tháng Do đó, nếu có thêm một số diện tích đất để canh tác nhằm kiếm công ănviệc làm và tăng cường lương thực, thực phẩm là rất cần thiết cho các hộ nghèo.

* Về nguồn tín dụng

Đối với người nghèo nói chung và hộ nghèo nói riêng việc tiếp cận để cóđược nguồn vốn tín dụng là rất hữu ích Khi có nguồn vốn, các hộ nghèo khôngnhững bù đắp cho những khoản chi tiêu trong cuộc sống hằng ngày, mà họ còn có

cơ hội để đầu tư vào sản xuất và kinh doanh Số liệu khảo sát về vấn đề vay vốn tíndụng của các hộ nghèo tại các khu tái định cư theo mẫu khảo sát cho thấy, phần lớncác hộ nghèo đã được vay nguồn vốn tín dụng 72,9%, số còn lại không vay bởikhông có nhu cầu hoặc do nhiều lý do khác nhau mà họ không thể vay

Biểu đồ 2.2 cho thấy, nguồn vốn mà những hộ nghèo trong mẫu khảo sátđược vay rất đa dạng, từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác nhau Trong đó, tỷ

lệ vay từ chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo chiếm tỷ lệ cao nhất với 32%;vay từ ngân hàng nông nghiệp thông qua chính quyền địa phương chiếm 28%; 19%vay từ các tổ chức xã hội như: Hội Phụ nữ, Hội chữ thập đỏ đặc điểm chung củanhững chương trình nhà nước và các tổ chức hội này là các khoản vay đều có lãisuất thấp-phù hợp với khả năng của các hộ nghèo Những hộ còn lại không vay từcác tổ chức tín dụng nêu trên mà tìm đến các nguồn tín dụng khác để vay với lãisuất cao hơn như: nhóm tiết kiệm-tín dụng (tổ chức đoàn thể) chiếm 1%; người cho

Trang 39

vay tư nhân (không chính thức - lãi suất cao) chiếm 4%; ngân hàng tư nhân chiếm2%; người sử dụng lao động chiếm 3%; vay từ gia đình chiếm 3%; hàng xóm 4%;vay từ bạn bè 4% Sở dĩ như vậy, là bởi các nguồn vay tín dụng này có thủ tụckhông rườm rà, nhanh chóng, có thể giao kèo bất thành văn: bạc đứng, bạc góp,chơi hụi… mặt khác, nó còn phù hợp với tâm lý của một số người nghèo Khi được

hỏi: “Theo ông /bà thì việc vay tiền tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên có khó không?” 33,1% cho là dễ dàng; 35,3% không khó lắm; những hộ cho rằng việc vay

rất khó chiếm 17,3%; 14,3% lại cho rằng mình không biết thông tin gì về việc vayvốn từ các nguồn tín dụng nêu trên

Tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi hộ nghèo mà mục đích vay vốn tại các nguồntín dụng nêu trên là hoàn toàn khác nhau: phục vụ nhu cầu hàng ngày (thực phẩm,

ăn uống ) chiếm 32%; chi cho việc học của con cái 10%; sửa nhà 7%; điều trịbệnh tật 5%; việc vay vốn để đầu tư cho sản xuất kinh doanh chiếm 26% Số còn lạiđầu tư vào những mục đích khác như: mua đất-mua nhà chiếm 2%; vay vốn nhằmmục đích khác như: phục vụ sinh đẻ, hiếu hỷ chiếm 16 % Điều này cho thấy việcngười nghèo vay vốn chưa đúng mục đích vẫn còn nhiều, vốn tín dụng không được

sử dụng như một loại công cụ để người dân hướng tới những dự định tương lai tốtđẹp mà nó chỉ được xem như một dạng “trợ cấp” để giúp người nghèo giải quyếtnhững khó khăn hiện tại Chính vì thế, cần phải có sự giúp đỡ và hướng dẫn chongười dân khi họ tiếp cận với các nguồn vốn

2.2.2.8 Khả năng tiếp cận các điều kiện sống cơ bản của các hộ nghèo

* Về nhà ở

Kết quả khảo sát cho thấy, do thuộc diện tái định cư, nên các hộ nghèo trongmẫu khảo sát đều có nhà ở Đối với loại nhà bán kiên cố (xây, lợp ngói, nhà gỗ)chiếm tỷ lệ cao nhất với 87,2%, đây là loại nhà mà khi các hộ chuyển đến tái định

cư đã được chính quyền thành phố Quy Nhơn xây và trao cho bà con sở hữu Loạinhà kiến cố chiếm tỷ lệ thấp hơn với 11,3%, những hộ loại nhà này là do họ tự xâydựng dựa vào số tiền đền bù lúc ban đầu mới chuyển đến tái định cư Đối với những

hộ nhà tạm chiếm tỷ lệ khá thấp 1,5%, những hộ này ban đầu đều có nhà bán kiến

Trang 40

cố nhưng sau đó họ đã bán để lấy tiền và hiện tại phải sống bằng nhà tạm [UBND các phường cung cấp].

Về tình trạng sở hữu nhà, có 95% các hộ có nhà thuộc quyền sở hữu củamình; số hộ ở nhà thuê chiếm 0,8%; có 2 hộ được tặng nhà tình nghĩa chiếm 1,5%

Số còn lại không phải thuộc các loại hình sở hữu trên mà họ đang ở trên đất chiếmdụng bất hợp pháp

Như vậy, nhìn chung về vấn đề nhà ở cho các hộ nghèo trong mẫu khảo sát

về cơ bản đều được đảm bảo Đây là điều kiện cần và cũng là động lực để ngườinghèo yên tâm làm ăn, vươn lên thoát nghèo Đối với số ít chưa có nhà hoặc sốngtrong những ngôi nhà tạm bợ, nếu chính quyền địa phương có những biện pháp hỗtrợ tích cực thì sớm muộn họ sẽ đi vào ổn định như các hộ còn lại

* Về sử dụng điện

Số liệu khảo sát về việc sử dụng điện của các hộ nghèo tại các khu tái định

cư cho kết quả như sau: phần lớn các hộ nghèo đều sử dụng điện chiếm 97%, nguồnđiện mà các hộ này đang sử dụng là điện lưới Quốc gia chiếm 100% ; có 3% số hộkhông sử dụng điện, những hộ này đều là những hộ quá nghèo không có tiền để trảtiền điện do đó, thay vì sử dụng điện thì họ sử dụng nguồn thắp sáng khác như đèndầu, nến Tuy nhiên, tùy vào mỗi hộ mà mục đích sử dụng điện là khác nhau Trong

đó, phần đa các hộ sử dụng chỉ để thắp sáng và phục vụ sinh hoạt trong gia đình.Những hộ sử dụng cho việc chăn nuôi và sản xuất kinh doanh rất thấp và cũng chỉsản xuất nhỏ lẻ như buôn bán tạp hóa, may mặc.v.v Có 9% số hộ còn lại sử dụngđiện vào mục đích khác như: tưới tiêu cây cảnh, cây ăn quả Rõ ràng phần lớn các

hộ nghèo chưa tận dụng nguồn điện để đầu tư vào sản xuất kinh doanh mà chỉ đơnthuần phục vụ thắp sáng và sinh hoạt Chính vì vậy cần phải khuyến khích và hướngdẫn các hộ nghèo biết cách tận dụng nguồn điện vào những mục đích cho phát triểnkinh tế gia đình, có như vậy, đời sống của họ mới được cải thiện nhanh hơn

* Về nguồn nước sinh hoạt

Số liệu điều tra cho thấy, nguồn nước chính phục vụ cho nhu cầu ăn uống vàsinh hoạt khác của các hộ nghèo trong mẫu khảo sát được lấy từ 3 nguồn chính, cụ

Ngày đăng: 13/04/2016, 08:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w