1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐỀ TÀI “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần và Phát triển Dịch vụ Bưu điện Quảng Nam” potx

32 881 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 341 KB

Nội dung

Thông qua phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, ta sẽ thấy được năng lựcquản lí và sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp, từ đó giúp doanh nghiệp tìm ranhững điểm mạnh, điểm yếu của

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 4

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 4

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4

4 Phương pháp nghiên cứu 5

5 Bố cục 5

Chương 1: Cơ sở lí luận về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh 6

1.1 Một số khái niệm về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh 6

1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh 7

1.2.1 Nhân tố bên trong doanh nghiệp 7

1.2.2 Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 8

1.3 Nội dung của phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh 9

1.3.1 Phân tích hiệu quả cá biệt 9

1.3.2 Phân tích hiệu quả tổng hợp 12

Chương 2: Phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Xây lắp và Phát triển Dịch vụ Bưu điện Quảng Nam 15

2.1 Khái quát về công ty Cổ phần xây lắp và Phát triển Dịch vụ Bưu điện Quảng Nam 15 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 15

2.1.2 Ngành nghề kinh doanh 16

2.1.3 Tổ chức quản lí 16

2.2 Phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty 17

2.2.1 Hiệu quả cá biệt 17

2.2.2 Hiệu quả tổng hợp 22

Chương 3: Đánh giá chung hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty và đề xuất giải pháp 28

3.1 Đánh giá chung hiệu quả hoạt động của công ty Cổ phần Xây lắp và Phát Triển Dịch vụ Bưu điện Quảng Nam 28

3.2 Đề xuất một số giải pháp giúp cho hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả hơn 29

3.2.1 Cải thiện doanh thu 29

Trang 3

3.2.2 Giảm thiểu chi phí 30

3.2.3 Một số giải pháp khác 30

KẾT LUẬN 31

BẢNG NHỮNG TỪ VIẾT TẮT 32

Tài Liệu Tham Khảo 33

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Hiệu quả hoạt động kinh doanh luôn là mối quan tâm hàng đầu của không chỉ bảnthân doanh nghiệp mà kể cả nhà đầu tư, ngân hàng, khách hàng,… Nhất là khi ViệtNam đang trong giai đoạn hội nhập với nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp đứngtrước những cơ hội và thách thức, chịu tác động của qui luật cung cầu, qui luật giá trị

và nhất là qui luật cạnh tranh, đòi hỏi các doanh nghiệp phải thay đổi, tìm ra cho mìnhmột hướng đi tốt nhất, mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất

Lợi nhuận là cái đích cuối cùng mà doanh nghiệp hướng đến, thế nhưng khôngthể lấy nó làm chỉ tiêu để đánh giá xem doanh nghiệp đó hoạt động có hiệu quả haykhông, mà phải xem mức lợi nhuận đó đã tương xứng với qui mô của doanh nghiệphay chưa? Một đồng doanh nghiệp bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận?Doanh nghiệp có sử dụng hiệu quả nguồn lực của mình hay không? Và đó là nhữngvấn đề mà phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh sẽ cho chúng ta câu trả lời

Thông qua phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, ta sẽ thấy được năng lựcquản lí và sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp, từ đó giúp doanh nghiệp tìm ranhững điểm mạnh, điểm yếu của mình và có những giải pháp thiết thực Ngoài ra, nócòn giúp nhà đầu tư có được quyết định chuẩn xác để việc đầu tư mang lại hiệu quả,giúp ngân hàng cân nhắc trong vấn đề cho vay vốn,… Đó là lý do em chọn đề tài

“Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần và Phát triển Dịch vụBưu điện Quảng Nam”

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Thông qua tìm hiểu, nghiên cứu các khoản mục doanh thu, chi phí, lợi nhuận,…phân tích các chỉ tiêu hoạt động, chỉ tiêu tài chính để tìm ra những mặt tốt cũng nhưnhững mặt hạn chế của doanh nghiệp Đồng thời, tiến hành so sánh giữa các năm đểthấy được xu hướng và tìm ra nguyên nhân của sự thay đổi Từ đó đưa ra những biệnpháp cải thiện hợp lí, giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

+ Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố phản ánh hiệu quả kinh doanh của công ty nhưdoanh thu, chi phí, lợi nhuận, và các chỉ số tài chính của công ty

+ Phạm vi nghiên cứu:

- Phạm vi thời gian: Phân tích số liệu từ năm 2009 đến năm 2010

Trang 5

- Phạm vi không gian: Báo cáo tài chính tại công ty Cổ phần Xây lắp và Pháttriển Dịch vụ Bưu điện Quảng Nam.

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp so sánh

- Phương pháp cân đối liên hệ

- Phương pháp phân tích tương quan

- Phương pháp thống kê

5 Bố cục

Bài viết gồm 3 phần

Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

Chương 2: Phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần

Xây lắp và Phát triển Dịch vụ Bưu điện Quảng Nam

Chương 3: Đánh giá chung hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty và đề xuất

một số giải pháp

Trang 6

Chương 1: Cơ sở lí luận về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

1.1 Một số khái niệm về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

* Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế, biểu hiện tậptrung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác và sử dụngcác nguồn lực trong quá trình sản xuất nhằm thực hiện các mục tiêu kinh doanh củadoanh nghiệp để đạt được hiệu quả cao nhất hay thu được lợi nhuận lớn nhất với chiphí thấp nhất Nó phản ánh mối quan hệ giữa kết quả thu được so với chi phí đã bỏ ra

để đạt được kết quả đó trong từng thời kỳ

* Phân tích

Phân tích là sự phân chia, chia nhỏ sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ hữu cơgiữa các bộ phận cấu thành nên sự vật, hiện tượng đó

* Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là đi sâu nghiên cứu quá trình và kếtquả hoạt động kinh doanh theo yêu cầu của quản lý kinh doanh, căn cứ vào các tài liệuhạch toán và các thông tin kinh tế khác, bằng những phương pháp nghiên cứu thíchhợp, phân giải mối quan hệ giữa các hiện tượng kinh tế nhằm làm rõ bản chất của hoạtđộng kinh doanh, nguồn tiềm năng cần được khai thác, trên cơ sở đó đề ra các biệnpháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp

Bản chất của hiệu quả kinh doanh là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiếtkiệm lao động xã hội, đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng và của xãhội nói chung Đây là hai mặt có mối quan hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả kinhdoanh gắn liền với hai quy luật tương ứng của nền sản xuất xã hội là quy luật năngsuất lao động và quy luật tiết kiệm thời gian Chính việc khan hiếm nguồn lực và việc

sử dụng chúng có tính chất cạnh tranh nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của xãhội đặt ra yêu cầu phải khai thác, tận dụng triệt để và tiết kiệm các nguồn lực Để đạtđược mục tiêu kinh doanh buộc phải chú trọng các điều kiện nội tại phát huy năng lực,hiệu năng của các yếu tố sản xuất và tiết kiệm chi phí

Yêu của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là phải đạt kết quả tối đa với chiphí tối thiểu Nói một cách tổng quát, hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh trình

độ và năng lực quản lý, đảm bảo thực hịên có kết quả cao những nhiệm vụ kinh tế - xãhội đặt ra với chi phí thấp nhất

Trang 7

*Phân tích hiệu quả tài chính của doanh nghiệp

Phân tích hiệu quả tài chính của doanh nghiệp là xem xét ảnh hưởng của chínhsách tài trợ đối với khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu phổ biến thường được

sử dụng là chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sỏ hữu (ROE) Tùy theotừng loại hình công ty mà có thể điều chỉnh lại lợi nhuận sau thuế để phân tích

1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh

1.2.1 Nhân tố bên trong doanh nghiệp

Nhân tố vốn: Đây là một nhân tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh

nghiệp thông qua khối lượng (nguồn) vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinhdoanh, khả năng phân phối, đầu tư có hiệu quả các nguồn vốn, khả năng quản lý có

hiệu quả các nguồn vốn kinh doanh Nó phản ánh sự phát triển của doanh nghiệp và là

sự đánh giá về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kinh doanh

Nhân tố con người: Trong sản xuất kinh doanh con người là yếu tố quan trọng

hàng đầu để đảm bảo thành công Lực lượng lao động có thể sáng tạo ra công nghệ, kỹthuật mới và đưa chúng vào sử dụng tạo ra tiềm năng lớn cho việc nâng cao hiệu quảkinh doanh Cũng chính lực lượng lao động sáng tạo ra sản phẩm mới với kiểu dángphù hợp với cầu của người tiêu dùng, làm cho sản phẩm của doanh nghiệp có thể bánđược tạo cơ sở để nâng cao hiệu quả kinh doanh Lực lượng lao động tác động trựctiếp đến năng suất lao động, trình độ sử dụng các nguồn lực khác nên tác động trựctiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Nhân tố trình độ kỹ thuật công nghệ: Trình độ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến

cho phép doanh nghiệp chủ động nâng cao chất lượng hàng hoá, năng suất lao động và

hạ giá thành sản phẩm Các yếu tố này tác động hầu hết đến các mặt về sản phẩm Nhờvậy doanh nghiệp có thể tăng khả năng cạnh tranh của mình, tăng vòng quay của vốnlưu động, tăng lợi nhuận đảm bảo cho quá trình tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp

Nhân tố quản trị doanh nghiệp: Nhân tố này đóng vai trò quan trọng đối với

hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Quản trị doanh nghiệp chú trọng đếnviệc xác định cho doanh nghiệp một hướng đi đúng đắn trong một môi trường kinhdoanh ngày càng biến động Chất lượng của chiến lược kinh doanh là nhân tố đầu tiên

và quan trọng nhất quyết định sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp Kếtquả và hiệu quả hoạt động của quản trị doanh nghiệp đều phụ thuộc rất lớn vào trình

độ chuyên môn của đội ngũ các nhà quản trị cũng như cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị

Trang 8

doanh nghiệp, việc xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận, cánhân và thiết lập các mối quan hệ giữa các bộ phận trong cơ cấu tổ chức đó

Hệ thống trao đổi và xử lý thông tin: Thông tin được coi là một hàng hoá, là

đối tượng kinh doanh và nền kinh tế thị trường hiện nay được coi là nền kinh tế thôngtin hoá Để đạt được thành công khi kinh doanh trong đIều kiện cạnh tranh quốc tếngày càng gay gắt, các doanh nghiệp cần nhiều thông tin chính xác về cung cầu thịtrường hàng hoá, về công nghệ kỹ thuật, về người mua, về các đối thủ cạnhtranh Ngoài ra, doanh nghiệp còn rất cần đến các thông tin về kinh nghiệm thànhcông hay thất bại của các doanh nghiệp khác ở trong nước và quốc tế, cần biết cácthông tin về các thay đổi trong các chính sách kinh tế của Nhà nước và các nước khác

có liên quan

1.2.2 Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Tự nhiên: Tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Về cơ

bản thường tác động bất lợi đối với các hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là nhữngdoanh nghiệp sản xuất kinh doanh có liên quan đến tự nhiên Ngoài ra, nó còn ảnhhưởng đến các doanh nghiệp như vấn đề tiếng ồn, ô nhiễm môi trường và các doanhnghiệp phải cùng nhau giải quyết

Kinh tế: Bao gồm các yếu tố như tốc độ tăng trưởng và sự ổn định của nền kinh

tế, sức mua, sự ổn định của giá cả, tiền tệ, lạm phát, tỷ giá hố đoái tất cả các yếu tốnày đều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Những biếnđộng của các yếu tố kinh tế có thể tạo ra cơ hội và cả những thách thức với doanhnghiệp Để đảm bảo thành công của hoạt động doanh nghiệp trước biến động về kinh

tế, các doanh nghiệp phải theo dõi, phân tích, dự báo biến động của từng yếu tố để đưa

ra các giải pháp, các chính sách tương ứng trong từng thời điểm cụ thể nhằm tận dụng,khai thác những cơ hội , né tránh, giảm thiểu nguy cơ và đe dọa Khi phân tích, dự báo

sự biến động của các yếu tố kinh tế, để đưa ra kết luận đúng, các doanh nghiệp cần dựavào một số căn cứ quan trọng như các số liệu tổng hợp của kì trước, các diễn biến thực

tế của kì nghiên cứu,các dự báo của nhà kinh tế lớn

Sự phát triển của khoa học kỹ thuật: đây là nhân tố ảnh hưởng mạnh, trực tiếp

đến doanh nghiệp Các yếu tố công nghệ thường biểu hiện như phương pháp sản xuấtmới, kĩ thuật mới, vật liệu mới, thiết bị sản xuất, các bí quyết, các phát minh, phầnmềm ứng dụng Khi công nghệ phát triển, các doanh nghiệp có điều kiện ứng dụngcác thành tựu của công nghệ để tạo ra sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao hơn nhằm

Trang 9

phát triển kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh Tuy vậy, nó cũng mang lại chodoanh nghiệp nguy cơ tụt hậu, giảm năng lực cạnh tranh nếu doanh nghiệp không đổimới công nghệ kịp thời.

Văn hóa - Xã hội: ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động quản trị và kinh doanh của

một doanh nghiệp Doanh nghiệp cần phải phân tích các yếu tố văn hóa, xã hội nhằmnhận biết các cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra Mỗi một sự thay đổi của các lực lượngvăn hóa có thể tạo ra một ngành kinh doanh mới nhưng cũng có thể xóa đi một ngànhkinh doanh

Chính trị - Pháp luật: gồm các yếu tố chính phủ, hệ thống pháp luật, xu hướng

chính trị các nhân tố này ngày càng ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp

Sự ổn định về chính trị, nhất quán về quan điểm, chính sách lớn luôn là sự hấp dẫn củacác nhà đầu tư Trong xu thế toàn cầu hiện nay, mối liên hệ giữa chính trị và kinhdoanh không chỉ diễn ra trên bình diện quốc gia mà còn thể hiện trong các quan hệquốc tế Để đưa ra được những quyết định hợp lí trong quản trị doanh nghiệp, cần phảiphân tích, dự báo sự thay đổi của môi trường trong từng giai đoạn phát triển

 Ngoài ra còn có nhân tố Đoàn thể, các lực lượng chính trị, xã hội, nguồn nhânlực xã hội, quốc gia, môi trường hội nhập - quốc tế, nhà cung cấp, khách hàng, đối thủcạnh tranh, đối thủ tiềm ẩn, sản phẩm thay thế, thị trường lao động

1.3 Nội dung của phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

1.3.1 Phân tích hiệu quả cá biệt

1.3.1.1 Hiệu suất sử dụng tài sản doanh nghiệp

Hiệu suất sử dụng tài sản được thể hiện bằng mối quan hệ giữa kết quả đạt đượctrên tài sản của doanh nghiệp Nếu sử dụng “Giá trị sản xuất” để thể hiện kết quả, ta cóchỉ tiêu sau:

Giá trị sản xuất Hiệu suất sử dụng =

tài sản Tổng tài sản bình quân

Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản thể hiện một đồng tài sản đầu tư tại doanhnghiệp sẽ tạo ra bao nhiêu đồng giá trị sản xuất Giá trị chỉ tiêu này càng cao chứng tỏhiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng lớn, khả năng tạo ra và cung cấp củacải cho xã hội càng cao và kéo theo hiệu quả của doanh nghiệp cũng sẽ lớn

Trang 10

Ngoài ra, doanh thu và thu nhập của những họat động khác cũng là chỉ tiêu phảnánh kết quả của doanh nghiệp Hiệu suất sử dụng tài sản trong trường hợp này đượcthể hiện:

Nếu chỉ xem xét hiệu suất sử dụng tài sản trong lĩnh vực kinh doanh thuần túy thìchỉ tính doanh thu thuần trong lĩnh vực kinh doanh để thể hiện kết quả kinh doanh củadoanh nghiệp Hiệu suất sử dụng tài sản trong trường hợp này còn gọi là số vòng quaycủa tài sản Nó được xem xét trên mối quan hệ giữa tài sản với doanh thu thuần vàđược tính như sau:

Chỉ tiêu trên phụ thuộc vào từng lĩnh vực kinh doanh, nhưng cũng phụ thuộc vàotrình độ, khả năng quản lý, tổ chức sản xuất của từng doanh nghiệp Chỉ tiêu trên thểhiện một đồng tài sản tạo ra được bao nhiêu doanh thu và như vậy nó thể hiện khảnăng, hiệu quả quản lý của doanh nghiệp

Chỉ tiêu số vòng quay tài sản không đánh giá tốc độ luân chuyển của các TSCĐ,

nó thể hiện một vòng quay không đầy đủ do các loại tài sản khác nhau

Bằng phép so sánh giữa các đơn vị trong cùng một doanh nghiệp, chúng ta có thểđánh giá cụ thể hơn hiệu suất sử dụng tài sản tại doanh nghiệp để có biện pháp nângcao hiệu quả hoạt động kinh doanh Cũng tương tự như vậy, nếu thay doanh thu bằnggiá trị sản xuất, giá trị gia tăng thì ta có những chỉ tiêu phản ảnh khác nhau

1.3.1.2 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp

Đối với các DNSX, giá trị sản xuất hình thành chủ yếu từ năng lực TSCĐ nên đểthể hiện hiệu quả cá biệt về việc sử dụng TSCĐ, có thể tính hiệu suất sử dụng TSCĐtheo các chỉ tiêu sau:

Giá trị sản xuất Hiệu suất sử dụng TSCĐ =

Nguyên giá bình quân TSCĐ

Trang 11

DTT SXKD

Hiệu suất sử dụng TSCĐ =

Nguyên giá bình quân TSCĐ

Các chỉ tiêu này phản ánh một đồng nguyên giá tài sản cố định đem lại bao nhiêuđồng giá trị sản xuất, hoặc đồng doanh thu Trị giá các chỉ tiêu càng lớn chứng tỏ hiệusuất sử dụng tài sản cố định càng cao

1.3.1.3 Hiệu suất sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp

Hiệu suất sử dụng vốn lưu động được xem xét qua nhiều chỉ tiêu thể hiện tốc độluân chuyển vốn lưu động như số vòng quay bình quân của vốn lưu động hoặc hệ sốđảm nhiệm vốn lưu động, số ngày bình quân của một vòng quay vốn lưu động

DTT

Số vòng quay = (vòng)

bình quân của VLĐ VLĐ bình quân

Chỉ tiêu này cho thấy số vòng quay của VLĐ trong kỳ phân tích hay một đồngVLĐ bỏ ra thì đảm nhiệm bao nhiêu đồng doanh thu thuần Trị giá của chỉ tiêu nàycàng lớn chứng tỏ VLĐ quay càng nhanh Đó là kết quả của việc quản lý vốn hợp lýtrong các khâu dự trữ, tiêu thụ và thanh toán, tạo tiền đề cho tình hình tài chính lànhmạnh Hiệu suất sử dụng vốn lưu động có thể được tính cho từng loại tài sản, từng giaiđoạn công việc Hiệu suất này thay đổi không những phụ thuộc vào doanh thu mà cònphụ thuộc nhiều vào sự tăng giảm từng loại tài sản lưu động của doanh nghiệp

Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết để VLĐ quay được một vòng Hệ số nàycàng nhỏ thì tốc độ luân chuyển vốn lưu động càng lớn và chứng tỏ hiệu suất sử dụngvốn lưu động càng cao

Để phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động qua chỉ tiêu số vòng quay vốn lưuđộng (HVLĐ), ta so sánh số vòng quay VLĐ giữa kỳ phân tích với kỳ gốc

Trang 12

VLĐ bình quân kỳ phân tích VLĐ bình quân kỳ gốc

Việc phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động cũng cần phải làm rõ số vốn tiếtkiệm (-) hay lãng phí (+) do thay đổi tốc độ luân chuyển bằng công thức:

1

11

VLÂ VLÂ H H

DT

360

0 1

DT

với DT1 là doanh thu thuần kỳ phân tích

N1, N0 lần lượt là số ngày một vòng quay vốn lưu động kỳ phân tích, kỳ gốc

1.3.2 Phân tích hiệu quả tổng hợp

1.3.2.1 Phân tích khả năng sinh lời từ các họat động của doanh nghiệp

1.3.2.1.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần

Chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ giữa các chỉ tiêu kết quả của doanh nghiệp,một bên là lợi nhuận, một bên là khối lượng cung cấp cho xã hội như giá trị sản xuất,doanh thu Trị giá của chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả của doanh nghiệp càng

Trang 13

lớn, đồng thời còn cho biết ngành hàng có tỷ suất lợi nhuận cao Khi sử dụng số liêu từbáo cáo tài chính, chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận được xác định:

1.3.2.1.2 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần SXKD

Tỷ lệ này phản ánh mức sinh lãi của một đồng doanh thu khi tiêu thụ sản phẩmhàng hóa

1.3.2.2 Phân tích khả năng sinh lời tài sản

1.3.2.2.1 Tỷ suất sinh lợi của tài sản (ROA)

Chỉ tiêu này phản ánh, cứ 100 đồng tài sản đầu tư tại doanh nghiệp sẽ tạo ra baonhiêu đồng lợi nhuận trước thuế Chỉ tiêu ROA càng cao phản ánh khả năng sinh lờitài sản càng lớn

Để làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu tỷ suất sinh lời tài sản, chỉ tiêuROA còn được chi tiết qua phương trình Dupont:

Tỷ suất

Sinh lời tài sản = =

Lợi nhuận trước thuế

x 100% Tổng tài sản bình quân

Trang 14

sản Tài

Doanh thu Doanh thu

thuế ước nhuận tr Lợi

sản tài lời sinh suất

1.3.2.2.2 Tỷ suất sinh lời kinh tế của tăi sản (RE)

Để thấy rõ thật sự hiệu quả của hoạt động thuần kinh tế ở doanh nghiệp, ta sửdụng chỉ tiíu tỷ suất sinh lời kinh tế Chỉ tiíu năy được xâc định như sau:

quân sản bình tài

Tổng

vay lãi phí Chi thuế ước nhuận tr Lợi

kinh tế lời

sinh suất

Tỷ suất năy đânh giâ khả năng sinh lợi của vốn đầu tư so với câc chi phí cơ hộikhâc Âp dụng tỷ suất năy, doanh nghiệp sẽ có quyết định nín huy động từ vốn chủ sởhữu hay huy động vốn vay Nếu tỷ suất sinh lời kinh tế của doanh nghiệp lớn hơn lêisuất vay thì doanh nghiệp nín tiếp nhận câc khoản vay vă tạo ra phần tích lũy chongười chủ sở hữu Về phía câc nhă đầu tư, chỉ tiíu năy lă căn cứ để xem xĩt đầu tư văođđu lă có hiệu quả nhất

Trang 15

Chương 2: Phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty

Cổ phần Xây lắp và Phát triển Dịch vụ Bưu điện Quảng Nam

2.1 Khái quát về công ty Cổ phần xây lắp và Phát triển Dịch vụ Bưu điện Quảng Nam

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Công ty Cổ phần Xây lắp và Phát triển Dịch vụ Bưu điện Quảng Nam là mộttrong những doanh nghiệp cổ phần sớm nhất của tập đoàn Bưu chính Viễn thông ViệtNam Công ty được thành lập từ năm 2002 tại Quảng Nam trên cơ sở góp vốn củaTổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, các cổ đông pháp nhân và thể nhânkhác, là công ty cổ phần với vốn điều lệ là 15 tỷ đồng, trong đó nhà nước chiếm 35%

2002 Tổng công ty Viễn thông Việt Nam ra quyết định thành lập công ty Cổ phần Xâylắp và Phát triển Dịch vụ Bưu điện Quảng Nam nhằm thi công các công trình xây lắpcủa ngành Ngày 21/07/2009 công ty được Tổng cục TC – ĐL – CL cấp chứng nhậnTCVN ISO 9001:2000

Công ty đã thực hiện niêm yết Cổ phiếu phổ thông tại Sở giao dịch chứng khoán

Hà Nội theo Quyết định số 661/QĐ-SGDHN ngày 22/09/2010 của sở giao dịch chứngkhoán Hà Nội với mã chứng khoán là QCC

Trang 16

2.1.2 Ngành nghề kinh doanh

 Thi công xây lắp các công trình bưu chính – viễn thông, cơ, điện và điện lạnh,công trình xây lắp dân dụng, giao thông, thủy lợi, các công trình về phát thanh –truyềnhình

 Tư vấn kỹ thuật, lập dự án đầu tư, thiết kế, th.ẩm định, chuyển giao kỹ thuậtcông nghệ chuyên ngành bưu chính viễn thông, điện, điện tử, điện lạnh và tin học

 Mua bán vật tư, hàng hóa, thiết bị bưu chính - viễn thông, điện tử, tin học, cơ,điện, điện lạnh và các thiết bị tin học

 Bảo trì, bảo dưỡng, hỗ trợ vận hành các thiết bị bưu chính, viễn thông, điện tử,tin học

 Kinh doanh phát triển các dịch vụ bưu chính

 Cho thuê tài sản hoạt động, cho thuê các sản phẩm, thiết bị bưu chính viễnthông, điện tử, tin học

 Dịch vụ vận chuyển hàng hóa đường bộ

 Kinh doanh dịch vụ khách sạn

 Sản xuất sản phẩm cột bê tông ly tâm, cấu kiện bê tông

 Đầu tư, kinh doanh cơ sở hạ tầng, nhà đất

 Cung cấp các dịch vụ gia tăng giá trên mạng Internet

 Kinh doanh dịch vụ đo kiểm viễn thông

2.1.3 Tổ chức quản lí

Ngày đăng: 15/03/2014, 18:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG NHỮNG TỪ VIẾT TẮT - ĐỀ TÀI “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần và Phát triển Dịch vụ Bưu điện Quảng Nam” potx
BẢNG NHỮNG TỪ VIẾT TẮT (Trang 31)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w