0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ HƯNG HÒA - THÀNH PHỐ VINH - TỈNH NGHỆ AN (Trang 73 -73 )

Là một tỉnh ven biển của Bắc Trung bộ của Việt Nam nơi lụt bão thƣờng xuyên xảy ra, Nghệ An có nhiều kinh nghiệm đối phó với các hiện tƣợng thời tiết cực đoan. Ban chỉ huy phòng chống lụt bão đƣợc thành lập ở các cấp tỉnh, huyện và xã với nhiệm vụ quản lý và giám sát việc thực hiện chiến lƣợc quốc gia về phòng tránh thiên tai ở cộng đồng.

Cuối tháng 9 năm 2010, theo Chƣơng trình Mục tiêu Quốc gia về BĐKH, giống nhƣ nhiều địa phƣơng khác trong cả nƣớc, Nghệ An đã bắt đầu triển khai xây dựng Kế hoạch Hành động ứng phó với BĐKH của tỉnh và thành lập Ban chỉ đạo ứng phó với BĐKH. Việc xây dựng kế hoạch nhƣ vậy là chậm so với yêu cầu của Chƣơng trình Mục tiêu Quốc gia về BĐKH, theo đó các ban, ngành và các tỉnh phải xây dựng xong Kế hoạch ứng phó với BĐKH của mình vào cuối năm 2010. Điều này phản ánh rằng với một số tỉnh thành, ngay nhƣ tỉnh Nghệ An là địa phƣơng dễ bị ảnh hƣởng bởi BĐKH, thì việc thực hiện Chƣơng trình Mục tiêu Quốc gia về BĐKH cũng gặp khó khăn [32].

Mục tiêu chung của kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của Nghệ An là huy động cao nhất các nguồn lực để thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về ngƣời và tài sản, hạn chế các thiệt hại về tài nguyên thiên nhiên, môi trƣờng, các công trình hạ tầng, các di sản văn hóa, góp phần bảo đảm an ninh, quốc phòng và sự phát triển bền vững của tỉnh theo phƣơng châm “ chủ động phòng, tránh, thích nghi để phát triển” với các nội dung và mục tiêu cụ thể gồm:

- Quy hoạch khu dân cƣ, xây dựng công trình phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan, công trình hạ tầng giao thông, bảo đảm chống ngập và tiêu thoát lũ.

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với đặc thù thiên tai, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan .

- Thực hiện chƣơng trình củng cố, nâng cấp đê điều, xây dựng các hồ chứa, tăng cƣờng trồng rừng, triển khai các giải pháp tăng cƣờng dòng chảy mùa mùa khô và nƣớc ngầm, tăng cƣờng các công trình thủy lợi để chống hạn, chống úng.

- Tăng cƣờng nghiên cứu đề xuất các giải pháp nạo vét lòng dẫn, tăng cƣờng khả năng thoát lũ, kết hợp giao thông đƣờng thủy.

- Nâng cao năng lực dự báo,cảnh báo lũ, hạn hán và các hiện tƣợng thời tiết nguy hiểm. Trọng tâm là nâng cao thời gian dự báo bão, áp thấp nhiệt đới, cảnh báo lũ trƣớc 72 giờ.

- Đảm bảo 100% cán bộ chính quyền từ huyện đến xã làm công tác phòng, chống thiên tai, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan đƣợc tập huấn nâng cao năng lực và trình độ về công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan

- Phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức của ngƣời dân về phòng ngừa, thích nghi, giảm nhẹ thiên tai, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan, nhất là đối với các xã thƣờng xuyên bị thiên tai, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan.

- Trồng và bảo vệ rừng phòng hộ, không ngừng nâng cao độ che phủ rừng, góp phần giảm nhẹ thiên tai, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan.

- Tu bổ, sửa chữa, nâng cấp, nâng cao mức bảo đảm chống lũ cho các hệ thống đê điều, khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông.

- Xây dựng và đảm bảo an toàn cho các hồ chứa đa mục tiêu phát triển kinh tế và điều tiết lũ, đặc biệt là nâng cao an toàn cho các hồ chứa

- Tu bổ, sửa chữa, nâng cấp hệ thống đƣờng gia thông, mở rộng khẩu độ cầu cống để tiêu úng, thoát lũ, xây dựng cầ vƣợt để thay thế các tràn xả lũ trên các tuyến đƣờng huyết mạch, phấn đấu mỗi xã có ít nhất một tuyến đƣờng vƣợt lũ đến trung tâm xã để phục vụ công tác phòng chống bão lụt và tìm kiếm cứu nạn.

- Chuyển đổi mùa vụ cây trồng vật nuôi theo hƣớng chuyển từ sản xuất 2 vụ/năm đối với những vùng thấp để tránh lũ chính vụ.

- Xây dựng quy chế phối hợp và hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lƣợng tìm kiếm cứu nạn để chủ động ứng phó khi có tình huống cấp bách xảy ra; bảo đảm việc đầu tƣ xây dựng cơ sơ vật chất kỹ thuật, mua sắm trang thiết bị và phát triển nguồn nhân lực phục vụ tìm kiếm cứu nạn theo nội dung đề án quy hoạch tổng thể lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ HƯNG HÒA - THÀNH PHỐ VINH - TỈNH NGHỆ AN (Trang 73 -73 )

×