2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Đề tài “Phụ nữ Bắc Ninh với kháng chiến chống Mỹ ” không phải là một đề tài hoàn toàn mới mà đã được nghiên cứu, t́ìm hiểu. Tuy nhiên, các tác phẩm nghiên cứu mới chỉ đề cập đến một vài khía cạnh của vấn đề hoặc còn tản mạn ở nhiều cuốn sách khác nhau nên chưa mang tính hệ thống. Cuốn sách “Phụ nữ Việt Nam qua các đời” của tác giả Lê Thị Nhâm Tuyết (Nxb Khoa học xã hội Hà Nội, 1973) đã dựng lên một cách sinh động quá trình hoạt động và những đóng góp của phụ nữ Việt nam từ nguyên thủy cho đến năm 1968 trên các mặt về lao động sản xuất, hoạt động văn hóa, cứu nước. Những hoạt động của phụ nữ Bắc Ninh cũng được đề cặp đến. Tuy nhiên, hạn chế của cuốn sách lại là chỉ mang tính điểm mà thôi. Tác phẩm “ Lịch sử phong trào phụ nữ Việt Nam” tập 1 và 2 của Nguyễn Thị Thập (chủ biên) do Nxb Phụ nữ ấn hành năm 1980, 1981 đã khái quát được những hoạt động của phụ nữ Việt Nam từ khi Đảng ra đời đến năm 1976. Hoạt động của phụ nữ Bắc Ninh ít nhiều cũng được nói tới. Cuốn sách “Lịch sử phong trào phụ nữ Bắc Ninh” đã được Hội liên hiệp phụ nữ Bắc Ninh biên soạn (Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2003) là cuốn sách đầu tiên của Hội đã tổng kết lại hoạt động cách mạng của phụ nữ Bắc Ninh trong giai đoạn 1930 – 2000. Nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có việc thiếu nguồn tư liệu mà cuốn sách mới chỉ dừng lại ở việc tŕnh bày truyền thống cách mạng mà thôi. Vấn đề phụ nữ Bắc Ninh trong kháng chiến chống Mỹ đă hoạt động cách mạng như thế nào? Những cống hiến của họ đối với sự nghiệp chung là ǵì?... chỉ được đề cập đến một cách sơ lược, rời rạc ở từng năm khác nhau chứ chưa có sự liên kết thành vấn đề lớn. Do đó, chưa làm nổi bật được vai trò của họ đối với sự nghiệp cách mạng của địa phương nói riêng nói riêng và của cả dân tộc nói chung. Liên quan đến nội dung của đề tài bên cạnh các sách chuyên khảo còn có các công trình nghiên cứu lí luận có đề cặp đến vai trò, vị trí của người phụ nữ . Ở đó phụ nữ Việt Nam và phụ nữ Bắc Ninh cũng mang những đặc đểm chung với phụ nữ thế giới. Các tác phẩm lí luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, của Hồ Chí Minh, của các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước như Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng...cũng đã đề cặp đến vai trò của người phụ nữ trong cách mạng và vấn đề giải phóng phụ nữ. Đó là các tác phẩm: “Phụ nữ và cách mạng” ( Lênin – Stalin, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1955), “Hồ Chủ Tịch với vấn đề giải phóng phụ nữ”, “Vai trò và nhiệm vụ của phụ nữ Việt Nam trong giai đoạn mới của cách mạng” (Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1974)... Ngoài ra, vấn đề phụ nữ, phong trào phụ nữ được đề cập đến như một bộ phận không thể thiếu của lịch sử dân tộc, được thể hiện trong các tác phẩm : “Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975)” ( tập 2, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1990 do Viện Lịch sử quân sự biên soạn), cuốn “Chiến tranh cách mạng Việt Nam, thắng lợi và bài học (1945 – 1975)” ( Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000). Hồi kí của một số đồng chí tham gia kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ viết trong một số năm gần đây cũng đã góp phần tái hiện những đóng góp của phụ nữ Bắc Ninh. Ngoài ra vấn đề còn được nhắc đến trong một vài cuốn sách khác như: “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh”, “Bắc Ninh lịch sử kháng chiến chống Mỹ(19541975)”, “Truyền thống phụ nữ Việt Nam”, “Phụ nữ Việt Nam qua các thời đại”,… Tuy vậy, tất cả các cuốn sách này chỉ đề cập vấn đề ở mức độ sơ lược hoặc rất vụn vặt. Bên cạnh đó còn có những cuộc Hội thảo khoa học về phong trào phụ nữ các tỉnh trong kháng chiến chống Mỹ. Trong các Hội thảo đã có những báo cáo khoa học nghiên cứu về lịch sử phong trào phụ nữ địa phương với nội dung phong phú. Các báo cáo khoa học đó, dưới những góc độ khác nhau đã nêu lên một số hoạt động và thành tích của phụ nữ Bắc Ninh, đồng thời rút ra những kiến giải, đánh giá khoa học về vai trò quan trọng của công tác phụ nữ tỉnh Bắc Ninh. Như vậy, tựu trung lại có thể thấy: vấn đề “Phụ nữ Bắc Ninh với kháng chiến chống Mỹ” mặc dù đã được đề cập đến trong một số tác phẩm, một số sách báo và báo cáo khoa học nhưng chưa mang tính hệ thống, khoa học. Trong khi đó, đây lại là một vấn đề lí thú và rất quan trọng nên cần phải được nghiên cứu, nhận nhận đúng mức.
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Nhìn lại thành công của các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm hàohùng của dân tộc ở đâu ta cũng thấy hình ảnh những người phụ nữ Việt Nam
"anh hùng bất khuất , trung hậu đảm đang" luôn vượt lên khó khăn thử thách để
khẳng định bản thân và đóng góp công sức vào sự nghiệp chung Lòng yêu nướcnồng nàn, tinh thần bất khuất là truyền thống nổi bật của chị em đã h́ình thành từkhi tổ tiên ta bắt đầu dựng nước Trải qua quá trình phát triển lâu dài, liên tục,đến khi Đảng Cộng sản Việt Nam - đảng của giai cấp công nhân ra đời do HồChí Minh lãnh đạo thành truyền thống quý báu đó càng được bồi dưỡng, pháthuy một cách đầy đủ, mạnh mẽ hơn, đặc biệt là trong cuộc chiến đấu chống đếquốc Mỹ xâm lược
Bác Hồ đã nhìn nhận, đánh giá cao những truyền thống quý báu của phụ
nữ Việt Nam, ghi nhận những đóng góp của phụ nữ Việt Nam đối với sự nghiệpxây dựng và bảo vệ tổ quốc: “Phụ nữ Việt Nam ta sẵn có truyền thống đấu tranhanh dũng và lao động cần cù Trong kháng chiến, phụ nữ ta từ Bắc đến Nam đềuhăng hái tham gia đánh giặc cứu nước” Đồng chí Lê Duẩn trong tác phẩm “Vaitrò cuả phụ nữ Việt Nam trong giai đoạn mới của cách mạng” cũng đã từng nhậnxét: “…đâu đâu cũng có mặt chị em phụ nữ, những người gan vàng, dạ sắtkhông hề khiếp sợ, không chịu cúi đầu, hiên ngang đến cùng để cứu nước, cứunhà Hàng vạn nữ thanh niên ngày đêm lăn lội trên khắp nẻo đường của đẩtnước, xông pha lửa đạn, phá bom nổ chậm, sửa chữa cầu đường, giữ vững mạchmáu giao thông, phục vụ tiền tuyến Những người vợ, những bà mẹ… hiến dângnhững người thân yêu nhất của mình cho Tổ Quốc Sức mạnh của miền Bắc xãhội chủ nghĩa - căn cứ địa cách mạng của cả nước, có một phần rất quan trọng
là sức mạnh của người phụ nữ đã vươn lên làm chủ xã hội, làm chủ nước nhà"
Như vậy, điều đó chứng tỏ người phụ nữ có vai trò vô cùng quan trọngđối với sự phát triển của lịch sử xã hội, với sự thành công của các cuộc khángchiến cứu nước Do đó công tác nghiên cứu lịch sử phong trào phụ nữ có ýnghĩa rất quan trọng, có mối quan hệ chặt chẽ, khăng khít với công tác nghiên
Trang 2cứu lịch sử dân tộc Nó góp phần làm sáng tỏ, cụ thể, sinh động lịch sử mỗi địaphương và lịch sử toàn dân tộc.
Trong bối cảnh cả nước đang anh dũng chống Mỹ cứu nước, người phụ
nữ Việt Nam hơn bao giờ hết đã biết đoàn kết nhau lại, phát huy khả năng bảnthân, biến phong trào của mình trở thành một bộ phận khăng khít của phong tràochung, đóng góp công sức vào thắng lợi chung của toàn dân tộc Ở miền Nam,chị em trực tiếp tham gia chiến đấu chống địch, giành độc lập dân tộc, hoànthành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên cả nước Còn ở miền Bắc,chị em hăng say thi đua sản xuất, xây dựng hậu phương Xã hội chủ nghĩa vữngmạnh, sẵn sàng làm tròn nghĩa vụ hậu phương lớn đối với miền Nam anh hùng
Để giành được những thành tựu to lớn ấy chị em các địa phương trên toàn miềnBắc đã không quản ngày đêm, khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắcnhiệm vụ được giao
Bắc Ninh – một mảnh đất của những hội hè, đình đám, của những câu hátgiao duyên đằm thắm Và đây cũng chính là mảnh đất đã nuôi dưỡng lên nhữngngười phụ nữ can đảm và kiên trung Trong suốt chiều dài của lịch sử đấu tranhdựng nước và giữ nước của dân tộc, Bắc Ninh luôn giữ một vị trí chiến lượcquan trọng, là phen giậu, lá chắn phía Bắc của kinh đô Thăng Long – Hà Nội.Tỉnh còn là nơi tập trung nhiều đầu mối giao thông quan trọng, nối liền Hà Nộivới căn cứ địa Việt Bắc và vùng Đông Bắc Hoà chung khí thế lao động và chiếnđấu sục sôi của cả dân tộc, quân và dân Bắc Ninh cũng không ngừng phấn đấugiành nhiều thành tích trong kháng chiến chống Mỹ (1954-1975) trên tất cả cáclĩnh vực: quân sự, khôi phục kinh tế, phát triển văn hoá giáo dục, ổn định chínhtrị, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân Góp phần công lao không nhỏ trong
số đó là những người phụ nữ địa phương thuộc mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi Suốtchặng đường dài 1965- 1975, phụ nữ các dân tộc Bắc Ninh đã chiến đấu, hy sinhanh dũng để xây dựng Chủ nghĩa xã hội và chống chiến tranh phá hoại của đếquốc Mỹ Với những khẩu hiệu: “Tay cày tay súng”, “tay búa tay súng”, “vừasản xuất vừa chiến đấu”,… chị em đã không những giỏi việc nước mà còn đảmviệc nhà Từ trong phong trào thi đua sản xuất, chiến đấu và phục vụ chiến đấugiỏi đã xuất hiện hàng chục ngàn chị em là chiến sỹ thi đua, lao động tiên tiến,chiến sỹ quyết thắng, phụ nữ ba đảm đang, …Nhiều cá nhân và tập thể có thànhtích xuất sắc đã được nhà nước, các cấp, các ngành tặng thưởng huân chương
Trang 3hiểu, nghiên cứu về phong trào phụ nữ Bắc Ninh sẽ có tác dụng bổ sung nguồnkiến thức, làm cụ thể, sâu sắc hơn những cống hiến của quân và dân tỉnh nhàtrong cuộc kháng chiến kéo dài hơn 20 năm ấy Từ đó tạo cơ sở để dựng lại bứctranh chân thật nhất về cuộc kháng chiến chống Mỹ của quân và dân Bắc Ninh.Đồng thời góp phần tô thắm những trang sử vẻ vang chống xâm lược bảo vệđộc lập dân tộc của nhân dân cả nước.
Mặt khác, nghiên cứu lịch sử phong trào phụ nữ Bắc Ninh cũng giúp trìnhbày một cách lôgic quá trình hoạt động và những cống hiến lớn lao của các thế
hệ phụ nữ trong tỉnh với sự nghiệp cách mạng chung của dân tộc Qua đó thêmthấu hiểu lòng yêu nước thiết tha, đức tính cần cù, chịu thương chịu khó, vượtlên gian khổ hy sinh của các mẹ, các chị Chiến thắng mà quân và dân Bắc Ninhgiành được trong kháng chiến chống Mỹ ở một góc độ nào đó chính là sự chiếnthắng của lòng nhân ái trước bạo lực phi nghĩa Do đó, nó khẳng định nguồn sứcmạnh to lớn của quần chúng nhân dân trong đó có lực lượng đông đảo phụ nữ,khẳng định truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng anh dũng của các thế
hệ phụ nữ Bắc Ninh
Vì vậy, có thể khẳng định rằng nghiên cứu những đóng góp của phụ nữBắc Ninh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975) không chỉ có ýnghĩa về mặt khoa học mà còn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, góp phần vào việcnghiên cứu lịch sử địa phương, lịch sử dân tộc và giảng dạy, giáo dục truyềnthống yêu nước, chống giặc ngoại xâm cho thế hệ trẻ Bắc Ninh hôm nay và maisau Hơn thế, là một người con của xứ kinh bắc muốn nói lời cảm ơn các bà, các
mẹ đã hi sinh xương máu để cho quê hương hôm nay được thanh bình thông quaviệc nghiên cứu đề tài này Xuất phát từ những lí do trên tôi mạnh dạn quyết
định chọn đề tài “Phụ nữ Bắc Ninh với cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 –
1975)” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đề tài “Phụ nữ Bắc Ninh với kháng chiến chống Mỹ ” không phải là một đề
tài hoàn toàn mới mà đã được nghiên cứu, t́ìm hiểu Tuy nhiên, các tác phẩmnghiên cứu mới chỉ đề cập đến một vài khía cạnh của vấn đề hoặc còn tản mạn ởnhiều cuốn sách khác nhau nên chưa mang tính hệ thống
Cuốn sách “Phụ nữ Việt Nam qua các đời” của tác giả Lê Thị Nhâm
Tuyết (Nxb Khoa học xã hội Hà Nội, 1973) đã dựng lên một cách sinh động quá
Trang 4trình hoạt động và những đóng góp của phụ nữ Việt nam từ nguyên thủy chođến năm 1968 trên các mặt về lao động sản xuất, hoạt động văn hóa, cứu nước.Những hoạt động của phụ nữ Bắc Ninh cũng được đề cặp đến Tuy nhiên, hạnchế của cuốn sách lại là chỉ mang tính điểm mà thôi.
Tác phẩm “ Lịch sử phong trào phụ nữ Việt Nam” tập 1 và 2 của Nguyễn
Thị Thập (chủ biên) do Nxb Phụ nữ ấn hành năm 1980, 1981 đã khái quát đượcnhững hoạt động của phụ nữ Việt Nam từ khi Đảng ra đời đến năm 1976 Hoạtđộng của phụ nữ Bắc Ninh ít nhiều cũng được nói tới
Cuốn sách “Lịch sử phong trào phụ nữ Bắc Ninh” đã được Hội liên hiệp
phụ nữ Bắc Ninh biên soạn (Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2003) là cuốn sáchđầu tiên của Hội đã tổng kết lại hoạt động cách mạng của phụ nữ Bắc Ninhtrong giai đoạn 1930 – 2000 Nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó
có việc thiếu nguồn tư liệu mà cuốn sách mới chỉ dừng lại ở việc tŕnh bày truyềnthống cách mạng mà thôi Vấn đề phụ nữ Bắc Ninh trong kháng chiến chống Mỹ
đă hoạt động cách mạng như thế nào? Những cống hiến của họ đối với sựnghiệp chung là ǵì? chỉ được đề cập đến một cách sơ lược, rời rạc ở từng nămkhác nhau chứ chưa có sự liên kết thành vấn đề lớn Do đó, chưa làm nổi bậtđược vai trò của họ đối với sự nghiệp cách mạng của địa phương nói riêng nóiriêng và của cả dân tộc nói chung
Liên quan đến nội dung của đề tài bên cạnh các sách chuyên khảo còn cócác công trình nghiên cứu lí luận có đề cặp đến vai trò, vị trí của người phụ nữ
Ở đó phụ nữ Việt Nam và phụ nữ Bắc Ninh cũng mang những đặc đểm chungvới phụ nữ thế giới Các tác phẩm lí luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, của HồChí Minh, của các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước như Lê Duẩn, Phạm VănĐồng cũng đã đề cặp đến vai trò của người phụ nữ trong cách mạng và vấn đềgiải phóng phụ nữ Đó là các tác phẩm: “Phụ nữ và cách mạng” ( Lênin – Stalin,Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1955), “Hồ Chủ Tịch với vấn đề giải phóng phụ nữ”, “Vaitrò và nhiệm vụ của phụ nữ Việt Nam trong giai đoạn mới của cách mạng” (Nxb
Sự Thật, Hà Nội, 1974) Ngoài ra, vấn đề phụ nữ, phong trào phụ nữ được đềcập đến như một bộ phận không thể thiếu của lịch sử dân tộc, được thể hiệntrong các tác phẩm : “Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975)” (tập 2, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1990 do Viện Lịch sử quân sự biên soạn), cuốn
“Chiến tranh cách mạng Việt Nam, thắng lợi và bài học (1945 – 1975)” ( Nxb
Trang 5Hồi kí của một số đồng chí tham gia kháng chiến chống Pháp và chống
Mỹ viết trong một số năm gần đây cũng đã góp phần tái hiện những đóng gópcủa phụ nữ Bắc Ninh
Ngoài ra vấn đề còn được nhắc đến trong một vài cuốn sách khác như:
“Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh”, “Bắc Ninh - lịch sử kháng chiến chốngMỹ(1954-1975)”, “Truyền thống phụ nữ Việt Nam”, “Phụ nữ Việt Nam qua cácthời đại”,… Tuy vậy, tất cả các cuốn sách này chỉ đề cập vấn đề ở mức độ sơlược hoặc rất vụn vặt
Bên cạnh đó còn có những cuộc Hội thảo khoa học về phong trào phụ nữcác tỉnh trong kháng chiến chống Mỹ Trong các Hội thảo đã có những báo cáokhoa học nghiên cứu về lịch sử phong trào phụ nữ địa phương với nội dungphong phú Các báo cáo khoa học đó, dưới những góc độ khác nhau đã nêu lênmột số hoạt động và thành tích của phụ nữ Bắc Ninh, đồng thời rút ra nhữngkiến giải, đánh giá khoa học về vai trò quan trọng của công tác phụ nữ tỉnh BắcNinh
Như vậy, tựu trung lại có thể thấy: vấn đề “Phụ nữ Bắc Ninh với kháng chiến chống Mỹ” mặc dù đã được đề cập đến trong một số tác phẩm, một số
sách báo và báo cáo khoa học nhưng chưa mang tính hệ thống, khoa học Trongkhi đó, đây lại là một vấn đề lí thú và rất quan trọng nên cần phải được nghiêncứu, nhận nhận đúng mức
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về những đóng góp của phụ nữ Bắc Ninh về các mặt
đời sống, lao động sản xuất, xây dựng hậu phương, vừa sản xuất vừa chiến đấutrên chiến trường thông qua các phong trào cách mạng ở từng thời kì trongkháng chiến chống Mỹ
Trang 64 Nguồn tài liệu
Luận văn sử dụng 3 nguồn tư liệu chủ yếu:
- Các tác phẩm lí luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh, của các nhàlãnh đạo Đảng và Nhà nước viết về vai trò của phụ nữ và công tác vận động phụ
nữ tham gia cách mạng; Các tài liệu văn kiện Đảng trong thời kì của Hội liênhiệp phụ nữ Việt Nam, bao gồm các chỉ thị, nghị quyết về công tác vận độngphụ nữ
- Tài liệu chuyên khảo: Gồm sách, báo, bài viết, luận án, luận văn liên quan đếnnội dung đề tài
- Tài liệu lưu trữ của HLHPNBN tỉnh, huyện: gồm các nghị quyết, báo cáo, tổngkết
5 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn, tác giả sử dụng hai phương pháp
cơ bản là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgich.
Trong quá trình nghiên cứu, thu thập tư liệu tác giả còn sử dụng một sốphương pháp bổ trợ khác như tổng hợp, phương pháp thống kê biểu bảng…nhằm khai thác đầy đủ hơn về nội dung cần giải quyết
6 Đóng góp của đề tài
- Dựng lại bức tranh lịch sử của phụ nữ Bắc Ninh trong kháng chiến chống Mỹ
- Góp phần làm cụ thể, sinh động hơn nguồn tư liệu của địa phương về lịch sửphong trào phụ nữ tỉnh, khẳng định những cống hiến vĩ đại và vai trò quantrọng của chị em đối với sự phát triển của lịch sử địa phương và lịch sử dântộc
- Kết quả nghiên cứu cung cấp nguồn tài liệu cho công tác giảng dạy lịch sử địa
Trang 7- Góp phần giáo dục thế hệ trẻ lòng yêu nước, lòng tự hào về truyền thống anhhùng của địa phương Từ đó, tạo động lực, ý chí quyết tâm xây dựng quêhương giàu mạnh, xứng đáng với truyền thống ấy.
Chương 3: Đóng góp và hạn chế của phụ nữ Bắc Ninh trong cuộc kháng chiếnchống Mỹ cứu nước (1954 - 1975)
Trang 8CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT BẮC NINH VÀ PHỤ NỮ BẮC NINH
TRONG LỊCH SỬ
1.1.Bắc Ninh – Điều kiện tự nhiên, con người và truyền thống
1.1.1.Điều kiện tự nhiên
Bắc Ninh tập trung nhiều đầu mối giao thông quan trọng cả về đường bộ
và đường thủy, nối liền thủ đô Hà Nội với căn cứ địa Việt Bắc và khu vực ĐôngBắc Các tuyến đường Quốc lộ như 1A, 18, 38, tuyến đường sắt Hà Nội – LạngSơn, các tuyến đường thủy như sông Đuống, sông Cầu, sông Thái Bình đều chảyqua địa phận Bắc Ninh
Với vị trí địa lý này đã tạo nên tầm chiến lược cho tỉnh Bắc Ninh, là phêndậu, là lá chắn cho thủ đô Hà Nội Hơn thế, Bắc Ninh còn trở thành một trongnhững địa bàn quân sự trọng yếu của nước ta, là nơi tranh giành đất và dân giữa
ta và địch trong các cuộc chiến tranh phá hoại của kẻ thù
1.1.1.2.Điều kiện tự nhiên
Bắc Ninh có tổng diện tích là 809,93 km2, chiếm 0,24 % diện tích của cảnước Tỉnh có chiều dài Bắc – Nam là 32,5 km, chỗ hẹp nhất là 16,25 km, chiềurộng Đông – Tây là 42,5 km; chiều dài địa giới hành chính giữa Bắc Ninh với
Hà Nội là 40 km; Bắc Ninh với Bắc Giang là 75 km; Bắc Ninh với Hải Dương
là 37,5 km; Bắc Ninh với Hưng Yên là 17,5 km
Bắc Ninh giữ vai trò là vùng chuyển tiếp giữa trung du và đồng bằng, vềđịa hình tương đối bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từTây sang Đông, được thể hiện qua các dòng chảy bề mặt đổ về sông Đuống vàsông Thái Bình Vùng đồng bằng thường có độ cao phổ biến từ 3-7 m, địa hìnhtrung du (hai huyện Quế Võ và Tiên Du) có một số dải núi độ cao phổ biến 300–
400 m Diện tích đồi núi chiếm tỷ lệ nhỏ (0,53%) so với tổng diện tích, chủ yếu
ở hai huyện Quế Võ và Tiên Du
Trang 9Đặc điểm địa chất Bắc Ninh mang những nét đặc trưng của cấu tạo địachất thuộc vùng trũng sông Hồng và vòng cung Đông Triều vùng Đông Bắc.Cấu tạo đất đá chủ yếu có tuổi từ Cambri đến Đệ Tứ Bắc Ninh thuộc vùng đồngbằng, được hình thành trên trầm tích sa bồi của hệ thống sông Hồng và sôngThái Bình, với loại đất chủ yếu là đất phù sa Đồng đất và khí hậu tạo cho nhândân trong tỉnh sản xuất ra loại thóc gạo ngon.
Bắc Ninh nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, chia làm 4 mùa rõ rệt(xuân, hạ, thu, đông), có sự chênh lệch rõ ràng về nhiệt độ giữa mùa hè nóng ẩm
và mùa đông khô lạnh Sự chênh lệch đạt 15-16 °C Nhiệt độ trung bình hàngnăm là 23,30C, trong đó tháng cao nhất là tháng 7 có nhiệt độ trung bình là28,90C và tháng thấp nhất (tháng 1) là 15,80C Lượng mưa trung bình hàng nămdao động khoảng từ 1.400 - 1.600 mm/ năm nhưng phân bố không đều, chủ yếu
từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm khoảng 80% tổng lượng mưa cả năm Tổng sốgiờ nắng trong năm đạt từ 1.530 - 1.776 giờ, trong đó tháng có nhiều giờ nắngnhất là tháng 7, ít nắng nhất là tháng 1 Khí hậu Bắc Ninh có hai mùa gió chính
là gió mùa Đông Bắc (từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau) và gió ĐôngNam (từ tháng 4 đến tháng 9) Độ ẩm trung bình là 82,5 % Khí hậu Bắc Ninhthuận lợi cho việc sinh trưởng của cây lúa, cây hoa màu, cây công nghiệp, cây
ăn quả và luân canh tăng vụ [66]
Bắc Ninh có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, mật độ lưới sông khá cao,trung bình 1,0 - 1,2 km/km2, có 3 hệ thống sông lớn chảy qua gồm sông Đuống,sông Cầu và sông Thái Bình Hệ thống sông ngòi không chỉ tạo cho vùng đấtBắc Ninh có hàng nghìn hecta đất đai màu mỡ mà còn có vị trí quan trọng vềquân sự Sông Cầu bắt nguồn từ ngã ba Sà (Yên Phong) đến Phả Lại Sông TháiBình thuộc vào loại sông lớn của miền Bắc có chiều dài 385 km, đoạn chảy quatỉnh Bắc Ninh dài 17 km.Sông Cầu với tổng chiều dài là 290 km, đoạn chảy quatỉnh Bắc Ninh dài 70 km, độ sâu của nước từ 2m đến 6m tạo ra một đường thủyrất thuận lợi và bồi đắp hàng trăm bãi đất sa màu mỡ, là điều kiện cho nhân dângieo trồng hoa màu và những nương dâu xanh tốt Sông Đuống vốn là dòng sôngThiên Đức được đào từ thời Lý để nối sông Hồng với sông Thái Bình SôngĐuống có chiều dài 42 km nằm trên đất Bắc Ninh, tổng lượng nước bình quân31,6 tỷ m3 Mực nước cao nhất tại bến Hồ tháng 8/1945 là 9,64m, cao hơn sovới mặt ruộng là 3 – 4 m Sông rộng và sâu, nước chảy xiết nên có hàm lượngphù sa cao, vào mùa mưa trung bình cứ 1 m3 nước có 2,8 kg phù sa Đất ngoại
đê sông Đuống bồi tụ hàng năm tới hàng nghìn hécta thuộc các huyện Tiên Sơn,Thuận Thành, Gia Lương, Quế Võ Đây là loại đất nguyên dạng phù sa sôngHồng, tỉ lệ mùn cao, dinh dưỡng khá, phù hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt
là các loại cây ngắn ngày cho năng suất cao
Nước sông Đuống đậm đặc phù sa nên hệ thống thủy lợi, thủy nông lấynước tưới cho lúa, hoa màu rất tốt Sông Thái Bình, hợp lưu 3 dòng : Thiên Đức(sông Đuống), Nguyệt Đức (sông Cầu), Nhật Đức (Thương), bắt đầu từ Phả Lại
Trang 10đến cửa Vạn Úc, dài 93 km trong đó có 10 km hữu ngạn chảy qua Gia Lương,lòng sông rộng 300 – 400 m, độ sâu trung bình mùa cạn cũng đến 8 – 9 m, rấtthuận lợi cho giao thông đường thủy Hệ thống sông nhỏ, sông nội đồng phân bốkhá dày đặc : Ngũ Huyện Khê – sông Thiếp, từ Đông Anh chảy xuống, chảy vàosông Cầu tưới tiêu cho một vùng rộng lớn thuộc các huyện Tiên Sơn, YênPhong; ngòi Tào Khê chảy ở phía nam Tiên Sơn sang Quế Võ; sông Tiêu Tươngkhởi đầu từ Phù Lưu (Tiên Sơn); sông Ngụ (Gia Lương), sông Dâu (ThuậnThành) đều rất hữu ích cho nền nông nghiệp lúa nước Mặt khác, những consông này còn có những vị trí quan trọng, là nơi ta đã chủ trương lập các căn cứ
du kích chống lại các cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ
Với những đặc điểm quan trọng về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên nóitrên cho thấy Bắc Ninh có vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng ở Bắc kì về nhiềulĩnh vực Con người Bắc Ninh đã biết sử dụng các điều kiện đó trong phát triểnkinh tế, văn hóa, quốc phòng trong mấy ngàn năm lịch sử và đặc biệt là trongcuộc kháng chiến chống Mỹ Đây là nền tảng, là những điều kiện cần thiết chophụ nữ Bắc Ninh cùng với nhân dân trong tỉnh làm tròn nghĩa vụ hậu phương vàtiền tuyến trong cuộc chiến đấu gay go này
1.1.2.Quá trình hình thành
Trong lịch sử, địa giới Bắc Ninh có những thay đổi như sau :
Thời Hùng Vương – An Dương Vương (thiên niên kỉ thứ I TCN), Bắc Ninh làđất thuộc bộ Vũ Ninh của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc
Đến thời Bắc thuộc, Bắc Ninh thuộc quận Tượng và dưới sự thống trị của nhàHán, sau đó thuộc quận Giao Chỉ Năm 622, Bắc Ninh được nhập vào địa phậnGiao Châu, Đạo Chấn (năm 623 được đổi thành Nam Đạo, năm 632 đổi thànhTiên Châu), Long Châu thuộc Giao Châu Đô hộ phủ Sau đó được gộp tronghuyện Long Biên của Vũ Bình, Bình Đạo của Giao Châu thuộc An Nam Đô hộphủ
Dưới triều Đinh (968 – 980), Tiền Lê (980 – 1009) Bắc Ninh tiếp tục làđất thuộc Giao Châu Dưới triều Lý (1010 – 1225), Bắc Ninh là phủ Thiên Đức,bao gồm cả Phú Lương (Thái Nguyên) Thời nhà Trần (1229 – 1400), Bắc Ninhđược gọi là Bắc Giang lộ sau đổi thành Kinh Bắc lộ Sang thời nhà Hồ (1400)Bắc Ninh được chuyển thành Bắc Giang lộ Vương triều Lê (1428 – 1788), nămThuận Thiên thứ nhất (1428) đã chia cả nước thành 5 đạo Vùng Bắc Ninh đượcgộp vào Bắc Đạo Khi Lê Thánh Tông lên ngôi chia cả nước thành 13 đạo thừatuyên, trong đó Bắc Ninh thuộc đạo Bắc Giang Năm Quang Thuận thứ 7 (1467)
Trang 11tại đến cuối triều Lê Trong vòng 4 thế kỉ, Kinh Bắc ổn định với số lượng 20huyện nằm trong 4 phủ :
- Phủ Thuận An (tương đương Luy Lâu – Siêu Loại cũ) gồm 5 huyện Gia Lâm,Siêu Loại, Văn Giang, Gia Định, Lang Tài
- Phủ Từ Sơn (tương đương Long Biên – Thiên Đức cũ) gồm 4 huyện Tiên Du,Đông Ngàn, Võ Giàng, Quế Dương, Yên Phong
- Phủ Bắc Hà (tương đương Tây Vu – Bình Lỗ cũ) gồm 4 huyện Hiệp Hòa,Yên Việt, Kim Hoa, Thiên Phúc
- Phủ Lạng Giang (tương đương Kẻ Từ - Lạng Chân cũ) gồm 6 huyện YênDũng, Phượng Nhỡn, Bảo Lộc, Yên Thế, Lục Ngạn, Hữu Lũng
Dưới triều Nguyễn, đời vua Gia Long (1802 – 1819), chia cả nước thành
24 trấn, 4 doanh và 2 thành Kinh Bắc xứ mang tên là Kinh Bắc trấn NămMinh Mệnh thứ 3 (1823), Kinh Bắc trấn đổi thành Bắc Ninh trấn, đến năm MinhMệnh thứ 12 (1831) đổi thành Bắc Ninh tỉnh, gồm 21 huyện, nằm trong 4 phủ,diện tích khoảng 6500 m2, chia ra 122 xã, phường bao gồm hầu hết các tỉnh BắcNinh, Bắc Giang, một phần lớn tỉnh Phúc Yên, Thái Nguyên, Lạng Sơn
Thời Pháp thuộc, tháng 10/1895, thực dân Pháp chia Bắc Ninh thành 2 tỉnh BắcNinh và Bắc Giang, lấy sông Cầu làm địa giới Từ những năm đầu của thế kỉ
XX cho đến năm 1945, tỉnh Bắc Ninh ổn định với 10 phủ huyện là phủ Từ Sơn,Thuận Thành và các huyện Gia Lâm, Văn Giang, Gia Bình, Lương Tài, QuếDương, Võ Giàng, Tiên Du, Yên Phong
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, nhà nước Việt Nam dân chủ cộnghòa ra đời, thành phố Bắc Ninh là tỉnh lị của tỉnh Bắc Ninh Trong kháng chiếnchống Pháp, Bắc Ninh đặt dưới sự chỉ đạo của UBHC Bắc Bộ, rồi UBKCHCLiên khu 12, Liên khu I, Liên khu Việt Bắc
Tại kì họp thứ 5 khóa II ngày 27/10/1962 Quốc Hội ra quyết định hợpnhất hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang thành tỉnh Hà Bắc Ngày 1/4/1963, tỉnh HàBắc chính thức được thành lập
Ngày 6/11/1996, Quốc hội khóa IX tại kì họp thứ 10 đã quyết định về việctái lập 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang Ngày 1/1/1997, tỉnh Bắc Ninh chính thứchoạt động theo đơn vị hành chính mới Tỉnh Bắc Ninh tái lập có diện tích 822,7
km2 gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 6 huyện với dân số là 1.060.300 người [66]
Trang 12Như vậy, trải qua hàng ngàn năm lịch sử, diện mạo Bắc Ninh có nhiềuthay đổi, song những đường nét chính yếu của vùng đất xứ Bắc vẫn được giữnguyên vẹn.
1.1.3.Điều kiện dân cư và truyền thống
Bắc Ninh là một trong những địa bàn cư trú lâu đời của người Việt cổ,theo những di chỉ khảo cổ học được tìm thấy trên địa bàn tỉnh thì ở thời đại sơ kìđồng thau cách ngày nay trên dưới 3.500 năm, Bắc Ninh đã có cư dân sinh sống
Về thành phần dân tộc ở Bắc Ninh chủ yếu là người Kinh, chiếm 99,87 % dânsố.Cư dân Bắc Ninh có 13.549 người theo đạo Thiên chúa ở rải rác trong 44làng trong tỉnh
Do điều kiện tự nhiên có nhiều thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp, từ
xa xưa cư dân Bắc Ninh đã có một nền nông nghiệp trồng lúa nước phồn thịnh,được đánh giá là một trong những vùng có điều kiện tối ưu để trồng Thời phongkiến, Bắc Ninh là một trong những vựa lúa của đồng bằng sông Hồng, có nhiềuloại gạo nổi tiếng như : tám thơm, dé cát, nếp hương Bắc Ninh cũng được biếtđến với những câu như “Làng Đông Lâu có cơm dự thơm” hay “Con gái kẻ chợ,tày đỏ Yên Khang” (gạo tày đỏ là một loại gạo ngon, có màu đỏ được trồng ởvùng Yên Khang – Yên Phong – Bắc Ninh) Trong một tài liệu của Pháp cũngviết rằng : “Tỉnh Bắc Ninh nổi lên hàng đầu của tất cả các giống lúa ở Bắc kì vàtrong phần lớn các bữa cơm đặc biệt sang trọng, chính là gạo Bắc Ninh, gạo BắcNinh có thể không ngần ngại gì khi phải đem so sánh với gạo tốt nhất của Nam
Kì hay Băng Cốc” [45,tr.297] Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu, và lànguồn sinh sống chính của cư dân Bắc Ninh trong lịch sử Bắc Ninh còn cónhững dãy núi, đồi nằm rải rác ở hầu hết các huyện thị, do vậy kinh tế vườncũng được chú trọng Các đồi bãi thuộc núi Chè, Bồng Lai, Long Khám, ĐôngSơn, Văn Trinh, Cổ Miếu có những vườn chè xanh, bãi trám (trám trắng, trámđen) - đây là loại đặc sản có tiếng Hiên Ngang có rau muống trắng như ngó,cần, đốt thưa, ăn dòn và ngọt như ngó sen là một đặc sản tiến vua Vùng NinhHiệp (Từ Sơn cũ) có nhiều vườn trồng cây thuốc, cung cấp dược liệu cho cáclang y, đem lại giá trị kinh tế cao
Bên cạnh đó, hệ thống sông ngòi, ao hồ đã được nhân dân khai thác, nuôitrồng nhiều loại thủy sản Những ngạn ngữ “Cua đồng Cháy, cá gáy đồng Chờ”,
Trang 13dân Bắc Ninh Nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm cung cấp thực phẩm và sức kéocần thiết cho nông nghiệp cũng sớm được nhân dân chú ý phát triển.
Trên tinh thần lao động cần cù, sáng tạo và đôi bàn tay khéo léo, cư dânBắc Ninh đã sớm có truyền thống làm nghề thủ công với những sản phẩm tinhxảo Bắc Ninh có một hệ thống các làng nghề thủ công nghiệp rất phong phúnhư : gò đúc đồng Đại Bái – Gia Bình, Làng Vó (Quảng Bố), Đê Cầu, TrangLiệt, Sắt Đa Hội, Ân Phú, Nga Hoàng, Thị Cầu; cày bừa Đông Xuất; dệt vải, lụa
có làng Nội Duệ, Lũng Giang, Tam Đảo, Tam Sơn, Hồng Quan, làng Tiêu (xãTương Giang), Yên Phụ, Phù Ninh, Thống Thượng, Đại Mão, Lãng Ngâm, BàDương, Tuyên Bá, Lĩnh Mai, Ngọc Trì ; nghề nung gạch ngói có Tấn Bào,Vĩnh Kiều, Tiêu Sơn, Lũng Giang, Xuân Ổ; chạm đồ gỗ có Hương Mạc, KimThiều Phù Khê; làm đồ sơn mài có Đình Bảng, Nội Trì, Bình Cầu, Lam Cầu,Phù Dực, Định Cương; làng tranh Đông Hồ, giấy gió Phong Khê; làm thợ mộc,thợ xẻ, dựng Đình chùa có Thiết Ủng, Kim Bảng, Hà Lỗ, Phù Khê, Đỗ Xá, TưThế, Đại Vi, Chi Nê, Đồng Kị ; làm thợ ngói, thợ nề có Vĩnh Kiều, Tiêu Sơn,
Lễ Xuyên, Nội Duệ, Chi Nê, Ngăm Điền, Đặng Xá ; nghề ép dầu có Đại Đình,Phượng La, Tiên Hội, Phấn Động, Thanh Hoài; nghề dát vàng bạc có làng KiêuKị; trồng dâu nuôi tằm ươm tơ có làng Vọng Nguyệt bên dòng sông Cầu; làmmực nho, bút lông có làng Tư Thế do tiến sĩ Nguyễn Văn Hiến truyền lại chocon cháu và dân làng
Cư dân Bắc Ninh còn rất giỏi buôn bán, nhiều chợ với cảnh đô hội trênbến dưới thuyền tấp nập, đông vui Chợ Giầu, thuộc làng Phù Lưu, xã TânHồng, huyện Từ Sơn là chợ tiêu biểu và sẩm uất nhất trong tỉnh Sách Đại Namnhất thống chí có ghi: “Chợ Phù Lưu ở huyện Đông Ngàn, buôn bán đông đúc,
là một chợ lớn trong tỉnh” Bắc Ninh đã có những làng buôn xuất hiện tương đốisớm như Đa Ngưu, Phù Ninh chuyên buôn bán thuốc Bắc, làng Đồng Tỉnh buônthuốc lào và cau; làng Phù Đổng chuyên buôn thuyền, bè ở khắp nơi Làng ThịCầu có tiếng buôn bán: “trai Thị Cầu đi thầu nuôi vợ, gái Thị Cầu đi chợ nuôichồng”, các làng Phù Lưu, Đình Bảng, Xuân Cầu, Đa Ngưu có tới 70 – 80 % sốngười trong làng làm nghề buôn bán Có những hộ buôn bán lớn ở Hà Nội, SàiGòn, Hải Phòng, Đà Nẵng
Bắc Ninh vốn là mảnh đất có truyền thống văn hóa lâu đời và rất đáng tựhào Dù làm ruộng, làm nghề thủ công hay buôn bán, từ thời thượng cổ đến nay,
Trang 14nhân dân Bắc Ninh vẫn sống cùng nhau với mô hình cộng đồng làng xóm, cómối liên hệ đặc biệt giữa con người và cộng đồng trên cơ sở tình yêu quê hươngđất nước Mối liên kết vừa bền chặt vừa mở rộng, tạo cho cộng đồng dan cư nơiđây có sức mạnh đoàn kết to lớn Con người Kinh Bắc vốn có tính cần kiệm,tháo vát trong lao động; năng động, sáng tạo trong làm ăn kinh tế, tinh tế tronghoạt động nghệ thuật, lịch lãm trong quan hệ giao tiếp ứng xử.
Một trong những truyền thống nổi bật của nhân dân Bắc Ninh là truyềnthống hiếu học, khoa bảng Từ lâu, nhân dân Bắc Ninh đã nổi tiếng với câu ca :
“Một giỏ sinh đồ, một bồ ông cống, một đống trạng nguyên, một thuyền bảngnhãn” Nho giáo và Hán học được truyền vào Bắc Ninh từ những năm đầu côngnguyên do Sĩ Nhiếp truyền vào nước ta để từ đó lan tỏa đi khắp đất nước Trongsuốt chặng đường 825 năm (1075 – 1900) tham gia thi cử tại cửa Khổng sânTrình, nho sĩ Bắc Ninh đã đạt được nhiều vị trí hàng đầu cả về số lượng và học
vị với gần 700 người đỗ đại khoa, trong đó có Lê Văn Thịnh - người đỗ đầukhoa thi đầu tiên ở thời phong kiến, có lưỡng quốc trạng nguyên Nguyễn ĐăngĐạo các làng có nhiều người đỗ tiến sĩ như làng Kim Đôi 25 người, Tam Sơn
17 người, Nội Duệ 15 người, Hương Mạc 11 người nhiều dòng hộ nối đờikhoa bảng như họ Nguyễn làng Kim Đôi (với 13 đời liên tiếp thi đỗ đại khoa),
họ Nguyễn làng Vĩnh Kiều, họ Ngô làng Vọng Nguyệt – Đông Ngàn Bằng conđường cử nghiệp, Bắc Ninh đã cung cấp cho đất nươc một đội ngũ trí thức đôngđảo, tài đức, có nhãn quan tinh tế, nhạy bén, họ là những nhà chính trị, quân sự,ngoại giao, nhà quản lí, nhà giáo, nhà văn, nhà thơ xuất sắc, có nhiều đóng góplớn lao cho dân tộc
Bắc Ninh ta còn biết đến là vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi có nhiều ditích lịch sử cùng với những phong tục tập quán phong phú và đa dạng Bắc Ninhcòn nổi tiếng với làn dân ca quan họ đậm chất trữ tình, trên bốn chục làn điệuquan họ của tỉnh Bắc Ninh đã tạo ra lối sống và phong cách ứng xử quan họ,đậm chất Kinh Bắc, tạo ra nét văn hóa đặc sắc của người dân trong tỉnh Một sốloại hình nghệ thuật khác như tuồng, chèo cũng khá phát triển Với nhữngphường hát có tên tuổi như Tam Lư, Đồng Kỵ, Đình Bảng, Phù Lưu, Yên Lã,Dục Tú, Công Đình, Chờ Ngoài ra còn có các phường múa rối nước ở ĐôngNgư, Phù Đổng, Tam Đảo
Con người Bắc Ninh còn là những thế hệ có tài năng sáng tạo dồi dào,trình độ thẩm mĩ tinh tế và tâm hồn nghệ sĩ Điều đó thể hiện rõ nét trong một
hệ thống các di tích lịch sử và kiến trúc của nó Theo thống kê bước đầu, có tới
Trang 15chùa Phật Tích, chùa Dâu, chùa Dạm, Bút Tháp, Đình Bảng Các giá trị chuẩnmực văn hóa vật chất và tinh thần đã được xây dựng, bảo tồn và phát triển, đồngthời tạo nên một nội lực mạnh mẽ để tiếp thu tinh hoa văn hóa ngoại nhập, làmnên sự phong phú và đặc sắc của văn hóa Kinh Bắc Nhờ vậy, Bắc Ninh cónhiều gia đình, dòng họ, làng xã được Nhà nước phong kiến gia phong và xã hộisuy tôn là “Mỹ tục khả phong”, “Địa linh nhân kiệt”, “Gia phong vănhiến” Ngày nay, Bắc Ninh có những gia đình, làng văn hóa tiêu biểu như TrangLiệt, Tam Sơn, Vĩnh Kiều, Kim Đôi, Đình Bảng, Y Na là những làng văn hóacấp quốc gia.
Như vậy, trong lịch sử nhân dân Bắc Ninh đã tạo lập nên những truyềnthống, sắc thái văn hóa đa dạng, độc đáo, góp phần làm phong phú bản sắc vănhóa Việt Nam
Không chỉ có truyền thống kinh tế và văn hóa hết sức phong phú và đặcsắc, Bắc Ninh còn là một vùng đất có truyền thống yêu nước, đấu tranh kiêncường, bất khuất chống giặc ngoại xâm Truyền thống ấy luôn được phát huycao độ trong các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc
Thời kì trước khi thực dân Pháp xâm lược, nhân dân Bắc Ninh đã cùngvới cả dân tộc đứng lên chống ngọai xâm Đó là hình ảnh của cậu bé ThánhGióng (thuộc bộ Vũ Ninh) đánh giặc Ân Tham gia cùng Thánh Gióng đánh giặc
có hai anh em ông Hùng Long, Hùng Sơn và ông Thuộc Công ở vùng Từ Sơncùng nhân dân xung trận giết giặc lập công, giữ yên bờ cõi
Vào thế kỉ III TCN, tướng Cao Lỗ quê ở Tiểu Than, bộ Vũ Ninh nay làVăn Linh, Gia Bình đã có công giúp An Dương Vương đánh lui quân Triệu Đà.Biết nỏ thần là sức mạnh và linh hồn của quân đội Âu Lạc, Triệu Đà đã dùngmưu kế đánh cắp nỏ thần Cao Lỗ - người sáng chế nỏ Liên Châu hay LinhQuang Kim Trảo Thần đã bị truy kích, nhà nước Âu Lạc đã rơi vào tay phongkiến phương Bắc, Cao Lỗ đã anh dũng hi sinh ở mạn bắc Cổ Loa thành để bảotoàn khí tiết
Từ cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, của Lí Bí trước thế kỉ X đến cáccuộc kháng chiến chống quân xâm lược ở thời kì phong kiến độc lập như khángchiến chống Tống thời Lý, ba lần chống quân Mông Nguyên thời Trần và chođến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nhân dân Bắc Ninh với lòng yêu nước nồng nàn
đã có những đóng góp quan trọng trong công cuộc đánh đuổi giặc ngoại xâm,cùng quân dân cả nước bảo vệ và giữ vững nền độc lập dân tộc
Trang 16Khi đất nước bị thực dân Pháp xâm lược, truyền thống yêu nước của quândân Bắc Ninh lại được trỗi dậy và phát huy Phong trào yêu nước từ những nămcuối thế kỉ XIX mặc dù thất bại nhưng đã thể hiện sâu sắc lòng yêu nước, chốngPháp xâm lược của nhân dân trong vùng.
Sang đầu thế kỉ XX, khi một khuynh hướng cứu nước mới được truyềnvào nước ta, nhân dân Bắc Ninh đã hưởng ứng đông đảo Hàng loạt các sĩ phuvăn thân yêu nước phải tham gia vào các tổ chức yêu nước theo khuynh hướngdân chủ tư sản Và khi Nguyễn Ái Quốc chính thức tìm ra con đường cứu nướctheo một con đường hoàn toàn mới, con đường giải phóng dân tộc theo cáchmạng vô sản, nhân dân Bắc Ninh cùng với nhân dân cả nước đã tin và đi theoNgười Để rồi khi Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời thì phong trào cách mạngViệt Nam nói chung và phong trào cách mạng Bắc Ninh nói riêng đã phát triểnlên một bước mới theo con đường cách mạng vô sản
Trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, Đảng bộ và nhân dân Bắc Ninh luônsát cánh cùng với Đảng Cộng Sản Việt Nam, luôn nắm rõ tình hình và nhiệm vụcách mạng ở từng thời kì Khi cách mạng Tháng Tám năm 1945 diễn ra, phongtrào tổng khởi nghĩa trong địa bàn tỉnh cũng diễn ra nhanh chóng, hòa chung vớikhông khí cách mạng cả nước Khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam lần thứhai và tiếp đó là cuộc kháng chiến chống Mỹ kéo dài hơn 20 năm truyền thốngyêu nước, truyền thống cách mạng lại được tỏa sáng trong mọi thế hệ của ngườidân Bắc Ninh
Như vậy, có thể khẳng định rằng con người Bắc Ninh không chỉ tạo nêncho quê hương mình là một vùng đất giàu truyền thống kinh tế, văn hóa mà cònviết lên truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm đáng tự hào Đó là nhữngtruyền thống quý báu mà mỗi người con Bắc Ninh đều cố gắng giữ gìn và pháthuy trong quá khứ - hiện tại và tương lai
1.2.Phụ nữ Bắc Ninh trong lịch sử
PNBN là một lực lượng đông đảo và có vị trí quan trọng trong sự nghiệpxây dựng và bảo vệ quê hương Bắc Ninh PNBN được sinh ra trên mảnh đất đầytruyền thống văn hóa, được rèn luyện trong công cuộc đấu tranh với thiên nhiên,với những thế lực kẻ thù Họ đã tiếp thu những tinh hoa của dân tộc, của quêhương để làm nên những thành tích vẻ vang trong lịch sử Nói về truyền thốngcủa PNBN ta có thể thấy rõ truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm vàtrong sự nghiệp lao động sản xuất
Trang 17Nói về truyền thống của phụ nữ chống giặc ngoại xâm, ông cha ta đã cócâu “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” Ngay từ những năm đầu công nguyên,khi Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, đông đảo PNBN đã hưởng ứng nhiệt tìnhtham gia Trong dân gian còn lưu truyền vùng Luy Lâu, Lãng Bạc (Luy Lâu nay
là vùng Dâu – Thuận Thành; Lãng Bạc là vùng hồ rộng bao gồm vùng Từ Sơn,Tiên Du, Quế Võ, Yên Dũng) có các nữ tướng cùng Hai Bà Trưng dẹp tan TôĐịnh, giành độc lập cho tổ quốc là Quế Nương, Đào Nương, Chiêu Nương,Thánh Thiên, Liễu Giáp, Ả Dị, Ả Tắc thật là “quần thoa thay kiếm kích, khănyếm giữ non sông”
Phụ nữ Bắc Ninh có truyền thống yêu nước vẻ vang Ỷ Lan - cô gái háidâu, quê ở làng Thổ Lỗi, xã Dương Xá, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh trởthành phu nhân của vua Lý Thánh Tông, được tôn vinh làm Nguyên Phi Ỷ Lan,sau làm Hoàng thái hậu Bà đã hai lần nhiếp chính thay chồng trong khoảng 10năm, được nhân dân kính phục, tin yêu vì đức độ, nhân từ, bác ái Nhân dân còngọi bà là Quan Âm phải chăng là bởi tài năng, đức độ và lòng khoan dung của ỶLan đối với nhân dân như Phật bà Quan Âm cứu chúng sinh thoát khỏi khổ, khỏinạn ? Khi vua Lý Thánh Tông qua đời, thái tử Càn Đức lên ngôi hoàng đế chỉmới 7 tuổi, Hoàng thái hậu Ỷ Lan trước kia đã thay chồng nay phải thay connhiếp chính Trước tình hình quân Tống tràn sang Đại Việt xâm lược, Ỷ Lancùng với các quân thần triều Lý bàn kế đánh giặc Đại Việt sạch bóng quân thù,nhân dân được sống trong độc lập, tự do, nền văn minh Đại Việt phát triển rực
rỡ, vương triều Lý ngự trị trên 200 năm Tất cả đều có sự đóng góp công lao tolớn của Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan – người con gái Bắc Ninh nhân hậu, tài ba đitheo chí lớn của Bà Trưng, Bà Triệu
Trong cuộc chiến đấu chống quân Tống thế kỉ XI ta còn phải kể đếncông lao đào đắp hào sâu của chị em phụ nữ của các làng thuộc hữu ngạn sôngNhư Nguyệt : Phương La, Vọng Nguyệt, Đông Xuyên, Chân Hộ, Lương Cầm,Phù Cầm Họ đã đổ mồ hôi lao động hàng năm trời, xây dựng chiến lũy trênsông Như Nguyêt từ Ngã ba Sà đến Lục Đầu Giang tạo nên chiến thắng quyếtđịnh, đánh bại quân Tống Thêm vào đó, không thể không nhắc tới Bà Lãmđược nhân dân tôn sùng là Bà Chúa Kho vì đã có công đôn đốc nhân dân đónggóp thóc lúa, quản lí kho tàng, vận chuyển lương thực nuôi quân chiến đấuchống quân Tống Nhân dân Bắc Ninh biết ơn bà đã xây đền thờ và hàng nămvào dịp đầu năm diễn ra lễ hội đền bà chúa Kho Mọi người đến đó đều mongnăm nay sẽ làm ăn phát đạt và may mắn
Trang 18Sang thế kỉ XIII, trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên vàcuộc kháng chiến chống quân Minh thế kỉ XV, hàng vạn thanh niên trai trángtòng quân giết giặc, PNBN đã đảm đang thay chồng, thay con làm tốt nghĩa vụhậu phương để chồng con yên tâm đánh giặc ngoài chiến tuyến.
Cuối thế kỉ XIX hưởng ứng phong trào nông dân chống lại nhà Nguyễn
đã xuất hiện nhiều tấm gương phụ nữ PNBN cùng với nhân dân cả nước giúpchồng, giúp con đánh giặc Hơn thế họ còn tiếp nối tư tưởng của chồng khi họ hisinh.Tiêu biểu đó là bà Lê Thị Miên – vợ của Cai Vàng – lãnh đạo cuộc khởiNhâm Tuất
Bà Lê Thị Miên (1836 – 1907) quê ở làng Đại Trạch – Đình Tổ - Thuận Thành
Bắc Ninh Khi Cai Vàng cầm quân chiến đấu bị lãnh binh tỉnh Hưng Yên bắn CaiVàng đã hi sinh Nén đau thương và sự mất mát trong lòng, bà Lê Thị Miên đãtiếp tục sự nghiệp của chồng để lại Mùa xuân năm Giáp Tý (2/1864) bà đem toàn
bộ lực lượng đánh Võ Tảo – kẻ đã giết Cai Vàng để trả thù cho chồng Họ đãđánh ròng rã 22 ngày liên tục làm cho Võ Tảo binh tan, tướng mất Trả thù chochồng xong, bà đã mai danh ẩn tích, về tu tại chùa Bút Tháp quê nhà
Đất nước bị thực dân Pháp đô hộ xã hội Việt Nam trở thành thuộc địanửa phong kiến Cả dân tộc bị chìm đắm trong đêm dài nô lệ, đói khổ, nhânquyền của nhân dân, của phụ nữ bị chà đạp thô bạo và tàn nhẫn
Cuộc đấu tranh đòi quyền dân chủ và bình đẳng của toàn thể dân tộc là hết sứcbức xúc, đã trở thành một yêu cầu khách quan của lịch sử Cách mạng Việt namthời điểm này rơi vào tình trạng khủng hoảng như “không có lối ra” thì Nguyễn
Ái Quốc đã tìm ra con đường giải phóng dân tộc theo chủ nghĩa Mác – Lênin
Đó là ngọn đèn pha soi đường cho nhân dân ta tiến hành sự nghiệp cách mạng
vô sản PNBN cũng là một lực lượng tiến bộ, hưởng ứng và đi theo con đườngcách mạng đúng đắn đó
Thời kì vận động xây dựng Đảng, sánh vai với các chàng trai yêu nước,được giác ngộ chủ nghĩa Mác – Lênin, các chị Nguyễn Thị Lưu (tức CảKhương), Nguyễn Thị Minh Lãng và Nguyễn Thị Thủy – những cô gái làngPhật Tích huyện Tiên Du, cháu nhà chí sĩ yêu nước Nguyễn Cảnh Lâm là lớpphụ nữ Bắc Ninh đầu tiên đã đứng trong hàng ngũ những người cách mạng -Hội Việt nam cách mạng thanh niên do Nguyễn Ái Quốc sáng lập Khi Đảng bộĐông Dương Cộng sản Đảng Bắc Ninh được thành lập với 6 chi bộ, 30 đảngviên, các chị đã trở thành Đảng viên của Đảng, suốt đời chiến đấu cho lí tưởng
Trang 19Trong giai đoạn 1936 – 1939, hưởng ứng phong trào đòi tự do dân chủ,cơm áo hòa bình do Đảng lãnh đạo, PNBN đã tham gia tích cực và hiệu quả vàophong trào dân chủ trong tỉnh, góp phần làm cho Bắc Ninh trở thành một tỉnh cóphong trào mạnh ở Bắc Kì Hội phụ nữ tương tế được khôi phục để truyền báviệc học chữ Quốc ngữ, vận động chống các hủ tục mê tín dị đoan, thực hiện đờisống mới trong đám cưới, đám tang Hội còn vận động phụ nữ tham gia kí tênvào các dân huyện gửi chính quyền thực dân, đòi tự do dân chủ, chống sưu caothuế nặng Qua việc tham gia vào các phong trào đấu tranh của nhân dân trongtỉnh, PNBN đã trưởng thành về nhiều mặt Trong phong trào thời kì này có thể
kể đến những cán bộ nữ xuất sắc như chị Nguyễn Thị Sói tức Nguyên, một nữđảng viên của chi bộ Liễu Khê
Trong giai đoạn 1939 – 1945, PNBN cũng hăng hái tham gia vào các tổchức phản đế để chuẩn bị chủ trương đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàngđầu của Đảng
Ở Bắc Ninh thời kì này bắt đầu xuất hiện các tổ chức phụ nữ phản đế sau đổithành Đoàn phụ nữ giải phóng vì ngoài nhiệm vụ chống đế quốc, giải phóng dântộc còn đấu tranh giải phóng giới Tiếp sau đó thì Đoàn phụ nữ giải phóng đượcđổi tên thành Đoàn phụ nữ cứu quốc theo nghị quyết TW lần thứ 8 (3/1941) củaĐảng
Sau khi nhận được chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của ta”của trung ương Đảng, PNBN đã tham gia tích cực vào các đội tự vệ chiến đấu,cùng nhân dân cả nước chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền Ngày 20 – 8 –
1945, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở thị xã Bắc Ninh diễn ra nhanh chóng
và giành thắng lợi, trên cơ sở đó nhiều huyện xã khác của tỉnh cũng giành đượcchính quyền từ tay kẻ thù Các cuộc khởi nghĩa đó đã có sự tham gia đông đảocủa phụ nữ, hàng ngàn các mẹ các chị đã vùng dậy cướp chính quyền địch
Sau cách mạng tháng Tám, cùng với nhân dân cả nước, PNBN tham gia xâydựng bảo vệ chính quyền cách mạng Khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ,PNBN đã hăng hái tham gia phục vụ kháng chiến, góp quỹ nuôi quân, ủng hộ
bộ đội, động viên chồng con đi chiến đấu
Trong 9 năm kháng chiến PNBN vẫn ngày đêm bám trụ các cơ sở khángchiến, nuôi giấu bảo vệ cán bộ cách mạng Chị em đã tích cực tham gia cácphong trào “hũ gạo kháng chiến”, phong trào “nông trường tự vệ” do Mặt trậnViệt Minh chỉ đạo Chỉ riêng vụ lú Ba Giăng (lúa thu) năm 1946, toàn tỉnh cấyđược 55.400 ha, thu được 74.400 tấn thóc Năm 1949 phụ nữ Bắc Ninh đóng
Trang 20góp cho kháng chiến 128.480 đồng, 72 bà mẹ tham gia khâu vá cho bộ độ, dukích 43 bộ quần áo hết 13 vuông vải [ 6,tr.120]
Bên cạnh việc sản xuất, làm tốt nghĩa vụ hậu phương, PNBN còn trực tiếp thamgia chiến đấu Các đội nữ du kích Bắc Ninh đã cùng bộ đội đánh trả những cuộccàn khoét của địch, tham gia công tác địch vận thu nhiều kết quả Tiêu biểu là
nữ du kích Nguyễn Thị Kim Thu đã được Mặt trận Việt Minh khen thưởng.Kháng chiến chống Pháp vừa kết thúc đất nước mới chỉ được giải phóng mộtnửa, non sông chưa thống nhất thì cả nước lại bắt tay vào cuộc kháng chiếnchống Mỹ cứu nước để hoàn thành trọn vẹn nhiệm vụ giải phóng dân tộc BắcNinh – một hậu phương của miền Bắc đã thực hiện tốt những nhiệm vụ màĐảng giao cho, cùng với nhân dân cả nước đánh đế quốc và phát triển đất nước.Trong giai đoạn 10 năm của cuộc kháng chiến (1954 – 1964) phụ nữ Bắc Ninh
đã tích cực tham gia thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnhnhà : Khắc phục hậu quả chiến tranh, tiến hành cải cách ruộng đất, bước đầu tiếnhành cải tạo và xây dựng CNXH, tạo tiềm lực cho đất nước thống nhất Tronggiai đoạn 1961 - 1965 hưởng ứng kế hoạch 5 năm lần thứ nhất của Đảng và nhànước, PNBN đã hăng hái tham gia phong trào hợp tác hóa nông nghiệp theo conđường làm ăn tập thể để xây dựng CNXH, phục vụ cho cuộc đấu tranh giảiphóng dân tộc ở miền Nam và chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ởmiền Bắc, PNBN bước vào thời kì cả nước có chiến tranh (1965 – 1975), nêucao khẩu hiệu “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược ”
Để tạo điều kiện và động viên phụ nữ tham gia phát huy hết khả năng, sức mạnhcủa mình trong kháng chiến,TƯHLHPNVN đã phát động phong trào “Ba đảmđang” ở miền Bắc PNBN – một bộ phận quan trọng của cuộc kháng chiến đãhưởng ứng và tham gia tích cực phong trào “Ba đảm đang, giành được nhiềuthành tích vẻ vang trong sản xuất và chiến đấu, có tác dụng to lớn trong thắnglợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ vĩ đại
Truyền thống khẩn hoang trị thủy, lập làng và lao động sản xuất nông nghiệpcần cù, sáng tạo, thâm canh cây lúa giỏi là truyền thống quý báu của các thế hệdân cư Bắc Ninh Và tất nhiên trong sự nghiệp lao động vẻ vang đó có nhữngđóng góp to lớn của chị em phụ nữ quê nhà Nói đến phụ nữ là có nghĩa là nóiđến sự phân nửa xã hội, vì vậy có thể nói truyền thống thâm canh cây lúa, truyềnthống lao động cần cù sáng tạo trên cũng là truyền thống của phụ nữ Bắc Ninh.Chính vì thế mà ngay từ trong đời sống gia đình và xã hội, phụ nữ không chỉ là
Trang 21chăn nuôi mà còn là người chăm sóc gia đình, sản xuất ra của cải vật chất nuôisống con người và góp phần to lớn vào việc duy trì và phát triển của xã hội Trong lao động sản xuất nông nghiệp, xưa cũng như nay, phụ nữ bao giờ cũng làlực lượng lao động quan trọng Từ gieo trồng, chăm sóc đến thu hoạch, chế biến;
từ sản xuất đến chăn nuôi, từ việc đồng áng đến vườn tược; công việc trong nhàđều có công sức của người phụ nữ.Do đó, PNBN có niềm tự hòa chính đáng làmột bộ phận trong chủ thể của lịch sử phát triển văn minh của đất Việt ngànnăm
Quá trình lao động, đấu tranh với thiên nhiên để phát triển kinh tế - xã hội, xâydựng quê hương, đất nước từ đời này sang đời khác, người phụ nữ Bắc Ninhngày càng tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và hình thành nênnhững đức tính cao đẹp : cần cù, đảm đang, trung hậu, nhân ái, gắn bó với quêhương, cộng đồng, giàu nghị lực vượt lên trên khó khăn, trở ngại
Từ khi sống dưới chế độ mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, PNBN càng phát huyđược truyền thống đảm đang trong lao động sản xuất, đã đạt được nhiều thànhtích to lớn trong sản xuất nông nghiệp Trong kháng chiến chống Pháp chị emlao động cần cù để đóng góp nuôi quân, góp phần vào thắng lợi chung Khi cuộckháng chiến chống Mỹ nổ ra, PNBN tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp đó,hoàn thành tốt nhiệm vụ hậu phương, góp phần đánh cho “Mỹ cút, ngụy nhào”,Bắc – Nam thống nhất một nhà
Như vậy, Bắc Ninh – mảng đất có vị trí địa lý quan trọng cho phát triển kinh tế
-xã hội, cũng là mảnh đất có vị trí chiến lược quan trọng trong công cuộc bảo vệ
tổ quốc Người dân Bắc Ninh với truyền thống lao động cần mãn, là lực lượngquan trọng thực hiện các nhiệm vụ, yêu cầu của Tỉnh cũng như của đất nước PNBN là lực lượng xã hội quan trọng trong quá trình xây dựng và bảo vệ quêhương đất nước, có những đóng góp tích cực trong quá trình dựng nước và giữnước Những thành tích của PNBN trong lịch sử, đặc biệt là trong kháng chiếnchống Pháp dưới sự lãnh đạo của Đảng là những bước đệm, là nền tảng choPNBN tiếp tục làm nên những chiến công trên các mặt trận trong kháng chiếnchống Mỹ tiếp theo Với những thành tích tiêu biểu trong sản xuất nông nghiệp,làm nhiệm vụ hậu phương, vừa chiến đấu vừa bảo vệ quê hương, PNBN đãxứng đáng với truyền thống tốt đẹp của quê hương và dân tộc, của người phụ nữViệt Nam “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”
Trang 22Tiểu kết chương 1:
Bắc Ninh là vùng đất giàu truyền thống lịch sử - kinh tế - văn hóa Vùngđất đó đã tạo nên những người con gái yêu nước và kiên trung với tổ quốc.PNBN – một lực lượng đông đảo và to lớn có điều kiện để đóng góp sức mìnhvào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước Điều này được thể hiện ở một sốđiểm sau:
Thứ nhất, Bắc Ninh – là một tỉnh có vị trí địa lí thuận lợitập trung nhiều đầu mối
giao thông quan trọng, tạo điều kiện cho PNBN thực hiện việc liên lạc và phốihợp với các tổ chức kháng chiến bên ngoài
Thứ hai, Điều kiện khí hậu khắc nghiệt đã tạo cho con người Bắc Ninh nói
chung và PNBN nói riêng những đức tính quý báu.Sự lao động cần cù, chịuthương chịu khó và tinh thần chiến đấu ngoan cường với thiên nhiên
Thứ ba, Bắc Ninh có lịch sử hình thành lâu đời, là mảnh đất có truyền thống văn
hóa, truyền thống cách mạng Yếu tố này tạo cho cộng đồng dân cư Bắc Ninhsống gắn bó với nhau, giúp đỡ nhau trong sản xuất và trong đấu tranh chốngngoại xâm PNBN – đã tiếp thu những truyền thống quý báu đó và phát huy mộtcách mạnh mẽ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Thứ tư, Bắc Ninh – là một vùng đất có truyền thống phụ nữ tham gia đánh giặc
ngoại xâm Lịch sử đã chứng minh ngay từ thời phong kiến đã có nhiều tấmgương phụ nữ tham gia vào các cuộc kháng chiến Họ là những tấm gương sáng
để phụ nữ thời chống Mỹ noi theo, viết tiếp truyền thống vẻ vang của PNBN PNBN – những người con gái của vùng quê Kinh Bắc xưa được sinh ra vàlớn lên trên một mảnh đất có những điều kiện thuận lợi và cả những khó khăn đểphát triển Với lòng yêu nước sâu sắc, tình yêu đối với quê hương đã hòa cùng ýchí căm thù giặc, PNBN đã không ngại ngần đứng lên cầm vũ khí chiến đấu đểgiành lại độc lập - tự do cho Tổ quốc, họ đã làm được những điều mà tưởngchừng như không làm được
Trang 23CHƯƠNG 2 PHỤ NỮ BẮC NINH TRONG CÁC GIAI ĐOẠN KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (1954 – 1975) 2.1 Phụ nữ Bắc Ninh trong giai đoạn 1954 – 1965.
2.1.1 Phụ nữ Bắc Ninh trong thời gian khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh và cải cách ruộng đất.
2.1.1.1 Hoàn cảnh lịch sử
Sau khi hiệp định Giơnevơ được kí kết (21-7-195) hòa bình được lập lại ởmiền Bắc, nhưng Mỹ đã phá hoại hiệp định, xâm lược miền Nam nhằm chia cắtlâu dài đất nước ta Từ đây, nhân dân Việt Nam tiếp tục bước vào một cuộcchiến tranh mới Trong cuộc kháng chiến lịch sử này, nắm bắt tình hình mới củađất nước, ĐCSVN đã có những quyết định đúng đắn và sáng tạo Đảng xác địnhtiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng : cách mạng XHCN ở miền Bắc
và cách mạng dân chủ nhân dân ở miền Nam vì mục tiêu chung là độc lập dântộc, thống nhất tổ quốc Đảng xác định việc đưa miền Bắc tiến lên CNXH, xâydựng miền Bắc trở thành hậu phương lớn cho cách mạng cả nước là một nhiệm
vụ có ý nghĩa chiến lược quan trọng, có vai trò “quyết định nhất đối với sự pháttriển của toàn bộ cách mạng nước ta, đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà củanhân dân ta” [44,tr.33]
Trong hoàn cảnh mới, nhiệm vụ mới của đất nước, tin tưởng vào đườnglối của Đảng, nhân dân Bắc Ninh sẵn sàng đón nhận những nhiệm vụ kinh tế -chính trị - xã hội mới, góp phần tích cực xây dựng hậu phương miền Bắc vữngmạnh để đấu tranh thống nhất nước nhà
Sau khi được giải phóng, cũng giống như các tỉnh khác trên khu vực miềnBắc, tỉnh Bắc Ninh phải đương đầu với nhiều khó khăn và thử thách mới GiặcPháp khi chấp hành hiệp định là rút quân khỏi miền Bắc đã có âm mưu phá hoạiviệc xây dựng cuộc sống mới của nhân dân, chúng tiến hành phá hoại sản xuất,máy móc, nông cụ, giết hại trâu bò, tiến hành chiến tranh tâm lí, lập ra các tổchức cưỡng ép đồng bào ta ra nhâp để chống lại Đảng nhằm chia rẽ khối đoànkết dân tộc, gây mất ổn định xã hội Bên cạnh đó là vấn đề thiên tai hạn hán, mấtmùa, hàng vạn hecta đất bị bỏ hoang Nhiều công trình đê điều, cầu cống bị hưhỏng, sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp bị đình đốn, lưu thông dịch vụngưng trệ, hậu quả của chiến tranh tàn phá đối với sản xuất và đời sống nhândân rất nặng nề
Trang 24Bắc Ninh có trên 50 nghề thủ công cổ truyền tinh xảo, như sơn mài mộc
mỹ nghệ, đúc đồng, đúc nhôm, làm đồ đồng, dát vàng, gốm …, nhưng do chiếntranh nên hầu như toàn bộ ngành, nghề thủ công đều bị đình đốn, làm cho hàngvạn lao động không có việc làm, đời sống vô cùng khó khăn, điêu đứng Trongkhi đó, quan hệ sản xuất phong kiến vẫn tồn tại ở nông thôn do ta chưa có điềukiện tiến hành nhiệm vụ “phản phong” trong giai đoạn kháng chiến chống Phápmột cách rộng khắp và triệt để
Nhiều vấn đề xã hội xảy ra gay gắt Đời sống vật chất và tinh thần củanhân dân túng thiếu, nạn đói, rách, thất học diễn ra phổ biến, từ đầu tháng 7 đếnngày 29-8-1955 có 30.000 người bị đói Ở Long Châu, Phú Lâm (Yên Phong),Tân Chi, Lạc Vệ (Tiên Du) có những gia đình 5-6 ngày không có gạo để ăn màchỉ ăn ốc, cua, các loại rau kiếm được Có bà ăn cám 9-10 ngày liền, có bà đêmmắt còn tinh sáng ra chân tay đã rã rời không biết đường ra cửa Một số gia đình
đã bỏ quê hương lên Thái Nguyên kiếm ăn Có bà vừa khóc vừa nói : “Đội vềphát động sung sướng quá mà chúng tôi phải bỏ đi mà kiếm ăn, không tham giađược”, có người đi họp gục đầu xuống và nói “tôi muốn phát biểu quá mà đóinên phải chịu”[3, tr.164]
Ở Bắc Ninh, là một nơi cũng có đồng bào công giáo, tình hình chính trị rấtphức tạp, bọn phản động đã đội lốt tôn giáo tìm cách tung tin đồn nhảm, gây xônxao trong giáo dân như: “Chúa đi Nam, không theo chúa mất đạo”, “Việt Minhcấm đạo”, “Cộng sản sát đạo tịch thu nhà thờ” Quân thù đã dùng thần quyềngiáo lý, tung tin hoang đường: “đức mẹ hiện hình về đón con chiên vào Nam vớichúa”, “cộng sản là vô thần không thể sống chung với họ được”, “người cônggiáo không vào Nam là bị rút phép thông công”, “người đi lính làm công chứccho Pháp ở lại miền Bắc sẽ bị Việt Minh trả thù, vào Nam sẽ được trả lại nguyênchức, nguyên lương”… Các giáo dân bị tác động về tư tưởng như lo mất đạo,không có cha làm lễ, không có người chăm sóc phần hồn và hoài nghi các chínhsách của Đảng và chính phủ ta Tháng 8-1954, bọn phản động dựa vào thế Ủyban Quốc tế giám sát đình chiến, công khai hoạt động gây nên nhiều cuộc di cưlớn
Bằng những thủ đoạn đe doạ, lừa bịp như vậy, chúng đã dụ dỗ, cưỡng bức 8.157giáo dân trong tổng số 14.200 đồng bào giáo dân của tỉnh Bắc Ninh vào miềnNam Đồng bào ra đi đã bỏ lại 2.326 mẫu ruộng, hàng nghìn ngôi nhà khôngngười ở, nhiều xóm làng không một bóng người, hoang vắng, tiêu điều, hiuquạnh [65]
Trang 25Những vấn đề văn hoá, xã hội do hậu quả chiến tranh và chế độ ngụyquyền, tay sai của thực dân Pháp để lại cho nhân dân Bắc Ninh là hết sứcnghiêm trọng Hàng nghìn phụ nữ bị mắc bệnh hoa liễu Thị xã Bắc Ninh, phốNgọc Thụy (Gia Lâm) có hàng chục nhà thổ, sòng bạc, tiệm nhảy và hàng trămtên lưu manh chuyên trộm cắp, đâm thuê, chém mướn Các tục lệ khao vọng, machay, tảo hôn, mê tín dị đoan, đồng bóng,… ở những vùng địch tạm chiếm ở cảthành thị và nông thôn hết sức nặng nề Tình trạng chị em bị hãm hiếp còn làmột vấn đề đáng lo ngại hơn Ở Yên Phong có tới 7.804 chị em bị hãm hiếp(trong đó có 820 chị em bị nát dạ con), làm suy kiệt sức người của ta [17] Nhiềuvấn đề gia đình, hôn nhân phức tạp, nạn tảo hôn, li hôn diễn ra, sự bất bình đẳnggiữa nam và nữ Năm 1956 có 617 vụ ly hôn [66]
Đứng trước những khó khăn của thời chiến, nhận thức đúng đắn chủ trương vàchính sách của Đảng và Nhà nước, tỉnh ủy Bắc Ninh đã xác định những nhiệm
vụ cấp bách về các mặt kinh tế - chính trị - xã hội mà tỉnh phải thực hiện là :
- Tích cực tuyên truyền giải thích, vạch trần âm mưu thâm độc của địch là bắtdân ta trong đó đông đảo là thanh nhiên và phụ nữ đi lính
- Ổn định trật tự xã hội, đấu tranh chống âm mưu dụ dỗ cưỡng ép giáo dân di cưvào Nam
- Thực hiện nhiệm vụ khôi phục kinh tế phát triển nông nghiệp, hàn gắn vếtthương chiến tranh và tiến hành cải cách ruộng đất
PNBN cùng với nhân dân toàn tỉnh trên cơ sở nắm vững chủ trương củaĐảng đã tích cực tham gia vào việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - chính trị -văn hóa – xã hội
2.1.1.2 Phụ nữ Bắc Ninh với việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn 1954 – 1957
Những nhiệm vụ kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn 1954 – 1957 đãđược PNBN hưởng ứng tích cực
*Với nhiệm vụ ổn định xã hội.
Trong công cuộc ổn định trật tự xã hội, đấu tranh chống địch lôi kéonhân dân ta vào các tổ chức phản động, PNBN đã có những đóng góp tích cực.Không chỉ lôi kéo, ru ngủ lực lượng nam giới mà địch còn ra sức tuyên truyềncác khẩu hiệu phản động đối với phụ nữ như “nhiệm vụ của phụ nữ là phải đilính để bảo vệ nhà, bảo vệ non nước”, chúng ra sức tổ chức các buổi lễ cầu hồn
Trang 26cho các chiến sĩ và ngụy binh đã tử trận để lôi kéo, mua chuộc lòng mê tín củacác cụ bà và tuyên truyền các cụ về vận động con cháu đi ngụy binh.
Đứng trước tình hình phức tạp đó, PNBN đã dựa vào dân, cô lập bọnphản động, tuyên truyền, vận động bà con ở lại quê hương, không tham gia các
tổ chức phản động của chúng, nhận rõ âm mưu của kẻ thù trong việc dụ dỗ,cưỡng bức đồng bào ta di cư vào Nam Trong đó, phải kể đến các lực lượng cán
bộ và quần chúng phụ nữ tiến bộ đã tích cực vận động thuyết phục bà con để rõ
âm mưu của kẻ thù, tăng cường lực lượng cho cách mạng ta Trước tình giai cấp,nghĩa đồng bào, hiểu được chính sách của Đảng và nhà nước, nhiều bà con, chị
em đã thấy được âm mưu thâm độc của kẻ thù, không mắc mưu chúng Nhiềungười đã tham gia vào các tổ chức phản động, đã ra đi hoặc chuẩn bị ra đi vàoNam, sau khi được cán bộ ta giải thích đã trở lại quê nhà Chị Son – một phụ nữcông giáo nói : “ Tôi nghe cán bộ nói đã gọi được con và cháu đi Nam về, bâygiờ tôi mới thấy được thằng Diệm hại dân, hại nước, làm khổ đồng bào cônggiáo chúng tôi Mong chóng hiệp thương cho đồng bào về làm ăn”[17]
Kết quả là từ ngày 21-7-1954 đến ngày 30-8-1954, Bắc Ninh đã vậnđộng được 11.803 lính ngụy bỏ hàng ngũ địch trở về quê hương, 236 người làmviệc trong bộ máy ngụy quyền địch ở lại [65]
Trước đó, toàn tỉnh có hàng vạn người tham gia ngụy quân, ngụy quyền
đã làm cho cộng đồng dân cư, làng, xóm, dòng tộc có những diễn biến tư tưởng,tình cảm khá phức tạp, sống với nhau chưa thật tin cậy, hoà thuận, yên vui Đếnnay, nhân dân trở về quê hương làm ăn, tham gia các đội du kích đã làm cho tìnhhình xã hội tỉnh nhà dần đi vào ổn định, an ninh xã hội được đảm bảo Nhân dântin vào chính sách của Chính phủ, yên tâm phấn khởi làm ăn, sản xuất Nhữngkết quả đạt được này là có sự đóng góp lớn lao của phụ nữ tỉnh
Không mấy thành công trong âm mưu dụ dỗ, lôi kéo đồng bào ta vào Nam.Một mặt địch tiếp tục tăng cường tổ chức gián điệp hòng phá vỡ cơ sở khángchiến, tuyên truyền chia rẽ giữa cán bộ, bộ đội với nhân dân, mua chuộc phụ nữ
để bắt chị em làm tay sai, bắt cán bộ và du kích của ta Mặt khác chúng đã thẳngtay đàn áp, tăng cường các cuộc càn quét để tiêu diệt lực lượng cách mạng của
ta, nhằm tách quân ra khỏi dân và tra tấn dã man các đồng chí của ta, trong đó
có cả phụ nữ Vào đầu cuộc chiến chúng mở 3 cuộc càn quét lớn có trên 800quân tham gia và hàng chục cuộc càn quét nhỏ vào các làng thuộc Thuận Thành,Gia Lương Ngày 22-2-1954, ở huyện Thuận Thành chúng đã sát hại 46 bà mẹ,
18 trẻ em Chính quyền địch còn gài mìn phá hoại tài sản máy móc của các nhà
Trang 27máy, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất của ta Ở khu du kích và căn cứ du kíchnhững việc làm này diễn ra thường xuyên hơn gồm cả việc bắn đại bác giết hạidân Các chị em đứng trước những âm mưu và thủ đoạn hết sức thâm độc củađịch đã không ngần ngại từ chối những lời mị dân đó, thấm nhuần tình nghĩa vớicách mạng đã thẳng thừng thà chết chứ không chịu khai, nhiều chị em đã bị tratấn dã man cho đến chết vẫn thủy chung với cách mạng.
Kết quả đạt được là toàn tỉnh có 1.300 chị em đã kiên quyết không thamgia các tổ chức của địch, tích cực tham gia chống các cuộc càn quét của địch.Bên cạnh đó, ở các thôn du kích, chị em đã tích cực tham gia vào cuộc mít tinh
kỉ niệm ngày quốc tế phụ nữ Theo thống kê ban đầu của 4 huyện thì đã có 2.604chị em tham gia vào cuộc mít tinh này[16]
*Với nhiệm vụ cải cách ruộng đất
Bên cạnh đó, nhiệm vụ trọng tâm chủ yếu sau hòa bình lập lại là cải cáchruộng đất nhằm tạo điều kiện cho khôi phục kinh tế, phát triển nông nghiệpđược tỉnh ủy Bắc Ninh quan tâm tiến hành thực hiện ngay khi hòa bình lập lại.Chủ động nắm bắt tình hình, Bắc Ninh đã có “chủ trương công tác sau đìnhchiến” Ngày 7-7-1954 Tỉnh ủy ra chỉ thị về đẩy mạnh vận động sản xuất và tiếptục theo đó là nhiều thông tri về sản xuất “phòng đói, cứu đói”, về việc tu bổ vàbảo vệ đê điều, về việc tích cực hộ đê, phòng lụt, về công tác phát động thi đuasản xuất và kế hoạch chống tệ nạn xã hội Bắc Ninh đã chủ trương triển khaiphát động quần chúng nông dân giảm tô, thực hiện giảm tức và chuẩn bị tiếnhành cải cách ruộng đất Trong quá trình thực hiện giảm tô và tham gia các bướcgiảm tô của tỉnh, PNBN đã tích cực tham gia Tối tối chị em tập trung học tập vàsau đó tham gia đấu tố địa chủ Năm 1957, toàn tỉnh có 474 cốt cán là phụ nữ[18] Qua đợt cải cách ruộng đất toàn tỉnh có 38.190 nữ hội viên, chiếm tỉ lệ52.8 % Chị em đã tham gia tích cực vào các tổ chức đoàn thể
Bảng 1 : Số PNBN tham gia công tác quản lý HTX Nông nghiệp sau CCRĐ
Trang 28Bảng số liệu cho thấy số lượng phụ nữ tham gia quản lí bộ máy hànhchính khá đông đảo, chiếm tỉ lệ khá Hầu hết, ở tất cả các cơ quan số phụ nữtham gia vào ban lãnh đạo đều đạt mức xấp xỉ 30% Điều này đã chứng tỏ ngay
từ khi bước vào giai đoạn đầu thực hiện mục tiêu kinh tế, PNBN đã mạnh dạn vàphấn đấu tham gia vào bộ máy hành chính Ví dụ trong Ban chấp hành nông hội
có 191 phụ nữ bằng 33.9% thì đã có 24 chị là Bí thư nông hội và 13 chị là phó bíthư nông hội; trong Ban chi có 71 chị chiếm 28 % thì 17 chị là Bí thư chi bộ, 7chị phó bí thư và 45 chị là chi ủy; ban hành chính xã có 105 chị chiếm tỉ lệ 22
% trong đó 7 chị là Phó chủ tịch, 90 ủy viên
Sau khi tham gia vào các cơ quan hành chính, các chị đã tích cực hoạtđộng như dạy chữ, bình dân học vụ vào buổi tối, tuyên truyền việc giảm tô, tiếnhành cải cách ruộng đất Bắc Ninh tiến hành cải cách ruộng đất vào đợt 4 vàtriển khai đồng loạt trên địa bàn tỉnh Trong thời gian tiến hành cải cách ruộngđất này, PNBN tiếp tục phát huy vai trò của mình với việc hưởng ứng nhiệm vụcủa tỉnh nhà Số chị em được đội cải cách ruộng đất tin cậy bắt rễ xâu chuỗitrong toàn tỉnh chiếm tỉ lệ từ 27% đến 30% Trong đợt cải cách ruộng đất,PNBN cùng với nhân dân toàn tỉnh đã mang lại ruộng đất cho 155.148 hộ, nôngdân trong tỉnh được 25.481 hecta, 22.218 con trâu, bò [66]
Tiến hành cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức thắng lợi, khẩu hiệu
“người cày có ruộng” là ước mơ ngàn đời của người dân Bắc Ninh đã được thựchiện; lập trường tư tưởng của cán bộ, đảng viên được nâng lên một bước, tổchức thanh thải được phần tử xấu, bổ sung được nhiều cán bộ cốt cán tiên tiến.Sau cải cách ruộng đất, kết cấu giai cấp ở địa bàn nông thôn đã được thay đổicăn bản Quan hệ sản xuất phong kiến đã được xóa bỏ, giai cấp địa chủ phongkiến bị đánh đổ cả địa vị kinh tế lẫn địa vị chính trị Giai cấp nông dân được giảiphóng hoàn toàn và trở thành người làm chủ nông thôn, xã hội
Thi hành chủ trương của Trung ương Đảng và Chính phủ, tháng 2-1955,Bắc Ninh tiến hành phát động quần chúng đợt 7 triệt để giảm tô Các đợt phátđộng quần chúng triệt để giảm tô đã đem lại những kết quả bước đầu trên lĩnhvực kinh tế Địa chủ bị thoái tô, số thóc thu được đem chia cho nông dân, gópphần quan trọng giải quyết nạn đói đang diễn ra trầm trọng ở địa phương, tạo sựphấn khởi trong nông dân Trong giảm tô, số ruộng giao cho nông dân quyền sửdụng cao hơn trước, toàn tỉnh chiếm trên 60%; tổ chức nông hội phát triển, uythế chính trị của giai cấp địa chủ đã bị đánh đổ một bước
Trang 29Những thắng lợi của giảm tô, cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức đãgóp phần quan trọng thúc đẩy sự nghiệp kháng chiến chống thực dân Pháp thắnglợi, công cuộc khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội đạt kết quả Thực hiệnnhiệm vụ phát động quần chúng giảm tô và cải cách ruộng đất của Trung ươnghoàn thành trước tháng 7-1956 do Hội Nghị lần thứ 7 của BCH TWĐ đề ra, cáccấp hội vận động chị em tích cực tham gia đấu tranh đánh đổ giai cấp địa chủ Cải cách ruộng đất không chỉ mang lại ruộng đất cho người nông dân.Mang lại quyền làm chủ cho người nông dân trên cơ sở quyền làm chủ, sự sởhữu về ruộng đất mà còn giải phóng người phụ nữ, giác ngộ ý thức giai cấp,khẳng định vai trò to lớn của lực lượng này Qua cải cách ruộng đất đã có 80 –
90 % chị em tham gia nông hội, đào tạo thêm hàng ngàn cán bộ nữ tham giaphong trào và lãnh đạo phong trào
Có thể khẳng định rằng những kết quả đạt được đã khẳng định sự thắnglợi của cuộc cải cách ruộng đất là rất to lớn và căn bản, có ý nghĩa quan trọng vàmang tính chiến lược Qua cải cách ruộng đất, nhiệm vụ phản phong cơ bảnđược hoàn thành Tuy nhiên, trong quá trình chỉ đạo thực hiện, Đảng đã mắcmột số sai lầm quan trọng có tính nguyên tắc trên toàn khu vực miền Bắc, trong
đó có Bắc Ninh Đó là sai lầm về chỉnh đốn tổ chức, đấu tố tràn lan, rơi vào chủnghĩa thành phần và quy kết thành phần có tính truy chụp, không phân hóa rõđối tượng gây nên những hậu quả lớn Vì vậy, việc chấn chỉnh các tổ chức đoànthể chính trị đã đánh vào các lực lượng đã từng có cống hiến nhiều trong khángchiến chống Pháp gây nên mất đoàn kết nghiêm trọng ở nông thôn và mất cán
bộ Những sai lầm đó đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến các phong trào chungtrong đó có phong trào PNBN Trong cải cách ruộng đất, các chi hội phụ nữ bịgiải tán thay vào đó là các ban cán sự nữ nông hội, khi hoàn thành cải cách, cácđội cải cách rút đi thì các ban cán sự nữ nông hội xã do trình độ còn non kémnên không hoạt động tự lập được trong khi đó số cán bộ phụ nữ cũ bị loại ratrong cải cách ruộng đất thì bất mãn gây nên mất đoàn kết làm cho phong tràophụ nữ gặp không ít khó khăn
Nhận rõ sai lầm mắc phải, trung ương Đảng đã quyết tâm sửa sai, ở BắcNinh công tác sửa sai trong cải cách ruộng đất bắt đầu được tiến hành từ ngày23-8-1956, đoàn cán bộ sửa sai đã xuống tất cả các xã đến cuối năm 1957 cănbản hoàn thành
PNBN đã tiến hành tổ chức học tập chủ trương, chính sách sửa sai củaĐảng, học tập thư của TƯHLHPNVN Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Bắc Ninh đã
Trang 30đánh giá cao khả năng phụ nữ tham gia mọi mặt công tác sửa sai như ổn định tưtưởng cho cán bộ quần chúng và củng cố tổ chức ở xã, phục hồi quyền lợi kinh
tế và chính trị cho đảng viên bị quy sai
Để động viên phong trào phụ nữ và ổn định tư tưởng cho chị em, toàntỉnh đã tổ chức học tập cho cán bộ và toàn thể hội viên Toàn tỉnh có 134 xãtham gia hướng dẫn cho 35.226 hội viên Qua những buổi học tập trên thì nhậnthức của chị em được nâng cao, tin tưởng vào cách mạng ngày càng lớn Từ đây,PNBN tham gia ngày càng tích cực vào công tác tổ chức chính quyền, số cán bộ
nữ tăng lên đáng kể Nhờ sự tham gia tích cực của chị em phụ nữ, ở các huyện
xã, phong trào PNBN lắng xuống trong cải cách ruộng đất mất cán bộ, sau sửasai đã dần dần được phục hồi Hội phụ nữ ở các huyện xã được khôi phục vatiếp tục đi vào hoạt động
Phong trào tham gia tổ đổi công của PNBN cũng là một phong trào sôi
nổi, thu hút đông đảo chị em tham gia PNBN đã tự nguyện vào tổ đổi công để
hỗ trợ nhau trong sản xuất Kết quả là trong vòng 3 năm, số tổ đổi công của BắcNinh tăng lên nhanh chóng
Bảng 2 : Số lượng tổ đổi công trong nông nghiệp của Bắc Ninh
Trong phong trào xây dựng tổ đổi công hai xã Liên Hà và Liên Sơn (TừSơn) được tỉnh chỉ đạo là nơi thí điểm và bình công chấm điểm để rút kinhnghiệm Phong trào đổi công là điểm xuất phát, cơ sở của phong trào hợp táchoá nông nghiệp, đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể, đi lên chủ nghĩa
xã hội
Trang 31Ngoài việc thi đua đẩy mạnh sản xuất, tỉnh hội PNBN đã phát độngphong trào phụ nữ tham gia tổ đổi công sản xuất Tỉnh hội và huyện hội phụ nữxác định việc vận động phụ nữ tham gia tổ đổi công sản xuất là công tác trọngtâm sau sửa sai của cải cách ruộng đất nên đã mở các lớp học về tổ đổi công chocán bộ phụ nữ hội các cấp và sau đó nội dung học tập được triển khai rộng rãiđến các hội viên Kết quả là ở 5 huyện có 127 tổ đổi công, trong đó có 142 tổ cóphụ nữ tham gia được đào tạo với số hội viên là 5.719 người tham gia học tập[18] Trên cơ sở mỗi huyện đều chọn lấy một xã xây dựng tổ đổi công làm thíđiểm, phong trào đã được nhân ra toàn tỉnh với sự tham gia tích cực của phụ nữ.
*Với nhiệm vụ khôi phục và phát triển kinh tế
Song song với nhiệm vụ chống cưỡng ép di dân, mua chuộc nhân dân vào
tổ chức phản động, cải cách ruộng đất và sửa sai sau cải cách từ 1955 - 1957,nhiệm vụ tiếp theo là khôi phục kinh tế hàn gắn vết thương chiến tranh được củaTỉnh ủy chủ trương thực hiện.Tỉnh đã xác định : Trong thời kỳ khôi phục kinh
tế, trước hết cần nắm vững việc phục hồi và phát triển nông nghiệp, đó là vấn đềthen chốt, là cơ sở của việc cải thiện đời sống nhân dân Nhiệm vụ trọng tâmtrong thời kỳ phục hồi kinh tế của Bắc Ninh là đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp,trước mắt là giải quyết vấn đề lương thực, ổn định đời sống nhân dân Toàn dânthực hiện khẩu hiệu “Tấc đất, tấc vàng”… Ngay sau ngày hoà bình lập lại, Tỉnh
ủy đã phát động chiến dịch khai hoang phục hoá, được toàn thể cán bộ, đảngviên và nhân dân trong tỉnh hưởng ứng, ra sức thực hiện
Tỉnh hội phụ nữ thống nhất với chủ trương của Tỉnh ủy đã xác địnhnhiệm vụ khắc phục hậu quả chiến tranh, nhanh chóng phục hồi sản xuất là mộttrong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu Ngày 17-9-1955, Tỉnh hội thông tri
về “đẩy mạnh việc sản xuất, chống đói và phòng đói, đồng thời chấm dứt nạnđói tháng 8” và nhiều chỉ thị, thông tri, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chính trịtrước mắt như vận động phụ nữ tham gia chống lụt, phòng lụt, chương trình thiđua nhân kỉ niệm các ngày lễ trong năm PNBN còn tham gia tích cực vào cácphong trào sản xuất nông nghiệp mà tỉnh phát động Đó là những phong trào thiđua nhằm mục tiêu để khôi phục sản xuất nông nghiệp như:
- Chống hạn, chống lụt
- Vận động cấy đúng kĩ thuật, kinh nghiệm làm cỏ (dùng bừa Nghệ An)
- Đào mương máng, công tác thủy lợi, bảo vệ đê điều
- Đẩy mạnh khai hoang, vỡ hoang
Trang 32Ngay từ đầu những năm 1956, tỉnh hội PNBN đã tuyên truyền giáo dục cho chị
em nhận thức rõ tầm quan trọng của việc sản xuất nông nghiệp để động viên chị
em tham gia sản xuất, thực hiện chương trình tiết kiệm Tỉnh hội PNBN trực tiếpphát động phong trào cày cấy, làm cỏ, bón phân cho lúa và chú trọng công tácthủy lợi Hưởng ứng phong trào sản xuất do tỉnh hội phụ nữ phát động, chị emPNBN đã thi đua cấy đúng kĩ thuật, cấy vừa, nhỏ rảnh, cấy chấm phân, lót phânlàm cỏ nhiều lần Tỉnh hội đã chỉ đạo chi hội phụ nữ xã Võ Cường làm thí điểm,kết quả là đã có 304 chị tham gia tích cực hưởng ứng Trong đó có những cánhân điển hình như : Chị An ở xã Võ Cường thị xã Bắc Ninh vận động gia đìnhcấy 100% diện tích theo kĩ thuật Chị Mão ở xã Hòa Bình là người đầu tiênmạnh dạn làm cỏ bằng bừa cỏ Nghệ An Bên cạnh đó chị em còn phát triểnphong trào học tập cày bừa Trong tỉnh đã có 402 chị biết cày, 5.352 chị em thiđua làm cỏ và đã làm được 9.195 mẫu
Thực hiện chủ trương của Trung ương và kế hoạch của Tỉnh ủy, mộtphong trào thi đua sản xuất sôi nổi đã diễn ra trong giới phụ nữ từ tỉnh đến cơ sởthi đua chào mừng Đại hội phụ nữ toàn quốc tháng 5-1956 có 5.719 phụ nữtham gia hội họp Trong đó, có 450 chị em tham gia chống Diệm, chị em đuanhau gánh tới 250 gánh đất/ngày đắp đê, làm cỏ được 1.956 mẫu Năm 1956 –
1957, PNBN ủ được 58.955 gánh phân các loại[ 18]
Cùng với nhân dân toàn tỉnh, hàng vạn phụ nữ nông dân đã hăng hái thamgia tháo gỡ dây gai, gỡ bom mìn, phục hóa ruộng đất bị bỏ hoang, thay “vànhđai trắng” bằng màu xanh của lúa, ngô, khoai, rau Chỉ trong năm 1955 có27.214 phụ nữ phối hợp với các lực lượng vỡ hoang được 7.203 mẫu 3 sào, Với
sự tham gia tích cực của PNBN nên trong vòng 2 năm 1955 - 1957 Bắc Ninh đãkhai phá được 120.000 ha ruộng hoang [17]
Công tác thủy lợi và đắp đào đê, mương máng cũng được chú trọng đểkhôi phục sản xuất Trong những ngày tháng bị lụt, Tỉnh hội đã xác định côngtác chống lụt là nhiệm vụ trung tâm đột xuất, cần phải tập trung chỉ đạo Thựchiện nhiệm vụ chống lụt, nhiều chị em cán bộ, đảng viên đã nêu cao tinh thầntrách nhiệm được lãnh đạo Tỉnh biểu dương, tặng bằng khen, giấy khen
Những năm 1955-1957 thiên tai liên tục xảy ra và rất ác liệt, nhưng Tỉnhhội phụ nữ Bắc Ninh luôn phát huy truyền thống anh dũng, kiên cường trongkháng chiến chống thực dân Pháp cũng như trong phòng, chống thiên tai, bãolụt, khắc phục hậu quả lũ lụt, hạn hán để đưa nền nông nghiệp phát triển màtrọng tâm là sản xuất lương thực
Trang 33Trước tình hình đó, Tỉnh uỷ đã phát động cao trào cách mạng thi đuachống hạn Với tinh thần “vắt đất ra nước, thay trời làm mưa”, trong suốt 4tháng liên tục, hàng chục vạn chị em phụ nữ trong tỉnh đã ra sức chống hạn, có97.658 chị em tham gia cùng với nam giới, đóng góp cả triệu ngày công làm nênthành tích kỳ diệu : Đào được 2 con mương đại thủy nông dài hơn 20 km, 590con mương lớn, nhỏ, 811 giếng mạch, xẻ 18 quãng đê sông Cầu, sông NgũHuyện Khê để lấy nước vào đồng ruộng Riêng phong trào tham gia đào 2 conmương ở Thuận Thành và Từ Sơn đã có đến 15.000 dân công/ ngày, trong đó sốchị em phụ nữ chiếm hơn 1/2 [23].
Lúa chiêm sắp chín thì tháng 5-1956 bão kéo theo mưa to mấy ngày đêm liềnlàm ngập 8.000 mẫu lúa, chị em lại phải đắp bờ khoanh vùng chống úng cứu lúa,với khẩu hiệu “nghiêng đồng đổ nước ra sông”[23] Toàn tỉnh huy động được6.027 chị em tham gia, có 62 chị em được bầu là cá nhân xuất sắc được khenthưởng (2 chị được bầu làm chiến sĩ thi đua [23]
Năm 1957 cũng là một năm lụt lội và hạn nặng PNBN tiếp tục phát huytinh thần đắp đê chống lụt và đào mương máng chống hạn Khi đê bị vỡ gâythiệt hại lớn, toàn tỉnh có 2.426 chị vào đội hộ đê phòng lụt, 8.015 chị em thamgia trực tiếp trên công trường, 62.930 chị tham gia chuyển thóc của Chính phủ
và giúp dân, 29.957 chị tham gia sửa đường trong làng sau lụt Với những thànhtích PNBN đã đạt được đã có 75 chị được bầu làm cá nhân xuất sắc trong côngtrình thủy nông Võ Giàng [18]
Với những cố gắng trên, trong bốn năm 1954-1957, PNBN cùng với nhândân toàn tỉnh đã đưa tổng sản lượng lương thực quy thóc tăng Năm 1955 đạtđược 139.947 tấn, 1956 đạt được 178.788 tấn, 1957 đạt 130.834 tấn Đời sốngnhân dân nói chung và nông dân lao động nói riêng đã có bước cải thiện
Trong các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, phụ nữ cũng là lựclượng to lớn đóng góp vào việc thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục sản xuất.PNBN tập trung vào phục hồi, phát triển nghề thủ công ở các làng nghề truyềnthống Kết quả đã thu được những thành tích tiến bộ: Ngành dệt phát triển mạnh,ngành sản xuất sành, sứ thủy tinh cũng tăng nhanh từ 50 – 70 %, sản xuất gạch,ngói, vôi tăng hơn 40% Các nghề đúc nhôm, đúc đồng, gò đồng, mây tre mỹnghệ, đóng đồ gỗ, làm gốm, làm nón, làm mũ,… được phục hồi và phát triển,tạo ra công ăn việc làm cho hàng vạn lao động
Tháng 1-1956, Hội nghị liên hoan chiến sĩ thi đua tiểu thủ công nghiệptoàn tỉnh đã bầu 5 chiến sĩ thi đua cấp tỉnh của ngành tiểu công nghiệp, thủ công
Trang 34nghiệp, trong đó có 1 chiến sĩ thi đua được đi dự Đại hội liên hoan chiến sĩ thiđua ngành công nghiệp toàn quốc.
*Với hoạt động văn hóa – xã hội.
Song song với phong trào sản xuất, phong trào hoạt động văn hóa – xãhội của PNBN cũng phát triển, tỉnh hội phụ nữ đã chỉ đạo phát triển và củng cốcác nhóm đổi công giữ trẻ ở nông thôn xây dựng các tổ trợ sản, phát động phongtrào ủng hộ người nghèo, phong trào vệ sinh ăn ở phòng và chữa bệnh, học tậpvăn hóa để nâng cao trình độ cho phụ nữ, tạo điều kiện cho chị em tiến bộ
Các huyện xã đã tích cực xây dựng các nhóm đổi công giữ trẻ cho chị emcon mọn có điều kiện đi làm như 3 huyện Yên Phong, Võ Giàng, Quế Dương 3
xã đã tổ chức được 206 tổ đổi công giữ trẻ Năm 1957 toàn tỉnh thành lập được
46 tổ trợ sản [18] Các tổ trợ sản đã hoạt động tích cực và hiệu quả giúp đỡ chị
em nghèo neo đơn khi sinh nở Những việc làm đó đã khiến chị em ngày mộtthêm tin tưởng gắn bó với Hội phụ nữ
Trong phong trào học tập văn hóa, diệt dốt, tỉnh hội và các huyện hộiphụ nữ đã tổ chức các hội nghị cán bộ hội viên và nữ giáo viên, cử cán bộ phụ
nữ tham gia vận động diệt giặc dốt nhằm vận động đông đảo phụ nữ tham giavào phong trào diệt giặc dốt Đặc biệt là sau cải cách ruộng đất, khi phong tràohọc tập văn hóa thanh toán nạn mù chữ lắng xuống, song song với việc tiến hànhsửa sai cải cách ruộng đất, tỉnh hội đã tham gia tích cực kế hoạch của năm 1956phải thanh toán mù chữ cho 30.000 người Kết quả đã thực hiện được 32.988người, đạt 109% kế hoạch
Đặc biệt, trong phong trào bình dân học vụ toàn tỉnh có 103 phụ nữ làmgiáo viên và 23 giáo viên phổ thông lưu động Kết quả đã thanh toán nạn mùchữ và bổ túc văn hoá cho 300 cán bộ chủ chốt cấp xã, có 10.269 chị em đã biếtchữ [18], bổ túc văn hoá hết cấp I được 1.218 người, đạt 16,8% kế hoạch Đầunăm học 1956-1957, Tỉnh hội cùng với Tỉnh ủy tổ chức thống nhất 2 hệ thốnggiáo dục về chương trình nội dung giảng dạy, chế độ dạy và học, chế độ thi cử,tạo ra sự phấn khởi và phát triển trong ngành giáo dục
Trang 35Bảng 3 : Kết quả giáo dục của Bắc Ninh trong năm học : 1956 - 1957
Số học sinh vỡ lòng 15.286
Học sinh tốt nghiệp 2.943
Số trường phổ thông 168Giáo viên phổ thông 758
[67]
Ngoài ra, PNBN là một trong những lực lượng đi đầu trong các hoạt động
xã hội, góp phần ổn định tình hình xã hội của tỉnh Tiêu biểu là Tỉnh hội đã xâydựng “Quỹ tình thương” để tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau “lá lành đùm lá rách”chỉ riêng tháng 2 – 1955, 200 chị em huyện Yên Phong góp được 329.000 đồngcho vay lẫn nhau để sản xuất được 137 tấn 313 kg thóc, 10 tấn 618 kg gạo, 78 tạ
31 kg ngô [17]
Hội PNBN chủ trương thực hiện kế hoạch phòng chống tệ nạn xã hội,chống tảo hôn, bất bình đẳng giữa nam và nữ, mê tín dị đoan, hủ tục lạc hậu, xâydựng cuộc sống mới phát triển mạnh mẽ Việc khám, chữa bệnh cho chị em,thành lập các nhóm giữ trẻ, nhóm trợ sản, nhà hộ sinh, việc đào tạo nữ hộ sinh(ăn sạch, uống sạch, ở sạch) được quan tâm Những tập tục khi sinh con nằmchỗ tối, mặc quần áo rách, uống nước tiểu được bỏ dần
Phong trào giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ và đồng bào miềnNam tập kết ra Bắc, tỉnh hội PNBN đã phát động những đợt thi đua ngắn ngàynhân dịp kỉ niệm 8-3, 1-5, 19-5, 27-7 để vận động phụ nữ tham gia các hoạtđộng giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ và đồng bào miền Nam trong sảnxuất và đời sống, thể hiện tinh thần đoàn kết dân tộc
Trên công trường cầu đường và trong ngành giao thông vận tải, bưuchính, chị em phụ nữ chiếm tỉ lệ khá cao Trong vòng 3 năm phụ nữ đã góp mộtphần quan trọng cùng toàn dân khôi phục các trục đường giao thông, các đườngdây liên lạc chính
Trang 36Như vậy, trong thời gian khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiếntranh (1954 – 1957) nhân dân Bắc Ninh nói chung và PNBN nói riêng đã phảiđương đầu với nhiều khó khăn, thử thách với tinh thần “tất cả cho tiền tuyến, tất
cả cho sự nghiệp giải phóng đất nước” đã phấn đấu và hi sinh, khắc phục mọikhó khăn để hoàn thành nhiệm vụ Trong sự nghiệp chung đó, PNBN là một lựclượng quan trọng, đã có những đóng góp to lớn, khẳng định vai trò của mình,góp sức cho sự nghiệp chung của nước nhà Những kết quả đạt được của thờigian khôi phục kinh tế và cải cách ruộng đất là điều kiện để PNBN vững vàngtiếp bước vào giai đoạn cách mạng mới (1958 – 1960)
2.1.2 Phụ nữ Bắc Ninh trong 3 năm cải tạo Xã hội chủ nghĩa, bước đầu phát triển kinh tế - xã hội 1958 – 1960.
2.1.2.1 Hoàn cảnh lịch sử.
Sau thời gian khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh và thựchiện cải cách ruộng đất đạt được thắng lợi Sản xuất đã đạt mức tương đươngtrước chiến tranh, miền Bắc tiếp tục bước sang một thời kì mới, Đảng phải đề rađược những chủ trương mới để thực hiện mục tiêu đưa miền Bắc đi lên CNXH.Trước hoàn cảnh lịch sử mới, tháng 12-1957 BCHTWĐLĐVN họp hội nghị lầnthứ 13 đề ra chủ trương : đưa miền Bắc tiến thẳng lên CNXH, không qua giaiđoạn phát triển TBCN, tạo điều kiện cho việc giải phóng miền Nam thống nhấtđất nước
Hội nghị lần thứ 14 của BCHTWĐLĐVN họp tháng 11-1958 chủtrương phát triển kinh tế - văn hóa trong kế hoạch 3 năm (1958 – 1960) và cảitạo xã hội chủ nghĩa đối với kinh tế cá thể của nông dân, thợ thủ công, ngườibuôn bán nhỏ và kinh tế tư bản tư doanh
Căn cứ vào thực tiễn của địa phương tháng 9-1959 Tỉnh ủy Bắc Ninhhọp hội nghị mở rộng ra nghị quyết về vấn đề hợp tác hóa nông nghiệp Hộinghị đánh giá “Phong trào hợp tác hóa đang phát triển mạnh” và đề ra “Phươnghướng, nhiệm vụ” mục tiêu đến hết 1959, đổi công và HTX đạt 85% Năm chắcnghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ V (6/1960) và hưởng ứng lời triệu hiệucủa Đại hội gửi đồng bào, cán bộ và Đảng viên trong tỉnh “Đồng bào trong tỉnhhãy ra sức phát huy truyền thống đấu tranh anh dũng, khắc phục khó khăn hoànthành kế hoạch Nhà nước năm 1960” [55]
Trong suốt 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, Bắc Ninh bị địchtạm chiếm sâu, song ở các vùng du kích, căn cứ du kích, tổ đổi công đã thu hút
Trang 37dân trong tổ đổi công đã dùng sức người thay trâu cày ruộng Nhờ có tổ đổicông mà diện tích, năng suất cây trồng ở nhiều địa phương bị giặc Pháp thườngxuyên o ép, càn quét vẫn được ổn định và phát triển.
2.1.2.2 Phụ nữ Bắc Ninh với việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn 1958 – 1960
Sau khi hoàn thành cải cách ruộng đất, chỉnh đốn tổ chức, hàn gắn vếtthương chiến tranh, bước đầu khôi phục kinh tế, văn hoá, PNBN cùng với nhândân bước vào thời kỳ thực hiện kế hoạch 3 năm 1958-1960 cải tạo và phát triểnkinh tế, văn hoá với 3 nhiệm vụ do Hội nghị Trung ương lần thứ 14 (tháng 11-1958) đề ra ,trong toàn bộ nhiệm vụ ấy, nhiệm vụ trọng tâm là đẩy mạnh việccải tạo và phát triển nông nghiệp, trước hết nhằm giải quyết vấn đề lương thực.Đồng thời, phải dựa trên cơ sở nông nghiệp phát triển theo con đường hợp táchoá mà đẩy mạnh việc phát triển và cải tạo kinh tế, thúc đẩy công nghiệp,thương nghiệp phát triển
*Trong phong trào sản xuất và HTH nông nghiệp
Hòa chung với khí thế thi đua sản xuất nông nghiệp của toàn tỉnh, đầunăm 1958, tỉnh hội PNBN đã có kế hoạch tuyên truyền động viên chị em phụ nữtham gia tích cực vào phong trào sản xuất và hợp tác hóa nông nghiệp Bởi lẽ,phụ nữ là một lực lượng quan trọng : “Cách mạng XHCN chỉ có thể thành côngcùng với sự tham gia của phụ nữ và nhất định lôi cuốn được đông đảo quầnchúng phụ nữ tham gia” [61, tr.196]
Trên cơ sở hiểu được vai trò phụ nữ trong công cuộc cải tạo XHCN, tỉnhhội PNBN đã chú trọng phát động phụ nữ tham gia phong trào xây dựng tổ đổicông và hợp tác hóa nông nghiệp
Để tổ chức phụ nữ nông dân vào tổ đổi công và hợp tác xã nông nghiệphàng trăm lớp huấn luyện cán bộ và hội viên phụ nữ được mở ra, từ tỉnh cho đếnhuyện, thị, cơ sở đã bồi dưỡng cho hàng ngàn chị em phụ nữ trong tỉnh về nộidung của cuộc cách mạng XHCN về đấu tranh giữa 2 con đường, về phát triểnlực lượng sản xuất, xây dựng quan hệ sản xuất XHCN, đưa nông dân vào hợptác xã Phong trào sản xuất gắn với HTX đã lôi cuốn hàng vạn phụ nữ tham gia.Phụ nữ không những đi đầu, viết đơn tự nguyện tham gia vào HTX mà còn vậnđộng, khuyên nhủ chồng con, bố mẹ, bà con làng xóm cùng vào HTX Xã Đại
Trang 38Phú ( Võ Giàng) có 240 chị em đi học thì 130 chị em làm đơn vào HTX, huyệnTiên Du có 128 chị em làm đơn xin vào HTX tại cuộc họp.
Số lao động nữ và số ngày công cũng đông và cao hơn nam giới Trong 6tháng đầu năm 1960, điều tra 13 HTX trong tỉnh thì số lao động chính nữ 75người, nam 57 người, số ngày công của phụ nữ là 8.585, của nam giới là 6.363.Năm 1959, phong trào hợp tác hóa nông nghiệp phát triển mạnh Đầu năm có 55HTX, cuối năm có 637 HTX với 38.769 hộ Đặc biệt qua đợt thi đua phất cao cờhồng Tháng Tám - phát triển hợp tác xã mùa thu năm 1960, thực hiện Nghịquyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ V, phát triển 35% hộ nông dân lao động vàohợp tác xã mới, hoàn thành căn bản nhiệm vụ hợp tác hoá nông nghiệp trongtoàn tỉnh Phụ nữ là nồng cốt, chủ yếu trong HTX và trong từng gia đình Có Bíthư chi bộ đã nói “tôi rất biết công vợ tôi, nếu không có nhà tôi thì tôi khônghoạt động được”[7,tr.178]
PNBN đã tích cực thực hiện nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa đối vớikinh tế cá thể của nông dân, đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể theochủ nghĩa xã hội Đến tháng 6-1958, có 1.468 tổ đổi công và tháng 12-1958 pháttriển lên 6.888 tổ đổi công, chiếm 57% nông hộ, trong đó có 1.466 tổ thườngxuyên bình công chấm điểm, chiếm 12,5% số hộ nông dân trong tỉnh Tổ đổicông thường xuyên bình công chấm điểm là một điều kiện tiên quyết để từngbước tiến lên tổ chức hợp tác xã nông nghiệp cấp thấp Tổng kết đến ngày 20-10-1960, tỉnh Bắc Ninh căn bản hoàn thành hợp tác xã nông nghiệp bậc thấp:1.127 hợp tác xã, với 87.356 hộ chiếm 89,9%; hợp tác xã bậc cao có 14 với1.390 hộ Và đến cuối năm 1960, tỉnh ta đã căn bản hoàn thành hợp tác hóanông nghiệp 79,14% số nông hộ vào HTX [5, tr.285,287]
HTX nông nghiệp đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể, xác lập vànâng cao vai trò làm chủ người lao động trong đó có lực lượng đông đảo là chị
em phụ nữ, xây dựng khối liên minh công nông trong điều kiện mới
Về phong trào hợp tác hóa nông nghiệp trong năm 1959 thì đã phát triểnmạnh, căn bản được hoàn thành Trong thắng lợi chung của phong trào, phụ nữ
đã đóng góp một phần quan trọng Nếu như năm 1958 chỉ có 55 HTX (số nôngdân vào HTX chỉ chiếm có 1,5%) thì qua đợt phát động đến cuối năm 1959 đã
có 637, trong đó có 432 nữ quản trị và 169 nữ kiểm soát viên [22]
Tình hình lãnh đạo của Tỉnh hội đối với phong trào HTX đã có những tiến bộ Chẳng hạn như cứ mỗi đợt xây dựng HTX thì các huyện đều có các
Trang 39mặt ở Tỉnh hội đã phối hợp với ban công tác nông thôn đặt vấn đề phát động tư tưởng phụ nữ là một vấn đề quan trọng Vì vậy mà nhiều lớp học tập được mở
ra, có lớp rành riêng cho chị em phụ nữ
Tỉnh hội còn lập được các nhóm giữ trẻ từ hình thức đơn giản đến cácnhóm hoạt động thường xuyên để bảo đảm sản xuất Cả tỉnh đã có 153 nhóm.Các nhóm đã hoạt động rất tích cực, tạo điều kiện cho chị em đều có điều kiệntham gia sản xuất
Thủy lợi là biện pháp hàng đầu trong nông nghiệp nên PNBN đã tích cựctham gia làm thủy lợi, khơi sông, đào mương máng lấy nước cho lúa, hưởng ứngnhiệt tình những đợt đào mương, làm thủy lợi Chỉ trong vòng 1 tháng năm
1958, toàn tỉnh đã có 9.932 phụ nữ tham gia tát nước tập đoàn, đào mương, đắpđập, với 21.274 ngày công Trong đợt thi đua này, Tỉnh hội đã quyết định tặngbằng khen cho các đơn vị và cá nhân
Chị Đặng Thị Thoi, 24 tuổi là cán sự xã Xuân Lâm (Thuận Thành) khắcphục mưa rét đào mương, đắp đập 13 ngày liền, lãnh đạo các chị em trong thônkhác, đã được tặng huy hiệu của Hội [7, tr.180]
Tại công trường cắt đê Mai Lâm, qua 5 đợt công tác trên công trường đã
có 175 cá nhân xuất sắc Phụ nữ Từ Sơn đã được trung ương hội PNVN khenthưởng vì thành tích trên công trường cát đê Mai Lâm [7, tr.180]
Hưởng ứng phương châm 3 chính từ đầu năm 1959 phụ nữ tỉnh nhà đãtham gia làm các công trình thủy lợi rất đông Theo sự nhận xét chung thì khắpnơi số phụ nữ tham gia đắp đê, kè cống đều đông hơn nam giới Năm 1959, toàntỉnh đã có 15.594 phụ nữ tham gia Trên các công trường đắp đê ở các huyện,chị em phụ nữ là một lực lượng đông đảo, có nơi toàn bộ lực lượng nhân công làphụ nữ như ở huyện Từ Sơn là một điển hình Ở công trường đê Mai Lâm từtháng 3 đến tháng 6/1959 đã có 7.899 nữ dân công tham gia trong 5 đợt Phụ nữtỉnh đã phối hợp với ban chỉ huy công trường phát động 11 đợt thi đua liên tục.Trong 1 ngày thi đua lấy thành tích chào mừng sinh nhật Bác Hồ đã có 1.910 chị
em làm tăng 50 giờ, gánh thêm được 15.975 gánh đất Tổng kết đợt thi đua này,
6 xã được biểu dương, 1 xã được ban chỉ huy công trường khen, 170 cán bộ vàhội viên được Tỉnh hội, Huyện hội khen thưởng [7, tr.181] Chiến dịch thủy lợimừng 70 năm ngày sinh Bác Hồ, 58.642 phụ nữ tham gia, có nơi làm đến 14 –
15 ngày liền Nhiều kiện tướng làm thủy lợi xuất hiện qua các chiến dịch [24]
Trang 40Ngày 4/6/1960, 117 kiện tướng trong chiến dịch thủy lợi mừng thọ Bác
dã về dự hội nghị kiện tướng thủy lợi do tỉnh triệu tập trong đó có nhiều nữ kiệntướng Huyện Từ Sơn có 10 nữ kiện tướng, thị xã Bắc Ninh có 7 nữ kiện tướng.Sáu phụ nữ được bầu 2 lần nữ kiện tướng Vụ mùa Đông Xuân năm 1958 – 1959tỉnh ta là một trong 2 tỉnh khá nhất miền Bắc về công tác thủy lợi, được BộThủy Lợi trao cờ thi đua và được Chính phủ tặng huân chương lao động hạng ba[7, tr.181]
Muốn sản xuất nông nghiệp có năng suất cao, cần phải áp dụng có sự ápdụng các tiến bộ kĩ thuật PNBN đã mạnh dạn đưa vào sản xuất những công cụlao động cải tiến như: bừa răng quay, xe cải tiến, cày 51 Bên cạnh đó kĩ thuậtcanh tác cũng được tỉnh rất quan tâm như làm thủy lợi, bón phân, chọn giống kĩthuật
Thực hiện hợp tác hóa nông nghiệp kết hợp với cải tiến kĩ thuật phụ nữthực hiện cày cấy đúng kĩ thuật nên năng suất lúa khá cao Vụ sản xuất đôngxuân 1958 – 1959, phụ nữ Bắc Ninh nhận thi đua với phụ nữ Thái Bình và một
số tỉnh bạn hoàn thành vượt mức kế hoạch diện tích, năng suất Tỉnh hội đã tổchức hội nghị Ban Chấp hành, cán bộ phụ nữ huyện bàn biện pháp vận động phụ
nữ cày cấy đúng kĩ thuật toàn bộ diện tích lúa trong tỉnh với công thức 20 x 5trên 25% diện tích Hội nghị cấy tổ chức rầm rộ từ xã đến huyện hầu hết các chị
em phụ nữ gương mẫu, xung phong nhận mức thi đua nhận làm ruộng thí điểm.Tiêu biểu là 2 chị là cán sự xã Tam Giang và Vạn An (Yên Phong) nhận làm 2sào lúa năng suất cao Chị em huyện Quế Dương, Đọ Xá (thị xã Bắc Ninh) nhậncấy hết diện tích đúng kĩ thuật, chị Hiền ở xã Đại Đồng Thành (Thuận Thành)nhận làm 1 sào lúa năng suất cao [7, tr.182]
Phong trào gieo mạ, 3 sôi 2 lạnh, 12 kg/sào, làm phân, bón phân, làm cỏđúng kĩ thuật cũng phát triển rộng khắp trong chị em phụ nữ toàn tỉnh Thi đuavới phụ nữ Thái Bình chỉ trong vòng 1 tháng phụ nữ tỉnh ta đã lấy được1.167.085 gánh phân các loại để bón ruộng Chị Cơ (thôn Phúc Nghiêm – ViệtĐoàn – Tiên Du) vụ chiêm năm 1960 đã làm được 4.600 kg phân (4.400 kg bùn,
200 kg phân bắc) chị đã được bầu làm kiện tướng của huyện Tiên Du [7, tr.183] Năm 1960, TƯHLHPNVN chủ trương phát động phong trào cải tiến kĩthuật chăn nuôi tiểu gia súc Hưởng ứng chủ trương trên, ngày 26/4/1960 tỉnhhội đã kết hợp với Ty nông lâm tổ chức đoàn cán bộ phụ nữ tham quan chănnuôi ở xã Quang Hải (Thanh Hóa) Được tham quan Quang Hải, chị em rất phấn