1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

41 1,6K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 2,01 MB

Nội dung

Ngày nay, trên con đường đổi mới và hội nhập kinh tế thế giới, hơn lúc nào hết, dân tộc ta cần phải tiếp tục bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá quý báu của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trong đời sống đương đại để tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước, giữ vững chủ quyền và độc lập của quốc gia, dân tộc. Nhận thức được vai trò của tín ngưỡng thờ cũng tổ tiên, đặc biệt là tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã trở thành triết lý nhân văn sâu sắc, động lực tinh thần của dân tộc Việt Nam, hình thành nên nét đặc sắc của văn hóa nhân loại, cho nên tôi mạnh dạn chọn đề tài “ Giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” để làm đề tài nghiên cứu của mình. Hơn thế nữa ,là một con người của thế hệ trẻ, được tiếp xúc với nhiều cái mới , lối sống mới, suy nghĩ mới, tuy nhiên không vì thế mà tôi quên đi cội nguồn cũng như những gì quý báu mà cha ông ta để lại.Cho nên qua việc tìm hiểu để hoàn thành đề tài của mình, tôi muốn hiểu rõ hơn về giá trị và ý nghĩa của lễ hội Hùng Vương, đặc biệt là tín ngưỡng thờ cũng Hùng Vương. Bên cạnh đó khẳng định những giá trị và tôn vinh giá trị văn hóa tinh thần linh thiêng của vùng đất Phú Thọ, một mảnh đất hùng thiêng của nước Việt ta. Ngoài ra tôi muốn tìm hiểu về công cuộc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của mỗi cá nhân và các cơ quan đoàn thể ở nước ta trong việc bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở tỉnh Phú Thọ.

Trang 1

MỤC LỤC

A MỞ ĐẦU 3

1 Lý do chọn đề tài 3

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6

3 Mục tiêu nghiên cứu 7

4 Đối tượng-phạm vi nghiên cứu 8

5 Phương pháp nghiên cứu 8

6 Bố cục 9

B NỘI DUNG 9

Chương 1: Khái quát về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên 9

1.1 Khái niệm tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên 9

1.2 Nguồn gốc hình thành tín ngưỡng thờ tổ tiên 10

1.3 Nét độc đáo của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên 11

1.4 Ý nghĩa của việc thờ cúng tổ tiên 12

Chương 2: Lịch sử hình thành và phát triển tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương 13

2.1 Tín ngưỡng Hùng Vương từ thế kỉ XVIII tới những năm đầu của thế kỉ XX……… 13

2.2 Tín ngưỡng Hùng Vương nửa đầu thế kỉ XX 15

2.3 Tín ngưỡng Hùng Vương từ nửa sau thế kỉ XX đến nay 16

Chương 3: Tìm hiểu về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương 17

3.1 Kết quả về địa bàn nghiên cứu 17

3.1.1 Vị trí địa lí 17

3.1.2 Điều kiện tự nhiên 18

3.2 Nguồn gốc của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương 19

3.3 Đặc điểm của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương 19

Trang 2

3.4 Vai trò của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương 20

3.5 Ý nghĩa của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương 21

3.6 Thống kê các di tích tiêu biểu thờ Hùng Vương trong cả nước 23

Chương 4: Giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt thời nay 25

4.1 Giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy tín ngưỡng ở địa bàn khu di tích Đền Hùng 26

4.1.1 Quản lý việc sử dụng và bảo vệ khu di tích thờ Hùng Vương trên đất Phú Thọ 26

4.1.2 Tôn tạo, tu sửa Đền Hùng và Khu di tích Đền Hùng 27

4.1.3 Bảo vệ tập quán xã hội, nghi lễ và lễ hội thờ cúng Hùng Vương 27

4.2 Giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy tin ngưỡng trên bìn diện quốc gia 29 4.2.1 Xây dựng các thực thể Đền Hùng tại những địa phương chưa có Đền Hùng………… 29

4.2.2 Tăng cường quảng bá du lịch để phát huy giá trị lịch sử văn hoá ở các di tích……… 30

4.2.3 Khuyến khích cộng đồng tham gia bảo tồn các di tích 31

C KẾT LUẬN CHUNG 33

TÀI LIỆU THAM KHẢO 34

TƯ LIỆU ẢNH 36

Trang 3

A MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong tâm thức của những người con đất Việt từ bao đời nay, Hùng Vương

là vị tổ đã có công dựng nên quốc gia Văn Lang -nhà nướcc đầu tiên, sơ khai củadân tộc Việt Nam.Vua Hùng chính là tổ tiên chung của cả dân tộc Việt Nam ,là tổtiên của cộng đồng người Việt.Chính vì vậy, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đãtrở thành loại hình đặc sắc trong đời sống văn hóa tâm linh và tình cảm của các thế

hệ người dân Việt Nam, vừa thiêng liêng vừa cụ thể vừa là điểm tựa tinh thần tạonên sức mạnh dân tộc cùng nhau dựng nước và giữ nước Như Bác Hồ đã tổng kết

và khái quát thành chân lý của dân tộc và của cả thời đại “Các vua Hùng đã cócông dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” Đó cũng là biểu tượngcội nguồn khơi dậy sức mạnh đào kết và niềm tự hào dân tộc Với người Việt, vềvới đền Hùng Phú Thọ chính là cuộc hành hương trở về với cội nguồn “ Sự tử là

để sự vinh, sự vong là để sự tồn”, quan niệm truyền thống ấy của người Việt đãđược lưu truyên từ thế hệ này qua thế hệ khác Theo các nhà nghiên cứu văn hóa ,việc thờ Quốc Tổ Việt Nam chính là sự phát triển cao nhất của văn hóa thờ cúng tổtiên Điều đặc biệt trong giá trị văn hóa tâm linh này chính là ý thức hướng vềnguồn cội, là sự kết nối đồng bào Ý thức chung về nguồn cội, gắn kết nhữngngười cùng sinh ra từ 1 bọc trứng đã theo người Việt trong quá trình Nam tiến Thờcúng Hùng Vương là một tín ngưỡng có vị trí đặc biệt quan trọng trong tâm thứcđương đại, trong đời sống xã hội Các thể chế cũng như các vương triều trong lịch

sử đều đã rất chú trọng việc thờ cúng tổ tiên Cho nên có thể nói rằng đây là tín

ngưỡng có sức sống và nó là điểm tựa của quốc gia của cộng đồng Đồng thời nó

cũng là điểm tựa, là sợi chỉ đỏ để tạo ra sự đoàn kết của dân tộc Chính vì vậy lễhội đền Hùng được xem là đại lễ của dân tộc việt nam

Trang 4

“Dù ai đi ngược về xuôiNhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba

Dù ai buôn bán gần xaNhớ ngày giỗ Tổ tháng ba mùng mườiKhắp miền truyền mãi câu caNước non vẫn nước non này ngàn năm”

Trong cuộc đời của mỗi người dân Việt Nam, dù làm gì và sống ở đâu, aicũng muốn có lấy một lần trong cuộc đời có cơ hội hành hương về đền Hùng thắpnén nhang để tưởng nhớ công ơn của các vị vua Hùng và tham dự lễ hội giỗ TổHùng Vương Hàng năm cứ mỗi độ "Tết đến, xuân về”, trên ngọn núi Nghĩa Lĩnhlinh thiêng , những người con đất Việt đều đổ về đây dâng hương để tỏ lòng thànhkính, biết ơn và tri ân của mình với các vị vua Hùng Có lẽ trên thế giới chưa cómột nơi nào mà cả nước lại có tín ngưỡng thờ chung một Ông Tổ, có chung một tổtiên như nước Việt Nam ta Cư dân Việt lập làng ở đâu thì lập đền thờ tổ tiên ở đó

Vì thế mà từ Nghĩa Lĩnh đến Tây Nguyên xa xôi hay đồng bào Sông Cửu Longđều có đền thờ Quốc Tổ, nhưng đền Hùng (Phú Thọ) luôn được coi là nơi thờphụng vua Hùng chính của cả nước từ xưa đến nay

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương từ trước đến nay luôn mang một giátrị văn hóa đặc biệt trong thế giới tâm linh của người Việt Không những thế nócũng mang những giá trị văn hóa lịch sử đáng trân trọng Chính vì giá trị của di sản

là thể hiện lòng tôn kính đối với Tổ tiên, sức sống trường tồn và mạnh mẽ cùngvới thời gian nên “ Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” đã được UNESCO côngnhận là di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại ngày 6/12/2012 tại Paris

Trang 5

Ngày nay, trên con đường đổi mới và hội nhập kinh tế thế giới, hơn lúcnào hết, dân tộc ta cần phải tiếp tục bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá quýbáu của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trong đời sống đương đại để tiếp tụcđẩy mạnh sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước, giữ vững chủ quyền và độc lậpcủa quốc gia, dân tộc Nhận thức được vai trò của tín ngưỡng thờ cũng tổ tiên, đặcbiệt là tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã trở thành triết lý nhân văn sâu sắc,động lực tinh thần của dân tộc Việt Nam, hình thành nên nét đặc sắc của văn hóanhân loại, cho nên tôi mạnh dạn chọn đề tài “ Giải pháp nhằm bảo tồn và phát huytín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” để làm đề tài nghiên cứu của mình Hơn thếnữa ,là một con người của thế hệ trẻ, được tiếp xúc với nhiều cái mới , lối sốngmới, suy nghĩ mới, tuy nhiên không vì thế mà tôi quên đi cội nguồn cũng nhưnhững gì quý báu mà cha ông ta để lại.Cho nên qua việc tìm hiểu để hoàn thành đềtài của mình, tôi muốn hiểu rõ hơn về giá trị và ý nghĩa của lễ hội Hùng Vương,đặc biệt là tín ngưỡng thờ cũng Hùng Vương Bên cạnh đó khẳng định những giátrị và tôn vinh giá trị văn hóa tinh thần linh thiêng của vùng đất Phú Thọ, mộtmảnh đất hùng thiêng của nước Việt ta Ngoài ra tôi muốn tìm hiểu về công cuộcgiữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của mỗi cá nhân và các cơ quan đoàn thể ởnước ta trong việc bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở tỉnhPhú Thọ

Trang 6

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Cho đến thời điểm hiện nay đã có rất nhiều tài liệu, sách, các bài báo vàcác cuộc hội thảo bàn về tín ngưỡng thờ cũng Hùng Vương Trong đó phải kể đếncuốn “Thần người và đất Việt” (2006) của tác giả Tạ Trí Đại Trường Cuốn sách

đã gây được tiếng vang trong học giới, vì cách liên nghĩa và cắt nghĩa tài tình cáctín lý, các biểu tượng tâm linh tưởng chừng như đã quen thuộc Quyển sách mở racho người đọc một cách nhìn về Văn hóa Tín Ngưỡng của người Việt Từ việc thờcúng cỏ cây, thần sông thần núi của người Việt Cổ đến những dòng tiên tri tản mạntrong dân gian miền Tây Nam Bộ, những giao thoa trong Văn Hóa tín ngưỡng giữadân tộc Việt Nam và Trung Quốc, giữa Việt Nam và nền Văn Hóa Chăm Đặc biệtông nhấn mạnh sự liên tục văn hóa để thấu hiểu hiện tượng tín ngưỡng trong tínhđơn nhất và sống động của nó Sự nghiên cứu của ông là một sự nghiên cứu cácthay đổi trong nghi thưc thờ cúng Tác gải đã giúp chúng ta thực hiện một cuộchành trình đi tìm lại diện mạo các thần linh trên đất Việt từ thời tối cổ cho tới thờihiện đại Qua đó giúp ta hiểu thêm về tín ngưỡng thờ thần của dân tộc Việt ta Ngoài ra có Thạc sỹ Lưu Thị Minh Toàn, trưởng phòng quản lý di tíchbảo tàng khu di tích lịch sử đền Hùng, có đề tài “ Nghiên cứu tín ngưỡng thờ cúngHùng Vương tại các di tích tiêu biểu trong cả nước” (2011) Đề tài đã làm rõ giá trị

và ý nghĩa của tín ngưỡng Hùng Vương trong quá trình lịch sử dân tộc, góp phầnvào việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam Góp phần chuẩn hóanội dung và nghi thức thờ cúng Vua Hùng tại các di tích trong cả nước

Bên cạnh đó cố giáo sư Trần Quốc Vượng đã có bài nghiên cứu về “ Tínngưỡng thờ cũng Hùng Vương” với tiêu đề “Căn bản triết lý đền Hùng và giỗ tổvua Hùng” Bài viết đã đề cập đến việc người Việt Nam đi từ việc thờ cúng tổ tiên

Trang 7

đến việc tôn thờ Hùng Vương Đó là sự tìm về với cội nguồn, là sự tôn thờ mộtthời đại, tôn trọng quyền của của con người, tôn trọng quyền của người dân.

Góp phần vào lịch sử nghiên cứu tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương khôngthể không nhắc đến PGS.TS Đặng Việt Bích, nghiên cứu viên cao cấp Viện VănHóa và Nghệ thuật Việt Nam đã có bài tham luận “ Hùng vương với sự hình thànhngười Việt và tục thờ cúng Hùng Vương”( 2011) Phó trưởng phòng Văn học,Cục Văn hóa cơ sở Lê Thị Hồng Phúc có bài nghiên cứu về “ Tín ngưỡng thờcúng Hùng Vương- tìm hiểu sự thờ cúng và phát huy giá trị trong bối cảnh toàncầu hóa”

Ở Việt nam hiện nay có rất nhiều tài liệu và các công trình nghiên cứu vềtín ngưỡng thờ Hùng Vương, nhưng các công trình các bài nghiên cứu đó chưa tậptrung vào các giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy ín ngưỡng thờ cúng Hùngvương Tuy nhiên những tài liệu trên là cơ sở, tiền đề, là những gợi ý cho tôi trongviệc nghiên cứu đề tài: “Giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy tín ngướng thờ cúngHùng Vương”

3 Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu về “ Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” là muốn làm rõ giá trịcủa tín ngưỡng thờ cũng Hùng Vương trong tiến trình lịch sử dân tộc.Và qua việctìm hiểu về lịch sử hình thành phát triển tín ngưỡng sẽ làm sáng tỏ đặc trưng riêngcủa tín ngưỡng này trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Trên cơ sở đó đề tài bước đầu đềxuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.Qua đó lưu giữ, kế thừa và phát huy những nét đẹp văn hóa đặc sắc trong đời sốngtâm linh người việt Đồng thời bày tỏ quan điểm của mình về việc giữ gìn nhữnggiá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống

Trang 8

4 Đối tượng-phạm vi nghiên cứu

Trong đề tài này đối tượng mà tôi hướng đến là “Giải pháp nhằm bảo tồn

và phát huy những giá trị văn hóa trong tín ngưỡn thờ cúng Hùng Vương” Đề tàiđược nghiên cứu trong phạm vi quần thể khu di tích đền Hùng ở xã Hy Cương,

thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ Đây là nơi thờ các vua Hùng có công dựng

nước, Tổ Tiên của dân tộc Việt Nam Ngày xa xưa vùng đất này là khu vực trungtâm của nước Văn Lang, nằm giữa hai dòng sông giống như hai dãy hào thiên

nhiên khổng lồ bao bọc lấy cố đô xưa của các vua Hùng Ở đề tài này tôi sẽ đi

nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên từ thế kỷXVIII cho đến nay, mối liên hệ giữa thờ cúng tổ tiên và tín ngưỡng thờ cúng vuaHùng để chứng tỏ rằng “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” luôn trường tồn vàphát triển bền vững cho đến tận thời đại bây giờ

5 Phương pháp nghiên cứu

Với đối tượng và mục tiêu nghiên cứu đã nêu trên, tôi sẽ sử dụng một sốphương pháp nhgiên cứu cụ thể Đầu tiên là phương pháp lịch sử-logic, tức lànghiên cứu vấn đề theo tiến trình thơi gian Ngoài ra để hoàn thành đề tài này, tôi

sử dụng phương pháp thu thập, tập hợp tài liệu, sau đó thựcc hiện phương phápphân tích, tổng hợp.Từ những tư liệu thu thập được tôi lựa chọn thông tin chínhxác, phân tích đánh giá nhằm đảm bảo tính khoa học của đề tài

Trang 9

6 Bố cục

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài có cấu trúc 4 chương:

Chương 1: Khái quát về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

Chương 2: Lịch sử hình thành và phát triển tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương Chương 3: Tìm hiểu về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Chương 4: Đề xuất giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ cúngHùng Vương trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt Nam thời hiện đại

B NỘI DUNG

Chương 1: Khái quát về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

1 Khái niệm tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

Thờ cúng tổ tiên xuất hiện từ xa xưa của lịch sử nhân loại, đã từng tồn tại ởnhiều châu lục và nhiều quốc gia trên thế giới Đó là 1 loại tín ngưỡng phổ biến,một nét sinh hoạt văn hóa tinh thần đặc sắc và là một phong tục truyền thống tốtđẹp của người dân Việt Nam Tuy nhiên khái niệm này hiện nay được hiểu theonhiều cách khác nhau tùy theo cách tiếp cận của mọi người Nó được hiểu như mộtniềm tin đặc biệt tạo cho ta cảm giác thiêng liêng, giúp ta có thể nhận thức được sựvật cái mà không thể lý giải nổi, tạo cho ta một cuộc sống đặc biệt trong cuộc

Trang 10

sống hiện đại Chính niềm tin đó là cơ sở tạo nền tảng sơ khai về tín ngưỡng thờcúng tổ tiên Mặt khác, một số người cho rằng tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là mộtphong tục, một tín ngưỡng Như tác giả Toan Ánh có viết: “Tín ngướng thờ cúng

tổ tiên là một tôn giáo Thờ phụng tổ tiên do lòng thành kính và biết ơn của concháu đối với cha mẹ,ông bà, cụ kị đã khuất” [4;5] Nhưng học giả Đặng NghiêmVạn cho rằng thờ cúng tổ tiên là một tôn giáo nằm trong hệ thống tôn giáo dântộc Ông khẳng định “thờ cúng tổ tiên là một tôn gióa chính thống của ngườ ViệNam, tuy nó không có tổ chức chặt chẽ nhưng dường như toàn bộ cộng đồng quanniệm tiến hành các lễ thức giống nhau và là tâm linh chủ yếu của cộng đồng, là lựchút các yếu tố ngoại sinh hay là những yếu tố gia nhập vào các tôn giáo” [30;29].Tuy nhiên dù có quan niệm thờ cúng tổ tiên như nột tôn giáo một tín ngưỡng, mộtphong tục hay một luật tục thì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vẫn là một truuyềnthống, một nét văn hóa đẹp trong đời sống tinh thần của người dân đất Việt

1.2 Nguồn gốc hình thành tín ngưỡng thờ tổ tiên

Cho đến nay việc xác định nguồn gốc sự ra dời của tín ngưỡng thờ cúng

tổ tiên vẫn chưa được thống nhất Tuy vậy nhiều người cho rằng cơ sở quan trọngđầu tiên cho việc hình thành bất kì tín ngưỡng nào đều xuất phát từ quan niệm tâmlinh của con người Khi bắt đầu xã hội loài người là thời gian bắt đầu hình thànhtín ngưỡng, tuy chỉ là hình thức sơ khai gắn với tổ chức thị tộc, nhưng càng về saukhi xã hội phát triển, con người có nhận thức mới, họ coi cái chết không phải là kếtthúc mà đó là là sự tiếp nối của một cuộc sống ở thế giới khác Con người ngoàiphần thể xác còn có cả linh hồn.Khi con người chết đi linh hồn vẫn tồn tại ở thếgiới bên kia và linh hồn cũng có nhu cầu sinh hoạt như thế giới bên này của ngườisống Vì vậy dần dần hình thành nên tục thờ cúng tổ tiên trong mỗi gia đình, họ,chi

và họ

Trang 11

Nguồn gốc thư hai đẫn đến sự hình thành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiênchính là gắn với vai trò của người đàn ông trong gia đình Trong thời kì công xã thịtộc phụ hệ, người đàn ông nắm vai trò quản lý gia đình từ săn bắt, trồng trọt để nuôisống gia đình Rồi những người con trai ra đời và họ tiếp tục ý thức về vai trò cũngnhư quyền uy của người đàn ông trong gia đình Từ đó tuc thờ cúng tổ tiên ra đời Như vậy, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên được hình thành và phát triển dựatrên quan niệm tâm linh cũng như trên nền tảng kinh tế xã hội Vì vậy tín ngưỡngnày được bảo tồn và phát triển trong suốt tiến trình lịch sử và biến đổi phù hợp với

xu thế của thời đại

1.3 Nét độc đáo của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

Ở Việt Nam, từ hàng ngàn năm nay, tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiênvẫn đã và đang luôn luôn được coi là một yếu tố hết sức quan trọng trong đời sốngtâm linh của mỗi người và mỗi gia đình , mỗi dòng tộc Hình thức cơ bản của tínngưỡng này là việc lập bàn thờ tại mỗi gia đình, tại nhà thờ của mỗi dòng họ vàthực hành những nghi lễ thờ cúng trong mọi chu kỳ của đời người như sinh nở,trưởng thành, cưới xin, tang ma…cùng mọi chu kỳ tự nhiên như đón năm mới.Nghi lễ thờ cúng tổ tiên còn trở thành một hoạt động thường nhật không thể thiếunhằm có thêm được sự ủng hộ, sự may mắn như khi bắt đầu làm một công việc gì

đó như xây dựng, sản xuất, chữa bệnh, học hành thi cử, mua bán…với mong muốngiảm bớt sự thiếu may mắn , hoặc chia vui , cảm ơn linh hồn người đã mất đã gópphần tạo lập những kết quả, những sự thành công…Như vậy, đối với người ViệtNam, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên không phải là tôn giáo mà là một tập tục truyềnthống, một đạo lý cơ bản của mỗi người và mỗi gia đình

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên theo quan niệm huyết thống của mỗi gia đình,

mỗi dòng tộc đã tạo nên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của cả cộng đồng làng xã, của

Trang 12

tất cả những người có quan hệ huyết thống với nhau Và đối tượng của cộng đồnglàng xã không phải chỉ có những người đã sinh ra họ mà là những nhân vật đượctoàn thể cộng đồng thừa nhận và suy tôn thành Thành Hoàng Thành Hoàng thườngđược thờ tại đình làng, ngôi nhà thờ chung của cả cộng đồng, có quy mô lớn hơn sovới các nhà thờ tổ tiên của dòng họ mỗi gia đình Mục đích cơ bản của việc thờcúng Thành Hoàng làng là để bày tỏ sự ngưỡng mộ của cả cộng đồng với công laocủa người được thờ phụng Đồng thời mong muốn có được sự phù hộ từ nhữngngười họ thờ cúng Và do vậy việc thờ cúng tổ tiên mang một ý nghĩa, một giá trịvăn hóa tinh thần sâu sắc.

1.4 Ý nghĩa của việc thờ cúng tổ tiên

Việc thờ cúng tổ tiên của cộng đồng dân tộc Việt không phải ngẫu nhiên nótrường tồn và phát triển bền bỉ trong đời sống tâm linh của mỗi người, mà bởi vì nómang nhiều ý ngĩa sâu sắc Đầu tiên, nó thể hiện lòng hiếu thảo của con cái với ông

bà và bố mẹ,tổ tiên; thể hiện sự hòa thuận của anh em trong một gia đình, một dòngtộc Ngoài việc thỏa mãn nhu cầu tâm linh của con người, thờ cúng tổ tiên là biểuhiện của sự hướng về, tìm về với cội nguồn Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên dần dần đãtrở thành nghi thức, tập tục Nó có ý nghĩa nhắc nhở con cháu phải luôn nhớ vềcông lao của những người đã khuất, đồng thời nhắc nhở mội người luôn phải cótrách nhiệm với quá khứ, hiện tại và tương lai Đặc biệt là đối với thế hệ trẻ, nhữngngười vẫn luôn tiếp xúc với cái mới của xã hội, thì tục thờ cúng tổ tiên có ý nghĩanhắc nhở họ luôn hướng về cội nguồn mình, không được quên tổ tiên trên cơ sở sựtiếp thu văn minh của nhân loại

Tiểu kết: Như vậy việc thờ cúng tổ tiên là một nét đẹp văn hóa mang

đậm bản sắc dân tộc Việt Nam Nó không chỉ củng cố quan hệ trong gia đình, dòng

Trang 13

họ mà nó còn còn khẳng định tính cộng đồng trong làng xã Đặc biệt thông quanghi lễ thờ cúng tổ tiên, cư dân Việt muốn gửi gắm tình cảm sâu đậm trong đạo lý

“ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” hay “ Uống nước nhớ nguồn”

Chương 2: Lịch sử hình thành và phát triển tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

là quảng bá chủ đề Tín ngưỡng Hùng Vương nhằm tạo ra một vùng miền tínngưỡng và sinh hoạt văn hoá theo chủ đề này, làm nền và mở rộng địa bàn chođiểm trung tâm của văn hoá tín ngưỡng này: Khu di tích Đền Hùng – đó là nhữngbản thần tích Có chủ đề là sự tích cácVua Hùng và thời đại Hùng Vương, đồngthời mang hình thức diễn đạt là những câu chyện truyền kì, với những văn phongđầy tính thần bí, được gieo vào giữa môi trường của trình độ dân trí và thị hiếutinh thần

Sang đến thế kỷ thứ XIX, dựa trên sự kế thừa và nhân đà phát triển đã có

từ trước đấy, là một tâm điểm, trọng điểm của văn hóa – tín ngưỡng theo chủ đềCác Vua Hùng và thời đại Hùng Vương Những sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng vànhững công trình tín ngưỡng Vua Hùng trong vòng trăm năm của thế kỷ thứ XIX

đã được nâng lên và có hướng lan tỏa rộng lớn Về phương diện tinh thần: một

Trang 14

hiện tượng đặc sắc trong đời sống sinh hoạt văn hóa tinh thần theo chủ tín ngưỡngcác Vua Hùng là sự đua nhau của nhiều người và nhiều địa phương tìm nhận cácVua Hùng cùng các nhân vật thời đại Hùng Vương có công với nước để phù hộcho công đồng cư dân của địa phương mình.Có nhiều làng ở xung quanh ĐềnHùng và thậm chí xa khu vực Đền Hùng, đã đón nhận và tiếp nhận Hùng Vươnghoặc vợ con tướng lĩnh của Hùng Vương thể hiện tâm thức hướng về cội nguồndân tộc - hướng về Hùng Vương Theo thống kê của Viện Hán Nôm thì vào cuốithế kỉ XIX- đầu thế kỷ XX, có tới 381 làng thực hiện tín ngưỡng thờ HùngVương Cụ thể những tỉnh như sau : -Tỉnh phú Thọ có 37 nơi -Tỉnh Phúc yên có

23 nơi -Tỉnh Sơn Tây có 36 nơi -Tỉnh Bắc Nimh có 42 nơi -Tỉnh Hà nam có 32nơi -Tỉnh Hà Đông có 63 nơi -Tỉnh Hưng Yên có 41 nơi -Tỉnh Thái Bình có 33nơi - Tỉnh Thanh Hóa có 2 nơi -Tỉnh Nghệ An có 2 nơi

Về mặt văn hóa vật thể: bức tranh xây dựng tín ngưỡng tưởng niệm Vua Hùng

và thời Hùng Vương không chỉ có ở khu vực Đền Hùng, mà còn có tới nhiều địaphương khác trong toàn quốc suốt thế kỷ XIX Con số thống kê hơn 1000 di tíchthờ Hùng Vương và thời Hùng Vương ở nhiều địa phương còn tồn tại đến ngàynay, chính là nhờ vào sự xuất hiện đại trà và dồn dập của những di tích ấy ở vàothế kỷ này Tín ngưỡng Hùng Vương chính là chủ đề cho nhiều di tích văn hóa vậtthể khác xuất hiện ở nhiều nơi

Về giá trị văn hóa phi vật thể: thế kỷ thứ XIX là sự hội tụ những truyềnthuyết thiêng liêng cao quý, và sự triển khai những lễ hội tưng bừng Từ chỗ làtrung tâm địa bàn của lễ hội của mấy làng rồi một vùng dưới chân núi Cả (núiHùng), trong đó chủ yếu là làng Cả, Đền Hùng (và Khu di tích Đền Hùng ) dần trởthành trung tâm lễ hội Hùng Vương trong cả nước, cả dân tộc.Thế kỷ XIX là bản lềcủa sự thăng hoa đó

Trang 15

2.2 Tín ngưỡng Hùng Vương nửa đầu thế kỉ XX

Thế kỉ XX là một thế kỉ đầy biến động lịch sử quan trọng Ở Việt Nam đây

là một thế kỉ của lòng yêu nước và ý thức dân tộc Sự xâm lược và nô dịch củangoại bang ở nửa đầu thế kỉ XX đã làm dấy lên những phong trào đấu tranh củacác sĩ phu yêu nước và các trí thức có tinh thần yêu nước dân chủ Một thời kì của

“Hai cụ Phan”, của các phong trào Đông Du, Đông kinh nghĩa Thục, Duy Tân đấtnước… Những sĩ phu yêu nước lãnh đạo các phong trào đấu tranh lúc đó đã tiếpcận với Tín ngưỡng Hùng Vương và Đền Hùng bằng tinh thần yêu nước và truyềnthống “cội nguồn”, đã làm cho Đền Hùng và tín ngưỡng Hùng Vương khôngnhững phát triển thêm những giá trị truyền thống của chính Đền Hùng mà còn tiếptục làm cho thăng hoa hơn “Tín ngưỡng Hùng Vương”

Thế kỉ XX là thời gian để cho Đền Hùng và tín ngưỡng Hùng Vương trởthành động lực tinh thần của người Việt Nam vượt qua các thăng trầm của thời đại

Để dần trở thành một địa điểm văn hoá tín ngưỡng trung tâm, đồng thời có tínhchất và ý nghĩa chính trị, xã hội lớn lao của cả đất nước và dân tộc Việt Nam

Như vậy, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã được hình thành vào đầu thế

kỉ XX, một phương diện về lòng tin của dân tộc Tín ngưỡng Hùng Vương với sựtồn tại hiển nhiên qua các thế kỉ, là minh chứng của thời đại Hùng Vương trongniềm tin của dân tộc ta vào truyền thống lịch sử Dù thời đại Hùng Vương cho đếnđầu thế kỉ XX vẫn còn là những điều ghi chép chưa mấy chuẩn xác trong lịch sửnhưng điều quan trọng là còn có chứng tích – chính là nhờ vào sự tồn tại của cácdạng di tích Đền Hùng

2.3 Tín ngưỡng Hùng Vương từ nửa sau thế kỉ XX đến nay

Trang 16

Đền Hùng trở thành một biểu tượng thiêng liêng có giá trị văn hóa- tinhthần lớn lao, thể hiện sức mạnh, niềm tự hào của khối đoàn kết toàn dân vào truyềnthống lịch sử lâu đời của dân tộc ta Yêu nước đồng nghĩa với yêu truyền thốnglịch sử, yêu Tổ tiên, ông bà, cha mẹ, yêu quê hương xứ sở vào năm 1941, ĐềnHùng và lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương lần đầu tiên được chứng kiến một sự kiện, vừa

là sự tinh kết của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần Cách Mạng, vừa là dấu hiệu tiêubiểu của hành động cách mạng, bắt đầu từ đây, chọn lựa và gắn kết - Đền hùng nơihuyệt đạo của tín ngưỡng thờ Tổ Tiên thiêng liêng Tới năm 1945, khi giành đượcchính quyền của thực dân –phong kiến, thành lập chính quyền của nhân dân Ởmiền Nam: đền thờ Các Vua Hùng trong thời kỳ cách mạng, nhờ tấm lòng ngườidân Nam Bộ và những người miền Bắc di cư được xây dựng ở nhiều địa phương,điều đó khẳng định sự thống nhất của dân tộc, tất cả người Việt Nam dù ở miềnBắc, miền Trung, miền Nam vẫn là chung một nguồn gốc tổ tiên Tại tỉnh LâmĐồng từ năm 1951 đến năm 1958, đã xây dựng 2 đền thờ Vua Hùng: Đền thờ VuaHùng tại số 93- Ngô Quyền-Tp Đà Lạt được xây dựng vào năm 1957-1958 Đềnthờ Vua Hùng tại TP.Nha Trang được xây dựng từ năm 1971 với nguồn kinh phíđóng góp của nhân dân TP Nha Trang Năm 1973 được xây dựng mở rộng thêm,quy mô kiến trức xây dựng còn tồn tại đến hôm nay Văn hóa dân tộc với Tínngưỡng thờ Tổ tiên – Các Vua Hùng – là đạo lý “Cội nguồn”, trở thành điều sốngcòn, tồn vong của đất nước từ bao đời nay

Tiểu kết: “ Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” trong suốt giai đoạn từ thế kỉ

XVIII đến nay đã trải qua biết bao khó khăn, biết bao cuộc chiến tranh xâm lượcnhưng nó vẫn trường tồn và phát triển tốt đẹp Đó là nhờ có nhân dân cả nước đãđông tâm hiệp lực chống giặc và cùng nhau hình thành và giữ vững những giá trịcủa Tín ngưỡng thờ vua Hùng- Ông Tổ của nước Việt Nam ta Điều đó càng chứng

Trang 17

tỏ dân ta luôn hướng về cội nguồn của dân tộc để tín ngưỡng này phát triển chođến ngày hôm nay.

Chương 3: Tìm hiểu về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

3.1 Kết quả về địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Vị trí địa lí

Nghi lễ thờ cúng vua Hùng được diễn ra hàng năm vào ngày mùng 10tháng 3 tại khu di tích lịch sử Đền Hùng, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì , tỉnhPhú Thọ Đó là một vùng đất lịch sử, đất phát tích của dân tộc Việt Nam Mảnh đất

“Hồn thiêng song núi” Phú Thọ chứa đựng các dấu tích văn hóa vật thể và phi vậtthể Đó là vùng đất của các di khảo cổ học tiêu biểu của thời kỳ các vua Hùngdựng nước như Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Làng Cả… mà trong lòng nóchứa đựng rất nhiều vật vô giá để minh chứng sự ra đời và phát triển của đất nước

ta trong buổi bình minh lịch sử - thời đại Hùng Vương dựng nước Văn Lang Quảthực, đây là vùng đất "sơn châu, thủy tụ", vừa hùng vĩ đẹp tựa tranh Núi Hùng cao175m, xung quanh là một vùng bao la, những quả đồi trọc ở phía ngã ba Việt Trìnhấp nhô Bên phải là đồi Khang Phụ trông giống như con hổ, mình rồng uốn lượnthành núi Trọc, núi Vặn, núi Pheo Phía sau núi Hùng có những quả đồi lớn san sátnối liền dài tới 10km giống như đàn voi chầu về Đất Tổ, phía trước là ngã ba BạchHạc với sự hợp lưu của ba dòng sông lớn nhất miền Bắc: sông Hồng, sông Lô,sông Đà tạo ra một vùng nước lớn mênh mông, từ đó có những quả đồi thấp lô nhôgiống như một đàn rùa nước bò lên trầu về Nghĩa Lĩnh Phía Đông xa mờ là dãyTam Đảo trùng điệp (núi mẹ), xa về phía nam là dãy Ba Vì cao ngất (núi cha) tụlại Sát núi Hùng còn có những quả đồi như phượng cặp như (Tiên Kiên), hổ phục(Khang Phụ - Chu Hoá) Cảnh thế ngoạn mục hùng vĩ, đất đầy khí thiêng của sơn

Trang 18

thuỷ tụ hội Đứng trên đỉnh cao Nghĩa Lĩnh ta có thể bao quát toàn bộ một vùngrộng lớn với cảnh đẹp của sơn thuỷ hữu tình Tương truyền vua Hùng đã đi khắpmọi miền, về đây chọn làm đất đóng đô.

3.1.2 Điều kiện tự nhiên

*Đặc điểm địa hình

Phú Thọ là tỉnh miền núi, trung du nên địa hình bị chia cắt, được chia thànhtiểu vùng chủ yếu Tiểu vùng núi cao phía Tây và phía Nam của Phú Thọ, tuy gặpmột số khó khăn về việc đi lại, giao lưu song ở vùng này lại có nhiều tiềm năngphát triển lâm nghiệp, khai thác khoáng sản và phát triển kinh tế trang trại Tiểuvùng gò, đồi thấp bị chia cắt nhiều, xen kẽ là đồng ruộng và dải đồng bằng vensông Hồng, hữu Lô, tả Đáy Vùng này thuận lợi cho việc trồng các loại cây côngnghiệp, phát triển cây lương thực và chăn nuôi

*Khí hậu

Phú Thọ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có một mùa đông lạnh.Nhiệt độ trung bình năm khoảng 230C, lượng mưa trung bình trong năm khoảng1.600 đến 1.800 mm Độ ẩm trung bình trong năm tương đối lớn, khoảng 85 –87% Nhìn chung khí hậu của Phú Thọ thuận lợi cho việc phát triển cây trồng, vật

nuôi đa dạng

3.2 Nguồn gốc của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Trang 19

Khởi nguồn từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, người Việt đã thờ cúng VuaHùng là ông Tổ khai sinh ra đất nước dân tộc Việt Nam Ý thức tín ngưỡng thờcúng Vua Hùng đã thấm vào máu thịt của cộng đồng người Việt, được lưu truyền

từ thế hệ này sang thế hệ khác Hình tượng Vua Hùng đã gắn chặt với hồn thiêngsông núi đất Việt Hàng ngàn năm trước, các vua Hùng đã chọn ngọn núi NghĩaLinh, ngọn núi cao nhất trong khu vực kinh đô Văn Lang xưa để thực hiện các nghi

lễ theo tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp thời bấy giờ Sau này để ghi nhớ công

ơn các vua Hùng, con cháu đã lập đền thờ để thờ phụng các vị vua với mong muốnthể hiện sự biết ơn với họ Từ trung tâm thờ tự các vị vua đầu tiên trên ngọn núiNghĩa Linh, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương dần dần lan tỏa khắp các tỉnh thànhkhác trên đất nước Việt Nam ta Cho đến tận ngày hôn nay, cứ đến ngày 10 tháng 3

âm lịch hàng năm, hàng nghìn người từ khắp nơi trên cả nước lại nô nức hànhhương về vùng đất phú thọ để bày tỏ sự tri ân của mình với các vị vua Hùng Chính

vì thực tế đó, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã tồn tại và phát triển trong cuộcsống cộng đông người Việt và đã trở thành hình thức sinh hoạt tín ngưỡng đặc sắccủa dân tộc Việt Nam

3.3 Đặc điểm của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương từ lâu đã trở thành tín ngưỡng thờQuốc Tổ của cả dân tộc Việt.Có lẽ trên thế giới Việt Nam là nước duy nhất thờchung một ông Tổ và có chung một nguồn gốc Điều đó thực sự trở thành mộtđiểm đặc trưng, một nét khác biệt của nước ta Từ hàng ngàn đời nay, trong đờisống tâm linh của người việt, vua Hùng luôn vó một vị trí đặc biệt quan trọng.Chính vì thể việc thờ cúng Quốc Tổ Hùng Vương đã được cộng đồng người Việtthực hiện trên địa bàn cả nước Tuy nhiên việc thờ cúng chủ yếu và quan trọng

Trang 20

nhất được diễn ra ở khu di tích lịch sử đền Hùng( Phú Thọ) Và đại lễ này đượcdiễn ra long trọng vào mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm và được sự quan tâmcủa tất cả đồng bào dân tộc Việt Nam, những người con cùng được sinh ra từ 1 bọctrứng.

3.4 Vai trò của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Việc thờ phụng các vua Hùng là nhằm thoả mãn được nhu cầu tâm linh củacon người Xưa kia, người Việt nói chung và cư dân Phú Thọ nói riêng đề sinhsống chủ yếu bằng canh tác ruộng nước nên sự tác động của tự nhiên như: hạn hán,mưa bão, thiên tai… ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống Trong điều kiện xã hội cổtruyền còn lạc hậu, con người bất lực trước thiên nhiên.Vì thế họ đã dặt niềm tin vàcầu mong sự phù hộ của các thần linh, sự che chở của các vua Hùng Ngày nay,khoa học kỹ thuật đã hiện đại (ở một chừng mực nào đó có thể cải tạo và làm chủđược tự nhiên), trình độ nhận thức về thế giới xung quanh đã cao hơn nhưng có vẻnhư niềm tin vào thần linh, vào tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương của người Việtkhông suy giảm.Như vậy, không chỉ có con người thời nguyên thuỷ, hay con ngườithời phong kiến mới có niềm tin vào thần thánh mà cho đến thời hiện đại, conngười ở thế kỷ XXI vẫn đặt niềm tin, hi vọng vào sự che chở của thánh thần.Việc thờ phụng các vua Hùng, con vua và các tướng lĩnh

Lễ hội Đền Hùng thực chất là tôn thờ tinh thần đoàn kết, tài trí, biểudương sức mạnh cộng đồng… đại diện cho quốc gia, dân tộc Việc thờ phụng cácvua Hùng, đặc biệt là lễ hội Đền Hùng còn là môi trường để con người sáng tạo vàhưởng thụ văn hoá, nơi gìn giữ và nuôi dưỡng những giá trị văn hoá dân gian đặcsắc như hát xoan, đâm đuống… Đó là nơi bảo tồn, lưu giữ và trao truyền các giá trịtinh hoa văn hoá của dân tộc từ thế hệ này qua thế hệ khác

Ngày đăng: 10/04/2016, 22:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Nguyễn Chí Bền- Bùi Quang Thanh, 2012, “ Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương”, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn hóa thông tin Hà Nội
3. Phạm Bá Khiêm, 2013, “ Đền Hùng và tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương”, Nhà xuất bản văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đền Hùng và tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương
Nhà XB: Nhà xuất bản văn hóa thông tin
5. TS. Nguyễn Anh Tuấn, 21015, “ Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương”, Hội USCO Phú Thọ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương
6. Trần Ngọc Thêm,1999-tái bản, Cơ sở văn hoá Việt Nam, NXB Giáo dục 7. Tạ Trí Đại Trường, 2006, “Thần người và đất Việt”, Nhà xuất bản Vănhóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thần người và đất Việt
Nhà XB: NXB Giáo dục7. Tạ Trí Đại Trường
1. Đào Duy Anh,1998, Việt Nam văn hoá sử cương , NXB Đồng Tháp Khác
4. Nhóm tác giả Phạm Bá Khiêm, Đặng Đình Thuận, Nguyễn Văn Khương…, 3/2010, Về miền lễ hội cội nguồn dân tộc Việt Nam, NXB Sở Văn hoá thể thao và Du Lịch tỉnh Phú Thọ hội Văn nghệ dân gian Khác
8. Trần Quốc Vượng (chủ biên), Cơ sở văn hoá Việt Nam, NXB Giáo dục Hà Nội.Tài liệu Internet Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w