1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Báo cáo thực tập cơ sơ chuyên ngành quản lý giáo dục

39 3,2K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 199,5 KB

Nội dung

Bản báo cáo thực tập cơ sở của chúng em bao gồm các nội dung chính sau: Phần I: Giới thiệu chung về Học viện Hành chính Quốc Gia và Phòng Đào tạo đại học.. Trường có nhiệm vụ huấn luyện

Trang 1

HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

KHOA QUẢN LÝ -*** -

BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ SỞ

CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Nhóm sinh viên thực hiện:

3 Đặng Trọng An

4 Trần Thị Thanh Tâm

Lớp: QLGDK5C

Thành viên Thành viên

Hà Nội-2013 LỜI MỞ ĐẦU

Trang 2

Thực tập cơ sở là hoạt động gắn lý luận vào với thực tiễn, là điều kiện cần để

sinh viên hiểu rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quy trình làm việc…gắn với lý thuyếtcác môn chuyên ngành mình đang theo học

Thực tập cơ sở giúp sinh viên tìm hiểu các hoạt động quản lý giáo dục trongthực tế của một cơ quan quản lý giáo dục, của nhà trường và các cơ sở giáo dụckhác, hoạt động của một cá nhân cụ thể trong hệ thống quản lý Từ đó sinh viên cóđiều kiện được khẳng định và bổ sung thêm những kiến thức cơ bản quản lý vàquản lý giáo dục cũng như ý thức nghề nghiệp trong tương lai

Nó tạo điều kiện để sinh viên vận dụng các kiến thức về quản lý và quản lýgiáo dục để tìm hiểu, phân tích và đánh giá các hoạt động của một công việc tácnghiệp cụ thể, cũng như các hoạt động của nhà trường, cơ sở giáo dục và cơ quanquản lý giáo dục

Qua đợt thực tập này sinh viên còn rút ra được kinh nghiệm và có sự chuẩn

bị kĩ càng hơn cho đợt thực tập tốt nghiệp kết thúc khóa học Đồng thời thực tập cơsở giúp sinh viên bước đầu làm quen với các hoạt động tác nghiệp trong thực tiễncũng như hình thành những kỹ năng cơ bản cho công việc của bản thân trong tươnglai

Để thực hiện mục đích đã đề ra cho đợt thực tập này, nhóm chúng em đã lựachọn địa điểm thực tập tại Phòng Đào tạo hệ Đại học chính quy – Học viện HànhChính Quốc Gia

Qua đây, chúng em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy côgiáo trong Phòng Đào tạo, đặc biệt là thầy Triệu Phương Anh - Chuyên viênPhòng đào tạo – Trưởng khóa 10 Nhân sự đã tạo những điều kiện thuận lợi nhất vàhướng dẫn chúng em tận tình trong thời gian chúng em thực tập tại Phòng nóiriêng, cũng như tại Học viện nói chung Chúng em xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới

Cô Lê Mai Phương, giảng viên khoa Quản lý cùng các thầy cô giáo tại Học việnQuản lý giáo dục đã giúp chúng em hoàn thành báo cáo thực tập này

Trang 3

Bản báo cáo thực tập cơ sở của chúng em bao gồm các nội dung chính sau:

Phần I: Giới thiệu chung về Học viện Hành chính Quốc Gia và Phòng Đào tạo đại học.

Phần II: Mô tả và phân tích các hoạt động của Chuyên viên Triệu Phương Anh Phần III: Đánh giá chung

Bản báo cáo này là sản phẩm trí tuệ chung của cả nhóm nhưng do thời giantiếp xúc và làm việc tại cơ sở có giới hạn, và đây cũng là lần đầu tiên chúng em đithực tập, nên chắc chắn bài báo cáo còn nhiều thiếu sót Chúng em rất mong nhậnđược sự góp ý của các thầy cô cùng các bạn sinh viên để bản báo cáo của chúng

em được hoàn thiện hơn, cũng như giúp chúng em có thêm những bài học kinhnghiệm bổ ích cho đợt thực tập tốt nghiệp sau này

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 4

1 HVHCQG Học viện Hành chính Quốc Gia.

2 PĐT ĐH Phòng Đào tạo Đại học

PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

VÀ PHÒNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC.

Trang 5

1 Giới thiệu chung về Học viện Hành Chính Quốc Gia ( HVHCQG)

* Quá trình hình thành và phát triển.

Học viện Hành Chính Quốc Gia có bề dày truyền thống lịch sử Được hình thành từnăm 1959 đến nay, với 53 năm tuổi, đến nay Học viện đã trải qua 7 lần đổi tên Cụthể như sau:

1 TRƯỜNG HÀNH CHÍNH (TỪ THÁNG 5/1959 - 9/1961)

Ngày 29-5-1959, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phan Kế Toại kí Nghị định số 214-NV thành lập Trường Hành chính Trường trực thuộc Bộ Nội vụ, có nhiệm vụ huấn luyện cán bộ chính quyền cấp huyện Đồng chí Tô Quang Đẩu - Thứ trưởng Bộ Nội vụ làm Hiệu trưởng

Khi mới thành lập, Trường đặt cơ sở ở thôn Phù Lưu, xã Xuân Hồng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh Tại đây, Trường đã mở khoá huấn luyện đầu tiên cho 216 cán

bộ chính quyền cấp huyện, tỉnh Khoá học khai giảng ngày 16-10-1959 và bế giảng ngày 16-01-1960 Phó Thủ tướng Phan Kế Toại đã khai giảng và bế giảng khoá học Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Chính phủ: Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Trần Hữu Dực đã tới thăm và giảng bài cho khoá học

2 TRƯỜNG HÀNH CHÍNH TRUNG ƯƠNG (TỪ THÁNG 9/1961 -

5/1980)

Ngày 29-9-1961, theo Nghị định số 130-CP của Chính phủ, Trường Hành chính đổitên là Trường Hành chính Trung ương

Trụ sở của Trường Hành chính Trung ương được xây dựng tại Láng Hạ - Đống Đa

- Hà Nội Từ năm 1962 đến nay Học viện Hành chính Quốc gia vẫn đặt trụ sở chính tại đây

Khi đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, từ tháng 9-1965 tới cuối năm

1968, Trường sơ tán về xã Đông Côi, huyện Thuận Thành, tỉnh Hà Bắc Tại đây,

Trang 6

Trường tiếp tục mở các lớp bồi dưỡng cán bộ chính quyền cấp huyện, phục vụ cuộckháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Từ giữa năm 1972, Chính phủ chủ trương tách phần chính quyền ra khỏi Bộ Nội vụđưa sang Văn phòng Nội chính Phủ Thủ tướng Bộ Nội vụ thời gian này chỉ làm công tác thương binh - xã hội, nên Trường chỉ tiến hành đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thương binh - xã hội

ở miền Nam, tháng 5-1974, Trường Cán bộ chính quyền miền Nam được thành lập tại chiến khu miền Đông do đồng chí Nguyễn Ngọc Sắt (tức Ba Linh) làm Hiệu trưởng Sau khi miền Nam được giải phóng, ngày 30-10-1976, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 213-CP thành lập Phân hiệu Trường Hành chính Trungương tại miền Nam Phân hiệu trực thuộc Ban Tổ chức của Chính phủ, đặt tại địa điểm Học viện Quốc gia Hành chính của nguỵ quyền Sài Gòn cũ, số 10 đường 3-2, quận 10, TP Hồ Chí Minh (cơ sở Học viện Hành chính Quốc gia ngày nay) Phân hiệu do đồng chí Doanh Thắng Lung (tức Ba Lung) và Nguyễn Ngọc Sắt (tức Ba Linh) làm Phân Hiệu phó (không có Phân Hiệu trưởng)

Ngày 30-3-1977, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 81/CP chuyển

Trường Hành chính Trung ương từ trực thuộc Bộ Nội vụ sang trực thuộc Ban Tổ chức của Chính phủ Trường Hành chính Trung ương tiếp tục nhiệm vụ bồi dưỡng cán bộ chính quyền phục vụ công cuộc hoà bình xây dựng đất nước

Ngày 30-8-1977, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 231-CP chuyển Trường Hành chính Trung ương từ Ban Tổ chức của Chính phủ sang trực thuộc Phủ Thủ tướng Trường có nhiệm vụ huấn luyện, bồi dưỡng các cán bộ quản lý nhànước cao cấp ở các cơ quan trung ương; các chủ tịch, phó chủ tịch, uỷ viên Uỷ ban nhân dân tỉnh, huyện và tương đương; cán bộ phụ trách các sở, ty của tỉnh, thành phố; cán bộ làm công tác tổ chức ở cấp tỉnh, thành phố; cán bộ làm công tác giảng dạy ở các Trường Hành chính (nay là Trường Chính trị) các tỉnh và thành phố

Trang 7

Theo Quyết định trên, Trường Hành chính Trung ương có các phân hiệu phụ trách các khu vực:

- Phân hiệu Trường Hành chính Trung ương đóng tại Hà Nội chịu trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho các tỉnh phía Bắc

- Phân hiệu Trường Hành chính Trung ương đóng tại TP Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho các tỉnh phía Nam (B2 cũ)

- Phân hiệu Trường Hành chính Trung ương đóng tại Đã Nẵng chịu trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho các tỉnh miền Trung (khu 5 cũ) Song, trong thực tế Trường Hành chính Trung ương mới chỉ có hai Phân hiệu tại Hà Nội và TP

Hồ Chí Minh hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Dương Văn Phúc - Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

3 TRƯỜNG HÀNH CHÍNH VÀ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG (TỪ THÁNG 5/1980 – 6/1981)

Ngày 12-5-1980, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 142-CP sát nhập Trường Hành chính Trung ương và Trường Kinh tế Trung ương thành Trường Hành chính và Kinh tế Trung ương Giáo sư Mai Hữu Khuê - nguyên Hiệu trưởng Trường Kinh tế - Kế hoạch - được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng

Thực hiện Hiệp định kí kết giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Liên Xô, Trường mở các khoá bồi dưỡng về quản lý kinh tế cho cán bộ trung - cao cấp do các giáo sư Liên Xô giảng dạy

4 TRƯỜNG HÀNH CHÍNH TRUNG ƯƠNG (TỪ THÁNG 6/1981 -

11/1990)

Ngày 08-6-1981, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 233-CP tách Trường Hành chính và Kinh tế Trung ương thành hai trường: Trường Hành chính Trung ương và Trường Quản lý kinh tế Trung ương Trường Hành chính Trung ương trực thuộc Chính phủ Đồng chí Dương Văn Dật - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính - được bổnhiệm làm Hiệu trưởng

Trang 8

Ngày 26-9-1981, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Quyết định số 91/HĐBT về nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Trường Hành chính Trung ương Từ đây, Trường có căn cứ pháp lý tương đối đầy đủ để hoạt động, đã không ngừng phấn đấu vươn lên, có những bước tiến cơ bản, củng cố và thống nhất được cơ sở Trường tại Hà Nội và Phân hiệu của Trường tại TP Hồ Chí Minh, quy tụ các

Trường Hành chính (nay là Trường Chính trị) tỉnh, thành phố, tạo thành một hệ thống Trường Hành chính làm nhiệm vụ bồi dưỡng, đào tạo cán bộ quản lý hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, tạo đà cho sự phát triển cao hơn của Trường trong giai đoạn mới

Ngày 09-4-1987, Giáo sư Đoàn Trọng Truyến - nguyên Bộ trưởng Tổng thư ký Hội đồng Bộ trưởng - được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng theo Quyết định số 121-CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Trường thực hiện chuyển đổi nội dung, phương thức bồi dưỡng cán bộ chính quyền phù hợp với yêu cầu thực tiễn, mở rộng hợp tácquốc tế

5 TRƯỜNG HÀNH CHÍNH QUỐC GIA (TỪ THÁNG 11/1990 - 7/1992)Ngày 01-11-1990, Trường Hành chính Trung ương được đổi tên thành Trường Hành chính Quốc gia theo Quyết định số 381-CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng(nay là Chính phủ) Trường đã cùng với các cơ quan hữu quan đề xuất với Chính phủ đề án cải cách nền hành chính quốc gia

Ngày 01-12-1991, GS.TS Nguyễn Duy Gia - nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Phó Hiệu trưởng Trường HCQG - được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng

6 HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA (TỪ THÁNG 7/1992 ĐẾN THÁNG 5/2007)

Ngày 06-7-1992, Trường Hành chính Trung ương được đổi tên thành Học viện Hành chính Quốc gia theo Nghị định số 253-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay

là Chính phủ) GS.TS Nguyễn Duy Gia làm Giám đốc Từ đây, Học viện thực hiện

Trang 9

chức năng trung tâm đào tạo công chức và nghiên cứu khoa học về hành chính của

cả nước, có sự phát triển mạnh mẽ toàn diện, đạt được những thành tựu to lớn trên nhiều mặt; có những biến đổi rõ rệt về quy mô và chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước

Ngày 16-12-1997, GS.TS Nguyễn Duy Gia thôi giữ chức Giám đốc GS.TS Vũ Huy Từ - nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Phó Giám đốc Học viện

- được giao trách nhiệm Phó Giám đốc điều hành theo Quyết định số 108/TTg của Thủ tướng Chính phủ

Ngày 25-9-1998, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hiến - nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp - được bổ nhiệm làm Giám đốc theo Quyết định số 885/TTg của Thủ tướng Chính phủ

Ngày 31-12-2006, TS Nguyễn Ngọc Hiến thôi giữ chức Giám đốc Học viện

Ngày 01-01-2007, PGS TS Nguyễn Hữu Khiển - Phó Giám đốc Học viện được giao trách nhiệm Phó Giám đốc điều hành theo Quyết định số 09/QĐ-BNV ngày 08-01-2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc phân công thực hiện nhiệm vụ điều hành các hoạt động công tác của Học viện Hành chính Quốc gia

* Quyết định số 123/2002/QĐ-TTg Ngày 19-9-2002 của Thủ tướng Chính phủ, Học viện từ cơ quan thuộc Chính phủ được chuyển vào Bộ Nội vụ

Ngày 13-11-2003, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 234/2003/ TTg về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Học viện Hành chính Quốc gia.Trong đó, xác định:

QĐ Học viện Hành chính Quốc gia là tổ chức sự nghiệp của Bộ Nội vụ và chịu sự quản lý nhà nước của Bộ trưởng Bộ Nội vụ

- Học viện Hành chính Quốc gia là Trung tâm quốc gia, tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính theo quy định của pháp luật; thực hiện các chức năng: đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, các chức danh công chức hành chính các cấp, cán bộ, công chức cơ sở, công

Trang 10

chức dự bị, đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên các chuyên ngành hành chính và quản lý nhà nước; nghiên cứu khoa học hành chính và tư vấn cho Chính phủ trong lĩnh vực hành chính và quản lý nhà nước.

- Học viện Hành chính Quốc gia có con dấu hình Quốc huy

- Học viện Hành chính Quốc gia có các hệ đào tạo, bồi dưỡng:

+ Hệ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về hành chính và quản lý nhà nước

+ Hệ đào tạo tiền công vụ

+ Hệ đào tạo đại học chuyên ngành hành chính chính quy, không chính quy và sau đại học theo các chuyên ngành hành chính và quản lý nhà nước

+ Hệ đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, nghiên cứu viên về hành chính và quản lý nhà nước

+ Hệ đào tạo, bồi dưỡng chuyên đề

- Học viện Hành chính Quốc gia có các phân viện tại TP Hồ Chí Minh, thành phố Huế và các phân viện khu vực

7 HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH (TỪ THÁNG 5/2007 ĐẾN NAY)

Từ tháng 5 năm 2007 đến nay hợp nhất Học viện Hành chính Quốc gia và Học việnChính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh theo Quyết định số 60-QĐ/TW ngày 07-5-2007 của Bộ Chính trị Học viện Hành chính Quốc gia được đổi tên Học viện Hành chính

PGS.TS Nguyễn Trọng Điều - nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ được bổ nhiệm làm Giám đốc Học viện Hành chính theo Quyết định số 529-QĐNS/TW ngày 18-8-

2007 của BCH Trung Ương

Từ ngày 1/7/2009 đến nay PGS.TS Nguyễn Đăng Thành - Phó Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh - Bí thư Đảng ủy Học viện Chính trị

- Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh được bổ nhiệm làm Giám đốc Học viện Hành chính

* Các mặt hoạt động của Học viện Hành Chính Quốc Gia:

Trang 11

Trải qua hơn 53 năm xây dựng và trưởng thành Học viện Hành Chính Quốc Gialuôn là trường hàng đầu của Việt Nam với chức năng đào tạo và bồi dưỡng nghiệp

+Cơ sở Học viện Hành Chính tại miền Trung

+Phân viện Học viện Hành Chính tại Tây Nguyên

+Cơ sở Học viện Hành Chính tại TP.HCM

Do điều kiện có hạn, chúng em chỉ xin giới thiệu chi tiết hơn về cơ sở chính củaHọc viện tại Hà Nội – cơ sở mà chúng em thực tập

Học viện gồm có 4 ban, 10 khoa, và một số phòng ban khác

Trường có Đội ngũ cán bộ, công chức(CB,CC) đông đảo với 856 CB,CC, trong

đó có 583 giảng viên với chức danh, trình độ đào tạo như sau: 3 Giáo sư, 34 PhóGiáo sư, 4 Giảng viên cao cấp, 133 Giảng viên chính, 108 Tiến sĩ và 327 Thạc sĩ

Có 274 chuyên viên, kĩ thuật viên, cán bộ hành chính phục vụ

Quá trình đào tạo bước đầu thực hiện theo hướng niên chế, phương pháp giảngdạy được đổi mới theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin và phương tiện kĩthuật hiện đại vào quá trình dạy- học, sử dụng bài giảng điện tử, dạy học trực tiếp,phát huy tính tích cực, chủ động của người học

Với sự nỗ lực của Cán bộ và nhân viên cùng toàn thể Sinh viên, Học viên củaHọc viện và sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nướcHVHCQG đã, đang và sẽhoàn thành tốt nhiệm vụ, chức năng của mình

Cơ cấu tổ chức bộ máy Học viện: (*)

Trang 12

1.2 Giới thiệu về Phòng Đào tạo Đại học (PĐT ĐH).

1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của PĐT ĐH

Là một bộ phận của Ban Đào tạo, PĐT ĐH được hình thành từ năm 2000 theoquyết định thành lập của Giám đốc Học viện, đến nay đã được 13 năm

1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của Ban Đào tạo

Phòng Đào tạo tham gia thực hiện các chức năng, nhiệm vụ cụ thể như sau:

A Chức năng, nhiệm vụ

Phòng Đào tạo đại học có chức năng tổ chức tuyển sinh, quản lý đào tạo và quản lý chương trình đào tạo Đại học Hành chính hệ chính quy, Đại học Hành chính cấp bằng thứ hai

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Học viện giao

Trang 13

- Thực hiện các báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong

phạm vi quản lý và Lãnh đạo Học viện chỉ đạo

1.2.3 Cơ cấu tổ chức nhân sự của PĐT ĐH:

- Tổng số cán bộ, chuyên viên: 16 cán bộ, chuyên viên Trong đó:

Trưởng PĐT ĐH: Ths Phan Thị Thanh HươngGồm 4 trưởng khóa phụ trách các khoa: 10, 11, 12, 13

+ Phòng Đào tạo đại học có chức năng tổ chức tuyển sinh, quản lý đào tạo và quản

lý chương trình đào tạo Đại học Hành chính hệ chính quy, Đại học Hành chính cấp

Trang 14

1.2.4 Thành tích đã đạt được của PĐT ĐH:

Từ năm 2000 đến nay luôn đạt danh hiệu đơn vị lao động Giỏi

Hàng năm, 100% cán bộ Ban Đào tạo đạt danh hiệu lao động tiên tiến; nhiềucán bộ đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua các cấp Tập thể đơn vị được Giám đốc Học viện, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia

Hồ Chí Minh tặng Bằng khen

PHẦN II: MÔ TẢ VÀ PHÂN TÍCH CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA CHUYÊN VIÊN

2.1 Mô tả hoạt động chung của PĐT ĐH

Trung tâm Đảm bảo chất lượng Trường Đại học Vinh trước đây là một bộ phậncủa Phòng Kiểm Định Chất lượng và Thanh tra Giáo dục (2003) Nhưng đến ngày04/04/2007, Trường đã tách bộ phận Đảm bảo Chất lượng trong Phòng Kiểm ĐịnhChất lượng làm nòng cốt xây dựng Trung tâm Đảm bảo Chất lượng Qua 3 nămxây dựng và phát triển, Trung tâm ngày càng lớn mạnh về cơ cấu cũng như chấtlượng bên trong khẳng định thương hiệu của mình trong Nhà trường, đồng thời cònkhẳng định thương hiệu nổi bật trên khắp các Trường Đại học, Cao đẳng trong cảnước

Trung tâm Đảm bảo chất lượng với 2 nhiệm vụ chính đó là: Khảo thí và Đảmbảo chất lượng được thực hiện theo Điều 19, 20, 21, 22, 23 của Quy chế đào tạo đạihọc và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ ban hành kèm theo Quyết định

số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 15/08/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Đối với công tác Khảo thí:

Thứ nhất, xây dựng và trình Hiệu trưởng ban hành các văn bản, quy định vàhướng dẫn liên quan tới việc tổ chức các kỳ thi tuyển sinh, tốt nghiệp, hết học phần

và các kỳ thi khác;

Trang 15

Thứ hai, nghiên cứu xây dựng và trình Hiệu trưởng phê duyệt các quy trình

ra đề thi, chấm thi, công bố kết quả thi và cho các kỳ thi; phối hợp với các đơn vị

có liên quan nghiên cứu cải tiến, đổi mới và hoàn thiện các phương pháp thi,phương thức thi phù hợp với yêu cầu đào tạo của các ngành, các hệ, bậc đào tạonhằm nâng cao hiệu quả đánh giá và đảm bảo chất lượng đào tạo;

Thứ ba, tổ chức xây dựng và quản lý ngân hàng đề thi học phần các ngànhđào tạo trong toàn trường; chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện kếhoạch thi, quy trình ra đề thi, chấm thi, công bố và lưu trữ kết quả thi theo các vănbản, quy định, hướng dẫn của Bộ và của trường;

Thứ tư, tham gia tư vấn bồi dưỡng nghiệp vụ về quy trình, phương pháp đảmbảo chất lượng giảng dạy, thi kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo cho các đơn vị liênquan

Đối với công tác đảm bảo chất lượng:

Thứ nhất, xây dựng và trình Hiệu trưởng ban hành các văn bản, quy định vàhướng dẫn liên quan tới việc đánh giá chất lượng đào tạo nhằm cải tiến phươngpháp giảng dạy, học tập, nâng cao chất lượng đào tạo;

Thứ hai, nghiên cứu, xây dựng và trình Hiệu trưởng phê duyệt hệ thốngcông cụ đánh giá chất lượng: chương trình đào tạo, chất lượng giảng dạy, việc họctập của sinh viên, việc làm của sinh viên ra trường;

Thứ ba, nghiên cứu, xây dựng và trình Hiệu trưởng kế hoạch, dự trù kinh phícho việc tổ chức triển khai định kỳ công tác đánh giá và cải thiện chất lượng đàotạo của trường;

Thứ tư, chủ trì hướng dẫn và chủ động phối hợp với các đơn vị chức nănggiám sát, theo dõi việc thực hiện các văn bản, quy định của Hiệu trưởng trong cáchoạt động đánh giá phục vụ công tác đảm bảo chất lượng của trường;

Trang 16

Thứ năm, phối hợp với các cơ quan chức năng, tổ chức có liên quan trong vàngoài nước tổ chức các khóa bồi dưỡng, tập huấn đào tạo về lĩnh vực đảm bảo chấtlượng giáo dục cho cán bộ, giáo viên thuộc trường;

Thứ sáu, tổ chức và duy trì cơ sở dữ liệu về đảm bảo chất lượng giáo dục củatrường, công bố kết quả, tuyên truyền hiệu quả hoạt động của trường nhằm pháthuy vị thế và thương hiệu của trường

Với hai nhiệm vụ chính là Khảo thí và đảm bảo chất lượng, Trung tâm Đảmbảo chất lượng Trường Đại học Vinh đã phối hợp với các Phòng Ban trong trường

để hoàn thành tốt công tác được giao

2.2 Mô tả, phân tích các hoạt động của Chuyên viên Triệu Phương Anh.

Chuyên viên Triệu Phương Anh sinh năm 1979 tại Hà Nội Thầy đã tốtnghiệp Trường Đại học Luật và Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Năm 2004 thầy bắt đầu công tác tại Học viện

Chức vụ: Chuyên viên PĐT ĐH Trong quá trình làm việc, thầy đã trở thànhmột chuyên viên có nhiều thành tích cống hiến cho HV nói chung và PĐT ĐH nóiriêng

Với nhiệm vụ và vai trò của PĐT ĐH, CV Triệu Phương Anh đã thực hiệntốt các nhiệm vụ được cấp trên giao cho

Qua ba tuần về thực tập cơ sở tại PĐT ĐH, HVHCQG , nhóm chúng emquan sát CV và thấy được các hoạt động chủ yếu của CV như sau:

1 In sao đề thi hết học phần:

CV được giao nhiệm vụ làm thư kí trực in sao đề thi kết thúc học phần vàothứ hai hàng tuần, CV thực hiện quy trình in sao đề thi kết thúc học phần theo quyđịnh của TT Kỳ thi kết thúc học phần ở đây được hiểu là tất cả các kỳ thi chínhhoặc kỳ thi phụ, thi lại học phần Quy trình in sao đề thi được quy định bởi

Trang 17

TTĐBCL nhằm đảm bảo tối đa tính bảo mật, khách quan của việc in sao đề thi, gópphần nâng cao chất lượng của kỳ thi kết thúc học phần.

Đề thi được in sao là đề thi do Trưởng Bộ môn hoặc người được ủy quyềnmang đến TTĐBCL Số lượng đề cho một ca thi là 6 đề gốc, được cho vào phong

bì và niêm phong bảo mật (tuyệt đối không nhận đề chưa được cho vào phong bìhoặc phong bì không có niêm phong)

Trước khi in sao đề, CV kiểm tra thông tin ghi ngoài phong bì: số lượng đề thicần sao in, số túi đề thi và điền đầy đủ thông tin vào các túi đề: môn thi, số lượng

đề thi, ca thi, ngày thi, lớp, khóa, địa điểm thi, phòng thi;

Thư ký bốc thăm ngẫu nhiên 4 trong số 6 đề gốc mà Bộ môn đã gửi, CV ghi rõràng số đề đã sử dụng và số đề chưa sử dụng, tên người chuyển đề gốc để sao in, sốlượng đề cần sao in và ký xác nhận vào sổ theo dõi sao in đề của TT;

Thư ký trực in đề kiểm tra tình trạng làm việc của máy photo, mực in, giấy và

vệ sinh máy;

Khi tiến hành in sao phải in từng đề một và tiến hành trộn đề Mỗi túi sẽ trộn 4

đề, tổng số đề in sao được điền trên mặt túi;

Trước khi CV dán mép mỗi túi đề thi, CV đã kiểm tra lần cuối các thông tinghi trên túi (môn thi, số lượng đề); tình trạng đề thi (nếu mờ, có giấy trắng, thiếuchữ… phải thay bằng đề khác hoặc xử lí tại chỗ đề thi không đạt yêu cầu), sau đódán mép túi, niêm phong, đóng dấu Khi kết thúc việc in đề cho một môn thi, CV

đã kiểm tra số lượng túi theo số phòng thi Sau khi đã kiểm tra xong thì đóng gói lạitheo từng môn, ca, ngày và ghi vào sổ theo dõi;

Tiến hành bàn giao đề đã in cho Trưởng Bộ môn hoặc người được ủy quyền.Bàn giao phải có biên bản và có chữ ký của người giao, nhận Đề gốc đã sao in phảicho vào một túi, ghi rõ “đề thi đã sử dụng”, một túi khác “đề chưa sử dụng”, dán túilại và niêm phong đóng dấu để dự trữ;

Trang 18

CV tổ chức hoạt động phối hợp với mọi người trong TT cùng thực hiện thaotác in sao đề thi học phần theo quy định và chịu sự giám sát chặt chẽ của ban lãnhđạo trong TT.

2.Công tác bảo mật đề thi:

Đề thi thuộc loại tài liệu mật của Trường Chỉ có giảng viên được phân công

ra đề thi, Trưởng Bộ môn, thư ký được phân công trực in sao đề thi được phép tiếpcận nội dung đề thi, tất cả những cá nhân đã tiếp xúc nội dung đề thi phải chịu tráchnhiệm về bảo mật đề thi Đề thi gốc đã in xong phải niêm phong và lưu trữ tạiTTĐBCL Đề thi in sao bị lỗi, bị mờ phải hủy tại chỗ Thư ký được phân công trực

in sao đề thi không được rời khỏi phòng in sao đề trong suốt thời gian in sao đề Khu vực in sao đề thi chỉ có thư ký được phân công trực in sao đề thi đếnlàm việc tại ngày hôm đó (theo bản phân công trực của TT) mới được vào Mọi cánhân không có nhiệm vụ không được vào khu vực in sao đề thi Thư ký đến làmviệc không được mang theo túi xách, giấy tờ, tài liệu vào khu vực in sao đề thi.Cuối buổi, thư ký in đề quét dọn phòng in đề sạch sẽ

Trên thực tế, CV đã cùng các CV khác trong Trung tâm đã thực hiện côngtác bảo mật đề thi như sau: Nơi in sao đề thi có sự giám sát của ban lãnh đạo TT,sau khi in sao đề thi thì CV cho vào các túi đựng đề thi và dùng con dấu của TTđóng dấu lên tất cả các mép, cạnh của túi đựng đề thi đảm bảo cho túi đựng đề thiđược niêm phong và bảo mật tuyệt đối Các túi đựng đề thi được sắp xếp và chovào tủ của TT trước khi giao cho các cán bộ coi thi Trong công tác bảo mật đề thi

CV đã thực hiện bảo mật từ khâu đầu đến khâu cuối (từ khâu nhận các đề thi từ cáckhoa gửi lên đến khi in, sao, đóng dấu và bảo quản các túi đựng bài thi một cáchnghiêm ngặt)

Trang 19

3 Bàn giao bài thi kết thúc học phần (đối với các học phần do TTĐBCL tổ chức công tác làm phách):

Có hai hình thức mà CV áp dụng đúng theo quy định, đó là: Thứ nhất, Trựctiếp nhận bài thi tại khu vực thi: Trưởng Bộ môn hoặc người được ủy quyền bàngiao bàn thi cho chuyên viên ngay sau khi kết thúc ca thi Thứ hai, Trưởng Bộ mônhoặc người được ủy quyền đến giao túi đựng bài thi cho chuyên viên thuộc TT tạiVăn phòng TT Thời gian bàn giao tối đa là 01 ngày tính từ ngày tổ chức thi

Trong quá trình bàn giao bài thi kết thúc học phần cho các giảng viên, CV đãghi vào sổ bàn giao bài thi và có chữ ký giữa bên giao và bên nhận rõ ràng, có dấu

đỏ của Trung tâm Trong quyển sổ bàn giao bài thi CV ghi đầy đủ thời gian và địađiểm nhận bài thi để tránh làm thất lạc các bài thi của người thi Công tác bàn giaobài thi được thực hiện nhanh chóng, chính xác giữa bên giao và bên nhận; đảm bảocho các quá trình đánh phách, làm phách, bàn giao được thực hiện đúng tiến độhoạt động của toàn trường

CV trước khi thực hiện công tác đánh phách thì nhận các tùi bài thi và dồnlại một nơi để tiện lợi cho việc xử lý các túi bài thi đó CV đánh phách theo hướngdẫn và các quy định của Trung tâm: Đầu tiên cô bóc túi đựng bài thi sau đó đưadanh sách thí sinh và đề thi trong túi đựng bài thi ra để một nơi; Tiếp theo sau đó

CV kiểm tra xem có đủ bài thi không, có thí sinh dự thi không để đánh pháchkhông bị nhầm lẫn, tránh sai sót của công tác lên điểm sau này

Ngày đăng: 29/03/2016, 07:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. Đào Phú Quảng – Tập bài giảng Cơ sở pháp lý của giáo dục và quản lý giáo dục, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: – Tập bài giảng Cơ sở pháp lý của giáo dục và quản lý giáo dục
7. Nguyễn Thị Minh – Tập bài giảng Quản lý Nhà nước về giáo dục, 2009 8. Nguyễn Thị Tuyết Hạnh – Tập bài giảng Khoa học quản lý, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: – Tập bài giảng Quản lý Nhà nước về giáo dục, "20098. Nguyễn Thị Tuyết Hạnh "– Tập bài giảng Khoa học quản lý
1. Điều lệ trường Đại học ban hành theo Quyết định số 153/2003/QĐ-TTg ngày 30/07/2003 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 18/2004/TT-BGD&ĐT ngày 02/06/2004 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện Điều lệ trường đại học Khác
3. Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 1/8/2006 của Chính phủ về công tác Kiểm định chất lượng giáo dục Đại học Khác
4. Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 15/08/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Khác
5. Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hình thức vừa làm vừa học ban hành kèm theo Quyết định số 36/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 28/06/2007 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w