Quảng Ninh nằm ở phía Đông Bắc tổ quốc, là một trong ba cực tam giác tăng trưởng kinh tế khu vực phía Bắc, đồng thời cũng là điểm du lịch quan trọng của vùng du lịch Bắc Bộ với nhiều di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng như khu di tích Yên Tử, chùa Quỳnh Lâm, cụm di tích Bạch Đằng v.v... Đặc biệt, Vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Với những điều kiện thuận lợi đó, Quảng Ninh đã trở thành một điểm đến hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước. Những năm gần đây ngành du lịch của tỉnh Quảng Ninh ngày một phát triển, đã tạo ra nhiều việc làm cho lao động địa phương, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, đồng thời góp phần quảng bá hình ảnh, con người Quảng Ninh nói riêng, Việt Nam nói chung ra thế giới. Tuy nhiên, khi du lịch càng phát triển thì những tác động kinh tế của nó tới địa phương càng rõ rệt. Và những tác động đó có tính hai mặt: một mặt tạo ra những lợi ích kinh tế tới tỉnh Quảng Ninh nhưng mặt khác cũng gây ra một số tồn tại. Việc nghiên cứu tác động kinh tế của du lịch tới tỉnh Quảng Ninh sẽ cho ta biết được những lợi ích kinh tế mà du lịch mang lại đồng thời xác định được những tồn tại của nó. Từ đó ta có thể đưa ra được định hướng để phát triển ngành du lịch Quảng Ninh bền vững và hạn chế tối đa những tác động tiêu cực mà hoạt động du lịch ở Quảng Ninh gây ra. Chính vì vậy, nhóm 2 đã lựa chọn đề tài: “Phân tích tác động kinh tế của du lịch đối với tỉnh Quảng Ninh”.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI Khoa Khách sạn – Du lịch
Hà Nội, năm 2015
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 4
NỘI DUNG 5
I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÁC ĐỘNG KINH TẾ CỦA DU LỊCH 5
1 Quan niệm về tác động kinh tế của du lịch 5
2 Các lợi ích về kinh tế: 5
II THỰC TRẠNG: TÁC ĐỘNG KINH TẾ CỦA DU LỊCH ĐỐI VỚI TỈNH QUẢNG NINH HIỆN NAY 7
1 Khái quát về hình hình phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh hiện nay: 7
2 Các tác động kinh tế của du lịch đối với tỉnh Quảng Ninh 8
2.1 Cải thiện cán cân thương mại quốc gia: 8
2.2 Tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới: 9
2.3 Quảng bá cho sản xuất địa phương: 10
2.4 Tăng nguồn thu cho Nhà nước: 11
2.5 Tạo cơ sở để giúp phát triển các vùng đặc biệt: 12
2.6 Khuyến khích nhu cầu nội địa: 13
III ĐÁNH GIÁ VỀ TÁC ĐỘNG KINH TẾ CỦA DU LỊCH ĐỐI VỚI TỈNH QUẢNG NINH 15
1 Tiền tệ tiêu hao từ khu vực này sang khu vực khác do du lịch: 15
2 Giá cả sinh hoạt tăng tại các khu du lịch, khó kiểm soát: 15
3 Cơ hội việc làm của ngành không ổn định: 16
4 Một số tồn tại khác: 17
IV ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC LỢI ÍCH VỀ KINH TẾ CỦA DU LỊCH ĐỐI VỚI TỈNH QUẢNG NINH 19
1 Định hướng và giải pháp khắc phục một số hạn chế về kinh tế của du lịch đối với tỉnh Quảng Ninh 19
1.1 Đối với vấn đề tiền tệ tiêu hao từ khu vực này sang khu vực khác do du lịch
19
1.2 Đối với vấn đề giá cả sinh hoạt tăng tại các khu du lịch, khó kiểm soát: 19
Trang 31.3 Đối với vấn đề cơ hội việc làm của ngành không ổn định: 20
1.4 Đối với một số vấn đề tồn tại khác: 22
2 Định hướng và giải pháp phát triển các lợi ích về kinh tế của du lịch đối với tỉnh Quảng Ninh 23
2.1 Đối với vấn đề cải thiện cán cân thương mại quốc gia: 23
2.2 Đối với vấn đề tạo nhiều cơ hội việc làm mới: 24
2.3 Đối với vấn đề quảng bá cho sản xuất địa phương: 24
2.4 Đối với vấn đề tăng nguồn thu cho Nhà nước: 26
2.5 Đối với vấn đề tạo cơ sở để giúp phát triển các vùng đặc biệt: 26
2.6 Đối với vấn đề khuyến khích nhu cầu nội địa: 27
KẾT LUẬN 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO 30
BẢNG DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 2 31
BIÊN BẢN HỌP NHÓM 32
BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM 2 34
Trang 4Việc nghiên cứu tác động kinh tế của du lịch tới tỉnh Quảng Ninh sẽ cho ta biết đượcnhững lợi ích kinh tế mà du lịch mang lại đồng thời xác định được những tồn tại của nó.
Từ đó ta có thể đưa ra được định hướng để phát triển ngành du lịch Quảng Ninh bền vững
và hạn chế tối đa những tác động tiêu cực mà hoạt động du lịch ở Quảng Ninh gây ra
Chính vì vậy, nhóm 2 đã lựa chọn đề tài: “Phân tích tác động kinh tế của du lịch đối với tỉnh Quảng Ninh”.
Trong quá trình học tập và thực hiện bài thảo luận nhóm, chúng em chân thành cảm
ơn cô Đỗ Thị Thu Huyền - Giáo viên giảng dạy bộ môn Tổng quan du lịch Cảm ơn cô đãhướng dẫn tận tình và giúp đỡ chúng em hoàn thiện bài thảo luận này
Trang 5Khái niệm: Là những lợi ích và chi phí trực tiếp và gián tiếp về kinh tế, nhận được từ
sự phát triển và sử dụng các tiện nghi và dịch vụ du lịch
1.2 Hiệu quả bội:
Khái niệm: Là hiệu quả tăng thêm về thu nhập của một khu vực từ những thu nhập banđầu của du lịch (hoặc chi tiêu của du khách)
Đồng tiền chi tiêu ban đầu của du khách được sử dụng vài lần tạo nên một chuỗi: Chitiêu – Thu nhập – Chi tiêu – Thu nhập…và lan truyền đi khắp địa phương
Ví dụ: Du khách chi trả tiền để ăn uống => Nhà hàng dùng tiền du khách trả để mua
đồ, thuê nhân viên => Nhân viên dùng lương để mua sắm, chi tiêu…
2.1 Cải thiện cán cân thương mại quốc gia:
Khách du lịch quốc tế đến mang theo ngoại tệ vào Việt Nam, do đó làm cải thiện cáncân thanh toán thương mại của quốc gia Du lịch quốc tế góp phần làm tăng dự trữ ngoại
tệ của một quốc gia, giảm hạn chế về nguồn tài chính, giúp quốc gia đó phát triển kinh tế.Tuy nhiên lợi ích trên chỉ có được với điều kiện: có một số lượng đáng kể du kháchquốc tế đến và mang theo ngoại tệ, lượng ngoại tệ thu được không bị rò rỉ khỏi nền kinh
tế, đồng thời các du khách quốc tế đến và chi tiêu nhiều hơn công dân quốc gia đó đi dulịch nước ngoài
2.2 Tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới:
Trang 6Du lịch là một ngành tổng hợp, nó tạo ra nhiều công ăn việc làm, không chỉ cho riêngngành du lịch mà còn cho nhiều ngành khác nữa Du lịch là ngành kinh doanh 24/24 và24/7 nên giờ giấc không còn là vấn đề phải cân nhắc.
2.3 Quảng bá cho sản xuất địa phương:
Ở nhiều nước, ngành du lịch tạo ra sự nổi tiếng cho sản xuất công nghiệp cũng nhưnông nghiệp địa phương thông qua việc đáp ứng nhu cầu của du khách về các sản phẩmlương thực, thực phẩm, dụng cụ, đồ đạc, xây dựng… Đồng thời tạo khả năng để tăng khốilượng sản xuất của địa phương nhằm đáp ứng những nhu cầu mới, nhu cầu bổ sung thêm
từ du khách Ngoài ra những sản phẩm thủ công, hàng lưu niệm… từ những ngành nghềđang bị mai một vì người dân địa phương không còn quan tâm đến sẽ lại được khôi phục
và phát triển
Du lịch mang lại lợi ích phát triển kinh tế địa phương chỉ áp dụng cho những nướcnhận khách du lịch Và những lợi ích trên chỉ có được với điều kiện các nguyên vật liệucần cho ngành du lịch được sản xuất tại địa phương hoặc trong nước chứ không nhậpkhẩu từ nước ngoài
2.4 Tăng nguồn thu cho Nhà nước:
Khách du lịch có nghĩa vụ phải nộp một số loại thuế Có thể là các loại thuế trực tiếpnhư thuế khởi hành (departure tax) phải trả ở các sân bay hoặc thuế phòng (bed tax) đượctính thêm vào hóa đơn thanh toán lưu trú tại khách sạn… Ví dụ như tại một khách sạnbình dân ở quốc đảo Maldives, du khách sẽ phải trả thuế phòng trung bình là
$8/người/đêm Và du khách cũng phải nộp một số loại thuế gián tiếp như thuế máy baytiếp đất, thuế nhiên liệu máy bay hoặc thuế giá trị gia tăng đối với các hàng hóa, dịch vụ
du khách mua sắm, sử dụng tại quốc gia điểm đến
2.5 Tạo cơ sở để giúp phát triển các vùng đặc biệt:
Cùng với các lợi ích của mình, du lịch sẽ giúp tạo ra một môi trường thuận lợi cho cácvùng có những vấn đề khó khăn nhất định của một quốc gia, ví dụ như các vùng núi, hảiđảo, vùng sâu vùng xa, biên giới… Du lịch không chỉ giúp tăng nguồn thu, giải quyết vấn
đề thiếu việc làm ở đây mà còn làm cho các vùng này thu hút được sự quan tâm của côngchúng trong và ngoài nước Để phát triển các điểm hấp dẫn ở các vùng đặc biệt, Nhà nước
sẽ giúp đỡ phát triển cơ sở hạ tầng, đưa lực lượng lao động đến khu vực, xây dựng nhà ở
và các trạm giao thông, thiết lập các trạm phát thanh, truyền hình và mạng lưới thông tinliên lạc Mặt khác phát triển du lịch tại các vùng đặc biệt sẽ thu hút người dân tới đây làm
ăn, sinh sống
2.6 Khuyến khích nhu cầu nội địa:
Người dân địa phương có thể không có nhu cầu viếng thăm các điểm hấp dẫn du lịchtrong khu vực địa phương hay quốc gia mình ở Nhưng khi một khu vực thu hút được dukhách quốc tế sẽ làm tăng sự quan tâm trong nước đối với các điểm hấp dẫn ở khu vực đó
Trang 7Từ đó khuyến khích nhu cầu du lịch của người dân địa phương cũng như người dân trongnước.
Trang 8II THỰC TRẠNG: TÁC ĐỘNG KINH TẾ CỦA DU LỊCH ĐỐI VỚI TỈNH QUẢNG NINH HIỆN NAY
1 Khái quát về hình hình phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh hiện nay:
Về tiềm năng du lịch, Quảng Ninh có tài nguyên du lịch đặc sắc vào loại bậc nhất của
cả nước Nơi đây có nhiều bãi biển đẹp như Bãi Cháy, Bãi Dài, Trà Cổ…; Có cảnh quannổi tiếng Vịnh Hạ Long – Hai lần được Unesco xếp hạng là Di sản thiên nhiên thế giới vàtrở thành một trong bảy Kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới, ngoài ra tỉnh còn có tàinguyên du lịch Văn hóa – Tâm linh đa dạng như các khu di tích: Khu Di tích nhà Trần ởĐông Triều, Cụm Di tích chiến thắng Bạch Đằng, Cụm di tích và danh thắng Núi BàiThơ, Đền Cửa Ông, Chùa Yên Tử… và nhiều lễ hội truyền thống khác Với nguồn tàinguyên du lịch đa dạng, Quảng Ninh có đầy đủ tiềm năng để trở thành một trong nhữngtỉnh đi đầu cả nước về du lịch
Một số điểm du lịch tiêu biểu ở Quảng Ninh
Quảng Ninh là một trong những tỉnh đi tiên phong trong việc phát triển ngành du lịchcủa Việt Nam Trong những năm gần đây, ngành Du lịch Quảng Ninh đã đã không ngừng
nỗ lực phát triển và có những chuyển biến tích cực, bước đầu đã xây dựng được thươnghiệu hình ảnh du lịch của tỉnh, tạo việc làm ổn định cho hàng vạn lao động và góp phầnkhông nhỏ vào phát triển KT - XH chung của tỉnh Tốc độ tăng trưởng du lịch bình quân
từ năm 2001 đến năm 2013 tăng khoảng 12%/năm Các loại hình dịch vụ phục vụ khách
du lịch cũng tăng nhanh Đến nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng 1.000 cơ sở lưu trú du lịch,trên 500 tàu du lịch các loại, 45 doanh nghiệp lữ hành, hàng trăm nhà hàng, điểm muasắm và bãi tắm du lịch thu hút khoảng 32 nghìn nhân lực trực tiếp và 37 nghìn nhân lực
Trang 9gián tiếp Du lịch đã đóng góp quan trọng vào kinh tế, xã hội của tỉnh, góp phần nâng cao
vị thế Quảng Ninh, trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế.Năm 2014, trong bối cảnh tình hình kinh tế có nhiều biến động, khó khăn, nhưngngành du lịch Quảng Ninh vẫn đạt được những kết quả khả quan Theo báo cáo củaPhòng Nghiệp vụ Du lịch - Sở VHTT&DL, năm 2014 Quảng Ninh đón hơn 7,5 triệu lượt(7,507,345 lượt du khách), bằng 100% so với năm 2013, trong đó khách quốc tế đạt hơn2,5 triệu lượt (2,560,073 lượt), giảm 2% so với cùng kỳ năm ngoái; Khách lưu trú đạt3,611,231 lượt, bằng 100% so với năm 2013 Khách du lịch quốc tế lưu trú có một số thịtrường tăng mạnh, như Pháp, Anh, Mỹ, Đức, Tây Ban Nha, Hà Lan, Italia, NewZeland…Tổng doanh thu du lịch cả năm 2014 đạt trên 5,518 tỷ đồng tăng 9% so với năm 2013.Năm 2014, thu ngân sách từ hoạt động du lịch đạt 830 tỷ đồng, chiếm 5,2% thu nội địa,tăng 1,2% so với năm trước
Theo số liệu thống kê của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, trong quý I - 2015, QuảngNinh đón 2,993 triệu lượt du khách, tăng 2% so với cùng kỳ và đạt gần 40% kế hoạchnăm Tổng doanh thu du lịch quý I, đạt 1.634 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ 2014.Trong đó khách quốc tế đạt 791.600 lượt, tăng 1% so với cùng kỳ Riêng trong tháng 3,Quảng Ninh đón gần 1,2 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt hơn 244.000 lượt
Du lịch hiện nay được coi là một trong những ngành kinh tế quan trọng trong mụctiêu phát triển kinh tế từ tăng trưởng “nâu” sang tăng trưởng “xanh”, hướng tới phát triểnbền vững của tỉnh Quảng Ninh Những kết quả khả quan đã thu được của ngành trongnăm trước và trong quý I/2015 đã ghóp phần làm cơ sở, làm bước đệm vững chắc giúpngành du lịch Quảng Ninh phát triển mạnh hơn trong những năm tiếp theo, đưa QuảngNinh trở thành trung tâm du lịch hàng đầu cả nước
2 Các tác động kinh tế của du lịch đối với tỉnh Quảng Ninh
2.1 Cải thiện cán cân thương mại quốc gia:
Khách du lịch quốc tế mang theo tiền từ quốc gia mình tới Việt Nam (cụ thể ở đây làQuảng Ninh) để chi tiêu, điều này có hiệu quả giống như một ngành xuất khẩu, và dukhách có “trách nhiệm” mang ngoại tệ vào, do đó làm cải thiện cán cân thanh toán thươngmại của quốc gia
Trong những năm vừa qua, số lượt khách quốc tế tới Quảng Ninh tăng ngày càngnhiều Khách quốc tế đến Quảng Ninh rất đa dạng, từ nhiều thị trường tiềm năng nhưchâu Á: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông, Malaysia ; châu Âu,
Mỹ, Úc… Đặc biệt trong năm 2014, lượt du khách tới Quảng Ninh từ Pháp tăng 15%,Anh tăng 27%, Tây Ban Nha tăng 43%, Đan Mạch tăng 31%, Thụy Sỹ tăng 41%, Mỹtăng 16%, Úc tăng 4%
Năm 2013, tổng số khách du lịch đến Quảng Ninh đạt hơn 7,5 triệu lượt, trong đókhách quốc tế đạt 2,6 triệu lượt Năm 2014, tổng khách du lịch đến Quảng Ninh đạt 7,5triệu lượt, trong đó riêng khách quốc tế đạt 2,6 triệu lượt Trong quý I năm 2015, QuảngNinh đón 2,993 triệu lượt du khách, trong đó khách quốc tế đạt 791.600 lượt, tăng 1% so
Trang 10với cùng kỳ Riêng trong tháng 3/2015, Quảng Ninh đón gần 1,2 triệu lượt khách, trong
đó khách quốc tế đạt hơn 244.000 lượt
Với hàng triệu lượt khách quốc tế mỗi năm và mức chi tiêu trung bình 1.143
USD/khách (theo Số liệu điều tra chi tiêu bình quân một khách quốc tế tại Việt Nam năm
2013 do Tổng cục Thống kê công bố), khách du lịch quốc tế đã mang thêm hàng tỷ USD
doanh thu cho ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh, từ đó góp phần cải thiện cán cân thươngmại và tăng dự trữ ngoại tệ cho quốc gia
2.2 Tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới:
Dân số hiện nay của tỉnh Quảng Ninh lên đến 1.185.200 người, trong đó số ngườitrong độ tuổi lao động của tỉnh chiếm 67,83% tổng số dân Quảng Ninh có cơ cấu dân sốtrẻ, nguồn lao động khá dồi dào, đặc biệt số người trong độ tuổi lao động khá cao Bêncạnh nguồn lực lao động tại chỗ, Quảng Ninh còn là điểm đến hấp dẫn của lao động thời
vụ, đặc biệt là từ các địa phương lân cận đối với một số ngành như xây dựng, công nghiệp
và dịch vụ trong đó có du lịch
Sự sẵn có về lao động cộng thêm sự phát triển của du lịch đang tạo ra hàng nghìn việclàm mỗi năm, góp phần giảm tỉ lệ thất nghiệp, nâng cao chất lượng đời sống của ngườidân Quảng Ninh Trong năm 2014, ngành du lịch của tỉnh đã tạo việc làm ổn định chohơn 32.000 lao động trực tiếp (như lao động tại các nhà hàng, khách sạn, phương tiện vậnchuyển khách du lịch, hướng dẫn viên…) và 37.000 lao động gián tiếp
Tính đến năm 2014, Quảng Ninh có 1.261 cơ sở lưu trú, trong đó có 3 khách sạn 5sao, 15 khách sạn 4 sao, 11 khách sạn 3 sao, 53 khách sạn 2 sao, 56 khách sạn một sao và1.123 khách sạn đạt chuẩn, trên 500 tàu du lịch các loại, hơn 50 doanh nghiệp lữ hành,hàng trăm nhà hàng, điểm mua sắm và bãi tắm du lịch… Ngoài ra tỉnh còn rất nhiều dự án
đầu tư du lịch đang triển khai và nhiều doanh nghiệp du lịch mới sắp sửa hình thành Đi
kèm với sự gia tăng này chính là sự tăng lên về số lao động trực tiếp của ngành du lịchQuảng Ninh Bên cạnh đó, lượng khách du lịch đến Quảng Ninh các năm vừa qua khôngngừng tăng lên, đòi hỏi ngành du lịch và những ngành có liên quan như giao thông, môitrường, dịch vụ cần tăng thêm số cán bộ, nhân viên, khiến cho số lao động gián tiếp củangành cũng tăng thêm Ngành được hưởng lợi đầu tiên từ du lịch là giao thông vận tải Ví
dụ như đối với ngành hàng không, khoảng 70% - 80% số khách nước ngoài đến Việt Nam
là đi du lịch và chủ yếu đi bằng đường hàng không, giúp ngành hàng không tăng trưởngmạnh, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động mỗi năm
Với những tiềm năng và lợi thế sẵn có để phát triển du lịch, Quảng Ninh đang quyếttâm phấn đấu trở thành trung tâm du lịch lớn của miền Bắc cũng như cả nước Chính vìvậy, nhu cầu về nguồn nhân lực đối với ngành du lịch Quảng Ninh nói riêng và đối vớitỉnh nói chung ngày càng lớn Dự báo, đến năm 2015, số lao động trực tiếp trong ngành
du lịch toàn tỉnh dự kiến là 35.000 người, năm 2020 là 54.000 người, năm 2030 là
Trang 11120.000 người; Số lao động gián tiếp năm 2015 là 35.000 người, năm 2020 là 53.000người và đến năm 2030 là 155.000 người
2014 2015 2020 2030 0
BIỂU ĐỒ THỐNG KÊ: Số lao động dự kiến do ngành Du lịch tạo ra trên địa bàn
tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2014 – 2030
(Nguồn: Sở VHTT&DL tỉnh Quảng Ninh)
Trong tương lai, mỗi năm ngành du lịch Quảng Ninh sẽ tạo việc làm ổn định chohàng vạn lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp tại tỉnh, đồng thời góp phần phát triển du lịchcủa tỉnh ngày một vững mạnh
2.3 Quảng bá cho sản xuất địa phương:
Quảng Ninh là một tỉnh có cơ cấu nền kinh tế đa dạng, bên cạnh ngành mũi nhọn làcông nghiệp khai thác khoáng sản, tỉnh còn phát triển cả về công nghiệp chế biến thủy hảisản, nông nghiệp, dịch vụ, thủ công mỹ nghệ Du lịch Quảng Ninh đã góp phần quảng bácho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp địa phương thông qua việc đáp ứng nhu cầu của
du khách về các sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu của tỉnh như: Chả mực Hạ Long, gốm
Đông Triều, Gà Tiên Yên, mực Cô Tô…
Các làng nghề tiêu biểu ở Quảng Ninh như làng nghề thủ công mỹ nghệ bằng than đá,làng chài Cửa Vạn, làng nghề nuôi cấy ngọc trai ở Vân Đồn, làng gốm Đông Triều…cũng là những điểm đến yêu thích của du khách khi tới Quảng Ninh Những nơi này thuhút càng nhiều du khách tới thì lượng hàng hóa, sản phẩm của làng nghề sẽ càng đượctiêu thụ nhiều hơn và trở nên nổi tiếng hơn
Trang 12Nghề thủ công mỹ nghệ bằng than đá ở Quảng Ninh đến nay đã trở thành một nghề thủ
công truyền thống nổi tiếng thu hút du khách
2.4 Tăng nguồn thu cho Nhà nước:
Ngành du lịch Quảng Ninh ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọng trong nềnkinh tế của tỉnh Trong nguồn thu ngân sách cho nhà nước của Quảng Ninh, nguồn thu từngành du lịch chiếm một phần không nhỏ
Trong năm 2013, ngành du lịch Quảng Ninh duy trì được tốc độ tăng trưởng với tổng
số khách du lịch đến Quảng Ninh đạt hơn 7,5 triệu lượt, tăng 7% so với cùng kỳ, tổngdoanh thu du lịch đạt 5.000 tỷ đồng Tính đến hết ngày 31/12/2013, tổng thu ngân sáchnhà nước của Quảng Ninh đạt trên 33.846 tỷ đồng, đạt 100% dự toán tỉnh giao Trong đó,
số thu nội địa đạt 15.598 tỷ đồng (chưa rõ thu từ lĩnh vực du lịch), đạt 104% so với dự
toán; thu XNK 18.248 tỷ đồng, đạt 97% dự toán
Năm 2014, trong bối cảnh tình hình kinh tế có nhiều biến động, khó khăn, nhưngngành du lịch Quảng Ninh vẫn đạt được những kết quả khả quan Theo số liệu thống kêcủa Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, tổng số khách du lịch đến Quảng Ninh đạt 7,5 triệulượt Tổng doanh thu từ du lịch đạt 5.500 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2013.Theo báo cáo của Sở Tài chính, tính đến hết ngày 30/12/2014, tổng thu ngân sách nhà
nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đạt 33.100 tỷ đồng, tăng 5,2% dự toán. Trong đó, thu
từ lĩnh vực du lịch đạt 830 tỷ, chiếm 5,2% số thu nội địa, tăng 1,2% so với năm 2013 Đây
là số thu nội địa cao nhất từ trước đến nay của Quảng Ninh Với số thu này, Quảng Ninhtiếp tục nằm trong tốp 5 tỉnh, thành phố có số thu ngân sách cao nhất toàn quốc
Theo báo cáo của Sở Tài chính, trong quý I năm 2015, tổng thu ngân sách nhà nướctrên địa bàn Quảng Ninh đạt 10.264 tỷ đồng, đạt 28% dự toán năm, bằng 123% so cùng
kỳ, trong đó tổng thu từ lĩnh vực du lịch ước đạt 1.618 tỷ đồng, tăng 14% so cùng kỳ.
Trang 13Với thành tích đã đạt được, ngành du lịch Quảng Ninh đã chứng tỏ được vị trí quantrọng của mình đối với việc phát triển nền kinh tế địa phương nói riêng, cũng như trongviệc tăng nguồn thu cho nhà nước nói chung.
2.5 Tạo cơ sở để giúp phát triển các vùng đặc biệt:
Quảng Ninh là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc Việt Nam, với diệntích tự nhiên là 6.110 km2, trong đó có 87% là đất liền, 13% là hải đảo, đồi núi chiếm trên80% diện tích của tỉnh Trong 14 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh, có 08 huyện (thị xã),
112 xã, phường, thị trấn được công nhận là xã miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo, hiện
có 54 xã khó khăn, trong đó có 24 xã đặc biệt khó khăn
Quảng Ninh có một số vùng đặc biệt, khó khăn, nằm ở vùng núi, hải đảo, biên giớinhưng lại có điểm hấp dẫn du lịch, ví dụ như: Huyện đảo Vân Đồn, huyện đảo Cô Tô,huyện Bình Liêu ở phía Tây Bắc Quảng Ninh… Để tận dụng và phát triển tiềm năng dulịch ở những vùng này, trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã tập trung chỉ đạo pháttriển kinh tế - xã hội một cách toàn diện, tăng cường đầu tư có trọng điểm theo quy hoạchvào hạ tầng và hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, đưa lực lượng lao động đến khu vực, xâydựng nhà và các trạm giao thông, truyền hình mạng lưới thông tin liên lạc Ưu tiên đầu
tư phát triển nhân lực du lịch vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số để từng bước tăngcường năng lực tham gia của cộng đồng dân cư địa phương cho phát triển du lịch Nhờ
đó, kinh tế - xã hội của tỉnh đạt được nhiều kết quả khả quan, diện mạo khu vực nôngthôn, miền núi, vùng có đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều thay đổi và tiến bộ rõ rệt, tỷ lệ
hộ nghèo toàn tỉnh đã giảm từ 18,39% (năm 1999) xuống còn 4,46% (năm 2009)
Một ví dụ điển hình về việc các vùng đặc biệt, biên giới, hải đảo, vùng sâu vùng xa ởQuảng Ninh được du lịch tạo cơ sở phát triển chính là huyện đảo Cô Tô Cô Tô là vùngbiển đảo giàu tiềm năng để phát triển du lịch với môi trường trong lành, con người thânthiện, những bãi biển đẹp dài hết tầm mắt và còn nguyên vẻ hoang sơ, nhiều loài hải sảnquý hiếm và đặc biệt là hướng phát triển du lịch được xác định rất rõ ràng Cô Tô đượcxác định phát triển thành Khu du lịch sinh thái – nghỉ dưỡng biển đảo cấp quốc gia gắnvới Khu du lịch sinh thái biển đảo cao cấp Vân Đồn; đưa Cô Tô trở thành một trọng điểm
du lịch trong quần thể du lịch Cát Bà – Hạ Long – Vân Đồn – Cô Tô – Móng Cái – Trà
Cổ với đa dạng các loại hình du lịch, thể thao và vui chơi giải trí cả trên biển và trên cácđảo Trong những năm gần đây, được sự quan tâm đầu tư của Trung ương và tỉnh QuảngNinh, kinh tế xã hội của huyện đảo Cô Tô có sự đổi thay nhanh chóng, đời sống của nhândân được nâng lên rõ rệt Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đạt ở mức cao, năm 2011đạt trên 14% Tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm từ 13,95% năm 2005 xuống còn 3,1% năm
2011 Nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh tế, văn hoá xã hội được đầu tư trênđịa bàn huyện đảo đã phát huy tác dụng, thúc đẩy kinh tế xã hội của huyện phát triển,trong số đó phải kể đến Trung tâm Dịch vụ hậu cần nghề cá Bắc vịnh Bắc Bộ được khởi
Trang 14công xây dựng năm 2008, với tổng giá trị đầu tư gần 470 tỉ đồng, đã hoàn thành hạng mụcbến cập tàu và đê chắn sóng từ cuối năm 2011, đặt nền tảng cho ngành công nghiệp chếbiến, dịch vụ hậu cần tại huyện đảo Đến năm 2015 tập trung xây dựng hoàn chỉnh các cơ
sở hạ tầng thiết yếu, đặc biệt là giao thông kết nối đảo với đất liền chất lượng cao và cáccông trình cấp điện, cấp nước, bưu chính viễn thông, tạo điều kiện cần thiết để phát triểnkinh tế - xã hội của vùng nói chung và thu hút đầu tư phát triển du lịch nói riêng Công tyĐiện lực Quảng Ninh đã thực hiện dự án “Đưa điện lưới ra huyện đảo Cô Tô” để đảm bảocung điện cho nhu cầu ngày càng lớn tại Cô Tô Giai đoạn 2016 – 2020 tập trung pháttriển nhanh và bền vững du lịch trong vùng theo hướng du lịch sinh thái chất lượng caophù hợp với đặc thù của du lịch biển, đảo Phấn đấu đến năm 2015 vùng biển đảo Cô Tô
có thể thu hút 15 – 16 ngàn lượt khách, trong đó có 4 – 5 ngàn lượt khách quốc tế; doanhthu du lịch đạt 14 – 15 tỷ đồng và năm 2020 đạt 30 – 35 ngàn lượt khách, trong đó có 10 –
12 ngàn lượt khách quốc tế; doanh thu du lịch đạt 45 – 47 tỷ đồng; đạt tốc độ tăng trưởng24,8%/năm bình quân thời kỳ 2015 – 2020
Các đồng chí lãnh đạo T.Ư, tỉnh Quảng Ninh động thổ Dự án đưa điện lưới ra huyện
đảo Cô Tô.
2.6 Khuyến khích nhu cầu nội địa:
Như đã thống kê ở bên trên: Năm 2013, tổng số khách du lịch đến Quảng Ninh đạthơn 7,5 triệu lượt, trong đó khách quốc tế đạt 2,6 triệu lượt; Năm 2014, tổng khách dulịch đến Quảng Ninh đạt 7,5 triệu lượt, trong đó riêng khách quốc tế đạt 2,6 triệu lượt.Trong quý I năm 2015, Quảng Ninh đón 2,993 triệu lượt du khách, tăng 2% so với cùng
kỳ và đạt gần 40% kế hoạch năm Tổng doanh thu du lịch quý I, đạt 1.634 tỷ đồng, tăng15% so với cùng kỳ 2014 Trong đó khách quốc tế đạt 791.600 lượt, tăng 1% so với cùng
kỳ Ngoài ra, trong 3 tháng đầu năm, Quảng Ninh cũng đón hàng chục chuyến tàu biển
Trang 15quốc tế các hãng nổi tiếng như: Costa, Azamara, Henna, Celebrity Millennium tới thamquan
Chính số lượng lớn du khách quốc tế đến với Quảng Ninh đã làm tăng sự quan tâmtrong nước đối với các điểm hấp dẫn ở Quảng Ninh và thu hút khách nội địa tới đây.Người dân địa phương có thể không có nhu cầu viếng thăm các điểm hấp dẫn trong địaphương mình nhưng họ vẫn thấy tự hào khi khách từ xa đến thăm địa phương Cụ thể, từđầu năm đến nay, ngành du lịch Quảng Ninh đã đón trên 3,5 triệu lượt khách, chủ yếu làkhách nội địa Riêng trong tháng 3/2015, Quảng Ninh đón gần 1,2 triệu lượt khách, trong
đó gần 1 triệu lượt là khách nội địa Dự kiến, đến cuối năm đón trên 5 triệu lượt khách,trong đó có 3 triệu khách nội địa… Như vậy có thể thấy rằng lượng khách nội địa chiếmphần lớn du khách đến Quảng Ninh, chứng tỏ sức hút của du lịch tỉnh đối với du kháchtrong nước Cầu nội địa cao cũng là một xu hướng đáng mừng đối với Quảng Ninh
Quảng Ninh hội tụ rất nhiều ưu thế để hấp dẫn, thu hút khách nội địa ghé thăm và hàilòng với cảnh quan, dịch vụ ở nơi đây Tỉnh đang phát triển các loại hình dịch vụ thu hút
cả khách quốc tế và khách nội địa đến với địa phương như: Lên kế hoạch đầu tư xây dựngnhững dự án khu nghỉ dưỡng cao cấp; Xây dựng thêm các TTTM, các khu vui chơi giảitrí trong nhà và ngoài trời; Các rạp chiếu phim, khu mua sắm, khu ẩm thực… Ngành dulịch Quảng Ninh không ngừng xây dựng sản phẩm du lịch mới, cộng với những tiềmnăng, thế mạnh sẵn có về du lịch biển đảo, phát triển các tiện nghi, cơ sở dịch vụ, cáckhách sạn, khu vui chơi giải trí, các tiện ích khác, chúng vừa thu hút được khách du lịchtới đây, vừa góp phần làm cho người dân địa phương thích nghỉ ngơi tại chính địa phươngmình
Việc khuyến khích nhu cầu nội địa sẽ làm tăng nhu cầu tiêu dùng của người dântrong nước Người dân Quảng Ninh nói riêng và Việt Nam nói chung sẽ đi du lịch trongnước thay vì ra nước ngoài, giúp giảm đáng kể lượng khách đi du lịch outbout, hạn chế sựthất thoát nội tệ và giảm thâm hụt cán cân thương mại quốc gia
Trang 16III ĐÁNH GIÁ VỀ TÁC ĐỘNG KINH TẾ CỦA DU LỊCH ĐỐI VỚI TỈNH
QUẢNG NINH
Những lợi ích về kinh tế của du lịch đối với tỉnh Quảng Ninh là không thể phủ nhận.Tuy nhiên, ngoài những lợi ích kinh tế nêu trên, tác động kinh tế của du lịch cũng gây ramột số ảnh hưởng tiêu cực đối với tỉnh Quảng Ninh
1 Tiền tệ tiêu hao từ khu vực này sang khu vực khác do du lịch:
Quảng Ninh được biết đến là một trong những tỉnh có định hướng phát triển du lịchsớm nhất cả nước Cho đến nay, ngành du lịch của tỉnh cũng đã đạt được những thànhcông nhất định, trở thành một trong những trung tâm du lịch nổi tiếng của nước ta Khingành du lịch Quảng Ninh nói riêng và ngành du lịch Việt Nam nói chung phát triển, thìcác hoạt động du lịch nội địa, inbound và outbound cũng sẽ phát triển theo
Du lịch phát triển kéo theo sự tăng trưởng của tour outbound Trong những năm gầnđây, do sự phát triển về kinh tế nên thu nhập của người dân cũng được cải thiện và nângcao hơn, nên số người dân Việt Nam (trong đó có Quảng Ninh) đi du lịch nước ngoàicũng tăng dần Khi đi du lịch, du khách đã đem đồng tiền do mình tạo ra tới địa phươngkhác để chi tiêu, khiến cho tiền tệ tiêu hao từ quốc gia này sang quốc gia khác Mỗi năm
có khoảng 4-5 triệu lượt du khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài và con số này vẫnkhông ngừng tăng lên theo từng năm Thống kê của ngành du lịch cho thấy, trung bìnhmột du khách phải chi cho mỗi chuyến hành trình xuất ngoại của mình vào khoảng 1.000USD Điều này cũng đồng nghĩa với việc mỗi năm có khoảng 5 tỷ USD được đem ranước ngoài thông qua du lịch, số tiền này tương đương với kim ngạch xuất khẩu gỗ và đồ
gỗ của Việt Nam trong năm 2013 Việc tiền tệ bị tiêu hao sang các khu vực khác gây rakhó khăn trong việc xác định tổng thu từ ngành du lịch của tỉnh Quảng Ninh, đồng thờilàm thâm hụt một khoản tiền không nhỏ đóng góp vào GDP của tỉnh
2 Giá cả sinh hoạt tăng tại các khu du lịch, khó kiểm soát:
Ở Quảng Ninh có nhiều địa điểm hấp dẫn du lịch, tiêu biểu như: Hạ Long, Móng Cái,Vân Đồn, Uông Bí… Việc tập trung phát triển loại hình du lịch biển ở Quảng Ninh đãkhiến cho giá cả sinh hoạt ở các khu du lịch này leo thang khó kiểm soát, nhất vào nhữngtháng cao điểm trong mùa du lịch, gây trở ngại cho công tác kiểm tra, bình ổn giá sinhhoạt và phát triển du lịch ở tỉnh Quảng Ninh
Lợi dụng thời gian cao điểm trong mùa du lịch, nhiều người dân nơi đây đã cố gắngđẩy mạnh mức giá các loại mặt hàng, bao gồm giá các loại quà lưu niệm du lịch cho đếnnhững mặt hàng sinh hoạt, nhằm thu lợi nhuận cá nhân
Bãi Cháy (Quảng Ninh) từng có thời kỳ bị gọi chệch đi một cách mỉa mai là “Bãichém” do hiện tượng ép giá, ép khách diễn ra quá nhiều Nhiều du khách đến đây cho biết
họ đã bị ép giá, chịu nhiều dịch vụ với giá cao ngất ngưởng, nhất là tại khu vực bãi tắm
Có không ít trường hợp du khách đã phải trả từ 60.000-80.000 đồng cho một quả dừa(thông thường giá chỉ khoảng 20.000 đồng), 200.000 đồng cho một con mực cỡ vừa (loạichục con một kg) trong khi giá ngoài thị trường chỉ khoảng 600.000 đồng/kg Thậm chí,một số du khách đã phải thanh toán 70.000 đồng cho một lon nước tăng lực Redbull, phảitrả từ 40.000 - 50.000 đồng cho một cốc trà đá, cao gấp 10 lần so với giá thông thường…
Trang 17Nhiều quầy dịch vụ ở khu bãi tắm Hoàng Gia không công khai các bảng niêm yết giá cácloại dịch vụ, đồ uống Và đây chính là “cái bẫy” khiến cho du khách nào có tính chủ quan,
cứ mua hàng mà không hỏi giá trước sẽ bị “sập”
Dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 vừa qua, lượng người dân và du khách đổ về Khu du lịch BãiCháy (Hạ Long) tăng cao, lợi dụng cơ hội này, tình trạng "chặt chém" giá gửi xe lại táidiễn Tại đây, các bãi trông giữ xe tự phát mọc lên như nấm, chủ phương tiện phải trả giá
vé cao gấp 5 đến 10 lần so với quy định của nhà nước, gây bức xúc cho du khách Dọc vỉa
hè, lòng đường gần khu vực Bãi tắm Hạ Long có đến hàng nghìn ô tô, xe máy đỗ la liệttrong các bãi gửi xe tự phát, không hề có bảng niêm yết giá Xe máy gửi tại đây phải trảphí từ 30.000đ/xe, giá gửi xe ôtô 5 chỗ là 100.000đ/xe, các xe ôtô từ 24 chỗ trở lên đượcthu với giá 200.000đ/xe Thậm chí du khách chỉ đỗ xe bên lề đường, đúng vạch quy địnhcủa bộ giao thông, vẫn bị người của các bãi giữ xe này gõ cửa đòi thu phí Mỗi ngày cácđiểm trông giữ xe tại đây thu về với số tiền hàng trăm triệu đồng, thế nhưng người trônggiữ xe không phải nộp bất kỳ khoản thuế nào vào ngân sách Nhà Nước Hơn nữa, vỉa hè,lòng đường bị chiếm dụng làm nơi trông xe thu phí tự phát là nguyên nhân khiến chotuyến đường Hạ Long ùn tắc kéo dài
Các bãi đỗ xe tự phát thu của mỗi xe ôtô con 100.000đ/lần gửi xe tại khu du lịch Bãi
Cháy – Hạ Long (Nguồn: http://baoquangninh.com.vn/)
3 Cơ hội việc làm của ngành không ổn định:
Du lịch là ngành mang tính thời vụ nên công việc trong ngành thường thời vụ, theo
ca Tuy hàng năm du lịch tạo ra hàng ngàn việc làm cho lao động trong và ngoài tỉnh, tuynhiên so với số lượng các công ty du lịch, lữ hành, các khách sạn, nhà nghỉ… của QuảngNinh thì con số đó vẫn chưa thực sự nhiều Trên thực tế, với những người lao động có