1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc điểm văn xuôi Lạng Sơn sau 1975

123 2,5K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 702,5 KB

Nội dung

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Văn xuôi Lạng Sơn sau 1975 đã có những đóng góp không nhỏ vào nền văn học Việt Nam hiện đại nói chung và nền văn học dân tộc thiểu số nói riêng. Qua khảo sát, chúng tôi thấy, đã có một số bài, một số công trình nghiên cứu đã đề cập đến văn xuôi Lạng Sơn: Trong tập phê bình tiểu luận Tiếp cận văn học dân tộc thiểu số, tác giả Lâm Tiến có bài Văn xuôi Lạng Sơn qua một số truyện, ký. Ông đánh giá khá cao về đội ngũ sáng tác văn xuôi ở Lạng Sơn: đội ngũ văn xuôi ở Lạng Sơn khá đông đảo. Có những tác giả đã định hình như Vi Thị Kim Bình, Ngọc Mai, Nguyễn Mạnh Hải... Họ đều gắn bó với con người, cuộc sống của nhân dân các dân tộc xứ Lạng 72150,151. Bên cạnh đó Lâm Tiến cũng đưa ra nhận định về ưu điểm trong nội dung của văn xuôi Lạng Sơn: “Văn xuôi Lạng Sơn đã thực sự đi vào phản ánh con người, cuộc sống, thiên nhiên xứ Lạng. Ca ngợi những điều tốt đẹp cũng như lên án, phê phán những mặt tiêu cực còn diễn ra trong cuộc sống, các tác phẩm đã phần nào nêu lên được những nét riêng độc đáo của con người, cuộc sống các dân tộc Lạng Sơn. Giúp người đọc thêm yêu mến xứ Lạng” 72159,160. Đồng thời ông cũng chỉ ra hạn chế: “Nhìn chung, văn xuôi Lạng Sơn chưa có được những bứt phá, đi sâu hơn, rộng hơn vào cuộc sống, tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa, để từ đó có những tác phẩm mang đậm nét và dài hơi hơn về cuộc sống và con người xứ Lạng” 72160. Nguyễn Duy Bắc trong cuốn “Cuối thế kỷ XX nhìn lại – Tập 3 Nghiên cứu – Lý luận – Phê bình” đã khẳng định “ Lạng Sơn đã có hẳn một đội ngũ đông đảo các cây bút văn xuôi. Và các tác giả đã có nhiều sáng tạo ... Nhờ đội ngũ hùng hậu ấy, trong những năm qua trang văn xuôi Lạng Sơn đã không ngừng tăng lên. Có thể nói là phong phú và đa dạng hơn rất nhiều so với các giai đoạn trước đó. Nhiều tiểu thuyết, tập truyện ngắn ghi chép, ký sự, truyện kí, phóng sự, tùy bút... đã được xuất bản” 3650. Ông cũng nhấn mạnh: “ Trong quá trình đổi mới của đất nước, văn học nghệ thuật Lạng Sơn đã có những khởi sắc đáng mừng” 36209. Đánh giá về tác phẩm của nhà văn Vy Thị Kim Bình, Nguyễn Duy Bắc nhận định: “Truyện của chị đằm thắm và nhân hậu” 3654, còn về Nguyễn Mạnh Hải ông cho rằng: “truyện ngắn của anh lại nổi trội ở khả năng miêu tả tâm lý nhân vật... Anh hoàn toàn có thể tiến xa hơn trong sự thể hiện các vấn đề của đời sống xã hội hôm nay với mọi loại hình bút pháp” 3654. Đối với tác giả Ngọc Mai, Nguyễn Duy Bắc đánh giá: “Truyện của Ngọc Mai gần gũi với đời sống thường nhật, đặc biệt là cuộc sống gia đình, một bộ phận hợp thành cơ bản nhất của xã hộ mà có lúc đã không được chú ý thỏa đáng” 3653. Nguyễn Quang Huynh khẳng định: “Văn xuôi Lạng Sơn đã từng bước trưởng thành và đạt được những thành tựu rất đáng tự hào” 42138. “Văn xuôi Lạng Sơn, trải qua những bước phấn đấu, những nỗ lực vươn lên... đã có những đóng góp đáng kể vào nền văn học đương đại nước ta và có chỗ đứng nhất định trong nền văn học Việt Nam” 42152. Đánh giá về đội ngũ sáng tác văn xuôi Lạng Sơn những năm đầu thế kỷ XX, Trung Thành cho rằng: “Đội ngũ tác giả văn xuôi Lạng Sơn đã góp phần làm nên diện mạo văn học Lạng Sơn nói chung, diện mạo văn xuôi Lạng Sơn nói riêng những năm đầu thế kỷ XXI đang đẩy mạnh đổi mới và hội nhập” 369. Bàn về Khau Slin hùng vĩ của Vũ Ngọc Chương, Lâm Tiến cho rằng: “Chưa có cuốn tiểu thuyết nào khắc họa rõ nét cuộc đấu tranh chống áp bức, bóc lột của Nhật – Pháp về các dân tộc Tày, Nùng như tác phẩm Khau Slin hùng vĩ của Vũ Ngọc Chương” 36185. Đánh giá về tiêu thuyết của Nguyễn Trường Thanh, tác giả Nguyễn Mạnh Dũng, Trần Thị Việt Trung khẳng định: “Tác giả không chỉ phản ánh những sự kiện lịch sử, những hình tượng người anh hùng của quê hương xứ Lạng mà ông còn thể hiện tình cảm yêu mến, tự hào về một vùng đất giàu bản sắc văn hóa, với bao nét phong tục tập quán tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc thiểu số vùng biên ải xa xôi (...) nhà văn Nguyễn Trường Thanh đã kế thừa những yếu tố nghệ thuật truyền thống và vận dụng nhiều yếu tố nghệ thuật hiện đại” ( Trang 182). “ Tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Trường Thanh là một thành tựu tiêu biểu nhất của văn học Lạng Sơn” 20184. Trong lời giới thiệu tiểu thuyết Phương Bắc hoang dã – Lê Tiến Thức, nhà văn Nguyễn Trường Thanh đưa ra nhận xét về đặc trưng ngôn ngữ nghệ thuật của tác phẩm: “ Nét đặc trưng về ngôn ngữ nghệ thuật của tác giả Lê Tiến Thức qua tiểu thuyết này là thứ ngôn ngữ dung dị, sâu lắng, trong sáng, giàu hình ảnh, gần gũi với cuộc sống hàng ngày, ccáh cảm, cách nghĩ đậm chất dân tộc miền núi xứ Lạng. Những yếu tố văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng... kết hợp hài hòa và tinh tế đã làm nên sự thành công trong sáng tạo ngon ngữ nghệ thuật của tác phẩm”. 8810. Trong Lời giới thiệu tập truyện ngắn Dưới chân Khau Slung của Nguyễn Thị Ngọc Bốn, tác giả Nguyễn Trường Thanh nhận định: “Ấn tượng đằm sâu là giá trị nội dung tư tưởng của tác phẩm được tạo nên bởi nghệ thuật xây dựng hình tượng ngày càng chắc tay, đem đến cho người đọc những thông điệp phong phú về triết lý nhân sinh trong muôn mặt đời sống. Mỗi truyện là một “lát cắt ngang” của cuộc sống đương đại, giữa cái ác và các thiện đan xen nhau qua từng số phận của mỗi nhân vật...” 105,6. Đánh giá về truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Ánh, nhà văn Ngọc Mai cho rằng: “Truyện của Dương Ngọc Ánh trong sáng và có chút trắc ẩn đau đáu sự đời” 48. Trong lời tựa tập truyện – ký Phong lan tím của Nguyễn Thị Bích Thuận, Hoàng Văn Páo nhận định: “Tất cả truyện, ký của Nguyễn Thị Bích Thuận đều có chuyện để viết Truyện. Truyện của Nguyễn Thị Bích Thuận thấm đẫm hiện thực cuộc sống. Bích Thuận đã dành nhiều tâm huyết khai thác, khám phá, sáng tạo, lựa chọn đề tài, nhân vật, chủ yếu là cuộc sống của đồng bào các dân tộc Lạng Sơn để phản ánh trong các câu chuyện. Do vậy, truyện, ký của chị luôn giàu tình yêu quê hương, đất nước, giàu tính nhân văn, tôn vinh vai trò cộng đồng, bạn bè, đồng chí. Cốt truyện phù hợp với dung lượng truyện ngắn, nhiều tình tiết hay, cảm động”. 877. Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Lạng Sơn cũng quan tâm đến việc tổ chức những hội thảo về văn học nghệ thuật Lạng Sơn các thời kỳ như: Hội thảo “Thành tựu văn học nghệ thuật Lạng Sơn 5 năm ( 2008 2013)”, hội thảo “Văn xuôi Lạng Sơn những năm đầu thế kỷ XXI”; Hội thảo về cuộc đời và sự nghiệp, về tác phẩm của các tác giả Lạng Sơn như hội thảo “ Sự nghiệp sáng tác văn học của các nhà văn: Mã Thế Vinh, Nguyễn Trường Thanh, Vy Thị Kim Bình”, hội thảo về tập truyện ngắn “Mùa sau sau đỏ lá” của tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Nga... Qua những ý kiến nhận xét, đánh giá các nhà văn, nhà nghiên cứu viết về văn học Lạng Sơn nói chung, cũng như về các cây bút văn xuôi Lạng Sơn nói riêng, chúng ta nhận thấy rõ một điều: Lạng Sơn là một vùng đất đã sinh ra và là nơi khẳng định tài năng của nhiều cây bút. Chính họ đã làm nên một diện mạo văn xuôi Lạng Sơn với những nét đặc trưng riêng. Tuy nhiên đó mới chỉ là những nghiên cứu, những lời nhận xét, đánh giá lẻ tẻ về một số cá nhân, hoặc một số tiểu luận đánh giá khái quát về văn xuôi Lạng Sơn. Nhìn chung các nghiên cứu đó đều có được những tìm tòi, khám phá đáng quý, đáng trân trọng. Dĩ nhiên công trình của chúng tôi sẽ được thừa hưởng nhiều ý kiến quý báu mà các nghiên cứu trước đã gợi ra hoặc khẳng định. Cho đến nay chúng tôi vẫn chưa thấy xuất hiện một công trình nghiên cứu nào một cách tổng thể về văn xuôi Lạng Sơn sau 1975. Chính vì vậy chúng tôi thấy rằng rất cần thiết nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống văn xuôi Lạng Sơn từ 1975 đến nay, để thấy được những đặc điểm, những giá trị nổi bật cũng như cần khẳng định những đóng góp quan trọng của nó đối với sự phát triển của văn học dân tộc thiểu số nói riêng, đối với văn học Việt Nam nói chung.

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với PGS.TS Nguyễn Văn Dân,người thầy đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thànhluận văn

Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng sau Đại học và cácthầy cô giáo trong khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã giúp đỡtôi trong quá trình học tập và nghiên cứu

Xin cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã khích lệ, động viên,giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, công tác và hoàn thành nhiệm vụ

Hà Nội, tháng 10 năm 2015

Tác giả

Nguyễn Thị Quỳnh Nga

Trang 2

MỤC LỤC

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Nghiên cứu về văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đạikhông thể không nghiên cứu đến văn học của các địa phương khu vực miềnnúi Bởi văn học các địa phương là một bộ phận quan trọng, góp phần tạo nêndiện mạo, tính chất, đặc điểm và giá trị của nền văn học các dân tộc thiểu số

Văn học Lạng Sơn nói chung, văn xuôi Lạng Sơn nói riêng là một bộphận không thể tách rời của nền văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam Cóthể nói, văn xuôi các dân tộc thiểu số đã góp phần tạo nên một tiếng nói độcđáo, giàu bản sắc, trong đó có sự đóng góp của văn xuôi Lạng Sơn, đối vớinền văn học nước nhà

1.2 Sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước thốngnhất và bước sang một trang sử mới, nền văn học Việt Nam luôn đồng hành

và gắn bó với vận mệnh của dân tộc, đi qua những bước thăng trầm và thực

sự đã tạo ra những biến đổi sâu sắc, toàn diện, làm nên diện mạo của một giaiđoạn văn học mới Văn xuôi Lạng Sơn nói riêng cũng có sự vận động và pháttriển, kịp thời phản ánh đời sống xã hội trong thời đại mới Văn xuôi LạngSơn từ sau năm 1975 đã tồn tại và phát triển trong những điều kiện lịch sử xãhội khác biệt với thời kì chiến tranh, trong một môi trường ý thức tinh thần cónhiều biến đổi Những điều đó đã tác động, chi phối mạnh mẽ xu hướng vậnđộng và đặc điểm của văn xuôi Lạng Sơn gần năm mươi năm qua

Đội ngũ sáng tác văn xuôi Lạng Sơn từ năm 1975 trở lại đây có sự pháttriển về số lượng Họ là các cây bút người người dân tộc thiểu số Tày, Nùng,Dao… và cả dân tộc Kinh sinh ra, lớn lên, trưởng thành hoặc sinh sống, làmviệc lâu năm ở Lạng Sơn Nhiều tác giả được bạn đọc cả nước biết đến vàyêu mến như Vi Thị Kim Bình, Nguyễn Trường Thanh, Mã Thế Vinh, Vi ThịThu Đạm Các tác phẩm của họ có những giá trị và bản sắc riêng, mangđậm nét văn hóa các dân tộc thiểu số ở Lạng Sơn Điều đó đã tạo nên một nét

Trang 4

riêng của văn xuôi Lạng Sơn, đóng góp quan trọng trong việc tạo nên diệnmạo văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam.

Thế nhưng cho đến nay các công trình nghiên cứu mới chỉ dừng lại ởmột số tác giả như Nguyễn Trường Thanh, Vi Thị Kim Bình và chủ yếu tậptrung vào một thể loại văn học mà chưa có công trình nào nghiên cứu mangtính hệ thống toàn diện về văn xuôi Lạng Sơn từ năm 1975 đến nay

1.3 Hiện nay - cũng như nhiều địa phương khác - tỉnh Lạng Sơn đã cóchủ trương đưa văn học địa phương vào trong chương trình giảng dạy nhàtrường phổ thông nhằm giúp các dân tộc trong tỉnh hiểu rõ hơn về truyềnthống văn hóa lịch sử, về con người, quê hương nơi mình đang sinh sống vàlàm việc

Hơn thế nữa, bản thân tôi là một người con của Lạng Sơn nên tôi luônmong muốn có điều kiện tìm hiểu một cách sâu sắc và cụ thể về văn học tỉnhnhà Từ đó, khẳng định những giá trị tiêu biểu của nền văn học Lạng Sơn –như một lời tri ân của tôi đối với quê hương xứ Lạng

Chính vì những lẽ đó đã trở thành động lực thúc đẩy chúng tôi tiếnhành nghiên cứu về văn xuôi Lạng Sơn một cách tổng thể, đặc biệt là giai

đoạn sau 1975 Do đó tôi lựa chọn đề tài "Đặc điểm văn xuôi Lạng Sơn sau

1975" để nghiên cứu với mong muốn đánh giá một cách hệ thống văn xuôi

Lạng Sơn nhằm khẳng định những thành tựu và đóng góp của văn xuôi LạngSơn đối với văn học dân tộc nói chung

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Văn xuôi Lạng Sơn sau 1975 đã có những đóng góp không nhỏ vào nềnvăn học Việt Nam hiện đại nói chung và nền văn học dân tộc thiểu số nóiriêng Qua khảo sát, chúng tôi thấy, đã có một số bài, một số công trìnhnghiên cứu đã đề cập đến văn xuôi Lạng Sơn:

Trong tập phê bình - tiểu luận "Tiếp cận văn học dân tộc thiểu số",

tác giả Lâm Tiến có bài "Văn xuôi Lạng Sơn qua một số truyện, ký" Ông đánh giá khá cao về đội ngũ sáng tác văn xuôi ở Lạng Sơn: " đội ngũ văn

Trang 5

xuôi ở Lạng Sơn khá đông đảo Có những tác giả đã định hình như Vi Thị Kim Bình, Ngọc Mai, Nguyễn Mạnh Hải Họ đều gắn bó với con người, cuộc sống của nhân dân các dân tộc xứ Lạng" [72-150,151] Bên cạnh đó Lâm Tiến cũng đưa ra nhận định về ưu điểm trong nội dung của văn xuôi Lạng Sơn: “Văn xuôi Lạng Sơn đã thực sự đi vào phản ánh con người, cuộc sống, thiên nhiên

xứ Lạng Ca ngợi những điều tốt đẹp cũng như lên án, phê phán những mặt tiêu cực còn diễn ra trong cuộc sống, các tác phẩm đã phần nào nêu lên được những nét riêng độc đáo của con người, cuộc sống các dân tộc Lạng Sơn Giúp người đọc thêm yêu mến xứ Lạng” [72-159,160] Đồng thời ông cũng chỉ ra hạn chế: “Nhìn chung, văn xuôi Lạng Sơn chưa có được những bứt phá, đi sâu hơn, rộng hơn vào cuộc sống, tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa, để từ đó có những tác phẩm mang đậm nét và dài hơi hơn về cuộc sống và con người xứ Lạng” [72-160].

Nguyễn Duy Bắc trong cuốn “Cuối thế kỷ XX nhìn lại – Tập 3 Nghiên

cứu – Lý luận – Phê bình” đã khẳng định “ Lạng Sơn đã có hẳn một đội ngũ

đông đảo các cây bút văn xuôi Và các tác giả đã có nhiều sáng tạo Nhờ đội ngũ hùng hậu ấy, trong những năm qua trang văn xuôi Lạng Sơn đã không ngừng tăng lên Có thể nói là phong phú và đa dạng hơn rất nhiều so với các giai đoạn trước đó Nhiều tiểu thuyết, tập truyện ngắn ghi chép, ký

sự, truyện kí, phóng sự, tùy bút đã được xuất bản” [36-50] Ông cũng nhấn mạnh: “ Trong quá trình đổi mới của đất nước, văn học nghệ thuật Lạng Sơn

đã có những khởi sắc đáng mừng” [36-209] Đánh giá về tác phẩm của nhà văn Vy Thị Kim Bình, Nguyễn Duy Bắc nhận định: “Truyện của chị đằm thắm và nhân hậu” [36-54], còn về Nguyễn Mạnh Hải ông cho rằng: “truyện ngắn của anh lại nổi trội ở khả năng miêu tả tâm lý nhân vật Anh hoàn toàn

có thể tiến xa hơn trong sự thể hiện các vấn đề của đời sống xã hội hôm nay với mọi loại hình bút pháp” [36-54] Đối với tác giả Ngọc Mai, Nguyễn Duy Bắc đánh giá: “Truyện của Ngọc Mai gần gũi với đời sống thường nhật, đặc biệt là cuộc sống gia đình, một bộ phận hợp thành cơ bản nhất của xã hộ mà

có lúc đã không được chú ý thỏa đáng” [36-53].

Trang 6

Nguyễn Quang Huynh khẳng định: “Văn xuôi Lạng Sơn đã từng bước trưởng thành và đạt được những thành tựu rất đáng tự hào” [42-138] “Văn xuôi Lạng Sơn, trải qua những bước phấn đấu, những nỗ lực vươn lên đã

có những đóng góp đáng kể vào nền văn học đương đại nước ta và có chỗ đứng nhất định trong nền văn học Việt Nam” [42-152].

Đánh giá về đội ngũ sáng tác văn xuôi Lạng Sơn những năm đầu thế kỷ

XX, Trung Thành cho rằng: “Đội ngũ tác giả văn xuôi Lạng Sơn đã góp phần làm nên diện mạo văn học Lạng Sơn nói chung, diện mạo văn xuôi Lạng Sơn nói riêng những năm đầu thế kỷ XXI đang đẩy mạnh đổi mới và hội nhập” [36-9].

Bàn về Khau Slin hùng vĩ của Vũ Ngọc Chương, Lâm Tiến cho rằng:

“Chưa có cuốn tiểu thuyết nào khắc họa rõ nét cuộc đấu tranh chống áp bức, bóc lột của Nhật – Pháp về các dân tộc Tày, Nùng như tác phẩm Khau Slin hùng vĩ của Vũ Ngọc Chương” [36-185].

Đánh giá về tiêu thuyết của Nguyễn Trường Thanh, tác giả Nguyễn

Mạnh Dũng, Trần Thị Việt Trung khẳng định: “Tác giả không chỉ phản ánh những sự kiện lịch sử, những hình tượng người anh hùng của quê hương xứ Lạng mà ông còn thể hiện tình cảm yêu mến, tự hào về một vùng đất giàu bản sắc văn hóa, với bao nét phong tục tập quán tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc thiểu số vùng biên ải xa xôi ( ) nhà văn Nguyễn Trường Thanh đã kế thừa những yếu tố nghệ thuật truyền thống và vận dụng nhiều yếu tố nghệ thuật hiện đại” ( Trang 182) “ Tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Trường Thanh là một thành tựu tiêu biểu nhất của văn học Lạng Sơn” [20-184].

Trong lời giới thiệu tiểu thuyết Phương Bắc hoang dã – Lê Tiến Thức,

nhà văn Nguyễn Trường Thanh đưa ra nhận xét về đặc trưng ngôn ngữ nghệ

thuật của tác phẩm: “ Nét đặc trưng về ngôn ngữ nghệ thuật của tác giả Lê Tiến Thức qua tiểu thuyết này là thứ ngôn ngữ dung dị, sâu lắng, trong sáng, giàu hình ảnh, gần gũi với cuộc sống hàng ngày, ccáh cảm, cách nghĩ đậm chất dân tộc miền núi xứ Lạng Những yếu tố văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng kết hợp hài hòa và tinh tế đã làm nên sự thành công trong sáng tạo ngon ngữ

Trang 7

nghệ thuật của tác phẩm” [88-10].

Trong Lời giới thiệu tập truyện ngắn Dưới chân Khau Slung của Nguyễn Thị Ngọc Bốn, tác giả Nguyễn Trường Thanh nhận định: “Ấn tượng đằm sâu là giá trị nội dung tư tưởng của tác phẩm được tạo nên bởi nghệ thuật xây dựng hình tượng ngày càng chắc tay, đem đến cho người đọc những thông điệp phong phú về triết lý nhân sinh trong muôn mặt đời sống Mỗi truyện là một “lát cắt ngang” của cuộc sống đương đại, giữa cái ác và các thiện đan xen nhau qua từng số phận của mỗi nhân vật ” [10-5,6].

Đánh giá về truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Ánh, nhà văn Ngọc Mai

cho rằng: “Truyện của Dương Ngọc Ánh trong sáng và có chút trắc ẩn đau đáu sự đời” [4-8].

Trong lời tựa tập truyện – ký Phong lan tím của Nguyễn Thị Bích Thuận, Hoàng Văn Páo nhận định: “Tất cả truyện, ký của Nguyễn Thị Bích Thuận đều có chuyện để viết Truyện Truyện của Nguyễn Thị Bích Thuận thấm đẫm hiện thực cuộc sống Bích Thuận đã dành nhiều tâm huyết khai thác, khám phá, sáng tạo, lựa chọn đề tài, nhân vật, chủ yếu là cuộc sống của đồng bào các dân tộc Lạng Sơn để phản ánh trong các câu chuyện Do vậy, truyện, ký của chị luôn giàu tình yêu quê hương, đất nước, giàu tính nhân văn, tôn vinh vai trò cộng đồng, bạn bè, đồng chí Cốt truyện phù hợp với dung lượng truyện ngắn, nhiều tình tiết hay, cảm động” [87-7].

Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Lạng Sơn cũng quan tâm đến việc tổ chứcnhững hội thảo về văn học nghệ thuật Lạng Sơn các thời kỳ như: Hội thảo

“Thành tựu văn học nghệ thuật Lạng Sơn 5 năm ( 2008 - 2013)”, hội thảo

“Văn xuôi Lạng Sơn những năm đầu thế kỷ XXI”; Hội thảo về cuộc đời và sự nghiệp, về tác phẩm của các tác giả Lạng Sơn như hội thảo “ Sự nghiệp sáng tác văn học của các nhà văn: Mã Thế Vinh, Nguyễn Trường Thanh, Vy Thị Kim Bình”, hội thảo về tập truyện ngắn “Mùa sau sau đỏ lá” của tác giả

Nguyễn Thị Quỳnh Nga

Trang 8

Qua những ý kiến nhận xét, đánh giá các nhà văn, nhà nghiên cứu viết

về văn học Lạng Sơn nói chung, cũng như về các cây bút văn xuôi Lạng Sơnnói riêng, chúng ta nhận thấy rõ một điều: Lạng Sơn là một vùng đất đã sinh

ra và là nơi khẳng định tài năng của nhiều cây bút Chính họ đã làm nên mộtdiện mạo văn xuôi Lạng Sơn với những nét đặc trưng riêng

Tuy nhiên đó mới chỉ là những nghiên cứu, những lời nhận xét, đánhgiá lẻ tẻ về một số cá nhân, hoặc một số tiểu luận đánh giá khái quát về vănxuôi Lạng Sơn Nhìn chung các nghiên cứu đó đều có được những tìm tòi,khám phá đáng quý, đáng trân trọng Dĩ nhiên công trình của chúng tôi sẽđược thừa hưởng nhiều ý kiến quý báu mà các nghiên cứu trước đã gợi rahoặc khẳng định Cho đến nay chúng tôi vẫn chưa thấy xuất hiện một côngtrình nghiên cứu nào một cách tổng thể về văn xuôi Lạng Sơn sau 1975.Chính vì vậy chúng tôi thấy rằng rất cần thiết nghiên cứu một cách toàn diện

và hệ thống văn xuôi Lạng Sơn từ 1975 đến nay, để thấy được những đặcđiểm, những giá trị nổi bật cũng như cần khẳng định những đóng góp quantrọng của nó đối với sự phát triển của văn học dân tộc thiểu số nói riêng, đốivới văn học Việt Nam nói chung

3 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu về văn xuôi Lạng Sơn sau 1975 chúng tôi nhằm mục đíchlàm rõ hơn những nét riêng của văn xuôi Lạng Sơn trong sự phát triển của vănxuôi các dân tộc thiểu số của Việt Nam nói chung Từ đó có cái nhìn đầy đủ

và toàn diện hơn về những đóng góp của văn xuôi Lạng Sơn trong nền vănhọc các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại

4 Đối tượng và giới hạn phạm vi nghiên cứu

Để triển khai luận văn, chúng tôi tiến hành khảo sát toàn bộ những sángtác văn xuôi Lạng Sơn sau 1975, chủ yếu là tiểu thuyết và truyện ngắn

Ngoài ra, chúng tôi cũng quan tâm đến những tác phẩm văn xuôi LạngSơn cùng thời kỳ và trước năm 1975 để có cơ sở đối chiếu, so sánh nhằm gópphần làm rõ hơn những nét riêng của văn xuôi Lạng Sơn sau 1975

Trang 9

Chọn vấn đề Đặc điểm văn xuôi Lạng Sơn sau 1975, chúng tôi đã tiếp

cận với một đối tượng khá rộng và chưa ổn định Do vậy, luận văn chỉ khảosát những vấn đề đã được định hình của phương diện nội dung và nghệ thuậttrong văn xuôi Lạng Sơn sau 1975

Chúng tôi chỉ tập trung vào tiểu thuyết và truyện ngắn vì đây là hai thểloại tiêu biểu của văn xuôi nghệ thuật Hơn thế nữa, hai thể loại này trong thời

kỳ sau 1975 đến nay số lượng cũng gia tăng và có nhiều tác phẩm đạt giá trị.Trong khuôn khổ của luận văn chúng tôi chưa có điều kiện tìm hiểu sang cácthể loại khác, mặc dù một số tác phẩm nhất là thể kí cũng rất giá trị

Luận văn sẽ làm rõ một số đặc điểm văn xuôi Lạng Sơn sau 1975 trêncác bình diện cảm hứng sáng tạo và phương thức biểu hiện, cho thấy đónggóp của văn xuôi Lạng Sơn cho sự phát triển của thể loại tiểu thuyết và truyệnngắn văn học Việt Nam

5 Đóng góp mới của luận văn

5.1 Về lý luận

Qua luận văn, chúng tôi góp thêm cái nhìn sâu sắc, toàn diện hơn vấn

đề đặc điểm chủ yếu của văn xuôi Lạng Sơn sau 1975, thấy được những biểuhiện cụ thể của đặc điểm văn xuôi Lạng Sơn sau 1975 trong sự phát triển củavăn học Lạng Sơn chứ không dừng lại ở quan điểm lý thuyết chung chung

Luận văn góp phần xác định vai trò, vị trí và những đóng góp cũng nhưnhững hạn chế còn tồn tại của văn xuôi Lạng Sơn sau 1975

5.2 Về thực tiễn

Chúng tôi hy vọng luận văn phần nào sẽ là một tài liệu tham khảo hữuích đối với các nhà nghiên cứu và những ai quan tâm đến văn xuôi Lạng Sơnsau 1975

Mặt khác, kết quả luận văn đạt được có thể coi là cơ sở cho các nhàbiên soạn tài liệu phục vụ cho việc giảng dạy Ngữ văn địa phương cấp trunghọc cơ sở mà hiện nay tỉnh Lạng Sơn đang thực hiện

Trang 10

Qua quá trình làm luận văn chúng tôi được tập dượt, làm quen với việcnghiên cứu khoa học, đó là cơ sở để người viết tăng cường khả năng tự học,

tự nâng cao trình độ

6 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng cácphương pháp sau:

6.1 Phương pháp tiếp cận hệ thống

Văn xuôi Lạng Sơn sau 1975 gồm nhiều tác phẩm ở nhiều thể loại củanhiều tác giả khác nhau, với những tiếp cận đa dạng và phong phú, nhưngđược chúng tôi xem xét như một hệ thống để có thể nghiên cứu kĩ lưỡng, sâusắc và toàn diện về những vấn đề đặt ra trong tác phẩm cũng như phương thứcbiểu hiện của các tác giả Làm như vậy, luận văn mới có thể nghiên cứu vănxuôi Lạng Sơn sau 1975 trong sự thống nhất và đa dạng, coi nó như mộtchỉnh thể nghệ thuật về các phương diện nội dung và nghệ thuật của nó Nhưthế, người nghiên cứu sẽ không sa vào sự phiến diện, chủ quan

6.2 Phương pháp so sánh, đối chiếu

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi tiến hành so sánh, đối chiếu cáctác phẩm văn xuôi Lạng Sơn trước và sau 1975 cũng như văn xuôi một số địaphương trong khu vực Đông Bắc để thấy được những giá trị về mặt nội dung

và nghệ thuật của văn xuôi Lạng Sơn sau 1975

Sử dụng phương pháp này để làm rõ diện mạo và đặc điểm riêng củavăn xuôi Lạng Sơn sau 1975

6.3 Phương pháp loại hình

Với phương pháp này, luận văm tìm hiểu đặc điểm của văn xuôi LạngSơn sau 1975 dựa trên những đặc trưng của văn xuôi, trong đó quan tâm đếntiểu thuyết và truyện ngắn

6.4 Phương pháp phân tích tổng hợp

Các tác phẩm cụ thể được phân tích để tìm ra những đóng góp của vănxuôi Lạng Sơn sau 1975 Trên cơ sở đó xác định diện mạo, đặc điểm chungcủa văn xuôi Lạng Sơn sau 1975

Trang 11

Ngoài ra luận văn cũng vận dụng một số khái niệm công cụ của thipháp học để phân tích tác phẩm, nhất là xác định đặc điểm nghệ thuật của vănxuôi Lạng Sơn sau 1975.

7 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính củaluận văn được triển khai thành ba chương:

Chương 1: Khái quát về văn xuôi Lạng Sơn sau 1975

Chương 2: Những cảm hứng sáng tạo mới trong văn xuôi Lạng Sơnsau 1975

Chương 3: Bản sắc riêng trong một số phương diện nghệ thuật của vănxuôi Lạng Sơn sau 1975

Trang 12

NỘI DUNGChương 1 KHÁI QUÁT VỀ VĂN XUÔI LẠNG SƠN SAU 1975

1.1 Vài nét khái quát về văn học Lạng Sơn

Lạng Sơn vốn có bề dày lịch sử dựng nước, giữ nước và có nền văn hóatruyền thống lâu đời, đậm đà bản sắc dân tộc Tuy nhiên mảng văn học từ xaxưa để lại không nhiều

Theo khảo sát của chúng tôi, những tư liệu còn được lưu giữ về văn học

xứ Lạng còn rất ít Đó chủ yếu là một số bài thơ, bài ký được viết bằng chữHán hoặc chữ Nôm của các vị sứ thần triều đình đi sứ sang Trung Quốc quaLạng Sơn, cảm tác trước vẻ đẹp và lịch sử hào hùng của xứ Lạng mà viết nên.Trong đó đáng lưu ý là có một số bài thơ, bài kí của các tác giả: Trần NhânTông, Nguyễn Trung Ngạn, Phạm Sư Mạnh, Trần Minh Tông, Phùng KhắcKhoan Đặc biệt là các bài thơ, bài ký của các tác giả thuộc dòng họ Ngô Thìviết về Lạng Sơn Tác giả Ngô Thì Sỹ (1726-1780) làm quan Đốc chấn LạngSơn (1777-1780) đã có nhiều bài thơ, bài ký khắc trên đá trong động NhịThanh, Tam Thanh, Chùa Tiên và một vài nơi khác ở Tràng Định, Văn Lãng.Các tác phẩm của dòng họ Ngô Thì viết về Lạng Sơn ngoài được sự lưu lạitrên các bia đá ở Lạng Sơn thì còn được lưu giữ trong Hợp tuyển Ngô GiaVăn Phái Sau này cũng có khá nhiều các tác giả khác là những sứ thần hoặcquan tuần biên qua Lạng Sơn đã để lại một số tác phẩm văn thơ còn lưu giữđến ngày nay như của: Phan Huy Ích, Nguyễn Tự Giản, Nguyễn Du, TrịnhHoài Đức, Phan Huy Chú, Lý Văn Phúc, Nguyễn Văn Siêu Những tác phẩmcủa các tác giả thời kỳ này chủ yếu ghi lại cảm xúc trước cảnh đẹp và lịch sửhào hùng của xứ Lạng

Về văn xuôi, có cuốn Lạng Sơn Đoàn thành đồ của Nguyễn Nghiễm

(thế kỷ XVIII) biên soạn, thực chất là một bài nghiên cứu

Trang 13

Thời Pháp thuộc có viên trung tá Le Comte trong cơ quan tham mưuPháp trực tiếp tham gia chiếm đánh Lạng Sơn, khi về Pháp đã viết cuốn sách

Lạng Sơn – tác chiến – tháo lui và điều đình in năm 1895, đã ghi lại cuộc

đánh chiếm Lạng Sơn của quân Pháp với hai lần đều thất bại, sau đó phảithương lượng với nhà Thanh để ký Hiệp ước Thiên Tân, tới khi chính thức cai

quản Lạng Sơn Ngoài ra còn bải bút ký Vùng Cai Kinh – con người và non nước của Paul Munie – Hội viên Hội nhà văn Pháp ( người đã cùng nhà khoa

học nổi tiếng Kloni thâm nhập thực tế tìm hiểu đất nước, con người Lạng Sơn

đã viết rất công phu và được trình bày tại Hội thảo Hội Địa lý Hà Nội (thuộcPháp) ngày 12-4-1934) Những tác phẩm này nói chung tính văn học còn hạnchế những đã ghi lại khá trung thực một số nét về đất nước, con người và các

sự kiện lịch sử của Lạng Sơn trong giai đoạn lịch sử ấy

Thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, vào giữa những năm

30, khi hai đồng chí Hoàng Văn Thụ và Lương Văn Tri từ Trung Quốc trở vềxây dựng cách mạng ở quê hương, cùng với việc học tập, giác ngộ quầnchúng, báo chí đã được sử dụng như một phương tiện chiến đấu hữu hiệu

Theo những nguồn tài liệu lịch sử thì vào thời điểm này, Tạp chí Du kích quân đã ra đời tại khu rừng Khuổi Nọi – giữa chiến khu Bắc Sơn – do đồng

chí Lương Văn Tri phụ trách với sự cộng tác của đồng chí Hoàng Văn Thái.Cũng chính những năm đó, từ yêu cầu thực tiễn của cách mạng, đồng chíHoàng Văn Thụ đã mượn hình thức thơ, sli, then quen thuộc để sáng tác

những tác phẩm như: Trăng soi, Đoạn tuyệt, Tèo tàng cách mạng có nội

dung cách mạng để vận động nhân dân tham gia cách mạng, giác ngộ quần

chúng Những bài trong số đó, sau này được in trong tập Nhắn bạn Có thể coi

tập thơ này là viên gạch đầu tiên đặt nền móng cho văn học Lạng Sơn nóichung, cho nền thơ ca cách mạng của Lạng Sơn thời kì hiện đại nói riêng

Năm 1946, cả nước bước vào cuộc kháng chiến anh dũng trường kỳchống thực dân Pháp xâm lược, thì Lạng Sơn chính là vùng đất đảm nhiệmnhững trọng trách lớn của lịch sử dân tộc Chiến thắng Thu Đông 1947,

Trang 14

“Đường số 4 anh hùng” với những chiến công vang dội ở Bông Lau, LũngPhầy, Đèo Khách rồi chiến dịch Biên giới 1950 – một chiến thắng có ýnghĩa lịch sử đặc biệt – đã thực sự trở thành nguồn cảm hứng mãnh liệt chonhiều văn nghệ sĩ có tên tuổi như: Trần Đăng, Nguyễn Tuân, Nam Cao,Nguyễn Đình Thi viết nên những tác phẩm xuất sắc, ghi dấu ấn vào lịch sửvăn học dân tộc Cũng trong những năm kháng chiến chống Pháp, sự có mặtcủa nhà văn, nhà giáo Nguyễn Khắc Mẫn ở xứ Lạng đã cho ra đời một số

truyện ngắn như: Cô Thúy, Nỗi lòng, Lão ăn mày, Đặc biệt là tác phẩm Ông Cốc đã đoạt giải khuyến khích – Giải thưởng văn nghệ Việt Nam (1951-

1952) Đây chính là những sự đóng góp đáng kể vào sự hình thành và pháttriển của văn học Lạng Sơn

Từ sau 1954, các cây bút Lạng Sơn mới dần xuất hiện nhiều hơn, tuynhiên còn rất khiêm tốn cả về số lượng và chất lượng các sáng tác Nhưngphải đến năm 1968, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Lạng Sơn được thành lập vàTạp chí Xứ Lạng – cơ quan ngôn luận của Hội ra đời thì đội ngũ sáng tác củaLạng Sơn mới được tập hợp, được bồi dưỡng nghiệp vụ và phát triển mạnh

mẽ Tới nay, Lạng Sơn có hơn hai trăm hội viên của Hội Văn học Nghệ thuậttỉnh, trong đó có ba cây bút là Hội viên Hội nhà văn Việt Nam ( nhà vănNguyễn Trường Thanh đã mất năm 2015) Với đội ngũ tác giả khá đông đảo

và từng bước đã có những tác phẩm đạt chất lượng cao, văn học Lạng Sơnđang có những bước tiến xa hơn trong sự giao lưu, hòa nhập với dòng văn họccủa cả nước thời kỳ hiện đại

Theo khảo sát của chúng tôi, các thể loại văn học của Lạng Sơn pháttriển khá đồng đều và đã có những thành tựu đáng ghi nhận Thơ Lạng Sơnkhông chỉ bó hẹp trong những vấn đề của cuộc sống và con người xứ Lạng

mà vươn tới những vấn đề chung rộng lớn của đất nước, thời đại Trong

Tuyển tập thơ Việt Nam 1945 – 1960, Mã Thế Vinh là người duy nhất của dân tộc Nùng ở Lạng Sơn được tuyển chọn với tác phẩm Hiến pháp ban hành như mùa xuân Sau Mã Thế Vinh là các tác giả Hoàng Trung Thu với các tập

Trang 15

Vọng trời xa (1996), Chúp tha vằn (1998), Nguyễn Họa với tập Mây và trăng (1993), Lãi văn chương (1996), Nguyễn Thông với tập Hành trang người lính (1996), Thời trận mạc (1999), Hàn Kỳ với tập Lặng lẽ (1994), Mạch ngầm (1997), Vũ Kiều Oanh với tập Câu hát quê nhà (1995), Ban mai (2001), Trần Thành với tập Khát, Đinh Thanh Huyền với tập Mưa mùa hạ và nhiều tác giả trẻ khác Nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Bắc cho rằng: “Nét đặc trưng nổi bật của thơ xú Lạng là trong đi sâu thể hiện thế giới nội tâm của các nhà thơ

về tình yêu, tình người, tình đời” (Trang 211) Hoàng Văn An thì nhận định:

“Các nhà thơ xứ Lạng dù ở lứa tuổi nào đều hòa vào được tình cảm, đạo lý, truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình trong nét sinh động của môi trường sống, của tinh hoa văn hóa, của tâm lý dân tộc mình, cộng đồng và ngày càng thêm được tính nghệ thuật” [1-67].

Văn xuôi Lạng Sơn cũng đang hướng tới những vấn đề chung của đấtnước, của dân tộc Nhiều tác phẩm khám phá chủ đề lịch sử yêu nước và cáchmạng của nhân dân các dân tộc trong tỉnh thời kỳ cận hiện đại ( tiểu thuyếtcủa Nguyễn Trường Thanh, Vũ Ngọc Chương, Lê Tiến Thức ) Thế mạnhcủa các cây bút trẻ mới xuất hiện gần đây là khả năng bao quát, phản ánhnhững vấn đề phong phú, đa dạng nhưng vô cùng phức tạp của cuộc sốnghiện đại hôm nay Cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa cái cao thượng

và cái tầm thường, giữa cái tích cực với cái tiêu cực không chỉ diễn ra trongquan hệ xã hội, trong mỗi cộng đồng nhỏ hẹp, trong từng gia đình, mà trong

cả bản thân mỗi con người đã được phản ánh trong các tác phẩm văn xuôi củacác tác giả Lạng Sơn như: Vi Thị Kim Bình, Ngọc Mai, Nguyễn QuangHuynh, Nguyễn Mạnh Hải, Vũ Thị Kim Chi Vi Thị Thu Đạm, Nguyễn ThịQuỳnh Nga

Bên cạnh đội ngũ sáng tác thơ, văn, đội ngũ những người nghiên cứu lýluận phê bình văn học Lạng Sơn cũng từng bước hình thành và phát triển Đó

là các tác giả Nguyễn Duy Chước (Trung Thành), Phan Lạc Tước, Cao Tuấn,

Hoàng Hựu và gần đây là các tác giả Nguyễn Duy Bắc với tập Nét đẹp văn

Trang 16

hóa trong thơ ca Việt nam hiện đại, Hoàng Văn An các tập Nét đẹp văn hóa thơ văn và ngôn ngữ dân tộc (nhiều tập); Hoàng Páo với nhiều đầu sách về lễ hội Lồng tồng và then Tày cứ Lạng; Lộc Bích Kiệm với tập Đặc điểm thơ ca đám cưới Tày – Nùng; Nguyễn Đức Tâm với Cây của đời; Nguyễn Quang Huynh với tập Dòng chảy thời gian, Dương Lộc Vượng với tập Văn hóa – văn nghệ xứ Lạng, một góc nhìn; So với thơ và văn xuôi thì lý luận phê

bình văn học của Lạng Sơn còn kém khởi sắc Mặc dù còn trẻ những mảngnghiên cứu lý luận phê bình văn học của Lạng Sơn đã có những đóng gópđáng kể, góp phần định hướng cho nền văn học nghệ thuật Lạng Sơn pháttriển đúng hướng

Về văn học dịch, đội ngũ tác giả của Lạng Sơn còn mỏng hơn nhiều sovới đội ngũ phê bình, lý luận văn học Ngoài cố dịch giả Từ Duy Nhiễm vàcác nhà dịch thuật lão thành như Trần Thanh, Trần Quang Ngọc hầu nhưchưa có lớp trẻ kế cận Nói chung, đội ngữ cần được bổ sung nhanh chóng đểđồng bào các dân tộc Lạng Sơn được tiếp xúc với tinh hoa văn học thế giớiqua chính bản dịch của những con người xứ Lạng

Có thể nói, văn học Lạng Sơn đã có những thành tựu nổi bật cả về độingũ và tác phẩm Trong những năm qua, văn học Lạng Sơn đã phát triển đúnghướng, thực sự trở thành bộ phận nòng cốt của văn học nghệ thuật Lạng Sơntrong hành trình đổi mới

1.2 Quan niệm về văn xuôi Lạng Sơn sau 1975

Lạng Sơn là một tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc, là điểm nút của

sự giao lưu kinh tế với nhiều tỉnh trong vùng cũng như một số tỉnh miền xuôi.Đặc biệt, Lạng Sơn tiếp giáp với Trung Quốc, với hai cửa khẩu quốc tế, haicửa khẩu quốc gia và bảy cặp chợ biên giới Đây là nơi đã trải qua bao biếnđổi thăng trầm của lịch sử, cũng là vùng đất có nền văn hóa đậm đà bản sắcdân tộc

Sau năm 1975, đặc biệt là từ 1986 trở lại đây, với sự phát triển của nềnkinh tế, cuộc sống mới, con người mới các dân tộc anh em ở vùng cao, vùng

Trang 17

sâu vùng xa và cả ở thành thị đã tạo nên nguồn cảm xúc lớn lao đối vớinhững người cầm bút khi đến với Lạng Sơn, đặc biệt là những cây bút sinh ra,trưởng thành ở Lạng Sơn.

Trong những năm gần đây, kể từ thời kỳ đổi mới, diện mạo văn xuôiLạng Sơn phong phú hơn với những nỗ lực mở rộng phạm vi và vấn đề cuộcsống, con người được miêu tả trong tác phẩm Các tác phẩm của Vy Thị KimBình, Nguyễn Trường Thanh, Ngọc Mai, Nguyễn Duy Chiến, Lê Tiến Thức,Nguyễn Mạnh Hải, Vũ Ngọc Chương, Nguyễn Thị Bích ThuậnVũ Kim Chi bám sát khai thác nhiều phương diện hiện thực cuộc sống miền núi trong cơchế thị trường Trong truyện ngắn, tiểu thuyết của họ, các dân tộc anh em gắn

bó với núi rừng, quê hương, trăn trở nghĩ suy, học hỏi làm già cho bản thân,cho gia đình, cho làng bản, bừng lên cảm xúc hào hứng trước những vận hộimới của quê hương Đồng thời, trái tim sâu sắc, nhạy cảm của các tác giả nhưnặng trĩu nỗi buồn trước sự phai nhạt các giá trị và bản sắc văn hóa độc đáotruyền thống, trước những thói hư tật xấu, thậm chí là sa đọa, tàn ác của một

số cá nhân Một số cây bút đã chú ý đến khía cạnh đời tư, viết về thân phậnnhững người phụ nữ miền núi gặp nhiều trắc trở bất hạnh trong cuộc sống

Bởi vậy, khái niệm văn xuôi Lạng Sơn theo chúng tôi có hai cách hiểu sau:Cách hiểu thứ nhất, đó là văn xuôi của các nhà văn ở mọi vùng miền cảnước viết về Lạng Sơn

Cách hiểu thứ hai, đó là văn xuôi của các tác giả sinh ra, trưởng thành

và công tác ở Lạng Sơn, hoặc những nhà văn từ những miền đất khác đến làm

ăn sinh sống ở Lạng Sơn sáng tác Những tác giả này đại đa số đã trở thànhhội viên của Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Lạng Sơn

Thực tế, qua các tuyển tập văn xuôi, các bài viết nghiên cứu, phê bìnhcủa Lạng Sơn cũng như của Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số ViệtNam từ trước đến nay, chúng tôi nhận thấy khái niệm văn xuôi Lạng Sơnđược hiểu theo cách hiểu thứ hai Có thể ở một góc độ nào đó phải suy ngẫm,cân nhắc thêm, nhưng với chúng tôi đó là cơ sở để đi vào nghiên cứu và xácđịnh những đặc điểm của văn xuôi Lạng Sơn sau 1975

Trang 18

1.3 Đội ngũ sáng tác văn xuôi Lạng Sơn

Theo chúng tôi hiểu, đội ngũ tác giả văn xuôi Lạng Sơn là những người

đã và đang sống ở Lạng Sơn Những tác giả ở nơi khác đến nhưng có quátrình gắn bó với Lạng Sơn và có tác phẩm văn xuôi viết về Lạng Sơn được coi

là tác giả văn xuôi Lạng Sơn

Từ 1975 đến nay, trải qua quá trình vận động và phát triển, văn xuôiLạng Sơn đã đạt được một số thành tựu, góp phần xây dựng nền văn học dântộc thiểu số Việt Nam Do đó, tìm hiểu đội ngũ tác giả văn xuôi Lạng Sơn làcần thiết, để từ đó có thể xác định được những đóng góp của họ cho sự pháttriển của văn xuôi của tỉnh Lạng Sơn

Dòng chảy liên tục của văn xuôi Lạng Sơn hôm nay chính là nhờ vào

sự tiếp nối của các thế hệ người cầm bút gắn bó với đất và người xứ Lạng Sựphân chia các thế hệ tác giả văn xuôi Lạng Sơn từ sau 1975 chỉ là tương đối.Đối với đội ngũ tác giả văn xuôi Lạng Sơn từ 1975 đến nay, theo tôi, có thểhình dung đó là sự tiếp nối của hai thế hệ

Thế hệ thứ nhất bao gồm những cây bút thành danh sau 1975 và tới giaiđoạn này vẫn góp sức không nhỏ đối với sự phát triển của văn xuôi Lạng Sơn

như: Vy Thị Kim Bình với Niềm vui (Tập truyện ngắn) và Những bông huệ; Nguyễn Trường Thanh các tiểu thuyết với Kỳ tích Chi Lăng, Hoa trong bão, Một thời biên ải, Ngôi nhà của cha, Hương ngàn, Hoa bất tử, Phò mã Động Giáp, Dặm dài ải Bắc ; Hoàng Trung Thu với các tập Tình yêu nơi biên giới, Biên giới mùa hoa; Ngọc Mai với các tập Đứa con ngoài hôn thú, Sám hối; Nguyễn Quang Huynh với tập Mũi tên thần; Thùy Dương với tập Huyền thoại đường bê tông; Trịnh Hà với tập Đất và người biên cương; Trương Thọ với Những người sống quanh tôi ( Tập truyện, kí), Nguyễn Mạnh Hải với các tập truyện ngắn Slao Ly , Day dứt Nhà văn Vy Thị Kim Bình đã được nhận

giải thưởng của Tuần báo Văn nghệ - Hội nhà văn Việt Nam năm 1968 vàgiải thưởng Văn học do Hội Nhà văn tặng các tác giả người dân tộc viết vềdân tộc thiểu số năm 1971

Trang 19

Thế hệ thứ hai là những cây bút xuất hiện trong thập niên đầu của thế kỉ

XXI như Vũ Kim Chi với tập Cái nồi mất quai, Trà đắng; Vi Thị Thu Đạm với Chuyện tình ở bản Nà Lài (Tập truyện kí), Ngọt ngào sương núi (Tập kí); Nguyễn Thị Quỳnh Nga với ba tập truyện ngắn Hoa sơn cước, Mùa sau sau

đỏ lá, Cúc đắng; Nguyễn Thị Hương Giang với Tiếng hát từ bản Nà Lùng; Nông Ngọc Bắc với tập truyện, kí Mùa mới; Nguyễn Thị Ngọc Bốn với Dưới chân Khau Slung ( tập truyện); Lê Tiến Thức với tiểu thuyết Phương Bắc hoang dã; Vũ Ngọc Chương với các tiểu thuyết Rừng vàng, Khau Slin hùng

vĩ, Chu Thanh Hương với tiểu thuyết Hoa bay Tác phẩm Mùa sau sau đỏ

lá của Nguyễn Thị Quỳnh Nga được giải Trẻ năm 2006 và Chuyện tình ở bản Nà Lài của tác giả Vi Thị Thu Đạm được giải B văn xuôi (không có giải

A) năm 2007 do Trung ương Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam

trao tặng Tiểu thuyết Hoa bay của Chu Thanh Hương đạt giải A cuộc thi viết

tiểu thuyết, truyện và ký về đề tài “Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộcsống” do Bộ Công an và Hội Nhà văn tổ chức Giải thưởng Văn học Nghệ

thuật Hoàng Văn Thụ lần thứ III năm 2009 tiểu thuyết Khau Slin hùng vĩ cả

Vũ Ngọc Chương đạt giải B, tập truyện ngắn kí Ngọt ngào sương núi của Vi Thị Thu Đạm đạt giải C, Tập Trà đắng của Vũ Kim Chi đạt giải C

Có thể nói, văn xuôi Lạng Sơn bước vào thế kỷ XXI với một đội ngũtác giả tương đối hùng hậu và giàu sinh lực Các thế hệ cầm bút với niềm đam

mê văn chương và tình yêu mãnh liệt dành cho quê hương xứ Lạng chắc chắn

sẽ tạo được những dấu ấn mới trong sự nghiệp văn học nghệ thuật Lạng Sơnnói chung và sự nghiệp văn xuôi nói riêng

1.4 Thành tựu về thể loại

Sau năm 1975, đất nước hòa bình, thống nhất, Lạng Sơn cũng như cácđịa phương khác bước vào công cuộc khắc phục hậu quả chiến tranh, xâydựng cuộc sống mới Đặc biệt vào cuối những năm 80 và đầu những năm 90,thời kì chuyển từ cơ chế quản lý quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường thì

cơ cấu kinh tế của các tỉnh miền núi nói chung và của Lạng Sơn nói riêng

Trang 20

cũng có những chuyển biến mạnh mẽ Các cây bút đã không ngừng cố gắng,

nỗ lực cho ra đời những tác phẩm có chất lượng nghệ thuật cao

Truyện ngắn và tiểu thuyết có sự tăng nhanh về số lượng Nếu nhưtrước 1975 văn xuôi Lạng Sơn chí xuất hiện một số truyện ngắn của Vy ThịKim Bình, Hoàng Trung Thu, Nguyễn Mạnh Hải thì từ 1975 đến nay, tiểuthuyết và truyện ngắn tăng mạnh về số lượng cũng như chất lượng

1.4.2 Tiểu thuyết

Tiểu thuyết có: Kỳ tích Chi Lăng (1981,1982), Hoa trong bão (1994), Tướng không phong hàm (1998), Một thời biên ải (2001), Ngôi nhà của cha (2007), Hương ngàn (2008), Hoa bất từ (2009) của Nguyễn Trường Thanh; Khau Slin hùng vĩ ( 2006), Rừng vàng (2007) Cơn lốc bạc (2008) của Vũ Ngọc Chương; Phương Bắc hoang dã (2013) của Lê Tiến Thức

Trang 21

Tiểu kết chương 1

Lạng Sơn là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa chứa đựngnhiều sắc thái văn hóa riêng Từ sau 1975, cùng với sự phát triển, đổi mới củavăn học cả nước, văn xuôi Lạng Sơn ngày càng xuất hiện nhiều tác giả vớinhững tác phẩm có chất lượng tốt Nhờ đội ngũ ấy, trong những năm qua, vănxuôi Lạng Sơn đã không ngừng tăng lên về số lượng và chất lượng tác phẩm

so với các giai đoạn trước đó Văn xuôi Lạng Sơn đã làm tốt vai trò phản ánhđời sống và thể hiện tư tưởng, tình cảm của con người xứ Lạng trong một giaiđoạn lịch sử với nhiều biến động của một tỉnh miền núi biên giới Với hươngsắc riêng, văn xuôi Lạng Sơn sau 1975 đang lặng lẽ góp phần làm nên vẻ đẹp

đa dạng, phong phú cho nền văn học dân tộc thiểu số nói riêng và văn học dântộc nói chung

Trang 22

Chương 2 NHỮNG CẢM HỨNG SÁNG TẠO MỚI TRONG VĂN XUÔI LẠNG SƠN SAU 1975 2.1 Quan niệm về cảm hứng nghệ thuật

Bất cứ một tác phẩm nào đạt đến tính nghệ thuật đều không thể thoát lycảm hứng mà phải gắn liền với cảm hứng, thậm chí có thể nói là được khơinguồn từ cảm hứng Đối với tác phẩm văn học, cảm hứng là một trong nhữngyếu tố quan trọng trong việc hình thành tác phẩm, tạo ra sức mạnh của tácphẩm, đạt đến hiệu ứng thẩm mĩ

Trước những vấn đề của hiện thực đời sống, nhà văn khi phản ánh vàotác phẩm bao giờ cũng thông qua đó gửi gắm, thể hiện thái độ tình cảm, cókhi là tán thành, ngợi ca, cũng có khi là phê phán Nói một cách khác, đóchính là cảm hứng tư tưởng của tác phẩm Cảm hứng được coi là trạng thái

tâm lý then chốt và bao trùm trong sáng tác của nhà văn: “Như cầu bộc lộ, giải thoát tình cảm cộng với năng lực tưởng tượng dẫn đến trạng thái sẵn sàng sáng tạo của nhà văn được gọi là cảm hứng” [50-307] Trong Lí luận văn học do Phương Lựu chủ biên, có viết: “ Nội dung tư tưởng tác phẩm văn học không bao giờ chỉ là sự lý giải dửng dưng lạnh lùng, mà gắn liền với các cảm xúc mãnh liệt” [50-268]; “Cảm hứng là một tình cảm mạnh mẽ, mang tư tưởng, là một ham muốn tích cực đưa đến hành động” [50-268]; Cảm hứng

được coi là một lớp nội dung đặc thù của tác phẩm văn học Cảm hứng khôngcho phép nhà văn thể hiện thể hiện cảm xúc một cách bằng phẳng, nhạt nhẽo

Nội dung của cảm hứng tư tưởng trong tác phẩm bao giờ cũng là mộttình cảm xã hội đã được ý thức Đó có thể là những tình cảm khẳng định nhưngợi ca, vui sướng, biết ơn, tin tưởng, yêu thương, đau xót Đó có thể nhữngtình cảm phủ định, phê phán các hiện tượng tiêu cực xấu Các tình cảm đógợi lên bởi các hiện tượng xã hội được phản ánh trong tác phẩm tạo thành nộidung cảm hứng của tác phẩm

Trang 23

Trong cuốn Dẫn luận nghiên cứu văn học, G.N.Pospelov viết: “ Sự lí giải, đánh giá sâu sắc và chân thật – lịch sử đối với các tính cách được miêu

tả vốn nảy sinh từ ý nghĩa dân tộc khách quan của các tính cách ấy là cảm hứng tư tưởng sáng tạo của nhà văn và của tác phẩm của nhà văn” [63-141].

Khi nhà văn thực sự xúc động, thực sự ấn tượng cái đối tượng được miêu tảkia, tạo thành một dòng cảm xúc mạnh mẽ không thể giữ lại, thôi thúc nhàvăn phải viết ra Khi đó, cái gọi là cảm hứng mới thực sự có ý nghĩa

Hêghen cho rằng: “Cảm hứng được hình thành từ hoạt động của hư cấu và sự hoàn thành ý định về mặt kĩ thuật xét ở bản thân nó với tính cách trạng thái tâm hồn của nghệ sĩ” [56-279] Từ đó ông đưa ra khái niệm “Cảm hứng thực sự, do đó nảy sinh khi có một nội dung đã được quy định Nội dung này được hư cấu chiếm hữu để cấp cho nó một biểu hiện nghệ thuật và cảm hứng chính là hoạt động tích cực ở trong thế giới bên trong”[56-298].

Còn Biêlinxki thì cho rằng: “Trong những tác phẩm nghệ thuật – tư tưởng là cảm hứng chủ đạo của chúng, cảm hứng chủ đạo là gì? Đó là sự thâm nhập say mê, ham thích một tư tưởng nào đó” [44-39] Có thể thấy, ông

nhấn mạnh tư tưởng làm nên sức sống của tác phẩm, quyết định quá trìnhsáng tạo của nhà văn Khrapchenkô tán thành quan niệm của Biêlinxki và ông

cũng bổ sung: “ Tư tưởng sáng tạo của nhà văn trong ý thức của anh ta thường gắn liền với những khái niệm về số phận nhân vật, với sự thụ cảm cuộc sống dưới hình thức cảm xúc Sự dồi dào về mặt cảm xúc của tác phẩm nghệ thuật là đặc điểm hữu cơ của tái tạo hiện thực bằng hình tượng, là sự thể hiện tư tưởng sáng tạo” [44-38] Như vậy, Biêlinxki gắn cảm hứng sáng

tạo với hình tượng nhân vật và hình thức cảm xúc của nhà văn

Giáo sư Trần Đình Sử cũng khẳng định: “Cảm hứng là một tình cảm mạnh mẽ, mang tư tưởng, là một ham muốn tích cực đưa đến hành động Là niềm say mê khẳng định chân lí, lí tưởng, phủ định sự giả dối và mọi hiện tượng xấu xa, tiêu cực, là thái độ ngợi ca, đồng tình với nhân vật chính diện, là

sự phê phán tố cáo các thế lực đen tối, các hiện tượng tầm thường” [51-52].

Trang 24

Các tác giả Từ điển thuật ngữ văn học đã tổng hợp những quan niệm

của các nhà nghiên cứu mĩ học và văn học để đưa ra một khái niệm tổng quát

về cảm hứng chủ đạo: “Cảm hứng chủ đạo là trạng thái tình cảm mãnh liệt say đắm, xuyên suốt của tác phẩm nghệ thuật, gắn liền với một tư tưởng xác định, một sự đánh giá nhất định, gây tác động đến cảm xúc của người tiếp nhận Cảm hứng chủ đạo đem lại cho tác phẩm một không khí xúc cảm tinh thần nhất định thống nhất tất cả các cấp độ và yếu tố nội dung của tác phẩm Đây là mức căng thẳng cảm xúc mà nhờ đó nghệ sĩ khẳng định cái nguyên tắc thế giới quan của mình trong đó” [30-39].

Như vậy, cảm hứng nghệ thuật là tình cảm, cảm xúc mãnh liệt, sayđắm, thể hiện tư tưởng khát vọng chân thành, cháy bỏng của nhà văn về đốitượng hướng đến trong tác phẩm Cảm hứng gắn liền với những lý tưởng caođẹp của nhà văn về cuộc sống và con người Nó khơi thông miền cảm xúc quamỗi trái tim người đọc, đọng lại một tình cảm sâu xa, khơi thông nguồn trítuệ, giúp nhận thức đối tượng trên nhiều phương diện

Do những khác biệt cốt yếu của bản thân cuộc sống được nhận thức,cảm hứng có thể có những biến thể khác nhau: Cảm hứng anh hùng, cảmhứng lãng mạn, cảm hứng ngợi ca, cảm hứng châm biến phê phán, cảm hứnghài hước Các biến thể ấy vừa mang những đặc trưng riêng đồng thời cũng

có mối quan hệ bổ sung và tương hỗ cho nhau Trong từng tác phẩm, cảmhứng này có thể trở thành một phương diện của cảm hứng kia Tất cả cácdạng cảm hứng đều nảy sinh trong ý thức con người, đều là sự ý thức về mặt

tư tưởng và sự đánh giá về mặt cảm xúc chân thực và sâu sắc về những gìđang diễn ra, tồn tại trong thực tế

2.2 Những cảm hứng sáng tạo mới trong văn xuôi Lạng Sơn sau 1975

Lạng Sơn là nơi đã trải qua bao biến đổi thăng trầm của lịch sử, cũng lànơi sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số, nhiều cư dân ở các tỉnh miền xuôilên lập nghiệp và đang tồn tại nhiều tín ngưỡng dân gian cùng với một nềnvăn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Nơi đây, núi non hùng vĩ, phong cảnh và khí

Trang 25

hậu tuyệt vời với một vùng văn hóa đa sắc tộc phong phú, độc đáo trở thànhnguồn cảm hứng lớn cho văn học, đã tạo nên nguồn cảm hứng sáng tạo mạnh

mẽ cho các nhà văn, nhà thơ Cảm hứng nghệ thuật luôn gắn bó chặt chẽ với

tư tưởng tình cảm của nhà văn Tìm hiểu văn xuôi Lạng Sơn sau 1975 đếnnay, chúng tôi thấy cảm hứng chủ đạo trong các tác phẩm là: Cảm hứng ngợi

ca thiên nhiên, cảm hứng ca ngợi, trân trọng, đề cao những phẩm chất và khátvọng tốt đẹp của người miền núi; cảm hứng phê phán những hạn chế, tiêu cựctrong đời sống; cảm hứng nhận thức tìm kiếm bản thể con người; cảm hứng

về đời sống văn hóa

2.2.1 Cảm hứng ngợi ca thiên nhiên

Đã từ bao đời nay thiên nhiên luôn là người bạn gần gũi của con ngườitrong cuộc sống, là đối tượng miêu tả không thể thiếu trong văn học nghệthuật, là mạch nguồn cảm hứng tạo nên tác phẩm văn chương Thiên nhiênbao gồm cả con người và cuộc sống Mọi cái đẹp và sáng tạo, thực ra chỉ ẩndấu trong tự nhiên Trần Nhân Tông – vị vua anh hùng trong cuộc khángchiến chống quân Nguyên – Mông khi lên thị sát vùng núi Lạng Sơn đã viết

những bài: Đăng Bản Sơn Đài, Sơn phòng mãn hứng, Lạng Châu Văn Cảnh.

Nguyễn Trung Ngạn thì chú ý đến quang cảnh: “Xóm núi trăng lòng ran tiếng

mõ – Nương đồi mưa ngớt rộn màu xanh”; Nguyễn Du thì nhận ra cái tìnhthiên nhiên gắn bó trên thành Lạng: “Mây và đá Đoàn thành như đợi nhautrong buổi chiều tà” (Đoàn thành vân thạch tịnh tương hậu); Ngô Thì Nhậm

có ý thơ rất phóng khoáng, lên đỉnh Mẫu Tử sơn, ông “phóng tầm mắt nhìn suốt bảy châu Xứ Lạng và khoan thai đón làn gió từ vạn dặm thổi rung chòm râu đắc ý của mình” (Thất châu mãn nhãn vô di địa, vạn lý hồn nhiên hữu cốc

phong); Nguyễn Tông Khuê mô tả vẻ hùng tráng của đất nước ở đây vừa sinh

động, vừa đẹp mơ màng: “Núi dăng, cờ lộng, lung linh nguyệt – Trống rộn còn vang bát ngát rừng”

Những cảnh đẹp thiên nhiên đầy thơ mộng, hùng vĩ của xứ Lạng cùngvới cuộc sống thanh bình của cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Lạng Sơn

Trang 26

cũng đã trở thành nguồn cảm hứng cho các nhà thơ, nhà văn của Lạng Sơn.Đặc biệt, trong văn xuôi Lạng Sơn, thiên nhiên được miêu tả hết sức tươi đẹp,

kì vĩ và hoang sơ Bức tranh thiên nhiên miền núi qua trang viết của các câybút văn xuôi Lạng Sơn không phải lũy tre làng xanh ngắt, những cánh đồnglúa chín thẳng cánh cò bay, không phải là bến nước, gốc đa, sân đình nhưtrong văn của Thạch Lam, Đó cũng không phải là nơi “rừng thiêng nước

độc”, không phải nơi hoang dã đầy bí ẩn như trong tiểu thuyết Vàng và máu

của Thế Lữ, không phải là thế giới ghê rợn của ma quỷ đầy tăm tối như trong

Thần Hổ, Tiếng hát giữa rừng khuya của Đái Đức Tuấn Trong cảm nhận của

các tác giả văn xuôi Lạng Sơn thiên nhiên miền núi, thiên nhiên xứ Lạng hiệnlên với những nương rẫy, mương phai, với núi rừng hùng vĩ, trùng điệp, vớinhững dòng suối trong trẻo, mát lạnh, với dòng sông Kỳ Cùng thơ mộng Bứctranh thiên nhiên ấy tươi đẹp và tràn trề sức sống

Đọc Tướng không phong hàm của nhà văn Nguyễn Trường Thanh,

người đọc không khi bâng khuâng xao xuyến trước vẻ đẹp của thiên nhiên xứ

Lạng: “Nắng cuối hạ vàng như mật sáng lấp lánh những cánh rừng hồi đại ngàn, nắng thơm lừng những cánh rừng hồi đang sắp cho mùa hoa chín vàng, những cánh hồi lấp lãnh như sao xanh, sao nâu Nắng xanh mướt trên những tràn ruộng thấp ruộng cao của mùa lúa đã bén rễ như những mảng mmàu từ hai bên bờ suối sắp liền nhau theo bậc thang xanh tít tắp đến chân làng Phạc

Lạn” [76-134] Mùa xuân xứ Lạng ở Một thời biên ải được tác giả miêu tả:

“Nắng xuân ấm áp lan tỏa cả phố phường làng quê, rừng núi, những cây hồng đào, bích đào nở muộn, những chùm hoa đang bừng nở khoe sắc tỏa hương Đèo Giang, Văn Vỉ, núi Nhị, Tam Thanh như xanh hơn Núi Chóp Chài, Mẫu Sơn sáng đẹp, hùng vĩ, trầm mặc uy nghiêm [77-152] (Trang

152) Trong tiểu thuyết Hoa bất tử, thiên nhiên xứ Lạng hiện lên thật yên

bình: “lũng Pá Làng rộng thênh thang, bát ngát, những thảm cỏ non xanh nối tiếp nhau trải dài xa tít tắp tha hồ trâu, bò thung thăng gặm cỏ Bao quanh thung lũng là những cánh rừng già, rừng hồi xanh thẳm, rừng nứa rừng vầu

Trang 27

đan ken vào nhau như bức tường thành Trong lòng lũng, đây đó là những cây đại thụ tỏa bóng xuống thảm cỏ xanh rì bên những dòng suối trong vắt chảy rì rào, róc rách như bản nhạc muôn thủa của núi rừng” [80-65].

Trong những trang tiểu thuyết Phương Bắc hoang dã của Lê Tiến

Thức, vẻ đẹp của núi rừng Bình Gia những ngày kháng chiến được miêu tả

với nét hoang sơ và trong trẻo Đi vào rừng “đường mỗi lúc một khó đi, cả một đại ngàn hiện ra mênh mông trước mắt Những cây cổ thụ hàng mấy người ôm không xuể, dây leo bám chằng chịt” [88-345] Miêu tả núi rừng, tác

giả còn chú ý đến màu sắc rực rỡ của hoa lá, những âm thanh của núi rừng tô

điểm cho thiên nhiên thêm phần quyến rũ Đó là sắc hoa rừng: “Tít trên cao, hoa phong lan nở vàng rực, lại cả những cụm tóc tiên xõa xuống điệu đà, duyên dáng” [88-345] Đó là màu sắc và âm thanh của chim rừng: “ Trên cành cao nhất, một tổ chim Yểng với những chú chim non đang đòi ăn inh ỏi ( ) Lông chúng ánh lên mầu tím than lóng lánh như cổ con vịt đực Đầu của chúng có hai mảnh vàng bên má như thể tôn thêm chiếc mỏ đỏ chót kiêu sa” [88-345] Thiên nhiên khiến con người vô cùng ngỡ ngàng:“Tôi ngẩn người ngắm khung cảnh hùng vĩ, xa xa là tiếng thác đổ ầm ì xuống vực Cối Xay ( ) Mùi quả chín đâu đó, cả mùi khai của lũ chồn, sóc nhưng tịnh không ngửi thấy mùi khét của hổ, báo Trời bắt đầu chạng vạng, những chú ve xanh cất lên bản tình ca giã biệt ánh dương: Nhí nhoi, nhí nhoi, nhí nhoi!” [88-343].

Mùa xuân vốn dĩ đã đẹp, mùa xuân ở rừng cảnh vật đẹp như trong cổ

tích:“Tôi dẫn ngựa đi xuyên qua rừng Bây giờ là tháng ba, những mầm non xanh óng ả, bất tận của cây cối Tôi tưởng như các nàng công chúa đang vận những bộ cánh đẹp nhất, mỉm cười đong đưa Không gian trong vắt, thoảng trong gió nhẹ là những âm thanh êm dịu ru tôi vào thế giới thần tiên” [88-73] Buổi sáng, thiên nhiên miền núi thật trong trẻo, không khí trong lành:

“Sáng sớm ở miền núi có cái gì đó rất gợi! Không khí trong vắt như pha lê, gió thổi nhè nhẹ làm cuộn trôi những đám sương mù bảng lảng, làm dâng lên mùi của hương hoa núi rừng” [88-98].

Trang 28

Trong Tiếng gọi của rừng Nông Ngọc Bắc người đọc bắt gặp thiên

nhiên xứ Lạng đầy hoang sơ: “Đường lên đỉnh núi Khau Luông mỗi lúc một hiểm trở Mây vẩn lưng chừng núi, gió heo hút thổi làm cho cả một rừng cây xào xạc, con suối dưới thung đổ nước rào rào như tiếng gáy của ông Là Lùm ngủ quên Mấy con sóc chuyền cành đuổi nhau làm cho cây mác muổm rụng quả đì đụp, tiếng của con lằm ngủm ủm ủm ừ ừ từ trong khe núi vọng ra Khu rừng đã âm u lại càng thêm âm u” [8-17].

Thiên nhiên luôn gắn bó mật thiết với đời sống của con người, gắn bó

mật thiết với những niềm vui của con người, của dân tộc “Mùa xuân năm nay, mùa xuân đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, hình như đất trời cũng hòa cùng niềm vui với người dân Xứ Lạng Trời đang mưa phùn gió bấc suốt mùa đông là thế, lạnh thấu xương, đúng trước ngày khai mạc Hội đầu pháo Kỳ Lừa tạnh mưa, trời bừng sáng, ánh nắng ấm mùa xuân chan hòa lan tỏa muôn nơi, xua tan mây mù gió lạnh, hoa đào bừng nở rực rỡ từ thành phố, bản làng, đồi nương đến núi cao Đúng là ngày Hội trời càng đẹp, đã bao nhiêu năm nay Hội đầu pháo mới lại được mở tưng bừng rọn rã vui tươi đến thế Trẻ, già, trai thanh gái lịch với những bộ quần áo mới đủ sắc màu của bà con các dân tộc, rạng rỡ niềm vui, tự hào của người dân độc lập đi trảy hội” [77-205,206].

Trong Khau Slin hùng vĩ, tác giả Vũ Ngọc Chương dành tình cảm đặc

biệt cho thiên nhiên châu Thoát Lãng Phố Na Sầm trong cái nhìn của nhân

vật Nam khi lần đầu tiên đặt chân đến: “Phố Na Sầm cũng đông vui, phong cảnh thiên nhiên quanh đây hấp dẫn vô cùng Những rặng núi đá và núi đất bao quanh phố, tạo thành một thung lũng Kỳ thú nhất là quả núi đá ở phía Bắc phố sườn núi là một mặt phẳng như cắt từ trên đỉnh núi xuống đến chân núi, khi nhìn lên ta cảm thấy dờn dợn như nó sắp đổ ập xuống Xa xa về phía cuối phố, dưới chân quả núi đá đối diện có tháp chuông nhà thờ đạo Gia Tô, nhô lên trên rặng cây hoa gạo, đang độ nở hoa đỏ rực rỡ thắm cả một vùng trời Nhìn toàn cảnh, xen với những dãy phố, có hai dòng suối cắt

Trang 29

phố ra làm ba mảnh, đổ nước ra sông Kỳ Cùng, trên mỗi con suối có cây cầu bắc qua, nối các mảnh phố lại với nhau” [14-31] Đôi khi chỉ là những mạch nước, con suối nhưng lại gần gũi thân thiết với đồng bào miền núi: “Vùng xung quanh chân núi Khau Slin có rất nhiều khe dọc, khe dọc nào cũng có những mạch nước chảy ra, con suối chảy qua hai xã Nam La, Hội Hoan cũng

bắt nguồn từ đây” [14-31] Còn ở Rừng vàng, buổi chiều Nhượng Bạn được

Vũ Ngọc Chương miêu tả thật yên bình: “Trời đã đổ chiều núi cao che khuất, mặt trời đi ngủ sớm Đàn trâu bò đang lãng đãng kéo nhau về chuồng, tiếng

mõ trâu vang lên đây đó khúc nhạc đơn điệu lốc cốc lốc cốc” [16-49].

Thiên nhiên luôn có sự gần gũi, ám ảnh kỳ lạ với con người Có nhữngkhi trong cuộc sống bon chen, xô bồ con người ta vô cùng bức bối, mệt mỏithì thiên nhiên như một người bạn rất đỗi dịu dàng, thân thiện Nó mang đếncảm giác yên bình, dễ chịu khi con người tìm đến Chàng giáo viên vùng cao

Nguyễn Đăng trong Hoa Đỗ Quyên mọc trên sỏi đá, khi nghe tin người yêu

đi lấy chồng, “chàng thẫn thờ đi lang thang theo con đường mòn ẩm ướt mốc mùi lá cây mục, qua quả đồi thưa trơ trọi, lác đác những bụi sim, bụi mua rũ

lá tỏa dưới ánh nắng gay gắt” [29-5] Thiên nhiên gợi nhắc và mang kỷ niệm quay về: “ Cũng nơi này, nơi bãi cỏ non mơn mởn dưới bóng cây và có những chùm quả to chín mọng mọc ra từ những u lồi của gốc vả xù xì, lần cuối cùng gặp gỡ ấy, chàng còn nhớ rất rõ, nàng ngồi vuốt lại mái tóc sổ ra ở sau gáy rồi đưa hai bàn tay thon thả nắm lấy những ngón chân trần còn dính cát ở bờ suối” [29-5] Để rồi hơn mười năm sau đó, khi đã trở thành giảng viên trường

đại học, sau lần gặp lại và cũng là lần hò hẹn cuối cùng với nàng, chàng lấykết hôn với một cô giáo cùng trường Họ sống với nhau rất hạnh phúc Thế

mà “với chàng, dù cố gắng chôn vùi quá khứ, nhưng cứ mỗi khi mùa xuân sang, hè tới chàng lại phóng xe máy ra khỏi thành phố trèo lên những quả đồi trọc đầy sỏi đá và ngồi rất lâu bên những bụi sim hoa tim tím, hồng hồng xen lẫn trong lá màu xanh biếc” [29-28] Thiên nhiên là nơi để con người trở về

sau năm tháng ngược xuôi, để con người tìm đến như một sự gột rửa tâm hồn

Trang 30

Thiên nhiên có tác dụng thanh lọc tâm hồn Đời sống của con người sẽ trở nênhài hòa, cân bằng khi con người gần với đời sống tự nhiên, gần gũi với thiên

nhiên Trong Chuyện tình ở bản Nà Lài, Vi Thị Thu Đạm viết: “Những lúc

quá buồn phiền, tôi lại tìm về bản Hoa Và như một kẻ mộng du, hằng đêm tôi

cứ lang thang dưới trăng, lội qua lội lại dòng suối nhỏ, nơi tôi cùng với Dùng

và Táy đã bao lần lội qua lội lại từ những năm còn đi học ở trường huyện Dưới chân tôi có thể vẫn là sỏi đá ngày xưa, chỉ dòng nước trong xanh là miệt mài chảy mãi” [23-30] Đắm mình vào thiên nhiên, con người cảm thấy

lòng dịu lại, tràn ngập tình yêu Thiên nhiên còn là nguyên cớ khiến con

người nhớ về quê hương và những người thân yêu: “Nghe con suối quen thuộc ngân vang trong khe như tiếng đàn cầm, chim rừng hót chào bốn phía

và hương hoa rừng ngào ngạt lúc đậm, lúc nhạt theo chiều gió cuốn, nỗi nhớ

mẹ già, nhớ người thân, làng bản quê hương trào dâng trong lòng anh”

[73-60]

Kể cả khi con người đã trở về với cát bụi thì vẫn là hòa mình vào thiên

nhiên Cuối truyện ngắn Mùa sau sau đỏ lá của Nguyễn Thị Quỳnh Nga, tác

giả viết:“ Mé không bao giờ về nữa Dưới những gốc sau sau đỏ rực lá, mé nằm lại, lặng lẽ những yên lành Pá về khi người ta đã đưa mé lên đây Bao nhiêu năm sống với núi kia, rừng này, yêu núi như anh em Nhiên” [54-201].

Với đồng bào miền núi, khi còn sống gắn bó với núi rừng và khi mất đi họ

cũng không rời xa những cánh rừng thân yêu ấy Còn trong Tia nắng hương

hồi, có đoạn: “ Dân làng đưa mê lên đồi Mê nằm giữa những rừng hồi thân

thuộc của làng Lũng Phia Nim là người về sau nhất Mặt trời chói chang ở trên đầu Nắng tỏa mênh mang khắp những cánh rừng Cô không ngoái lại phía sau vì mọi người đã dặn Như thế, hương hồn mê sẽ thanh thản giữa hương rừng và hương hồi, giữađại ngàn yên bình” [54-167] Đối với người

miền núi, chết là trở về với vũ trụ thiên nhiên, trả lại trần gian những cayđắng, muộn phiền

Trang 31

Thiên nhiên Việt Bắc nói chung và thiên nhiên Lạng Sơn nói riêngkhông chỉ thơ mộng hùng vĩ mà thiên nhiên còn là cái nôi bảo vệ con người

và cách mạng, thiên nhiên nuôi dưỡng che chở cho con người Đọc Tướng

không phong hàm của Nguyễn Trường Thanh, ta hiểu hơn về địa điểm hoạt

động của lực lượng du kích Bắc Sơn năm xưa: “Hội quân tổ chức củng cố lại lực lượng du kích Bắc Sơn được tổ chức tại núi rừng Khuổi Nọi thuộc cánh rừng đại ngàn Tam Tấu xã Vũ Lễ Khu ngoài có một bãi trống rộng chừng một ha nằm giữa bốn bề núi rừng đại ngàn là nơi các chiến sĩ du kích dựng lán trại sát mép rừng xung quanh để ăn ở, sinh hoạt, học tập chính trị, khu

bãi trống để tập luyện quân sự” [76-198] Còn trong Khau Slin hùng vĩ của

Vũ Ngọc Chương, ta thấy “Rừng cây xen lẫn với rừng hồi đang thời con gái, quanh năm lá xanh mơn mởn Hướng mắt về phía Tây sẽ thấy rặng núi Khau Slin hiện lên tầng tầng lớp lớp những ngọn núi con vây quanh núi mẹ cao chót vót Khi trời âm u mây xuống thấp, núi mẹ như được trang điểm thêm dải lụa trắng rất huyền bí và thơ mộng Thần núi Khau Slin trong tưởng tượng của dân chúng quanh vùng là một bà mẹ uy nghiêm nhưng nhân hậu, luôn dang rộng cánh tay cứu vớt những sinh linh khốn khổ nguy nan” [14-5].

Rừng là nơi trú ẩn an toàn cho những người hoạt động cách mạng bí mật: “

Sống trong rừng già, dưới gốc một cây sấu cổ thụ Gốc cây có những cái bành to tướng để giữ cho cây đứng vững trước phong ba bão táp Khoảng giữa những cái bành có thể chứa được hai ba người Chỉ cần lợp mái lên che mưa che nắng” [14-215] Rừng là nơi bảo vệ cho các hoạt động cách mạng: “ Ban ngày Gia Cát sục sạo vào các khu rừng xung quanh tìm cho thích hợp cho những hoạt động bí mật khi cần thiết Khi đã gieo vào được trí não họ những tia sáng đầu tiên, họ đã có chút lòng tin, Gia Cát mới hẹn họ đến địa điểm bí mật ở trong rừng mở lớp bồi dưỡng cho họ” [14-215].

Ký ức về dòng suối, con sông quê hương, về vùng đất cội nguồn ruộtthịt rất khó phai mờ trong tâm thức của con người Việt Nam Nhà nghiên cứu

Nguyễn Duy Bắc cho rằng: “Sông là hằng số ý niệm về quê hương của người

Trang 32

Việt Từ bao đời nay nó luôn là nơi gần gũi và yêu thương nhất của mỗi người Biểu trưng dòng sông là biểu trưng mang đậm chất thơ, mang hương

vị ngọt ngào, mang cảm giác mát mẻ của Tổ quốc Việt Nam nhiệt đới”

[7-44] Với người dân miền núi, đặc biệt là người dân tộc thiểu số ở Lạng Sơn,

họ vừa canh tác trên nương, vừa làm ruộng lúa nước nên sông suối có vai tròquan trọng trong sản xuất và sinh hoạt Ngay từ xa xưa, người Tày đã cư trúthành bản ở cạnh con sông, con suối Tên bản thường gọi theo con sông, con

suối đó Khi làm nhà “mặt nhà thường hướng ra sông suối, mỗi nhà chọn cho mình một con suối chính” [49-5].

Con sông Văn Mịch được nhà văn Nguyễn Trường Thanh đưa vào

trong tiểu thuyết Hoa trong bão kể về những ngày tháng kháng chiến đầy

gian khổ, hiểm nguy: “Con sông Văn Mịch có nhiều mỏm đá ngầm, đá nổi, nhiều thác, nhiều ghềnh Hai chiếc mảng bập bềnh trong đêm tối luôn luôn nghiêng ngả, mỗi lần mảng va vào sườn núi đá, mọi người trên mảng bị xô đi

xô lại, đổ xiêu đổ vẹo Mỗi lần qua thác là một lần thử thách Cuộn nước réo

ào ào vượt qua sóng réo ồ ồ, mảng vục xuống thác nước lại chồm lên như con ngựa vía, nước xô ào ào” [75-155,156].

Đối với những người sinh ra ở Lạng Sơn, gắn bó với Lạng Sơn, hìnhảnh dòng sông Kỳ Cùng từ bao đời nay gắn bó với họ cùng những thăng trầmcủa lịch sử, cuộc sống Trong các sáng tác của mình nhà văn Vy Thị Kim

Bình rất nhiều lần miêu tả dòng sông quê hương Ở Chiếc khăn quàng màu

xanh dòng sông như một sự chiêm nghiệm của nhà văn: “Mùa thu dòng sông

Kỳ Cùng nước trong xanh như đáy mắt của các cô con gái Dòng sông uốn khúc, lướt nhẹ nhàng dưới chân núi như một chiếc khăn ni-lông màu xanh da trời, quàng trên vai người thiếu nữ, bay trong gió Mặt sông êm ả, nước lăn tăn, nhìn dòng sông lúc này không ai có thể hiểu được đã có những ngày nó

lồng lộn, hung ác, dữ dội, phũ phàng” [9-306] Trong truyện Hương rừng tác

giả viết: “ Dòng sông Khánh Khê mùa khô nên nước trong xanh quá Họ ngắm nhau qua làn nước trong vắt Khúc sông này mới đẹp và thơ mộng làm

Trang 33

sao Một bên là bờ cát và sỏi trắng muốt Một bên dòng sông lách vào vách

đá Khúc sông phía dưới có rất nhiều mỏm đá to, nhô cao lên khỏi mặt nước.

Có nhiều hoa Đỗ Quyên nở, rất đẹp” [9-449] Dòng sông quê hương và thiên

nhiên nơi đây tạo nên một bức tranh thủy mặc hữu tình nên thơ Vẻ đẹp ấy đãtạo nên cảm hứng mà nhà văn không thể không dừng lại và vẽ nên những bứchọa trong trang viết của mình

Trong Mùa sau sau đỏ lá của Nguyễn Thị Quỳnh Nga, hình ảnh dòng

sông quê hương, những cánh rừng sau sau gắn bó với cuộc sống con người, lànơi diễn ra nhiều sinh hoạt đời thường của con người, là nơi hò hẹn của các

chàng trai cô gái người dân tộc thiểu số: “ Khi những cây sau sau trên dãy đồi bên sông bắt đầu vàng lá thì pá trở về Bộ quần áo bạc phếch màu bụi Thuyền của pá đậu ở ngay gần bãi đá Nhiên hay ngồi giặt quần áo Mùa đông, nước sông Vân xanh ngăn ngắt Trên những bờ đá gồ ghề bên cầu, đôi

ba chàng trai cô gái đang ngồi tâm tình” [54-190].

Thiên nhiên miền núi hùng vĩ, thơ mộng, gắn bó với con người nơi đây

là thế nhưng nó cũng vô cùng bí hiểm và khắc nghiệt Dòng sông Vân mùa

đông nước “xanh ngăn ngắt” lại là nơi mang mé Nhiên đi mãi mãi “ Nhiên vừa đến đầu khu chợ thì lại thấy mọi người tụ tập ở trên cầu sông Vân như mùa đông năm nào Tự dưng tim cô thắt lại Mọi người đang nhìn xuống dòng sông Một vài người đang lặn ngụp dưới dòng Đám các bà các cô ôm nhau kêu và khóc Anh Lâm đang ở giữa dòng sông, lúc ngoi lên khỏi mặt nước là gào khản giọng: Mé ơi! Mé à!” [54-200] Dòng sông Kỳ Cùng vốn thơ mộng như “chiếc khăn choàng màu xanh”, sau cơn mưa bỗng “ nước sông từ đầu nguồn kéo về đỏ ngầu” [54-17] Dòng sông ấy đã cướp đi cô gái câm của làng Pá Luông“ Nước sông vẫn đang cuồn cuộn chảy ở những chỗ

có ghềnh đá Cả một đám người đang chạy dọc hai bờ sông Tất cả những chiếc đò của làng đang đi trên sông Bao nhiêu tiếng gào: Sim ơi!Sim ơi! Không có tiếng trả lời Chỉ có tiếng nước sôi sùng sục” [54-19].

Trang 34

Dòng sông quê hương cũng là nơi giúp con người gột đi những đauđớn, không thể sẻ chia với ai Khi biết vợ phản bội mình, có con với người

khác, “đôi chân tự động đưa Cun đi cho tới khi hai bàn chân giẫm xuống dòng nước Cun mới chợt tỉnh, đây là sông Kỳ Cùng Cun trầm mình xuống dòng nước mát lạnh, vùng vẫy một hồi đầu óc đã có phần tỉnh táo” [16-437].

Không phải ngẫu nhiên mà hình ảnh con sông trở đi trở lại nhiều trongcác tác phẩm văn xuôi Lạng Sơn sau 1975 Trên hết là cái đẹp của thiênnhiên, một thiên nhiên hài hòa, rộng lượng, chưa đựng tất cả và cũng cuốntrôi tất cả

Không chỉ dòng sông mà những con suối cũng là hình ảnh quen thuộc,

gắn bó với con người miền núi Trong Chuyện tình ở bản Nà Lài, Vi Thị Thu

Đạm viết: “ Tôi sinh ra ở một bản vùng cao heo hút Bản Nà Lài Những nếp nhà sàn như những cây nấm lẻ loi trên gò đồi Và dòng suối chảy ra rừng Sa Khao nuôi sống cả bản Nước suối nuôi cây lúa, nước suối giã gạo, và nước suối nuôi tôm cá Lũ trẻ nít chúng tôi biết rõ nhất từng đoạn nông sâu của con suối, biết rõ mùa nào thì có thể mò tôm, mùa nào bắt ốc, mùa nào tát cá”

[23-22] Dòng suối là nơi con người ta tìm đến khi chất chứa những buồn

phiền không thể sẻ chia: “Những lúc quá buồn phiền tôi lại tìm về bản Hoa.

Và như một kẻ mộng du, hằng đêm tôi cứ lang thang dưới trăng, lội qua lội lại dòng suối nhỏ, nơi tôi cùng với Dùng và Táy đã bao lần lội qua lội lại từ những năm còn đi học ở trường huyện Dưới chân tôi có thể vẫn là đá sỏi ngày xưa, chỉ có dòng nước trong xanh là miệt mài chảy mãi” [23-30].

Nguyễn Thị Quỳnh Nga cũng nhiều lần miêu tả dòng suối quê hương

Trong Nơi sắc chàm xanh lá, suối cũng là nơi gắn với bao kỉ niệm buồn, vui

của mỗi con người: “Mai ngồi yên lặng trên tảng đá to bên bờ suối, mắt nhìn chăm chú nững viên sỏi nằm dưới lòng suối Mùa này, nước suối cạn đi nhưng trong vắt Dạo dì Mộc ở nhà, cứ mỗi chiều từ rừng hồi về, hai dì cháu

Mai lại ra suối tắm gội” [55-150] Trong Mùa trăng đợi, suối đêm trăng ám

ảnh tâm trí người xa quê: “Diên nhớ con suối nhỏ dưới chân đồi, ngay dưới

Trang 35

nhà, đêm lung linh ánh trăng Trăng nhô lên từ sau ngọn đồi, tưởng như trăng mọc ở những góc cây hồi trên đỉnh đồi Rồi trăng đứng lại trên nóc mái nhà sàn Ánh trăng tắm mình dưới dòng suối trong vắt Suối bản Vầm uống

no nê ánh trăng Đám trẻ con sung sướng vùng vẫy trong dòng nước kỳ diệu ấy.” [55-6] Suối còn là nơi hẹn hò, tâm tình của các chàng trai, cô gái: “Khi bọn trẻ con kéo nhau về nhà thì chỉ con tiếng róc rách của suối chảy và tiếng sáo buồn da diết của Hải Lần nào cũng vậy, phải đến khi trăng sang bên kia đồi trước nhà thì Hải mới buông sáo đứng dậy” [55-7] “Hải nắm tay cô: Ra suối, anh sẽ thổi cho em nghe bài Chín bậc tình yêu” [55-12].

Suối còn là nơi con người tìm đến để gột bỏ những nỗi đau sâu thẳm

trong tâm hồn: “Thơ vùng dậy phóng ra khỏi buồng chạy thẳng xuống suối, trầm mình xuống nước vẫy vùng như điên, trong đầu cô lúc đó dồn dập bao nhiêu điều đau khổ, bất hạnh lo âu, sợ hãi” [16-361] Và “lúc thất vọng cùng cực, vẫy vùng như điên ở dưới suối, Thơ đã mấy lần định đập đầu vào tảng

đá cho thân xác cùng với nỗi nhục tan biến vào cõi u tịch” [16-391].

Có thể thấy, các tác giả văn xuôi Lạng Sơn sau 1975 viết về dòng suối,dòng sông quê hương với sự gắn bó sâu nặng, chân thành Không chỉ dừng lại

ở sự yêu mến, ca ngợi, tự hào mà dường như đằng sau mỗi dòng chữ ngườiđọc còn cảm nhận được thái độ thành kính, tôn sùng của tác giả với dòngsông, dòng suối quê hương

Ai đã đến miền núi, đều có ấn tượng sâu đậm với mùa sương nơi đây

Ở miền núi, sương muối như một “món quà đặc biệt” của mùa đông Khi

Mùa sau sau đỏ lá, “ Mùa đông năm ấy, tất cả những vườn chuối ở làng

Lũng Phia đều bị ảnh hưởng bởi sương muối Những tàu lá ngả vàng rồi úa nâu trông rất thảm hại Mé không đi rừng được vì hai đầu gối sưng tấy Mùa đông dường như là đồng minh với bệnh khớp của người cao tuổi” [54-159].

Sương buổi sớm cũng thật đặc biệt Trong truyện ngắn Con đường

mùa xuân, tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Nga miêu tả: “Sương còn mù mịt Chỉ

Trang 36

thấy lờ mờ những tàu lá đu đủ, lá chuối phía đầu sàn phơi Mùa này là mùa của sương Sương ngai ngái như mùi đồng đất những ngày để ải” [54-66].

Sương đêm càng ám ảnh: “Ánh trăng mờ dần và sương buông mỗi lúc một dày Xe leo dần lên cao và chúng tôi cũng dần dần bị cuốn vào trong một màn sương dày đặc như mây Tôi không còn trông thấy gì Sương mù nuốt chửng hai chúng tôi Tôi có cảm giác như hai chúng tôi đang trườn lên con dốc trong một cái kén bằng sương” [23-13,14].

Các tác giả văn xuôi Lạng Sơn sau 1975 đã miêu tả thiên nhiên bằngcái nhìn của những người gắn bó máu thịt với quê hương Thiên nhiên không

hề xa lạ, bí ẩn mà đệp đẽ, kì vĩ, thơ mộng và đầy thi vị Đó là thiên nhiênmuôn màu, muôn sắc, đầy sống động và gần gũi, thân thương Thiên nhiênđẹp trong sự gắn bó chặt chẽ với cuộc sống chiến đấu, lao động, sinh hoạt vàtâm linh của con người Thiên nhiên gắn với kỷ niệm vui vuồn, hạnh phúc củamỗi con người Đây chính là một cảm hứng sáng tạo mới trong văn xuôi LạngSơn sau 1975

2.2.2 Cảm hứng ca ngợi, trân trọng, đề cao những phẩm chất và khát vọng tốt đẹp của người miền núi

Sau 1975, đặc biệt từ 1986 cũng như những người cầm bút khác trong

cả nước, các cây bút văn xuôi Lạng Sơn đã nhận thức được con người là mộtsinh thể phong phú, phức tạp, có nhiều bí ẩn phải khám phá Từ đó, trong vănxuôi Lạng Sơn sau 1975, các tác giả quan tâm hơn đến số phận cá nhân trongquy luật phức tạp của cuộc sống đời thường; nội tâm nhân vật được khai thácsâu hơn, bút pháp hướng nội được phát huy, không gian đời tư được chú ý.Những chuyển biến về tư tưởng và hiện thực cuộc sống ở vùng đất biêncương đem đến nguồn cảm hứng cho người cầm bút

Trong văn xuôi Lạng Sơn sau 1975, hình ảnh con người miền núi cònđược khắc họa là những con người sống trong tập thể, vì một mục tiêu chungnhất: chiến đấu, sản xuất vì quê hương, đất nước Họ hòa lợi ích của bản thân

Trang 37

trong lợi ích của cả cộng đồng, cả dân tộc Trong quan hệ với làng bản, vớiđồng bào, với đồng đội, họ là những người công dân thực sự.

Đọc Hoa bất tử của nhà văn Nguyễn Trường Thanh, người đọc dễ dàng

nhận thấy hình ảnh đồng chí Hoàng Văn Thụ - dân tộc Tày với khí khái nhiệthuyết sáng suốt và kiên trinh trên con đường cứu dân cứu nước Ngay từ bé,khi còn là cậu học trò của trường tiểu học Đon Đình tại Tổng Nhân Lý,

“tháng nào, học kỳ nào, năm nào anh cũng có tên trên Bảng Danh Dự và đứng đầu lớp” [80-71] Nhưng cũng ở thời điểm đó, anh đã có những hành động thể hiện sự căm thù quân xâm lược “không cúi đầu, không cúi lạy và cũng không tỏ ra sợ sệt trước uy phong của quan lớn” [80-73] trong khi các

bạn cúi đầu, chắp tay lạy quan lớn rất rối rít Trong giờ học, Thụ không đọc

bài “Nước Mẹ Đại Pháp” và trả lời thầy giáo rằng: “Thưa thày nói nước Đại Pháp là nước Mẹ, An Nam là nước con Sao con lại không giống mẹ? Người nước mẹ thì da trắng, tóc vàng, mắt xanh, mũi lõ, người nước con lại da vàng, tóc đen, mắt đen, mũi thấp” [80-75] Trải qua thời gian, Hoàng Văn

Thụ trở thành người chiến sĩ cộng sản có tri thức uyên bác với tình yêu sâusắc đối với Tổ quốc, với nhân dân Đặc biệt anh là người có uy tín lớn đối với

nhân dân các dân tộc: “Hình như anh đọc được ý nghĩ của người khác nên có sức cảm hóa đến lạ lùng, đối với dân và gia đình cơ sở cũng vậy, ai gặp anh

dù chỉ một lần cũng khó quên, cũng giữ tình cảm thân thiết, gần gũi, gắn bó không phai mờ” [80-398] Khi bị địch bắt giam, tra tấn và biết chắc sẽ bị

chúng xử tử hình nhưng anh vẫn giữ vững tấm lòng kiên trung của mình đối

với cách mạng Chánh sở mật thám Bắc Kỳ La Néc đã cho rằng: “Hoàng Văn Thụ là một lãnh tụ cộng sản cực kỳ nguy hiểm Trong gần 20 năm qua đã không ngừng hoạt động, tổ chức lực lượng, gây ra bao nhiêu cuộc phiến loạn ” [80-21] Tất cả những việc người chiến sĩ cộng sản ấy làm chỉ hướng

đến một mục đích, chiến đấu đem lại tự do cho nhân dân, cho dân tộc

Hình ảnh người thanh niên dân tộc thiểu số Lương Văn Tri – ngườichiến sỹ cách mạng kiên trung đã hiến trọn tuổi thanh xuân của mình cho sự

Trang 38

nghiệp giải phóng dân tộc cũng được nhà văn Nguyễn Trường Thanh đưa vào

tác phẩm Tướng không phong hàm Trong hành trình từ chiến khu Bắc Sơn

rút lên Cao Bằng, “không may anh bị một cơn sốt ác tính quật ngã Nhưng anh vẫn gắng gượng hết sức mình động viên anh em đơn vị đi tới đích” [75-

237] Biết mình không qua khỏi anh đã phải dùng uy tín và mệnh lệnh củamình để cứu đơn vị khỏi bị tiêu diệt bằng việc yêu cầu mọi người đi tiếp, cònmình ở lại Khi bị giặc bắt trong tình trạng sốt mê man bất tỉnh, bị tra tấntrong nhà ngục nhưng anh vẫn giữ vững tấm lòng kiên trung của mình đối vớicách mạng

Hình ảnh nhân dân Bắc Sơn cũng được tác giả Nguyễn Trường Thanhđưa vào trang tiểu thuyết của mình với vẻ đẹp của người công dân: dũng cảm,kiên cường bất khuất, chiến đấu vì độc lập, tự do của quê hương Đó là nhân

vật Dương Văn Vân: “Ba tên đồ tể xô lại trói chặt hai ngón tay cái, hai ngón chân cái, chúng rút dây treo ông lên sà nhà nện ông như đập đất, ông oằn người, quằn quại trên không nghiến răng chịu đòn Không kêu van, không rên rỉ, chỉ có tiếng hự hự, tiếng chửi thề của bọn đồ tể khi thay nhau nhảy vào cắn xé ông cho đến khi ngất xỉu, chúng hạ xuống, đổ nước lã vào mặt, tỉnh dậy lại hỏi, và chỉ một câu trả lời: “không biết” thì thào theo máu miệng trào ra” [75-272] Đó là nhân vật Dương Công Kỳ: “Chúng xô lại đè ngửa ông

ra, căng miệng, nhét đoạn cây vào ngang miệng, lấy dây thừng cột ra sau gáy

“đóng hàm thiếc” như vậy, bịt mũi đổ nước vào mồm cho đến khi bụng ông

Kỳ trương phềnh lên, chúng thay nhau dẫm lên bụng ông dận mạnh và quát tháo tra hỏi, nức, phân, máu ộc ra mũi, mồm, cả hậu môn cho đến khi ông ngất xỉu” [75-273] Rồi “chàng trai trẻ Dương Thần Tân và các đồng chí của anh ta không hề khai nửa lời, không một tiếng kêu rên trước những ngón đòn khủng khiếp của Phán Sinh và thuộc hạ”[75-263,264] Nhưng khi đứng trên pháp trường,“các anh bị trói chặt, không thể đưa tay vẫy chào từ biệt đồng bào yêu quý của mình, chỉ còn phần cổ được cử động, các anh hướng những cặp mắt cháy lửa căm thù vào bọn địch rồi hướng về đồng bào với ánh mắt

Trang 39

chan chứa yêu thương gật đầu chào mọi người và đột ngột đồng thanh hô vang khẩu hiệu:

- Việt Nam muôn năm!

- Đảng Cộng sản Đông Dương muôn năm!

- Tinh thần khởi nghĩa Bắc Sơn bất diệt!” [75-262,263]

Sự tra tấn dã man của kẻ thù, kể cả cái chết cũng không thể nào khuấtphục được tình yêu và niềm tin của nhân dân đối với cách mạng cũng là tình

yêu sâu sắc dành cho Tổ quốc thân yêu Ngay cả trong các nhà giam “bà con đang truyền nhau lời nói của một lão nông Bắc Sơn Dương Công Eng rằng:

Dù máy có trăm phương ngàn kế, dù gia đình nào ở Bắc Sơn cũng có khăn tang ngang đầu thì mày cũng không mua chuộc nổi lòng son của dân Bắc Sơn với cách mạng, dân Bắc Sơn còn thì Trung ương còn, dân Bắc Sơn còn thì Đảng còn” [75-281,282].

Nhân vật Đường Mỹ Tân trong tiểu thuyết Khau Slin hùng vĩ của Vũ

Ngọc Chương, vừa nhậm chức Lý trưởng ở làng Bản Kìa, “vừa phải lo việc dựng nhà, vừa phải lo công việc của làng xã Ông mới nhậm chức Lý trưởng lại rơi vào năm mất mùa, việc tu thuế thường là rất khó khăn vất vả” [14-7] Tuy thế, ông Đường Mỹ Tân không nản “Ông vốn là con người của công việc, công việc càng chồng chất thì ông càng hăng say” Ông tham gia hoạt

động cách mạng cùng những người dân trong làng một cách tự nguyện chỉ với

mục đích “đồng lòng hiệp sức chống nhau với bọn thống trị như dân chúng ở Bắc Sơn đã làm” [14-140] Khi ông bị bắt đi đày thì con gái ông, Đường Thị

Them đã giác ngộ cách mạng, tham gia hoạt động cùng rất nhiều thanh niên

của Bản Kìa Trong con mắt của Pơ Lúc, Them “chỉ là một đứa con nít, dáng

vẻ còn rất thô thiển” [14-346], vậy mà “theo tin mật báo thì nó là một phần tử nguy hiểm” [14-346] Không chỉ Them, những cô gái “cành vàng lá ngọc”

như Huệ (con gái ngài Tri châu Đoàn Mạnh Kha), Lan (con gái ngài xếp ga)

cũng được giác ngộ cách mạng ngay tại phố Na Sầm Hai cô gái “xinh đẹp, đồ trang sức sang trọng và rất tân thời, nói năng lại rất lịch sự” [14-29], bắt đầu

Trang 40

công việc cách mạng từ việc “Lan đem báo Đông Pháp ra đọc cho họ nghe”

[14-112], rồi bàn luận xung quanh thế chiến II, về tham vọng của Nhật đốivới Đông Dương, về nỗi khổ của dân An Nam nếu Nhật đánh vào ĐôngDương Còn Bà Bích mẹ của Vinh, một người phụ nữ dân tộc Nùng sẵn sàng

“nếu phải chết thì bà chết thay cho con” Bà không cho Vinh ra đầu thú, kể cả điều đó có thể sẽ làm bà và con gái bị bắt, bị hành hình Bà nghĩ, Vinh “phải sống để nối dõi dòng họ, nó có chí đi tìm cách mạng về cứu dân chúng, mình

đã sống gần hết cuộc đời rồi” [14-152] Bà nói với Vinh: “Con phải sống để gánh vác công việc vì nhiều người Như thế mới là đứa con có hiếu, mới phải

là người có chí vì nghĩa lớn” [14-153] Chính Pơ –Lúc đã nhận định: “Các bà

mẹ người dân tộc luôn sẵn sàng chết thay con” [14-153].

Nhân vật Hoàng Hiển Vinh trong Khau Slin hùng vĩ là một chàng trai

của làng Bản Kìa - Hội Hoan Trong khi mẹ anh – bà Bích “ngày đêm mong con khôn lớn để kế nghiệp dòng họ” [14-94], muốn con sớm lập gia đình, “có người đỡ dần trong công việc, sớm có người nối dõi tổ tiên” [14-94] thì trong tâm trí Vinh “luôn bị ám ảnh bởi cuộc chiến tranh đã cận kề” [14-95] Vinh

còn muốn đi học tiếp, đi tìm Đoàn thể cách mạng Chỉ huy phó Cốt-Tơ-Man

biết “Vinh tuy còn trẻ nhưng đã là bộ óc của cuộc nổi dậy”[14-153] Như bao

chiến sĩ cách mạng khác, Vinh phải trải qua những tháng ngày sống ẩn dật,

thiếu thốn, đói rét nhưng bù lại, “số người được giác ngộ tham gia vào đoàn thể tăng dần lên” [14-246] Những con người ấy, đến cả nói tiếng Kinh chưa

sõi nhưng đã tham gia vào đoàn thể cách mạng, làm tốt những công việc đượcgiao Họ đã góp sức làm nên thành công của tổ chức cách mạng ở Hội Hoan.Tình yêu quê hương của người dân tộc miền núi đơn giản mộc mạc như vậy,không ồn ào mà lặng lẽ thiết tha Yêu đất nước nên họ ý thức được tráchnhiệm của bản thân trước vận mệnh của quê hương, đất nước Họ không phảiđắn đo, cân nhắc nhiều khi phải hy sinh lợi ích cá nhân

Trong tiểu thuyết Rừng vàng của Vũ Ngọc Chương, hình ảnh thầy tào

Hoàng Văn Minh – Chủ nhiệm hợp tác Nà Pán là “người có nhiều hiểu biết

Ngày đăng: 12/04/2016, 08:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w