ĐẶT VẤN ĐỀTrong tiến trình phát triển đất nước của mỗi quốc gia hiện nay thì việc xâydựng cơ sở hạ tầng nói chung và mạng lưới giao thông nói riêng đóng một vaitrò hết sức quan trọng và
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
Khoa Cơ khí – Công nghệ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
Thiết kế tổ chức thi công và lập dự toán tuyến đường giao thông nông thôn thôn Di Lộc, xã Quảng Tùng, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình
Sinh viên thực tập : Đàm Văn Huỳnh
Thời gian thực tập : Từ 05/01 đến 08/05/2015
Giáo viên hướng dẫn : Th.S Nguyễn Thị Ngọc
NĂM 2015
Trang 2DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1 Bảng quy định tổng hàm lượng muối hòa tan, hàm lượng Ionclo,
sunphat và cặn không tan không vượt quá các trị số cho phép 10
Bảng 4.2 Khối lượng lớn đất hố móng 17
Bảng 4.3 Khối lượng đào đất chân khay 17
Bảng 4.4 Tổng khối lượng đất đào hố móng 18
Bảng 4.5 Tổng hợp khối lượng cốt thép cống hộp 18
Bảng 4.6 Bảng tổng hợp khối lượng vật liệu, hạng mục công việc cống thoát nước .22
Bảng 4.7 Bảng tổng hợp nhân công, ca máy thi công cống số 4 23
Bảng 4.8 Bảng tổng hợp nhân công, ca máy thi công cống số 5 25
Bảng 4.9 Bảng tổng hợp khối lượng đào hữu cơ, đào khuôn và đắp nền K95 28
Bảng 4.10 Bảng khối lượng nhân công, ca máy thi công phần nền đường 36
Bảng 4.11 Bảng yêu cầu độ sụt của vữa bê tông xi măng 41
Bảng 4.12 Bảng thống kê khối lượng cốt thép co giãn 45
Bảng 4.13 Bảng khối lượng nhân công, ca máy thi công phần mặt đường 46
Bảng 4.14 Tổng hợp dự toán chi phí thi công 54
Bảng 4.15 Tổng hợp dự toán công trình 55
Bảng 4.16 Chiết tính đơn giá vật liệu, nhân công, ca máy thi công phần cống 56 Bảng 4.17 Chi tiết dự toán vật liệu, nhân công, ca máy thi công cống 59
Bảng 4.18 Chiết tính đơn giá vật liệu, nhân công, ca máy thi công phần đường .60
Bảng 4.19 Chi tiết dự toán vật liệu, nhân công, ca máy thi công phần đường 63
DANH MỤC HÌNH Hình 4.1 Kết cấu áo đường 8
Trang 3MỤC LỤC
Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Phần 2 TỔNG QUAN, MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI 2
2.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2
2.1.1 Tình hình giao thông nông thôn ở tỉnh Quảng Bình 2
2.1.2 Một số vấn đề về thiết kế phương án tổ chức thi công 2
2.1.2.1 Cơ sở để thiết kế phương án tổ chức thi công 2
2.1.2.2 Nguyên tắc thiết kế phương án tổ chức thi công 3
2.2 Mục đích và yêu cầu đề tài 4
2.2.1 Mục đích 4
2.2.2 Yêu cầu đề tài 4
Phần 3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
3.1 Đối tượng nghiên cứu 5
3.2 Phương pháp nghiên cứu 5
3.2.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu 5
3.2.2 Phương pháp phỏng vấn chuyên gia 5
3.2.3 Phương pháp khảo sát thực địa 5
3.2.4 Phương pháp xử lý số liệu 5
Phần 4 NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 6
4.1 Giới thiệu về tình hình chung khu vực tuyến đi qua 6
4.1.1 Vị trí 6
4.1.2 Đặc điểm khí tượng thủy văn 6
4.1.3 Địa chất 6
4.1.4 Tình hình kinh tế - xã hội 6
4.2 Giới thiệu về quy mô công trình 7
4.2.1 Phạm vi công trình 7
4.2.2 Các thông số kỹ thuật 7
4.3 Công tác chuẩn bị 8
Trang 44.3.1 Xây dựng hệ thống kho lán, bãi tập kết vật liệu phục vụ thi công 8
4.3.2 Chuẩn bị vật liệu, nguồn cung cấp vật liệu dùng trong thi công 9
4.3.2.1 Chuẩn bị vật liệu 9
4.3.2.2 Công tác điều tra và dự kiến mỏ cung cấp vật liệu 10
4.3.3 Chuẩn bị máy móc, nhân lực 10
4.3.4 Chọn phương án thi công 10
4.4 Công tác thi công cống 11
4.4.1 Công tác định vị 12
4.4.2 Đào hố móng 12
4.4.3 Công tác thi công lớp đệm dăm sạn 12
4.4.4 Công tác ván khuôn 12
4.4.5 Công tác cốt thép 13
4.4.5.1 Vật liệu 14
4.4.5.2 Gia công cốt thép 14
4.4.6 Công tác bê tông 15
4.4.7 Thi công lắp đặt cống hộp 16
4.4.8 Thi công đắp đất giáp thổ 16
4.4.9 Tính toán khối lượng thi công cống thoát nước 17
4.4.9.1 Tính toán khối lượng vật liệu, hạng mục công việc cống thoát nước 17
4.4.9.2 Khối lượng nhân công, ca máy thi công cống 23
4.5 Thi công nền đường 26
4.5.1 Công tác chuẩn bị 26
4.5.1.1 Công tác khôi phục cọc, dời cọc ra khỏi phạm vi thi công 26
4.5.1.2 Vét lớp phong hóa hữu cơ, đào gốc cây, bụi tre 27
4.5.1.3 Lên khuôn đường 27
4.5.1.4 Tính khối lượng công tác chuẩn bị 28
4.5.2 Công tác đào đất 32
4.5.2.1 Biện pháp thi công 32
Trang 54.5.2.2 Tính toán khối lượng công tác đào đất 33
4.5.3 Công tác đắp đất 34
4.5.3.1 Biện pháp thi công 34
4.5.3.2.Tính toán khối lượng công tác đắp đất 35
4.5.4 Tính toán hao phí nhân công, ca máy thi công nền đường 36
4.6 Thi công mặt đường 37
4.6.1 Thi công móng cấp phối đá dăm dày 12cm 37
4.6.1.1 Công tác chuẩn bị 37
4.6.1.2 Đắp khuôn đường 38
4.6.1.3 Rải cấp phối đá dăm 38
4.6.1.4 Thi công cấp phối đá dăm 38
4.6.1.5 Tính toán khối lượng cấp phối đá dăm 39
4.6.2 Thi công lớp lót giấy dầu chống thấm 39
4.6.3 Thi công mặt đường bê tông 40
4.6.3.1 Công tác chuẩn bị 40
4.6.3.2 Công tác ván khuôn 41
4.6.3.3 Công tác trộn bê tông 41
4.6.4 Bảo dưỡng khe co giãn 43
4.6.5 Công tác kiểm tra 44
4.6.6 Tính toán khối lượng thi công mặt đường 44
4.6.7 Tính toán khối lượng nhân công, ca máy thi công mặt đường 45
4.7 Công tác hoàn thiện 46
4.8 Lập tiến độ thi công 47
4.8.1 Mục đích khi lập kế hoạch tiến độ thi công 47
4.8.2 Nguyên tắc lập tiến độ 47
4.8.3 Các bước lập tiến độ 47
4.8.4 Bảng tiến độ chi tiết thi công công trình 48
4.9 Công tác đảm bảo an toàn lao động và môi trường công trình 50
Trang 64.9.1 Biện pháp đảm bảo an toàn 50
4.9.1.1 An toàn trong công tác cốt thép 50
4.9.1.2 An toàn trong công tác sản xuất vữa bê tông 50
4.9.1.3 An toàn trong công tác vận chuyển vữa bê tông: 51
4.9.1.4 An toàn trong việc đổ đầm bê tông 51
4.9.1.5 An toàn khi sử dụng thiết bị cơ giới 51
4.9.1.6 An toàn giao thông 52
4.9.2 Biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường 52
4.10 Lập dự toán thi công công trình 53
4.10.1 Căn cứ lập dự toán 53
4.10.2 Dự toán công trình 53
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64
5.1 Kết luận 64
5.2 Kiến nghị 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
Trang 7Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong tiến trình phát triển đất nước của mỗi quốc gia hiện nay thì việc xâydựng cơ sở hạ tầng nói chung và mạng lưới giao thông nói riêng đóng một vaitrò hết sức quan trọng và có ý nghĩa trong việc phát triển nền kinh tế quốc dân.Trong đó giao thông đường bộ được xem là mạch máu của mọi ngành kinh tếnên việc xây dựng các tuyến đường giao thông đường bộ đã góp phần vào sựphát triển của các ngành kinh tế khác cũng như đảm bảo an ninh quốc phòng củamỗi quốc gia
Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI chỉ đạo: “Đẩy mạnh toàn diệncông cuộc đổi mới, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta trở thành nước côngnghiệp theo hướng hiện đại”
Cùng với phát triển hiện đại hóa đất nước thì việc nâng cấp cơ sở hạ tầnggiao thông nông thôn là một vấn đề quan trọng, tạo nên sự giao lưu thông suốtgiữa các thôn xóm, các vùng xa với trung tâm xã, huyện, Mục đích tạo nênmạng lưới đường giao thông đạt chất lượng, khai thác có hiệu quả, góp phầnphát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy quá trình đô thị hóa nông thôn
Đoạn đường từ km 0+742.07 đến km 1+204.44 nằm trong tuyến số 1 củagói thầu xây lắp công trình đường giao thông nông thôn thuộc thôn Di Lộc, xãQuảng Tùng, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình Tuyến đường đất cũ đãxuống cấp nghiêm trọng, nhất là vào mùa mưa, đường lầy lội, nước đọng các ởcác chỗ trũngkhiến giao thông đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn Chỗ cócống đi qua thì làm bằng cầu gỗ đã lâu nên xe, máy tải trọng lớn đi quarất nguyhiểm Vậy nên nâng cấp tuyến đường đất cũ thành đường bê tông xi măng làvấn đề cấp thiết phải thực hiện để đáp ứng nguyện vọng, nhu cầu giao thông đilại của người dân trong khu vực tuyến và toàn xã
Với những vấn đề ở trên, tôi thực hiện đề tài: “Thiết kế tổ chức thi công
và lập dự toán tuyến đường giao thông nông thôn thôn Di Lộc, xã Quảng Tùng, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình”.
Trang 8Phần 2 TỔNG QUAN, MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
2.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1.1 Tình hình giao thông nông thôn ở tỉnh Quảng Bình
Mạng lưới giao thông của tỉnh Quảng Bình có nhiều đầu mối giao thôngquan trọng của quốc gia và khu vực: có đường quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh,đường Sắt Bắc – Nam, đường quốc lộ 12A, quốc lộ 15A, các hệ thống đườngtỉnh lộ (TL) như: TL2, TL10, TL16, TL20 huyền thoại Trường Sơn, có cửa khẩuQuốc tế Cha Lo, cảng biển Gianh, Nhật Lệ và Hòn La và sân bay Đồng Hới
Hệ thống giao thông có mạng lưới khá hoàn chỉnh, có cả giao thông đường
bộ, giao thông đường thủy, đường sắt và đường hàng không Để đáp ứng kịpthời nhu cầu phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế toàn quốc cũng như trong toàntỉnh, đòi hỏi phải có mạng lưới giao thông phát triển đồng bộ, đảm bảo giaothông thông suốt trong mọi trường hợp và kết nối với mạng lưới giao thông quốcgia, quốc tế
Cùng với sự giúp đỡ của Trung ương, nhân dân tỉnh nhà đã dần dần hoànthiện hệ thống giao thông trong tỉnh, tạo điều kiện cho việc giao lưu hàng hóa,nhu cầu đi lại và du lịch giữa các vùng trong tỉnh và các tỉnh khác
2.1.2 Một số vấn đề về thiết kế phương án tổ chức thi công.
Việc lập phương án tổ chức thi công là tạo nên quy trình tổng thể, phù hợptối ưu cho việc xây dựng ra công trình từ hồ sơ thiết kế kỹ thuật ban đầu Nó làtài liệu chủ yếu chuẩn bị về mặt tổ chức và công nghệ, là công cụ để người chỉhuy điều hành sản xuất, đưa vào các giải pháp hợp lý nhằm thúc đẩy tiến độ thicông, tạo nên chất lượng công trình bền vững, đảm bảo an toàn lao động và chiphí hợp lý cho công trình
Những công trình ở nông thôn thường có quy mô nhỏ, nhưng nếu khônglàm tốt việc lập phương án tổ chức thi công thì công việc xây dựng sẽ tiến hànhmột cách tự phát không có ý đồ toàn cục Do đó dễ xảy ra mất an toàn, chấtlượng công trình không đảm bảo, lãng phí về sức lao động, về hiệu suất sử dụngthiết bị, kéo dài thời gian thi công, tăng chi phí một cách không hợp lý
2 Cơ sở để thiết kế phương án tổ chức thi công.
- Căn cứ vào Luật xây dựng
- Căn cứ vào hồsơ Thiếtkếbảnvẽthicông đã đượccấpcó thẩmquyềnphêduyệt
Trang 9- Căn cứ vào dự toán công trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Căn cứ vào kết quả khảo sát bổ sung khu công trường
- Căn cứ vào năng lực của đơn vị nhận thầu
- Căn cứ vào hiện trạng thực địa công trình
3 Nguyên tắc thiết kế phương án tổ chức thi công
Để đạt kết quả cuối cùng, trong tổ chức thi công phải tuân thủ các nguyêntắc cơ bản:
- Hiệu quả kinh tế tối ưu, giải pháp thi công được lựa chọn phải đạt được
những yêu cầu sau:
+ Giải pháp đó phải rút ngắn được thời hạn thi công
+ Phải góp phần tăng năng suất lao động, giảm chi phí thi công
+ Hạ giá thành xây lắp
+ Phải góp phần nâng cao chất lượng xây lắp
+ Đảm bảo các yêu cầu về an toàn lao động, vệ sinh môi trường…
- Sử dụng các phương án cơ giới hóa, các công cụ thiết bị kỹ thuật cao vàhoàn thiệnphù hợp với xu thế phát triển của công nghệ thi công, càng ngày máymóc sử dụng trong thi công xây dựng càng chiếm tỉ trọng cao góp phần giảiphóng sức lao động Có thể thay đổi phương pháp tổ chức sản xuất từ sản xuấtkiểu công trường sang sản xuất theo kiểu công xưởng công nghiệp (đó là toàn bộnhững công tác chuẩn bị và chế tạo các chi tiết tiến hành trong công xưởng côngnghiệp, công trường chỉ là nơi lắp ráp các chi tiết đó thành sản phẩm hoàn chỉnh)
- Tổ chức lao động khoa học
+ Để thực hiện nguyên tắc này yêu cầu chia quá trình thi công thành nhữngthao tác riêng biệt, nhằm phân công lao động hợp lý, chuyên môn hóa sâu đểnâng cao năng suất lao động và nâng cao tay nghề công nhân
+ Phải cải tiến phương pháp lao động, loại bỏ các động tác thừa, tức là tổchức phương pháp làm việc một các khoa học
+ Phải sử dụng thời gian làm việc tối đa nhưng hợp lý, hạn chế thời gianchết…
- Tiêu chuẩn hóa và định hình hóa thi công
+ Tiêu chuẩn hóa là sự xác lập các quy phạm và tiêu chuẩn sản xuất sao
Trang 10cho có thể sử dụng chúng trong những điều kiện cụ thể Bất kỳ với phương tiệnthi công hiện có để tổ chức một quá trình kỹ thuật kinh tế hợp lý nhất Tiêuchuẩn hóa được thực hiện thông qua các quy tắc quy định rõ các trình tự nhấtđịnh và các điều kiện kỹ thuật phải theo để thực hiện một quá trình xây dựng.
+ Định hình hóa là việc xác lập những quy định về quy cách sản phẩm nhưkích thước, tính chất sao cho có thể vận dụng các quy phạm thi công một cáchrộng rãi, nâng cao khả năng thay thế của các sản phẩm đó trong kết cấu của côngtrình xây dựng
2.2 Mục đích và yêu cầu đề tài
2.2.2 Yêu cầu đề tài
- Điều tra, khảo sát, phân tích đánh giá tình hình kinh tế xã hội của vùng
- Khái quát trình tự thi công các hạng mục công trình
- Phân tích điều kiện thi công
- Tính khối lượng các công tác, nhu cầu máy thi công, nhân công
- Lập tiến độ thi công
- Lập dự toán thi công công trình
Trang 11Phần 3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Tuyến đường giao thông nông thôn đoạn từ Km 0+742.07 đếnKm1+204.44, thuộc thôn Di Lộc, xã Quảng Tùng, huyện Quảng Trạch, tỉnh QuảngBình
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp này tìm hiểu lịch sử nghiên cứu, kế thừa những thành tựu màcác đồng nghiệp đi trước đã làm, qua các loại sách, tạp chí, giáo trình, nhằm thuthập tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu
Những thông tin sau có thể thu thập được thông qua nghiên cứu tài liệu:
- Cơ sở lý thuyết liên quan đến chủ đề nghiên cứu
- Chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, của ngành, của địa phươngliên quan đến nội dung nghiên cứu
- Số liệu thống kê
3.2.2 Phương pháp phỏng vấn chuyên gia
Phương pháp này trực tiếp phỏng vấn cán bộ kỹ thuật, công nhân có taynghề đang thi công Vốn kiến thức cũng như kinh nghiệm quý báu của họ sẽgiúp tôi biết được những thông tin cần thiết
3.2.3 Phương pháp khảo sát thực địa
Khảo sát thực địa là quá trình khảo sát địa hình, địa chất, thủy văn, các điềukiện kinh tế nơi tuyến đường đi qua Để biết được có những điều kiện thuận lợi,khó khăn nào ảnh hưởng tới quá trình xây dựng công trình Từ đó sẽ đề ra cácbiện pháp thi công phù hợp Các biện pháp thi công ảnh hưởng đến việc thànhlập đơn giá, người làm dự toán cần phải nắm bắt để tính toán cho phù hợp
3.2.4 Phương pháp xử lý số liệu
Từ số liệu thu thập được, tiến hành xử lý bằng toán logic, toán thống kê vànhững phần mềm hỗ trợ như Autocad, word, excel… nhằm tính toán các côngviệc cụ thể, giảm bớt sai sót trong quá trình tính toán thi công
Sử dụng phần mềm dự toán để tính chi phí, giá thành công trình giúp chongười tính tiết kiệm thời gian, công sức, mang lại hiệu quả cao
Trang 12Phần 4 NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Giới thiệu về tình hình chung khu vực tuyến đi qua
4.1.1 Vị trí
Quảng Tùng là một xã nằm ở Đông Bắc của huyện Quảng Trạch ,tỉnh Quảng Bình.Xã này có diện tích 11,45 km2, dân số năm 2012 là 6.865người.Xã được chia làm 4 thôn bao gồm: Sơn Tùng, Phúc Kiều, Di Luân và
Di Lộc
Phía Bắc giáp Xã Quảng Phú, Đông Bắc giáp Cảnh Dương, phía Tây giápQuảng Châu, Tây Bắc giáp Quảng Kim, Tây Nam giáp Quảng Tiến và ĐôngNam giáp Quảng Hưng
4.1.2 Đặc điểm khí tượng thủy văn
4.1.3 Địa chất
Khu vực khảo sát thuộc dạng đồng bằng, nền đất trên toàn tuyến nói chung
là đất sét pha cát có độ chặt và ổn định tốt Nền đường cũ được đắp bằng đất đồicao 1÷1,5m
4.1.4 Tình hình kinh tế - xã hội
Là nơi đường quốc lộ 1A đi qua và cách thị trấn Ba Đồn khoảng 15 km vềphía Bắc Xã Quảng Tùng có vị trí quan trọng trong tuyến đường vận tải Bắc-Nam Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, ngoài ra tiểu thủ công nghiệp, thươngnghiệp, cũng là một thành phần quan trọng trong cơ cấu kinh tế của xã Xã là mộttrong 6 xã phụ cận của khu kinh tế Hòn La Trong tương lai, công - thươngnghiệp sẽ chiếm tỉ lệ lớn trong cơ cấu của xã Nhìn chung, đời sống của người dântrên địa bàn xã tương đối ổn định nhưng cơ sở hạ tầng còn gặp nhiều khó khăn
Trang 134.2 Giới thiệu về quy mô công trình
- Chiều dài đoạn đường: 462,37m
Trong đó, đường bê tông hiện trạng là27,75m nên ta tính được chiều dàicần thi công: 462,37 – 27,75 = 434,62m
- Cấp hạng:
+ Thiết kế theo đường giao thông nông thôn loại B theophân cấp kỹ thuậtđường giao thông nông thôn phục vụ chương trình xây dựng nông thôn mới.+ Bề rộng mặt đường: 3m
+ Ta luy nền đường đào: 1/1
- Kết cấu mặt đường theo thứ tự các lớp từ trên xuống như sau:
+ Lớp 1: Mặt đường bê tông xi măng M250 đá dăm 1x2 dày 16cm
+ Lớp 2: Lót 01 lớp giấy dầu
+ Lớp 3: Móng đường bằng đá dăm dày 12cm
+ Lớp 4: Đắp đất cấp phối biên hòa lu lèn đạt độ chặt K98 dày 30cm
- Nền, lề đường: Đắp đất cấp phối biên hòa lu lèn đạt độ chặt K95
Trang 14- Mặt bê tông xi măng M250 dày 16cm
- Lót 1 lớp giấy dầu
- Móng đá dăm dày 12cm
- Nền đường đắp đất K98 dày 30cm
- Nền đường đắp đất K95
Hình 4.1 Kết cấu áo đường
- Thiết kế hệ thống thoát nước
Hệ thống thoát nước ngang: Trên tuyến bố trí cống hộp bằng bê tông cốtthép kích thước 200×200cm tại các lý trình: Km0+864,82, Km0+943,59
4.3 Công tác chuẩn bị
Công tác chuẩn bị là một khâu quyết định đến việc hoàn thành công trình,đảm bảo tiến độ và chất lượng cao Công tác chuẩn bị bao gồm các việc như :
4.3.1 Xây dựng hệ thống kho lán, bãi tập kết vật liệu phục vụ thi công
- Nhà ban chỉ huy công trường nhà cấp 4: Được bố trí thuận lợi cho việcquản lý và tổ chức thi công toàn bộ hệ thống tuyến và công trình trên tuyến
- Kho đựng xi măng: Kho chính được đặt tại nơi thuận lợi nhất nhằm đảmbảo thuận tiện cho việc cấp phát xi măng về các kho phụ để thi công bê tôngđường và công trình trên đường
- Tạicác công trình trên tuyến được bố trí được kho phụ đựng xi măng, sắtthép thuận lợi cho việc vận chuyển xi măng sắt thép ra hiện trường để thi công
- Bố trí bãi tập kết cát, đá, đá dăm thuận lợi cho việc thi công
* Chuẩn bị biển báo thi công:
- Trên công trường xây dựng lắp đặt bảng hiệu công trình theo quy định, cóghi thông tin về dự án, kích thước và nội dung của biển báo phải được Chủ đầu
tư và giám sát công trường đồng ý
* Chuẩn bị điện dùng cho thi công:
Liên hệ với Chủ đầu tư và ngành điện để mua điện và lắp đặt đồng hồ Tạikhu vực thi công có bố trí các hộp cầu giao có nắp che chắn bảo vệ và hệ thốngđường dây treo trên cột dẫn tới các điểm dùng điện, có tiếp đất an toàn theođúng tiêu chuẩn an toàn về điện hiện hành
Trang 15* Chuẩn bị nước dùng cho thi công:
Liên hệ với Chủ đầu tư để đảm bảo có nước sạch đủ tiêu chuẩn phục vụ thicông và sinh hoạt ở lán trại, văn phòng Cần xây dựng một số bể chứa nhỏ phục
vụ thi công Nước phục vụ thi công đảm bảo thoả mãn TCVN 4560-87 [3]
* Chuẩn bị hệ thống cứu hỏa:
Để đề phòng và xử lý cháy nổ, trên công trường có đặt sẵn một số bình cứuhỏa tại các điểm cần thiết để xảy ra tai nạn Hàng ngày có cán bộ kiểm trathường xuyên việc phòng cháy
4.3.2 Chuẩn bị vật liệu, nguồn cung cấp vật liệu dùng trong thi công
4.3.2.1 Chuẩn bị vật liệu
Các loại vật liệu dùng trong thi công được cung cấp đầy đủ, đảm bảo yêucầu thiết kế và được tập kết tại kho bãi hoặc các vị trí thuận lợi cho việc thi côngcác hạng mục công trình và đảm bảo an toàn giao thông
- Xi măng: Xi măng dùng để đổ bê tông dùng xi măng Pooclăng, đượcđóng bao tại nhà máy Xi măng được cấp theo tiến độ thi công bê tông của từnghạng mục công trình nhằm giảm thời gian lưu kho không vượt quá 3 tháng kể từngày xuất xưởng cho đến ngày sử dụng; thời gian lưu kho công trường khôngvượt quá 30 ngày và đảm bảo tốt các điều kiện về thông gió và chống ẩm
- Sắt, thép: Sắt, thép được kiểm tra kỹ lưỡng hình dạng bề ngoài, đườngkính, trọng lượng và kiểm tra các chỉ tiêu cơ lý thông qua Chi cục tiêu chuẩn -
Đo lường - Chất lượng Quảng Bình kiểm tra chất lượng.Cốt thép đưa vào sửdụng phải theo đúng bản vẽ thiết kế
- Cát: Cát dùng để chế tạo bê tông và xây lát được được tập kết tại bãi gầncông trình đảm bảo thuận tiện cho thi công Khi cát lẫn nhiều tạp chất hữu cơ,bùn, bụi sét phải rửa sạch và loại hết tạp chất hữu cơ
- Đá, sạn: Đá, sạn phải sạch sẽ và ít tạp chất, không cho phép có những cụcđất sét, gỗ mục lá cây rác và lớp màng đất sét bao ngoài các hạt đá dăm và sạn
- Gỗ: Gỗ để lám ván khuôn phải thẳng, đúng yêu cầu thiết kế Gỗ dùng làm
đà giáo chống đỡ phải là gỗ tốt, những cây gỗ nào bị cong nhiều thì loại bỏ
- Nước: Nước dùng trộn bê tông, trộn vữa xây, bảo dưỡng bê tông và đáxây được kiểm nghiệm trước và phải đảm bảo yêu cầu theo TCVN 4506-87đồng thời:
* Không có váng dầu mỡ
* Hàm lượng tạp chất hữu cơ không vượt quá 15mg/lít
Trang 16* Độ PH không nhỏ hơn 5 và không lớn hơn 12,5
Bảng 4.1 Bảng quy định tổng hàm lượng muối hòa tan, hàm lượng Ionclo,
sunphat và cặn không tan không vượt quá các trị số cho phép
+ Sạn mua tại các bến đò ven sông
- Đá dăm, đá hộc các loại, cấp phối đá dămmua tại mỏ đá Tiến Hoá, huyệnQuảng Trạch, tỉnh Quảng Bình
- Vật liệu khác: Các loại vật tư khác như gỗ ván, sắt thép xi măng vv…mua tại khu vực thị trấn Ba Đồn Nếu một trong những loại nào thiếu thì có thểmua tại các khu vực lân cận
4.3.3 Chuẩn bị máy móc, nhân lực
- Máy móc của đơn vị thi công khá đầy đủ, với nhiều loại máy khác nhauđược chuẩn bị sẵn sàng, đáp nhu cầu về tiến độ thi công cũng như công nghệ
- Nhân lực bao gồm cả thủ công và công nhân tùy theo nhu cầu công việc
mà có thể huy động
4.3.4 Chọn phương án thi công
- Điều kiện thi công
+ Tuyến đường sử dụng nhiều vật liệu vì vậy phải kết hợp chặt chẽ cáckhâu chọn địa điểm khai thác,gia công vật liệu, tổ chức khai thác, gia công, vậnchuyển và cung cấp vật liệu
+ Khối lượng công trình phân bố đều trên toàn tuyến, do đó tốc độ thi côngmặt đường không thay đổi
Trang 17+ Diện thi công hẹp và dài, do đó khối lượng công tác vận chuyển phân bốkhông đều việc tổ chức công tác vận chuyển tương đối phức tạp.
+ Công tác thi công phải tiến hành ngoài trời
+ Địa điểm thi công thường xuyên thay đổi
Căn cứ vào điều kiện thực tế trên, về mức cấp thiết của tuyến đường, tiềnvốn, vật tư, nhân lực, tôi quyết định chọn phương án tổ chức thi công theo dâychuyền
- Quá trình thi công được tiến hành từ đối tượng này sang đối tượng kháctheo một trình tự nhất định Cụ thể là:
+ Xác định phạm vi tuyến, xác định có san nền tại vị trí phục vụ cho côngtác thi công và kiểm tra
+ San lấp và mở rộng các vị trí cần thiết tạo điều kiện tốt cho công tác đảmbảo giao thông trước khi triển khai thi công
+ San sân bãi, làm bãi đúc cấu kiện tại khu vực gần láng trại ở những khuđất trống gần công trường thi công
+ Thi công cống vuông thoát nước
+ Thi công nền đường
+Thi công mặt đường
+ Công tác hoàn thiện
Trong quá trình thi công, tùy tình hình cụ thể sẽ điều chỉnh bổ sung lựclượng giữa các dây chuyền thi công, nhân lực duy trì tiến độ chung Tận dụngtriệt để thời gian thi công kể cả những lúc thời tiết khô ráo, làm thêm giờ, bố tríthêm ca để đảm bảo tiến độ Thi công bằng cơ giới kết hợp nhân công Cáchạng mục xây lắp được triển khai liên hoàn bằng các dây chuyền có bổ sungđiều tiết cho nhau trong từng hạng mục xây lắp, trong từng thời điểm cụ thể,nhằm hạn chế tới mức thấp nhất thời gian chờ đợi, duy trì tiến độ sớm đưa côngtrình vào khai thác sử dụng
4.4 Công tác thi công cống
Trên đoạn thi công có 2 vị trí lắp đặt cống, cụ thể như sau:
- Tại lý trình : Km0+864,82 đặt cống vuông 200×200cm.
- Tại lý trình: Km0+943,59 đặt cống vuông 200×200cm
Trang 184.4.1 Công tác định vị
Trước khi thi công cống cần phải định vị tim cống Công việc này có thểdùng máy trắc đạc để xác định lại vị trí tim và chu vi của công trình cống, vị trí
và cao độ chính xác của móng cống cửa vào, ra của công trình theo các mốc cao
độ chung của tim đường và tim rãnh thoát nước tạm thời
- Tải trọng tạm thời phải đưa ra cách mép hố móng ít nhất 1,0m Phải kiểmtra cao độ đào móng đảm bảo đúng thiết kế
- Trước khi chuyển sang hạng mục tiếp theo (đệm dăm sạn móng) hố móngphải được nghiệm thu gồm các vấn đề:
+ Kết luận vị trí, kích thước hố móng có đúng hồ sơ thiết kế không
+ So sánh địa chất thực tế với hồ sơ thăm dò khảo sát
+ Kết luận về khả năng đặt móng
Trong trường hợp có sự khác biệt quan trọng giữa hồ sơ thiết kế và thực tếhiện trường làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình phải báo cáo lại chủ đầu
tư và cơ quan thiết kế để có biện pháp xử lý
4.4.3 Công tác thi công lớp đệm dăm sạn
- Sau khi nghiệm thu hố móng, tiến hành làm lớp đệm dăm sạn dày 10cm
- Mặt của lớp đá dăm không được cao hơn cao độ thiết kế đáy móng, phảiđầm lèn kỹ đảm bảo độ ổn định của lớp đệm dá dăm trước khi đổ bê tông móng
4.4.4 Công tác ván khuôn
Sử dụng ván khuôn gỗ thép kết hợp để thi công Ván khuôn phải đáp ứngnhững yêu cầu sau:
Trang 19+ Kiên cố ổn định, cứng rắn và không biến hình khi chịu tải do trọnglượng và áp lực của bê tông mới đổ cũng như tải trọng sinh ra trong quátrình thi công.
+ Phải kín, khít để tránh không cho vữa chảy ra
+ Phải đảm bảo đúng hình dạng, kích thước và trình tự đổ bê tông các phầnmục công trình
+ Phải luân chuyển được để tiết kiệm
+ Chế tạo, lắp đặt đơn giản và đảm bảo việc lắp đặt cốt thép và đổ bê tôngthuận tiện, an toàn
+ Bảo đảm tháo gở dễ dàng, ít đụng chạm đến bê tông
Trước khi lắp đặt cốt thép và đổ bê tông, ván khuôn phải được nghiệm thuđảm bảo các yêu cầu trên mới tiến hành bước tiếp theo Việc nghiệm thu theoTCVN 4453 – 1995 [4]
- Độ võng của ván khuôn phải nhỏ hơn 1/400L đối với mặt quan trọng, cácmặt khác độ võng phải nhỏ hơn 1/250; L- chiều dài nhịp của ván khuôn
Để tháo ván khuôn một cách dễ dàng, mặt trong ván khuôn được quét mộtlớp dầu
Đối với những chiều bê tông không chịu trọng lượng bản thân (thành bêncủa dầm) ván khuôn có thể tháo sớm theo kinh nghiệm khi cường độ bê tông đạtdưới 80 daN/cm2, ván khuôn sẽ tháo dở dễ dàng
Gỗ ván khuôn thường là gỗ nhóm 4 có độ ẩm không lớn hơn 25% Chiềudày ván không được mỏng quá 20mm, bề rộng mỗi tấm không lớn hơn 15 -
18 cm
Khung sườn được liên kết bằng đinh và bu lông Ván khuôn dầm được chếtạo thành nhiều khối, mỗi khối dài không quá 4 - 5 m Tuỳ theo chiều dài nhịp
có thể ghép nhiều hay ít khối Giữa các khối phải dùng mối nối bằng gioăng cao
su để vữa xi măng không bị rò rỉ
Ván khuôn gỗ - thép có ưu điểm là dễ tháo lắp và làm tăng thời gian sửdụng ván khuôn, khung sườn bằng thép, do đó có thể quay được sang hai bên vàphiến dầm lấy ra được dễ dàng
4.4.5 Công tác cốt thép
Công tác này bao gồm cung cấp gia công lắp đặt và bảo dưỡng các thanhcốt thép theo cấp loại và kích cỡ được thể hiện trên hồ sơ bản vẽ
Trang 204.4.5.1 Vật liệu
Thép làm cốt thép phải tuân thủ theo quy định chủng loại tại hồ sơ thiết kế,chỉ cho phép thay đổi loại cốt thép đã quy định trong thiết kế bằng thép khác nếuđảm bảo được các yêu cầu:
+ Sức chịu tính toán của cốt thép không được ít hơn so với thiết kế
+ Tại vùng chịu ép không được đặt cốt thép trơn cùng với thép gai vàkhông được đặt cùng một khu vực các cốt thép có số hiệu khác nhau
+ Hình thức kết cấu của cốt thép thay thế phải phù hợp với các quy định vàquy trình thiết kế
4.4.5.2 Gia công cốt thép
- Xử lý cốt thép trước khi gia công đảm bảo thỏa mãn yêu cầu sau:
+ Bề mặt sạch không dính bùn đất, dầu mỡ, không có vẩy sắt và các lớp gỉ
+ Các thanh thép bị bẹp, bị giảm tiết diện do làm sạch hoặc các nguyênnhân khác không vượt quá giới hạn cho phép là 2% đường kính Nếu vượt quágiới hạn này thì thép đó được sử dụng cho diện tích tiết diện còn lại
+ Cốt thép được kéo, uốn nắn thẳng
+Tất cả các thanh thép đều khó tránh khỏi cong, vênh trong quá trình bốcxếp vận chuyển nên cần phải nắn lại Tuỳ theo khả năng thiết bị mà chọn cáchnắn.Đối với thép sợi thường có đường kính 6 – 8mm phải cho qua máy tuốt hoặcmáy nắn thẳng.Cốt thép đường kính 10 – 12mm có thể nắn thẳng bằng búa, đehoặc bàn nắn
Trang 21+ Uốn thép phải đảm bảo đúng hình dạng thiết kế Khi uốn thép phải chú ýđến độ giãn dài của các góc uốn.
+ Khung và lưới cốt thép và không bị xô lệch khi di chuyển và lắp đặt vàován khuôn và khi đổ bê tông
+ Nghiệm thu công tác lắp đặt cốt thép trước khi đổ bê tông
4.4.6 Công tác bê tông
- Bê tông dùng cho công trình phải đảm bảo số hiệu và đảm bảo chấtlượng Việc thi công phải được cơ giới hoá với các thiết bị, máy móc đồng bộ
Để đảm bảo đúng chất lượng bê tông, cần phải được thực hiện như sau:
+ Khi trộn bê tông phải dùng các loại vật liệu đáp ứng được yêu cầu củacác quy chuẩn tương ứng
+ Thiết kế đúng thành phần bê tông
+ Trộn hổn hợp bê tông đảm bảo yêu cầu
+ Phương pháp vận chuyển phải tránh bê tông bị phân tầng, đá bị dồn vềmột phía
+ Đổ và đầm nén bê tông cẩn thận
+ Quan sát và bảo dưỡng bê tông đã đổ
- Trước khi tổ chức đổ bê tông và bê tông cốt thép nhất thiết phải kiểm tra,nghiệm thu hố móng, cốt thép, ván khuôn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật mới tiến hành
- Chuẩn bị vật liệu, máy móc thiết bị để tiến hành trộn bê tông: Kiểm tramáy trộn bê tông, đầm dùi, đầm bàn, chất lượng vật liệu trước khi đổ bê tông
Trang 22- Tiến hành trộn bê tông bằng máy trộn 250L, thời gian trộn không ít hơn2,5 phút, nhân lực vận chuyển bê tông Để tránh cho bê tông không bị phân tầngthì phải tuân thủ chiều cao rơi tự do của bê tông không quá 2m.
- Bê tông đổ từng lớp một, các lớp không nên dày quá 30cm,các lớp đổchồng lên nhau nhưng không được để lớp trước bắt đầu đông cứng khi đổ lớpsau, tất cả bê tông đều được đầm kỹ Dùng đầm dùi 1,5KW, đầm bàn 1KW đầm liên tục đảm bảo bê tông ngừng lún, không sủi bọt khí, bề mặt bằng phẳng
và nổi vữa thi công, đổ bê tông dứt điểm từng phần hay bộ phận kết cấu Thờigian bảo dưỡng theo quy định tốt nhất trong 7 ngày đầu là luôn luôn giữ cho bềmặt bê tông luôn ẩm việc bảo dưỡng có thể nhiều cách để bảo đảm cho kết cấugiữ độ ẩm như che đậy, phủ cát mặt bê tông, tưới nước thường xuyên sau đó
có thể tuỳ theo thời tiết để bố trí bảo dưỡng bê tông làm tăng dần cường độ bêtông cho đến khi đạt R28
- Trong quá trình đổ bê tông tiến hành lấy mẫu thí nghiệm kỹ thuật(15×15×15)mm lấy 1 tổ mẫu (3 mẫu ) cho 20m3 bê tông
- Khi bê tông đạt cường độ cho phép tiến hành tháo dỡ ván khuôn
4.4.7 Thi công lắp đặt cống hộp.
Cống chỉ được lắp đặt khi đủ 100% cường độ thiết kế
Quá trình lắp đặt dùng cẩu và nhẹ nhàng tránh vỡ cống và móng cống Lắp đặt đến đâu phải điều chỉnh và chèn vữa đến đó Cấm không được lăn ốngcống từ phương tiện vận chuyển xuống hoặc từ mép hố đào xuống móng cống
Sau khi cân chỉnh, chèn ống cống tiến hành làm mối nối, quét nhựa chốngthấm và tiến hành đắp đất trên cống
4.4.8 Thi công đắp đất giáp thổ.
- Khi bê tông cống đạt yêu cầu và tối thiểu 21 ngày sau khi đổ bê tông tiếnhành xử lý nền để đắp giáp thổ
- Trước khi đắp đất phải được vệ sinh sạch sẽ và đánh cấp phần mái đàonhằm tăng độ liên kết chặt chẽ giữa khối đắp và đất nền
- Sau khi xử lý xong nền xong, ban nghiệm thu cơ sở nghiệm thu mới tiếnhành công tác đắp đất
- Trước khi đắp đất phải kiểm tra độ ẩm đất nền, nếu đất nền quá khôkhông đảm bảo độ ẩm tốt nhất thì phải tưới nước khi nào đạt độ ẩm tốt nhất thìmới tiến hành đắp đất
Trang 23- Đất đắp lấy ở bãi vật liệu mà thiết kế quy định Đất đắp dùng xe ô tô vậnchuyển tới đổ trên bờ và dùng thủ công cào xuống và san từng lớp một, chiềudày mỗi lớp 15cm dùng đầm cóc để đầm Số lần đầm một vị trí thông qua tínhtoán sao cho đầm đạt dung trọng thiết kế.
4.4.9 Tính toán khối lượng thi công cống thoát nước
4.4.9.1 Tính toán khối lượng vật liệu, hạng mục công việc cống thoát nước.
- Khối lượng đào đất hố móng
+ Đào khối lượng lớn đất hố móng
Dựa vào bảng vẽ chi tiết cống và trắc ngang tại vị trí cống tatính được khốilượng đào đất bằng công thức :
V = B×L×h (m3) (4.1)
Trong đó : B (m) – chiều rộng khối đất cần đào
L (m) – chiều dài khối đất cần đào
h (m) – chiều cao khối đất cần đào
+ Đào đất chân khay
Khối lượng đào đất chân khay cũng tính theo công thức (4.1), kết quả thểhiện ở bảng sau :
Bảng 4.3 Khối lượng đào đất chân khay
Trang 24Bảng 4.4 Tổng khối lượng đất đào hố móng
Biểu thức tính Khối lượng
Cốt thép ống cống D ≤10 mm kg 883.45 883.45 1766.9Cốt thép ống cống D ≤18 mm kg 130.95 130.95 261.9
- Khối lượng bê tông ống cống đá 1×2 M250
Dựa vào bản vẽ chi tiết cống hộp 200×200 cm ta tính được khối lượng bêtông 1 đốt cống như sau :
Trang 25Dựa vào bản vẽ chi tiết và bản vẽ tổng thể cống hộp ta thấy ở cống số 4 thìphần thượng lưu và hạ lưu giống nhau, còn cống số 5 thì phần bên phải thượnglưu không có tường cánh mà xây rào Tường đầu, tường cánh của mỗi cốngđược thiết kế giống nhau nên ta tính 1 cái rồi nhân lên.
+ Bê tông tường đầu
+ Bê tông móng chân khay: 0,5×0,35×5,4×2 = 1,89 (m3)
Tổng khối lượng bê tông móng cống M150 đá 1×2 cống số 4 là:
4,49 + 2,5 + 11,97 + 1,89 = 21,26 (m3)
Cống số 5:
Trang 26+ Bê tông móng thân cống: 0,35×2,84×2,72 + (0,35×1,1×2,32)×2 = 4,49 (m3)+ Bê tông móng tường đầu: (1,1×0,55×1,04)×3+ 1,1×0,55×0,84 = 2,4 (m3)+ Bê tông móng tường cánh, sân cống:
- Bê tông tạo mui luyện M250 đá 0,5×1
Khối lượng bê tông mui luyện M250 đá 0,5×1 mỗi cống tính theo côngthức (4.1):
V = B×L×h (m3)Trong đó:
B = 2,32 (m) – chiều rộng bê tông
L = 4,54 (m) – chiều dài đoạn bê tông
h = 0,16 (m) – bề dày bê tôngThay số vào công thức (4.1) ta có: V = 2,32×4,54×0,16 = 1,68 (m3)
- Khối lượng sỏi sạn đệm giảm tải
Dựa vào bản vẽ chi tiết và bản vẽ tổng thể mỗi cống ta tính được khối
lượng sỏi sạn giảm tải mỗi cống như sau: ×2,84×2 = 16,18 (m3)
- Dăm sạn lót dày 10 cm
Cống số 4:
+ Dăm sạn lót thân cống: 2,84×2,72×0,1 = 0,77 (m3)
Trang 27+ Dăm sạn lót tường đầu: (1,1×4,4×0,1)×2 = 0,97 (m3)
+ Dăm sạn lót tường cánh, sân cống, chân khay:
+ Dăm sạn lót tường đầu: (1,1×4,4×0,1)×2 = 0,97 (m3)
+ Dăm sạn lót tường cánh, sân cống, chân khay:
Trang 294.4.9.2 Khối lượng nhân công, ca máy thi công cống
Nhân công và ca máy thi công cống được tính theo biểu thức :
Bảng 4.7 Bảng tổng hợp nhân công, ca máy thi công cống số 4
Định mức
Khối lượng
N.Công (ca máy)
Trang 32Bảng 4.8 Bảng tổng hợp nhân công, ca máy thi công cống số 5
Định mức
Khối lượng
N.Công (ca máy)
Trang 33Nhân công 3,5/7 công 2.8 4.4
4.5 Thi công nền đường
4.5.1 Công tác chuẩn bị
4.5.1.1 Công tác khôi phục cọc, dời cọc ra khỏi phạm vi thi công
- Trên cơ sở hồ sơ thiết kế, xác định và cắm mới hệ thống cọc tim
- Bổ sung cọc chi tiết ở các vị trí đường cong, các vị trí địa chất thay đổi
- Đối với các điểm khống chế chủ yếu, dời cọc dấu ra khỏi phạm vi thicông theo phương vuông góc với tim đường để làm căn cứ cho việc khôi phụccọc lại vị trí ban đầu bất cứ lúc nào trong thời gian thi công, những cọc này đượcbảo vệ cẩn thận, tránh những nơi lún, xói trượt lở đất
- Hệ thống cọc mốc và cọc tim được kỹ sư tư vấn xác nhận nghiệm thutrước khi tiến hành thi công
Sau khi khôi phục tim đường, tiến hành đo các mốc cao đạc để khôi phục,
bổ sung thêm các mốc phụ ở gần vị trí đặc biệt Công tác đo đạc, định vị tim trụccông trình được thực hiện bằng máy kinh vĩ, thủy bình có độ chính xác cao
4.5.1.2 Vét lớp phong hóa hữu cơ, đào gốc cây, bụi tre
Trên cơ sở hồ sơ thiết kế, xác định mặt bằng tim tuyến của đường, tiếnhành bóc lớp phân hóa hữu cơ
Trang 34- Bố trí kết hợp máy móc cùng nhân công để thi công.
- Loại bỏ lớp đất trên mặt, lớp đất mùn, đất hữu cơ, đất bùn đến chiều sâuđược quy định trong phạm vi đắp đất
- Quá trình đào sử dụng máy đào gàu nghịch là chủ yếu,dùng máy đào dungtích 0,8 m3 đào từng lớp đồng thời xúc lên ô tô tự đổ 5 tấn vận chuyển đổ tới vịtrí quy định, tại những vị trí máy không thể thi công thì đào thủ công bằng nhâncông
- Loại bỏ tất cả các cây cỏ, cây lớn, nhỏ nằm trong phạm vi đắp đất nềnđường Đối với các cây kể cả gốc rễ đều phải được loại bỏ và đào tới chiều sâu0,5m đồng thời đắp trả lại hố đào bằng vật liệu (đất) được chỉ định không lẫnmùn, hữu cơ, rễ cây và tạp chất khác
- Dùng máy ủi 110CV để san gạt đất hữu cơ, tạo mặt bằng chuẩn bị chocông tác lên khuôn đường
4.5.1.3 Lên khuôn đường
Công tác lên khuôn đường nhằm cố định những vị trí chủ yếu của mặt cắtngang nền đường trên thực địa để đảm bảo thi công nền đường đúng thiết kế.Dựa vào cọc tim và hồ sơ thiết kế để đánh dấu mép nền đường trên thực địa baogồm chân ta luy nền đắp, đỉnh ta luy nền đào, nhằm định rõ hình dạng nềnđường, từ đó làm căn cứ để thi công
Mép nền đường được đánh dấu trên thực địa bằng các cọc gỗ nhỏ tại vị tríxác định bằng cách đo( hoặc tính toán theo cao độ đắp) trên mặt cắt ngang kể từ
Đối với nền đường đắp, công tác lên khuôn đường bao gồm xác định độcao đắp tại tim và mép đường, xác định chân taluy Các cọc lên khuôn đường ởnền đắp thấp được đóng tại vị trí cọc H và cọc phụ, để nền đắp cao được đóngcọc cách nhau từ 20÷40m và đường cong cách nhau 5÷10m Đối với nền đào,các cọc lên khuôn đường đều phải dời ra khỏi phạm vi thi công, trên các cọc này
sẽ ghi lý trình và chiều sâu đào
Trang 354.5.1.4 Tính khối lượng công tác chuẩn bị
- Khối lượng đào đất phong hóa hữu cơ
Từ bản vẽ trắc ngang chi tiết ta tính được khối lượng đất phong hóa hữu cơcần bóc
Đắp nền K95
Đào khuôn
Đào hữu cơ
Đắp nền k95
Đào khuôn
Đào hữu cơ