Để tiến hành quá trình sản xuất, thì con người luôn luôn phải có mối quan hệ với nhau. Tổng thể những mối quan hệ này gọi là quan hệ sản xuất. Nói cách khác quan hệ sản xuất là mối quan hệ giữa người với người trong hoạt động sản xuất. Trong đời sống xã hội của mình con người dù muốn hay không cũng buộc phải duy trì những quan hệ nhất định với nhau để trao đổi hoạt động sản xuất cũng như kết quả lao động những quan hệ sản xuất này mang tính tất yếu. Như vậy quan hệ sản xuất do con người tạo ra song nó được hình thành một cách khách quan không phụ thuộc vào ý muốn của bất kỳ ai. Việc phải thiết lập các mối quan hệ trong sản xuất tự nó đã là vấn đề có tính quy luật tất yếu, khách quan của sự vận động xã hội. Quan hệ sản xuất là những mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất (sản xuất và tái sản xuất xã hội). Quan hệ sản xuất gồm ba mặt: quan hệ về sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức và quản lý sản xuất, quan hệ phân phối sản phẩm sản xuất. Trong đó quan hệ về tố chức và quản lý phải thích ứng với quan hệ sở hữu và quan hệ phân phối. Trước đây khi đề cập đến mặt thứ 3 của quan hệ sản xuất – quan hệ tổ chức quản lý chúng ta chỉ đề cập và nhấn mạnh quan hệ quản lý trong khuôn khổ, phạm vi từng cơ sở kinh tế. Ngày nay việc nghiên cứu quan hệ tổ chức quản lý dưới góc độ quan hệ sản xuất và đặc biệt là quan hệ sản xuất định hướng xã hội chủ nghĩa chính là những nhận thức mới về vấn đề tổ chức quản lý trong xây dựng quan hệ sản xuất mới ở Việt Nam. Để làm rõ vấn đề này nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài “ Vấn đề tổ chức quản lý và nhận thức mới về vấn đề tổ chức quản lý trong xây dựng quan hệ sản xuất hiện nay “. Trong qúa trình làm bài nhóm chúng em không thể tránh được sai sót vì vậy mong nhận dược sự phản hồi của cô giáo và các bạn.
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Để tiến hành quá trình sản xuất, thì con người luôn luôn phải có mối quan hệ với nhau Tổng thể những mối quan hệ này gọi là quan hệ sản xuất Nói cách khác quan hệ sản xuất là mối quan hệ giữa người với người trong hoạt động sản xuất Trong đời sống xã hội của mình con người dù muốn hay không cũng buộc phải duy trì những quan hệ nhất định với nhau để trao đổi hoạt động sản xuất cũng như kết quả lao động những quan hệ sản xuất này mang tính tất yếu Như vậy quan hệ sản xuất do con người tạo ra song nó được hình thành một cách khách quan không phụ thuộc vào ý muốn của bất kỳ ai Việc phải thiết lập các mối quan hệ trong sản xuất tự
nó đã là vấn đề có tính quy luật tất yếu, khách quan của sự vận động xã hội
Quan hệ sản xuất là những mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất (sản xuất và tái sản xuất xã hội) Quan hệ sản xuất gồm
ba mặt: quan hệ về sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức và quản lý sản xuất, quan hệ phân phối sản phẩm sản xuất
Trong đó quan hệ về tố chức và quản lý phải thích ứng với quan hệ
sở hữu và quan hệ phân phối Trước đây khi đề cập đến mặt thứ 3 của quan
hệ sản xuất – quan hệ tổ chức quản lý chúng ta chỉ đề cập và nhấn mạnh quan hệ quản lý trong khuôn khổ, phạm vi từng cơ sở kinh tế Ngày nay việc nghiên cứu quan hệ tổ chức quản lý dưới góc độ quan hệ sản xuất và đặc biệt là quan hệ sản xuất định hướng xã hội chủ nghĩa chính là những nhận thức mới về vấn đề tổ chức quản lý trong xây dựng quan hệ sản xuất mới ở Việt Nam
Để làm rõ vấn đề này nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài “ Vấn đề tổ chức quản lý và nhận thức mới về vấn đề tổ chức quản lý trong xây dựng quan hệ sản xuất hiện nay “ Trong qúa trình làm bài nhóm chúng em không thể tránh được sai sót vì vậy mong nhận dược sự phản hồi của cô giáo và các bạn
Trang 2I Quan niệm về vấn đề tổ chức quản lý
1 Khái niệm về quan hệtổ chức quản lý
Quan hệ tổ chức quản lý là mối quan hệ giữa người với người trong sản xuất và trong trao đổi vật chất của cải
Trong hệ thống các quan hệ sản xuất các quan hệ về mặt tổ chức quản lý sản xuất là các quan hệ có khả năng quyết định một cách quy mô tốc độ hiệu quả và xu hướng mỗi nền sản xuất cụ thể, đi ngược lại các quan
hệ quản lý và tổ chức có thể làm biến dạng quan hệ sở hữu ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế xã hội
1.1 Quản lí là gì?
Quản lí chính là sự tác động liên tục có tổ chức,có ý thức hướng mục đích của chủ thể vào đối tượng nhằm đạt được hiệu quả tối ưu so với yêu cầu đặt ra
+Quản lí xã hội là việc quản lí từng khía cạnh hay từng mặt của đời sống xã hội,là việc quản lí các thiết chế xã hội cũng như xã hội nói chung nhằm duy trì trạng thái năng động và vận hành hệ thống xã hội một cách bình thường “Quản lí xã hội là những tác động có ý thức của con người vào xã hội nhằm sắp xếp và duy trì các phẩm chất các đặc thù của xã hội,
để đáp ứng sự tồn tại và phát triển của xã hội trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội”
+Quản lí nhà nước chính là quản lí xã hội với tư cách là một hệ thống, khi đó xã hội chính là một quốc gia.Quản lí nhà nước được hiểu như
là quản lí hành chính cấp quốc gia.Quản lí hành chính là việc quản lí tuân thủ trất tự thứ bậc của các vị trí xã hội mà tương ứng với nó là các quyền lực hay quyền ra quyết định
Như vậy, quản lí là một loại tác động có ý thức của con người ở những dạng thức khác nhau.Trong hoạt động chung của con người cần phải
có một cơ quan quản lí điều hành.Một nhóm xã hội hay một tập thể cần phải đảm bảo những nguyên tắc có tính tổ chức và tính thiết chế
Trang 3Các trường phái quản lý học đã đưa ra những định nghĩa về quản lý như sau:
- Tailor: "Làm quản lý là bạn phải biết rõ: muốn người khác làm việc
gì và hãy chú ý đến cách tốt nhất, kinh tế nhất mà họ làm "
- Fayel: "Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình, doanh nghiệp, chính phủ) đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo điều chỉnh và kiểm soát ấy”
- Hard Koont: "Quản lý là xây dựng và duy trì một môi trường tốt giúp con người hoàn thành một cách hiệu quả mục tiêu đã định"
- Peter F Druker: "Suy cho cùng, quản lý là thực tiễn Bản chất của
nó không nằm ở nhận thức mà là ở hành động; kiểm chứng nó không nằm
ở sự logic mà ở thành quả; quyền uy duy nhất của nó là thành tích"
- Peter F Dalark: "Định nghĩa quản lý phải được giới hạn bởi môi trường bên ngoài nó Theo đó, quản lý bao gồm 3 chức năng chính là: Quản
lý doanh nghiệp, quản lý giám đốc, quản lý công việc và nhân công"
1.2 Tổ chức là gì?
Tổ chức là việc sắp xếp một trật tự các vị trí xã hội theo chức năng nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức
Là một nhóm người làm việc chung với nhau nhằm mục đích điều hành hay quản lý một công việc nào đó
Hầu hết mọi người đều không thấy tổ chức là gì, vì đó là một thứ vô hình Chúng ta chỉ đề cập đến nó khi chúng ta muốn tạo nên hay chính xác hơn thành lập nên một tổ chức
Tổ chức là một công cụ được sử dụng bởi con người để kết hợp các hành động lại tạo ra một giá trị, hay đúng hơn là đạt được mục tiêu của tổ chức Đơn giản nhất là như một số người có chung một tôn giáo và mong muốn truyền bá tôn giáo có thể thành lập một nhà thờ, nhưng người thích giải trí và muốn tạo ra dịch vụ giải trí thì thành lập nên công ty giải trí như
Trang 4Walt Disney, CBS, vân vân và vân vân Thường thì một tổ chức tạo ra thường để phục vụ cho một nhu cầu hay một mong muốn nào đó của con người IBM, Microsoft được thành lập ra là để tăng cường sự phát triển về công nghệ thông tin; Wal-mart hay Sear có là vì mong muốn trao đổi hàng hóa nhiều lần của con người
Tổ chức: sử dụng một cách tối ưu các tài nguyên được yêu cầu để thực hiện kế hoạch
Tổ chức sản xuất là sự bố trí các công đoạn các khâu trong cả dây chuyền nhằm thực hiện chu trình kinh doanh từ “đầu vào” đến “đầu ra”
"Tổ chức kinh tế" là những tổ chức được thành lập hoặc được thừa nhận và chúng có chức năng chủ yếu là hoạt động kinh doanh Ví dụ như các doanh nghiệp, hợp tác xã
“Tổ chức phi chính phủ” là thuật ngữ dùng để chỉ một tổ chức, hiệp hội, ủy văn hóa xã hội, ủy hội từ thiện, tập đoàn phi lợi nhuận hoặc các pháp nhân khác mà theo pháp luật không thuộc khu vực Nhà nước và không hoạt động vì lợi nhuận Nghĩa là khoản lợi nhuận nếu có, không thể phân chia theo kiểu chia lợi nhuận Tổ chức này không bao gồm các nghiệp đoàn, đảng phái chính trị, hợp tác xã phân chia lợi nhuận, hay nhà thờ hoặc chùa
Trong mọi xã hội có giai cấp, quyền lực của chủ thể cầm quyền được thực hiện bằng một hệ thống thiết chế và tổ chức chính trị nhất định Đó là
hệ thống chính trị
Hệ thống chính trị là một chỉnh thể các tổ chức chính trị trong xã hội bao gồm các đảng chính trị, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội hợp pháp được liên kết với nhau trong một hệ thống tổ chức nhằm tác động vào các quá trình của đời sống xã hội, để củng cố, duy trì và phát triển chế độ đương thời phù hợp với lợi ích của chủ thể giai cấp cầm quyền
Trang 52 Mối quan hệ giữa con người với con người trong vấn đề tố chức quản lý
Tổ chức,quản lí là một loại tác động có ý thức của con người ở những dạng thức khác nhau.Người ta chia các hoạt động tổ chức,quản lí có
ý thức của con người,của một tập đoàn người dựa vào đối tượng của nó.Đối tượng của quản lí chính là các quan hệ xã hội của con người
Quan hệ giữa con người với con người
Sống trong cộng đồng xã hội, con người tất yếu có quan hệ với nhau, trao đổi hoạt động với nhau nhất là trong sản xuất Cũng là con người trong
tổ chức nhưng mỗi người giữ một vị trí khác nhau,người thì giữ vị trí quản
lí xã hội người thì giữ vị trí bị quản lí xã hội,cho nên mối quan hệ giữa vị thế quản lí và vị thế bị quản lí tạo nên những khía cạnh đặc biệt quan trọng trong mối quan hệ giữa con người với con người
Mối quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới
Ứng xử với những người dưới quyền (những người quản lý cấp dưới
và những người lao động) là một trong những yếu tố có tầm quan trọng hàng đầu, đảm bảo cho hoạt động quản lý của người lãnh đạo doanh nghiệp thành công Bởi lẽ, hoạt động quản lý của người lãnh đạo là một nghệ thuật – nghệ thuật thu phục con người, nghệ thuật ứng xử giữa con người với con người Ở đây nghệ thuật ứng xử là cơ sở, là nền tảng để người lãnh đạo thu phục người khác.Trong giao tiếp, kênh thông tin từ dưới lên trên, tức là từ phía những người thừa hành lên đến người lãnh đạo cũng quan trọng như kênh thông tin từ trên xuống dưới (từ phía người lãnh đạo xuống những người thực hiện) Vì qua đó, người lãnh đạo hiểu được tâm trạng, nguyện vọng, thái độ và phản ứng của người dưới quyền Tuy vậy, trong thực tế ở nước ta hiện nay, không phải người lãnh đạo nào cũng quan tâm đến kênh thông tin từ dưới lên trên, mà thuờng chỉ chú ý tới việc đưa ra chỉ thị, mệnh lệnh và yêu cầu truyền đạt chúng từ cấp dưới
Trang 6Trong tổ chức quản lí những yêu cầu đặt ra đối với người cấp trên:
- Biết lắng nghe những người dưới quyền
- Kiên nhẫn có ý nghĩa quan trọng và cần thiết trong ứng xử giữa
người lãnh đạo và cấp dưới
- Lòng nhân ái và sự quan tâm đốivới mọi nguời cấp dưới
- Sử dụng lời khen với cấp dưới
- Phong cách làm việc của người lãnh đạo phải tốt,phải gương mẫu
- Thu phục được nhân viên dưới quyền.
- Tuyển chọn,bổ nhiệm công khai đúng người đúng chỗ
Yêu cầu đặt ra đối với người cấp dưới:
- Khéo léo tranh thủ sự giúp đỡ ủng hộ của xếp.
- Tạo mối quan hệ thật tốt với sếp và hãy chứng tỏ với sếp năng lực
làm việc của bạn
Mối quan hệ đồng nghiệp (cá nhân –cá nhân)
Những người đồng nghiệp sẽ giúp đỡ nhau nhiều Để có thể có được mối quan hệ tốt đẹp với nhau họ, động viên, giúp đỡ nhau những lúc cần thiết Xây dựng và giữ mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp sẽ giúp cho cả bạn và đồng nghiệp cùng tiến bộ trong công việc Đồng nghiệp cũ cũng có thể trở thành đầu mối liên lạc cho bạn trongcông việc sau này
Mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể
Giữa cá nhân và tập thể có quan hệ biện chứng, tức là vừa thống nhất vừa đối lập với nhau:
- Sự thống nhất biện chứng giữa cá nhân với tập thể Bản chất đời
sống loài người là tính cộng đồng, mỗi cá nhân chỉ tồn tại và phát triển được trong một cộng đồng nhất định
- Sự đối lập biện chứng giữa cá nhân và tập thể Do mỗi cá nhân là
một cá thể đơn nhất, có những đặc điểm riêng, có nhu cầu nên trong quan
hệ với tập thể, mỗi cá nhân một mặt không thể tách khỏi tập thể, chỉ tồn tại
Trang 7được trong tập thể và mặt khác cũng luôn luôn có khuynh hướng muốn đứng đối diện với tập thể, không chịu sự quy định, ràng buộc của tập thể
Để tạo lập mối quan hệ biện chứng giữa cá nhân và tập thể cần tuân theo những nguyên tắc sau đây:
- Kết hợp hài hòa cả lợi ích và địa vị xã hội của cá nhân và tập thể
- Cá nhân tôn trọng tập thể
- Tập thể luôn luôn quan tâm đến mỗi cá nhân
Quan hệ giữa cá nhân với xã hội
Con người tồn tại qua những cá nhân người,mỗi cá nhân người là một chỉnh thể đơn nhất gồm một hệ thống đặc điểm cụ thể không lặp lại,khác biệt với những cá nhân khác về cơ chế tâm lí,trình độ…
Xã hội bao giờ cũng do cá nhân hợp thành.Những cá nhân này sống
và hoạt động trong những nhóm cộng đồng,tập đoàn xã hội khác nhau do điều kiện lịch sử quy định.Trong mối quan hệ với giống loài,tức là trong mối quan hệ với xã hội, cá nhân biểu hiện ra với tư cách sau:
+Cá nhân là phương thức tồn tại của giống loài người.Không có con người nói chung,loài người nói chung tồn tại cảm tính
+Cá nhân là cá thể riêng lẽ, là phần tử tạo nên cộng đồng xã hội.Là chỉnh thể toàn vẹn có nhân cách
+Cá nhân được hình thành và phát triển chỉ trong quan hệ xã hội.Nhưng xã hội thay đổi theo tiến trình lịch sử cá nhân là hiện tượng có tính lịch sử.Mỗi thời kì lịch sử có một “kiểu xã hội của cá nhân” mang tính định hướng về thế giới quan,phương pháp luận cho hoạt động của con người trong từng thời kì cụ thể
Mối quan hệ cá nhân và xã hội là mối quan hệ biện chứng, tác động nhau, trong đó xã hội giữ vai trò quyết định Nền tảng của quan hệ này là quan hệ lợi ích Thực chất của việc tổ chức trật tự xã hội là sắp xếp các quan hệ lợi ích sao cho khách thác được cao nhất khả năng của mỗi thành viên vào các quá trình kinh tế, xã hội và thúc đẩy quá trình phát triển lên
Trang 8trình độ cao hơn Xã hội là điều kiện, là môi trường, là phương thức để lợi ích cá nhân được thực hiện Cá nhân không chỉ là sản phẩm của xã hội mà còn là chủ thể của sự phát triển xã hội, của hoạt động sản xuất và hoạt động
xã hội khác Với tư cách là chủ thể của lịch sử, cá nhân hành động không phải riêng rẽ mà với tư cách là một bộ phận của tập thể xã hội (gia đình, giai cấp, dân tộc, nhân dân) Nhân dân là cộng đồng lớn nhất, trong đó cá nhân hành động như chủ thể lịch sử Cá nhân chỉ được hình thành phát triển trong
xã hội, trong tập thể Sự tác động cá nhân và xã hội mang hình thức đặc thù tuỳ thuộc vào các chế độ xã hội và trình độ văn minh khác nhau
3 Vai trò của vấn đề tổ chức quản lý trong hoạt động kinh doanh
Tổ chức quản lý trong kinh doanh hay quản lý trong các tổ chức nhân
sự nói chung là hành động đưa các cá nhân con người trong tố chức làm việc cùng nhau để thực hiện hoàn thành mục tiêu chung
Quản lý là tác động có ý thức, bằng quyền lực, theo quy trình của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý để phối hợp các nguồn lực nhằm thực hiện mụctiêu của tổ chức trong điều kiện môi trường biến đổi
Quản lý đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc duy trì và phát triển tổchức ở mọi cấp độ, mọi loại hình Với nội dung rộng lớn và đa dạng của quản lý,để làm rõ vai trò của nó, cần tiếp cận ở hai cấp độ
Tiếp cận vai trò của quản lý theo từng đặc trưng nổi bật của nó A.Smith (Nhà kinh tế học Cổ điển Anh, thế kỉ XVIII) nhấn mạnh tới vai tròcủa phân công lao động đối với hiệu quả của sản xuất A Smith cho rằng: lao độngchung mang lại hiệu quả lớn hơn lao động cá thể là nhờ có
sự phân công lao độnghợp lí vì 3 lý do cơ bản: 1) Kỹ năng của người lao động được nâng cao; 2) Tiếtkiệm được thời gian vì không phải chuyển từ công việc này sang công việc khác;3) Tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu
tư khoa học - kỹ thuật nhằm cải tiến côngcụ sản xuất
C Mác phát triển các tư tưởng của A.Smith và khẳng định lao động tập thểđược tổ chức hợp lý bao giờ cũng mang lại hiệu quả lớn hơn lao
Trang 9động cá thể điềuđó có được là nhờ ngoài việc phân công lao động hợp lý, lao động tập thể còn tạora bầu không khí thi đua và từ đó kích thức tinh lực của người lao động C.Mác còn đặc biệt đánh giá cao vai trò của "ý chí điều khiển" trong hoạtđộng chung và đồng thời coi tác nhân quản lý có vai trò như là "nhạc trưởng" củadàn nhạc.V.I.Lênin luôn đề cao sức mạnh to lớn của công tác tổ chức trong tiến trìnhcách mạng của giai cấp vô sản Ở thời
kỳ non trẻ và khó khăn của cách mạng Nga,ông đã đưa ra một luận điểm quan trọng: Hãy cho tôi một tổ chức của những ngườicộng sản, tôi sẽ làm đảo lộn cả nước Nga Và không phải ngẫu nhiên, trong quátrình lãnh đạo công cuộc xây dựng trật tự xã hội mới, Lênin luôn kêu gọi và yêucầu các nhà máy, công xưởng của Chính quyền Xô viết muốn đạt năng suất cao thì phải học tập và áp dụng mô hình quản lý của Taylor
Các chuyên gia Nhật Bản đưa ra học thuyết về "nhân tố thứ tư" để khẳngđịnh vai trò đặc biệt quan trọng của quản lý Quản lý được coi là nhân tố thứ tư như là nhân tố nối kết 3 nhân tố trong các xã hội truyền thống (Tư bản, ruộng đấtvà lao động) và đóng vai trò là nhân tố quyết định
sự phát triển của xã hội hiện đại
Tiếp cận tổng thể về vai trò của tổ chức quản lý: tổ chức quản lý là một hoạt động hay là một hình thức lao động đặc biệt Nó lấy cáchoạt động
cụ thể làm đối tượng để tác động vào nhằm định hướng, thiết kế, duy trì, phát triển, điều chỉnh và phối hợp các hoạt động đó thành một hợp lực để hướngtới hoàn thành mục tiêu của tổ chức Chính vì vậy, xét về mặt tổng thể hay xét nhưmột quy trình, quản lý có những vai trò sau:
Thứ nhất: Vai trò định hướng
Nhờ có hoạt động tổ chức quản lý với tư cách là ý chí điều khiển một cộng đồngngười, một tổ chức người mà nó có thể hướng các hoạt động của các thành viêntheo một véctơ chung Vai trò định hướng của hoạt động quản lý được biểu hiệnchủ yếu thông qua chức năng lập kế hoạch Bản chất của lập kế hoạch chính là xácđịnh mục tiêu, các phương án và nguồn lực
Trang 10thực hiện mục tiêu Việc xác định mụctiêu đúng đắn, phù hợp sẽ giúp cho
tổ chức vận hành, phát triển đúng hướng vàđồng thời ứng phó với sự bất định của môi trường
Thứ hai: Vai trò thiết kế
Để thực hiện mục tiêu với các phương án và các nguồn lực đã được xác địnhthì cần phải có "kịch bản" Chính vì vậy, thông qua chức năng tổ chức mà các hoạtđộng quản lý sẽ thực hiện vai trò thiết kế của nó Vai trò thiết kế liên quan tới cácnội dung: Xây dựng cơ cấu tổ chức, xác định biên chế, phân công công việc, giaoquyền và chuẩn bị các nguồn lực khác Thực hiện tốt những nội dung này là tiền đềvà điều kiện đặc biệt quan trọng đối với hiệu quả của hoạt động quản lý
Thứ ba: Vai trò duy trì và thúc đẩy
Vai trò duy trì và thúc đẩy được thể hiện qua chức năng lãnh đạo của quytrình quản lý Nhờ có hệ thống nguyên tắc quản lý (nội quy, quy chế) mới có thể bắt buộcchủ thể quản lý và đối tượng quản lý hoạt động trong giới hạn quyền lực và thẩm quyền của họ Đây là nhân tố đặc biệt quan trọng góp phần tạo nên kỷ luật, kỷcương tính ổn định, bền vững của một tổ chức.Thông qua hệ thống chính sách về nhân lực, vật lực, tài lực, tin lực phù hợpvà phong cách quản lý hợp lý, hoạt động quản lý là tác nhân tạo ra động cơ thúcđẩy từ đó phát huy cao nhất năng lực của người lao động và tạo điều kiện cho họkhả năng sáng tạo cao nhất
Thứ tư : Vai trò điều chỉnh
Thông qua chức năng kiểm tra mà hoạt động quản lý thể hiện vai trò điềuchỉnh của nó Với hệ thống các tiêu chí được xây dựng để đo lường các kết quảhoạt động của tổ chức để đưa ra các giải pháp nhằm điều chỉnh những sai lệch, sửachữa những sai lầm, từ đó đảm bảo cho tổ chức phát triển theo đúng mục tiêu đã đềra
Thứ năm: Vai trò phối hợp