Cũng nhƣ nhiều tỉnh thành khác ở Việt Nam, những đóng góp tiềm tàng của phụ nữ trong việc lập kế hoạch và ứng phó với tác động của BĐKH chƣa đƣợc quan tâm thỏa đáng tại Nghệ An. Sự vắng mặt của phụ nữ trong các cơ cấu ra quyết định chính thức (các cấp tỉnh, huyện hoặc xã) đồng nghĩa với mối quan tâm của phụ nữ chƣa đƣợc xem xét một cách đầy đủ trong quản lý rủi ro thiên tai, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan nói riêng và ứng phó với BĐKH nói chung.
Ngoài ra, ở cấp xã và TP, các mục tiêu và những hoạt động cụ thể liên quan đến vấn đề giới chƣa đƣợc lồng ghép trong các chính sách. Cho đến nay, những khác biệt về giới và nhu cầu riêng của nam và nữ chƣa đƣợc quan tâm trong quá trình lập kế hoạch, ứng phó và cứu trợ của chính quyền địa phƣơng.
BĐKH đã gây ra tác động tiêu cực đến sinh kế của cộng đồng địa phƣơng, trong đó có sinh kế của phụ nữ. Những biến đổi về thời tiết và khí hậu nhƣ hạn hán và lũ lụt, đã gây những tác động bất lợi, giảm năng suất và sản lƣợng cói nguyên
liệu, khiến thu nhập của các hộ làm chiếu bị giảm sút. Thu nhập giảm, phụ nữ phải làm việc vất vả hơn để kiếm tiền trong khi họ vẫn phải chăm sóc con cái và gia đình, còn nam giới có thể tìm kiếm các công việc khác (ví dụ nhƣ làm thuê) để tăng thu nhập. Về khả năng thích ứng, nhìn chung cơ hội tìm kiếm các công việc phi nông nghiệp của nam giới lớn hơn phụ nữ và nam giới cũng có khả năng đi làm thuê theo mùa vụ ở các nơi khác nhiều hơn phụ nữ.
Bằng chứng cho thấy có sự khác biệt về vai trò giới trong các giai đoạn khác nhau trong đối phó với thiên tai, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan. Thực tế cho thấy nam giới đóng vai trò chủ đạo trong quản lý rủi ro thiên tai, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan. Những nỗ lực này của nam giới đƣợc đánh giá và thừa nhận trong khi các hoạt động khác do phụ nữ thực hiện lại ít đƣợc công nhận.
Trƣớc kia, trong và sau các cơn bão, nam giới thƣờng chịu trách nhiệm sửa chữa, tu bổ nhà cửa và các tài sản khác của gia đình trong khi các công việc quan trọng khác do phụ nữ đảm nhiệm nhƣ chăm sóc các thành viên trong gia đình, chuẩn bị lƣơng thực, thực phẩm và các vật thiết yếu khác trƣớc và sau bão, quét dọn và phụ giúp chồng trong các công việc sau bão. Tuy nhiên, các vai trò truyền thống này đã thay đổi khi nam giới đi làm ăn xa nhà. Ngƣời phụ nữ ở lại bị ảnh hƣởng rõ rệt bởi BĐKH do họ phải đảm nhiệm thêm cả vai trò của nam giới.
Báo cáo của Liên Hiệp Quốc và Oxfam (2009) cho thấy BĐKH có thể gây ra sự bất bình đẳng giới do phát sinh thêm công việc cho ngƣời phụ nữ và thúc đẩy khả năng dễ bị tổn thƣơng vì họ phải làm nhiều công việc đồng áng hơn do nam giới vắng nhà và gia tăng các công việc phi nông nghiệp tại địa phƣơng [48].
Tại xã Hƣng Hòa, do thu nhập từ sản xuất giảm và khí hậu thất thƣờng, một bộ phận lớn ngƣời dân phải đi làm thuê tại thành phố Vinh và các tỉnh khác. Đi làm thuê là một cách để ngƣời địa phƣơng đối phó với BĐKH. Trong hoàn cảnh này, ngoài việc trở thành lao động chính trong sản xuất, phụ nữ còn là chủ nhân thực thụ trong gia đình với vai trò của nam giới, đặc biệt khi thiên tai, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan xảy ra. Ngoài các công việc gia đình và tái sản xuất, phụ nữ còn phải
làm nhiều công việc hơn trong gia đình, kể cả trong phòng tránh thiên tai, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan.
Các hộ gia đình nghèo và phụ nữ làm chủ hộ có ít khả năng đối phó với BĐKH hơn những ngƣời khác. Kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu cho thấy những hộ gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, đặc biệt những hộ do phụ nữ làm chủ hộ, có khả năng đối phó với biến đổi khí hậu kém hơn do thiếu nguồn nhân lực (phần lớn là các hộ là ngƣời già, hộ có nhiều trẻ em, có ngƣời đau ốm, v.v…). Do đó, các hộ này bị thiệt hại nhiều hơn do thiên tai, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan. Ngoài ra, khả năng phục hồi sau thiên tai, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan của các hộ này cũng rất chậm và thụ động, phần lớn dựa vào sự hỗ trợ của chính quyền và cộng đồng địa phƣơng.
“Nhà tôi không có đàn ông nên mỗi khi mùa mƣa bão về tôi chỉ làm đƣợc một số công việc đơn giản để phòng chống nhƣng những việc đó gần nhƣ không có tác dụng gì so với bão, lũ nên gia đình tôi bị thiệt hại rất nhiều”
(chị Hoa, xóm Thuận 2, Hưng Hòa, TP Vinh, Nghệ An)
BĐKH ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe của phụ nữ, ngƣời già và trẻ em, đặc biệt trong hoàn cảnh phụ nữ là những ngƣời lao động chính. Tác động này là rất rõ ràng và nó đã làm giảm năng suất lao động của phụ nữ và ngƣời già, đặc biệt trong những ngày nắng nóng kéo dài.
Thiếu nƣớc ngọt cũng ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sức khỏe của phụ nữ. Do phải sử dụng nƣớc lợ để tắm giặt nên bệnh phụ khoa tăng lên. Tuy nhiên, do thiếu thông tin và do hoàn cảnh kinh tế eo hẹp, phần lớn phụ nữ không đến khám tại các trung tâm y tế. Ngoài ra, ô nhiễm môi trƣờng cùng với các véc tơ truyền bệnh tăng lên sau các trận lũ lụt cũng gây tác động xấu đến sức khỏe của ngƣời già, phụ nữ và trẻ em.
Với sự hỗ trợ của chính quyền địa phƣơng và các tổ chức phi chính phủ, vai trò của phụ nữ xã Hƣng Hòa đã đƣợc cải thiện, đặc biệt trong các hoạt động liên
quan đến BĐKH. Có thể thấy rằng, hiện nay vai trò của phụ nữ xã Hƣng Hòa đã đƣợc cải thiện đáng kể. Từ vai trò thụ động trong gia đình, nay phụ nữ đã đảm đƣơng các hoạt động sản xuất và tạo thu nhập cho gia đình.