Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 37 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
37
Dung lượng
1,12 MB
Nội dung
CHỨNG KHOÁN TÂN VIỆT - TVSI PHÒNG PHÂN TÍCH VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ T h á n g 4 / 2 0 0 8 Ngành viễn thông Việt Nam Hà Nội 152 Thụy Khuê, Tây Hồ Điện thoại: (84-4) 728 0921 Fax: (84-4) 728 0920 Thành phố Hồ Chí Minh 193 - 203 Trần Hưng Đạo, Quận 1 Điện thoại: (84-8) 920 7545 Fax: (84-8) 920 7542 Email: contact@tvsi.com.vn Website: www.tvsi.com.vn Ngành viễn thông Việt Nam Tổng quan nền kinh tế Tăng trưởng kinh tế đạt mức cao nhất trong 11 năm qua tính từ năm 1997 (1997 tăng 8.15%, 1998 tăng 5.76%, 1999 tăng 4.77%, 2000 tăng 6.79%, 2001 tăng 6.89%, 2002 tăng 7.08%, 2003 tăng 7.34%, 2004 tăng 7.79%, 2005 tăng 8.43%, 2006 tăng 8.17%, 2007 tăng 8.48%) GDP tính theo giá thực tế ước đạt 1,141 nghìn tỷ đồng, bình quân đầu người đạt 13.4 triệu đồng Nếu tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái hiện nay, GDP đạt khoảng 71.3 tỷ USD, GDP bình quân đầu người đạt 835 USD Năm 2007, nhóm ngành nông, lâm nghiệp - thuỷ sản do gặp thiên tai, dịch bệnh nên tăng thấp và tỷ trọng trong GDP đã giảm xuống còn dưới 20% Nhóm ngành công nghiệp - xây dựng tăng cao nhất nên tỷ trọng trong GDP tăng lên và đạt gần 42% Nhóm ngành dịch vụ tăng cao hơn tốc độ chung, nên tỷ trọng trong GDP đạt trên 38% và là năm thứ 3 liên tục tăng lên sau 10 năm bị sụt giảm Xu hướng trên là phù hợp với giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và mở cửa hội nhập Vốn đầu tư nước ngoài đạt kỷ lục mới ở cả 3 nguồn Nguồn vốn đầu tư trực tiếp đăng ký mới và bổ sung đạt 20.3 tỷ USD, tăng tới 68,8% so với mức kỷ lục đạt được trong năm trước, vốn thực hiện ước đạt 4.6 tỷ USD, tăng khoảng 0.6 tỷ USD so với năm trước Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức cam kết và giải ngân đạt kỷ lục (4.4 tỷ USD và 2 tỷ USD), cam kết cho năm 2008 đạt kỷ lục mới (5.4 tỷ USD) Nguồn vốn đầu tư gián tiếp ước đạt 5.6 tỷ USD, lớn gấp 4.3 lần năm trước Tốc độ tăng trưởng GDP các năm 9.00% 8.00% 7.00% 6.00% 5.00% 4.00% 3.00% 2.00% 1.00% 0.00% 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Nguồn: Tổng cục thống kê Phòng Phân tích và Tư vấn Đầu tư 2 Ngành viễn thông Việt Nam Năm 2007 - Thị trường viễn thông tăng trưởng mạnh Chưa đầy một năm sau khi Việt Nam gia nhập WTO, thị trường viễn thông đã có những chuyển biến tích cực, sôi động hơn với xu thế hội nhập quốc tế Theo đánh giá của các chuyên gia viễn thông đến từ các nước trong khu vực, thị trường viễn thông Việt Nam hiện là khu vực phát triển nhanh thứ hai trên thị trường viễn thông ASEAN Viễn thông Việt Nam tăng trưởng đạt mức trung bình 30% mỗi năm Đến nay, với 5 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông (VNPT, Viettel, Saigon Postel, EVN Telecom và Hanoi Telecom), Việt Nam đã có trên 40 triệu thuê bao điện thoại Điều dễ nhận thấy nhất trên thị trường viễn thông hiện nay đó là sự mở rộng, đa dạng hóa các loại hình hợp tác kinh doanh Nếu trước đây, các nhà đầu tư nước ngoài muốn bắt tay với các doanh nghiệp viễn thông trong nước thì chỉ có thể thực hiện với hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) Nhưng hiện nay, việc thực hiện các cam kết WTO giúp các nhà đầu tư nước ngoài có thể tham gia thị trường phát triển khá sôi động này với hình thức liên doanh Ông Nguyễn Hồng Vũ, Giám đốc điều hành Tập đoàn viễn thông Altimo (Nga) khẳng định: “Việc Việt Nam gia nhập WTO và thực hiện các cam kết mở cửa sẽ càng lôi kéo được nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam hơn nữa do những rào cản đã được giảm bớt” Cùng chia sẻ nhận định trên, nhiều chuyên gia viễn thông cho rằng, thị trường và dịch vụ viễn thông của Việt Nam sẽ có sự thay đổi rất nhanh chóng trong vòng 3 năm tới, đặc biệt là sự phát triển mạnh của dịch vụ Internet băng thông rộng Với hơn 84 triệu dân và có khoảng 47% số dân đang sử dụng dịch vụ điện thoại, trên 20% sử dụng dịch vụ Internet, Việt Nam đang là một thị trường đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư nước ngoài Theo Quy hoạch phát triển Viễn thông và Internet đến năm 2010 mà Chính phủ đã phê duyệt, mục tiêu đặt ra là: xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông có công nghệ hiện đại ngang tầm các nước trong khu vực, có độ bao phủ rộng khắp trên cả nước với dung lượng lớn, chất lượng cao, cung cấp đa dịch vụ và hoạt động có hiệu quả; đến 2010, tổng doanh thu dịch vụ viễn thông và Internet đạt khoảng 55,000 tỷ đồng (3.5 tỷ USD) Trong khi đó, theo thống kê cho thấy, Việt Nam đang có tới 70% thị phần là điện thoại di động Thuê bao các mạng di động công nghệ GSM chiếm 92% Năm 2007 cũng đánh dấu sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông qua việc cước của các dịch vụ này liên tiếp được điều chỉnh giảm Trong năm, VNPT đã có 3 đợt giảm cước lớn được áp dụng từ các ngày 1/6, 1/9 và 15/12 Theo đó, cước liên lạc khác vùng của dịch vụ đường dài liên tỉnh, cước liên lạc liên tỉnh của dịch vụ Cardphone, cước fax và telex trong nước giảm từ 15-20%; cước dịch vụ điện thoại quốc tế chiều đi đã giảm 12 - 25%, cước thuê kênh quốc tế gim 20 - 50%; cước thông tin di động Vinaphone và Mobifone giảm với mức lớn nhất từ trước đến nay, tới 20% Các nhà cung cấp khác như Viettel, Saigon Postel, … cũng có nhiều đợt giảm cước dịch vụ khá lớn với nhiều gói cước hấp dẫn nhằm mở rộng thị phần, hướng về lợi ích khách hàng và góp phần bình ổn giá tiêu dùng Phòng Phân tích và Tư vấn Đầu tư 3 Ngành viễn thông Việt Nam Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, lĩnh vực phát triển là dịch vụ viễn thông và Internet vẫn là động lực tăng trưởng chính của toàn ngành trong năm 2007 Với sự tăng trưởng mạnh, năm 2007 Việt Nam đã phát triển mới 19.52 triệu máy điện thoại, bằng 168% so với cùng kỳ năm 2006, nâng tổng số máy điện thoại lên 46.94 triệu thuê bao, đạt mật độ 55.22 máy/100 dân (trong khi năm 2006 là 32.57 máy/100 dân) Năm 2007 cũng là năm toàn ngành quyết tâm phấn đấu nâng cao chất lượng mạng lưới, dịch vụ và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ bưu chính, viễn thông kể cả ở thành thị và nông thôn Đóng góp vào những thành công của ngành viễn thông, Internet, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT được đánh giá vẫn là một doanh nghiệp chủ đạo Tổng doanh thu của VNPT trong năm 2007 đạt 45,300 tỷ đồng, vượt 3.61% kế hoạch, nộp ngân sách 6,917 tỷ, vượt 5.64% kế hoạch, tăng 12.78% so với năm 2006 Số điện thoại phát triển mới trong năm 2007 của VNPT là 9.88 triệu thuê bao, nâng tổng số thuê bao trên mạng lên 27.8 triệu máy Số lượng thuê bao MegaVNN phát triển mới 514,000 số, tăng 340.6% so với năm 2006 Hiện tổng số thuê bao MegaVNN của VNPT đã đạt 740,000 thuê bao Đứng thứ hai về phát triển viễn thông, Internet là Tổng công ty Viễn thông Quân đội Viettel Với số lượng thuê bao phát triển mạnh, góp phần tích cực trong việc phát triển, mở rộng giảm giá và đa dạng hoá thị trường Bưu chính, Viễn thông, năm 2007 Viettel đã có trong tay 5.9 triệu thuê bao điện thoại, nâng tổng số thuê bao trên toàn mạng đạt 15.31 triệu máy, trong đó hơn 10 triệu là thuê bao di động Tổng doanh thu của Viettel trong năm 2007 là 16,468 tỷ đồng, tăng 152% so với năm 2006… Theo đánh giá của Businees Monitor International (BMI), thị trường viễn thông Việt Nam đang trên đà khởi sắc Trên thị trường viễn thông, nhu cầu về dịch vụ điện thoại cố định có chiều hướng giảm dần và giữ mức tăng khoảng 9% trong giai đoạn 2007-2011 do người tiêu dùng chuyển hướng sang sử dụng các dịch vụ di động và băng rộng Hiện tại, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) vẫn là nhà khai thác chủ đạo trong cung cấp các dịch vụ mạng cố định Để kích cầu, VNPT đã tiến hành nhiều đợt giảm cước phí, và khuyễn mãi, qua đó nhằm tăng số lượng thuê bao cố định, và tăng thị phần doanh thu từ các dịch vụ cố định trong tổng doanh thu chung của toàn VNPT Cạnh tranh sôi động nhất đang diễn ra trên thị trường di động giữa 6 nhà cung cấp dịch vụ như Vinaphone, Mobifone, Viettel, EVN Telecom, SPT, HTC, qua đó thúc đẩy thị trường di động đạt mức tăng trưởng nhanh Tạp chí Telecom Asia xếp thị trường di động Việt Nam là một trong 10 nước đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới Trên bảng xếp hạng phát triển viễn thông châu Á, BMI xếp thị trường viễn thông Việt nam đứng thứ 13 (sau Thái Lan) về cả quy mô và tốc độ phát triển của cả linh vực cố định, di động và Internet Tốc độ tăng trưởng vượt bậc trên là hệ quả của việc gia nhập WTO Trên phương diện quản lý vĩ mô, Chính phủ Việt Nam đã cơ cấu lại Bộ Bưu chính Viễn thông thành Bộ Thông Tin và Truyền thông (MIC) Theo đó mở rộng phạm vi quản lý nhà nước theo xu hướng hội tụ viễn thông – công nghệ thông tin – phát thanh truyền hình Phòng Phân tích và Tư vấn Đầu tư 4 Ngành viễn thông Việt Nam Chức năng quản lý nhà nước sẽ đáp ứng cả quản lý, cấp cấp phép khai thác mạng, dịch vụ viễn thông và các nội dung thông tin truyền tải trên mạng Xu thế này nằm trong động thái thực hiện cam kết trong WTO, theo đó Nhà nước không can thiệp quá sâu vào thị trường và hoạt động của doanh nghiệp Tháng 6/2007, Bộ Bưu chính Viễn thông MPT (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) đã thông báo thả nổi giá cước dịch vụ di động, nhằm tạo bước cạnh tranh bình đẳng hơn trên thị trường di động và đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường Đồng thời, MPT cũng thông báo các quy định về sử dụng nguồn Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích nhằm tạo sự bình đẳng hơn cho DN viễn thông trong đáp ứng các dịch vụ công ích, và phù hợp với thông lệ của WTO Các biến chuyển ở tầm quản lý vĩ mô tạo lập môi trường kinh doanh viễn thông tin cậy hơn, qua đó cải thiện vị trí của Việt Nam trên bảng xếp hạng môi trường kinh doanh châu Á- Thái Bình Dương BMI xây dựng tiêu chuẩn đánh giá môi trường kinh doanh viễn thông dựa trên các tiêu chí: (i) mức độ rủi ro của nền kinh tế; (ii) Mức độ rủi do chính trị; (iii) Mức độ phát triển của thị trường viễn thông; (iv) tiềm năng phát triển viễn thông; (v) môi trường cạnh tranh; (vi) thể chế luật pháp Theo các tiêu chí này, môi trường kinh doanh viễn thông Việt Nam được đánh giá ngang bằng với Thái Lan, nhưng xếp thứ 14 sau Thái Lan do thua kém một số chỉ số phụ Phân tích S.W.O.T về thị trường viễn thông Việt Nam Điểm mạnh Thị trường di động cạnh tranh hơn với sự tham gia của EVNTelecom và Hanoi Telecom; Dịch vụ di động và dịch vụ cố định đạt mức tăng trưởng cao tương ứng với 104% và 43%; Việc gia nhập WTO cuối năm 2006 giúp Việt Nam thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, nhất là tập trung cho thi trường băng rộng Điểm Yếu Lĩnh vực dịch vụ cố định vẫn do một công ty nắm giữ (VNPT); Thiếu các nhà đầu tư chiến lược trên thị trường; Tuy dịch vụ viễn thông đã khá phổ biến tại khu vực thành thị, nhưng nhiều vùng nông thôn vẫn chưa tiếp cận được với các dịch vụ viễn thông Cơ hội Cạnh tranh gia tăng trên thị trường di động sẽ thức đẩy tăng trưởng toàn thị trường viễn thông; Phòng Phân tích và Tư vấn Đầu tư 5 Ngành viễn thông Việt Nam Tốc độ tăng trưởng thị trường băng rộng là rất nhanh, dự kiến vượt 1 triệu thuê bao trong năm 2008 - Chính phủ đang thực hiện tự do hoá ngành viễn thông, tạo điều kiện tham gia cho các tập đoàn viễn thông lớn; VNPT mới triển khai dịch vụ vô tuyến cố định để phủ sóng vùng nông thôn cùng với Viettel và EVN Telecom Nguy cơ Quá trình phân cấp quản lý nhà nước diễn ra chậm chạp; 1/3 làng xã Việt Nam nằm tại các vùng núi non rất khó để triển khai dịch vụ viễn thông Làm cản trở việc phát triển mạng cố đinh, di động và Internet; Tỷ lệ thuê bao di động ngừng hoạt động chưa được xác định rõ ràng, tạo ra sự không minh bạch trên thị trường di động; Sự gia tăng cạnh tranh có thể dẫn đến chiến tranh về giá cước, qua đó có thể làm giảm nghiêm trọng chất lượng dịch vụ Phòng Phân tích và Tư vấn Đầu tư 6 Ngành viễn thông Việt Nam Dịch vụ viễn thông cố định Cũng như những năm trước, dịch vụ điện thoại cố định hữu tuyến vẫn tiếp tục trầm lắng Nhà cung cấp dịch vụ điện thoại cố định lớn nhất là VNPT cũng chỉ đặt ra mục tiêu phát triển hơn 1 triệu thuê bao cố định trong năm 2007 Tính đến hết năm 2007, Việt Nam mới chỉ có khoảng hơn 9 triệu thuê bao cố định Các nhà khai thác lý giải rằng sở dĩ việc phát triển điện thoại cố định này không mạnh bởi việc đầu tư phát triển rất lớn, nhưng việc thu hồi vốn lại khó khăn Theo thông báo từ VNPT thì trong năm qua doanh thu từ điện thoại cố định đã giảm khoảng 1,000 tỷ đồng vì sự giảm giá của các loại hình liên lạc khác Số lượng thuê bao điện thoại của VNPT 50,000,000 45,000,000 40,000,000 35,000,000 30,000,000 25,000,000 20,000,000 15,000,000 10,000,000 5,000,000 0 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam Mới đây, FPT Telecom tuyên bố sẽ chính thức bước vào thị trường điện thoại cố định hữu tuyến này vào cuối năm 2007 Thế nhưng cho đến thời điểm này, phía FPT Telecom vẫn án binh bất động và chưa thông tin gì về thời điểm cung cấp dịch vụ Trong khi dịch vụ cố định hữu tuyến được ví như “chiếc bánh không còn vị ngọt” thì một hướng đi mới cho dịch vụ này là các mạng di động quyết định sử dụng hạ tầng của mình để cung cấp dịch vụ điện thoại vô tuyến cố định Ngày 31/5/2007, VNPT chính thức khai trương dịch vụ điện thoại vô tuyến cố định với tên gọi GPhone Dịch vụ này sẽ được triển khai trên nền của mạng di động Vinaphone, nhưng sẽ do các Bưu điện tỉnh trực tiếp quản lý, khai thác Ngày 20/7/2007, Viettel cũng tuyên bố cung cấp dịch vụ cố định không dây HomePhone chạy trên nền mạng di động Viettel Mobile Người “mở đường” cho dịch vụ này là EVN Telecom cũng tuyên bố có khoảng 2 triệu thuê bao điện thoại cố định không dây E-Com và đang là nhà cung cấp dịch vụ điện thoại cố định không dây lớn nhất Phòng Phân tích và Tư vấn Đầu tư 7 Ngành viễn thông Việt Nam Mặc dù thị trường dịch vụ vô tuyến cố định không dây sẽ có tới 3 nhà cung cấp dịch vụ, nhưng phía EVN Telecom tỏ vẻ lạc quan về ưu thế cạnh tranh của mình EVN Telecom phân tích, nếu so với dịch vụ dịch vụ điện thoại cố định truyền thống, việc triển khai dịch vụ vô tuyến cố định không dây có thể tiết kiệm đến 90% chi phí đầu tư và 92% về thời gian triển khai và cung cấp dịch vụ Có mặt đầu tiên trên thị trường, đến nay, trong số 2 triệu thuê bao điện thoại của EVN Telecom phần lớn là thuê bao E-Com với gần 1.5 triệu thuê bao Hiện, giá cước của E-Com là từ 40 -120 đồng/phút gọi nội hat, cước liên tỉnh giảm 30-35 % so với điện thoại cố định EVN Telecom vẫn đang rất lạc quan về khả năng cạnh tranh của E-Com Trong khi E-Com của EVN Telecom có ưu thế về công nghệ vì được triển khai dịch vụ trên nền công nghệ CDMA 2000 - 1X, hoạt động trên băng tần 450 Mhz thì HomePhone của Viettel lại được khai thác trên cơ sở tận dụng mạng GSM sẵn có Cuối tháng 7 vừa qua, HomePhone đã được tung ra thị trường Dịch vụ này được cung cấp dựa trên hạ tầng của mạng di động Viettel Mobile Mức cước của HomePhone giống như điện thoại cố định của Viettel Mục tiêu của Viettel là trong năm nay sẽ đạt được khoảng 500.000 thuê bao HomePhone Vì vậy, trong thời gian gần đây, dịch vụ này luôn có mức tăng trưởng rất mạnh và cao hơn khoảng 12% so với dịch vụ điện thoại cố định truyền thống Như vậy, dịch vụ điện thoại vô tuyến cố định không dây đang được xem là giải pháp thay thế hữu ích và hiệu quả khi mà việc triển khai điện thoại cố định xuống các vùng nông thôn vốn đang gặp khó khăn Thị trường dịch vụ viễn thông cố định đạt mức tăng trưởng tốt trong năm 2006 với gần 2.8 triệu thuê bao mới tăng 43.5% so với năm trước, đạt mật độ 11 máy/100 dân Dự báo Việt Nam sẽ đạt 13 triệu thuê bao vào năm 2008 tương ứng với mật độ 15 máy/100 dân Tốc độ tăng trưởng mạng cố định chủ yếu xuất phát từ nhu cầu thị trường tại các vùng thành thị Mặt khác, việc VNPT thông báo giảm 15-20% cước cố định cũng bổ sung thêm cho sự tăng trưởng nhu cầu đối với dịch vụ thoại cố định Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng mạng cố định bị tác động rất nhiều bởi sự gia tăng mạnh mẽ của các mạng di động, và tình trạng bão hoà nhu cầu thị trường tại vùng thành thị Bởi vậy, tốc độ tăng trưởng dịch vụ viễn thông cố định sẽ khoảng 13%, và mật độ điện thoại cố định sẽ đạt 17% vào năm 2011 Với mật độ điện thoại này, Việt Nam vẫn là một trong số nước có mật độ điện thoại thấp nhất tại châu Á đứng trên các nước Indonesia, Pakistan, Philippines, và Ấn Độ Không giống như các thị trường viễn thông các nước châu Á khác, thị trường viễn thông cố định của Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng Để đa dạng hoá và đẩy nhanh quá trình phổ cập dịch vụ cố định, MIC đã cấp giấy phép thiết lập và cung cấp dịch vụ viễn thông cố định cho các nhà khai thác mới như Viettel, EVN Telecom và mới đây là FPT Telecom Tuy nhiên, VNPT vẫn sẽ là nhân tố chủ lực trên thị trường cố định với 64 bưu điện tỉnh, thành phố có nhiệm vụ chính là mở rộng và phát triển mạng điện thoại cố định đến mọi vùng lãnh thổ với 9 triệu thuê bao tính đến 9/2007 chiếm 30% tổng thuê bao viễn thông của Việt Nam Tháng 4/2007, MIC thông báo kế hoặc hỗ trợ phát triển các dịch vụ viễn thông cố định tại các vùng nông thôn, vùng khó khăn từ Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Theo đó, các DN viễn thông sẽ được hỗ trợ các mức phí về lặp đặt, khai thác, bảo dưỡng mạng đối với các dịch vụ điện thoại cố định và truy cập Internet Người sử dụng được hỗ trợ về cước phí sử dụng Nguồn tài chính hình thành Quỹ Viễn thông công ích do các DN viễn thông đóng góp theo tỷ lệ 3-5% tổng doanh thu dịch vụ Phòng Phân tích và Tư vấn Đầu tư 8 Ngành viễn thông Việt Nam Dịch vụ viễn thông di động Năm 2007, thị trường di động Việt Nam đã bao gồm sáu nhà cung cấp dịch vụ bao gồm: Viettel, Mobifone, Vinaphone, S-Fone, EVN Telecom và HT Moblie tuy nhiên thực chất Viettel và Mobifone vẫn đóng vai trò “dẫn dắt cuộc chơi” Ngôi vị số một về doanh thu, thị phần, vùng phủ sóng vẫn nằm trong tay hai “đại gia” này Thị trường di động Việt Nam hiện tay nằm chủ yếu trong tay các nhà cung cấp mạng di động công nghệ GSM (chiếm tới 92% thị phần) Nhằm nâng cao chất lượng mạng, trong năm 2007, các nhà khai thác dịch vụ viễn thông di động GSM đã tăng tốc xây dựng trạm phát sóng viễn thông di động (BTS) để mở rộng vùng phủ sóng Năm 2007 cũng là năm lần đầu tiên trong lịch sử ngành viễn thông, chất lượng dịch vụ viễn thông được công bố qua kiểm tra đột xuất của Cục Quản lý chất lượng dịch vụ bưu chính - viễn thông và công nghệ thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) Tại thời điểm kết thúc năm 2007, 3 nhà khai thác dịch vụ viễn thông di động công nghệ GSM (VinaPhone, MobiFone và Viettel) đều đưa ra con số “hoành tráng” về số lượng trạm BTS Viettel dẫn đầu với 7,232 trạm BTS, tăng gấp đôi so với năm 2006; VinaPhone và MobiFone về nhì với trên 5,000 trạm BTS, tăng trên 50% so với năm 2006 Để đảm bảo dung lượng tốt nhất, đáp ứng khoảng 40 triệu thuê bao, trong năm 2008, Viettel dự kiến số lượng trạm BTS sẽ đạt con số 11,000 - 12,000 Con số đáng ghi nhận tiếp theo của các nhà khai thác dịch vụ viễn thông di động là sự tăng trưởng mạnh của số lượng thuê bao Nếu như trong năm 2006, 6 nhà khai thác mạng viễn thông di động chỉ phát triển được 7 triệu thuê bao mới, thì trong năm 2007, con số này đã tăng lên 14 triệu thuê bao mới Theo thống kê sơ bộ của Bộ Thông tin và Truyền thông, số lượng thuê bao điện thoại trên cả nước là 44 triệu (di động chiếm 75%, tương đương 33 triệu thuê bao) Trong đó, Viettel dẫn đầu với số lượng hơn 14 triệu thuê bao trên hệ thống, tăng gấp đôi so với năm 2006; còn VinaPhone công bố đạt 8 triệu thuê bao, MobiFone cũng nắm giữ khoảng hơn 11 triệu thuê bao Đáng quan tâm hơn cả là, trong năm 2007, cước dịch vụ viễn thông di động của các mạng GSM đã giảm tới 15-20%, tạo ra mặt bằng cước mới Vào thời điểm trước một tháng kết thúc năm 2007, Viettel chính thức giảm cước các gói di động trả trước và trả sau với mức trung bình 15% Đây cũng là đợt giảm cước lớn nhất của Viettel trong năm 2007 Theo ông Nguyễn Việt Dũng, Phó giám đốc Chiến lược kinh doanh của Viettel, với mức cước mới, Viettel hy vọng sẽ thúc đẩy sự bùng nổ của thị trường điện thoại di động và đưa mật độ điện thoại di động lên 40 - 45 máy/100 dân trong năm 2008 (hiện tại là 38 máy/100 dân) Chỉ sau 15 ngày Viettel đưa ra mức cước mới, Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông Việt Nam (VNPT) cũng chính thức giảm trung bình 20% cước đối với các dịch vụ trả trước và trả sau, cao hơn 5% so với mức cước mà Viettel công bố Không chỉ có vậy, ông Hoàng Trung Hải, Giám đốc VinaPhone khẳng định, hàng loạt gói cước mới cũng sẽ được đưa ra sau đợt giảm cước này Trong năm 2007, thị trường thông tin di động Việt Nam đã đón chào thêm một mạng CDMA mới mang tên HT Mobile - mạng di động được coi là có tiềm lực về kinh tế Tuy nhiên mạng CDMA hiện tại vẫn còn gặp khó khăn tại Việt Nam do các yếu điểm về vùng phủ sóng còn hẹp và có ít tùy chọn trong việc sử dụng các thiết bị đầu cuối Theo con số báo cáo mới đây về số thuê bao của 3 mạng CDMA, có thể tạm tính cho S-Fone đang nắm giữ vị trí số 4, EVN Telecom giữ vị trí số 5 và HT Mobile đang ở vị trí “khóa đuôi” trên thị trường thông tin di động Số thuê bao của 3 nhà khai thác EVN Telecom, HT Mobile và S-Fone khoảng 5 triệu (thuê bao sử dụng thực tế), chỉ chiếm 1/5 số lượng thuê bao đang được kích hoạt Phòng Phân tích và Tư vấn Đầu tư 9 Ngành viễn thông Việt Nam Mặc dù chiến lược phát triển các dịch vụ cũng như chiếm lĩnh thị trường của HT Mobile khá rõ ràng, song đến thời điểm hiện tại mạng di động này vẫn trong cảnh lận đận Nhắm đến đối tượng trẻ, một lớp khách hàng lớn trong xã hội, song HT Mobile đang có tốc độ phát triển thuê bao thuộc diện chậm nhất so với các mạng di động khác Trên thực tế HT Mobile cũng chưa đưa ra nhiều dịch vụ mới đủ để hấp dẫn giới trẻ Việt Nam và chưa có sự khác biệt nhiều so với các mạng di động khác như lời mà mạng di động này tuyên bố Những tưởng HT Mobile sẽ học được bài học xương máu của người mở đường S-Fone về sự chậm trễ trong việc mở rộng vùng phủ sóng, tuy nhiên HT Mobile vẫn đang chính là người đi tiếp vào “vết xe đổ” này bởi hiện tại họ có vùng phủ sóng quá hẹp Hiện S-Fone đứng ở vị trí thứ 4 trong các mạng di động về số thuê bao Mặc dù lãnh đạo của S-Fone nhận thấy điểm yếu về vùng phủ sóng là sự thua thiệt trong cạnh tranh di động nhưng họ “lực bất tòng tâm” Những lời tuyên bố sẽ tăng vốn lên tới trên 500 triệu USD đến giờ chưa được khởi động đầu tư cho mạng lưới Cùng như HT Mobile, vùng phủ sóng của S-Fone nhiều nơi vẫn chỉ mang tính tượng trưng Cho đến thời điểm này, nhiều ý kiến tỏ ra lo ngại cho tương lai của S-Fone khi họ liên tục “nói không với lợi nhuận” Trước sự cạnh tranh quyết liệt trên lĩnh vực thông tin di động, EVN Telecom đã chuyển từ thế tấn công vào thị trường thông tin di động sang “đánh” mảng điện thoại vô tuyến cố định Sự chuyển hướng này đã đem lại cho EVN Telecom khoảng gần 2 triệu thuê bao, nhưng trong đó số thuê bao di động E Mobile không nhiều Số thuê bao của EVN Telecom tuy lớn hơn mạng HT Mobile nhưng vẫn chủ yếu là “tiêu dùng nội bộ” Trong khi đó EVN Telecom đang bị can nhiễu rất nhiều tại các khu đô thị Vấn đề này sẽ là mối lo ngại lâu dài của EVN Telecom và sẽ ảnh hưởng đến việc cạnh tranh của mạng này khi mà các thuê bao tại vùng đô thị liên tục bị rớt cuộc gọi Thị trường dịch vụ di động sẽ tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao với mức tăng trung bình hàng năm đạt 35% Dự báo đến năm 2011, tổng thuê bao di động sẽ vượt mốc 50 triệu, với mật độ đạt 56% Phòng Phân tích và Tư vấn Đầu tư 10 Ngành viễn thông Việt Nam Tổng công ty Viễn thông Quân đội - Viettel Trụ sở giao dịch: số 1 Giang Văn Minh, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội VIETTEL được thành lập ngày 01/06/1989 tiền thân là Công ty Điện tử thiết bị thông tin, kinh doanh các dịch vụ truyền thống: khảo sát thiết kế, xây lắp các công trình thông tin, xuất nhập khẩu các thiết bị viễn thông và dịch vụ bưu chính Năm 2005, Công ty Viễn thông Quân đội chuyển đổi thành Tổng công ty Viễn thông Quân đội Ông Dương Văn Tính, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) vừa cho biết: năm 2007, doanh thu của Viettel đạt hơn 16 ngàn tỷ đồng (đạt 152% kế hoạch), duy trì tốc độ tăng trưởng doanh thu năm sau gấp đôi so với năm trước Trong năm 2007 đã có 16.68 triệu thuê bao điện thoại di động mới kích hoạt, nâng tổng số thuê bao đã kích hoạt lên trên 24 triệu Dịch vụ di động của Viettel được đánh giá là mạng được nhiều người biết đến nhất và được tin cậy nhất Dịch vụ cố định PSTN và ADSL phát triển mới 227,000 thuê bao, cao gấp 2 lần năm 2006 Viettel cũng là doanh nghiệp có mạng truyền dẫn lớn với 10,346 km cáp quang được lắp đặt trong năm, đưa tổng số chiều dài cáp quang quản lý trên toàn mạng lên 31,000 km Tổng số trạm BTS toàn mạng đến hết năm 2007 là 7,000 trạm … Với mục tiêu thành lập và xây dựng công ty cổ phần đầu tư quốc tế, Viettel đủ năng lực thực hiện chiến lược đầu tư ra nước ngoài, trước mắt là Lào, Campuchia và các nước khác trong lĩnh vực viễn thông Năm 2007 Viettel đã có trong tay 5.9 triệu thuê bao điện thoại, nâng tổng số thuê bao trên toàn mạng đạt 15.31 triệu máy, trong đó hơn 10 triệu là thuê bao di động Đối với việc cung cấp dịch vụ ADSL trên thị trường hiện nay Viettel đang giữ vị trí số 3 với khoảng 250,000 thuê bao, chiếm 15.81% thị phần Viettel đang theo đuổi mục tiêu đến hết năm 2008 sẽ có khoảng 650,000 thuê bao ADSL và đứng ở vị trí số 2 trong số các nhà cung cấp dịch vụ này Đối với dịch vụ viễn thông cố định kết thúc năm 2007 Viettel có trong tay khoảng hơn 5 triệu thuê bao Từ ngày 20/7/2007, Viettel cũng tuyên bố cung cấp dịch vụ cố định không dây HomePhone chạy trên nền mạng di động Viettel Mobile, đây được coi là một bước đi hợp lý nhằm nâng cao sức cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thong cố định vốn đã không còn niều hấp dẫn trước sự phát triển như vũ bão của viễn thông di động Tổng doanh thu của Viettel trong năm 2007 là 16,468 tỷ đồng, tăng 152% so với năm 2006… Năm 2008, Viettel phấn đấu tiếp tục đạt doanh thu khoảng 30 ngàn tỷ đồng Xây dựng vững chắc ngôi vị số 1 về di động tại Việt Nam với việc phát triển mới 10 triệu thuê bao di động, 200 ngàn thuê bao cố định có dây, 300 ngàn thuê bao ADSL, 1 triệu thuê bao cố định không dây Lắp đặt 3,500 trạm BTS và 12,000 km cáp quang Cũng trong năm 2008, Viettel sẽ phát triển mạng lưới tại Lào và Campuchia với tổng cộng 1,570 trạm BTS, 1,500 km cáp quang kéo mới Đồng thời xúc tiến những bước đi quan trọng để lập văn phòng đại diện tại Hồng Kông, Mỹ và một số nước khác trong khu vực, nhằm sẵn sàng với những thời cơ đầu tư mới … Phòng Phân tích và Tư vấn Đầu tư 24 Ngành viễn thông Việt Nam Công ty cổ phần Đầu tư phát triển công nghệ FPT Trụ sở: số 89 Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội Tiền thân của Công ty FPT là Công ty Công nghệ Thực phẩm (tên tiếng Anh là The Food Processing Technology Company) thành lập ngày 13/09/1988 Ngày 27/10/1990, Công ty đã đổi tên thành Công ty Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT với tên giao dịch quốc tế là The Corporation for Financing and Promoting Technology Tháng 03/2002, Công ty cổ phần hóa, tên Công ty được đổi thành Công ty Cổ phần Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT (tên tiếng Anh vẫn giữ nguyên) Hiện nay FPT đang kinh doanh trên các lĩnh vực chính bao gồm công nghệ thông tin và các dịch vụ viễn thông Tính đến ngày 31/12/2007, vốn điều lệ của công ty đạt hơn 923 tỷ đồng, tổng doanh thu thuần đạt hơn 27 nghìn tỷ đồng FPT Đại học FPT Trung tâm Học viện Quốc tế FPT Công ty Thành viên Chi nhánh Công ty TNHH Hệ thống thông tin FPT Trung tâm Dịch vụ ERP Trung tâm FPT Media Phòng Phân tích và Tư vấn Đầu tư 26 Ngành viễn thông Việt Nam Công ty cổ phần Viễn thông FPT - FPT Telecom Trụ sở: số 48 Vạn Bảo, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội Công ty Cổ phần Viễn thông FPT là một trong sáu công ty chi nhánh thuộc Công ty cổ phần phát triển đầu tư công nghệ FPT Kể từ năm 1999 cho đến nay FPT Telecom đã được chính phủ Việt Nam cấp giấy phép ICP, ISP, OSP, IXP, giấy phép thiết lập mạng và Cung cấp dịch vụ Viễn thông Khởi đầu với mạng Trí tuệ Việt Nam năm 1997 chỉ với 4 người, cho đến nay FPT Telecom đã có đội ngũ nhân viên hơn 1,100 người tại Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh Bắt đầu cung cấp dịch vụ Internet từ năm 1999, Công ty cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom) đã được chính phủ Việt Nam cấp giấy phép IXP 4/2002 (Nhà cung cấp dịch vụ cổng kết nối Internet) - giấy phép cao nhất tại Việt Nam cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực Internet FPT Telecom được đánh giá là nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) có chính sách dịch vụ tốt nhất tại Việt Nam Trong 6 tháng đầu năm 2005, FPT Telecom đã vươn lên trở thành nhà cung cấp dịch vụ Internet kênh thuê riêng chiếm thị phần lớn nhất tại Việt Nam (38%), với 60,000 thuê bao ADSL FPT đồng thời cung cấp các dịch vụ Internet gián tiếp dưới hình thức Internet thuê bao, Internet Card và Gọi 1280 Tháng 02/2006, FPT Telecom chính thức trở thành đơn vị thực hiện cung cấp thử nghiệm dịch vụ và phương án thương mại Internet băng rộng không dây di động và cố định tiêu chuẩn WiMax sử dụng băng tần 2.3 GHz và 3.3 GHz Bắt đầu từ ngày 03/03/2006, Truyền hình Internet (viết tắt là IP TV – Internet Protocol Television) của Trung tâm IP TV trực thuộc Công ty Viễn Thông FPT (FPT Telecom) chính thức đi vào hoạt động Bên cạnh việc phát triển các dịch vụ kết nối, Công ty cổ phần Viễn thông FPT cũng định hướng lâu dài phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng trên Internet như xây dựng giải pháp điện tử và Website cho các tổ chức / doanh nghiệp tại Việt Nam Các dịch vụ giá trị gia tăng gồm có thiết kế website, tên miền, lưu trữ website, xây dựng cơ sở dữ liệu, thư điện tử dùng riêng, thư điện tử ảo, máy chủ thuê riêng Hiện nay, FPT Telecom độc quyền cung cấp hai trò chơi trực tuyến nổi tiếng trên thế giới tại Việt Nam: MU Online - Xứng Danh Anh Hùng và PTV - Giành Lại Miền Đất Hứa đã được đông đảo người dùng Internet đón nhận và ủng hộ Báo điện tử Tin nhanh Việt Nam VnExpress ra đời tháng 2/2001 do FPT Telecom quản lý đã chính thức được Bộ Văn hoá thông tin Việt Nam công nhận là cơ quan báo chí vào tháng 11/2002 Cho đến nay, VnExpress.net là tờ báo điện tử lớn nhất tại Việt Nam với khoảng 90 triệu độc giả hàng tháng, được đánh giá là trang thông tin tiếng Việt có số lượng người truy cập lớn nhất trên thế giới (xếp hạng Top 500 trên thế giới - nguồn www.alexa.com) Trong thời gian qua, với mong muốn được phục vụ khách hàng các dịch vụ Internet chất lượng cao nhất, Công ty cổ phần Viễn thông FPT đã nâng cấp dung lượng cổng kết nối quốc tế lên 1,085 Mbps nhằm đáp ứng nhu cầu Internet băng rộng của đông đảo người sử dụng Hiện FPT chiếm 16.55% thị phần Internet tại Việt Nam với khoảng 300,000 thuê bao ADSL Phòng Phân tích và Tư vấn Đầu tư 27 Ngành viễn thông Việt Nam Công ty cổ phần Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn Trụ sở: 45 Lê Duẩn, phường Bến Nghé, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh Công ty cổ phần Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn, thành lập năm 1995, SPT là công ty cổ phần đầu tiên ở Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực bưu chính viễn thông Các thành viên sáng lập SPT gồm 11 doanh nghiệp nhà nước hoạt động trên các lĩnh vực như kinh doanh, dịch vụ xuất nhập khẩu, dầu khí, địa ốc, nhà hàng khách sạn, du lịch, kim khí điện máy, sản xuất thiết bị viễn thông, điện tử, tin học và cung cấp dịch vụ bưu chính viễn thông… Năm 1996, Công ty SPT khởi đầu hoạt động bằng việc cung cấp dịch vụ bưu chính, chuyển phát tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh và tiếp tục đi vào lĩnh vực viễn thông khi cung cấp dịch vụ Internet (ISP) với thương hiệu SaigonNet, trở thành một trong bốn nhà cung cấp dịch vụ Internet (ICP) đầu tiên tại Việt Nam Ngoài ra trong giai đoạn ban đầu này, Công ty SPT từng bước tham gia vào lĩnh vực công nghệ thông tin khi liên doanh với Công ty Spacebel (Vương quốc Bỉ) và Phân viện Công nghệ Thông tin tại TP.HCM thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phát triển Phần mềm Sài Gòn (SDC) có chức năng sản xuất, gia công phần mềm, đào tạo và cung cấp các giải pháp về công nghệ thông tin Cùng với sự phát triển của công nghệ Internet, Công ty SPT nhanh chóng cung cấp dịch vụ VoIP đường dài trong nước và quốc tế giá rẻ cho người tiêu dùng với thương hiệu 177 Đến nay, các loại thẻ gọi điện thoại quốc tế SnetFone, SnetUS, SnetAsia, AloVoiz, Svoiz, Fone24h đã chiếm ưu thế vượt trội trên thị trường thẻ PC-2-Phone chính thức tại Việt Nam Tại Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty SPT đã đưa mạng điện thoại cố định đầu số 4 vào khai thác và đang thiết lập hạ tầng để mở rộng ra các tỉnh thành lân cận Đây là mạng điện thoại cố định thứ 2 của Việt Nam, mang lại cho khách hàng nhiều chọn lựa cạnh tranh hơn Công ty đã đạt xấp xỉ 150,000 thuê bao cố định và ADSL quy đổi Đặc biệt, Công ty SPT là đơn vị phục vụ trọn gói dịch vụ viễn thông tại khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng và nhiều khu dân cư tập trung khác Về dịch vụ điện thoại di động, Công ty SPT giữ vị trí tiên phong trong việc triển khai công nghệ CDMA 2000-1x tại Việt Nam với thương hiệu S-Fone Đây là dự án hợp tác kinh doanh với Công ty SLD Telecom Pte., Ltd (Hàn Quốc) Mạng S-Fone là bước đột phá trong lãnh vực điện thoại di động của thị trường viễn thông Việt Nam và được bình chọn là một trong bốn sự kiện đặc biệt nổi bật trong năm 2003 của ngành, ngày càng được củng cố hoàn thiện để cung cấp cho khách hàng nhiều loại hình dịch vụ đa dạng, chất lượng tốt với giá cả cạnh tranh trên phạm vi cả nước Cho đến nay, Mạng S-Fone là mạng di động duy nhất cung cấp dịch vụ truy cập Internet tốc độ cao qua USB và dịch vụ Tivi trên sóng di động Đến nay, Công ty SPT đã có đủ các giấy phép hoạt động về Viễn thông tại Việt Nam, đặc biệt là 02 giấy phép thiết lập hạ tầng mạng trục quốc gia và quốc tế Công ty SPT đang từng bước mở rộng mạng lưới cung cấp các loại hình dịch vụ tại 64 tỉnh thành trong cả nước và đầu tư ra nước ngoài Hiện Công ty SPT đang cung cấp nhiều loại hình dịch vụ cho hàng triệu thuê bao; thị phần ngày càng mở rộng; thương hiệu SPT được nhận diện rộng rãi Vốn điều lệ Công ty tăng nhiều lần so với 50 tỷ đồng ban đầu Trong những năm gần đây, tỷ lệ chia cổ tức cho cổ đông Công ty đạt tỉ lệ bình quân 15%/năm trên vốn góp Sắp tới đây, SPT sẽ đưa vào thử nghiệm dịch vụ WiMAX di động, đây sẽ là dịch vụ có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ trong lĩnh vực viễn thông Phòng Phân tích và Tư vấn Đầu tư 28 Ngành viễn thông Việt Nam Công ty cổ phần viễn thông Hà Nội Trụ sở: số 2 Chùa Bộc, Đống Đa, Hà Nội Thành lập năm 2001, giấy phép đầu tư số 0103000334 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp, Công ty cổ phần viễn thông Hà Nội là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ viễn thông trong nước và quốc tế bao gồm dịch vụ internet, dịch vụ dữ liệu băng thông rộng, VoIP, thiết lập mạng, cung cấp các dịch vụ viễn thông công cộng … Công ty cổ phần viễn thông Hà Nội được thành lập từ Công ty Điện tử Hà Nội (thuộc thành phố Hà Nội) và Liên Hiệp khoa học sản xuất công nghệ cao Viễn thông tin học HTI (thuộc Viện khoa học Việt Nam) Hai thành viên sáng lập này đã có nhiều kinh nghiệm trong việc triển khai các dự án viễn thông tin học, có quan hệ hợp tác với các tập đoàn viễn thông lớn trên thế giới như Ericsson, Motorola, Qualcomm, … và đã triển khai nhiều lĩnh vực kinh doanh lớn như xây dựng cơ sở hạ tầng, khách sạn, sản xuất thiết bị điện tử dân dụng, vận tải bảo hiểm, … Hanoi Telecom có được giấy phép cung cấp dịch vụ di động CDMA từ năm 2003 Mục tiêu của công ty là sẽ trở thành nhà cung cấp dịch vụ viễn thông có uy tín tại thị trường Việt Nam Dịch vụ CDMA của Hanoi Telecom được cung cấp dựa trên hợp đồng hợp tác của công ty với tập đoàn viễn thông Hutchison Telecommunications Do đặc thù CDMA khó phát triển thuê bao do phải sử dụng thiết bị đầu cuối riêng dù đã tung ra những gói cước hấp dẫn cùng nhiều dịch vụ mới nên từ ngày khai trương 15/1/2007 đến cuối năm 2007, HT Mobile mới đạt 500,000 thuê bao trong đó có khoảng 200,000 thuê bao thực, thấp so với mục tiêu 1 triệu thuê bao Và thực tế của S-Fone hiện cũng mới có 3.5 triệu thuê bao, trong khi Viettel ra đời sau đó 1 năm nay đã có 15 triệu thuê bao Do vậy Hanoi Telecom đã ngừng phát triển hệ thống CDMA từ tháng 09/2007 và tới ngày 14/01/2008 đã chính thức công bố kế hoạch chuyển đổi công nghệ của HT Mobile Theo đó, HT Mobile vẫn sử dụng tần số 800 Mhz đã được cấp cho mạng 092, đồng thời 80% thiết bị của hệ thống cũ vẫn được sử dụng lại Dự kiến việc chuyển đổi diễn ra trong 6 tháng và sẽ không ảnh hưởng đến quyền lợi khách hàng Những thuê bao đang sử dụng dịch vụ 092 vẫn thuộc về HT Mobile và được liên lạc bình thường Các thuê bao có nhu cầu chuyển đổi dịch vụ sang mạng di động khác, HT Mobile sẽ tiến hành đổi miễn phí thiết bị đầu cuối đi liền với sim mà khách hàng đang sử dụng Trong trường hợp, khách hàng vẫn muốn giữ số 092 và sử dụng dịch vụ của hãng, HT Mobile sẽ hỗ trợ thiết bị đầu cuối tích hợp công nghệ GSM Tuy nhiên HT Mobile chưa thống kê được số lượng khách hàng đang sử dụng thiết bị không hỗ trợ GSM Tuy nhiên, lại có thông tin là 2 nhà cung cấp dịch vụ theo công nghệ CDMA còn lại là S-Fone của công ty cổ phần Dịch Vụ BCVT Sài Gòn (SPT) và công ty Viễn Thông Điện Lực (EVN Telecom) sẵn sàng tiếp nhận HT Mobile Ông Hồ Hồng Sơn, giám đốc điều hành của S-Fone cho biết, hai bên đang bàn bạc về việc sử dụng chung cơ sở hạ tầng để hai mạng roaming với nhau Như vậy, vùng phủ sóng của hai mạng di động sẽ tăng lên rất nhiều vì có cùng công nghệ và tần số hoạt động Tuy nhiên, S-Fone cho biết là chưa nhận được đề nghị từ phía HT Mobile và tỏ ý sẽ sẵn sàng hợp tác để tận dụng mạng CDMA này Hiện nay, Hanoi Telecom còn cung cấp cả dịch vụ internet với hai hình thức là kênh gián tiếp (Dial-up) và kênh trực tiếp (cáp truyền dẫn) Phòng Phân tích và Tư vấn Đầu tư 31 Ngành viễn thông Việt Nam Triển vọng ngành viễn thông trong năm 2008 Năm 2008 được dự báo sẽ là năm bùng nổ của các dịch vụ viễn thông di động Sang năm, giới chuyên môn đánh giá rằng, thị trường dịch vụ di động trong năm sẽ tiếp tục khởi sắc, với cuộc so tài của bộ ba mạng MobiFone, Viettel và Vinaphone Nếu như năm 2006, các mạng di động Việt Nam phát triển được 7 triệu thuê bao mới thì năm 2007 con số này tăng gấp đôi, vào khoảng 14 triệu thuê bao Nếu như năm ngoái, ba mạng tạo dấu ấn giảm cước di động kỷ lục, cùng ở mức ngang bằng với nhau thì trong năm nay, chất lượng di động là yếu tố quyết định Trong năm 2007, dấu hiệu đáng mừng là tình trạng rớt sóng, nghẽn mạch hầu như chỉ xảy ra lác đác, không tập trung Người sử dụng dịch vụ có thể "tạm yên" lòng với chất lượng mạng lưới này Năm 2007 được đánh giá là năm cả ba mạng đầu tư lớn nhất cho mạng lưới phủ sóng di động của mình Trên thực tế, trong năm, Tập đoàn BCVT Việt Nam VNPT - đơn vị chủ quản mạng MobiFone, Vinaphone đã dồn công dồn sức tăng tốc phát triển vùng phủ sóng Ông Lê Ngọc Minh - Giám đốc công ty Thông tin di động cho biết, "Năm 2007 là năm chúng tôi dồn hết quyết tâm cho việc mở rộng mạng lưới, nâng cao chất lượng dịch vụ bằng các công nghệ mới Với gần 4,500 trạm phát sóng mới trong năm nay, chỉ một năm mà có số BTS chúng tôi phát triển nhiều hơn 13 năm qua MobiFone có 12 triệu thuê bao trên mạng, trong đó, riêng số thuê bao mới phát triển gần bằng tổng số thuê bao mà mạng này phát triển trong vòng 13 năm qua Doanh thu của MobiFone dự kiến sẽ đạt gần 1 tỷ USD, và vượt ngưỡng 1 tỷ USD này trong đầu năm 2008." Đến thời điểm này, số trạm BTS của Viettel là 7,000 trạm - số trạm được lắp mới trong năm 2007 nhiều hơn tổng số trạm đã lắp trong 3 năm trước đó Dự kiến trong năm 2008, mạng này sẽ phát triển lên 11,000-12,000 trạm, có dung lượng đáp ứng đủ cho 40 triệu thuê bao Rụt rè hơn so với hai đối thủ "đang lên", Vinaphone - mạng di động trước đây vốn đã ngồi trên ngai vàng "vùng phủ sóng lớn nhất" khá lâu chỉ khiêm tốn cho rằng, "chúng tôi quyết tâm hoàn thành việc lắp đặt mới 3,000 trạm BTS vào cuối năm nay, Vinaphone có đủ tiềm lực để thực hiện mục tiêu có 9,000 BTS trên toàn mạng vào năm 2008” Đầu năm 2008, GTel đã được chính thức cấp phép để tham gia vào thị trường thông tin di động GTel sẽ liên doanh với Công ty Vimpelcom - nhà cung cấp dịch vụ di động lớn thứ hai Nga sử dụng công nghệ GSM Vimpelcom tuyên bố sẽ đầu tư 1 tỷ USD cho mạng di động GTel Mobile là số tiền đầu tư lớn nhất của các liên doanh di động tại Việt Nam cho đến thời điểm này Thế nhưng giới phân tích cho rằng, GTel sẽ chưa làm nổi “cơm cháo” gì trong năm 2008 bởi phải đến cuối năm 2009 mạng di động này mới có thể cung cấp được dịch vụ Như vậy, trên thực tế trong năm 2008 GTel Mobile sẽ chỉ có danh mà chưa có thực trên thị trường di động Việt Nam Về HT Mobile, dù phía HT Mobile tuyên bố trong vòng 6 tháng để dựng lên mạng GSM mới nhưng giới phân tích cho rằng phải đến cuối năm 2008 thì mạng di động này mới hoạt động được Ngay cả khi HT Mobile chuyển sang được công nghệ GSM, mạng di động này cũng không phải là mối lo ngại cho các mạng di động khác HT Mobile còn quá nhiều việc phải làm như xây dựng mạng lưới, gây dựng lại thương hiệu đã bị tổn thương và lấy lại uy tín đối với khách hàng Tương lai cho các mạng CDMA tại Việt Nam trong năm 2008 cũng được đánh giá là không mấy sáng sủa Giới phân tích cho rằng sẽ có khoảng cách lớn giữa các mạng CDMA và các mạng GSM Nếu SPT không có được giấy phép 3G trong năm nay, có ý kiến tỏ ra quan ngại cho số phận của S-Fone bởi rất có thể đối tác SK Telecom sẽ phải tính nước cờ khác Trước bức tranh của các mạng CDMA, giới phân tích đã đề cập đến vấn đề là có thể xảy ra việc sáp nhập của các mạng CDMA để tập trung nguồn lực, tăng sức cạnh tranh như bước đi của một số nước? Phòng Phân tích và Tư vấn Đầu tư 32 Ngành viễn thông Việt Nam Thị trường internet trong năm 2008 cũng là năm mà các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ internet đặt nhiều mục tiêu để phát triển mang lưới của mình Theo đó, VDC sẽ tập trung mở rộng băng thông quốc tế để nâng cao chất lượng mạng Internet Bên cạnh đó, VDC cũng thường xuyên đo kiểm để nâng cao chất lượng Nếu VNPT thực hiện tốt cơ chế bán hàng tại các địa phương tạo động lực tốt cho những người chăm sóc khách hàng và bán hàng thì năm 2008, VDC sẽ có sự bùng nổ về thuê bao và tiếp tục giữ vững vị trí số 1 về thuê bao và thị phần đối với dịch vụ Internet Trong năm 2008, VDC cũng đặt ra con số phát triển thuê bao là 900,000 thuê bao ADSL Đây là con số nhiều thách thức những cũng trong bối cảnh thị trường đang tiếp tục bùng nổ nên VDC sẽ quyết tâm hoàn thành thực mục tiêu này Viettel cũng đặt mục tiêu phát triển 300,000 thuê bao ADSL trong năm 2008 nhằm vượt qua FPT đứng ở vị trí thứ hai trên thị trường cung cấp dịch vụ này Các nhà cung cấp khác cũng có những kế hoạch nhằm giữ vững thị phần của mình trong cuôc cạnh tranh vô cùng khốc liệt này Về thị trường viễn thông cố định, năm 2008 sẽ là năm mà các nhà cung cấp tập trung vào dịch vụ điện thoại vô tuyến cố định nhằm thay thế cho dịch vụ điện thoại cố định thông thường Với sự tham gia của ba nhà cung cấp dịch vụ này, gồm VNPT với dịch vụ Gphone, Viettel với dịch vụ HomePhone và EVN với dịch vụ E-Com, hứa hẹn một cuộc cạnh tranh không khoan nhượng giữa các nhà cung cấp Người “mở đường” cho dịch vụ này là EVN Telecom cũng tuyên bố có khoảng 2 triệu thuê bao điện thoại cố định không dây E-Com và đang là nhà cung cấp dịch vụ điện thoại cố định không dây lớn nhất Mặc dù thị trường dịch vụ vô tuyến cố định không dây có tới 3 nhà cung cấp dịch vụ, nhưng phía EVN Telecom tỏ vẻ lạc quan về ưu thế cạnh tranh của mình với phân tích, nếu so với dịch vụ dịch vụ điện thoại cố định truyền thống, việc triển khai dịch vụ vô tuyến cố định không dây có thể tiết kiệm đến 90% chi phí đầu tư và 92% về thời gian triển khai và cung cấp dịch vụ Vì vậy, trong thời gian gần đây, dịch vụ này luôn có mức tăng trưởng rất mạnh và cao hơn khoảng 12% so với dịch vụ điện thoại cố định truyền thống Phòng Phân tích và Tư vấn Đầu tư 33 Ngành viễn thông Việt Nam IPO ngành viễn thông Quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp viễn thông bắt đầu từ năm 2005 sau khi được Chính phủ phê duyệt kế hoạch vào năm 2004, và lĩnh vực cổ phần hóa đầu tiên là các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng (FBO) trong đó có Vinaphone, MobiFone và Viettel Từ năm 2005 tới thời điểm này chỉ có Công ty Thông tin Di động VMS - đơn vị sở hữu mạng MobileFone đưa ra lộ trình cổ phần hoá doanh nghiệp VinaFone và Viettel vẫn đang nằm chờ sự cổ phần hoá của MobileFone Phải mất hơn 1 năm, đề án cổ phần hóa doanh nghiệp viễn thông đầu tiên mới được xây dựng và phê duyệt Việc cổ phần hoá MobileFone có ý nghĩa quan trọng, góp phần mở đường cho việc cổ phần hóa những doanh nghiệp khác Tuy nhiên, đã có quá nhiều khó khăn và cả sự chậm trễ trong việc thực hiện đề án cổ phần hóa tưởng như đã đến hồi kết này Đến tận tháng 09/2007 vừa qua, doanh nghiệp này mới kết thúc việc mời thầu rộng rãi đối với việc chọn nhà tư vấn cổ phần hóa Trong đó có 6 nhà thầu đủ điều kiện vào vòng đấu thầu tiếp theo gồm Credit Suisse, Goldman Sachs, Rothschild & Sons, UBS, Morgan Stanley và Deutsche Bank Theo kế hoạch, nhanh nhất cũng phải cuối quý II hoặc đầu quý III/2008 mới có thể định giá IPO Tiềm năng IPO ngành viễn thông Với dân số trên 80 triệu người và tỷ lệ tăng trưởng GDP hàng năm trên 8%, thị trường viễn thông Việt Nam vẫn còn rất nhiều tiềm năng cho các nhà khai thác dịch vụ thông tin di động Việt Nam luôn duy trì mức tăng trưởng 60%-70%/năm, được xếp vào nước có mức độ tăng trưởng cao trên thế giới về viễn thông di động, chỉ đứng sau Trung Quốc Việt Nam có một nền kinh tế với tiềm năng tăng trưởng mạnh, dân số trẻ nhất khu vực và đam mê những công nghệ mới Với khoảng trên 30 triệu thuê bao hiện có so với năng lực lên đến 50 triệu thuê bao vào năm 2010, thì thị trường Việt Nam vẫn chưa đến điểm bão hòa Do vậy, giai đoạn 2008-2010 chính là thời điểm ngành viễn thông xác định thị phần trước khi thị trường đi vào thế ổn định và một trong những vũ khí chủ lực không gì khác hơn là giá cước Trong năm tới, nếu tất cả các mạng di động đều tiến hành giảm giá cước thì cuộc đua trên thị trường sẽ ngày càng trở nên quyết liệt hơn Tuy nhiên chất lượng dịch vụ, sự đa dạng các dịch vụ giá trị gia tăng, chế độ chăm sóc khách hàng sẽ là bước hậu thuẫn cần thiết giúp các đại gia trên thị trường viễn thông duy trì vị trế hiện có và chuyển mạnh các thuê bao ảo thành thuê bao thực Theo kết quả được Altimo công bố, Nam Á và Đông Á sẽ là khu vực đầu tư trọng điểm trong giai đoạn 2008-2012 nhờ có nền kinh tế phát triển bền vững, số lượng thuê bao và mật độ sử dụng điện thoại di động gia tăng Đặc biệt, Philippines, Indonesia và Việt Nam sẽ là 3 thị trường đứng đầu về đầu tư viễn thông di động trong tương lai gần Tiềm năng phát triển là vậy, tuy nhiên thực tế hiện nay, vấn đề công nghệ và cơ sở hạ tầng trong ngành viễn thông cũng là vấn đề dối với các doanh nghiệp Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng không đồng bộ với tốc độ phát triển thuê bao dẫn đến mạng bị quá tải, nghẽn mạch ở một số khu vực Một số nơi có nhu cầu sử dụng những tiện ích của dịch vụ viễn thông, tuy nhiên do cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng Hơn nữa để nâng cao chất lượng dịch vụ trong ngành viễn thông, để đảm bảo đáp ứng những nhu cầu tốt nhất cho người sử dụng, tiếp cận được công nghệ khoa học tiên tiến trên thế giới thì việc đầu tư xây dựng cho cơ sở hạ tầng và đầu tư công nghệ mới cũng là vấn đề mà các doanh nghiệp trong ngành viễn thông hướng tới Phòng Phân tích và Tư vấn Đầu tư 34 Ngành viễn thông Việt Nam Như vậy ngành viễn thông là ngành hoạt động hiệu quả và có nhiều tiềm năng tăng trưởng cao trong thời gian tới Vì vậy việc IPO các doanh nghiệp trong ngành viễn thông tạo ra một nguồn vốn lớn từ bên ngoài giúp các doanh nghiệp trong ngành viễn thông tận dụng được tiềm năng phát triển trong ngành, mở rộng mạng lưới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ Chính nhờ những tiềm năng phát triển mạnh mẽ của ngành viễn thông mà việc IPO của ngành này thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài Sau khi có những thông tin cổ phần hóa Công ty Viễn thông Di động (VMS), chủ sở hữu mạng Mobifone, nhiều tập đoàn viễn thông nước ngoài đã lên tiếng sẵn sàng bỏ số tiền lớn để sở hữu cổ phần của Công ty này Theo Bộ Bưu chính Viễn thông, hiện hơn 10 hãng viễn thông tiềm năng, có nhiều kinh nghiệm trên thương trường quốc tế đang có ý định đầu tư vào Việt Nam Đây là một số dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp nước ngoài đang để mắt tới ngành viễn thông, và chỉ còn lăm le chờ thời điểm Việt Nam chính thức bật đèn xanh Hãng viễn thông Pháp hiện đang “để mắt” đến MobiFone, trực thuộc “đại gia viễn thông quốc gia” Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) MobiFone dự kiến sẽ là hãng di động đầu tiên mở cửa đón nguồn vốn nước ngoài “Việt Nam có dân số trẻ, yêu công nghệ Nhu cầu các dịch vụ đa phương tiện tốc độ cao và giá trị gia tăng đang lên cao”, Tổng Giám đốc điều hành Dennis Lui của Hutchison Telecom, từng nói CEO Lombard của France Telecom cho biết từ nay đến năm 2012, Chính phủ Việt Nam phấn đấu đạt tỷ lệ thâm nhập của di động và cố định tăng từ 35 đến 60% Hiện họ vẫn chưa rõ 49% cổ phần trong MobiFone sẽ thuộc về France Telecom hay bất cứ đối tác nước ngoài nào Tuy nhiên, những con số trên ngày càng hấp dẫn các nhà đầu tư Bài báo trên Economic Times cho rằng còn rất nhiều cơ hội phát triển ở Việt Nam VinaPhone, một công ty khác thuộc VNPT và hãng viễn thông quân đội Viettel cũng đang dự kiến mở cửa cho các công ty nước ngoài Rõ ràng các nhà đầu tư nước ngoài đang rất đón chờ các đợt IPO của các doanh nghiệp trong ngành viễn thông Việt Nam Thông qua sự đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp viễn thông trong nước một mặt thu hút được vốn từ nước ngoài, mặt khác có cơ hội nâng cao năng lực quản lý và kinh doanh để nâng cao năng lực cạnh tranh Những rủi ro tiềm ẩn Theo khảo sát về triển vọng hấp dẫn các nhà đầu tư cổ phiếu ngành hàng thì ngành viễn thông đứng thứ ba sau ngành Tài chính - Ngân hàng và ngành Dầu khí với tỷ lệ 10,7% Điều đó cho thấy giới đầu tư đặt khá nhiều kỳ vọng vào cổ phiếu ngành viễn thông Tuy nhiên với sự mở cửa hội nhập kinh tế của Việt Nam hiện nay, sẽ thu hút ngày càng nhiều các doanh nghiệp nước ngoài bỏ vốn đầu tư, trong đó ngành viễn thông là một mảnh đất khá mầu mỡ đối với các công ty này Do vậy, cùng với sự phát triển của nền kinh tế trong tương lai, cũng như nhiều doanh nghiệp Việt Nam khác, ngành viễn thông sẽ đứng trước sự cạnh tran vô cùng gay gắt, đòi hỏi Ban lãnh đạo công ty phải có những quyết định đúng đắng và chính xác Mặt khác, ngành viễn thông là một ngành đòi hỏi có nhiều vốn và chất xám, có giá trị sản phẩm cũng như khả năng sinh lời cao Nhưng chính hàm lượng chất xám lại là một trong những hạn chế lớn nhất của các doanh nghiệp viến thông Việt Nam hiện nay, trong khi tuổi đời công nghệ rất khắc nghiệt, nhất là trong áp lực hôi nhập nêu trên Bên cạnh đó, trong hoàn cảnh thị trường chứng khoán giai đoạn hiện nay đang đi xuống Vnindex đang mất điểm mạnh mẽ và đã xuống dưới mức 550 điểm Tâm lý nhà đầu tư hoang mang và không còn mặn mà nhiều với cổ phiếu đặc biệt là các cổ phiếu IPO lần đầu ra công chúng Phòng Phân tích và Tư vấn Đầu tư 35 Do đó mà việc IPO trong giai đoạn hiện nay sẽ gặp những khó khăn nhất định Theo thống kê, năm 2007 đã có 179 công ty chào bán tới 2.46 tỉ cổ phiếu, tương ứng với trên 48 nghìn tỉ đồng, nhiều gấp 25 lần so với năm trước Chỉ tính từ đầu tháng 12 tới nay, gần như ngày nào cũng có công ty niêm yết đưa vào giao dịch bổ sung cổ phiếu phát hành thêm với khối lượng cực lớn Cụ thể SMC phát hành gần 2.5 triệu cổ phiếu; TS4 phát hành bổ sung 2.5 triệu cổ phiếu; VTB phát hành bổ Ngành viễn thông Việt Nam Nguồn tài liệu tham khảo Bộ Thông tin và truyền thông (http://mic.gov.vn) Trung tâm Internet Việt Nam (www.vnnic.vn) Tạp chí Bưu chính Viễn thông (www.tapchibcvt.gov.vn) Báo điện tử của báo Bưu điện (www.ictnews.vn) Vietnamnet (http://vietnamnet.vn) VnExpress (http://vnexpress.net) Diễn đàn Tài chính - chuyên mục Báo Diễn đàn Doanh nghiệp Các website: Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (www.vnpt.com.vn) Tổng công ty Viễn thông Quân đội (www.vietteltelecom.vn) Công ty cổ phần dịch vụ Bưu chính, Viễn thông Sài Gòn (www.spt.vn) Công ty cổ phần Viễn thông Hà Nội (www.hinet.net.vn) Công ty thông tin Viễn thông Điện lực (www.enet.vn) www.vneconomy.vn www.vir.com.vn www.baothuongmai.com.vn www.saga.vn Phòng Phân tích và Tư vấn Đầu tư 37 ... trọng để lập văn phòng đại diện Hồng Kông, Mỹ số nước khác khu vực, nhằm sẵn sàng với thời đầu tư … Phịng Phân tích Tư vấn Đầu tư 24 Ngành viễn thông Việt Nam Công ty cổ phần Đầu tư phát triển công... học tiên tiến giới việc đầu tư xây dựng cho sở hạ tầng đầu tư công nghệ vấn đề mà doanh nghiệp ngành viễn thông hướng tới Phịng Phân tích Tư vấn Đầu tư 34 Ngành viễn thông Việt Nam Như ngành viễn... vùng biển ngồi khơi số tỉnh phía Nam, gây đứt tuyến cáp T-V-H VNPT đầu tư xây dựng quản lý Phịng Phân tích Tư vấn Đầu tư 17 Ngành viễn thông Việt Nam VNPT nhanh chóng có biện pháp kịp thời, phối