NHTW giữ vai trò là ngân hàng của các ngân hàng: bảo quản quỹ dự trữ tiền tệ tín dụng của nhà nước; cơ quan phát hành tiền tệ trong nước; thanh toán và tín dụng quốc tế với NHTW các nước
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
Lớp: CHNHK24– GĐ A314 – CHIỀU CHỦ NHẬT
TIỂU LUẬN:
NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG (PHẦN 1)
PGS.TS TRƯƠNG THỊ HỒNG
Nhóm 3
Danh sách thành viên
TP Hồ Chí Minh – Năm 2016
MỤC LỤC C L C ỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3 I.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 4
1 Khái niệm về nghiệp vụ tín dụng của NHTW 4
STT Họ và Tên % tham gia Ký tên
01 Nhóm trưởng:Đinh Thị Hồng Thanh 100%
02 Nguyễn Tấn Thuận 100%
03 Nguyễn Văn Bé Năm 100%
04 Nguyễn Thảo Uyên 100%
05 Trần Hoa Nhã Trúc 100%
Trang 22 Mục đích 4
3 Nguyên tắc cung ứng tín dụng 5
II CÁC NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG CỦA NHTW 7
1 Cho vay tái cấp vốn (Refinancing) 7
1.1 Khái niệm 7
1.2 Các hình thức của công cụ tái cấp vốn 7
1.2.1 Cho vay cầm cố chứng từ có giá (Mortgaged Lending) 7
1.2.2 Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng: (Relending) 11
1.2.3 Cho vay theo đối tượng chỉ định (Lend for Object) 12
2 Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác (Discounting and Rediscounting) 12
3 Cho vay thanh toán (Lend for Paying): 13
3.1 Cho vay thanh toán thường xuyên 14
3.2 Cho vay khôi phục năng lực chi trả 15
4 Nghiệp vụ bảo lãnh 15
3 Tạm ứng cho ngân sách (Advance payment for budget) 18
III KẾT LUẬN 18
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Ngân hàng Trung ương ở bất kì quốc gia nào đều đóng vai trò quan trọng,
là ngân hàng đứng đầu trong hệ thống ngân hàng Đặc điểm nổi bật của NHTW
là nó không giao dịch, làm nghiệp vụ trực tiếp với các nhà kinh doanh và công chúng, khách hàng của nó là tất cả các ngân hàng khác NHTW giữ vai trò là ngân hàng của các ngân hàng: bảo quản quỹ dự trữ tiền tệ tín dụng của nhà nước; cơ quan phát hành tiền tệ trong nước; thanh toán và tín dụng quốc tế với NHTW các nước khác; là cơ quan cung cấp tiền cho ngân sách khi cần và làm một số nghiệp vụ của kho bạc nhà nước Tìm hiểu về Nghiệp vụ tín dụng của NHTW, bài tiểu luận nghiên cứu do nhóm chúng tôi trình bày gồm 3 phần: Chương I: Những vấn đề chung
Chương II: Các nghiệp vụ tín dụng của NHTW
Chương III: Kết luận
I.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Trang 41 Khái niệm về nghiệp vụ tín dụng của NHTW
Nghiệp vụ tín dụng của NHTW là việc NHTW cung ứng tiền cho nền kinh tế thông qua việc cho vay đối với các TCTD hay kho bạc nhà nước Như vậy, hoạt động tín dụng của NHTW thực chất là thực hiện một trong những kênh cung ứng tiền cho nền kinh tế
Nghiệp vụ tín dụng của NHTW được hiểu là hoạt động cho vay của NHTW Tuy nhiên khách hàng đi vay của NHTW là những khách hàng đặc biệt, đó là các TCTD hay chính phủ Nói cách khác NHTW thực hiện chức năng ngân hàng của các ngân hàng và ngân hàng của chính phủ
Khi NHTW cho các TCTD vay, hoạt động này đạt 2 mục đích là phát hành tiền của NHTW vào lưu thông thông qua các TCTD và điều tiết vốn khả dụng của các TCTD thông qua điều tiết lượng tiền tệ trong lưu thông
Khi NHTW tạm ứng cho ngân sách nhà nước theo quyết định của Thủ tướng chính phủ lúc đó tiền của NHTW được phát hành vào lưu thông qua chi tiêu chính phủ tạo điều kiện cho chính phủ có điều kiện để thực hiện nhiệm vụ của mình Như vậy, thông qua hoạt động tín dụng NHTW vừa là một kênh phát hành tiền đồng thời là công cụ để tăng cường khả năng điều tiết lượng cung tiền, nâng cao hoạt động quản lý của NHTW
2 Mục đích
Hoạt động tín dụng của NHTW nhằm các mục đích sau:
Thứ nhất, hoạt động tín dụng của NHTW nhằm bổ sung nguồn vốn khả
dụng cho các NHTM và TCTD trong quá trình hoạt động nhằm tăng khả năng cho vay của các ngân hàng đối với nền kinh tế hoặc giúp các TCTD đảm bảo khả năng thanh toán nhằm duy trì sự ổn định và an toàn cho cả hệ thống ngân hàng Đây là mục tiêu hàng đầu trong hoạt động tín dụng của NHTW vì NHTW
và TCTD có vai trò to lớn trong nền kinh tế, mọi hoạt động của NHTM và TCTD đều có tác động đến nền kinh tế
Phát hành tiền vào lưu thông bằng tái cấp vốn cho các NHTM hoặc tạm ứng cho ngân sách nhà nước
Thứ hai, hoạt động tín dụng của NHTW nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển
bền vững
Hoạt động tín dụng của NHTW không chỉ là bổ sung nguồn vốn ngắn hạn cho các NHTM mà qua đó còn mở rộng tín dụng cho nền kinh tế nhờ sự ổn định tăng trưởng bền vững Đây chính là mục tiên cao nhất cần đạt được, mọi hệ thống của NHTW và NHTM đều ảnh hưởng đến mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng
và ổn định vĩ mô nền kinh tế
Trang 5Thứ ba, hoạt động tín dụng của NHTW nhằm mục đích điều chỉnh nhịp
độ phát triển của nền kinh tế về cả quy mô và cơ cấu, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững
Với việc bao quát toàn bộ nền kinh tế, NHTW có thể nhìn nhận và đánh giá sự phát triển của các ngành, các lĩnh vực, các vùng lãnh thổ và các thành phần kinh tế qua đó điều chỉnh những bất cập thông qua hoạt động tín dụng, NHTW tác động đến vốn khả dụng của từng loại hình ngân hàng tác động đến khả năng cho vay của từng ngân hàng đối với nền kinh tế từ đó tác động đến sự phát triển của từng ngành nói riêng và của toàn bộ nền kinh tế
Ngoài ra, hoạt động tín dụng của NHTW còn nhằm điều chỉnh các điều
kiện tiền tệ theo mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ
NHTW tác động tới các NHTM nhằm điều chỉnh các cân đối trong quá trình huy động, cho vay,… từ đó làm lành mạnh hóa theo yêu cầu của chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ và lâu dài
3 Nguyên tắc cung ứng tín dụng
Trong hoạt động này, NHTW tuy không trực tiếp cung ứng vốn cho nền kinh tế nhưng thông qua hình thức tái cấp vốn cho các TCTD , NHTW thực sự
đã giữ quyền quyết định và chi phối tổng khối lượng tín dụng mà hệ thống ngân hàng cung cấp cho nền kinh tế Với ý nghĩa đó, hoạt động tín dụng của NHTW phải tuân thủ những nguyên tắc sau:
Thứ nhất là hoạt động tín dụng của NHTW phải hướng đến việc thực hiện
mục tiêu của chính sách tài chính tiền tệ trong từng thời kỳ
Vai trò của tài chính tiền tệ trong nền kinh tế thị trường là rất to lớn và quan trọng, vai trò đó chỉ phát huy tác dụng khi chúng ta xây dựng được một chính sách tài chính tiền tệ tích cực và đúng đắn Chính sách đó khẳng định việc nhà nước sử dụng tài chính tiền tệ như là công cụ chủ yếu để phát triển kinh tế
và qua đó giám sát các hoạt động kinh tế theo mục tiêu năng suất và hiệu quả
Hoạt động tín dụng của NHTW phải hướng đến việc thực hiện các mục tiêu của chính sách tài chính tiền tệ, khẳng định tính nhất quán trong phương hướng hoạt động tín dụng của NHTW đồng thời khẳng định lợi ích hoạt động
đó hướng đến lợi ích chung của toàn xã hội
Trong từng giai đoạn mà chính sách tiền tệ có thể được hoạch định theo 2 hướng:
Chính sách tiền tệ mở rộng nhằm chống suy thoái và thất nghiệp NHTW thực hiện mở rộng hoạt động tín dụng bằng cách cắt giảm lãi suaart tái cấp vốn
và tăng hạn mức tín dụng
Trang 6Chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm chống lạm phát hoặc kìm hãm sự tăng trưởng quá nóng của nền kinh tế bằng cách tăng lãi suất và giảm hạn mức tín dụng nhằm thu hẹp hoạt động tín dụng
Thứ hai, chủ động điều chỉnh khối lượng tín dụng theo diễn biến của thị
trường
Với vai trò là người cho vay cuối cùng, NHTW căn cứ vào nhu cầu vốn tín dụng trong nền kinh tế chủ động điều chỉnh khối lượng tín dụng trong nền kinh tế chủ động điều chỉnh khối lượng tín dụng cho phù hợp với nhu cầu thực tiễn cũng như theo chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ Nếu cung tiền lớn hơn cầu tiền thì giảm khối lượng tín dụng bằng cách tăng lãi suất tái cấp vốn hoặc thu hẹp hạn mức tín dụng kết hợp với các công cụ khác và ngược lại
Loại cho vay, đối tượng cho vay, mức cho vay và lãi suất được kết hợp cùng với các điều kiện chặt chẽ nhằm đạt được hiệu quả trong việc phân bổ vốn đồng thời đảm bảo hiệu lực chi phối và kiểm soát tiền tệ của NHTW
NHTW sử dụng đồng thời nhiều công cụ trong đó có hai công cụ chủ yếu
là hạn mức tín dụng và lãi suất tái chiết khấu Hạn mức tín dụng là công cụ mang tính định lượng, cứng nhắc, không linh động, không phù hợp với cơ chế thị trường Lãi suất mang tính định tính ,là công cụ linh động cao,hiệu quả phù hợp với cơ chế thị trường, NHTW thông qua lãi suất tái chiết khấu có thể mở rộng hoặc thu hẹp tín dụng
Thứ ba, tôn trọng hạn mức tín dụng: nguyên tắc này giúp cho NHTW kiểm soát tốt khả năng mở rộng tín dụng tối đa của nền kinh tế Nếu vi phạm nguyên tắc này, lượng tiền cung ứng sẽ tăng, nguy cơ lạm phát sẽ xảy ra
Thứ tư, vai trò người cho vay cuối cùng Sự đổ vỡ của một ngân hàng gây ra hậu quả khôn lường chi nền kinh tế NHTW vừa là người cung ứng dự trữ cho các NHTM vừa đảm bảo sự an toàn cho toàn hệ thống Thực hiện tốt vai trò khi các NHTM lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán Trong trường hợp khi ngân hàng trung gian không đủ tiền mặt chi trả cho người dân khi họ rút tiền ồ ạt, ngân hàng trung gian không còn chỗ vay mượn nào khác thì nó phải đến NHTW vay tiền như cứu cánh cuối cùng
NHTW cho ngân hàng trung gian vay với phương thức gọi là cho vay chiết khấu Nó có thể cho ngân hàng trung gian vay khi có yêu cầu Ngân hàng trung gian có thể cho vay hết dự trữ bắt buộc vì khi cần thiết nó có thể vay NHTW với lãi suất thấp để thanh toán cho người dân NHTW tăng lãi suất chiết khấu thì sẽ làm giảm lượng cung tiền của hệ thống ngân hàng trung gian tức là giảm lượng cung tiền trong toàn bộ nền kinh tế và ngược lại
Trang 7Trong vai trò cứu cánh cuối cùng, NHTW dùng lãi suất chiết khấu để điều tiết lượng tiền cung ứng của hệ thống ngân hàng trung gian và của nền kinh
tế Đây là một công cụ giúp chính phủ quản lý nền kinh tế vĩ mô
Tuy nhiên không phải lúc nào NHTW cũng sẵn lòng và thường xuyên thực hiện vai trò người cho vay cuối cùng vì NHTW không trực tiếp tham gia các hoạt động kinh doanh tài chính mà là thực hiện vai trò điều tiết kinh tế vĩ
mô của một quốc gia cho nên chỉ khi sự bất ổn của các tồ chức tín dụng làm ảnh hưởng tới tài chính cũng như kinh tế quốc gia thì NHTW mới can thiệp Thứ hai
là vì khi NHTW thực hiện vai trò cho vay đối với các TCTD sẽ làm tăng lượng tiền cung ứng vào nền kinh tế, có thể gây ra hiện tượng kinh tế tiêu cực như lạm phát, bất ổn lãi suất… cho nên NHTW không thường xuyên cho vay đối với các TCTD Thứ ba là vì nếu NHTW thường xuyên thực hiện vai trò người cho vay cuối cùng có thể làm rối các chính sách điều tiết vĩ mô của mình Hơn nữa việc NHTW dễ dãi cho vay sẽ gây nên sức ì cho các TCTD, tạo tâm lý ỷ lại từ đó các TCTD này không cố gắng vượt qua khó khăn tài chính Thứ tư là quan hệ tín dụng của các NHTM chính là góp phần đóng góp vào quá trình tạo tiền cho nền kinh tế, quan hệ này càng phát triển thì dòng vốn lưu thông càng nhanh càng tạo hiệu quả sử dụng vốn cao làm cho hệ thống tài chính trở nên năng động và vững chắc NHTW tham gia sẽ làm giảm đi hiệu quả này và ảnh hưởng đến quan hệ liên ngân hàng Các NHTM vay vốn lẫn nhau sẽ giúp phát triển hệ thống công nghệ liên ngân hàng đặc biệt hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Thứ năm là do nền kinh tế hiện nay là nền kinh tế thị trường nếu NHTW can thiệp quá sâu làm ảnh hưởng sự phát triển tự nhiên của nó
II CÁC NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG CỦA NHTW
1 Cho vay tái cấp vốn (Refinancing)
1.1 Khái niệm
Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng có bảo đảm của Ngân hàng Nhà nước nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các ngân hàng thương mai và các TCTD bao gồm các hoạt động: chiết khấu, tái chiết khấu các chứng từ có giá, cho vay có đảm bảo bằng các chứng từ có giá
1.2 Các hình thức của công cụ tái cấp vốn
1.2.1 Cho vay cầm cố chứng từ có giá (Mortgaged Lending)
- Căn cứ pháp lý: Thông tư số 17/2011/TT-NHNN Quy định về việc cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các TCTD
- Các khái niệm:
Trang 8Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá (sau đây gọi tắt là cho vay cầm cố) là hình thức cho vay của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước) đối với các TCTD trên cơ sở cầm cố giấy tờ có giá thuộc sở hữu của TCTD để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ
Cầm cố giấy tờ có giá là việc Ngân hàng Nhà nước nắm giữ bản gốc giấy
tờ có giá hoặc yêu cầu TCTD chuyển khoản giấy tờ có giá vào tài khoản của Ngân hàng Nhà nước mở tại Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho một hay nhiều khoản vay cầm cố của TCTD tại Ngân hàng Nhà nước
Lãi suất cho vay cầm cố là lãi suất tái cấp vốn mà Ngân hàng Nhà nước
áp dụng khi thực hiện cho vay cầm cố đối với các TCTD và được Ngân hàng Nhà nước công bố trong từng thời kỳ
Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá là thời gian tính từ ngày Ngân hàng Nhà nước giải ngân khoản vay cầm cố đối với TCTD đến ngày đến hạn thanh toán của giấy tờ có giá đó
- Điều kiện cho vay cầm cố
Trên cơ sở định hướng điều hành chính sách tiền tệ và lượng tiền cung ứng từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước quyết định thực hiện cho vay cầm cố đối với các TCTD khi có đủ các điều kiện sau:
o Là các TCTD quy định tại Điều 3 của Thông tư này và không bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt;
o Có giấy tờ có giá đủ tiêu chuẩn và thuộc danh mục các giấy tờ có giá được sử dụng cầm cố vay vốn tại Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này;
o Có mục đích vay vốn phù hợp với mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ;
o Có hồ sơ đề nghị vay cầm cố tại Ngân hàng Nhà nước theo đúng quy định tại Điều 15 của Thông tư này;
o Không có nợ quá hạn tại Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm đề nghị vay vốn;
o Có cam kết về sử dụng tiền vay cầm cố đúng mục đích, trả nợ gốc và lãi cho Ngân hàng Nhà nước đúng thời gian quy định
- Hồ sơ đề nghị vay cầm cố
Khi có nhu cầu vay cầm cố tại Ngân hàng Nhà nước, TCTD gửi 01 bộ hồ
sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tới Ngân hàng Nhà nước Hồ sơ đề nghị vay cầm cố bao gồm:
Trang 9o Giấy đề nghị vay vốn theo hình thức cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá (theo Mẫu 01/NHNN-CC);
o Bảng kê các giấy tờ có giá đề nghị cầm cố để vay vốn tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có xác nhận của tổ chức phát hành, đại lý phát hành hoặc
tổ chức lưu ký (theo Mẫu 02a/NHNN-CC);
o Một số chỉ tiêu về nguồn vốn và sử dụng vốn bằng đồng Việt Nam theo Mẫu 03/NHNN-CC; Tình hình giao dịch của TCTD với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Mẫu 04/NHNN-CC; Bảng tính toán nhu cầu vay vốn VND từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Mẫu 05/NHNN-CC;
o Bảng cân đối kế toán của TCTD tại thời điểm gần nhất (bản chính)
- Chấp thuận và từ chối đề nghị vay cầm cố của TCTD
o Căn cứ vào hồ sơ đề nghị vay cầm cố của TCTD, Ngân hàng Nhà nước xem xét đề nghị vay của TCTD và trong thời hạn tối đa 02 ngày làm việc
kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ đề nghị vay cầm cố theo quy định tại Điều 15 của Thông tư này, Ngân hàng Nhà nước thông báo bằng văn bản cho TCTD đề nghị vay về việc chấp thuận (theo Mẫu 06a/NHNN-CC) hay không chấp thuận cho vay cầm cố (theo Mẫu 06b/NHNN-06a/NHNN-CC)
và gửi cho các đơn vị liên quan
o Ngân hàng Nhà nước không xem xét đề nghị vay cầm cố của TCTD khi TCTD không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 10 của Thông tư này
- Giao nhận và hoàn trả giấy tờ có giá làm tài sản cầm cố
o Sau khi nhận được thông báo về việc chấp thuận cho vay cầm cố của Ngân hàng Nhà nước, TCTD đề nghị vay phải tiến hành chuyển giao các giấy tờ có giá để làm tài sản cầm cố cho Ngân hàng Nhà nước
o Ngân hàng Nhà nước thực hiện cầm cố các giấy tờ có giá theo đúng danh mục giấy tờ có giá đã được phê duyệt
o Trong thời gian vay, TCTD có nhu cầu đổi giấy tờ có giá đang được cầm
cố tại Ngân hàng Nhà nước bằng các giấy tờ có giá khác đủ tiêu chuẩn và nằm trong danh mục giấy tờ có giá được sử dụng cầm cố vay vốn tại Ngân hàng Nhà nước, TCTD gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tới Ngân hàng Nhà nước Hồ sơ bao gồm:
1.Văn bản giải trình lý do đổi giấy tờ có giá đang được cầm cố tại Ngân hàng Nhà nước bằng các giấy tờ có giá khác.
2.Bảng kê các giấy tờ có giá thay thế để cầm cố vay vốn tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có xác nhận của tổ chức phát hành, đại lý phát hành hoặc
tổ chức lưu ký (theo Mẫu 02b/NHNN-CC);
Trang 10Trong thời hạn tối đa 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ
sơ đề nghị đổi giấy tờ có giá được cầm cố tại Ngân hàng Nhà nước của TCTD, Ngân hàng Nhà nước thông báo bằng văn bản cho TCTD về việc chấp thuận hay không chấp thuận đổi giấy tờ có giá đang cầm cố và gửi cho các đơn vị liên quan
Sau khi TCTD đã hoàn trả hết nợ gốc và lãi vay, Ngân hàng Nhà nước sẽ hoàn trả các giấy tờ có giá đã sử dụng làm tài sản cầm cố cho TCTD
- Thực hiện cho vay cầm cố
o Việc cho vay cầm cố đối với các TCTD được thực hiện tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước
o Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước căn cứ vào hồ sơ chấp thuận cho vay cầm cố đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt tiến hành làm thủ tục nhận tài sản cầm cố, ký hợp đồng tín dụng với TCTD và chuyển
số tiền cho vay vào tài khoản tiền gửi của TCTD tại Ngân hàng Nhà nước
o Trong trường hợp cần thiết, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có thể ủy quyền cho Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện cho vay cầm cố đối với TCTD có trụ sở chính trên địa bàn Quy trình thực hiện cho vay cầm cố tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố như thực hiện tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước
- Trả nợ vay cầm cố
o Khi đến kỳ hạn trả nợ, các TCTD thanh toán gốc và lãi khoản vay cầm cố cho Ngân hàng Nhà nước và nhận lại giấy tờ có giá
o Trường hợp đến kỳ hạn trả nợ gốc và lãi mà TCTD không trả nợ và không được Ngân hàng Nhà nước gia hạn nợ thì Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện các biện pháp để thu hồi nợ gốc và lãi bắt buộc như sau:
Trích tài khoản tiền gửi của TCTD tại Ngân hàng Nhà nước để thu nợ; Thu nợ gốc và lãi từ các nguồn khác (nếu có) của TCTD;
o Trường hợp sau khi đã trích tài khoản tiền gửi để thu nợ gốc và lãi và thu
nợ từ các nguồn khác của TCTD nhưng vẫn không đủ để thu hồi hết nợ, Ngân hàng Nhà nước sẽ chuyển phần nợ còn lại sang nợ quá hạn và áp dụng lãi suất quá hạn Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục trích tài khoản tiền gửi để thu nợ hoặc có thể bán hoặc thanh toán với người phát hành các giấy tờ có giá cầm cố trên thị trường tiền tệ để thu hồi nợ gốc và lãi quá hạn của TCTD vay