Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng tại xã Hưng Hòa - thành phố Vinh - tỉnh Nghệ An (Trang 43)

Xã Hƣng Hoà nằm ở ngoại thành thành phố Vinh, cách Trung tâm chừng 6 km về phía Đông, đƣợc ngăn cách với tỉnh Hà Tĩnh bởi dòng Sông Lam chạy suốt từ Tây Nam đổ ra biển Đông.

Phía Bắc giáp với xã Phúc Thọ - huyện Nghi Lộc. Phía Tây Nam giáp phƣờng Hƣng Dũng, thành phố Vinh, phía Tây giáp xã Hƣng Lộc – thành phố Vinh, phía Đông giáp xã Nghi Thái, huyện Nghi Lộc, phía Nam và Đông Nam đƣợc bao quanh bởi dòng sông Lam và một dải rừng ngập mặn.

Diện tích xã Hƣng Hoà lớn nhất thành phố Vinh, với tổng diện tích đất tự nhiên là 1454,1ha trong đó:

+ Diện tích đất sản xuất nông nghiệp 671 ha; chiếm 46,16% trong đó đất trồng cây hàng năm là 54,9 ha; cây lâu năm 96,33 ha; sản xuất lúa 448,6 ha….

+ Diện tích đất ở và đất chuyên dùng 183,68 ha; chiếm 12,63% + Diện tích mặt nƣớc có khả năng NTTS là 217 ha; chiếm 20,3% + Diện tích đất hoang chƣa sử dụng 17,5 ha; chiếm 1,203%

+ Diện tích đất lâm nghiệp (rừng phòng hộ) 54,91ha; chiếm 3,78%. + Các loại đất khác 299,37 ha chiếm 20,58% [39].

Hình 3.1. Bản đồ xã Hưng Hòa, TP Vinh, Nghệ An 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.

3.1.2.1. Dân số

Xã Hƣng Hoà có 1841 hộ trong đó có tới 303 hộ nghèo chiếm 17,33% với trên 6748 nhân khẩu quần tụ 32 dòng họ. Cơ cấu hành chính có 9 khối xóm gồm 6 HTX, trong đó có 5 HTX sản xuất nông nghiệp [38]. Thể hiện ở các xóm nhƣ sau:

Bảng 3.1: Thống kê dân số xã Hưng Hoà năm 2010 TT Đơn vị xóm Số Hộ Nhân khẩu Giới tính Lao động Nam Nữ 1 Xóm Khánh Hậu 322 1.212 560 652 532 2 Xóm Phong Đăng 272 1.006 502 504 481 3 Xóm Phong Quang 120 491 247 244 196 4 Xóm Phong Phú 237 919 463 456 386 5 Xóm Phong Hảo 286 963 479 484 412 6 Xóm Phong Thuận 1 276 950 445 505 368 7 Xóm Phong Thuận 2 152 521 273 248 217 8 Xóm Phong Yên 138 517 255 262 221 9 Xóm Hoà Lam 38 169 88 81 83 Tổng 1.841 6.748 3.324 3.424 2.896 (Nguồn: Tài liệu dân số tháng 01/04/2010 xã Hưng Hoà)

5 HTX làm nông nghiệp: HTX Phong Khánh HTX Phong Đăng HTX Phong Quang HTX Phong Phú

HTX2 (Phong Hảo, Thuận 1, Thuận 2, Phong Yên).

3.1.2.2. Kinh tế

Nền kinh tế xã Hƣng Hoà chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, từ đó làm động lực thúc đẩy chăn nuôi và phát triển ngành nghề. Nhận thức đƣợc điều đó nên Đảng uỷ và UBND đã thƣờng xuyên quan tâm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng mô hình các vùng chuyên canh, từng bƣớc cơ giới hoá nông nghiệp, đƣa các loại giống có năng suất cao vào sản xuất. Sau nhiều năm đƣợc sự quan tâm chu đáo của Đảng uỷ và cán bộ xã, giờ đây kinh tế nông nghiệp đã mang lại hiệu quả cao với sản lƣợng nông nghiệp là 3.274 tấn năm 2009 tăng 15% so với năm 2008 và lớn nhất thành phố Vinh. Bên cạnh đó, Đảng uỷ đã có chủ trƣơng hỗ trợ cho nông dân cùng với sự hỗ trợ của thành phố trong phong trào đầu

tƣ, khai hoang, phục hoá đồng cói. Tuy nhiên diện tích trồng cói hiện nay đã thu hẹp do nhu cầu sử dụng chiếu cói không còn thịnh hành, mặt khác giá thành rẻ nên ngƣời dân phải đầu tƣ sang ngành nghề mới, chủ yếu là NTTS. Đây đƣợc xem là ngành kinh tế mũi nhọn, mang lại lớn ích lớn cho nhân dân xã Hƣng Hòa với sản lƣợng đạt 390 tấn và tổng giá trị là 17,04 tỷ đồng.

Đất nông nghiệp gần nhƣ đã đƣợc khai thác triệt để, do đó ngƣời nông dân địa phƣơng đã phải tăng cƣờng khai thác vùng đất ngập nƣớc nhằm mục đích tìm kiếm thêm nguồn thu nhập. Do vậy vùng cửa sông Cả ở địa phận xã Hƣng Hòa trƣớc đây có một dải rừng ngập mặn dọc đê sông Lam với khoảng 324 ha (năm 1960), từ sau năm 1985 rừng ngập mặn bị khai phá để làm đầm nuôi tôm, nay rừng chỉ còn lại 32 ha rừng cây bần chua. Chính sự tàn phá dải rừng ngập mặn đã gây nên những hậu quả nghiêm trọng cả về môi trƣờng sinh thái và cả về kinh tế - xã hội cho xã Hƣng Hòa. Nguồn lợi thủy sản vùng biển cũng ngày càng bị giảm sút do khai thác bằng các phƣơng tiện hủy diệt (nhƣ đánh mìn, kích điện). Sản lƣợng tôm khai thác đƣợc suy giảm rõ rệt, vào những năm 1980 lƣợng tôm biển khai thác 100kg tôm/ngày/1 thuyền (3 ngƣời) giảm xuống 3–5 kg/ngày/1 thuyền vào năm 2000. Trong những năm 1970–1985 mỗi mẻ rê lƣới đánh bắt đƣợc 1-5 tấn cá chim, thu, nụ, nhƣng 1986 suy giảm và đến nay chỉ còn đánh bắt đƣợc 5– 7kg/ mẻ lƣới. Ngƣời dân sống ở các khu vực rừng ngập mặn, đặc biệt là ngƣời dân nghèo sống dựa vào khai thác nguồn lợi thủy sản ven bờ nên cuộc sống của họ ngày càng khó khăn.

Nhịp độ tăng trƣởng kinh tế hằng năm tăng 19,4% so với chỉ tiêu Nghị quyết bằng 125%. Tổng sản xuất thu nhập cuối nhiệm kỳ đạt mức 60 tỷ tăng 29,3% so đầu nhiệm kỳ, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hƣớng.

Phát triển Nông – Ngƣ nghiệp: Đƣợc coi là nhiệm vụ hàng đầu nên ngay từ đầu nhiệm kỳ, bám sát Nghị quyết 01 của Thành uỷ về đổi mới HTX Đảng uỷ đã tập trung lãnh đạo một cách quyết liệt trong đó chú trọng đến hệ thống thuỷ lợi, tập huấn kỹ thuật, cung ứng vốn, vật tƣ tạo điều kiện khuyến khích kinh tế HTX, về kinh tế hộ gia đình phát triển.

a. Về trồng trọt

- Diện tích lúa Đông Xuân đầu kỳ 438ha, đến nay còn 368 ha giảm 70ha ( Do thu hồi đất nông nghiệp chuyển sang khu xử lý nƣớc thải, đắp đê môi trƣờng, khu đô thị VINACONEC và chuyên lúa chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản).

- Năng suất vụ Đông Xuân tăng từ 4,6 tấn/ha lên 5 tấn/ha, so với chỉ tiêu Nghị quyết đạt 98,6%.

- Diện tích sản xuất rau màu: Giảm từ 36 ha xuống còn 24 ha giảm 16%. (Do thu hồi đất nông nghiệp chuyển cho xý nghiệp đóng tàu và NTTS).

- Trồng cói: Diện tích ổn định là 65 ha/chỉ tiêu 80 ha, sản lƣợng đạt 403 tấn/chỉ tiêu 640 tấn bằng 77,3% chỉ tiêu Nghị quyết

b. Về chăn nuôi

Chăn nuôi,gia súc, gia cầm, NTTS thực sự là thế mạnh của địa phƣơng. - Số trang trại, gia tăng 7 lần so với đầu nhiệm kỳ (từ 13 lên 97 gia trại), diện tích nuôi cá đạt 60 ha, sản lƣợng 177 tấn tăng 31% so với chỉ tiêu nghị quyết.

- Về nuôi tôm: Tổng diện tích quy hoạch nuôi tôm đến nay đạt 200 ha bằng 100% chỉ tiêu nghị quyết. Sản lƣợng tôm đến năm 2009 đạt 220 tấn vƣợt chỉ tiêu nghị quyết 10%.

- Về chăn nuôi gia súc, gia cầm: Trong điều kiện dịch bệnh gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp làm giảm số lƣợng cũng nhƣ giá trị chăn nuôi. Nhƣng Hƣng Hoà vẫn duy trì đƣợc tổng đàn lớn nhất so với các Phƣờng Xã,với 768 trâu, bò, 970 con lợn và trên 5 vạn con gia cầm. Thu nhập hằng năm trên 4 tỷ đồng.

c. Dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề phụ

- Do tác động của kinh tế thị trƣờng ngày càng sâu rộng, và ảnh hƣởng tích cực cảu đô thị hoá cho nên việc phát triển ngành kinh doanh dịch vụ trên địa phƣơng ngày càng đa dạng nhƣ: Số hộ mở lều ốt, kinh doanh dịch vụ, cơ khí, xây dựng, phƣơng tiện vận tải tăng mạnh, lực lƣợng lao động đi làm ngoài địa bàn không ngừng tăng lên.

- Nghề truyền thống chiếu cói đƣợc duy trì tốt, 2 xóm đƣợc công nhận làng nghề, không những sản xuất gia công hết nguyên liệu tại chỗ, mà còn mua hằng trăm tấn nguyên liệu cói của Nghi Xuân – Hà Tĩnh để sản xuất ra từ 200 – 250 ngàn lá chiếu mỗi năm, thu nhập trên 3 tỷ đồng.

- Việc tổ chức học nghề tiểu thủ công nghiệp đƣợc chú trọng, 4 năm đã mở đƣợc 7 lớp thêu ren, mây tre đan, chẻ tăm hƣơng….một số lao động đã thành nghề nhƣng tổ chức sản xuất còn khó khăn.

- Tổng thu nhập từ ngành nghề kinh doanh, dịch vụ tăng 22,4% năm [38].

3.2. Tình hình cơ bản của nhóm hộ điều tra

3.2.1.Đặc điểm của các chủ hộ

Thông tin chung về nhóm hộ điều tra đƣợc thể hiện qua Bảng 3.2

Bảng 3.2. Thông tin chung về chủ hộ năm 2012

Đặc điểm Số lƣợng Tỷ lệ (%) Tuổi trung bình 50,7 Nghề nghiệp Nông nghiệp 79/90 87,8 Công chức 5/90 5,5 Ngành nghề khác 6/90 6,7 Giới tính Nam 84/90 93,3 Nữ 6/90 6,7 Số năm sống tại địa phƣơng 20-30năm 4/90 4,4 30-40 năm 16/90 17,8 > 40 năm 70/90 77,8 Trình độ học vấn Cấp 2 45/90 50,0 Cấp 3 35/90 38,9 Trung cấp 5/90 5,5 Cao đẳng 3/90 3,3 Đại học 2/90 2,3

Từ bảng tổng hợp trên ta thấy, độ tuổi trung bình của các chủ hộ là 50,7 tuổi; số hộ sống tại địa phƣơng trên 40 năm là 46/60 chiếm tỷ lệ 76%, nhƣ vậy có thể thấy các hộ gia đình đã sống tại địa phƣơng với thời gian khá lâu dài nên họ nắm rất rõ tình hình biến động của thời tiết, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan, số lƣợng thiên tai, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan qua các năm cũng nhƣ các kinh nghiệm về phòng, tránh chúng.

Các chủ hộ có tỷ lệ nam giới là 52 ngƣời chiếm 86,66 %, nữ giới là 8 ngƣời chiếm 13,33 %. Các chủ hộ chủ yếu là nam giới nên họ là những ngƣời có quyền ra các quyết định liên quan tới sản xuất, chi tiêu, xác định các mục tiêu trong gia đình. Có đến 55/60 hộ chiếm tỷ lệ 91% có nghề nghiệp là làm nông là đối tƣợng phụ thuộc rất nhiều vào điều tự nhiên, chịu ảnh hƣởng trực tiếp của thiên tai, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan.

Trình độ học vấn của điểm nghiên cứu tƣơng đối cao trong đó: Số chủ hộ có trình độ học vấn cấp II có 32 ngƣời chiếm tỷ lệ 52% tổng số hộ điều tra. Số chủ hộ có trình độ cấp III là 25 ngƣời chiếm tỷ lệ 41%. Số chủ hộ có trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học là 3 ngƣời chiếm tỷ lệ 7%.

Nhƣ vậy thông qua điều tra chúng ta có thể thấy đƣợc một số thông tin về chủ hộ. Từ đó có thể thấy đƣợc khả năng thích ứng của ngƣời dân đối với thiên tai, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan nhƣ thế nào. Cũng qua điều tra hộ ta thấy đƣợc trình độ văn hoá của ngƣời đân,nhận thức của họ thế nào đối với việc phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan. Ngoài ra từ việc điều tra hộ ta có thể thấy việc tham gia vào các cuộc họp cũng nhƣ các hoạt động khác đều do chủ hộ quyết định, trong một số trƣờng hợp nhƣ chủ hộ đi vắng hay bận việc gì thì mới có ngƣời quyết định thay.

3.2.2. Các nguồn thu nhập chính của nhóm hộ điều tra

Bảng 3.3. Xếp hạng các nguồn thu nhập chính tại xã Hưng Hòa

TT Nguồn thu nhập Trước 90 90-95 96-2001 2002-2007 2007-2012 Xếp hạng theo các thời kỳ

1 Sản xuất nông nghiệp 2 1 1 1 1

2 Trồng cói – làm chiếu 1 2 2 5 5

3 Đi làm thuê 4 4 5 3 3

4 Chăn nuôi 2 3 3 4 4

5 Nuôi trồng thủy sản 0 5 4 2 2

Nguồn: Số liệu điều tra, năm 2012

Qua các giai đoạn mức độ đóng góp vào tổng thu nhập của từng hoạt động có sự thay đổi. Trƣớc năm 1990 nghề trồng cói – làm chiếu có vị trí số 1 trong tổng thu nhập nhƣng từ năm 1990 – nay thì sản xuất nông nghiệp chiếm vị trí số 1 và hiện nay nghề trồng cói chỉ đóng góp trong tổng thu nhập ở mức độ cuối cùng. Điều này là do tình trạng xâm nhập mặn ngày càng lớn, xảy ra thƣờng xuyên và trên diện rộng làm cho diện tích cói co dần lại, thêm vào đó từ năm 2004 đến nay, sau khi có dự án phát triển thuỷ sản. Số diện tích còn lại, do điều tiết nƣớc mặn để nuôi tôm, cây cói bị nhiễm mặn nên không đạt đƣợc năng suất nhƣ trƣớc kia. Nghề chiếu cói đang ngày càng gặp khó, do thiếu nguyên liệu, đầu ra bị thu hẹp, sản phẩm khó cạnh tranh với các loại chiếu khác và thu nhập từ nghề thấp...

Thu nhập từ NTTS có sự thay đổi rõ rệt, trƣớc năm 1990 không có thu nhập mà chủ yếu là khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên từ RNM, vùng cửa sông… nhƣng hiện nay thu nhập từ NTTS chiếm vị trí số 2 trong tổng thu nhập. Do năm 2004 đến nay, có dự án phát triển thuỷ sản phần diện tích trong đê 42 đƣợc sử dụng để NTTS và trồng cói. Một phần diện tích ngoài đê có RNM nhƣng trƣớc biến đổi bất thƣờng của thời tiết, sự tác động của con ngƣời thì một phần diện tích RNM đã bị chết và các số hộ dân đã sử dụng phần diện tích đó để NTTS, thu nhập từ NTTS đƣợc xem là nguồn thu làm thay đổi đời sống cho ngƣời dân xã Hƣng Hòa.

Thu nhập từ đi làm thuê do Hƣng Hòa là xã ven thành phố Vinh nên trong thời gian nông nhàn các lao động có thể vào TP để làm công theo ngày, trƣớc đây thì lực lƣợng lao động này khá đông nhƣng hiện nay do đa dạng hóa ngành nghề,

yêu cầu về lao động cao thêm vào đó thời tiết biến đổi thất thƣờng nên thời vụ cũng thay đổi nên thời gian nông nhàn không còn nhiều, thu nhập từ làm thuê đã giảm. Thu nhập từ chăn nuôi từ trƣớc đến nay đối với cộng đồng nơi đây vẫn là thứ yếu, họ chăn nuôi gia cầm mà chủ yếu là vịt, đại gia súc lấy sức cày kéo. Do Hƣng Hòa có RNM nên thức ăn cho vịt rất dồi dào.

3.3. Những biểu hiện của biến đổi khí hậu tại xã Hƣng Hòa, Tp Vinh, Nghệ An

Nghệ An là một trong những tỉnh miền Trung có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt. Kết quả điều tra phỏng vấn các cán bô ̣ lãnh đa ̣o cấp xã /huyê ̣n và ngƣời dân đi ̣a phƣơng ta ̣i khu vƣ̣c nghiên cƣ́u cho thấy các hiê ̣n tƣợng cƣ̣c đoan có liên quan đến thời tiết, đã và đang xuất hiê ̣n với tầ n xuất và cƣờng đô ̣ ngày càng tăng trên đi ̣a bàn xã Hƣng Hòa trong thời gian gần đây . Bảng 3.4 dƣới đây phản ánh ý kiến của nhƣ̃ng ngƣời đƣợc phỏng vấn ta ̣i Hƣng Hòa về thiên tai và các hiê ̣n tƣợng cƣ̣c đoan xảy ra trên địa bàn và cả m nhâ ̣n của ho ̣ về xu hƣớng biến đổi của chúng trong khoảng 10-15 năm trở la ̣i đây.

Bảng 3.4. Các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra tại xã Hưng Hòa

TT Thiên tai Biểu hiện

Số lƣợng ngƣời có ý kiến

1 Bão, lốc Số lƣợng cơn bão nhiều hơn và mùa mƣa bão

kéo dài hơn 79/90

2 Hạn hán Đến sớm, kéo dài hơn, cƣờng độ mạnh hơn 88/90

3 Mƣa Số cơn mƣa giảm đi nhƣng lƣơ ̣ng mƣa tăng

lên 88/90

4 Xâm nhập mặn Xuất hiện hàng năm, cƣờng độ mạnh hơn 90/90

5 Nƣớc biển dâng Ngày càng tăng lên 83/90

6 Nắng nóng Nhiệt độ cao, thời gian kéo dài hơn 90/90

7 Thiếu nƣớc ngọt Ngày càng trầm trọng 87/90

Ba hiện tƣợng đƣợc cho là ảnh hƣởng nhiều nhất đến ngƣời dân là bão, xâm nhập mặn và nắng nóng. Tiêu chí để ngƣời dân địa phƣơng xếp hạng các hiện tƣợng thời tiết cực đoan là: tần suất xuất hiện của hiện tƣợng, tác động của hiện tƣợng đến đời sống, sản xuất, cộng đồng …,khả năng khắc phục và thích ứng của bản thân gia đình họ. Theo tiêu chí đó sự xếp hạng các hiện tƣợng thời tiết cực đoan đƣợc thể hiện qua Bảng 3.5.

Bảng 3.5 . Xếp hạng những hiê ̣n tượng thời tiết cực đoan tại Hưng Hòa

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng tại xã Hưng Hòa - thành phố Vinh - tỉnh Nghệ An (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)