1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần chứng khoán Tân Việt

41 1K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 327 KB

Nội dung

chứng khoán cũng phải hội đủ những điều kiện do luật định và phải đăng ký kinhdoanh chứng khoán trong Sở giao dịch chứng khoán.Để được cấp giấy phép kinh doanh chứng khoán tại Việt Nam,

Trang 1

MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC SƠ ĐỒ

DANH MỤC BẢNG BIỂU

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN TÂN VIỆT 3

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần chứng khoán Tân Việt 3

1.2 Mô hình tổ chức và Chức năng của các Bộ phận nghiệp vụ tại TVSI .4

1.2.1 Mô hình tổ chức quản lý của TVSI 4

1.2.2 Chức năng của các Bộ phận tại TVSI 5

1.3 Các hoạt động chủ yếu của công ty cổ phần chứng khoán Tân Việt 6

1.3.1 Môi giới 6

1.3.2 Tự doanh 7

1.3.3 Bảo lãnh phát hành 7

1.3.4 Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán 8

1.3.5 Tư vấn đầu tư chứng khoán 8

1.3.6 Các nghiệp vụ phụ trợ 9

CHƯƠNG II: MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN TÂN VIỆT .10

2.1 Môi trường kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của công ty chứng khoán 10

2.1.1 Nhân tố bên ngoài công ty chứng khoán 10

2.1.2 Nhân tố bên trong công ty chứng khoán 13

2.2 Tình hình kinh doanh và kết quả kinh doanh của TVSI 15

2.2.1 Kết quả về hoạt động kinh doanh tại công ty 15

2.2.2 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty 19

2.2.3 Phân tích các chỉ tiêu tài chính cơ bản của công ty 23

Trang 2

2.3 Nhận xét từ thực tế hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ

phần chứng khoán Tân Việt 24

2.3.1 Những kết quả đạt được 24

2 4 Những hạn chế 28

2.4.1 Nguyên nhân của những hạn chế 28

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CP CHỨNG KHOÁN TÂN VIỆT 32

3.1 Giải pháp về hiệu quả sử dụng lao động 32

3.2 Giải pháp đẩy mạnh hoạt động Marketing 33

3.3 Giải pháp về hiệu quả sử dụng vốn 33

3.4 Giải pháp nâng cao tỷ suất lợi nhuận 34

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 36

Trang 3

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

TVSI : Tân Việt Securities Incorporation CTCK : Công ty chứng khoán

BGĐ : Ban giám đốc TCDN : Tài chính doanh nghiệp TTCK : Thị trường chứng khoán CNTT : Công nghệ thông tin TTGDCK : Thị trường giao dịch chứng khoán

Trang 4

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1 : Mô hình Tổ chức Công ty CP Chứng khoán Tân Việt 4

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chứng

khoán Tân Việt qua các năm 2008 - 2010 16Bảng 2.2 : Cơ cấu doanh thu hoạt động chứng khoán của công ty cổ phần chứng

khoán Tân Việt qua các năm (2008-2010) 17Bảng 2.3 : Cơ cấu nguồn vốn của công ty cổ phần chứng khoán Tân Việt qua các

năm (2008-2010) 18Bảng 2.4 : Hiệu quả sử dụng lao động của công ty cổ phần chứng khoán Tân

Việt qua các năm (2008-2010) 19Bảng 2.5 : Tốc độ luân chuyển vốn lưu động của công ty cổ phần chứng khoán

Tân Việt qua các năm (2008-2010) 20Bảng 2.6 : Lợi nhuận gộp của công ty cổ phần chứng khoán Tân Việt qua các

năm (2008-2010) 21Bảng 2.7 : Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời của công ty cổ phần chứng khoán

Tân Việt qua các năm (2008-2010) 22Bảng 2.8 : Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của công ty cổ phần chứng khoán

Tân Việt qua các năm (2008-2010) 23Bảng 2.9 : Các chỉ tiêu về cơ cấu vốn của công ty cổ phần chứng khoán Tân Việt

qua các năm (2008-2010) 24

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Sau cuộc cải cách kinh tế Việt Nam đã có nhiều thành công trong sự nghiệpphát triển kính tế của mình.Cuộc cải cách này đã có những tác động rất lớn tới toàn

bộ đời sống kính tế xã hội và tạo ra những chuyên biến tích cực trong nền kính

tế Chính vì vậy mà đã xuất hiện những cơ sở vững chắc và ngày càng lớn mạnh đểhình thành thị trường tài chính, quan trọng nhất là sự hình thành thị trường chứngkhoán tại Việt Nam

Thị trường vốn mà đỉnh cao là thị trường chứng khoán đã có cơ sở để hìnhthành tại Việt Nam Sự ra đời của thị trường chứng khoán tại Việt Nam cũng là mộtyêu cầu tất yếu Cách thức huy động vốn trên thị trường chứng khoán rất thuận tiệnkhắc phục được những nhược điểm của các biện pháp huy động vốn hiện nay Hiệntại cách huy động vốn của Việt Nam hiện nay là phát hành tín phiếu, kỳ phiếu khobạc và tiền gửi tiết kiệm Theo cách huy động vốn này, chỉ khi đến hạn người sởhữu các loại kỳ phiếu mới được thanh toán cả gốc và lãi, còn đối với người gửi tiềntiết kiệm nếu rút tiền trước thời hạn thanh toán, họ sẽ mất quyền được hướng lãi.Trong điều kiện hiện nay thì vấn đề đầu tư vốn gặp phải khó khăn thực sự Sự ra đờicủa thị trường chứng khoán sẽ giải quyết được các trở ngại nói trên Trên thị trườngchứng khoán người thừa vốn (các nhà đầu tư ) có thể mua và bán chứng khoán bất

kỳ lúc nào họ muốn, không bị câu nệ về thời gian và không bị làm phiền hà, ràngbuộc về thủ tục mua bán Chính nhờ sự thuận tiện và thông thoáng này mà từ lâu thịtrường chứng khoán đã trở thành môi trường đầu tư hấp dẫn đối với những người cóvốn nhàn rỗi, những người kinh doanh chứng khoán Thông qua thị trường chứngkhoán nhiều nuớc đã huy động được một khối lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài vàtận dụng được nguồn vốn nhàn rỗi trong nước bỏ vào phát triển sản xuất kinhdoanh

Công ty chứng khoán là một tổ chức kinh doanh chứng khoán, có tư cách phápnhân, có vốn riêng hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế, hoạt động theo giấyphép của Ủy Ban Chứng Khoán (UBCK) Nhà nước cấp

Công ty chứng khoán có các chức năng của người môi giới, người chuyên viên

và người bảo lãnh chứng khoán Để trở thành thành viên của Sở giao dịch, Công ty

Trang 7

chứng khoán cũng phải hội đủ những điều kiện do luật định và phải đăng ký kinhdoanh chứng khoán trong Sở giao dịch chứng khoán.

Để được cấp giấy phép kinh doanh chứng khoán tại Việt Nam, công ty cần đápứng đủ những điều kiện sau:

- Có phương án hoạt động kinh doanh phù hợp với mục tiêu phát triển kinh

tế, xã hội và phát triển ngành chứng khoán

- Có đủ cơ sở vật chất kỹ thuật cho kinh doanh chứng khoán

- Có mức vốn pháp định theo từng loại hình kinh doanh như sau:

o Môi giới chứng khoán

o Tự doanh chứng khoán

o Bảo lãnh phát hành chứng khoán

o Tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán

o Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán, bảo quản chứng khoán, chovay chứng khoán:

Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của Thị trường chứng khoán trong nềnkinh tế, đặc biệt là vai trò của Công ty chứng khoán, trong thời gian thực tập tạiCông ty CP Chứng khoán Tân Việt (TVSI), với kiến thức chuyên ngành được đào

tạo tại nhà trường, em lựa chọn đề tài chuyên đề: “Phân tích hiệu quả hoạt động

kinh doanh của Công ty cổ phần chứng khoán Tân Việt”

Chuyên đề gồm 3 chương:

- Chương I: Giới thiệu về Công ty cổ phần Chứng khoán Tân Việt

- Chương II: Môi trường kinh doanh và thực trạng hoạt động của Công ty cổphần Chứng khoán Tân Việt

- Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Công

ty cổ phần Chứng khoán Tân Việt

Để hoàn thành bài báo cáo này em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận

tình của giảng viên Ths Đỗ Văn Quý, chị trưởng phòng Nguyễn Thị Bích Ngọc vàcác anh chị phòng dịch vụ Chứng Khoán đã tạo điều kiện cho em thực tập và thu tậptài liệu để thực hiện bài báo cáo này

Trang 8

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

CHỨNG KHOÁN TÂN VIỆT

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần chứng khoán Tân Việt

Công ty cổ phần chứng khoán Tân Việt được thành lập theo giấy chứng nhậnđăng ký kinh doanh số: 0103015019 do sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp ngày20/12/2006 và giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán số: 40/UBCK-GPHĐKD do UBCK Nhà nước cấp ngày 28/12/2006 Quy mô vốn điều lệ ban đầucủa Công ty là 55 tỷ đồng, hiện nay vốn điều lệ của Công ty đã đạt mức 128 tỷđồng

Tên đầy đủ: Công ty cổ phần chứng khoán Tân Việt

Tên giao dịch quốc tế: Tan Viet Securities Incorporation - TVSI

Trụ sở chính: Tầng 5 toà nhà HANESC, 152 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội.Điện thoại: (84-4 )728 0921 Fax: (84-4 )728 0920

Email: info@tvsi.com.vn Website: www.tvsi.com.vn

Chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh: 193- 203 Trần Hưng Đạo Quận 1 –Thành Phố Hồ Chí Minh

Điện thoại: (84-4 ) 920 7545 Fax: (84-4 ) 920 7542

TVSI được thành lập bởi một nhóm các chuyên gia tài chính uy tín và các nhàlãnh đạo doanh nghiệp giàu kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực cùng với sự cam kết

hỗ trợ từ phía Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) tập đoàn HiPT(HiPT Group ) - một doanh nghiệp uy tín trong lĩnh vực công nghệ thông tin vàmạng lưới quan hệ hợp tác sâu rộng với các tổ chức trong và ngoài nước TVSIđang hội tụ đầy đủ sức mạnh đến từ nhân lực, công nghệ và nguồn vốn

Qua hơn 4 năm đi vào hoạt động, bằng nỗ lực tự than của đội ngũ cán bộ nhânviên, TVSI đã không ngừng vươn lên để trở thành một trong những công ty chứngkhoán hàng đầu tại Việt Nam Với sự thấu hiểu rằng chất lượng sản phẩm, dịch vụcung cấp cho khách hàng là nhân tố có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại và pháttriển của một công ty chứng khoán Ngay từ đầu, TVSI đã coi giải pháp công nghệ

Trang 9

thông tin là sức mạnh then chốt có ý nghĩa quyết định vào việc cải thiện và nângcao số lượng, chất lượng dịch vụ để tối đa hoá lợi ích của khách hàng, dựa trên kinhnghiệm của các chuyên gia công nghệ thông tin, TVSI đã lựa chọn giải pháp côngnghệ thông tin tối ưu do phía nước ngoài cung cấp và tự hào là một trong nhữngcông ty dẫn đầu trong việc lựa chọn giải pháp công nghệ có khả năng hoạt độngnhanh gọn, chính xác, ổn định trong mọi trường hợp, và nhất là tương hợp tối ưuvới cơ sở hạ tầng của trung tâm giao dịch chứng khoán HaSTC và HoSTC Bộ sảnphẩm giao dịch trực tuyến với tên gọi iTrade bao gồm các sản phẩm: iTrade Pro,iTrade Home, và iTrade Self-service chính là những bước đột phá về công nghệ củaTVSI Qua đây có thể thấy được minh chứng sống động về một hình ảnh TVSI tựtin, năng động, bài bản, sáng tạo, chuyên nghiệp, và trên hết, một thương hiệu TVSIđang nổi lên trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

1.2 Mô hình tổ chức và Chức năng của các Bộ phận nghiệp vụ tại TVSI

1.2.1 Mô hình tổ chức quản lý của TVSI

Mô hình tổ chức của TVSI được chia theo 3 cấp, trong đó cấp cao nhất là HộiĐồng Quản Trị, sau đó cấp thứ 2 là Ban Giám Đốc và cấp thứ 3 là 8 Phòng ban vàcác chi nhánh trực thuộc TVSI

Sơ đồ 2.1 : Mô hình Tổ chức Công ty CP Chứng khoán Tân Việt

HĐQT

BGĐ

Phòng

tư vấn TCDN

Phòng dịch

vụ khách hàng

Phòng môi giới

Phòng CNTT Phòng nghiên

cứu

Phòng

tài chính

kế toán

Phòng hành chính TH

Trang 10

1.2.2 Chức năng của các Bộ phận tại TVSI

- HĐQT: Thực hiện chức năng quản lý và chịu trách nhiệm về hoạt động của

công ty

- Ban Giám đốc: Gồm GĐ và phó GĐ là người trực tiếp đứng đầu giám sát

điều hành mọi hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm trước HĐQT và trước phápluật về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

- Phòng tài chính kế toán: có nhiệm vụ khai thác mọi nguồn vốn nhằm đảm

bảo cho quá trình hoạt động của công ty, thực hiện quyết quý, năm theo đúng tiến

độ, tiến hành kiểm tra kiểm soát các hoạt động kế toán, thực hiện nghĩa vụ với ngânsách cung cấp thông tin kịp thời cho BGĐ

- Phòng hành chính tổng hợp: Tổng hợp chương trình công tác ở các phòng,

ban, bố trí, sắp xếp chương trình làm việc hàng tuần của ban điều hành Công ty

- Phòng tư vấn TCDN: có chức năng làm các dịch vụ tư vấn liên quan đến tài

chính doanh nghiệp

- Phòng pháp chế và kiểm soát nội bộ: Thực hiện việc kiểm soát các hoạt

động trong công ty

- Phòng dịch vụ khách hàng: có chức năng tư vấn, mở tài khoản giao dịch và

thực hiện các dịch vụ chăm sóc khách hàng

- Phòng môi giới: có chức năng làm đại diện giao dịch của Công ty tại các

Trung tâm giao dịch, môi giới mua bán chứng khoán, nghiên cứu phân tích TTCK,

tư vấn đầu tư chứng khoán, lưu ký chứng khoán…

- Phòng CNTT: có chức năng quản lý hệ thống tin học, gồm cả phần cứng ,

phần mềm và hệ thống mạng máy tính của công ty, tham mưu đầu tư ứng dụng côngnghệ thông tin của Công ty, soạn thảo kế hoạch hàng năm phát triển tin học nhằmphục vụ mục tiêu kinh doanh của Công ty

- Phòng nghiên cứu: có chức năng nghiên cứu, phân tích nền kinh tế, phân

tích ngành, nghiên cứu chuyên sâu thị trường để đưa ra được các thông tin cập nhật

về thị trường, những phát hiện về cơ hội đầu tư và những phân tích cơ bản về sựtăng trưởng của từng công ty

- Các chi nhánh: Thực hiện các nghiệp vụ dưới sự điều hành từ Công ty mẹ.

Các chi nhánh của TVSI hiện tại đặt tại một số địa phương như sau:

Trang 11

CHI NHÁNH Hồ Chí Minh

CHI NHÁNH Nha Trang

CHI NHÁNH Hoàn Kiếm

CHI NHÁNH Hải Phòng

CHI NHÁNH TVSI-Vĩnh Long

CHI NHÁNH Đà Nẵng

CHI NHÁNH An Đông

1.3 Các hoạt động chủ yếu của công ty cổ phần chứng khoán Tân Việt

Mục tiêu của TVSI là trở thành một Công ty Chứng khoán hàng đầu tại ViệtNam xét về cả doanh thu, lợi nhuận, thị phần, số lượng khách hàng cũng như chấtlượng sản phẩm Do vậy, ngay từ khi thành lập TVSI đã đưa ra những dịch vụ tối

ưu cho khách hàng dựa trên những nghiệp vụ được quy định cho các công ty chứngkhoán tại Việt Nam kèm theo nhiều giá trị gia tăng khác đồng thời không ngừng nỗlực để cung cấp dịch vụ có chất lượng tốt nhất đáp ứng đầy đủ các nhu cầu đangngày càng trở nên khắt khe hơn của khách hàng, biến khách hàng trở thành tài sảnquý báu của Công ty

TVSI tập trung hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh sau:

 Môi giới chứng khoán

 Tự doanh

 Bảo lãnh phát hành

 Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán

 Tư vấn đầu tư chứng khoán

 Các nghiệp vụ phụ trợ

1.3.1 Môi giới

Đây là hoạt động cơ bản không thể thiếu của một công ty chứng khoán, thôngqua hoạt động Môi giới chứng khoán TVSI sẽ chuyển đến khách hàng các sảnphẩm, dịch vụ tư vấn đầu tư và kết nối giữa nhà đầu tư bán chứng khoán với nhàđầu tư mua chứng khoán

Trang 12

Nhân viên Môi giới chứng khoán của TVSI thường xuyên đưa ra những lờikhuyên bổ ích giúp khách hàng có những biện pháp phù hợp nhất để sinh lời vàgiảm bớt lo âu, căng thẳng.

1.3.2 Tự doanh

Theo Luật chứng khoán Viêt Nam (2006) Tự doanh là việc công ty chứngkhoán mua bán chứng khoán cho chính mình Hoạt động tự doanh của công tychứng khoán được thực hiện thông qua cơ chế giao dịch trên TTGDCK hoặc thịtrường OTC Tại một số thị trường vận hành theo cơ chế khớp giá hoạt động tựdoanh của công ty chứng khoán được thực hiện thông qua hoạt động tạo lập thịtrường Lúc này công ty chứng khoán đóng vai trò là nhà tạo lập thị trường, nắm giữmột số chứng khoán nhất định của một số loại chứng khoán và thực hiện mua bánchứng khoán với khách hàng để hưởng chênh lệch giá

Mục đích của hoạt động tự doanh là nhằm thu lợi cho chính công ty thông quahành vi mua bán chứng khoán với khách hàng Tại TVSI nói riêng và tại các công

ty chứng khoán nói chung, nghiệp vụ này hoạt động song hành với hoạt động Môigiới, vừa phục vụ lệnh cho khách hàng đồng thời cũng phục vụ cho chính mình, vìvậy trong quá trình hoạt động dễ dẫn đến xung đột lợi ích với khách hàng và chobản thân công ty Do đó, Luật chứng khoán quy định phải tách biệt rõ ràng nghiệp

vụ Môi giới và nghiệp vụ Tự doanh, công ty chứng khoán phải ưu tiên thực hiệnlệnh của khách hàng trước khi thực hiện lệnh của mình Công ty chứng khoán cầnphải có nguồn vốn lớn, đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn, có khả năngphân tích và đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý, đặc biệt khi đóng vai trò là nhà tạolập thị trường

Có 2 hình thức giao dịch trong hoạt động tự doanh đó là:

- Giao dịch trực tiếp: giao dịch thỏa thuận trực tiếp giữa công ty chứngkhoán và khách hàng

- Giao dịch gián tiếp: giao dịch đặt lệnh thông qua TTGDCK

1.3.3 Bảo lãnh phát hành

Theo Luật chứng khoán Việt Nam (2006) Bảo lãnh phát hành chứng khoán làviệc tổ chức Bảo lãnh phát hành cam kết với tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục

Trang 13

trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của

tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua một số chứng khoán còn lại chưa được phânphối hết của tổ chức phát hành hoặc hỗ trợ tổ chức phát hành trong việc phân phốichứng khoán ra công chúng

1.3.4 Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán

Nghiệp vụ quản lý vốn ủy thác của khách hàng để đầu tư vào chứng khoánthông qua danh mục đầu tư nhằm sinh lợi cho khách hàng trên cơ sở tăng lợi nhuận

và bảo toàn vốn cho khách hàng

Quản lý danh mục đầu tư là một dạng nghiệp vụ tư vấn mang tính tổng hợp cókèm theo đầu tư, khách hàng ủy thác tiền cho TVSI thay mặt mình quyết định đầu

tư theo một chiến lược hay những nguyên tắc đã được khách hàng chấp thuận hoặcyêu cầu (mức lợi nhuận kỳ vọng; rủi ro có thể chấp nhận…vv)

1.3.5 Tư vấn đầu tư chứng khoán

Theo Luật chứng khoán Tư vấn đầu tư chứng khoán là việc công ty chứngkhoán cung cấp cho nhà đầu tư kết quả phân tích, công bố báo cáo phân tích vàkhuyến nghị liên quan đến chứng khoán

Hoạt động Tư vấn đầu tư chứng khoán của TVSI được phân loại theo 03 tiêuchí:

- Theo hình thức hoạt động tư vấn

- Theo mức độ uỷ quyền của tư vấn

- Theo đối tượng của hoạt động tư vấn

Bên cạnh đó, do tầm quan trọng của các lời khuyên đối với sự thành bại củakhách hàng, cho nên hoạt động tư vấn tại TVSI phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc

cơ bản sau:

- Không đảm bảo chắc chắn về giá trị chứng khoán: giá trị chứng khoán khôngphải là một số cố định, nó luôn thay đổi theo các yếu tố kinh tế, tâm lý và diễn biếncủa thị trường

- Luôn nhắc nhở khách hàng rằng những lời tư vấn của mình dựa trên cơ sởphân tích các yếu tố lý thuyết và những diễn biến trong quá khứ, có thể là không

Trang 14

hoàn toàn chính xác và khách hàng là người quyết định cuối cùng, nhà tư vấn sẽkhông chịu trách nhiệm thiệt hại kinh tế do những lời tư vấn

- Không được dụ dỗ, mời chào khách hàng mua hoặc bán một loại chứngkhoán nào đó, những lời tư vấn phải xuất phát từ những cơ sở khách quan là quátrình phân tích tổng hợp một cách khoa học, logic các vấn đề nghiên cứu

1.3.6 Các nghiệp vụ phụ trợ

- Lưu ký chứng khoán : Theo Luật chứng khoán Việt Nam (2006) thì LKCK làviệc nhận ký gửi, bảo quản, chuyển giao chứng khoán cho khách hàng, giúp kháchhàng thực hiện các quyền liên quan đến sở hữu chứng khoán

Đây là quy định bắt buộc trong giao dịch chứng khoán, bởi vì giao dịch trên thịtrường tập trung là hình thức giao dịch ghi sổ, khách hàng phải mở tài khoản lưu kýtại các công ty chứng khoán (nếu chứng khoán phát hành dưới hình thức ghi sổ)hoặc ký gửi chứng khoán (nếu hình thức là chứng chỉ vật chất) Khi thực hiện dịch

vụ lưu ký chứng khoán cho khách hàng, công ty chứng khoán sẽ nhận được khoảnthu phí lưu ký chứng khoán, phí gửi, phí rút và phí chuyển nhượng chứng khoán

- Quản lý thu nhập cho khách hàng (quản lý cổ tức): Xuất phát từ việc lưu kýchứng khoán cho khách hàng công ty chứng khoán sẽ theo dõi tình hình lỗi lãi, cổtức của chứng khoán và đứng ra làm dịch vụ thu nhận và chi trả cổ tức cho kháchhàng thông qua tài khoản của khách hàng

- Nghiệp vụ Tín dụng : TVSI không chỉ làm trung gian nhận lệnh của kháchhàng mà còn làm các dịch vụ tín dụng như cho vay chứng khoán ( bán khống), chovay tiền mua chứng khoán (ký quỹ), hoặc cho vay ứng trước ( thanh toán nhanh),cho vay cầm cố, Tuy nhiên, ở TTCK Việt Nam vẫn nghiêm cấm thực hiện cho vaychứng khoán để bán khống vì thị trường chưa thật sự phát triển thì bán khống sẽlàm rối loạn thị trường

- Nghiệp vụ quản lý quỹ: TVSI cử đại diện ra quản lý quỹ đầu tư chứngkhoán

Trang 15

CHƯƠNG II MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN TÂN VIỆT

2.1 Môi trường kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của công ty chứng khoán

Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp (DN) nói chung và các công tychứng khoán (CTCK) nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào môi trường kinh doanh Cácyếu tố, các điều kiện cấu thành môi trường kinh doanh luôn luôn có quan hệ tươngtác với nhau và đồng thời tác động đến hoạt động kinh doanh của công ty nhưngmức độ và chiều hướng tác động của các yếu tố, điều kiện lại khác nhau

Có 2 nhân tố chính tác động đến hiệu quả của công ty chứng khoán, bao gồm:

- Nhân tố bên ngoài công ty chứng khoán

- Nhân tố bên trong công ty chứng khoán

2.1.1 Nhân tố bên ngoài công ty chứng khoán

Môi trường kinh tế

Sự phát triển của nền kinh tế thường được đánh giá thông qua tốc độ tăngtrưởng tổng thu nhập quốc dân (GDP), sự biến động về lạm phát, lãi suất hay tỷ giáhối đoái Các yếu tố này tác động đến mọi chủ thể tham gia vào nền kinh tế, đặcbiệt gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của thị trường chứng khoán nói chungcũng như tình hình kinh doanh của các công ty chứng khoán nói riêng

 Tốc độ tăng trưởng

Thông thường, giá cổ phiếu có xu hướng tăng khi nền kinh tế phát triển (và có

xu hướng giảm khi nền kinh tế yếu đi) Bởi khi đó, khả năng về kinh doanh có triểnvọng tốt đẹp, nguồn lực tài chính tăng lên, nhu cầu cho đầu tư lớn hơn nhiều so vớinhu cầu tích luỹ và như vậy, nhiều người sẽ đầu tư vào cổ phiếu Trong những nămvừa qua, Việt Nam luôn đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững Tốc

độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân hàng năm trong thời kỳ

2001-2010 đạt 7,2%; GDP bình quân đầu người năm 2001-2010 ước khoảng 1.200 USD

 Lãi suất

Trang 16

Lãi suất và giá chứng khoán có mối quan hệ gián tiếp Sự thay đổi lãi suất cóảnh hưởng lớn đến hành vi của các nhà đầu tư cũng như các doanh nghiệp Lãi suấttăng làm cho chi phí vay nợ để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệptăng lên, chi phí này được chuyển cho các cổ đông vì nó sẽ hạ thấp lợi nhuận màdoanh nghiệp dùng để thanh toán cổ tức đồng thời tác động trực tiếp đến kết quảkinh doanh của doanh nghiệp Hơn nữa, lãi suất tăng còn gây tổn hại cho triển vọngphát triển của doanh nghiệp vì nó khuyến khích doanh nghiệp giữ lại tiền nhàn rỗi,hơn là liều lĩnh dùng số tiền đó mở rộng sản xuất, kinh doanh Chính vì vậy, lãi suấttăng sẽ dẫn đến giá cổ phiếu giảm Ngược lại, lãi suất giảm có tác động tốt chodoanh nghiệp vì chi phí vay giảm và giá cổ phiếu thường tăng lên Trên thực tế, sựbiến động về tỷ lệ lãi suất có thể gây tác động không nhỏ đến TTCK nói chung vàhoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán nói riêng

 Lạm phát

Lạm phát tăng thường là dấu hiệu cho thấy, sự tăng trưởng của nền kinh tế sẽkhông bền vững, lãi suất sẽ tăng lên, khả năng thu lợi nhuận của DN bị hạ thấpkhiến giá cổ phiếu giảm Lạm phát càng thấp thì càng có nhiều khả năng cổ phiếu sẽtăng giá và ngược lại

 Tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái có tác động đến TTCK trên cả 2 giác độ là môi trường tàichính và chính bản thân hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là nhữngdoanh nghiệp nhập nguyên liệu hay tiêu thụ sản phẩm ở nước ngoài

Môi trường luật pháp - chính trị

Đây là yếu tố có tầm ảnh hưởng tới tất cả các ngành kinh doanh trên một lãnhthổ, các yếu tố thể chế, luật pháp có thể uy hiếp đến khả năng tồn tại và phát triểncủa bất cứ ngành nào Các yếu tố chính trị và luật pháp có ảnh hưởng ngày càng lớnđến hoạt động của các công ty, bao gồm hệ thống các quan điểm, đường lối chínhsách của chính phủ, hệ thống luật pháp hiện hành, các xu hướng ngoại giao củachính phủ, những diễn biến chính trị trong nước, trong khu vực và trên toàn thếgiới

 Sự bình ổn:

Chúng ta sẽ xem xét sự bình ổn trong các yếu tố xung đột chính trị, ngoại giao

Trang 17

của thể chế luật pháp Thể chế nào có sự bình ổn cao sẽ có thể tạo điều kiện tốt choviệc hoạt động kinh doanh và ngược lại các thể chế không ổn định, xảy ra xung đột

sẽ tác động xấu tới hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ của nó

Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO, các công ty trong nước đang đứngtrước các cơ hội thông thoáng hơn, nhưng cũng bị ảnh hưởng bởi các rủi ro donhững biến động pháp lý mang lại Hoạt động của các chủ thể trên TTCK Việt Namluôn chịu sự chi phối trực tiếp bởi các hệ thống pháp luật liên quan như Luật doanhnghiệp, Luật chứng khoán, Luật đầu tư, Luật thuế thu nhập cá nhân Do vậy vẫntồn tại những rủi ro liên quan do chưa có tính đồng bộ và nhất quán giữa các luậtkhác với luật chứng khoán Bên cạnh đó, sự thay đổi, điều chỉnh hay bổ sung cácvăn bản quy phạm pháp luật liên quan đến TTCK, công ty cổ phần, các loại thuế,chính sách quản lý dòng vốn gián tiếp nước ngoài đầu tư vào TTCK… đều có ảnhhưởng rất lớn đến hoạt động của các công ty chứng khoán

Khách hàng

Vấn đề khách hàng là một bộ phận không tách rời trong môi trường cạnhtranh Sự tín nhiệm của khách hàng có thể là tài sản có giá trị nhất Sự tín nhiệm đóđạt được do biết thỏa mãn tốt hơn nhu cầu và thị hiếu của khách hàng so với với cácđối thủ cạnh tranh Hoạt động trong ngành dịch vụ tài chính, sức cạnh tranh về thịphần trên thị trường chứng khoán ngày càng mạnh mẽ và khốc liệt, do đó đối vớicác CTCK khách hàng luôn ở vị trí trung tâm Khách hàng của CTCK bao gồm nhàđầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài Năm 2010, số lượng tài khoản giaodịch tại các công ty chứng khoán cũng tăng mạnh với tổng số trên 1.000.000 tàikhoản, tăng 1,2 lần so với năm 2009

Trang 18

Chất lượng nhà đầu tư trong nước là một vấn đề được đặt ra đối với sự pháttriển của TTCK Việt Nam Nếu các nhà đầu tư cá nhân chưa được trang bị nhữngkiến thức và bản lĩnh cần thiết thì hiện tượng đầu tư theo phong trào sẽ diễn ra phổbiến Sự biến động mạnh của thị trường trong thời gian qua cũng thể hiện sự thiếuhụt lực lượng nhà đầu tư chuyên nghiệp, những nhà tạo lập thị trường với nhữngkiến thức và kinh nghiệm chuyên sâu.

Cạnh tranh

Cạnh tranh là quy luật tất yếu trong cơ chế thị trường Nguy cơ rủi ro cạnh tranhtrong sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của TTCK Việt Nam và trong lộ trình mởcửa theo cam kết WTO đặt các công ty chứng khoán luôn trong một áp lực lớn.Trong khi đó số lượng các công ty chứng khoán trong nước vẫn liên tục tăng thìViệt Nam sẽ cho phép thành lập công ty chứng khoán 100% vốn nước ngoài và chinhánh sau 5 năm kể từ khi gia nhập WTO Do vậy cuộc cạnh tranh giành thị phầnđang diễn ra khá gay gắt dẫn tới:

- Cuộc chiến giảm phí môi giới, giảm phí tư vấn để lôi kéo khách hàng có ảnhhưởng không nhỏ đến doanh thu của các công ty chứng khoán, đặc biệt là các công

ty mới gia nhập ngành

- Cuộc chạy đua về công nghệ thông tin, mặt bằng kinh doanh… làm cho chiphí vận hành và đầu tư phát triển doanh nghiệp ngày càng tăng cao

Mặc dù vậy cạnh tranh cũng tạo động lực và tạo dựng cơ hội cho những công

ty chứng khoán có chiến lược đầu tư, chính sách nhân sự hợp lý, nắm bắt được tínhquy luật và sự phát triển của thị trường

Các yếu tố khác

Các rủi ro khác như thiên tai, dịch bệnh, hoả hoạn, khủng bố là những rủi robất khả kháng có thể gây thiệt hại cho tài sản, con người và ảnh hưởng tới hoạt độngkinh doanh của công ty

2.1.2 Nhân tố bên trong công ty chứng khoán

Nhân tố quản trị doanh nghiệp

Nhân tố này đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp Quản trị doanh nghiệp chú trọng đến việc xác định cho doanh nghiệpmột hướng đi đúng đắn trong một môi trường kinh doanh ngày càng biến động

Trang 19

Chất lượng của chiến lược kinh doanh là nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất quyếtđịnh sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp Đội ngũ các nhà quản trị màđặc biệt là các nhà quản trị cao cấp lãnh đạo doanh nghiệp bằng phẩm chất và tàinăng của mình có vai trò quan trọng bậc nhất, ảnh hưởng có tính chất quyết địnhđến sự thành đạt của một doanh nghiệp Kết quả và hiệu quả hoạt động của quản trịdoanh nghiệp đều phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn của đội ngũ các nhàquản trị cũng như cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp, việc xác định chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận, cá nhân và thiết lập các mối quan hệgiữa các bộ phận trong cơ cấu tổ chức đó

Nguồn nhân lực

Đối với các công ty hoạt động trong một lĩnh vực đặc thù đòi hỏi trình độchuyên môn nghiệp vụ cao như lĩnh vực chứng khoán thì đội ngũ nhân sự là yếu tốcạnh tranh mang tính quyết định Trong khi đó, TTCK Việt Nam vẫn còn non trẻsau hơn 08 năm hoạt động, số nhân viên được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm tàichính còn hạn chế, quy chế hành nghề chứng khoán chưa chính thức ban hành… Do

đó nguồn nhân lực cho ngành tài chính nói chung và các công ty chứng khoán nóiriêng đang là vấn đề mang tính cạnh tranh gay gắt Giữa các công ty chứng khoánthường có xu hướng dịch chuyển, thu hút, lôi kéo nhân viên của nhau, tạo áp lựccho sự ổn định nhân sự của công ty Sự ổn định về nguồn nhân lực chính là sứcmạnh để các công ty chứng khoán từng bước xác lập vị thế trên thị trường

Hệ thống công nghệ thông tin (CNTT)

Công nghệ thông tin trong CTCK giữ một vai trò đặc biệt quan trọng Yêu cầuphát triển công nghệ, hỗ trợ phát triển TTCK vẫn luôn là vấn đề mới, nhất là trongbối cảnh TTCK Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh cùng với sự cạnh tranh ngàycàng gia tăng giữa các công ty chứng khoán trong việc cung ứng nhiều tiện ích hơncho khách hàng trên nền tảng công nghệ Vì vậy, để đáp ứng được yêu cầu pháttriển của thị trường và nhu cầu của khách hàng, các CTCK phải luôn chú trọng đầu

tư và cập nhật công nghệ hiện đại, đảm bảo đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cácnhà đầu tư

Hệ thống công nghệ thông tin hiện đại sẽ tăng năng lực cạnh tranh cho hoạtđộng môi giới và nâng cao năng lực quản trị của công ty Trong thời gian tới, các

Trang 20

CTCK cần thiết phải đầu tư hệ thống thiết bị và phần mềm hiện đại phù hợp với cácquy chuẩn của các Sở/Trung tâm giao dịch và đáp ứng nhu cầu mở rộng hoạt độngkinh doanh theo hướng hiện đại đảm bảo khả năng phát triển trong tương lai.

Nhân tố vốn

Đây là một nhân tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông quakhối lượng (nguồn) vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khảnăng phân phối, đầu tư có hiệu quả các nguồn vốn, khả năng quản lý có hiệu quảcác nguồn vốn kinh doanh

Yếu tố vốn là yếu tố chủ chốt quyết định đến qui mô của doanh nghiệp và quy

mô có cơ hội có thể khai thác Nó phản ánh sự phát triển của doanh nghiệp và là sựđánh giá về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kinh doanh

Hoạt động nghiên cứu – phát triển, xây dựng và quảng bá thương hiệu

Trong bối cảnh số lượng các CTCK ngày một gia tăng, thị phần ngày càng bịchia nhỏ và sự cạnh tranh càng trở nên khốc liệt, việc tạo cho mình một phong cách,một hình ảnh riêng khiến cho các CTCK dễ đi vào nhận thức của khách hàng Cùngvới việc xây dựng hình ảnh ra công chúng, việc tập trung xây dựng văn hóa vàthương hiệu doanh nghiệp ngay trong nội bộ sẽ hình thành một văn hóa làm việctích cực để phát huy thế mạnh của tập thể, tăng cường nội lực và sức mạnh của côngty

2.2 Tình hình kinh doanh và kết quả kinh doanh của TVSI

2.2.1 Kết quả về hoạt động kinh doanh tại công ty

Trong bối cảnh TTCK Việt Nam có nhiều biến động, tình hình hoạt động kinhdoanh của các CTCK nói chung và công ty cổ phần chứng khoán Tân Việt nói riêngcũng trải qua những thăng trầm nhất định Duới đây là bản tổng hợp báo cáo hoạtđộng kinh doanh của Tân Việt từ năm 2008-2010

Ngày đăng: 27/03/2015, 08:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w