1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu tại công ty giao nhận và vận chuyển Indo Trần x

52 2,3K 58
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 228,07 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………………………...1 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 2 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU 3 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU 3 1.1. Định nghĩa về giao nhận và người giao nhận 3 1.2. Vai trò của người giao nhận 3 1.3. Địa vị pháp lý, quyền hạn, nghĩa vụ trách nhiệm của người giao nhận 6 2. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU 14 2.1. Điều kiện kinh doanh chuẩn 14 2.2. Bộ luật hàng hải Việt Nam 2005 14 2.3. Luật Hải quan 15 2.4. Thông tư 194/2010/TT-BTC 15 2.5. Nghị định 154/2009 15 3. TRÌNH TỰ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 15 3.1. Đối với hàng xuất khẩu 15 3.2. Đối với hàng nhập khẩu 18 CHƯƠNG II. TỔ CHỨC GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG HÓA Ở CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN VÀ VẬN CHUYỂN INDO TRẦN 23 2.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần giao nhận và vận chuyển Indo Trần 23 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 23 2.1.2. Sơ đồ, cơ cấu tổ chức của công ty 25 2.2. Tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh 30 2.3. Quy trình thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu cho một lô hàng cụ thể tại công ty cổ phần giao nhận và vận chuyển Indo Trần chi nhánh Hà Nội( ITL Hà Nội). 37 2.3.1. Sơ đồ quy trình nghiệp vụ: 37 2.3.2. Khái quát về hợp đồng mua bán hàng hóa của công ty TNHH Việt Pacific Clothing (Viet Pacific Clothing Co., Ltd-VPI) 37 2.3.4. Tính chi phí mà công ty Indo Trần phải bỏ ra khi thực hiện lô hàng 43 CHƯƠNG III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 45 3.1. Kết luận 45 3.1.1. Những thuận lợi của công ty Indo Trần chi nhánh Hà Nội 45 3.1.2. Khó khăn 46 3.1.3. Triển vọng về nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại ITL chi nhánh Hà Nội 47 3.2. Kiến nghị 48 3.2.1. Với lãnh đạo công ty ITL nói chung và chi nhánh Hà Nội nói riêng: 48 3.2.2. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước liên quan 50 LỜI KẾT

Trang 1

L I M ỜI MỞ Ở Đ U ẦU ……… 1

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 2

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU 3

1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU 3

1.1 Định nghĩa về giao nhận và người giao nhận 3

1.2 Vai trò của người giao nhận 3

1.3 Địa vị pháp lý, quyền hạn, nghĩa vụ trách nhiệm của người giao nhận 6

2 CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU 14

2.1 Điều kiện kinh doanh chuẩn 14

2.2 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2005 14

2.3 Luật Hải quan 15

2.4 Thông tư 194/2010/TT-BTC 15

2.5 Nghị định 154/2009 15

3 TRÌNH TỰ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 15

3.1 Đối với hàng xuất khẩu 15

3.2 Đối với hàng nhập khẩu 18

CHƯƠNG II TỔ CHỨC GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG HÓA Ở CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN VÀ VẬN CHUYỂN INDO TRẦN 23

2.1 Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần giao nhận và vận chuyển Indo Trần 23

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 23

2.1.2 Sơ đồ, cơ cấu tổ chức của công ty 25

2.2 Tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh 30

2.3 Quy trình thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu cho một lô hàng cụ thể tại công ty cổ phần giao nhận và vận chuyển Indo Trần chi nhánh Hà Nội( ITL Hà Nội) 37

2.3.1 Sơ đồ quy trình nghiệp vụ: 37

2.3.2 Khái quát về hợp đồng mua bán hàng hóa của công ty TNHH Việt Pacific Clothing (Viet Pacific Clothing Co., Ltd-VPI) 37

2.3.4 Tính chi phí mà công ty Indo Trần phải bỏ ra khi thực hiện lô hàng 43

CHƯƠNG III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 45

3.1 Kết luận 45

3.1.1 Những thuận lợi của công ty Indo Trần chi nhánh Hà Nội 45

3.1.2 Khó khăn 46

3.1.3 Triển vọng về nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại ITL chi nhánh Hà Nội 47 3.2 Kiến nghị 48

3.2.1 Với lãnh đạo công ty ITL nói chung và chi nhánh Hà Nội nói riêng: 48

3.2.2 Đối với các cơ quan quản lý nhà nước liên quan 50

LỜI KẾT 51

Trang 2

L I M Đ U ỜI MỞ Ở ẦU

Quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới đang diễn ra nhanh và mạnh tạonhiều điều kiện thuận lợi cho những quốc gia đang phát triển như Việt Nam Trongmối quan hệ với các nước, vấn đề kinh tế luôn được đặt lên hàng đầu và con đườngbuôn bán ngoại thương là nhân tố chính để hiện thực hóa điều đó Để đạt đượcnhững bước tiến vững chắc khi tiến ra thị trường thế giới đòi hỏi các doanh nghiệpViệt Nam, dưới định hướng của nhà nước, cần có tầm nhìn sâu rộng về các kĩ năngnghiệp vụ ngoại thương, từ thăm dò thị trường, lựa chọn đối tác, nghệ thuật kí kếthợp đồng… Doanh nghiệp Việt Nam phải có chiến lược sử dụng và không ngừngnâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực ngoại thương, yếu tố tiên quyếttới thành công của doanh nghiệp Nắm bắt được ý nghĩa của việc đào tạo và tuyểndụng nguồn lao động chất lượng cao trong ngành ngoại thương, nhiều doanhnghiệp đã chủ động liên hệ hợp tác với các trường đại học chuyên ngành, tạo điềukiện giúp đỡ cho các sinh viên được thực tập và làm việc trong môi trường thực tếkết hợp với những kiến thức kĩ thuật nghiệp vụ ngoại thương được giảng dạy trênlớp

Trường đại học Hàng Hải nằm trong số những trường đại học đã và đang ápdụng thành công mô hình này Với sự quan tâm từ phía nhà trường, sinh viênngành kinh tế ngoại thương đã được tạo điều kiện đi thực tập tại các doanh nghiệpkinh doanh xuất nhập khẩu, logistics hay vận tải đường bộ , từ đó có cơ hội nắmbắt vận dụng những kiến thức đã học Trong thời gian thực tập nghiệp vụ vừa qua

em đã có điều kiện được thực tập tại khâu giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu củacông ty cổ phần giao nhận và vận chuyển Indo Trần Sau đây em xin trình bày báocáo của em tại công ty về các quá trình và thủ tục để thay mặt khách hàng tiếnhành giao nhận một lô hàng hoá xuất nhập khẩu của công ty

Trang 3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

1 FIATA- Federation Internationale des Associations de Transitaires et Assimiles : Liên đoàn Quốc tế các Hiệp hội Giao nhận

2 FCL- Full container load: Phương thức gửi hàng nguyên container

3 LCL – Less than Container Load: Phương thức gửi hàng lẻ hay nhận hàng lẻ

4 MTO – Multimodal Transport Operator : Người kinh doanh vận tải đa phương thức

5 SDR - Special Drawing Rights: Quyền rút vốn đặc biệt

6 IMF - International Monetary Fund : Quỹ tiền tệ quốc tế

7 ETA -Estimed Time Arival : Dự kiến thời gian đến

8 COR – Cargo Outturn Report: Biên bản hàng đổ vỡ

9 LOR - Letter of Recommendation: Thư dự kháng

10 ROROC - Report on receipt of cargo: Biên bản kết tóan nhận hàng với tàu

11 CFS - Container Freight Station: Trạm gom hàng lẻ

12 CY – Container Yard: Bãi Container

13 FCR – Forwarder’s Certificate of Receipt: Biên lai nhận hàng

14 L/C – Letter of Credit: Thư tín dụng

Trang 4

1.1 Định nghĩa về giao nhận và người giao nhận

Giao nhận hàng hoá là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục có liên quan đếnquá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hoá từ nơi gửi hàng (ngườigửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng)

Theo quy tắc mẫu của FIATA về dịch vụ giao nhận, dịch vụ giao nhận đượcđịnh nghĩa như là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng,lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như cũng như các dịch

vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tàichính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hoá Theo luật thương mại Việt nam thì Giao nhận hàng hoá là hành vi thươngmại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá nhận hàng từ người gửi, tổchức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác cóliên quan để giao hàng cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của ngườivận tải hoặc của người giao nhận khác

Nói một cách ngắn gọn, giao nhận là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục cóliên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơigửi hàng (người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng) Người giaonhận có thể làm các dịch vụ một cách trực tiếp hoặc thông qua đại lý và thuê dịch

vụ của người thứ ba khác

1.2.Vai trò của người giao nhận

Ngành giao nhận phát triển tất yếu kéo theo sự phát triển của cơ sở hạ tầng, đặc biệt những kết cấu hạ tầng trực tiếp phục vụ cho giao nhận vận tải như cảng biển, sân bay, nhà ga, đường sắt, đường quốc lộ….trong quá trình công nghiệp hóa,

Trang 5

hiện đại hóa đất nước cùng với sự tác động của tự do hóa thương mại quốc tế, các hoạt động giao nhận ngày một phát triển và tăng trưởng mạnh góp phần tích lũy ngoại tệ, đẩy mạnh giao lưu quốc tế, nối liền các hoạt động kinh tế giữa các khu vựctrong nước, giữa trong nước với ngoài nước làm cho nền kinh tế đất nước phát triển nhịp nhàng cân đối

Người kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa vừa là một nhà vận tải đa phương thức, vừa là nhà tổ chức, nhà kiến trúc sư của vận tải( the freight forwarder

- architect of transport) Họ phải lựa chọn phương tiên vạn tải thích hợp, người vận tải thích hợp, phương tiện thích hợp hiệu quả nhất và đứng ra trực tiếp vận tải hay

tổ chức thu xếp quá trình vận tải của toàn chặng với nhiều phương tiện vận tải khác nhau như tàu thủy, máy bay, ô tô,…vận chuyển qua nhiều nước và chịu trách nhiệmtrực tiếp với chủ hàng Vì vậy, chủ hàng chỉ cần ghi “gõ một cửa”, ký một hợp đồngvận tải với người giao nhận nhưng hàng hóa được vận chuyển kịp thời an toàn với giá cả hợp lý từ cửa kho nhà xuất khẩu tới cửa kho nhà nhập hẩu( door to door service), tiết kiệm thời gian, giảm chi phí vận chuyển và nâng cao được tính cạnh tranh của hàng hóa trên trường quốc tế Sự phát triển của dịch vụ giao nhận hàng hóa ở một nước gắn liền với sự phát triển vận tải của nước đó

Phát triển kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế ở nước ta có ý nghĩa hết sức quan trọng góp phần đẩy nhanh tốc độ giao lưu hàng hóa xuất nhập khẩu với các nước trên thế giới, tạo điều kiện đơn giản hóa chứng từ,thử tục thương mại, hải quan và các thủ tục pháp lý khác, hấp dẫn các bạn hàng nước ngoài có quan hệ kinh doanh với các doanh nghiệp trong nước, làm cho sức cạnh tranh hàng hóa nước ta trên thị trường quốc tế tăng lên, tạo diều kiện cho đất nước có thêm thu nhập ngoại tệ, cải thiện một phần cán cân tài chính đất nước Có thể nói, việc phát triển dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế gắn liền với sự phát triển kinh tế của nước đó

Trang 6

Ngày nay do sự phát triển của vận tải container , vận tải đa phương thức, người giao nhận không chỉ làm đại lý(agent) như trước đây cung cấp các dịch vụ xếp dỡ, lwu kho hàng hóa, làm thủ tục hải quan, giáy tờ, lo liệu vận tải thủy nội dịa,thủ tuch thanh toán tiền hàng… Hay dịch vụ của người nhận ủy thác mà còn cung cấp dịch vụ vận tải và đóng vai trò như là môt bên chính ( principal) là nười chuyên chở ( carrier) Người giao nhận không chỉ làm các thủ tục hải quan hoặc thuê tàu màcòn cung cấp dịch vụ trọn gói về toàn bộ quá trình vận tải và phân phối hàng hóa Người giao nhận đã làm chức năng và công việc của những người sau đây:

 Môi giới hải quan (Customs Broker): trên cơ sở được nhà nước cho phép,người giao nhận thay mặt người xuất khẩu, nhập khẩu để khai báo làm thủ tục hải quan như một môi giới hải quan

 Đại lý (Agent) :Người giao nhận dược sự ủy thác từ chủ hàng hoặc từ người chuyên chở để thực hiện các công việc khác nhau như: nhận hàng, giao hàng, lập chứng từ, làm thủ tục hải quan lưu kho, … trên cơ sở hợp đồng ủy thác Khi là đại

lý, người giao nhận sẽ:

o Nhận ủy thác từ một chủ hàng để lo liệu những công việc giao nhạn hàng hóa xuất nhập khẩu, làm việc để bảo vệ lợi ích của chủ hàng, làm trung gian giữa người chủ hàng và người vận tải, người vận tải với người nhận hàng, người bán với người mua

o Hưởng hoa hồng và không chịu tổn thất của hàng hóa, chỉ chịu trách nhiệm về hành vi của mình chứ không chịu trách nhiệm về hành vi của người làm thuê cho mình hoặc cho chủ hàng

 Lo liệu chuyển tải và chuyển tiếp hàng hóa ( Transhipment and on-carriage) Khi hàng hóa phải chuyển tải hoặc quá cảnh qua một nước thứ ba, người giao nhận sẽ lo liệu thủ tục quá cảnh hoặc tổ chức chuyển tải hàng hóa từ phương tiện này sang phương tiện khác hoặc giao hàng đến tay người nhận hàng

 Lưu kho hàng hóa (Warehousing)

Trang 7

Trong trường hợp phải lưu kho hàng hóa trước khi xuất khẩu hoặc sau khi nhập khẩu, người giao nhận sẽ lo liệu việc đó bằng phương tiện của mình hoặc thuê người khác và phân phối hàng hóa nếu cần

 Người gom hàng (Cargo Consolidator)

Trong vận tải hàng hóa bằng container, dịch vụ gom hàng là không thể thiếu được nhằm biến lô hàng lẻ (LCL) thành lô hàng nguyên( FCL) để tận dụng sức chở của container và giảm cước phí vận tải Khi là người gom hàng, người giao nhận có thể đóng vai trò là người chuyên chở hoặc chỉ là người đại lý

 Người chuyên chở (Carrier)

Người giao nhận đóng vai trò là người thầu chuyên chở hàng hóa từ nơi này sang nơi khác Người giao nhận đóng vai trò là người thầu chuyên chở( Contracting carrier), nếu anh ta ký hợp đồng mà không trực tiếp chuyên chở Nếu anh ta trực tiếp chuyên chở thì anh ta là người chuyên chở thực tế (performing/actual carrier)

Dù là chuyên chở của bất kỳ phương thức nào thì người giao nhận vẫn chịu trách nhiệm về hàng hóa trong suốt hành trình, không những về hành vi lỗi lầm của mình

mà của cả ngững người mà anh ta sử dụng và có thể phát hành vận đơn

 Người kinh doanh vận tải đa phương thức ( MTO)

Trong trường hợp người giao nhận cung cấp dịch vụ vận tải đi suốt hoặc còn gọi là vận tải “từ cửa đến cửa”, thì người giao nhận đã đóng vai trò là người kinh doanh vận tải đa phương thức (Multimodal Transport Operator – MTO) MTO cũng là người chuyên chở và phải chịu trách nhiệm dối với hàng hóa trong suốt quá trinh vận tải

Người giao nhận còn được gọi là” kiến trúc sư vận tải” vì người giao nhận có khả năng tổ chức quá trình vận tải một cách tốt nhất và hiệu quả nhất, tiết kiệm nhất

1.3 Địa vị pháp lý, quyền hạn, nghĩa vụ trách nhiệm của người giao nhận

Trang 8

Hoạt động của người giao nhận khi đó phụ thuộc vào những quy tắc truyềnthống về đại lý như việc phải mẫn cán khi thực hiện nhiệm vụ của mình, phải trungthực với người uỷ thác, tuân theo những chỉ dẫn hợp lý của người uỷ thác, mặtkhác được hưởng những quyền bảo vệ và giới hạn trách nhiệm phù hợp với vai tròcủa một đại lý

- Tại các nước có luật dân sự( Civil law) thì địa vị pháp lý, quyền lợi và nghĩa

vụ của những người giao nhận giữa các nước có khác nhau Thông thường nhữngngười giao nhận ở những nước đó lấy danh nghĩa của mình giao dịch cho côngviệc của người uỷ thác, họ vừa là người uỷ thác vừa là đại lý Đối với người uỷthác (người nhận hàng hay người gửi hàng) họ được coi là đại lý của người uỷ thác

và đối với người chuyên chở thì họ lại là người uỷ thác

* Điều kiện kinh doanh chuẩn

Điều kiện kinh doanh chuẩn là các điều kiện kinh doanh do FIATA soạn thảo,trên cơ sở đó là chuẩn mực, là điều kiện tối thiểu cho các quốc gia, các tổ chức giaonhận dựa vào đó để thực hiện các công việc giao nhận, đồng thời là cơ sở để cácquốc gia lập các điều kiện riêng cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của mình

Về cơ bản nó gồm những nội dung sau:

- Người giao nhận phải thực hiện sự uỷ thác với sự chăm lo cần thiết nhằm bảo

vệ lợi ích cho khách hàng

Trang 9

- Thực hiện sự uỷ thác của khách hàng cho việc thu xếp tất cả các điều kiện có liên quan để tổ chức vận chuyển hàng hoá đến tay người nhận theo sự chỉ dẫn của khách hàng

- Người giao nhận không chịu trách nhiệm và không đảm bảo về việc hàng hoá

sẽ đến địa điểm đích vào một ngày nhất định mà người giao nhận chỉ thực hiện công việc của mình một cách mẫn cán hợp lý trong việc lựa chọn, tổ chức vận chuyển để hàng hóa tới địa điểm đích một cách nhanh nhất

- Người giao nhận chỉ chịu trách nhiệm về các tổn thất và thiệt hại xảy ra đốivới hàng hoá thuộc về lỗi lầm hay sai sót thuộc về chính bản thân mình hay ngườilàm công cho mình Người giao nhận không phải chịu trách nhiệm về những tổnthất do bên thứ 3 gây lên nếu họ chứng tỏ được họ đã thực sự chăm chỉ, cần mẫntrong việc lựa chọn và chỉ định bên thứ 3

*) Điều 167 Luật thương mại 1997 quy đinh, người giao nhận có những quyền

và nghĩa vụ sau đây:

- Người giao nhận được hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lý khác

- Thực hiện đầy đủ nghiã vụ của mình theo hợp đồng

- Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng thì có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng

- Sau khi ký kết hợp đồng, nếu thấy không thể thực hiện được chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông báo cho khách hàng để xin chỉ dẫn thêm

- Phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian hợp lý nếu trong hợp đồng không thoả thuận về thời gian thực hiện nghĩa vụ với khách hàng

1.3.3.1 Với tư cách là đại lý

- Người giao nhận không chịu trách nhiệm về những hành vi hay sơ suất của bên thứ ba ( người chuyên chở, người nhận lại dịch vụ giao nhận ) miễm là chúng

Trang 10

minh được mình đã cẩn thận một cách thích đáng khi tiến hành lựa chọn bên thứ ba

- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, người giao nhận hoặc người làm công của anh ta có thể phạm sai sót hoặc nhầm lẫn ( theo ngôn ngữ bảo hiểm là "lỗi lầm sai sót - errors and omissions" không phải do cố ý hay coi thường nhưng gây ra thiệt hại về tài chính cho khách hàng hoặc gây nên tổn thất về hàng hoá thì người giao nhận phải chịu trách nhiệm Các trường hợp mà người giao nhận phải chịu trách nhiệm trong phạm vi tự tiến hành bao gồm:

+ Giao hàng khác với chỉ dẫn của khách của khách hàng như đã thoả thuận trong hợp đồng Mắc phải những lỗi lầm nghiệp vụ như xếp dỡ không theo chỉ dẫn trên bao bì hàng hoá như tránh mưa, nắng, đổ vỡ

+ Quên không mua bảo hiểm cho hàng mặc dù đã có chỉ dẫn của khách hàng có thể

vì quên hoặc có thể cố tình không mua vì cho là không quan trọng Dù bất kỳ lý do

gì thì trách nhiệm vẫn thuộc về người giao nhận Nếu lô hàng bị tổn thất trên đường vận chuyển, không được đền bù vì không mua bảo hiểm, nếu ngân hàng phát hành thư tín dụng bảo hiểm thì lúc này người giao nhận phải chịu trách nhiệm đền bù tất

cả những thiệt hại đó cho chủ hàng

+ Sai sót trong quá trình làm thủ tục hải quan

+ Chở hàng đến sai địa điểm Một lý do đơn giản là do không quy định cụ thể địa điểm trong hợp đồng vận tải, người vận tải có thể sẽ đưa hàng đến địa điểm khác trong khu vực gây thiệt hại tài chính cho chủ hàng do tốn một khoản chi phí để đưa hàng về đúng địa điểm Chí phí đó dĩ nhiên là người giao nhận cuối cùng phải gánh chịu do sơ suất của anh ta khi ký kết hợp đồng vận tải

+ Giao hàng cho người không phải là người nhận

+ Không thực hiện sự cần mẫn hợp lý khi thay mặt khách hàng lựa chọn người chuyên chở, thủ kho hoặc các đại lý khác

+ Giao hàng không lấy vận đơn: người giao nhận có trách nhiệm lấy vận đơn từ người vận tải để giao cho chủ hàng và còn phải kiểm tra xem nội dung ghi trong vận

Trang 11

đơn đã chính xác chưa, yêu cầu điều chỉnh lại nếu phát hiện có sai sót Vì một lý do nào đó mà người giao nhận quên không lấy vận đơn, lỗi lầm nghiệp vụ này tương đối nghiêm trọng Như vậy người nhận hàng không thể nhận được hàng và người bán hàng cũng sẽ không nhận được tiền thanh toán Điều này, tất yếu dẫn đến thiệt hại về tài chính và thiệt hại đó người giao nhận phải gánh chịu vì đó là lỗi lầm của anh ta

+ Giao hàng không lấy các chứng từ liên quan đến hàng hoá

+ Tái xuất hàng không tuân theo những thủ tục cần thiết để xin hoàn thuế

+ Không thông báo cho người nhận hàng Sau khi giao hàng lấy chứng từ vận tải gửi cho người nhận hàng, người giao nhận còn phải thông báo cho người nhận hàng

về hành trình vận chuyển, dự kiến thời gian dỡ hàng để người nhận hàng có kế hoạch chuẩn bị việc nhận hàng tránh những thiệt hại không cần thiết cho mình và chủ hàng Nếu người nhận hàng không được báo trước thì rất có thể sẽ phát sinh nhiều chi phí do lưu tàu, lưu kho, giao hàng chậm cho khách hàng nơi đến Nếu thuộc trách nhiệm của người giao nhận thì anh ta phải chịu một hậu quả mà đôi khi còn lớn hơn nhiều so với tiền công dịch vụ mà anh ta nhận được

+ Giao hàng mà không thanh toán được tiền từ người nhận hàng

+ Giao hàng không đúng chủ Thông thường người chuyên chở hoặc đại lý của anh

ta giao hàng trên cơ sở vận đơn Song có những lúc có thể do nhiều người cùng nhận hàng ( đối với hàng lẻ ) hoặc đối với các loại hàng có bao bì giống nhau hoặc gần giống nhau người ta vẫn có thể giao nhầm hàng cho người nhận Những chi phí

đó người giao nhận sẽ phải gánh chịu trước khi anh ta quy lỗi cho một ai đó

+ Chịu trách nhiệm về thiệt hại về tài sản và người của người thứ ba mà mình gây ra

Khi làm đại lý người giao nhận phải tuân thủ “điều kiện kinh doanh tiêu

chuẩn(Standard Trading Conditions) của mình

1.3.3.2 Với tư cách là người chuyên chở

Trang 12

có thể đóng vai trò là người thầu chuyên chở hay người chuyên chở thực tế Dù trong trường hợp nào thì người giao nhận cũng phải chịu trách nhiệm về hàng hoá

từ nơi nhận hàng để chở đến nơi giao hàng mà quá trình này có thể gồm nhiều phương thức vận tải khác nhau

Trách nhiệm của người chuyên chở gồm ba nội dung cơ bản:

- Cơ sở trách nhiệm ( Basic of Liability)

- Thời hạn trách nhiệm ( Period of Responsibility)

- Giới hạn trách nhiệm ( Limits of Liability)

* Trách nhiệm của người giao nhận khi đóng vai trò là người chuyên chở đường biển

Trách nhiệm của người chuyên chở đường biển đối với hàng hoá được quy định trong các Công ước quốc tế và các Nghị định thư sửa đổi, bổ sung Hiện nay có ba quy tắc song song tồn tại đồng thời có hiệu lực là: Quy tắc Hague (Hague Rules); Quy tắc Hague - Visby (Hague-Visby Rules) và Quy tắc Hamburg (Hamburg Rules)

Trách nhiệm của người chuyên chở đối với hàng hoá theo ba Quy tắc trên là khác nhau và tăng dần từ Quy tắc Hague đến Quy tắc Hamburg

1.3.4.1 Hành động thay mặt người xuất khẩu gửi hàng

Theo chỉ dẫn của người gửi hàng, người giao nhận:

- Chọn tuyến, phương tiện và người chuyên chở thích hợp, lập nên lịch gửi nhận hàng và cung cấp cho người ủy thác

Trang 13

- Lưu cước với người chuyên chở đã lựa chọn

- Nhận hàng và cấp những chứng từ thích hợp như: giấy chứng nhận nhận hàng của người giao nhận, giấy chứng nhận chuyên chở của người giao nhận,…

- Nghiên cứu những điề khoản trong thư tín dụng và chuẩn bị tất cả các chứng từ cần thiết

- Đóng gói hàng hóa( trừ khi việc này đã được thực hiện bởi người gứi hàng) chú

ý tới đặc điểm của phương tiện chuyên chở, tính chất của hàng hóa

- Thu xếp việc lưu kho nếu cần thiết

- Cân đo và kẻ mác hàng hóa

- Tư vấn cho người gửi hàng về việc mua bảo hiểm, nếu có yêu cầu có thể mua bảo hiểm cho người gửi hàng

- Vận chuyển hàng hóa đến cảng, lo liệu các thủ tục hải quan, làm các thủ tục có liên quan và giao hàng cho người chuyên chở

- Thanh toán phí và các loại chi phí khác

- Chuẩn bị vận đơn và nhận vận đơn từ người chuyên chở

- Thu xếp chuyển tải trên chặng đường vận chuyển nếu cần thiết

- Giám sát việc chuyên chở trên đường thông qua việc liên hệ với người chuyên chở và đại lý của họ tại nơi nhận hàng

1.3.4.2 Hành động thay mặt người nhập khẩu

Theo sự chỉ dẫn của người nhập khẩu, người giao nhận sẽ:

- Giám sát việc vận chuyển hàng hóa

- Nhận và kiểm tra tất cả các chứng từ có liên quan đến việc vận chuyển

- Nhận hàng từ người chuyên chở và thanh toán cước phí vận chuyển nếu cần

- Thu xếp việc khai báo hải quan, nộp thuế và các lệ phí

- Thu xếp việc lưu kho bãi nếu cần

- Giao hàng sau khi đã làm thủ tục hải quan cho người nhận

Trang 14

1.3.4.4 Hành động như một người chuyên chở

Người giao nhận có thể đóng vai trò là người chuyên chở, bao gồm hai loại:

- Người thầu chuyên chở: ký hợp đồng chuyên chở nhưng không trực tiếp chuyên chở

- Người chuyên chở trực tiếp: ký hợp đồng và trực tiếp chuyên chở và phải chịu trách nhiệm về hàng hóa trong suốt quá trình chuyên chở

1.3.4.5 Đảm nhận một số công việc đặc biệt khác

Ngoài các công việc trên của khách hàng, nếu khách hàng yêu cầu người giao nhận có thể thực hiện một số hoạt động khác liên quan đến các dịch vụ hàng hóa đặc biệt:

- Vận chuyển hàng công trình như máy móc thiết bị… phục vụ các công trình xây dựng lớn mang tính chất quốc gia như sân bay, nhà máy, …

- Dịch vụ về vận chuyển quần áo treo trên mắc giá trong những

container đặc biệt Những loại quần áo này sau khi đến nơi sẽ được chuyển trực tiếp từ container vào cửa hàng

- Triển lãm ở nước ngoài Người giao nhận thường dược người tổ chức triển lãm giao cho chuyên chở hàng đến nơi triển lãm ở nước ngoài

Trang 15

Về cơ bản nó gồm những nội dung sau:

- Người giao nhận phải thực hiện sự uỷ thác với sự chăm lo cần thiết nhằm bảo vệ lợi ích cho khách hàng

- Thực hiện sự uỷ thác của khách hàng cho việc thu xếp tất cả các điều kiện có liên quan để tổ chức vận chuyển hàng hoá đến tay người nhận theo sự chỉ dẫn của khách hàng

- Người giao nhận không chịu trách nhiệm và không đảm bảo về việc hàng hoá sẽ đến địa điểm đích vào một ngày nhất định mà người giao nhận chỉ thực hiện công việc của mình một cách mẫn cán hợp lý trong việc lựa chọn, tổ chức vận chuyển để hàng hóa tới địa điểm đích một cách nhanh nhất

- Người giao nhận chỉ chịu trách nhiệm về các tổn thất và thiệt hại xảy rađối với hàng hoá thuộc về lỗi lầm hay sai sót thuộc về chính bản thân mình hayngười làm công cho mình Người giao nhận không phải chịu trách nhiệm vềnhững tổn thất do bên thứ 3 gây lên nếu họ chứng tỏ được họ đã thực sự chămchỉ, cần mẫn trong việc lựa chọn và chỉ định bên thứ

2.2.Bộ luật hàng hải Việt Nam 2005

Chương 5: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

Mục 1: Các quy định chung

Các điều 70, 71,72, 73

Trang 16

Chương 6: Đại lý tàu biển và môi giới hàng hải

Mục 1: Đại lý tàu biển

3.1.Đối với hàng xuất khẩu

3.1.1 Đối với hàng hóa phải lưu kho, lưu bãi của cảng

- Việc giao hàng gồm 2 bước lớn: chủ hàng ngoại thương (hoặc người cung

cấp trong nước) giao hàng xuất khẩu cho cảng, sau đó cảng tiến hành giao hàng cho tàu

*) Giao hàng XK cho cảng:

- Giao Danh mục hàng hoá XK ( Cargo List) và đăng ký với phòng điều độ để

Trang 17

bố trí kho bãi và lên phương án xếp dỡ

- Chủ hàng liên hệ với phòng thương vụ để ký kết hợp đồng lưu kho, bốc xếp hàng hoá với cảng

- Lấy lệnh nhập kho và báo với hải quan và kho hàng,

- Giao hàng vào kho, bãi của cảng

*) Giao hàng XK cho tàu:

- Chuẩn bị trước khi giao hàng cho tàu:

+ Kiểm nghiệm, kiểm dịch (nếu cần), làm thủ tục hải quan

+ Báo cho cảng ngày giờ dự kiến tàu đến (ETA), chấp nhận Thông báo sẵn sàng+ Giao cho cảng Danh mục hàng hoá Xk để cảng bố trí phương tiện xếp dỡ Trên cơ sở Cargo List này, thuyền phó phụ trách hàng hoá sẽ lên Sơ đồ xếp hàng( Cargo plan)

+ Ký hợp đồng xếp dỡ với cảng,

- Tổ chức xếp và giao hàng cho tàu

+ Trước khi xếp phải vận chuyển hàng từ kho ra cảng, lấy lệnh xếp hàng, ấn định số máng xếp hàng, bố trí xe và công nhân và người áp tải (nếu cần)

+ Tiến hành giao hàng cho tàu Việc xếp hàng lên tàu do công nhân cảng làm Hàng sẽ được giao cho tàu dưới sự giám sát của đại diện của hải quan Trong quá trình giao hàng, nhân viên kiểm đếm của cảng phải ghi số lượng hàng giao vào Final Report Phía tàu cũng có nhân viên kiểm đếm và ghi kết quả vào TallySheet

+ Khi giao nhận một lô hoặc toàn tàu, cảng phải lấy Biên lai thuyền phó (Mate’sReceipt) để lập vận đơn

Sau khi xếp hàng lên tàu, căn cứ vào số lượng hàng đã xếp ghi trong Tally Sheet, cảng sẽ lập Bản tổng kết xếp hàng lên tàu (General Loading Report) và cùng ký xác nhận với tàu Ðây cũng là cơ sở để lập B/L

- Lập bộ chứng từ thanh toán

Trang 18

Căn cứ vào hợp đồng mua bán và L/C, cán bộ giao nhận phải lập hoặc lấy các chứng từ cần thiết để tập hợp thành bộ chứng từ thanh toán, xuất trình cho ngân hàng để thanh toán tiền hàng

Bộ chứng từ thanh toán theo L/C thường gồm: B/L hối phiếu, hoá đơn thương mại, giấy chứng nhận phẩm chất, Giấy chứng nhận xuất xứ, phiếu đóng gói, giấy chứng nhận trọng lượng, số lượng

- Thông báo cho người mua về việc giao hàng và mua bảo hiểm cho hàng hoá nếu cần

- Thanh toán các chi phí cần thiết cho cảng như chi phí bốc hàng, vận chuyển, bảo quản, lưu kho

- Tính toán thường phạt xếp dỡ, nếu có

3.1.2 Đối với hàng không phải lưu kho, lưu bãi của cảng

Ðây là các hàng hoá XK do chủ hàng ngoại thương vận chuyển từ cáckho riêng của mình hoặc từ phương tiện vận tải của mình để giao trực tiếp cho tàu Các bước giao nhận cũng diễn ra như đối với hàng qua cảng Sau khi đã đăng ký với cảng và ký kết hợp đồng xếp dỡ, hàng cũng sẽ được giao nhận trên cơ sở tay ba ( cảng, tàu và chủ hàng) Số lượng hàng hoá sẽ được giao nhận, kiểm đếm và ghi vào Tally Sheet có chữ ký xác nhận của ba bên

3.1.3 Đối với hàng xuất khẩu đóng trong container

3.1.3.1 Hàng nguyên (FCL)

- Chủ hàng hoặc người người được chủ hàng ủy thác điền vào booking note

và đưa cho đại diện hãng tàu để xin kí cùng danh mục hàng hóa

- Sau khi đăng kí booking note, hãng tàu sẽ cấp lệnh giao vỏ container để chủ hàng mượn

- Chủ hàng lấy container rỗng về địa điểm đóng hàng của mình

- Mời đại diện hải quan kiểm nghiệm, kiểm dịch, giám định…

- Chủ hàng vận chuyển và giao container cho tàu tai CY quy định

Trang 19

- Chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thác mang hàng đến giao cho người chuyên chở hoặc đại lý tai CFS hoặc ICD quy định

- Các chủ hàng mời đại diện hải quan kiểm tra, kiểm hóa, giám sát việc đóng hàng vào cont của người chuyen chở hoặc người gom hàng

- Người chuyên chở cấp biên lai nhận hàng hoặc một vận đơn chung chủ

- Người chuyên chở xếp cont lên tàu và vận chuyển đến nơi đến

3.2.Đối với hàng nhập khẩu

*) Cảng nhận hàng từ tàu

- Dỡ hàng và nhận hàng từ tàu( do cảng làm)

- Lập các giấy tờ cần thiết trong quá trình giao nhận

- Đưa hàng về kho bãi cảng

+ Giấy giới thiệu của khách hàng

- Sau đó, nhân viên giao nhận sẽ mang giấy giới thiệu của khách hàng tới các đại

lý mà khách hàng gửi chứng từ để nhận những chứng từ còn lại

Trang 20

- Kiểm tra giấy tờ, xác định cảng mà hàng nhập về

+ Sắp xếp hồ sơ, chứng từ, bố trí phương tiện vận tải… đến cảng làm thủ tục nhận hàng và vận chuyển về địa điểm khách hàng yêu cầu

+ Chủ hàng đóng phí lưu kho, phí xếp dỡ và lấy biên lai

+ Chủ hàng mang biên lai nộp phí, 2 bản D/O cùng hóa đơn và phiếu đóng gói đến văn phòng quản lý tàu tại cảng để ký xác nhận D/O và tìm vị trí hàng, tại đây lưu 1 bản D/O

+ Chủ hàng mang 1 bản D/O còn lại đến bộ phận kho vận để làm phiếu xuất kho Bộ phận này giữ 1 D/O và làm 2 phiếu xuất kho cho chủ hàng

+ Làm thủ tục hải quan qua các bước sau:

Xuất trình và nộp các giấy tờ:

 Tờ khai hàng NK

 Giấy phép nhập khẩu(nếu cần)

 Bản kê chi tiết

 Lệnh giao hàng của người vận tải

 Hợp đồng mua bán ngoại thương

 Một bản chính và một bản sao vận đơn

 Giấy chứng nhận xuất xứ

 Giấy chứng nhận phẩm chất hoặc kiểm dịch nếu có

 Hóa đơn thương mại

…………

Dựa vào phân luồng ghi trên tờ khai Hải quan điện tử để công chức Hải quan thực hiện nhiệm vụ:

- Nếu là luồng xanh thì công chức Hải quan đóng dấu xác nhận thông quan

- Nếu là luồng vàng thì trên tờ khai Hải quan yêu cầu xuất trình bộ chứng từ giấythuộc hồ sơ Hải quan điện tử để kiểm tra Sau khi kiểm tra bộ chứng từ thì cán

bộ Hải quan xuất ra phiếu ghi kết quả kiểm tra chứng từ giấy, ký tên đóng dấu

Trang 21

hải quan Nếu bộ chứng từ phù hợp thì đóng dấu xác nhận thông quan hoặc xác nhận giải phóng hàng/ đưa hàng về bảo quản/ chuyển cửa khẩu lên tờ khai Hải quan điện tử

- Nếu là luổng đỏ thì Hải quan sẽ yêu cầu kiểm hóa Phải kiểm tra xác xuất lô hàng hóa nhập khẩu, ghi kết quả vào phiếu ghi kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa, ký tên, đóng dấu Hải quan Nếu hàng hóa phù hợp thì đóng dấu xác nhận thông quan hoặc xác nhận giải phóng hàng/ đưa hàng về bảo quản/ chuyển cửa khẩu lên tờ khai

Tính và thông báo thuế

Chủ hàng kí nhận vào giấy thông báo thuế( có thể nộp thuế trong vòng 30 ngày)

và xin chứng nhận hoàn thành thủ tục hải quan

+ Sau khi hải quan xác nhận “hoàn thành thủ tục hải quan” chủ hàng có thể mang ra khỏi cảng và chở về kho riêng

Trong trường hợp này, chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thác ra giao nhận trực tiếp với tàu

- Để có thể tiến hành dỡ hàng, 24 giờ trước khi tàu đến vị trí hoa tiêu, chủ hàng phải trao cho cảng một số chứng từ

+ Bản lược khai hàng hóa( 2 bản)+ Sơ đồ xếp hàng( 2 Bản)

+ Chi tiết hầm hàng( 2 bản)+ Hàng quá khổ, quá nặng( nếu có)

- Chủ hàng xuất trình vận đơn gốc cho đại diện của hãng tàu

- Trực tiếp nhận hàng từ tàu và lập các chứng từ cần thiết trong quá trình nhận hàng như:

+ Biên bản giám định hầm tàu( lập trước khi dỡ hàng) nhằm quy tráchnhiệm cho tàu về những tổn thất xảy ra sau này

Trang 22

- Khi dỡ hàng ra khỏi tàu, chủ hàng có thể đưa về kho riêng để mời hải quan kiểm hóa Nếu hàng không có niêm phong cặp chì phải mời hải quan áp tải về kho.

- Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, chủ hàng phải mang bộ chứng từ nhận hàng cùng D/O đến văn phòng quản lý tàu tại cảng để xác nhận D/O

- Lấy phiếu xuất kho và nhận hàng

3.2.3.2 Hàng lẻ(LCL)

Chủ hàng mang vận đơn gốc hoặc vận đơn gom hàng đến hãng tàu hoặc đại lý của người gom hàng để lấy D/O, sau đó nhận hàng tại CFS quy định và làm các thủ tụcnhư trên

Trang 23

CHƯƠNG II TỔ CHỨC GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG HÓA Ở CÔNG TY

CỔ PHẦN GIAO NHẬN VÀ VẬN CHUYỂN INDO TRẦN

2.1 Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần giao nhận và vận chuyển Indo Trần

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty Cổ phẩn giao nhận và vận chuyển Indo Trần (ITL CORP.)

được thành lập vào ngày 02/02/2000 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

số 0301909173 của Sở kế hoạch và đầu tư TPHCM

Tên giao dịch: ITL Corporation

Trang 24

Giám đốc/Tổng giám đốc: Trần Tuấn Anh

Hoạt động chính: Dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu Đại lý mua

bán, ký gởi hàng hóa Đại lý vận tải: hàng hải, hàng không Cho thuê kho bãi Đại lý bán vé máy bay Kinh doanh du lịch lữ hành quốc tế và nội địa

Nhiệm vụ của Công ty :

Đăng ký kinh doanh và hoạt động kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký.Chấp hành đầy đủ chính sách và thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước thông qua nghĩa vụnộp thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật

Thực hiện chế độ báo cáo thống kê định kỳ theo quy định của Nhà nước.Chịutrách nhiệm trước khách hàng và trước pháp luật về các loại dịch vụ mà công ty cungcấp.Luôn chú ý đến vấn đề giữ gìn trật tự an ninh, xã hội và bảo vệ môi trường

Trang 25

năng của chúng tôi để cung cấp sản phẩm dịch vụ tùy biến mà mỗi khách hàng muốn Điều này có thể phù hợp với nhu cầu của từng thị trường mục tiêu hoặc thậm chí lắp ráp cho các yêu cầu cụ thể của bất kỳ khách hàng cá nhân Với cách tiếp cận linh hoạt của chúng tôi, ITL cũng là vị trí để tối đa hóa và khai thác mọi

cơ hội hiện tại mà là then chốt cho sự thành công của công ty

Bằng cách tận dụng vào mối quan hệ của chúng tôi với các tàu sân bay và mạng lưới rộng lớn của chúng tôi và các cơ sở, ITL có thể cung cấp cho bạn với phạm vi rộng nhất của các tùy chọn về cách vận chuyển hàng hóa của bạn sẽ được quản lý với tư tưởng chi phí hiệu quả nhất Cho dù bạn đang tìm kiếm cho quản lý hàng tồn kho hoặc hoàn thành giải pháp vận chuyển quốc tế, chúng tôi chỉ đạo các dự ánkinh doanh của bạn kể từ thời điểm đó là một ý tưởng, trong suốt toàn bộ vòng đời của các tuyến thương mại của bạn

Giữ nhận thức được xu hướng thị trường và điều kiện là những gì làm cho ITL đối tác hậu cần được ưu tiên với khách hàng của chúng tôi Đặt ở những địa điểm với chiều sâu thực tế của kinh nghiệm cho công việc là những gì làm cho công ty phát triển Thúc đẩy từ việc quản lý hàng đầu xuống để mọi cấp độ của công ty, là đội tập trung vào việc làm khách hàng của chúng tôi hài lòng trong mọi khía cạnh của dịch vụ của chúng tôi

Tại ITL, chúng tôi thiết lập tiêu chuẩn của riêng của chúng tôi được đo bằng sự hàilòng của mỗi và mọi khách hàng chúng tôi phục vụ Đội ngũ năng động của chúng tôi quản lý và nhân viên hiểu sự cần thiết để cung cấp các sản phẩm của khách hàng về thời gian, mọi thời gian Đó là sự hiểu biết này đã khiến chúng tôi để làm cho công việc kinh doanh của khách hàng là thành công là chủ yếu quan trọng cho

sự thành công của riêng của chúng tôi

Top 500 công ty lớn nhất tại VN

ITL đã được trao tặng trong top 500 công ty tư nhân lớn nhất tại Việt Nam trong 3 năm liên tiếp 2007, 2008 & 2009

Trang 26

VNR 500 (Kỷ lục Việt Nam 500) là một danh sách các Top 500 công ty lớn nhất bằng tiếng Việt theo tiêu chuẩn của Fortune 500 và được xem xét và công bố hàng năm

Trong năm 2008, ITL được xếp hạng ở vị trí 176 trong top 500 công ty tư nhân lớnnhất tại Việt Nam

2.1.2 Sơ đồ, cơ cấu tổ chức của công ty

Tại Indo Trans Corporation (ITL), có 5 đơn vị kinh doanh để cung cấp các giảipháp tích hợp quản lý giao thông vận tải cho nhu cầu khách hàng của chúng tôi

Ngày đăng: 11/05/2013, 14:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng II: Tình hình thực hiện giao nhận xuất nhập khẩu theo doanh nghiệp đối tác: - Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu tại công ty giao nhận và vận chuyển Indo Trần x
ng II: Tình hình thực hiện giao nhận xuất nhập khẩu theo doanh nghiệp đối tác: (Trang 30)
Năm 2012, kim ngạch xuất nhập khẩu vẫn tăng nhưng do tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới ảnh hưởng mạnh mẽ đến thị trường trong nước, các doanh nghiệp trong nước lẩn lượt mất đơn hàng xuất khẩu làm cho kim ngạch vào cuối năm có chiều hướng giảm mạnh nê - Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu tại công ty giao nhận và vận chuyển Indo Trần x
m 2012, kim ngạch xuất nhập khẩu vẫn tăng nhưng do tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới ảnh hưởng mạnh mẽ đến thị trường trong nước, các doanh nghiệp trong nước lẩn lượt mất đơn hàng xuất khẩu làm cho kim ngạch vào cuối năm có chiều hướng giảm mạnh nê (Trang 30)
Bảng II: Tình hình thực hiện giao nhận xuất nhập khẩu theo doanh nghiệp đối tác: - Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu tại công ty giao nhận và vận chuyển Indo Trần x
ng II: Tình hình thực hiện giao nhận xuất nhập khẩu theo doanh nghiệp đối tác: (Trang 30)
Qua bảng số liệu và qua biểu đồ ta có thể thấy rằng ITL chi nhánh Hà Nội chủ yếu thực hiện sự ủy thác của khách hàng là các công ty sản xuất, gia công hàng xuất khẩu - Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu tại công ty giao nhận và vận chuyển Indo Trần x
ua bảng số liệu và qua biểu đồ ta có thể thấy rằng ITL chi nhánh Hà Nội chủ yếu thực hiện sự ủy thác của khách hàng là các công ty sản xuất, gia công hàng xuất khẩu (Trang 31)
Bảng III :Doanh thu theo từng loại dịch vụ chính (Nguồn Phòng Kế toán) - Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu tại công ty giao nhận và vận chuyển Indo Trần x
ng III :Doanh thu theo từng loại dịch vụ chính (Nguồn Phòng Kế toán) (Trang 31)
 Loai hình: nhập gia công - Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu tại công ty giao nhận và vận chuyển Indo Trần x
oai hình: nhập gia công (Trang 35)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w