4.5.3.1. Biện pháp thi công
- Trước khi đắp đất làm nền đường phải lên ga cắm cọc, xác định vị trí, kích thước, cao độ lớp đắp.
loại đất để đắp nền đường là rất quan trọng. Khi chọn đất để đắp cần xét đến tính chất cơ lý của đất, vật liệu đất đắp nền đường phải đảm bảo yêu cầu theo TCVN 4195 - 86 đến 2683 - 91. Vật liệu đắp không được lẫn rác rưởi, cỏ, rễ cây, đá cuội có đường kính lớn hơn 5cm.
- Công tác đắp đất phải tận dụng hết đất đào thông thường và thích hợp tại chỗ (trường hợp đất qua thí nghiệm mà đạt các tiêu chuẩn yêu cầu mới tiến hành tận dụng lại để đắp) trước khi sử dụng đất cấp phối biên hòa để đắp.
- Sau khi kiểm tra vật liệu đạt yêu cầu tiến hành vận chuyển đất,đổ thành từng đống theo sự chỉ đạo của kỹ thuật hiện trường sau khi đã tính toán cự ly đổ đống.
- Dùng máy ủi san đất thành từng lớp trên toàn bộ diện tích cần đắp và đầm lèn sơ bộ. Những đợt lu đầu phải dùng lu nhẹ, sau đó dùng lu nặng dần. Lu lèn lớp vật liệu đã san với số lượt lu theo kết quả đầm thí nghiệm tại hiện trường, lu theo hướng dọc đường, đầm lèn từ ngoài vào giữa, vệt lu sau đè lên vệt lu trước 20cm, lu đến khi không còn vết trên đường.
- Dùng máy lu 9T để đầm cho lớp đất đắp đạt độ chặt K95 và dùng máy lu bánh sắt 16T để đầm cho lớp đất đắp đầm đến độ chặt K98. Sử dụng máy đầm cóc để đầm nén phần lề đường.
- Việc đắp đất phải thực hiện từng lớp một, chiều dày mỗi lớp tối đa là 20cm với dùng đầm tay và 30cm với đầm máy, các lớp đắp được thực hiện song song với tim đường.
- Nếu độ ẩm của đất không đủ, nhỏ hơn 30% so với độ ẩm tối thuận thì phải thêm nước. Trường hợp quá ẩm (lớn hơn 2% độ ẩm tối thuận) thì có thể dàn mỏng và phơi trước khi đầm lèn.
- Việc kiểm tra độ chặt phải tiến hành thường xuyên cho mỗi lớp và phải được nghiệm thu trước khi đắp lớp trên (lớp tiếp theo).
- Độ chặt đất đắp lớp trên cùng sau khi lu tăng cường phải đạt K≥ 0.98 đảm bảo dày 30 cm.
- Nền đất đắp phải tạo dốc ngang để tiện việc thoát nước ngang khi trời mưa được dễ dàng không đọng nước trên mặt đường đang đắp.
- Quá trình thi công, nghiệm thu nền đường theo TCVN 9436:2012 do Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông vận tải biên soạn, Bộ giao thông vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
nền đắp cao hơn 6 m.
- Nền đắp sau khi hoàn thiện phải bằng phẳng, không có vật liệu rời rạc, không có đá cục, rác rưởi.
- Các sai số cho phép: + Bề rộng: ±10cm + Cao độ: ±1cm + Độ dốc: ±0,2%
+ Lồi lõm: 1cm (đo bằng thước 3m)
- Khối lượng điểm đo đạc kiểm tra 50m kiểm tra một mặt cắt gồm đo độ chặt hai bên, dốc ngang, độ bằng phẳng, bề rộng và cao độ phải đo đạc theo các cọc đã có trong đồ án. Riêng phần lề 100m kiểm tra một mặt cắt gồm dốc ngang, độ chặt, chiều rộng.
* Lưu ý: Do địa hình các nhà xây dựng gần đường đang thi công nên việc sử dụng thiết bị thi công đầm nén... có thể sử dụng lu bánh thép, đặc biệt hơn nữa các vị trí gần nhà thì có thể bố trí nhân công đầm thủ côngđể tránh tình trạng hư hỏng đến nhà xung quanh.
4.5.3.2.Tính toán khối lượng công tác đắp đất
- Khối lượng cấp phối đất biên hòa đắp phần nền K95
Từ bản vẽ trắc ngang chi tiết, thay số vào công thức (4.3) ta có
V1= = 6,18 (m3)
Trong đó:
F1 = 0,63 m2 – diện tích mặt cắt tại cọc 57 đúng km0+742,07 F2 = 0,17 m2 – diện tích tại mặt cắt cọc 58
Áp dụng công thức (4.3), tương tự ta tính được khối lượng đào đất phong hóa hữu cơ tới cọc 105, kết quả được thể hiện ở bảng 4.9
Ta tính được tổng khối lượng đất đắp nền K95 là: V = 261,27 m3
Trong đó:Máy thi công là 95% : V = 248,2m3
Đầm thủ công (đầm cóc)là 5% : V = 13,07m3
- Khối lượng đất cấp phối biên hòa dày 30cm đắp nền K98 V = B×L×h (m3)
Trong đó: B = 3m – bề rộng lớp cấp phối
L = 434,62m – chiều dài tuyến đường cần thi công. h = 0,3m – chiều dày lớp cấp phối đất.
Thay số vào ta được: V = 3×434,62×0,3 = 391,2 (m3)