MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài khóa luận 1 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 2 3. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu 3 4. Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 3 5. Phương pháp nghiên cứu 5 6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp 5 CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG 6 1.1. Khái niệm và đặc trưng cơ bản của hợp đồng tín dụng 6 1.1.1. Định nghĩa hợp đồng tín dụng 6 1.1.2. Đặc điểm của hợp đồng tín dụng 7 1.1.3. Phân loại hợp đồng tín dụng 10 1.2. Cơ sở pháp lý và nội dung của pháp luật điều chỉnh HĐTD 11 1.2.1. Cơ sở pháp lý 11 1.2.2. Nội dung của pháp luật điều chỉnh hợp đồng tín dụng 12 1.3. Nguyên tắc của pháp luật điều chỉnh HĐTD 18 1.3.1. Nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội 18 1.3.2. Nguyên tắc tự nguyện và bình đẳng trong giao kết hợp đồng 18 1.3.3. Nguyên tắc thực hiện đúng và thực hiện trên tinh thần hợp tác, có lợi nhất cho các bên. 19 1.3.4. Nguyên tắc đảm bảo sự an toàn cho vốn vay cho tổ chức tín dụng 19 1.3.5.Nguyên tắc kiểm soát cơ chế lạm dụng, đảm bảo lợi ích cho bên yếu thế 20 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VỀ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG, THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHỦ DIỄN 21 2.1. Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng tín dụng 21 2.1.1. Tổng quan tình hình về hợp đồng tín dụng 21 2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến giao kết và thực hiện hợp đồng tín dụng 22 2.2. Thực trạng trong quy định pháp luật điều chỉnh về giao kết và thực hiện hợp đồng tín dụng 26 2.2.1. Về giao kết hợp đồng tín dụng 26 2.2.2. Về thực hiện hợp đồng tín dụng 28 2.3. Thực tiễn thực hiện hợp đồng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phủ Diễn 30 2.3.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phủ Diễn 31 2.3.2. Thực tiễn giao kết hợp đồng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi Nhánh Phủ Diễn 32 2.3.3. Thực tiễn thực hiện hợp đồng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Phủ Diễn 33 2.4. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu 35 2.4.1. Về kết quả đạt được 35 2.4.2. Về khó khăn 37 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG 39 3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng tín dụng 39 3.2. Một số giải pháp cụ thể hoàn thiện pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng tín dụng 40 3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng tín dụng 40 3.2.2. Hoàn thiện pháp luật về thực hiện hợp đồng tín dụng 42 3.2.3. Hoàn thiện pháp luật về thực hiện hợp đồng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phủ Diễn 44 3.3. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 47 KẾT LUẬN 48 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 49
Trang 1TÓM LƯỢC
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay, hoạt động tíndụng đóng vai trò hết sức quan trọng Thực hiện tốt các vấn đề liên quan đến hoạtđộng tín dụng, đặc biệt là giao kết và thực hiện hợp đồng tín dụng sẽ tạo lợi thế chonước ta trong việc thu hút đầu tư, tăng vốn cho nền kinh tế qua đó tạo tiền đề vữngchắc cho sự phát triển nền kinh tế nước nhà Chính vì vậy, vấn đề cấp thiết đặt ra làphải có một hành lang pháp lý vững chắc để điều chỉnh vấn đề giao kết và thực hiệnhợp đồng tín dụng
Hiện nay mặc dù hệ thống pháp luật về hợp đồng Việt Nam đã có nhiều tiến bộ,khá hoàn chỉnh và khá phù hợp với các tiêu chuẩn của các điều ước quốc tế liên quanđến hợp đồng tín dụng mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia, tạo hành lang pháp lý antoàn cho hoạt động tín dụng ở Việt Nam, song vẫn cần thiết phải tiếp tục được hoànthiện cả về nội dung và hình thức để bảo đảm hơn nữa tính thống nhất, đồng bộ, minhbạch, công bằng khả thi, đầy đủ và hiệu quả của hệ thống pháp luật về hợp đồng tíndụng Việt Nam, phù hợp hơn với thực tiễn ở Việt Nam cũng như phù hợp với tiêuchuẩn quốc tế
Trong khóa luận, tác giả sẽ tiến hành nghiên cứu một số vấn đề cơ bản nhất củapháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng tín dụng- một trong những vấn đề đượcquan tâm nhất của pháp luật về hợp đồng tín dụng hiện nay- để góp phần nhỏ bé vàoviệc hoàn thiện pháp luật
Trang 2đỡ, hỗ trợ em rất tận tình trong suốt quá trình thực hiện và cho đến khi hoàn thànhkhóa luận tốt nghiệp
Tuy vậy, do thời gian có hạn cũng như kinh nghiệm, kiến thức còn hạn chế nênkhóa luận tốt nghiệp của em không thể tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhậnđược sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các Thầy, Cô giáo để em có cơ hội bổ sung,hoàn thiện kiến thức của mình nhằm phục vụ tốt cho công việc thực tế
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Oanh
Trang 3MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài khóa luận 1
2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 2
3 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu 3
4 Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 3
5 Phương pháp nghiên cứu 5
6 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp 5
CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG 6
1.1 Khái niệm và đặc trưng cơ bản của hợp đồng tín dụng 6
1.1.1 Định nghĩa hợp đồng tín dụng 6
1.1.2 Đặc điểm của hợp đồng tín dụng 7
1.1.3 Phân loại hợp đồng tín dụng 10
1.2 Cơ sở pháp lý và nội dung của pháp luật điều chỉnh HĐTD 11
1.2.1 Cơ sở pháp lý 11
1.2.2 Nội dung của pháp luật điều chỉnh hợp đồng tín dụng 12
1.3 Nguyên tắc của pháp luật điều chỉnh HĐTD 18
1.3.1 Nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội 18
1.3.2 Nguyên tắc tự nguyện và bình đẳng trong giao kết hợp đồng 18
1.3.3 Nguyên tắc thực hiện đúng và thực hiện trên tinh thần hợp tác, có lợi nhất cho các bên 19
1.3.4 Nguyên tắc đảm bảo sự an toàn cho vốn vay cho tổ chức tín dụng 19
1.3.5 Nguyên tắc kiểm soát cơ chế lạm dụng, đảm bảo lợi ích cho bên yếu thế 20
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VỀ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG, THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHỦ DIỄN 21
2.1 Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng tín dụng 21
2.1.1 Tổng quan tình hình về hợp đồng tín dụng 21
Trang 42.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến giao kết và thực hiện hợp đồng tín dụng 22
2.2 Thực trạng trong quy định pháp luật điều chỉnh về giao kết và thực hiện hợp đồng tín dụng 26
2.2.1 Về giao kết hợp đồng tín dụng 26
2.2.2 Về thực hiện hợp đồng tín dụng 28
2.3 Thực tiễn thực hiện hợp đồng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phủ Diễn 30
2.3.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phủ Diễn 31
2.3.2 Thực tiễn giao kết hợp đồng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi Nhánh Phủ Diễn 32
2.3.3 Thực tiễn thực hiện hợp đồng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Phủ Diễn 33
2.4 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu 35
2.4.1 Về kết quả đạt được 35
2.4.2 Về khó khăn 37
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG 39
3.1 Định hướng hoàn thiện pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng tín dụng 39
3.2 Một số giải pháp cụ thể hoàn thiện pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng tín dụng 40
3.2.1 Hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng tín dụng 40
3.2.2 Hoàn thiện pháp luật về thực hiện hợp đồng tín dụng 42
3.2.3 Hoàn thiện pháp luật về thực hiện hợp đồng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phủ Diễn 44
3.3 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 47
KẾT LUẬN 48
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 49
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Số vụ án liên quan đến hợp đồng tín dụng tại Nghệ AnBảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Phủ Diễn
Trang 6DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1 BIDV Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài khóa luận
Ngày nay, cùng với sự vươn mình trỗi dậy của mình trên con đường hội nhậpnền kinh tế quốc tế, nền kinh tế Việt Nam đã gặt hái được những bước tiến đáng mừng
kể từ sau khi trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại quốc tế WTO
Sự hội nhập này đã, đang và sẽ tạo ra cho các doanh nghiệp Việt Nam những cơ hội tolớn để phát triển kinh doanh, mở rộng thị trường trong và ngoài nước Song đứngtrước thời cơ, vận hội này cũng đặt ra không ít những thách thức cho các doanh nghiệpbởi họ đang phải cạnh tranh gay gắt với nhau và với các doanh nghiệp nước ngoài.Ngân hàng là một trong những lĩnh vực nhạy cảm chịu nhiều ảnh hưởng nhất
Trong các hoạt động ngân hàng thì cho vay là hoạt động truyền thống mang lạinguồn thu chủ yếu cho các ngân hàng nhưng cũng là hoạt động tiềm ẩn những rủi ro
vô cùng to lớn, thậm chí có thể gây sụp đổ hệ thống ngân hàng tác động nghiêm trọngđến nền kinh tế đất nước Trong bối cảnh hội nhập kinh tế đang diễn ra sâu rộng ở ViệtNam thì nguy cơ rủi ro tín dụng ngày càng cao Hơn nữa, cuộc khủng hoảng tín dụng ở
Mỹ, một số nước Châu Âu, Nhật Bản là một bài học đắt giá cho Việt Nam trong việcnâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng, kiểm soát rủi ro Điều đó đã và đang đặt ra chochúng ta phải tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện hơn nữa pháp luật về ngân hàng nóichung và pháp luật về HĐTD nói riêng đặc biệt là về giao kết và thực hiện hợp đồng
Những năm gần đây, pháp luật về ngân hàng nói chung và pháp luật về HĐTDnói riêng đã được Nhà nước ta quan tâm và không ngừng hoàn thiện như: Bộ luật Dân
sự 2015, Luật Ngân hàng nhà nước, Luật các TCTD và nhiều văn bản hướng dẫn thihành Những văn bản pháp luật trên đã tạo ra một khung pháp lý quan trọng, tạo đàcho hoạt động cho vay của các ngân hàng phát triển, thực hiện chính sách tiền tệ quốcgia, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạtđược thì pháp luật về ngân hàng nói chung và pháp luật về thực hiện, giao kết HĐTDnói riêng vẫn còn nhiều bất cập
Hơn nữa, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế cũng đặt ra yêu cầu phải có sự hàigiữa quy phạm pháp luật quốc gia với các quy phạm pháp luật quốc tế, giữa quy địnhcủa pháp luật về HĐTD ngân hàng với các cam kết WTO về ngân hàng
Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam là một trong những ngân hàngquốc doanh đứng đầu cả nước về quy mô với mạng lưới mạng lưới chi nhánh trải đềukhắp đất nước cũng như chất lượng hoạt động kinh doanh của ngân hàng, trong đó cóBIDV chi nhánh Phủ Diễn Tuy mới thành lập được 10 năm còn gặp rất nhiều khókhăn về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực nhưng BIDV Phủ Diễn đã cố gắng vượt qua và
Trang 8đạt được nhiều thành tựu to lớn góp phần tích cực vào sự phát triển của ngân hàngTMCP Đầut tư và phát triển Việt Nam, của tỉnh Nghệ An và của toàn nền kinh tế.
Trước những vấn đề đặt ra như vậy, em quyết định lựa chọn đề tài “Pháp luật
về giao kết và thực hiện hợp đồng tín dụng – Thực tiễn thực hiện tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam” để nghiên cứu Hi vọng rằng với những
nghiên cứu này sẽ góp phần hoàn thiện những vấn đề bất cập trong việc giao kết vàthực hiện hợp đồng tín dụng
2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Hiện nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực tín dụngngân hàng nói chung và HĐTD ngân hàng nói riêng ở những khía cạnh khác nhau như:
- “Bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng và những vướng mắc khi tín dụng hợp đồng bảo đảm” – Phạm Văn Đàm – Nhà nước và Pháp luật Viện Nhà nước và Pháp luật –
Số 24/2013 Bài viết tập trung chủ yếu vào các biện pháp bảo đảm thực hiện HĐTD ởcác ngân hàng thương mại như cầm cố, thế chấp Bên cạnh đó, bài viết còn nêu lênmột số vướng mắc, bất cập trong quy định pháp luật khi sử dụng các biện pháp bảođảm cho HĐTD
- “Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng tín dụng và thời hiệu khởi kiện vụ án kinh tế về tranh chấp hợp đồng tín dụng” – Hoàng Quỳnh Chi – Kiểm sát Viện kiểm sát nhân
dân tối cao, số 4/2002 Bài viết đã đề cập đến nhũng quy định của pháp luật về chủ thể,đối tượng, vấn đề giao kết và thực hiện HĐTD, thời hiệu khởi kiện vụ án kinh tế vềtranh chấp HĐTD của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam
- “Các biện pháp pháp lý bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng” – Phạm Văn Đàm –
Dân chủ và Pháp luật Bộ Tư pháp, số 11/2011 Bài viết trình bày khái niệm, bản chất
và đặc điểm sự cần thiết phải áp dụng các biện pháp bảo đảm thực hiện HĐTD Đốivới các khoản tiền vay bằng tài sản: cầm cố, thế chấp, bảo lãnh Trong trường hợpcho vay không có bảo đảm bằng tài sản: tổ chức, đoàn thể chính trị xã hội tại cơ sởbằng uy tín của mình có thể bảo lãnh cho cá nhân và hộ gia đình nghèo vay một khoảntiền nhỏ tại các ngân hàng và tổ chức tín dụng để sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ
- “Vận dụng quy định của pháp luật về lãi suất để giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng tại Tòa án” – Lương Khải An – Tạp chí Kiểm sát, số 12/2012 Bài
viết chỉ ra việc vận dụng các quy định về lãi suất quá hạn, lãi suất chậm thi hành ánvẫn còn những quan điểm khác nhau; bên cạnh đó, hướng dẫn của ngành Ngân hàngcòn chồng chéo với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên; các
cơ quan liên ngành cũng chưa kịp thời phối kết hợp để cùng giải quyết vướng mắc nênviệc giải quyểt tranh chấp còn thiếu thống nhất, chưa thỏa đáng
Trang 9- “Bàn về chủ thể của luật dân sự qua quy định về bảo hiểm tiền gửi của cá nhân ở các tổ chức tín dụng” – Đinh Dũng Sỹ – Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 02/2005.
Tác giả đã nêu lên cái nhìn tổng quát về các chủ thể được quy định còn chung chung,chưa rõ ràng trong Bộ luật dân sự 2005 gây ra không ít khó khăn, phức tạp trong thựctiễn điều chỉnh pháp luật về bảo hiểm tiền gửi của các cá nhân ở các tổ chức tín dụngtại Việt Nam
Nhìn chung các công trình nghiên cứu nói trên đã đi sâu phân tích thực trạngvấn đề pháp lý về bảo đảm thực hiện HĐTD và những bất cập đang gặp phải, đưa rađịnh hướng cho sự phát triển của các ngân hàng nói riêng và của nền kinh tế Việt Namnói chung Tuy nhiên, những công trình này mới chỉ nghiên cứu hoạt động tín dụng ởmột số khía cạnh, lĩnh vực pháp lý, biện pháp bảo đảm mà chưa luận giải một cách đầy
đủ có hệ thống pháp luật về giao kết và thực hiện HĐTD Chính vì vậy, trên cơ sở kếthừa thành tựu của các công trình khoa học đi trứơc, tác giả sẽ tiến hành nghiên cứu vàphát triển những kiến thức chắt lọc được về vấn đề giao kết và thực hiện HĐTD trong
đề tài nghiên cứu của mình
3 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu
Hoạt động của các tổ chức tín dụng ngày càng đóng vai trò quan trọng trongnền kinh tế quốc dân, có tác động đến tất cả các ngành trong nền kinh tế, nó giúp quátrình lưu thông vốn được diễn ra thuận lợi hơn, đẩy mạng sản xuất HĐTD ngoài việcmang lại những lợi ích tích cực cho các chủ thể tham gia mà còn tạo điều kiện thuậnlợi cho việc phát triển kinh tế-xã hội Xuất phát từ tầm quan trọng của HĐTD ở ViệtNam và thực tế tại Ngân hàng TMCP Đầu từ và Phát triển Việt Nam nên em lựa chọn
đề tài “Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng tín dụng – Thực tiễn thực hiện tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam” với mong muốn được tìm hiểu
sâu hơn các quy định của pháp luật về giao kết và thực hiện HĐTD, thực tiễn thựchiện các HĐTD tại các tổ chức tín dụng là ngân hàng thương mại cổ phần Từ nhữngnghiên cứu hết sức khách quan sẽ đưa ra một số quan điểm cá nhân về phương hướngsửa đổi cũng như đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉnhHĐTD tại BIDV Phủ Diễn Bài khóa luận chỉ tập trung nghiên cứu về chủ thể, vấn đềgiao kết và thực hiện HĐTD và đánh giá thực tiễn thực hiện HĐTD tại BIDV chinhánh Phủ Diễn
4 Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đề tài lấy đối tượng nghiên cứu là các quy định của pháp luật Việt Nam hiệnhành về giao kết và thực hiện HĐTD, cụ thể là thực tiễn áp dụng pháp luật về giao kết
Trang 10và thực hiện HĐTD tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánhPhủ Diễn
Đồng thời, qua việc nghiên cứu thực trạng pháp luật pháp luật điều chỉnhHĐTD, đề tài sẽ chỉ ra một số vấn đề bất cập còn tồn đọng Từ đó, tác giả đề xuất một
số quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về giao kết và thực hiện HĐTD,nâng cao hiệu quả và tính khả thi của việc áp dụng pháp luật về hoạt động tín dụng vàothực tiễn tại Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu một số vấn đề sau:
Thứ nhất là, nghiên cứu được một cách có hệ thống những vấn đề lý luận cơbản pháp luật về giao kết và thực hiện HĐTD
Thứ hai là, phân tích được thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật
về giao kết và thực hiện HĐTD ở nước ta hiện nay, đặc biệt là tại Ngân hàng TMCPĐầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Phủ Diễn
Thứ ba là, đề xuất được một số giải pháp nhằm hoàn thiện khung pháp lý vềgiao kết và thực hiện HĐTD đối để nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng ở nước
ta nói chung và Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh PhủDiễn nói riêng
Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Pháp luật về HĐTD ngân hàng có phạm vi nghiên cứu rất rộng, nội dung phứctạp, bao hàm nhiều lĩnh vực pháp luật như dân sự, hành chính, hình sự… Do đó, đểnghiên cứu một cách toàn diện thì đòi hỏi sự đầu tư nghiên cứu rất nhiều kiến thức cóliên quan đến nhiều ngành luật khác nhau Vì vậy, với việc nghiên cứu dừng lại ở mức
đề tài khóa luận tốt nghiệp cấp trường, tác giả chỉ giới hạn phạm vi nội dung nghiêncứu là pháp luật về HĐTD với hai nội dung chính là giao kết và thực hiện HĐTD tạingân hàng
Về thời gian: Khóa luận sẽ nghiên cứu pháp luật về giao kết và thực hiệnHĐTD trên cơ sơ pháp luật từ năm 2010 đến nay và nghiên cứu việc thực hiện hoạtđộng tín dụng tại Ngân hàng, cụ thể là: Bộ luật dân sự 2015, Luật các TCTD 2010 vàmột số văn bản quy phạm pháp luật khác Tuy Bộ luật dân sự 2015 chưa có hiệu lựctại thời điểm hiện tại nhưng tác giả đã sử dụng nó cho khóa luận để bài viết có tính cậpnhật, phục vụ cho mục đích nghiên cứu học thuật phù hợp hơn
Về không gian: Khóa luận tập trung làm rõ thực trạng thực hiện HĐTD tạiBIDV chi nhánh Phủ Diễn, từ đó đưa ra những định hướng góp phần hoàn thiện vấn đềnày đối với các ngân hàng tại Việt Nam
Trang 115 Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu được đặt ra, tác giả dựa trên cơ sởphương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử đểtìm ra mối quan hệ biện chứng giữa pháp luật và thực tế áp dụng Bài luận văn sử dụngkết hợp các phương pháp nghiên cứu định tính như:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơbản về hoạt động giao kết và thực hiện hợp đồng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và pháttriển Việt Nam – chi nhánh Phủ Diễn
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tiễn nhằm nắm bắt được những khó khăn,vướng mắc của cơ quan quản lý trong quá trình thực tiễn hoạt động giao kết và thựchiện hợp đồng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh PhủDiễn
Sự kết hợp các phương pháp định tính là nền tảng cho cái nhìn khách quan nhất,đồng thời sẽ có những nhận xét, đánh giá xác thực và đề ra những phương hướng hoànthiện có tính khả thi
Ngoài ra, việc thu thập, nghiên cứu, phân tích các tài liệu được cung cấp bởiđơn vị thực tập – BIDV chi nhánh Phủ Diễn cũng góp phần hoàn thành và làm rõ hơnmục đích nghiên cứu Thêm nữa để có cái nhìn toàn diện, khách quan, đa chiều hơn vềvấn đề nghiên cứu, tác giả cũng tiến hành nghiên cứu thông qua sách báo, tạp chí vàinternet
6 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấucủa đề tài bao gồm:
Chương 1: Những lý luận cơ bản về pháp luật điều chỉnh hợp đồng tín dụng.
Chương 2: Thực trạng pháp luật điều chỉnh về hợp đồng tín dụng và thực tiễn thực
hiện tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Phủ Diễn
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng
tín dụng
Trang 12CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HỢP
ĐỒNG TÍN DỤNG 1.1 Khái niệm và đặc trưng cơ bản của hợp đồng tín dụng
1.1.1 Định nghĩa hợp đồng tín dụng
Đã từ lâu pháp luật về hợp đồng chiếm một vị trí quan trọng trong pháp luậtViệt Nam, hầu hết các giao dịch trong xã hội, dù có mục đích kinh doanh hay nhằmđáp ứng các nhu cầu sinh hoạt thông thường đều liên quan đến hợp đồng Chính vìvậy, các quy định của Bộ luật Dân sự 2015 liên quan đến hợp đồng dân sự nói chungchiếm một phần không nhỏ Mục đích của pháp luật về hợp đồng nhằm bảo vệ quyền
tự do ý chí của các bên
Hợp đồng hiểu theo nghĩa rộng là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên về mộtvấn đề nhất định trong xã hội nhằm làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quyềnhay nghĩa vụ của các bên đó Bộ luật Dân sự 2015 đã đưa ra khái niệm về hợp đồng
dân sự một cách khái quát như sau: “Hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ đối với nhau.” (Điều 385, Bộ luật
dân sự 2015)
Tín dụng là một từ Hán-Việt có nghĩa gốc là “tin dùng” sử dụng với sự tínnhiệm, dần dần từ này được sử dụng với nghĩa là giao vốn, tài sản trên cơ sở của sự tínnhiệm Về bản chất, tín dụng là quan hệ kinh tế trong đó một chủ thể thỏa thuận đẻ cácchủ thể khác được sử dụng một số vốn của mình (dưới hình thức tiền tệ hoặc hànghóa) trong một khoảng thời gian nhất định với điều kiện có hoàn trả dựa trên cơ sở có
Từ đó ta có thể hiểu khái niệm “Hợp đồng tín dụng là sự thoả thuận bằng vănbản giữa TCTD (bên cho vay) với khách hàng là tổ chức, cá nhân (bên vay) nhằm xáclập quyền và nghĩa vụ nhất định giữa các bên theo quy định của pháp luật, theo đóTCTD (bên cho vay) chuyển giao một khoản vốn tiền tệ cho khách hàng (bên vay) sửdụng trong một thời hạn nhất định với điều kiện khách hàng sẽ hoàn trả khoản tiền đó(tiền gốc) và lãi vay sau một thời gian nhất định”
Trong quan hệ tín dụng, trước khi giải ngân thì thế mạnh hoàn toàn thuộc vềTCTD và TCTD là người quyết định có hay không cho vay Dấu ấn vẫn đang hiện hữu
Trang 13trong Luật các TCTD năm 2010 để chỉ quá trình chuẩn bị giao kết hợp đồng, đó lànhững cụm từ “cấp tín dụng” và “xét duyệt cấp tín dụng” hay là “yêu cầu khách hàngcung cấp tài liệu chứng minh” tính khả thi của phương án vay vốn và khả năng trả nợ.Tuy nhiên, ngay sau khi thực hiện hợp đồng, tức là sau khi TCTD giải ngân, thì xu thếlại hoàn toàn đảo ngược Khi ấy, bên vay là người nắm vai trò chủ động trong việc trả
nợ Mặc dù TCTD có khá nhiều quyền chi phối theo quy định của pháp luật về HĐTD,nhưng vẫn trở thành bên thụ động
Hợp đồng tín dụng có vai trò không nhỏ trong nền kinh tế lẫn hệ thống ngânhàng, vì thế việc xây dựng chế định pháp lý chặt chẽ cho HĐTD là vấn đề không chỉ ởViệt Nam mà còn được nhiều nước quan tâm
1.1.2 Đặc điểm của hợp đồng tín dụng
Hợp đồng tín dụng mang khá đầy đủ bản chất của hợp đồng vay tài sản theoquy định tại điều 463 BLDS 2015 “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa cácbên, theo đó bên vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải trả chobên vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chi trả lãi nếu có thỏathuận hoặc pháp luật có quy định” Ngoài ra, HĐTD còn có một số đặc trưng riêngbiệt sau:
Thứ nhất là, một bên chủ thể của HĐTD luôn là TCTD.
TCTD muốn thực hiện hoạt động cho vay phải hội đủ các điều kiện về thànhlập, vốn pháp định, có điều lệ được Ngân hàng Nhà nước chuẩn y và có đại diện hợppháp khi tham gia ký kết hợp đồng theo quy định của pháp luật Những điều kiện trênđây không những góp phần hạn chế, loại trừ những TCTD không đủ tiêu chuẩn kinhdoanh trên thị trường tài chính mà còn góp phần lành mạnh hóa các quan hệ tín dụng.Ngoài ra, khi TCTD hội đủ các điều kiện trên sẽ góp phần bảo vệ lợi ích hợp pháp củanhà đầu tư, là căn cứ để các thẩm phán, các trọng tài viên tiến hành thẩm định và đánhgiá vấn đề hiệu lực của HĐTD
Để thực hiện hoạt động cho vay, TCTD phải tiến hành ký kết hợp đồng nhằmxác lập quyền và nghĩa vụ giữa các bên Trong HĐTD, TCTD luôn tham gia ký kết với
tư cách là chủ thể cho vay nhằm phân phối lại nguồn vốn đã huy động từ tổ chức và cánhân khác trong xã hội Với tư cách là chủ thể cho vay, TCTD phải thẩm định đượcphương án vay vốn, tính hiệu quả của việc sử dụng vốn vay Điều này là vô cùng cầnthiết vì nó có khả nẳng hoàn trả nợ vay của bên đi vay Các TCTD tham gia vào quan
hệ tín dụng ngân hàng chủ yếu để thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ vào mục tiêulợi nhuận, trừ trường hợp các TCTD chính sách thực hiện hoạt động tín dụng vì mụcđích xã hội là chính
Thứ hai là, HĐTD phải luôn được ký kết dưới hình thức văn bản.
Trang 14Đặc trưng cơ bản của hoạt động tín dụng ngân hàng là đi vay để cho vay, vìvậy, để cho vay lại ngân hàng phải có trách nhiệm bảo toàn nguồn vốn tín dụng củamình Để thực hiện điều này thì quyền và nghĩa vụ của các bên (TCTD và bên đi vay)phải cụ thể Pháp luật quy định các chủ thể khi tham gia vào quan hệ tín dụng ngânhàng phải thỏa thuận bằng văn bản các quyền và nghĩa vụ của mình Thực ra quy địnhnày nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên Bởi vì HĐTD là cơ sở pháp
lý cho việc giải quyết tranh các chấp của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
HĐTD được ký kết dưới các hình thức pháp lý là văn bản bao gồm cả văn bảnviết và văn bản điện tử dưới dạng thông điệp dữ liệu Ngôn ngữ, văn phạm khi soạnthảo HĐTD phải chính xác, rõ ràng, ngắn gọn, dứt khoát, đầy đủ Dù HĐTD ký kếtdưới hình thức nào trên đây đều có giá trị pháp lý ngang nhau và đều là chứng cứ trongquá trình giao dịch (Khoản 1 Điều 119 Bộ luật Dân sự năm 2015; Điều 11, 12, 13 LuậtGiao dịch điện tử năm 2005) Và tại Điều 17 quy định về HĐTD tại Quyết định1627/2001/QĐ-NHNN ban hành về quy chế cho vay giữa TCTD đối với khách hàng
có hiệu lực ngày 01 tháng 02 năm 2002 cũng nêu rõ “Việc cho vay của TCTD vàkhách hàng vay phải được lập thành HĐTD” Thông qua những quy định trên cho thấyHĐTD phải đáp ứng về quy định về hình thức là hợp đồng phải lập thành văn bản, đây
là một trong những điều kiện có hiệu lực của HĐTD
Thường HĐTD là hợp đồng mẫu do các tổ chức tín dụng soạn thảo dựa trênquy định của pháp luật và phù hợp với quy chế cho vay của ngân hàng Các điềukhoản cụ thể trong HĐTD phải đảm bảo xác định cụ thể quyền và nghĩa vụ của bêncho vay và bên đi vay Khi các bên thỏa thuận cụ thể về quyền và nghĩa vụ của mìnhtrong hợp đồng thì các bên phải thực hiện đúng các điều mà mình đã cam kết Nếu mộttrong hai bên vi phạm cam kết gây thiệt hại cho bên kia, họ phải có trách nhiệm bồithường cho bên bị vi phạm Như vậy, khi xảy ra tranh chấp thì HĐTD là cơ sở để quytrách nhiệm cho các bên
Thứ ba là, đối tượng của HĐTD là vốn tiền tệ.
Vốn tiền tệ trong HĐTD có thể là tiền đồng Việt Nam, vàng hoặc ngoại tệ Đốitượng này có thể tồn tại ở vật hiện hữu là tiền mặt hoặc bút tệ Đây là đặc điểm rấtquan trọng trong quan hệ cho vay đối với ngân hàng Chính đặc điểm này đã giúp chohoạt động cho vay là hoạt động kinh doanh chủ yếu của TCTD và trở thanh một hìnhthức tín dụng phổ biến trong nền kinh tế thị trường Từ vốn tiền tệ, bên đi vay họ cóthể thỏa mãn bất kì nhu cầu nào của họ kể cả số lượng vốn vay và mục đích vay vốn.Cũng cần lưu ý rằng, bên cho vay là công ty cho thuê tài chính nhưng đối tượng của nó
là tài sản thì đây chính là quan hệ cho thuê tài chính (chứ không phải là hoạt động cho
Trang 15vay theo quy định của pháp luật) và các bên phải ký hợp đồng thuê mua tài chính Nhưvậy, yếu tố đối tượng vốn tiền tệ là một đặc điểm không thể thiếu được của HĐTD.
Thứ tư là, HĐTD luôn nhằm mục đích sinh lợi.
Tính chất sinh lợi của HĐTD luôn được biểu hiện qua tỷ số chênh lệch giữa lãisuất cho vay và lãi suất huy động vốn của TCTD Lãi suất cho vay luôn cao hơn lãisuất huy động vốn và sự chênh lệch này luôn phụ thuộc vào cung cầu về vốn trên thịtrường tùy thuộc vào từng thời điểm cụ thể, hiện nay mức lãi suất trong HĐTD ngânhàng do các bên thỏa thuận Ngân hàng hoạt động theo các quy định của Luật các tổchức tín dụng và các quy định của pháp luật có liên quan nên mục đích tìm kiếm lợinhuận không chỉ là điều tất yếu mà còn là động lực giúp TCTD duy trì hoạt động kinhdoanh của mình Khách hàng càng nhiều, hợp đồng càng tăng thì lợi nhuận của TCTDcàng sinh sôi, phát triển Vì vậy, vận mệnh của TCTD luôn gắn với khả năng tạo ra giátrị thặng dư của đồng tiền thông qua việc huy động vốn và kí kết HĐTD Trong trườnghợp này, trừ trường hợp các ngân hàng chính sách thực hiện hoạt động tín dụng vì mụcđích xã hội là chính
Thứ năm là, HĐTD có độ rủi ro cao.
Tính rủi ro của HĐTD xuất phát từ đặc thù của nó, theo đó bên cho vay chỉ cóthể nhận lại được số tiền đã cho vay cùng lãi suất sau một khoảng thời gian nhất định,thời gian càng dài thì độ rủi ro càng lớn
Ngoài ra, nó còn thể hiện ở chỗ rủi ro của HĐTD mang tính dây chuyền Việckhông thu hồi vốn vay của TCTD không chỉ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh củangân hàng mà còn cả lợi ích của người gửi tiền Bởi lẽ, khác với các hợp đồng cho vaythông thường, bên cho vay dùng tiền thuộc sở hữu của mình để cho vay thì trongHĐTD các ngân hàng chủ yếu dùng tiền từ nguồn vốn huy động từ các tổ chức, cánhân Do đó, nếu khoản cho vay không thu hồi được vốn, ngân hàng sẽ có nguy cơmất khả năng chi trả cho người gửi, đe dọa đến sự sống còn của ngân hàng, tác độngdây chuyền đến toàn bộ nền kinh tế
Thứ sáu là, HĐTD là hợp đồng ưng thuận.
Thời điểm phát sinh hiệu lực pháp lý của hợp đồng là điểm mốc thời gian làmphát sinh quyền đồng thời cũng là cơ sở để phân định nghĩa vụ của các bên khi có tiềnvay hoặc rủi ro xảy ra Thông thường các bên trong HĐTD sẽ ghi rõ thời gian mà hợpđồng có hiệu lực, trong trường hợp này nó là hợp đồng ưng thuận và chúng ta không
có gì để bàn luận về thời điểm phát sinh hiệu lực pháp lý của HĐTD ngân hàng.HĐTD có thể được công chứng, chứng thực phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên.Trong HĐTD cả hai bên đều có quyền và nghĩa vụ đối ứng Cụ thể là, TCTD có nghĩa
vụ giải ngân theo đúng thỏa thuận, được quyền giám sát việc sử dụng vốn vay của
Trang 16khách hàng, quyền yêu cầu khách hàng trả tiền đúng thời hạn… Bên khách hàng cóquyền yêu cầu TCTD giải ngân như đã cam kết, có nghĩa vụ sử dụng vốn đúng mụcđích, hoàn trả cả gốc và lãi đúng thời hạn.
1.1.3 Phân loại hợp đồng tín dụng
Với tính cách là hình thức của quan hệ tín dụng, tương ứng với mỗi loại tíndụng là một hình thức của HĐTD Đối với HĐTD ngân hàng, tùy theo từng tiêu chí
mà HĐTD ngân hàng được chia thành nhiều loại khác nhau
Căn cứ vào thời hạn vay vốn có:
- HĐTD ngắn hạn: là loại hợp đồng được ký kết giữa TCTD và khách hàng mà có thờihạn vay vốn dưới một năm
- HĐTD trung hạn: là loại hợp đồng được ký kết giữa TCTD và khách hàng mà có thờihạn vay vốn từ 12 tháng đến 60 tháng (khoản 2 Điều 8 Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN về quy chế cho vay)
- HĐTD dài hạn: là loại hợp đồng được ký kết giữa TCTD và khách hàng mà có thờihạn vay vốn trên 60 tháng nhưng thời hạn này không được quá thời hạn hoạt dộng cònlại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép thành lập đối với pháp nhân Việt Nam vànước ngoài
Căn cứ vào mục đích vay vốn có:
- HĐTD có mục đích sản xuất kinh doanh, dịch vụ: là loại hợp đồng theo đó bên đivay vốn nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh, dịch vụ và thường có giá trị lớn
- Hợp đồng có mục đích tiêu dùng, học tập: là loại HĐTD trong đó vốn được vaynhằm giải quyết các nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng hoặc mục đích học tập và thường cógiá tị nhỏ
Căn cứ vào mức độ đảm bảo khoản vay có:
- HĐTD có bảo đảm bằng tài sản: là loại hợp đồng mà trong đó các khoản vay đượcđảm bảo bằng tài sản của bên đi vay hoặc tài sản của bên thứ ba trả nợ thay Trên thực
tế thì phần lớn các hợp đồng tồn tại dưới dạng này bởi lẽ bảo toàn vốn vay là mộttrong những mục tiêu quan trọng hàng đầu của TCTD
- HĐTD không có bảo đảm bằng tài sản: là loại hợp dồng tín dụng mà trong đó cáckhoản vay của khách hàng không được đảm bảo trả nợ bằng bất kỳ một tài sản nàohoặc bất kỳ một sự bảo đảm trả nợ nào của bên thứ ba
Với sự phát triển của nền kinh tế thì trường, với xu thế hội nhập quốc tế thìHĐTD ngân hàng có thể sẽ còn được chia làm nhiều loại khác nhau Do đó, sự phânloại HĐTD ngân hàng trên chỉ mang tính tương đối
Trang 171.2 Cơ sở pháp lý và nội dung của pháp luật điều chỉnh HĐTD
1.2.1 Cơ sở pháp lý
Ý nghĩa thực tiễn pháp luật điều chỉnh HĐTD
Ngân hàng được coi là một trong những đơn vị quan trọng nhất trong hệ thốngcác tổ chức tín dụng, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, đất nước ta là thành viên của rấtnhiều các tổ chức kinh tế thế giới, yêu cầu cần thay đổi để bắt kịp với các nước trongcùng khối cộng đồng là vô cùng quan trọng Để làm được điều đó thì nguồn tài chínhcủa ta cần phải đủ mạnh, đáp ứng tốt nhu cầu của các thành phần kinh tế cũng như tiếntriển theo đúng định hướng của Nhà nước Nền kinh tế không ngừng phát triển, cáckhối doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ như trước đây hoạt động có phần không linhhoạt theo xu hướng chung, tất yếu trở thành một gánh nặng cho toàn ngành Vì thế mà
cổ phần hóa các tập đoàn Nhà nước, khuyến khích các tổ chức tư nhân hoạt động làmột trong số những phương án hữu hiệu mà Nhà nước ta đang thực hiện Nhằm phốihợp nhịp nhàng giữa nguồn cung và cầu vốn thì điều kiện cần là hệ thống văn bản quyphạm pháp luật điều chỉnh các hoạt động của hệ thống tài chính quốc gia cần đượchoàn thiện và thực sự là bước tạo đà cho các khối ngành trong nền kinh tế, đặc biệt làcác văn bản điều chỉnh những quan hệ của các tổ chức tín dụng, nhất là các Ngân hàngthương mại cổ phần Mọi hoạt động của tổ chức tín dụng đều có thể gây ra ảnh hưởngtới toàn thể nền kinh tế-xã hội Do đó mà quá trình quản lý các hoạt dộng tín dụng của
tổ chức đó được Nhà nước ta đặc biệt quan tâm chú trọng Việc ban hành các văn bảnquy phạm pháp luật nhằm đảm bảo khối ngành có tầm ảnh hưởng tới toàn bộ ngànhkinh tế quốc dân được hoạt động theo đúng nguồn lực mà nó có, đồng thời định hướngcho sự phát triển của chính các tổ chức tín dụng
Bên cạnh đó, hoạt động của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam vẫn là một hoạtđộng còn tương đối mới, thị trường còn rất nhiều tiềm năng Để hỗ trợ, đảm bảo tínhcông bằng, tăng tính cạnh tranh, tạo tính cạnh tranh cho ngành thì điều cần thiết là phải
có khung pháp lý đáp ứng đầy đủ các yêu cầu mà thực tiễn đang đặt ra Không chỉdừng lại ở hiện tại hoạt động của khối ngành mũi nhọn trong nền kinh tế không ngừngthay đổi và lớn mạnh đòi hỏi cần tiếp tục hoàn thiện những quy định của pháp luật đểngành thực sự có được sự hỗ trợ tốt nhất trong tiến trình hội nhập và phát triển
Nguồn luật điều chỉnh HĐTD
HĐTD là một loại hợp đồng đặc thù không chỉ mang đặc trưng của hợp đồngdân sự nói chung mà nội dung của nó còn phải phù hợp với những quy định về cho vaytài sản Những quy định của pháp luật điều chỉnh HĐTD được thể hiện cụ thể và chitiết trong các văn bản pháp luật sau:
Trang 18Thứ nhất là, Bộ luật Dân sự 2015 được coi là luật gốc quy định các vấn đề
chung về hợp đồng, là nền tảng cho pháp luật về hợp đồng, điều chỉnh các quan hệ hợpđồng được xác lập trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, tự thoả thuận và tự chịu tráchnhiệm Trên cơ sở các quy định chung về hợp đồng trong BLDS năm 2015, tuỳ vàotính chất đặc thù của các mối quan hệ hoặc các giao dịch, các luật chuyên ngành có thể
có những quy định riêng về hợp đồng để điều chỉnh các mối quan hệ trong lĩnh vực đó,
ví dụ như các quy định về hợp đồng mua bán hàng hoá trong Luật thương mại, hợpđồng bảo hiểm trong Luật kinh doanh bảo hiểm
Thứ hai là, Luật các TCTD năm 2010 quy định về việc thành lập, tổ chức, hoạt
động, kiểm soát đặc biệt, tổ chức lại, giải thể TCTD; việc thành lập, tổ chức, hoạt độngcủa chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của TCTD nước ngoài, tổchức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng
Ngoài BLDS 2015 và Luật các TCTD 2010, các văn bản pháp luật hướng dẫnthi hành HĐTD còn có:
- Nghị định 59/2009/NĐ-CP về Tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại
- Nghị định 57/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2012 quy định về Chế độ tài chínhđối với TCTD, chi nhành ngân hàng nước ngoài
- Nghị định số 53/2013/NĐ-CP của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động củaCông ty Quản lý tài sản của TCTD
- Nghị định 59/2009/NĐ-CP về Tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại
- Nghị định 57/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2012 quy định về Chế độ tài chínhđối với TCTD, chi nhành ngân hàng nước ngoài
- Nghị định số 53/2013/NĐ-CP của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động củaCông ty Quản lý tài sản của TCTD
1.2.2 Nội dung của pháp luật điều chỉnh hợp đồng tín dụng
1.2.2.1 Nội dung pháp luật về giao kết hợp đồng tín dụng
Thứ nhất là, quy định của pháp luật về chủ thể của HĐTD
Quyền và nghĩa vụ của bên nhận đề nghị giao kết HĐTD
Bên nhận đề nghị giao kết HĐTD luôn là TCTD, được thành lập và hoạt độngtheo Luật các TCTD 2010 và các pháp luật liên quan, có chức năng hoạt động, kinhdoanh tín dụng, thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội Mức vốn pháp định của cácTCTD như sau:
- Ngân hàng thương mại, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương: 3000 tỷ đồng
- Ngân hàng phát triển, ngân hàng chính sách: 5000 tỷ đồng
- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 15 triệu USD
- Công ty tài chính: 500 tỷ đồng
Trang 19- Công ty cho thuê tài chính: 150 tỷ đồng.
- Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở: 0,1 tỷ đồng
(Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-NHNN - Nghị định ban hành Danh mục mức vốnpháp định đối với các TCTD thành lập và hoạt động tại Việt Nam của Ngân hàng Nhànước Việt Nam ban hành ngày 25/11/2013)
Bên nhận đề nghị giao kết có quyền yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu chứngminh dự án, phương án vay vốn khả thi, khả năng tài chính của mình và người bảolãnh trước khi quyết định cho vay; từ chối yêu cầu vay vốn của khách hàng nếu thấykhông đủ điều kiện vay vốn; dự án, phương án vay vốn không có hiệu quả, không phùhợp với quy định của pháp luật hoặc ngân hàng không có đủ nguồn vốn để cho vay;kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng; chấmdứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn, chuyển nợ quá hạn khi phát hiện khách hàngcung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm HĐTD; khởi kiện khách hàng vi phạm HĐTDhoặc khởi kiện bên thứ ba cầm cố, thế chấp, bảo lãnh theo quy định của pháp luật; khiđến hạn trả nợ mà khách hàng không trả nợ, nếu các bên không có thoả thuận khác thìngân hàng có quyền bán tài sản bảo đảm tiền vay theo sự thoả thuận trong HĐTD vàhợp đồng bảo đảm tiền vay để thu nợ theo quy định của pháp luật hoặc yêu cầu ngườithứ ba thực hiện nghĩa vụ cầm cố, thế chấp, bảo lãnh cho khách hàng vay vốn; miễn,giảm lãi tiền vay theo quy định của ngân hàng; gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ theoquy định; mua bán nợ, đảo nợ, khoanh nợ, xoá nợ và cơ cấu lại nợ theo quy định củaChính phủ và hướng dẫn của NHNN Việt Nam
Bên nhận đề nghị giao kết HĐTD có nghĩa vụ giải ngân cho bên vay theo đúngthoả thuận trong HĐTD; thực hiện đúng các thoả thuận trong HĐTD; lưu giữ hồ sơ tíndụng phù hợp với quy định của pháp luật Trong số các nghĩa vụ của bên cho vay, thìnghĩa vụ giải ngân là quan trọng nhất Nếu nghĩa vụ này không được thực hiện, thì sẽkhông phát sinh quyền và nghĩa vụ khác của hai bên
Quyền và nghĩa vụ của bên đề nghị giao kết HĐTD
Bên đề nghị giao kết (bên đi vay) bao gồm 3 nhóm khách hàng:
- Pháp nhân: doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn(01thành viên; từ 02-50 thành viên), công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức khác
- Cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân
- Cả pháp nhân và cá nhân nước ngoài
Bên đề nghị giao kết hợp đồng (bên đi vay) phải thỏa mãn các điều kiện liênquan đến năng lực chủ thể, mục đích sử dụng vốn vay, khả năng thanh toán khoản vay
Về điều kiện năng lực chủ thể:
Trang 20- Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân Việt Nam phải có năng lực phápluật dân sự; cá nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân phải có năng lực pháp luật và nănglực hành vi dân sự; đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, thành viên hợp danh của công
ty hợp danh phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;
- Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân nước ngoài: Năng lực pháp luật dân
sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật của nước mà pháp nhân đó cóquốc tịch hoặc cá nhân đó là công dân, nếu pháp luật nước ngoài đó được Bộ Luật Dân
sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các văn bản pháp luật khác củaViệt Nam quy định hoặc được điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam ký kết hoặc tham gia quy định
Về điều kiện mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp:
Về nguyên tắc, bên vay vốn được sử dụng vốn vay vào bất kỳ mục đích nào,nếu không bị pháp luật cấm Tuy nhiên, có những trường hợp không bị pháp luật cấm,như việc vay vốn để trả nợ ngân hàng khác hoặc trả nợ chính ngân hàng vay, nhưng lạirất khó được chấp nhận, vì nó được coi như một hoạt động đảo nợ Trước đây, việcđảo nợ bị cấm, sau đó được quy định trong Luật các TCTD 2010 là “Việc đảo nợ đượcthực hiện theo quy định của Chính phủ” (khoản 2 Điều 95) Tuy nhiên từ năm 1997đến nay, vẫn không có văn bản nào của Chính phủ hay NHNN giải thích về nội dungnày
Đối với vay vốn dân sự hoặc thương mại thông thường, thì hầu như bên cho vaykhông quan tâm đến mục đích sử dụng vốn vay, trong khi đối với HĐTD thì lại là mộttrong điều kiện quan trọng nhất
Trong cả thời hạn vay vốn, nếu bên vay sử dụng vốn vay không đúng mục đích
đã thỏa thuận, thì ngân hàng lập tức được quyền chấm dứt hợp đồng, phạt vi phạm vàthu hồi nợ trước hạn Đó luôn là quy định của pháp luật, cũng đồng thời là điều quantâm hàng đầu của các ngân hàng trong nghiệp vụ xét duyệt và quản lý các khoản vay
Để bảo đảm được việc sử dụng vốn vay đúng mục đích và việc trả nợ đúng hạn, ngânhàng được quyền kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay và trả nợ Đây cũng làđiều hầu như không xuất hiện trong các hợp đồng vay vốn trong các quan hệ giữa cánhân và các doanh nghiệp
Để bảo đảm việc sử dụng vốn vay đúng mục đích và khả năng trả nợ của bênvay, Luật các TCTD 2010 quy định, ngân hàng có trách nhiệm và có quyền kiểm tra,giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của bên vay (khoản 3 Điều 94)
Về điều kiện khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết:
- Cơ sở xác định khả năng tài chính: báo cáo tài chính có kiểm toán, vốn tự có
- Trách nhiệm cung cấp các thông tin về tình hình và năng lực tài chính
Trang 21Bên đề nghị giao kết có quyền từ chối các yêu cầu của ngân hàng không đúngvới các thoả thuận trong HĐTD; khiếu nại, khởi kiện việc vi phạm HĐTD của ngânhàng theo quy định của pháp luật.
Bên đề nghị giao kết có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, trung thực các thông tin, tàiliệu liên quan đến việc vay vốn đồng thời chịu trách nhiệm về tính chính xác và hợppháp của các thông tin, tài liệu cung cấp cho ngân hàng; sử dụng tiền vay đúng mụcđích, thực hiện đúng các nội dung đã thoả thuận trong HĐTD và các cam kết khác vớingân hàng; trả nợ gốc và lãi vốn vay theo thoả thuận trong HĐTD; chịu trách nhiệmtrước pháp luật khi không thực hiện đúng những thoả thuận về việc trả nợ và thực hiệncác nghĩa vụ bảo đảm nợ vay đã cam kết trong HĐTD Trong số các nghĩa vụ của bênvay, thì nghĩa vụ trả nợ là quan trọng nhất Nghĩa vụ này chỉ được miễn trừ nếu bêncho vay đồng ý, còn lại thì sẽ không bao giờ được miễn trừ, kể cả xảy ra tình trạng bấtkhả kháng
Thứ hai là, nguyên tắc giao kết hợp đồng gồm đề nghị giao kết HĐTD và chấp nhận đề nghị giao kết HĐTD
Đầu tiên, đề nghị giao kết HĐTD là việc một bên biểu hiện ý chí của mìnhtrước người khác bằng cách bày tỏ cho phía bên kia biết ý muốn tham gia giao kết vớingười đó một HĐTD Bên đề nghị phải đưa ra những điều khoản của hợp đồng mộtcách cụ thể và rõ ràng Việc đề nghị giao kết hợp đồng được thực hiện bằng nhiều cáchkhác nhau Người đề nghị có thể trực tiếp (đối mặt) với người được đề nghị trao đổi,thỏa thuận hoặc có thể thông qua điện thoại Ngoài ra, đề nghị giao kết còn có hể đượcthực hiện bằng việc chuyển công văn, giấy tờ qua đường bưu điện Bên đề nghị có thểthay đổi hoặc rút lại đề nghị trong các trường hợp sau:
- Bên được đề nghị chưa nhận được đề nghị
- Bên đề nghị có nêu rõ điều kiện được thay đổi hoặc rút lại đề nghị và điềukiện đó đã đến
Ngoài ra, đề nghị giao kết hợp đồng được coi là chấm dứt khi bên nhận được đềnghị trả lời không chấp nhận hoặc chậm trả lời chấp nhận
Tiếp theo, chấp nhận đề nghị giao kết HĐTD là việc bên được đề nghị nhận lời
đề nghị và đồng ý tiến hành việc giao kết hợp đồng với người đã đề nghị Về nguyêntắc, bên được đề nghị phải trả lời ngay về việc có giao kết hợp đồng hay không Trongnhững trường hợp, cần phải có thời gian để bên được đề nghị cân nhắc, suy nghĩ màcác bên đã ấn định thời hạn trả lời thì bên được đề nghị phải trả lời trong thời hạn đó.Nếu sau thời hạn nói trên, bên được đề nghị mới trả lời về vệc chấp nhận giao kết hợpđồng thì lời chấp nhận đó được coi như một lời đề nghị mới của bên chậm trả lời Nếuviệc trả lời được chuyển qua đường bưu điện thì ngày gửi đi theo dấu của bưu điện
Trang 22được coi là thời điểm trả lời Căn cứ vào thời điểm đó để bên đã đề nghị xác định việctrả lời có chậm hay không so với thời hạn đã ấn định Người được đề nghị có thể chấpnhận toàn bộ nội dung đề nghị, cũng có thể chỉ chấp nhận một phần trong nội dung đóhoặc có thể chỉ chấp nhận giao kết hợp đồng nhưng không đồng ý với nội dung mà bên
đề nghị đưa ra Nghĩa là trong những trường hợp này, người được đề nghị muốn sửađổi hoặc thay đổi nội dung mà người đề nghị đưa ra Vì vậy, họ sẽ trở thành người đềnghị mới và người đã đề nghị trước đó lại trở thành người được đề nghị Người đềnghị mới cũng chịu sự ràng buộc của mình về những nội dung đã đề nghị Sự hoán vịnày có thể xảy ra nhiều lần cho đến khi nào các bên thống nhất thỏa thuận được vớinhau toàn bộ nội dung của hợp đồng thì sẽ đi đến chính thức giao kết HĐTD
1.2.2.2 Nội dung pháp luật về thực hiện HĐTD
Về thực hiện lãi suất trong HĐTD
Lãi suất trong HĐTD là tỉ lệ nhất định mà bên vay phải trả thêm vào số tiền đãvay tính theo đơn vị thời gian Lãi suất thường được tính theo tuần, tháng hoặc năm docác bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định
Lãi suất được áp dụng trong HĐTD theo hai phương thức cơ bản là lãi suất cốđịnh và lãi suất thay đổi (hay còn được gọi là lãi suất thả nổi) Nếu các bên thoả thuận
áp dụng lãi suất cố định, thì lãi suất sẽ không thay đổi trong suốt thời hạn vay, bất kểlãi suất thị trường có tăng lên hay giảm xuống Nếu các bên thoả thuận áp dụng lãi suấtthay đổi thì sẽ điều chỉnh lãi suất lên, xuống dựa vào lãi suất thị trường Tuy nhiên vớitình hình nền kinh tế lạm phát như hiện nay, chỉ số tiều dùng thường lên xuống thấtthường, lãi suất ngân hàng thường bị động trước những biến đổi ấy Vì vậy, hầu hếtcác TCTD đều áp dụng quy định một lãi suất biến đổi theo từng thời kỳ Trong thờigian vừa qua, trước sự phát triển nhanh của nền kinh tế, nhu cầu vốn cũng theo đó màcàng tăng lên Các TCTD thường tiến hành hàng loạt các biện pháp để thu hút vốn Từ
đó diễn ra cuộc chạy đua tăng lãi suất huy động vốn giữa các TCTD, đặc biệt là giữacác ngân hàng thương mại
BLDS 2015 quy định lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không đượcvượt quá 20%/năm của khoản tiền vay (khoản 1 Điều 468) Trường hợp ngân hàng chovay từ trên 20%/năm lãi suất cơ bản của khoản là vi phạm điều cấm của pháp luật Nếutranh chấp đưa ra Toà án xét xử, thì phần lãi suất vượt quá 20%/năm lãi suất cơ bản sẽkhông được công nhận Ngoài ra, thì chưa có chế tài xử lý đối với loại vi phạm này.Nghị định số 202/2004/NĐ-CP ngày 10-12-2004 của Chính phủ về Xử phạt vi phạmhành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng không có quy định về việc
xử phát đối với việc cho vay vượt quá trần lãi suất
Trang 23 Về thực hiện HĐTD khi có thỏa thuận phạt vi phạm
Vi phạm HĐTD là hành vi của một bên hoặc cả hai bên tham gia hợp đồng cố ýhoặc vô ý làm trái các điều khoản đã cam kết trong HĐTD và phải thỏa mãn các điềukiện:
- Người thực hiện hành vi phải là các bên tham gia HĐTD
- Trái với các điều khoản đã cam kết trong HĐTD
- Bên thực hiện hành vi có 1 lỗi xác định là cố ý hoặc vô ý
- Hành vi đó xâm phạm đến lợi ích hợp pháp của bên đối ước hoặc quyền và lợiích chung của toàn xã hội hoặc của tổ chức, cá nhân khác
Qua đó có thể hiểu là vi phạm HĐTD chỉ được đạt ra khi các bên có sự thỏathuận Tùy thuộc vào mức độ hậu quả thực tế xảy ra mà có 2 loại trách nhiệm pháp lýphát sinh khi có việc vi phạm HĐTD:
- Trách nhiệm nộp phạt vi phạm HĐTD: nhằm để nâng cao tính kỷ luật hợp đồng nênkhông cần phải chứng minh có thiệt hại vật chất xảy ra Loại trách nhiệm này do cácbên thỏa thuận hoặc áp dụng theo quy định pháp luật
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm HĐTD: được áp dụng khi có thiệt hạivật chất thực tế và xác định được chứng minh bởi bên bị vi phạm Số tiền bồi thườngthiệt hại do các bên thỏa thuận hoặc thông qua phán quyết của cơ quan tài phán cóthẩm quyền
Về thực hiện HĐTD trong trường hợp có bảo đảm tiền vay
Hiện nay có các biện pháp bảo đảm như cầm cố, thế chấp bằng tài sản củakhách hàng vay hoặc bằng tài sản của bên thứ ba, đặt cọc, ký cược, kỹ quỹ, tín chấp.Trong đó, cầm cố, thế chấp là biện pháp hay được áp dụng Các ngân hàng thườngmuốn doanh nghiệp vay vốn dùng chính tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp củamình để bảo đảm cho khoản vay của doanh nghiệp tại ngân hàng Các tài sản này phảithoả mãn những điều kiện nhất định như phải có tính thanh khoản, pháp luật cho phépchuyển nhượng, thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bên bảo đảm và thường không bịtranh chấp khi đưa ra làm bảo đảm Đối với cầm cố, bên bảo đảm phải chuyển giao tàisản cho ngân hàng cho vay, đối với thế chấp bên bảo đảm chỉ chuyển giao các giấy tờchứng nhận quyền sở hữu tài sản đó Tuy nhiên, trên thực tế một số tài sản chỉ có thể
là đối tượng của thế chấp như: nhà, đất đai, tàu biển, tàu đánh cá, tàu bay, một số tàisản chỉ có thể là đối tượng của cầm cố như thẻ tiết kiệm, cổ phiếu, trái phiếu, giấy tờ
có giá khác
Trong số các điều kiện đối với tài sản bảo đảm, đặc biệt cần lưu ý khách hàngphải có quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản đó Đối với tài sản có giá trị lớn, có thểđưa ra bảo đảm cho nhiều khoản vay ở các ngân hàng khác nhau, tuy nhiên trong
Trang 24trường hợp này, các bên nhận bảo đảm (các TCTD) phải đăng ký giao dịch bảo đảm vàphải cử ra một TCTD làm đầu mối giữ các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sảnbảo đảm nói trên.
Về xử lý tài sản bảo đảm
Hiện nay có hai phương thức xử lý tài sản bảo đảm sau: do các bên thoả thuận
và bán đấu giá Việc thoả thuận của các bên cũng có thể xảy ra theo các cách thức (tựbán, hoặc uỷ quyền cho người thứ ba bán), bên bảo đảm nhận chính tài sản bảo đảm,bên bảo đảm nhận tiền hoặc tài sản (trường hợp thế chấp quyền đòi nợ); phương thứckhác do các bên thỏa thuận Vấn đề là sự thoả thuận của các bên được xác định tại thờiđiểm nào: thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm hay thời điểm xử lý tài sản bảo đảm?Trường hợp một tài sản dùng để bảo đảm nhiều nghĩa vụ trả nợ và phương thức xử lýtài sản được thoả thuận khác nhau thì vấn đề lại trở nên phức tạp
- Bảo đảm tiền vay bằng tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng vay bảo hoặc
bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba Điều kiện của tài sản dụng để bảo đảm này là: tàisản phải thuộc sở hữu hoặc quyền sử dụng, quản lý của khách hàng vay, bên bảo lãnh
và tài sản phải được phép giao dịch
- Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay: Tài sản hình thành từ
vốn vay được hiển là tài sản của khách hàng vay mà giá trị tài sản được tạo nên bởimột phần hoặc toàn bộ khoản vay của TCTD Tức là tài sản này sẽ được hình thànhtrong tương lai, theo đó tài sản này thuộc sở hữu của bên bảo đảm sau thời điểm nghĩa
vụ được xác lập hoặc giao dịch bảo đảm được giao kết
1.3 Nguyên tắc của pháp luật điều chỉnh HĐTD
1.3.1 Nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội
Nguyên tắc này biểu hiện rõ ràng quyền tự do dân chủ mà nhà nước trao chocông dân Pháp luật tôn trọng sự tự do thỏa thuận của các chủ thể, đồng thời nâng cao
ý thức của người dân trong bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa Tuy nhiên, trên thực tếcòn tồn tại nhiều trường hợp vì lợi nhuận mà các TCTD “lách luật” đồng ý cho vay đốivới các doanh nghiệp không thỏa mãn các điều kiện vay vốn (Các điều kiện quy địnhtại điều 7 Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng)
1.3.2 Nguyên tắc tự nguyện và bình đẳng trong giao kết hợp đồng
Có thể nói các nguyên tắc trên đã phản ánh đúng đắn bản chất quan hệ hợpđồng trong cơ chế thị trường, trong đó là các quan hệ tự nguyện, có sự thỏa thuận về ýchí trong trao đổi hàng hóa, dịch vụ xuất phát từ nhu cầu nội tại của các chủ thể thamgia thị trường Tuy nhiên, ý nghĩa pháp lý của các nguyên tắc này dường như khôngđược bảo đảm trong hoạt động vay vốn hiện nay Với bối cảnh nền kinh tế phát triển
Trang 25“quá nóng”, biến động thất thường, lợi dụng tình trạng nhu cầu vốn của cá doanhnghiệp lớn, các TCTD thường cho vay vốn lãi suất cao hơn quy định đến 3 – 4% Đểhợp thức hóa phần chênh lệch này, các TCTD quy định hàng loạt các loại phí như: phíquản lý tài sản bảo đảm, phí kiểm tra tài sản, phí quản lý hạn mức Hiện nay chưa cóvăn bản quy phạm pháp luật nào cấm việc thu phí của các TCTD, mà chỉ có các côngvăn nhắc nhở của ngân hàng nhà nước trong những thời kỳ phải thực hiện đúng trầnlãi suất cho vay Dù được coi là phí nhưng đó là chi phí liên quan đến khoản vay làmgia tăng lãi suất Nếu không vay thì không có vốn sản xuất kinh doanh, vay thì doanhnghiệp phải chịu chi phí đội lên mà không thể hạch toán để tính thuế Như vậy, ý nghĩaban đầu của nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng đã không còn nguyên vẹn.
1.3.3 Nguyên tắc thực hiện đúng và thực hiện trên tinh thần hợp tác, có lợi nhất cho các bên.
Nguyên tắc này đòi hỏi các bên phải chấp hành đúng, đầy đủ và trung thực cácđiều khoản đã cam kết trong HĐTD; đồng thời cho phép mỗi bên có quyền yêu cầubên kia thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của họ Các bên phải thực hiện đầy đủ các nghĩa
vụ phát sinh từ quan hệ HĐTD Nó đòi hỏi các bên phải hợp tác chặt chẽ với nhautrong quá trình thực hiện nghĩa vụ Các bên hợp tác với nhau để tương trợ, giúp đỡ lẫnnhau để thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh những điều khoản của HĐTD, để đáp ứngnhu cầu và bảo đảm lợi ích cho các bên trong quan hệ nghĩa vụ Nếu thấy HĐTD cóthể bị vi phạm phải kịp thời thông báo cho nhau biết để hạn chế thiệt hại có thể xảy rahoặc khi đã có vi phạm hợp đồng, phải tìm mọi cách để hạn chế thiệt hại Nếu bên nào
có điều kiện mà không thực hiện các biện pháp ngăn chặn sẽ bị coi là có lỗi và phảigánh chịu thiệt hại
1.3.4 Nguyên tắc đảm bảo sự an toàn cho vốn vay cho tổ chức tín dụng
Khi tham gia quan hệ hợp đồng các bên phải trực tiếp chịu trách nhiệm tài sảnvới nhau Các bên có thể dùng tài sản của mình để cầm cố, thế chấp hoặc nhờ nguờikhác bảo lãnh bằng tài sản để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng Nguyên tắc này có ýnghĩa quan trọng trong việc đảm bảo lợi ích kinh tế của các bên trong quan hệ hợpđồng
Vốn vay phải luôn được giá trị vật tư, hàng hóa tương đương làm bảo đảm dựatrên cơ sở yêu cầu của quy luật lưu thông và trong phạm vi của cả nền kinh tế trongtừng thời điểm cụ thể, khối luợng tiền tệ trong lưu thông phải tương ứng với giá trịkhối lựợng hàng hóa trong lưu thông Nó đòi hỏi khi vay vốn tổ chức tín dụng, phải cómột khối luợng vật tư, hàng hóa tương đương thuộc sở hữu của khách hàng để làm bảođảm bảo cho vốn vay Khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng phải đảm bảo sử dụng
Trang 26vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong HĐTD tránh tình trạng đầu tư sai mụcđích, thất thoát và lãng phí vốn
Trong nền kinh tế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước, các doanh nghiệpthuộc mọi thành phần kinh tế bình đẳng với nhau về mặt pháp lý Họ vừa hợp tác vớinhau, vừa cạnh tranh Hoạt động trong môi trường vừa thuận lợi vừa khắc nghiệt đó,tất yếu xảy ra hiện tượng là có nhiều doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, phát triểnmạnh, đồng thời cũng sẽ có những doanh nghiệp bị thua lỗ dẫn tới phá sản Để thựchiện nguyên tắc tránh rủi ro, ngân hàng phải nghiên cứu kỹ hồ sơ khách hàng vay vốn,bao gồm khả năng tài chính, tình hình sản xuất- kinh doanh để hạn chế đến mức tốithiểu mọi rủi ro đối với các nguồn vốn cho vay Do kinh doanh tín dụng là một trongnhững hoạt động chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro nhất vì vậy để phòng ngừa và hạn chếrủi ro, hoạt động tín dụng phải thực hiện nguyên tắc tránh rủi ro
1.3.5 Nguyên tắc kiểm soát cơ chế lạm dụng, đảm bảo lợi ích cho bên yếu thế
Thực hiện vai trò trung gian của mình, TCTD vừa là người đi vay, vừa là ngườicho vay Với tư cách là người đi vay, TCTD tham gia vào các quan hệ pháp luật vớinhững người cho vay TCTD có trách nhiệm trả tiền cho người gửi Với tư cách làngười cho vay, TCTD là người có quyền quyết định cho người khác vay và yêu cầungười đi vay hoàn trả cả tiền gốc và tiền lãi Ở loại quan hệ này, TCTD thực hiện cáchoạt động nghiệp vụ kinh doanh, vừa phải bảo đảm thu đủ tiền gốc đã cho vay vừaphải bảo đảm thu đủ tiền lãi vay Đây là nguyên tắc áp dụng cho cả ngân hàng vàngười đi vay Nguyên tắc này vừa là cơ sở để tổ chức tín dụng tiến hành hoạt độngkinh doanh vừa là cơ sở để các doanh nghiệp tiến hành hạch toán kinh tế trong hoạtđộng của mình Nguyên tắc này buộc TCTD và các doanh nghiệp hoạt động có hiệuquả hơn trong cơ chế khắc nghiệt của thị trường Việc thực hiện nguyên tắc này tạocho tổ chức tín dụng thu hồi được vốn cho vay và lợi nhuận; nguyên tắc này buộcngười đi vay phải cân nhắc và hạch toán nguồn vốn vay ra sao cho việc sử dụng nguồnvốn đó thực sự có hiệu quả, đáp ứng được mục đích vay vốn
Trang 27CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VỀ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG, THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHỦ DIỄN 2.1 Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng tín dụng
2.1.1 Tổng quan tình hình về hợp đồng tín dụng
Hoạt động tín dụng ngân hàng đang ngày càng phát triển và có thể nói là pháttriển rất nhanh Hiện tại, có rất nhiều ngân hàng lớn mạnh mà trước đây là những tậpđoàn kinh tế, tập đoàn bảo hiểm Điều này chứng tỏ hoạt động ngân hàng thực chất làhoạt động kinh doanh và hoạt động này mang lại lợi nhuận rất cao
Mẫu hợp đồng mà các ngân hàng đưa ra không phải là hợp đồng mẫu theo quyđịnh tại Điều 405 BLDS 2015, mà chỉ là bản thảo để thuận tiện trong quá trình đàmphán ký kết hợp đồng Bên vay hoàn toàn có thể thoả thuận với ngân hàng thay đổi bất
kỳ nội dung nào Tuy nhiên, trên thực tế thì bên vay thường phải chấp nhận nhữngđiều khoản thiên về ràng buộc chặt chẽ đối với bên vay và có lợi hơn cho ngân hàng
So với hợp đồng thương mại, HĐTD thường có điểm khác là thường rất nhiềuvăn bản có các yếu tố như một hợp đồng, ví dụ: đơn đề nghị vay vốn, HĐTD, khế ướcnhận nợ (giấy nhận nợ)… Chẳng hạn trong đơn đề nghị vay vốn có nhiều nội dung cơbản của HĐTD như số tiền vay, mục đích vay, thời hạn vay, lãi suất vay và cam kếtcủa bên vay Trường hợp ngân hàng ký chấp thuận những nội dung đó, thì hoàn toàn
có thể thay thế cho một bản HĐTD Tương tự, khế ước nhận nợ cũng thường liệt kê lạimột cách đầy đủ những điểm chủ yếu của HĐTD, nên trong nhiều trường hợp cũngđồng nghĩa với một HĐTD Do HĐTD được làm kỹ như vậy, nên rất ít khi xảy ratranh chấp về chính HĐTD, mà thường là tranh chấp liên quan đến việc xử lý tài sảnbảo đảm để trả nợ Theo quy định của pháp luật, thì chỉ có HĐTD Nhưng vừa dotruyền thống, vừa do yêu cầu thực tế, nên bên cạnh HĐTD, các ngân hàng thường đưa
ra thêm một loại văn bản nữa là khế ước nhận nợ, là một loại giấy nhận nợ Khế ướcnhận nợ thường cũng đủ các yếu tố chủ yếu của HĐTD
Trong thực tế, nhiều ngân hàng ký HĐTD mẫu với bên vay, trong đó xác địnhcác nguyên tắc chung và các nội dung thoả thuận sơ bộ về việc cho vay một số vốnnhất định khi hai bên vay đáp ứng được đầy đủ những điều kiện vay vốn theo quy địnhcủa pháp luật cũng như của ngân hàng cho vay HĐTD mẫu là căn cứ để ngân hàng vàbên vay tiếp tục ký các HĐTD cụ thể Khi ấy, HĐTD cụ thể có thể không cần nhắc lạinhững thoả thuận chung như quyền, nghĩa vụ của các bên chẳng hạn
Các bên thường sử dụng HĐTD mẫu trong trường hợp bên vay có nhiều tài sảnbảo đảm đưa vào ngân hàng để vay vốn nhiều lần và diễn ra trong một thời gian dài
Trang 28Khi đó hợp đồng bảo đảm tiền vay được thiết lập để bảo đảm cho HĐTD mẫu, thay vì
cứ mỗi HĐTD lại phải ký một hợp đồng bảo đảm tiền vay, vừa mất chủ động tronggiao dịch vay vốn, vừa tốn kém chi phí định giá, công chứng, đăng ký thế chấp lại
HĐTD hạn mức là HĐTD cụ thể nhưng có thêm điều khoản cho phép bên vayrút vốn và trả nợ nhiều lần, miễn là bảo đảm dư nợ vay trong mọi thời điểm không quámức tiền vay cao nhất mà hai bên đã thoả thuận Mỗi lần vay vốn, bên vay chỉ cần kýkhế ước nhận nợ thay vì phải ký nhiều HĐTD với những điều kiện tương tự nhau
Hiện nay, số lượng tranh chấp phát sinh từ HĐTD còn khá cao so với các loạitranh chấp hợp đồng khác được giải quyết tại tòa Việc tranh chấp HĐTD này xuấtphát một phần từ sự mâu thuẫn về quyền và lợi ích hợp phát của các bên, một phầncũng xuất phát từ các quy định pháp luật về giao kết và thực hiện HĐTD
Theo thống kê tại Tòa kinh tế, Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An thì số vụ tranhchấp liên quan đến HĐTD được thụ lý theo thủ tục sơ thẩm như sau:
mà tự thương lượng giải quyết nhằm giảm chi phí và thời gian kiện tụng vừa giữ đượcmối quan hệ tốt với nhau
2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến giao kết và thực hiện hợp đồng tín dụng
2.1.2.1 Các nhân tố từ phía ngân hàng
Đây là các nhân tố thuộc về bản thân, nội tại các ngân hàng, liên quan đến sựphát triển của Ngân hàng, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tín dụng trung và dài hạn,bao gồm: công tác thẩm định dự án đầu tư, chính sách tín dụng, công tác tổ chức Ngânhàng, trình độ lao động, quy trình nghiệp vụ tín dụng, lãi suất cho vay, sản phẩm dịch
vụ tín dụng, hoạt động marketing tiếp thị, kiểm tra kiểm soát và trang thiết bị
Công tác thẩm định dự án đầu tư: việc thẩm định nhằm rút ra những kết luận
chính xác về tính khả thi, khả năng trả nợ và những rủi ro có thể xảy ra khi quyết địnhcho vay hay từ chối cho vay Công tác thẩm định ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tín