Biện pháp thích ứng đƣợc hiểu gồm các biện pháp “thích nghi” và “ứng phó” đƣợc nhiều nghiên cứu chú ý (Nguyễn Hữu Ninh, 2007; WB, 2008; Lê Hoàng Anh Thƣ, 2008; Nguyễn Hồng Trƣờng,2008 . . .).
- Sự thích nghi với khí hậu là một quá trình, qua đó con ngƣời làm giảm những tác động bất lợi của khí hậu đối với sức khỏe và đời sống, và sử dụng những cơ hội thuận lợi mà môi trƣờng mang lại.
- Thích nghi có nghĩa là điều chỉnh một cách chủ động, tác động trở lại, hoặc dự tính trƣớc nhằm làm giảm thiểu những hậu quả của biến đổi khí hậu.
- Tính thích nghi đề cập đến mức độ điều chỉnh có thể trong hành động, xử lý, cấu trúc của hệ thống đối với những biến đổi dự kiến có thể xảy ra hay thật sự sẽ xảy ra của khí hậu. Sự thích nghi có thể là tự phát hay đƣợc lập kế họach, và có thể đƣợc thực hiện thích ứng trong nhiều điều kiện khác nhau.
- Khái niệm “ứng phó” xuất phát từ tiếng Anh "cope" có nghĩa là ứng phó, đƣơng đầu, đối mặt, thƣờng là trong những tình huống bất thƣờng, những tình huống khó khăn và stress.
Nhƣ vậy thích nghi đƣợc hiểu là có sự chủ động chuẩn bị từ xa hơn so với ứng phó (ứng phó vừa chuẩn bị trƣớc, nhƣng cũng xuất hiện ngay lúc đó để xử trí với những tình huống khẩn cấp, bất ngờ xẩy ra) [35]
Theo Refugee Studies Centre (Lê Hoàng Anh Thƣ , 2008) thì "thích nghi " cũng là một cách giảm thiểu nguy cơ thảm họa, chẳng ha ̣n nhƣ viê ̣c lập bản đồ dự báo nguy cơ thảm họa, nâng cao chất lƣợng quy hoạch đất đai và xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết lập hệ thống dự báo chính xác , hiệu quả, hệ thống bảo hiểm dễ tiếp cận , đồng đánh giá và kiểm soát những thảm họa . Nhiều minh chƣ́ng thực tế cho thấy sự chủ động giảm và các chƣơng trình cho phép cộng thiểu nguy cơ thảm họa mang lại nhiều lợi ích hơn chi phí khắc phu ̣c nếu để sƣ̣ cố xảy ra , chính vì vậy đẩy mạnh hoạt động thích nghi là cƣ̣c kỳ cần thiết. Trong các cuô ̣c đàm phán về biến đổi khí hậu, cụ thể là trong kế hoa ̣ch hành đô ̣ng Bali, ngƣời ta cũng đã quan tâm đến yếu tố này. [34]
Thực tế cho thấy, hoạt động sống của những ngƣời dân địa phƣơng phụ thuộc rất lớn vào các hệ sinh thái trên lãnh thổ của họ. Nhƣng cũng nhờ những hoạt động đó, những ngƣời dân bản địa làm cho các hệ sinh thái có độ đàn hồi tốt hơn với những biến động về môi trƣờng và xã hội. Hơn nữa, những ngƣời dân bản địa hiểu rõ và cũng tác động trở lại đối với những ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu theo
những cách sáng tạo riêng, dựa trên những kiến thức cổ truyền và các kỹ thuật khác để tìm ra giải pháp để có thể đƣơng đầu với những thảm họa sắp xảy ra (Nguyễn Giang biên dịch, 2008).[13]
Rất nhiều nghiên cứu về chủ đề “thích ứng” (WB, 2008; Nguyễn Hữu Ninh, 2007; Hà Lƣơng Thuần, 2007; Lê Hòang Anh Thƣ, 2008; Nguyễn Hồng Trƣờng, …). Trong số đó, báo cáo Phát triển con ngƣời của WB (2008) đã chỉ ra là tất cả các quốc gia sẽ phải tìm cách thích ứng, nghĩa là không cần phân biệt đối xử trong công tác thích ứng với biến đổi khí hậu và ở tất cả các cấp độ từ vi mô nhƣ cấp hộ, cấp cộng đồng tới vĩ mô nhƣ cấp quốc gia, cấp khu vực, cấp quốc tế. Nghiên cứu khẳng định đây là xu thế tất yếu khi tình hình biến đổi khí hậu đang ngày càng một “nóng” ở bất kỳ chƣơng trình nghị sự nào và bất kỳ nơi đâu trên toàn Thế giới, và đang đƣợc đặt lên hàng đầu.
Các kết quả nghiên cứu trong bài này đƣợc phân nhóm các BPTU dựa vào 8 nhóm mà tác giả Butonet at al. 1993 đƣa ra (Nguyễn Hồng Trƣờng điểm luận) nhƣ sau: 1. Chấp nhận những tổn thất: chịu chấp nhận tổn thất khi không có cách nào khác hoặc khi mà giá phải trả cho các thích nghi cao hơn so với sự rủi ro/thiệt hại.
2. Chia sẻ những tổn thất: bảo hiểm, tƣơng trợ, viện trợ để cứu trợ, phục hồi, tái thiết.
3. Làm giảm sự nguy hiểm: kiểm sóat hiểm họa môi trƣờng, thiên nhiên nhƣ đào mƣơng, đắp đê, ngăn đập hay giảm khí thải nhà kính, điều chỉnh ổn định nồng độ của khí nhà kính trong khí quyển.
4. Ngăn chặn các tác động: thƣờng xuyên sử dụng các phƣơng pháp thích nghi để ngăn chặn các tác động của biến đổi khí hậu. Ví dụ nhƣ trong nông nghiệp chú ý tới quản lý mùa vụ, nƣớc tƣới và tiêu, quản lý dịch bệnh tốt.
5. Thay đổi cách sử dụng: Ví dụ dùng nhà nổi, giống chịu độ ẩm thấp, giống cây con chịu lũ, cho đất nghỉ, chuyển đất trồng trọt thành đồng cỏ hoặc rừng.
6. Thay đổi các địa điểm: Ví dụ có thể chuyển các họat động sản xuất trồng trọt ở vùng hay ngập lụt đến nơi khác cao hơn và thay thế bởi việc chăn nuôi trồng trọt những cây con chịu nƣớc.
7. Nghiên cứu công nghệ mới và phƣơng pháp thích nghi mới.
8. Giáo dục, thông tin, và khuyến khích thay đổi hành vi: Đây cũng là một kiểu thích nghi khi các thông tin, kiến thức liên quan đến biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu đƣợc phổ biến rộng rãi nhằm thay đổi thói quen, hành vi. Điều này rất quan trọng bởi sự cần thiết về hợp tác, liên kết chặt chẽ của nhiều ngƣời, nhiều cộng đồng, nhiều lĩnh vực khác nhau trong việc thích ứng với biến đổi khí hậu.[35]
Việc hiểu biết về quy lụât, về đặc điểm, nguyên nhân phát sinh và các tác động của thiên tai, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan, biến đổi khí hậu để đƣa ra các biện pháp thích nghi và ứng phó phù hợp, thông minh nhằm giảm thiểu tác động lên đời sống con ngƣời là vô cùng quan trọng trong tình hình trái đất nóng lên và tác động BĐKH ở mức toàn cầu nhƣ hiện nay.
Chƣơng 2: Địa điểm, thời gian, phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu