Các biện pháp ứng phó với BĐKH của chính quyền các cấp

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng tại xã Hưng Hòa - thành phố Vinh - tỉnh Nghệ An (Trang 75)

Nhằm ứng phó và giảm thiểu thiệt hại của thiên tai, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan xã Hƣng Hòa và UBND TP Vinh đã triển khai đồng bộ các giải pháp

- Dự báo, cảnh báo ảnh hƣởng của thiên tai, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan đối với các ngành kinh tế và các lĩnh vực liên quan theo từng giai đoạn: nông lâm ngƣ,thủy lợi, nông thôn… Trên cơ sở đó, xây dựng các giải pháp ứng phó theo điều kiện của từng xã.

- Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành kinh tế để có kế hoạch khai thác hợp lý và bền vững các điều kiện tự nhiên, môi trƣờng và tài nguyên thiên nhiên, góp phần hạn chế tiến trình cũng nhƣ ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu trên địa bàn huyện nói riêng cũng nhƣ cả tỉnh nói chung.

- Chuyển đổi mô hình sản xuất; cải thiện, xây dựng hệ thống đê, phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn, góp phần giảm thiểu thiệt hại của thiên tai, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan.

- Rà soát quy hoạch hệ thống hạ tầng nông nghiệp – nông thôn, đặc biệt là hệ thống sông và các hồ nƣớc trên địa bàn huyện; nghiên cứu biến động tài nguyên nƣớc, khai thác triệt để khả năng trữ nƣớc để mở rộng diện tích tƣới, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái của từng khu vực, theo hƣớng nông nghiệp bền vững, đảm bảo năng suất, sản lƣợng cây trồng.

Trƣớc mắt, tích cực xây dựng chƣơng trình nghiên cứu và thực hiện việc chọn giống cây trồng, đặc biệt là giống cây lƣơng thực chịu đƣợc hạn và có khả năng chống chịu cao với sâu bệnh cũng nhƣ các điều kiện thời tiết bất lợi khác.

- Nghiên cứu và ứng dụng cao vào sản xuất thông qua các chủ trƣơng, chính sách tác động cụ thể. Chẳng hạn nhƣ đẩy mạnh công tác khuyến nông, đào tạo

nguồn nhân lực để tăng cƣờng năng lực trong tiếp cận công nghệ, xây dựng các mô hình sản xuất công nghệ cao từ đơn giản đến phức tạp, thử nghiệm và nhân rộng điển hình; hỗ trợ và phát triển nguồn nguyên liệu sạch, rẻ tiền hoặc nguồn nguyên liệu mới.

- Xây dựng chiến lƣợc giảm thiểu và thích ứng thiên tai, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan, trong đó, thích ứng là ƣu tiên. Tuy nhiên cần coi trọng các biện pháp có thể giảm thiểu ảnh hƣởng của thiên tai, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan nhƣ thay đổi kỹ thuật canh tác, nuôi trồng thủy hải sản; hạn chế việc phá rừng…

- Quan trọng và có ý nghĩa hơn hết là phải triển khai ngay một chiến dịch giáo dục thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức về thiên tai, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan, nhằm huy động tất cả mọi cộng đồng dân cƣ của huyện thực hiện một cách tích cực, có trách nhiệm và hiệu quả cho mục tiêu đối phó, giảm thiểu và ứng phó với thiên tai, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan, bảo đảm phát triển bền vững.

- Biện pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Cây trồng có nhiều đặc điểm, trong đó có những đặc điểm mang tính bản địa, thể hiện tính đặc thù của khí hậu, đất đai đồng thời cũng là kết quả tích lũy lâu đời về sự thích ứng với điều kiện tự nhiên từng vùng. Để thích ứng với thiên tai, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan các loài cây trồng có thể hình thành các tổ hợp cây trồng sau:

Tổ hợp cơ cấu cây trồng theo mùa

Đó là tổ hợp cây trồng theo từng vụ sản xuất:

- Vụ sản xuất Đông - Xuân: lúa chiêm, lúa xuân-rau Đông Xuân - Vụ sản xuất Xuân - Hè: lúa xuân, rau xuân hè; lạc

- Vụ sản xuất Hè - Thu: lúa hè thu, lúa mùa sớm, rau mùa hè, đậu tƣơng... - Vụ sản xuất Thu - Đông: lúa mùa, rau thu - đông

Tổ hợp cơ cấu cây trồng theo địa hình

- Vùng đồng bằng trong đê: chủ yếu trồng lúa, ngô, khoai lang

- Vùng ngoài đê: chủ yếu trồng các loại đậu đỗ, cây công nghiệp ngắn ngày lạc - Vùng đất dốc: chủ yếu trồng cây công nghiệp dài ngày, cây thức ăn gia súc.

Tổ hợp cây trồng theo chế độ luân canh, trồng xen, trồng gối

- Luân canh lúa - cây trồng cạn - Luân canh các loại cây trồng cạn

- Xen canh ngô - đậu đỗ (xen canh ngô-rau, xen canh các loại rau)

- Trồng gối lúa - đậu tƣơng (trồng gối lúa - đậu tƣơng, trồng gối mía - đậu đỗ) Trên cơ sở phân chia các nhóm cây trồng, cần lựa chọn các loài cây có khả năng chịu hạn, chịu nhiệt, biên độ sinh thái rộng. Ngoài ra cần giảm sự phụ thuộc của cây trồng vào điều kiện tự nhiên nhƣ mƣa, dòng chảy, tăng cƣờng khả năng giữ ẩm và chất dinh dƣỡng của đất, giảm nhu cầu sử dụng nƣớc.

Ông Nguyễn Hữu Nhuần – Trƣởng phòng NN&PTNT TP Vinh cho biết: Để chủ động hạn chế, khắc phục tình trạng thiên nhiên tàn phá phục thì cần triển khai tốt những việc làm thiết thực, chủ động nắm bắt nguy cơ xuất hiện thiên tai, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan để có các bƣớc đối phó thích hợp. Các biện pháp phòng chống thiên tai, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan ở Nam Đàn phải là biện pháp tổng hợp, liên kết với nhau, cần đƣợc xây dựng dựa trên điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng và tình hình thiên tai, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan hằng năm

3.5.3. Năng lực ứng phó của địa phương

3.5.3.1. Nguồn lực

- Hƣng Hòa tuy là xã chƣa giàu nhƣng có rất nhiều điển hình hay đƣợc nhiều phƣờng, xã trong và ngoài Thành phố đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm. Điển hình nhƣ xây kênh chắn lũ, huy động nội lực xây dựng cơ sở hạ tầng, bê tông hóa đƣờng giao thông liên thôn, liên xã; Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hƣớng sản xuất hàng hóa xuất khẩu; Bảo vệ môi trƣờng gắn với trồng mới hàng trăm ha rừng bần để đón hàng chục loài chim về đây xây tổ... Nhờ vậy, những năm gần đây đời sống vật chất, tinh thần của ngƣời dân đƣợc nâng lên rõ rệt. Chỉ tính 6 tháng đầu năm 2012, tổng trị thu nhập của xã từ sản phẩm lúa, lạc, cói, chăn nuôi và

các ngành nghề, dịch vụ khác đạt trên 29 tỷ đồng, đạt hơn 55% kế hoạch năm. Thu ngân sách đạt 2,3 tỷ đồng, xóa hộ nghèo xuống còn 10%.

- Nguồn nhân lực:

+ Ở cấp xã, có Ban phòng chống lụt bão bao gồm đại diện lãnh đạo của ủy ban nhân dân xã, các trƣởng thôn, đại diện lãnh đạo của các tổ chức chính trị, xã hội nhƣ Hội Phụ nữ, đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, v.v… Các thành viên của ban này có nhiệm vụ đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc phòng tránh trƣớc khi thiên tai, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan xảy ra và giải quyết các hậu quả sau đó.

+ Tại cấp thôn, có lực lƣợng cứu trợ là những thanh niên trẻ khỏe và nam giới trung niên giúp đỡ các gia đình chính sách, các hộ gặp khó khăn trong quá trình phòng chống thiên tai, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan và khắc phụ hậu quả sau thiên tai, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan.

3.5.3.2. Các chính sách và thể chế

- Nắm vững hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế chính sách tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho việc triển khai có hiệu quả các hoạt động ứng phó với BĐKH;

- Triển khai các cơ chế chính sách nhằm thu hút nguồn lực từ trong và ngoài nƣớc để triển khai có hiệu quả các hoạt động ứng phó với BĐKH;

- Khuyến khích việc phát triển các tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động tƣ vấn, dịch vụ hỗ trợ các hoạt động ứng phó với BĐKH; chú trọng phối hợp liên ngành và đề cao vai trò cơ sở, sự tham gia của ngƣời dân.

3.5.3.3. Tổ chức

- Xây dựng, tăng cƣờng năng lực cho mạng lƣới hoạt động về ứng phó với BĐKH từ tỉnh đến địa phƣơng của các ngành;

- Phân công trách nhiệm rõ ràng cho các đơn vị liên quan trong việc triển khai các hoạt động ứng phó với BĐKH.

- Xây dựng các qui tắc của địa phƣơng đối với công tác phòng chống lụt bão.

Ngƣời dân các xã còn tự đặt ra các quy định của mình về phòng chống lụt bão nhƣ: + Tự nguyện đóng góp các công cụ chống thiên tai nhƣ tre, bao tải đựng cát, v.v… + Sơ tán ngƣời già, trẻ em ra khỏi khu vực nguy hiểm;

3.5.3.4. Khả năng chống chịu của hệ tự nhiên

Bên cạnh các vai trò trực tiếp thì vai trò về môi trƣờng sinh thái là rất to lớn. RNM Hƣng Hòa còn đƣợc gọi là “lá phổi xanh” của các xã có rừng và các xã lân cận, rừng có tác dụng hấp thụ khí độc hại thải ra từ sản xuất công nghiệp và khói xe máy, đồng thời trả lại cho môi trƣờng dƣỡng khí oxy cần thiết cho quá trình sống của con ngƣời, lọc nƣớc thải từ các quận nội thành đổ về, làm giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng của thành phố Vinh và vùng phụ cận. Đặc biệt hệ thống RNM còn đƣợc ví nhƣ "bức tƣờng xanh" vững chắc bảo vệ cho toàn bộ tuyến đê trực diện với với các con sông, bảo vệ an toàn cho cuộc sống của cộng đồng dân cƣ ven sông cà các vùng lân cận. Qua thực tế những năm có lũ bão, triều cƣờng, toàn bộ hệ thống đê và hệ thống đầm nuôi trồng thủy sản ở các xã có rừng che chắn phía ngoài đều đƣợc bảo vệ an toàn, tiết kiệm hàng chục tỷ đồng cho việc tu bổ, sửa chữa đê, kè cống và con đƣờng sinh thái hàng năm.

Ngoài ra rừng có tác động rất rõ đến khí hậu trong vùng, rừng làm cho khí hậu trở nên mát mẽ hơn, và mức chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm ít hơn. Sau khi thảm cây rừng không còn làm cho cƣờng độ bốc hơi nƣớc tăng cao dẫn đến độ mặn của nƣớc và đất tăng, mặn vào sâu trong đồng ruộng, có tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp, tốc độ gió tăng lên đột ngột, gió to gây ra sóng lớn làm xói lở bờ sông, bờ biển mà việc gia cố bờ sông hoặc di dời khu dân cƣ tốn rất nhiều tiền của của xã hội và gây bất an cho đời sống ngƣời dân nơi đây.

Bảng 3.15. Diện tích RNM Hưng Hòa từ 1954 – 2010[37]

Năm Trƣớc 1954 1980 1990 2010

Tổng diện tích (ha) 195 113 70,45 55,83

Trong đó Có rừng 195 95 60,45 49,83

Đất trống 0 18 10 6

( Nguồn: Phòng Kinh tế, UBND thành phố Vinh và BQL Rừng phòng hộ TP Vinh)

Sự suy giảm về diện tích RNM trƣớc hết do tác động của con ngƣời, năm 1954 UBND tỉnh Nghệ An xây dựng tuyến đề 42 ( còn gọi là đê Hƣng Hòa) nên đã chia phần RNM thành 2 phần, phần trong đê và phần ngoài đê. Từ giai đoạn 1954

đến nay, dƣới tác động của BĐKH mà trƣớc hết là các hiện tƣợng thời tiết cực đoan cộng với các hoạt động của con ngƣời nhƣ khai thác thủy sản, gỗ củi trong rừng, hoạt động xây dựng cở sở hạ tầng, NTTS…đã làm cho diện tích giảm thêm đáng kể. Để xác định nguyên nhân và hậu quả của tình trạng trên đồng thời làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp đạt hiệu quả tôi đã sử dụng cây vấn đề để xác định các hoạt động khai thác và sử dụng làm suy giảm rừng ngập mặn. Kết quả đƣợc thể hiện qua Hình 3.2:

Hình 3.2. Nguyên nhân và hậu quả của sự suy giảm diện tích RNM

Ảnh hƣởng thiên tai Giảm đa dạng sinh học RỪNG NGẬP MẶM SUY GIẢM Ô nhiễm môi trƣờng Mở rộng đất sản xuất Xây dựng cơ sở hạ tầng Tài nguyên cạn kiệt

Đời sống ngƣời dân gặp khó khăn Chặt phá cây RNM chăt phá làm củi chặt làm đồ trang trí Phá RNM để nuôi tôm Phá RNM làm đồng muối Xây dựng đê điều Xây dựng hệ thống giao thông Rác thải sinh hoạt chất thải phƣơng tiện đánh bắt Những lợi ích trƣớc mắt Tăng thêm thu nhập lấy đất sản xuất Ý thức ngƣời dân Quản lý chƣa chặt chẽ

Theo khảo sát của Trung tâm Khoa học - Công nghệ phối hợp với trƣờng Đại học Vinh, thì trong rừng Bần “có 63 loài động vật gồm 3 loài thú, 31 loài chim, 10 loài bò sát, 5 loài ếch nhái, 14 loài cá, đặc biệt có loài cá sú vàng rất có giá trị về mặt kinh tế và y học thực nghiệm; có 8 loài động vật quý hiếm nhƣ rái cá, bồ nông chân xám, quạ khoang, rắn ráo, rắn hổ trâu, hổ mang, cạp nong... Nhóm chim có tính đa dạng sinh học cao nhất với 31 loài, 19 họ, 12 bộ; có 13 loài chim trú đông, 2 loài chim lang thang”. Vì vậy giá trị sự đa dạng sinh học của RNM Hƣng Hòa đối với ngƣời dân là rất cao. Theo dòng nƣớc lên xuống của thuỷ triều, 1ngày có 2 lần nƣớc con lên xuống theo trăng chênh nhau 45 phút so với ngày tiếp theo, xuất hiện những loài thuỷ sản nhƣ cá Kiềng, Mè Kẻ, Hồng,.. sống trong các hang vách đá của rừng ngập mặn. Ngoài ra còn có các loài khác, chủ yếu là Lạch, Ngao,.. Sản lƣợng Ngao khai thác trƣớc năm 1990 xấp xỉ 65 – 80 kg/ngƣời/ngày nhƣng hiện nay chỉ còn khoảng 20 - 30 kg/ngƣời/ngày (Kết quả khảo sát hộ dân trên địa bàn Hưng Hoà

năm 2012). Bên cạnh đó, thời điểm ra tết ngƣời dân địa phƣơng thƣờng chặt cây

rừng về làm nguồn nhiên liệu trong gia đình chủ yếu để làm củi và cọc chống (Kết

quả phỏng vấn tháng 2012). Mặc dù những năm gần đây nguồn nhiên liệu sử dụng

để đun nấu đã tiến bộ và khoa học hơn song còn tồn tại không ít ngƣời dân tham gia chặt phá rừng gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến chất lƣợng rừng.

Thiên nhiên đã ƣu đãi cho Hƣng Hoà nguồn lợi lớn từ rừng ngập mặn tạo ra phong cảnh thiên nhiên thơ mộng, RNM Hƣng Hòa đã trở thành điểm đến du lịch của Nghệ An nói chung và TP Vinh nói riêng. Đến nay, Sở Văn hóa, du lịch và thể thao đã đƣa RNM Hƣng Hòa vào hành trình các tour du lịch của tỉnh nhà.

Đặc biệt trong rừng ngập mặn còn tồn tại một số loài cây cho giá trị kinh tế và phục vụ cho đời sống của ngƣời dân nơi đây. Ngoài khu vực cây Cói đƣợc triển khai trồng trong đê, ngƣời dân xã có thể sử dụng thêm một phần diện tích Cói xen kẽ với cây rừng ngập mặn nhằm phục vụ cho nghề dệt chiếu phát triển (Kết quả

thực tế trên địa bàn xã Hưng Hoà 2012).

Hiện tƣợng khai thác bừa bãi của ngƣời dân địa phƣơng diễn ra thƣờng xuyên. Mọi ngƣời đều có thể vào RNM để đánh, bắt, săn, bắn các nguồn tài nguyên.

Trong thực tế có nhiều ngƣời dân ở các địa phƣơng khác cũng đến khu vực này để khai thác mà không có sự hạn chế của bất kỳ cơ quan chức năng nào.

RNM còn có tác dụng to lớn trong việc bảo vệ bờ biển, bờ sông, điều hòa khí hậu, hạn chế xói lở, bảo vệ đê điều bảo vệ cuộc sống cho ngƣời dân TP Vinh nên khi RNM Hƣng Hòa làm giảm sức chống chịu với thiên nhiên, làm gia tăng mƣa, bão, nắng nóng, ô nhiễm môi trƣờng và đặc biệt là sự xâm nhập mặn ở Hƣng Hòa.

3.5.4. Nhận thức về Biến đổi khí hậu của người dân Hưng Hòa

Bảng 3.16. Nguồn cung cấp thông tin về BĐKH cho nhân dân địa phương

Nguồn cung cấp thông tin Số lƣợng ngƣời

có ý kiến Tỷ lệ (%)

Truyền hình 166/180 92,0

Radio 92/180 51,2

Bạn bè, ngƣời thân 80/180 44,3

Báo chí 75/180 41,8

Chính quyền địa phƣơng 70/180 38,9

Internet 21/180 11,4

Nguồn: Số liệu điều tra, năm 2012

Tổng cộng 177/180 ngƣời chiếm tỷ lệ 98,1% cho rằng đã từng nghe nhắc đến về BĐKH, chỉ một tỷ lệ không đáng kể (1,9%) cho rằng chƣa từng nghe nói đến vấn đề BĐKH. Về nguồn cung cấp thông tin cho nhân dân địa phƣơng về

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng tại xã Hưng Hòa - thành phố Vinh - tỉnh Nghệ An (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)