Biện pháp thi công

Một phần của tài liệu Thiết kế phương án tổ chức thi công và lập dự toán (Trang 37 - 38)

Trên tuyến đường xây dựng phần đào chủ yếu là đào nền đường và đào khuôn đường nên có thể bố trí máy thi công kết hợp nhân công để thi công.

- Tiến hành thi công đào nền đường theo từng lớp chiều dọc, đào từng lớp theo chiều dọc trên toàn bộ chiều rộng của mặt cắt ngang nền đường và đào sâu dần xuống dưới tới độ cao thiết kế.

- Dùng máy đào dung tích 0,8m3đào từng lớp đồng thời xúc lên ô tô tự đổ vận chuyển đi đổ những nơi được cho phép, sau đó máy ủi để hoàn thiện bề mặt.

- Trong quá trình thi công, khối lượng đất không tận dụng sẽ được xúc trực tiếp lên ô tô đổ tới vị trí quy định, khối lượng đất tận dụng sẽ dùng máy ủi 110CV ủi từng lớp từ phía nền đào sau đó vận chuyển ngang sang nền đắp.

- Trong quá trình đào và vận chuyển phải chú ý luôn đảm bảocông tác an toàn giao thông.Việc đào đất phải kết hợp với việc đào rãnh dọc và các rãnh xương cá (nếu cần) nhằm thoát nước mặt khi gặp mưa.

- Mái ta luy đào phải đảm bảo đúng độ dốc ngang trong quá trình đào nền không để dẫn đến tình trạng trượt sụt đột ngột ta luy, nền đào là 1/1 với nền đất.Nếu để xảy ra tình trạng trượt và sụt đất từ mái ta luy thì phải hốt đổi đất sụt đó và sửa sang lại mái ta luy cho hoàn chỉnh.

- Trên cơ sở thí nghiệm đất, cần xác định độ ẩm, độ chặt đất nguyên thổ để tính ra cao độ điểm dừng đào trước khi lu lèn không để dẫn đến tình trạng đắp lại và chọn thời điểm để tiến hành lu lèn sau khi san gạt.

- Sau khi hoàn thiện nền đường phải đảm bảo đồng nhất bằng phẳng về kích thước được phép sai số. Trong trường hợp đào khuôn đến cao độ thì phải tiến hành lu lèn lại khuôn đường và kiểm tra lại độ chặt có biên bản kiểm tra của tư vấn giám sát mới tiến hành thi công tiếp theo.

Các sai số cho phép: + Bề rộng: ±10cm + Cao độ: ±1cm + Độ dốc: ±0,2%

+ Lồi lõm: 1cm (đo bằng thước 3m)

Một phần của tài liệu Thiết kế phương án tổ chức thi công và lập dự toán (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w