1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành quản lý tài nguyên môi trường

52 2,3K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 107,22 KB

Nội dung

Thực trạng vấn đề quản lý tài nguyên khoáng sản kết quả thu nhận được tại phòng tài nguyên và môi trường một số giải pháp khai thác khoáng sản hợp lýPhân bố và trữ lượng một số loại khoáng sảnThực trạng trong cấp phép, quản lý, khai thác tài nguyên khoáng sản Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về công tác bảo vệ, quản lý, khai thác tài nguyên khoáng sản

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên Phạm VũChung, người đã dành nhiều thời gian cũng như công sức hướng dẫn, chỉ bảo để

em có thể hoàn thành bài báo cáo tốt nghiệp

Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả các thấy cô khoa Địalý_Quản lý Tài nguyên trường Đại học Vinh, những người đã trực tiếp truyền đạt

và giảng dạy cho em trong thời gian qua, chính nhờ sự tận tình của thầy cô mà

em mới có được như ngày hôm nay, những hành trang kiến thức của thầy côtruyền tải sẽ là nền móng cho em khi bước vào tương lai

Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến các bác, các chú và các anh chị trongphòng Tài nguyên và Môi huyện Nghi Xuân, Địa chính huyện Nghi Xuân, BanNông nghiệp huyện Nghi Xuân và Văn phòng thống kê huyện Nghi Xuân đãgiúp đỡ em rất nhiều trong quá trình tìm hiểu tài liệu để hoàn thành đề tài

Do điều kiện thời gian không nhiều nên đề tài của em không tránh khỏinhững thiếu sót và hạn chế Kính mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ quýthầy cô và các bạn để báo cáo tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Nghi Xuân, tháng 8năm 2017

Sinh viên

Trang 2

MỤC LỤC Lời cảm ơn

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1.Lí do chọn đề tài

2.Mục tiêu

3 Nhiệm vụ

4 Yêu cầu 5.Phạm vi nghiên cứu

PHẦN II: NỘI DUNG

Chương 1 Giới thiệu về Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Nghi Xuân, tỉnh HàTĩnh

1.1 Quá trình hình thành và phát triển

1.2 Cơ cấu tổ chức

1.3 Chức năng

1.4 Nhiệm vụ và quyền hạn

Chương 2 Các kết quả thu nhận được tại phòng tài nguyên và môi trường huyện Nghi Xuân,tỉnh Hà Tĩnh 2.1.Về kiến thức

2.2.Kĩ năng nghề nghiệp

2.3.Khả năng tiếp nhận công việc và cơ hội việc làm

Chương 3 Thực trạng vấn đề quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện Nghi Xuân

3.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Nghi Xuân

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý 3.1.1.2 Địa hình, địa mạo

3.1.1.3.Khí hậu

3.1.1.4.Thủy văn 3.1.1.5 Tài nguyên thiên nhiên

3.1.2 Đặc điểm dân cư

3.1.3 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

3.2 Thực trạng quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện Nghi Xuân

3.2.1 Khái quát chung

3.2.1.1.Khái niệm khoáng sản

Trang 3

3.2.1.2.Phân bố và trữ lượng một số loại khoáng sản

3.2.2.1 Thực trạng trong cấp phép, quản lý, khai thác tài nguyên khoáng sản

3.2.2.2 Thực trạng công tác quản lý nhà nước về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản

3.2.2.3 Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về công tác bảo vệ, quản lý, khai thác tài nguyên khoáng sản

3.2.2.4 Công tác tổ chức, chỉ đạo, triển khai thực hiện các chủ trương, chỉ thị, nghị quyết,… của cấp trên về quản lý, khai thác tài nguyên khoáng sản

3.3 Đánh giá chung

3.3.1 Một số kết quả đạt được

3.3.2 Khó khăn vướng mắc

3.3.3 Một số tồn tại, hạn chế

3.3.4 Nguyên nhân

3.4 Đề xuất một số giải pháp

PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1 Kết luận

2 Kiến nghị

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

1 Bảng 3.1 Tổng hợp nước ngầm huyện Nghi Xuân

2 Bảng 3.2 Hiện trạng phân bố dân cư, lao động năm 2014

3 Bảng 3.3.Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế giai đoan

2006-2010

4 Bảng 3.4.Kết quả sản xuất ngành nông nghiệp qua một số

năm

5 Bảng 3.5 Các điểm mỏ đã và đang hoạt động khai thác

6 Bảng 3.6 Các điểm mỏ đã khai thác đã dừng hoạt động vì

ảnh hường quy hoạch hoặc không chấp hành pháp luật

Bảng 3.7 Các điểm mỏ được cấp phép thăm dò hoặc cấp

phép khai thác nhưng chưa khai thác và bị ảnh hưởng quy

hoạch bị đình chỉ, thu hồi

7 Bảng 3.8 Các điểm mỏ đã khai thác hoặc xin dừng khai

thác

TNKS: Tài nguyên khoáng sản

TNMT: Tài nguyên môi trường

GCN: Giấy chứng nhận

GCNQSDĐ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

UBND: Ủy ban nhân dân

HĐND: Hội đồng nhân dân

Trang 5

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài

Tài nguyên thiên nhiên nói chung và tài nguyên khoáng sản nói riêng cómột tầm quan trọng đặc biệt, là nhu cầu thiết yếu đối với đời sống con người vàsinh vật cũng như đối với các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.Trong hơnnửa thế kỷ qua nhu cầu về tài nguyên khoáng sản (TNKS) trên thị trường ngàymột tăng trưởng lớn dẫn đến tình trạng khai thác cạn kiệt TNKS, để lại nhiềuhậu quả về xã hội và môi trường ở vùng khai thác khoáng sản của nhiều nơi.Trước tình hình đó, nhiều quốc gia trên thế giới và ngay cả các Tập đoàn khaikhoáng đã có những điều chỉnh chính sách và hoạt động nhằm quản lý, khai thác

sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên này đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trongtương lai.Nghi Xuân là một huyện nằm về phía Bắc của tỉnh Hà Tĩnh, có Quốc lộ1A đi qua với chiều dài khoảng 11 km và được đánh giá là huyện có tiềm năng

về khoáng sản khá dồi dào với nhiều loại khoáng sản có giá trị kinh tế như: mỏtitan,chì kẽm,quaczit,nguyên vật liệu xây dựng,mỏ đá

Nhưng hiện nay, việc sử dụng và khai thác các loại tài nguyên này chưađược quản lý chặt chẽ, vẫn còn để tình trạng khai thác trái phép gây lãng phí tàinguyên diễn ra Đây cũng chính là những vấn đề thách thức đối với những nhàquản lý, cũng như nhân dân sống tại đây trong việc đưa ra các chính sách khaithác và quản lý phù hợp vừa bảo đảm khai thác mang lợi nhuận vừa bảo đảmphát triển bền vững Nhằm có một cái nhìn sâu hơn về những vấn đề đã đề cập,tôi quyết định thực hiện báo cáo :Đánh giá công tác quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện Nghi Xuân giai đoạn 2013 - 2016.”

2 Mục tiêu

2.1 Mục tiêu của đợt thực tập

- Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế, qua đó củng cố kiến thức, bướcđầu rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ quản lý tài nguyên và môi trường

- Bổ sung kiến thức thực tế, tích lũy kinh nghiệm làm việc

- Tìm hiểu về cơ cấu tổ chức và hoạt động quản lý tài nguyên, môi trườngtại Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh

- Rèn luyện các nghiệp vụ, chuyên môn, kỹ năng tiếp dân, giao tiếp vớiđồng nghiệp; xử lý các vấn đề thực tiễn phát sinh trong công việc hàng ngày

2.2 Mục tiêu của đề tài nghiên cứu

Trang 6

Trên cơ sở đánh giá hiện trạng và cách thức quản lí tài nguyên khoáng sản ởhuyện Nghi Xuân thì tôi đặt ra mục tiêu nghiên cứu của đề tài là:

- Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên, vị trí địa lý và điều kiện kinh tế xã hộihuyện Nghi Xuân

- Tìm hiểu về thực trạng công tác quản lý khoáng sản trên địa bàn, nhữngkhó khăn tồn tại và nguyên nhân

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý tàinguyên khoáng sản trên địa bàn huyện Nghi Xuân

3 Nhiệm vụ

3.1 Nhiệm vụ của đợt thực tập

Trong thời gian thực tập tại phòng Tài nguyên và Môi trường huyện NghiXuân - tỉnh Hà Tĩnh, bản thân em được học tập và làm việc dưới sự hướng dẫncủa kiểm huấn viên với tư cách như là một nhân viên của phòng và được kiểmhuấn viên, cũng như các cán bộ tại phòng giao nhiệm vụ, những công việc để có

cơ hội thể hiện năng lực và khả năng của mình

- Thực hiện đầy đủ và nghiêm các quy định của Trường, của Khoa vềthực tập tốt nghiệp, coi thực tập tốt nghiệp là một khâu quan trọng trong quátrình đào tạo đại học

- Đọc và hiểu rõ các quy định và hướng dẫn của Khoa Ghi chép đầy đủvào Sổ nhật ký thực tập các công việc mà bản thân đã thực hiện trong thời gianthực tập - Tìm hiểu thực tế, phân tích và đánh giá tình hình thực tế; đối chiếuvới kiến thức đã học ở Trường để hình thành báo cáo thực tập

- Rèn luyện đạo đức, tác phong nghề nghiệp quản lý tài nguyên và môitrường; trang bị thêm kỹ năng giao tiếp và thu thập, khai thác thông tin

- Tìm hiểu các cộng việc tại đơn vị thực tập và hoàn thành tốt các nhiệm

vụ được đơn vị giao; có thái độ tiếp thu, nhiệt tình, đối với mọi công việc tạiđơn vị thực tập

- Làm và nộp “Báo cáo thực tập tốt nghiệp” theo quy định của Khoa

3.2 Nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu

- Khái quát đặc điểm địa bàn huyện Nghi Xuân

- Tìm hiểu thực trạng công tác quản lý khai thác khoáng sản trên địa bànhuyện Nghi Xuân

- Tìm ra những thuận lợi và khó khăn, tồn tại, nguyên nhân của công tácquản lý khia thác khoáng sản trên địa bàn

Trang 7

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý khaithác khoáng sản trên địa bàn huyện Nghi Xuân

- Chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch thực tập của cá nhân trên cơ

sở kế hoạch của nhà trường, của nhóm thực tập và theo sự sắp xếp của cơ sởthực tập

- Phản ánh kịp thời cho lãnh đạo cơ quan đơn vị thực tập và nhà trường vềnhững khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực tập hoặc nhữngtrường hợp sinh viên trong nhóm có vi phạm nội quy cơ quan và kế hoạch thựctập để có biện pháp giải quyết

- Ngoài các nội dung thực tập chung, cần đi sâu nghiên cứu thực tế các nộidung thuộc chuyên ngành đào tạo sâu để viết chuyên đề, khoá luận tốt nghiệp cóchất lượng cao

- Hoàn thành chuyên đề, khoá luận tốt nghiệp đúng thời hạn, có chất lượng

và nộp về khoa đúng thời gian quy định

5 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi thời gian nghiên cứu:Từ ngày 13/02/2017 đến ngày 09/04/2017.

- Phạm vi nội dung nghiên cứu: Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu đánh

giá công tác quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện Nghi Xuân giaiđoạn 2012-2016

Trang 8

PHẦN II NỘI DUNG CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ PHÒNG TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

HUYỆN NGHI XUÂN,TỈNH HÀ TĨNH 1.1 Qúa trình hình thành và phát triển

Tiền thân của ngành Quản lí Tài nguyên – Môi trường là ngành quản lí đấtđai, tính từ khi chủ tịch Hồ chí Minh kí sắc lệnh số 41 ngày 3/10/1945 để kếtthúc hoạt động quản lí đất đai thuộc thực dân pháp và mở đầu cho hoạt độngquản lí đất đai của nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa, sau đó ngành địachính được thành lập

Nghị định số 70 – CP ngày 9/12/1960 và nghị định 71 – CP ngày9/12/1961 chuyển từ bộ Tài chính sang bộ Nông nghiệp Lúc này phòng Tàinguyên – Môi trường huyện có tên gọi là “ Bộ phận quản lí ruộng đất” thuộc banNông nghiệp

Nghị quyết số 548 – NQQH ngày 24/5/1979 thành lập “ Phòng quản lýruộng đất” Trực thuộc UBND huyện

UBND huyện Nghi Xuân đã thành lập năm 1987, nhưng trước năm 2002phòng TNMT hiện thời là phòng Địa chính, bắt đầu từ năm 2003 phòng TNMThuyện Nghi Xuân – tỉnh Hà Tĩnh ra đời gắn liền với quá trình sát nhập cácphòng: phòng Địa chính với phần nước của phòng Nông nghiệp và phần môitrường của phòng Công thương Từ đó đến nay chính thức thành phòng Tàinguyên môi trường Với tư cách là một bộ phận như những phòng, ban kháctrong hệ thống lãnh đạo hoạt động của UBND huyện, phòng TNMT đã thực hiệnnhiều lĩnh vực khác nhau trong hệ thống kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện nhà

Đó là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống chính trị – xã hội khôngnhững đối với huyện Nghi Xuân mà còn có ý nghĩa rất quan trọng từ Trung ươngđến cấp cơ sở trong cả nước

Qua một quá trình phát triển lâu dài Phòng Tài nguyên – Môi trườnghuyện Nghi Xuân là một đơn vị luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ mà UBND huyệngiao phó, tạo được lòng tin trong quần chúng nhân dân Hằng năm, phòng Tàinguyên – Môi trường đều được UBND tỉnh và UBND huyện tặng bằng khen tậpthể lao động tiên tiến

1.2 Cơ cấu tổ chức

Phòng Tài nguyên và Môi trường có 1 Trưởng phòng, 02 phó phòng và

10 chuyên viên

Trang 9

- Trưởng phòng: Họ và tên: Hoàng Tiến Anh

Lĩnh vực phụ trách: Phụ trách chung và chịu trách nhiệm trước Huyện Ủy,HĐND và UBND huyện về công tác quản lý tài nguyên – môi trường toànhuyện Trực tiếp lãnh đạo và xây dựng kế hoạch, bố trí công việc cho cán bộ,chuyên viên trong phòng; trực tiếp theo dõi và quản lý hướng dẫn chuyên mônnghiệp vụ cho cán bộ địa chính 19 xã, thị trấn, chỉ đạo việc lập quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất và chương trình thực hiện cụ thể lĩnh vực tài nguyên – môitrường Chỉ đạo công tác cấp GCNQSDĐ sau đo vẽ, công tác xử lý tồn đọng đấtđai

- Phó trưởng phòng: Họ và tên: Lê Vĩ Hoàng

Lĩnh vực phụ trách: Chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng Tài nguyên vàMôi trường, Chủ tịch UBND huyện và trước pháp luật về việc thực hiện chứcnăng, nhiệm vụ quyền hạn được giao, lãnh đạo viên chức, người lao động củavăn phòng thực hiện các nhiệm vụ theo quy định

Thẩm định trình phòng Tài nguyên và Môi trường phê duyệt, trước lúctrình UBND huyện ký các hồ sơ

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trườnggiao

- Phó trưởng phòng – kiêm giám đốc Văn phòng đăng ký quyền sử dụngđất Họ và tên: Võ Hà Phương

Lĩnh vực phụ trách:

Chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường, Chủtịch UBND huyện và trước pháp luật về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụquyền hạn được giao và toàn bộ hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sửdụng đất

Lãnh đạo viên chức, người lao động của văn phòng thực hiện các nhiệm

vụ theo quy định

Chịu trách nhiệm thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

ở cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện

Thẩm định trình phòng Tài nguyên và Môi trường phê duyệt, trước lúctrình UBND huyện ký cấp GCN QSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản kháccho hộ gia đình, cá nhân

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trườnggiao

Trang 10

Các bộ phận của Phòng Tài nguyên và Môi trường gồm có: Tổ Hành chính

- Văn thư; Tổ Tài nguyên (đất, khoáng sản); Tổ Môi trường (nước, khí tượng,thủy văn); Tổ Thanh tra pháp chế; Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất (Tổ đođạc- bản đồ; Tổ Đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Tổ Văn thư -lưu trữ)

1.3 Chức năng

Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Nghi Xuân có chức năng thammưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện chức năng quản lý Nhà nước vềtài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, đo đạc, bản

đồ của huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh

Phòng Tài Nguyên và môi trường huyện Nghi Xuân có tư cách phápnhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo và quản lý về tổ chức, biênchế và hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện Nghi Xuân, đồng thời chịu sự chỉđạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tài nguyên và môitrường

- Thẩm định hồ sơ về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích

sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

và quyền sở hữu, sử dụng tài sản gắn liền với đất cho các đối tượng thuộc thẩmquyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện

- Theo dõi biến động về đất đai; cập nhật, chỉnh lý các tài liệu và bản đồ

về đất đai; quản lý hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấphuyện theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp huyện; hướng dẫn, kiểm tra việcthực hiện thống kê, kiểm kê, đăng ký đất đai đối với công chức chuyên môn vềtài nguyên và môi trường ở các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là công chứcchuyên môn về tài nguyên và môi trường cấp xã); thực hiện việc lập và quản lý

hồ sơ địa chính, xây dựng hệ thống thông tin đất đai cấp huyện

Trang 11

- Phối hợp với sở Tài nguyên và môi trường và các cơ quan có liên quantrong việc xác định giá đất, mức thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của địaphương; thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định củapháp luật.

- Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật và sự chỉ đạo của Ủy bannhân dân cấp huyện về bảo vệ tài nguyên đất đai, tài nguyên nước, tài nguyênkhoáng sản (nếu có)

- Tổ chức đăng ký, xác nhận và kiểm tra thực hiện cam kết bảo vệ môitrường và đề án bảo vệ môi trường trên địa bàn; lập báo cáo hiện trạng môitrường theo định kỳ; đề xuất các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề,các cụm công nghiệp, khu du lịch trên địa bàn; thu thập, quản lý lưu trữ dữ liệu

về tài nguyên nước và môi trường trên địa bàn; hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp

xã quy định về hoạt động và tạo điều kiện để tổ chức tự quản về bảo vệ môitrường hoạt động có hiệu quả

- Điều tra, thống kê, tổng hợp và phân loại giếng phải trám lấp; kiểm traviệc thực hiện trình tự, thủ tục, yêu cầu kỹ thuật trong việc trám lấp giếng

- Thực hiện kiểm tra và tham gia thanh tra, giải quyết các tranh chấp,khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo phân công của Ủyban nhân dân cấp huyện

- Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh

tế tập thể, kinh tế tư nhân và hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các hội, các tổchức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường

- Thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, thông tin về tàinguyên và môi trường và các dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên và môitrường theo quy định của pháp luật

- Báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vựccông tác được giao cho Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở Tài nguyên và Môitrường

- Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức chuyên môn về tàinguyên và môi trường cấp xã

- Quản lý tổ chức bộ máy, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ,khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối vớicán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của

Trang 12

Phòng theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân cấphuyện.

- Quản lý tài chính, tài sản của Phòng theo quy định của pháp luật và phâncông của Ủy ban nhân dân cấp huyện

- Tổ chức thực hiện các dịch công trong lĩnh vực tài nguyên và môi trườngtại địa phương theo quy định của pháp luật

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân cấp huyện giao hoặctheo quy định của pháp luật

Trang 13

CHƯƠNG 2 CÁC KẾT QUẢ THU NHẬN ĐƯỢC TẠI PHÒNG TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HUYỆN NGHI XUÂN,TỈNH HÀ TĨNH 2.1.Về kiến thức

Sau đợt thực tập tốt nghiệp vừa rồi tôi đã học hỏi được rất nhiều kiếnthức về ngành quản lí tài nguyên và môi trường Có cái nhìn tổng quát hơn vềngành quản lý.Kiến thức quản lý môi trường và tài nguyên là kiến thức tổng hợpđòi hỏi sinh viên nắm bắt được các biện pháp luật pháp, chính sách, họach địnhchiến lược, kinh tế, kỹ thuật, công nghệ, xã hội, văn hóa, giáo dục, nhận thứccộng đồng, phối hợp với các biện pháp công nghệ kỹ thuật kiểm soát ô nhiễmmôi trường v.v nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vữngkinh tế - xã hội của quốc gia

Nhận thấy rằng giữa lý thuyết được học ở nhà trường và thực tế công việc

có sự khác biệt khá lớn Trong thực tế công việc tùy theo tính chất công việc vàđiều kiện của địa phương cũng như các yếu tố khác tác động mà quá trình làmviệc linh hoạt hơn, phù hợp hơn

Chuyến đi thực tập này đã cung cấp cho tôi có thêm nhiều kiến thức vềcông tác quản lý tài nguyên môi trường, biết áp dụng kiến thức lý thuyết và thực

tế công việc, giúp tôi tự tin hơn , củng cố kiến thức tốt hơn, chủ động, tích cực

và sáng tạo hơn trong công việc.Trong quá trình thực tập bản thân tôi đã có cơhội được học hỏi thêm và hiểu biết thêm về chuyên môn nghiệp vụ của mìnhtrong ngành quản lý tài nguyên và môi trường, có điều kiện được tiếp xúc thực tếvới nhiều công việc, từ đó có thể hiểu biết thêm về lịch sử hình thành và pháttriển, cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của đợn vị thực tập là phòng tàinguyên và môi trường huyện Nghi Xuân và tìm hiểu thực trạng công tác quản lýtài nguyên trên địa bàn huyện

Tôi cũng được tìm hiểu kiến thức về quản lí chất lượng môi trường, quản

lí chất thải môi trường, quản lý tài nguyên,quan trắc môi trường, đánh giá tácđộng môi trường Trình bày được phương pháp quản lý, bảo vệ tài nguyên vàmôi trường đồng thời xử lý được các vấn đề cơ bản liên quan đến ô nhiễm môitrường….giúp hiểu biết sâu hơn về công tác này để hoàn thành tốt đề tài báocáo.Hiểu và áp dụng có hiệu quả các kiến thức liên ngành có liên quan để phântích và đưa ra các giải pháp phù hợp trong Quản lý tài nguyên và môi trường

2.2.Kĩ năng nghề nghiệp

Trang 14

Sau thời gian 2 tháng thực tập tại huyện, nhận được sự hướng dẫn tận tìnhcủa các cán bộ công chức tại huyện Nghi Xuân thì tôi đã học tập được một số kỹnăng quan trọng có liên quan tới công việc của một cán bộ công chức nói chung

và một cán bộ cấp xã nói riêng:

- Nghiêm túc chấn chỉnh lề lối làm việc, tăng cường thực hiện kỷ luật kỷcương hành chính, nâng cao ý thức trách nhiệm trong thực thi công vụ đối vớicán bộ, công chức tại cơ quan, đơn vị mình

- Chấp hành nghiêm chỉnh giờ giấc hành chính, buổi sáng có mặt tại cơquan và bắt đầu làm việc từ 07 giờ đến 11 giờ 30, buổi chiều bắt đầu 13 giờ 30đến 17 giờ 30 Trong giờ làm việc không được la cà hàng quán, không hút thuốc

lá, ăn uống tại nơi làm việc

- Ứng xử hòa nhã, đúng mực với tổ chức, công dân liên hệ công tác

- sẵn sàng đảm nhiệm các công việc được giao về bảo vệ tài nguyên vàmôi trường cấp tỉnh, huyện, xã, các công ty môi trường đô thị, các khu chế xuất,khu công nghiệp,

- Kỹ năng quản lý,nghiên cứu và thực hiện các chương trình,dự án bảo vệmôi trường

- Có kỹ năng làm việc độc lập, làm việc nhóm, có kỹ năng giao tiếp

- Thực hiện được việc nghiên cứu, cập nhật và vận dụng các tiến bộ khoahọc, các quy trình, quy phạm mới vào các công việc chuyên môn được giao

- Có khả năng tự học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ và năng lựcchuyên môn nghiệp vụ

2.3.Khả năng tiếp nhận công việc và cơ hội việc làm

Qua đợt thực tập vừa qua, nhà trường và cơ quan thực tập đã tạo cho tôi cơhội được học hỏi thêm và hiểu biết thêm về chuyên môn nghiệp vụ của mìnhtrong ngành quản lý tài nguyên và môi trường Tạo cho tôi cơ hội được tiếp xúctrực tiếp với các công việc để được vận dụng kiến thức đã đươc học, tiếp thunhững kiến thức trong thực tiễn và học hỏi được những kinh nghiệm từ các cánbộ,để trải nghiệm và rèn luyện hàng loạt kỹ năng nghề nghiệp trong quản lý tàinguyên và môi trường, đồng thời giúp tôi có thể áp dụng được kiến thức, kỹnăng đã được tích lũy trong quá trình thực tập Thông qua trải nghiệm thực tiễntrong quá trình thực tập tại cơ sở giúp tôi có năng lực chuyên môn hơn để đápứng yêu cầu, nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường theo phápluật hiện hành, có khả năng tiếp cận thực tế của ngành, đảm nhận nhiệm vụ và

Trang 15

thực hiện các nội dung quy định của nhà nước về tài nguyên môi trường,tiếp xúc

và học hỏi các vấn đề về môi trường

Trong quá trình thực tập bản thân tôi luôn chịu khó, không ngừng học hỏi,chủ động tìm cách giải quyết các vấn đề phát sinh trong công việc, nhanh chóngtiếp thu các ý kiến đóng góp và các yêu cầu được giao Luôn có ý thức kỷ luậttốt, nhiệt tình, tận tâm trong công việc,luôn vui vẻ, hòa đồng cởi mở với mọingười trong cơ quan

Bên cạnh đó bản thân tôi còn có nhiều thiếu sót, có lúc chưa biết cách ápdụng các kiến thức đã học vào công việc một cách linh hoạt, kinh nghiệm làmviệc còn chưa nhiều nên chưa hoàn thành hết các nhiệm vụ được giao Bản thân

sẽ cố gắng khắc phục khuyết điểm và phát huy các ưu điểm để có thể làm tốtcông việc trong tương lai sau này

Trang 16

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN

KHOÀNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGHI XUÂN

3.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Nghi Xuân

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Nghi Xuân là huyện nằm về phía Đông Bắc của tỉnh Hà Tĩnh, cách thànhphố Hà Tĩnh 56 km và cách thị xã Hồng LĨnh 15 km về phía Bắc, cách thànhphố Vinh (Nghệ An) 7 km về phía Nam, có Quốc lộ 1A đi qua với chiều dàikhoảng 12 km

Có vị trí địa lí từ 18031’00’ - 18045’00’’ vĩ độ Bắc;

105039’00’’ - 105051’00’’ kinh độ Đông

Toàn huyện có 19 đơn vị hành chính cấp xã và hai thị trấn với tổng diệntích tự nhiên là 22004.14 ha Thị trấn Nghi Xuân là trung tâm kinh tế, văn hoá,chính trị của huyện, cách thành phố Vinh 10 km về phía nam, cách thành phố HàTĩnh 50 km về phía Bắc Nghi Xuân có bờ biển dài 32 km, sông Lam chảy phíaBắc huyện với chiều dài trong địa phận huyện là 28 km, đường quốc lộ chạy quaphần phía Tây của huyện dài 11 km, đường 22/12 nối từ ngã ba thị trấn NghiXuân và chạy xuyên qua các xã ven biển của huyện đến các xã của huyện CanLộc, Thạch Hà và thị xã Hà Tĩnh Huyện lại gần một số cảng sông (Bến Thuỷ,Xuân Hội) và cảng biển (Cửa Lò, Cửa Hội) Với vị trí địa lí như vậy nên rấtthuận lợi cho giao lưu thông thương với các tỉnh, các trung tâm kinh tế, xã hộitrong và ngoài nước

3.1.1.2 Địa hình, địa mạo

Nghi Xuân có địa hình nghiêng từ Tây Nam sang Đông Bắc, phía TâyBắc dọc theo ranh giới của tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Nghệ An là sông Lam, phía TâyNam chắn bởi dãy núi Hồng Lĩnh, kế tiếp là dãi đồng bằng nhỏ hẹp ven núiHồng Lĩnh và cuối cùng là bãi cát ven biển Về cơ bản địa hình Nghi Xuân đượcchia thành ba vùng đặc trưng như sau:

- Vùng 1: Vùng phù sa sông Lam Đây là vùng có giá trị kinh tế lớn nhấtcủa huyện, địa hình tương đối bằng phẳng, trung bình từ 1 - 5,5 m so với mặtnước biển, gồm các xã: Tiên Điền, thị trấn Nghi Xuân, Xuân Giang, thị trấnXuân An, Xuân Hồng, Xuân Lam Là vùng có điều kiện tương đối thuận lợi choviệc trồng cây lương thực, cây hoa màu ngắn ngày và phát triển chăn nuôi giasúc, gia cầm

Trang 17

- Vùng 2: Thuộc dãy núi Hồng Lĩnh diện tích khoảng 5.000 ha nằm ở phíaTây Nam Đây là những dãy núi đá có độ dốc lớn (chủ yếu là đá Macma axít)cao nhất là đỉnh núi Ông (676 m so với mặt nước biển) Ven dưới các chân núi,

eo núi có nhiều khe rạch được địa phương tận dụng để xây dựng 14 hồ đập lớnnhỏ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp Gồm một phần diện tích các xã CươngGián, Cổ Đạm, Xuân Liên, Xuân Thành, Xuân Viên, Xuân Lĩnh, Xuân Hồng,Xuân Lam Ngoài sản xuất nông lâm kết hợp, chăn nuôi, thế mạnh của vùng làphát triển lâm nghiệp và du lịch sinh thái

- Vùng 3: Là vùng cồn cát, bãi cát kéo dọc theo bờ biển, tạo bởi các dãyđụn cát, các úng trũng Địa hình hơi nghiêng về hướng Tây, Tây Bắc với bề rộng

từ 500 - 200m, độ cao so với mặt nước biển dao động từ 0,5 - 5m Do có cửasông, cửa lạch tạo thành các bãi ngập mặn có thể nuôi trồng thuỷ hải sản Vùngnày có tiềm năng phát triển kinh tế biển và dịch vụ du lịch nghỉ mát và nuôi tômtrên cát bao gồm các xã: Cương Gián, Xuân Liên, Cổ Đạm, Xuân Thành, XuânYên, Xuân Hải, Xuân Phổ, Xuân Đan, Xuân Trường, Xuân Hội

3.1.1.3 Khí hậu

Nghi Xuân khí hậu điển hình là bờ biển nhiệt đới gió mùa, lại bị chi phốibởi yếu tố địa hình sườn núi Hồng Lĩnh nên có sự phân hóa rất rõ rệt Đặc điểmchung là chia thành 2 mùa: mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 và mùa mưa từ tháng

9 đến tháng 3 năm sau

- Nhiệt độ: Số liệu quan trắc qua nhiều năm cho thấy nền nhiệt của huyện

tương đối cao: Tổng tích ôn hàng năm : 5.0700C

Nhiệt độ bình quân hàng năm : 23,8 0C

Nhiệt độ tối cao (tháng 7) : 37,8 0C

Nhiệt độ tối thấp (tháng 1) : 8,8 0C

Các tháng giữa mùa Đông tương đối lạnh, nhiệt độ trung bình khoảng19,50C Mùa Hè nhiệt độ trung bình 27-29 0C Biên độ nhiệt ngày và đêm có sựchênh lệch khác nhau tùy theo mùa: mùa Hè thường lớn hơn mùa Đông từ 1,5-2oC

- Lượng mưa: Tổng lượng mưa bình quân hàng năm tương đối lớn (trên

2.000 mm), nhưng phân bố không đều giữa các tháng trong năm Tổng lượngmưa 5 tháng mùa Đông chỉ chiếm 26% lượng mưa cả năm; lượng mưa chủ yếutập trung vào mùa mưa (chiếm khoảng 81%) nhưng cũng có sự phân hóa thànhmưa phụ và mưa chính Mưa phụ (mưa tiểu mãn) thường xuất hiện vào đầu mùa

Hè, lượng mưa không cao; mưa chính tập trung chủ yếu từ cuối tháng 8 đến

Trang 18

tháng 11, lượng mưa có thể đạt từ 300 - 400 mm/tháng Số ngày mưa trung bìnhhàng năm cũng khá cao, phổ biến từ 150 - 160 ngày.

- Lượng bốc hơi: Về mùa Đông do nhiệt độ không khí thấp, độ ẩm tương

đối cao, ít gió, áp lực không khí lại lớn nên lượng bốc hơi rất nhỏ, chỉ chiếm từ1/5 - 1/2 lượng mưa Về mùa nóng, do nhiệt độ không khí cao, độ ẩm thấp, giólớn, áp lực không khí giảm nên cường độ bay hơi lớn, lượng bay hơi của 7 thángmùa nóng có thể gấp 3- 4 lần của các tháng mùa lạnh

- Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí bình quân năm là 86% Thời kỳ độ

ẩm không khí thấp nhất là vào các tháng 6 - 7, ứng với thời kỳ gió Tây Nam khônóng hoạt động mạnh nhất, độ ẩm không khí chỉ gần 70%; thời kỳ độ ẩm khôngkhí cao nhất thường xảy ra vào các tháng cuối mùa Đông (tháng 2 và tháng 3),khi khối không khí cực đới lục địa tràn về qua đường biển và khối không khínhiệt đới biển Đông luân phiên hoạt động gây ra mưa phùn

- Số giờ nắng: Trung bình cả năm khoảng 1.700 giờ, các tháng mùa Đông

từ 70 - 80 giờ, các tháng mùa Hè trung bình từ 180 - 190 giờ Tháng có số giờnắng nhiều nhất thường là tháng 5 khoảng trên 210 giờ Mùa Đông nắng ít gaygắt, thuận lợi hơn cho cây trồng, mùa hè nắng thường rất gay gắt, bất lợi cho quátrình quang hợp của cây trồng, ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp

- Gió: Tốc độ gió trung bình cả năm là 1,88m/s, vào các tháng 7 - 10

thường có bão và kèm theo mưa Có thể nói Nghi Xuân là nơi bị ảnh hưởng củabão nhiều nhất trong tỉnh, tần suất xuất hiện bão khá cao, hầu như năm nào cũng

có bão, có năm tới 2 - 3 trận bão lớn kèm theo mưa lớn ảnh hưởng đến sản xuất

và đời sống Đồng thời với bão còn có tác động lớn của sóng biển, nhất là vùngphía Bắc huyện, khi có bão toàn bộ dân các xã phía Bắc sát cửa sông Lam đềuphải sơ tán để đề phòng sóng thần và gió lớn Nghi Xuân còn là vùng chịu ảnhhưởng mạnh của gió Lào, thường xảy ra vào các tháng 5 - 6, có khi kéo dài trongnhiều ngày

Ngoài ra, còn có hiện tượng sương mù, chủ yếu xảy ra trong mùa Đôngvào những ngày chuyển tiếp, thường có từ 5 - 6 ngày, phổ biến là loại sương mùđịa hình xuất hiện từng đám mà không thành lớp dày đặc

Trang 19

Trên địa bàn huyện có con sông chính là sông Lam hợp bởi hệ thống sôngNgàn Sâu và sông Ngàn Phố của hai huyện Hương Khê và huyện Hương Sơnđoạn qua huyện Nghi Xuân chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc Lưu lượngdòng chảy bình quân năm của các sông khoảng 15 m3/s; mùa lũ có thể đạt tớitrên 3.000 m3/s, mùa cạn có khi chỉ có 5 m3/s Sự hình thành lũ và số lượng cáccơn lũ trên sông được quyết định bởi thời gian và cường độ mưa.

Chế độ thuỷ văn của huyện còn chịu ảnh hưởng của thuỷ triều do huyện có

32 km bờ biển Chế độ thủy triều tại đây có khoảng 2/3 số ngày trong tháng lànhật triều, còn lại là bán nhật triều; thời gian triều dâng kéo dài hơn thời giantriều rút Độ lớn triều trung bình kỳ nước cường từ 1,2 - 1,5 m và trong kỳ triềukém khoảng 0,5 m Do ảnh hưởng của thủy triều nên nước sông Lam thường bịnhiễm mặn về mùa khô nên trạm bơm Xuân Lam tưới tiêu phục vụ sản xuấtnông nghiệp không chủ động, sông Lam là cơ sở cho việc phát triển vận tảiđường sông, công nghiệp đóng tàu, du lịch, nuôi trồng thủy sản và điều tiết nước

a- Nhóm đất cát: Chiếm 58,21% tổng diện tích tự nhiên của huyện, được

tạo thành từ các trầm tích sông, trầm tích biển, các sản phẩm dốc tụ, tích lũy từ

sự phá huỷ của các đá giàu thạch anh như granit, quartzit, cát kết lắng đọng ởvùng cửa sông, ven biển tạo thành những bãi bồi cát lớn, nhóm này được phân

bố chủ yếu ở các xã dọc theo bờ biển như Xuân Hội, Xuân Phổ, Xuân Yên, XuânThành, Cổ Đạm, Xuân Liên, Cương Gián và được phân làm 2 đơn vị đất:

+ Đất cồn cát : Tập trung ở các xã Xuân Hội, Xuân Phổ, Xuân Yên, Xuân

Thành, Cổ Đạm, Xuân Liên, Cương Gián

+ Đất cát biển: Đó là các bãi cát, cồn cát ven biển ở các xã Xuân Hội,Xuân Phổ, Xuân Yên, Xuân Thành, Cổ Đạm, Xuân Liên, Cương Gián

b- Nhóm đất mặn: Chiếm 1,14% diện tích tự nhiên, nằm xen với đất phù sa

ở vùng ven sông gần cửa Hội, chủ yếu nằm trên địa bàn các xã Xuân Hội, XuânTrường, Xuân Đan, Xuân Phổ, Được hình thành do phù sa sông lắng đọng

Trang 20

trong môi trường nước mặn, nước lợ hoặc bị nhiễm mặn do ngập nước mặn,ngập thuỷ triều Nhóm này gồm có 2 đơn vị đất:

+ Đất mặn nhiều: Phân bố ở ven sông Lam sát cửa Hội thuộc địa bàn xã

Xuân Hội, Xuân Trường và xã Cương Gián

+ Đất mặn ít: Phân bố tập trung tại khu vực trong đê của một số xã ven

sông Lam: Xuân Phổ, Xuân Đan, Xuân Trường và Xuân Hội

c- Nhóm đất phèn mặn: Chiếm 5,56% diện tích tự nhiên, phân bố thành dải

phù sa gần cửa Hội tập trung chủ yếu tại các xã Xuân Hội, Xuân Trường, XuânĐan, và Xuân Phổ, Xuân Giang

d- Nhóm đất phù sa: Chiếm 11,91% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung

ở địa hình vùng đồng bằng, được tạo thành chủ yếu do quá trình lắng đọng phù

sa của sông Lam và các khe suối ven núi Hồng Lĩnh Bao gồm:

+ Đất phù sa sông lam được bồi lắng hàng năm: Phân bố chủ yếu ở các xã:Xuân Hồng, Xuân Lam, Xuân Giang và Thị trấn Xuân An

+ Đất phù sa úng nước: Phân bố tập trung ở ven chân núi Hồng Lĩnh thuộc

các xã Xuân Viên, Xuân Mỹ, Cổ Đạm

+ Đất phù sa suối: Phân bố tập trung ven chân núi Hồng Lĩnh thuộc xã

Xuân Lĩnh, Xuân Liên, Xuân Hoa, Xuân Song

đ- Nhóm đất dốc tụ: Chiếm 2,10% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở

Xuân Liên, Xuân Hoa, Xuân Song và Xuân Lĩnh

e- Nhóm đất xám bạc màu: Chiếm 2,80% diện tích tự nhiên, phân bố chủ

yếu thuộc địa bàn các xã Xuân Song, Xuân Viên, Xuân Hồng

g- Nhóm đất đỏ vàng trên Granit: Chiếm 6,05% tổng diện tích tự nhiên,

phân bố tập trung trên núi Hồng Lĩnh ở độ cao trên 300m

h- Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá: Chiếm 16,79% diện tích tự nhiên, phân

bố ven sườn núi Hồng Lĩnh ở độ cao 100 - 300m

 Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Nước mặt huyện Nghi Xuân được cung cấp chủ yếu

bởi hệ thống sông ngòi và các đập hồ lớn như hồ Xuân Hoa với dung tích 9 triệu

m3, hồ Cồn Tranh có dung tích 1,8 triệu m3, hồ Đồng Bản có dung tích 1 triệu

m3, hồ Cao Sơn có dung tích 0,9 triệu m3 Đặc biệt hồ Xuân Hoa hiện nay đangcung cấp nước sinh hoạt cho khu vực thị trấn Nghi Xuân, Xuân An và các vùnglân cận Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có Sông Lam chảy dọc theo ranh giớiphía Bắc của huyện với chiều dài 28 km cung cấp nguồn nước mặt cho nuôi

Trang 21

trồng thủy sản và sản xuất nông nghiệp; Theo tính toán tổng lượng nước mưahàng năm của huyện là 495,44 triệu m3; tổng lượng nước mặt hàng năm là309,71 triệu m3.

- Nguồn nước ngầm: Nước ngầm ở Nghi xuân gồm 7 tầng chứa nước với

tổng trữ lượng động tự nhiên khoảng 119.877 m3/ngày đêm, phục vụ sinh hoạt vàcác ngành kinh tế

Bảng 3.1 Tổng hợp nước ngầm huyện Nghi Xuân

Diện tích F (km 2 )

Hệ số Б

Trữ lượng tự nhiên Qe (m 3 /mg)

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh, phòng Tài nguyên Nước

-Khí tượng thủy văn - Biển và hải đảo)

 Tài nguyên rừng

Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2010 cho thấy diện tích rừng củahuyện có 6.521,19 ha, chiếm 29,64% tổng diện tích tự nhiên, trong đó rừng sảnxuất 1.587,90 ha, rừng phòng hộ 4.933,29 ha Rừng chủ yếu là phi lao, bạch đànnằm dọc bờ biển, diện tích rừng thông tập trung ven núi Hồng Lĩnh

Trang 22

Ngoài ra, sinh thái rừng ngập mặn khu vực cửa Hội với nhiều loài độngthực vật thủy sinh không chỉ góp phần làm đa dạng nguồn tài nguyên rừng củahuyện mà còn rất có giá trị cả về kinh tế, khoa học, du lịch và môi trường

 Tài nguyên biển

Là một trong 5 huyện của tỉnh Hà Tĩnh tiếp giáp với biển Bờ biển trên địabàn huyện Nghi Xuân khá dài với 32 km, có nhiều ưu thế trong việc khai thác,đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản do có cửa Hội, đây không những là trung tâm vềnghề cá và cảng cá của huyện mà còn là một ngư trường nuôi trồng ở Việt Namvới nhiều loài hải sản Tiềm năng hải sản có trữ lượng khá lớn và phong phú vềchủng loại cá, tôm, mực Theo điều tra của các nhà Hải dương học, trong vùngbiển Nghi Xuân có khoảng 267 loài cá, thuộc 90 họ, trong đó có 60 loài có giá trịkinh tế cao, 20 loài tôm và nhiều loài khác như sò, mực,

Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có bãi biển Xuân Thành với đặcđiểm nước trong, bãi thoải, sóng nhẹ lại cách Quốc lộ 1A không xa và gầnthành phố Vinh nên nơi đây đã và đang là khu du lịch, nghỉ mát

 Tài nguyên khoáng sản

Theo số liệu điều tra khảo sát cho thấy trên địa bàn huyện có một số mỏnhư: Quặng EZit ở Xuân Hồng, Eminit ở Xuân Liên và Cương Gián chưa đưavào khai thác và một số mỏ vật liệu xây dựng như cát, đá, gạch ngói, đất tậptrung chủ yếu ở các xã: Xuân Hồng, Xuân Viên, Cương Gián đang khai thác.Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có một số loại đá phục vụ cho xây dựng, ốp látnhư đá granit, đá marble màu đen, trắng xám

 Tài nguyên nhân văn

Nghi Xuân là huyện có điều kiện giao thông đi lại tương đối thuận lợi, dân

cư sống thành những khu dân cư đông đúc dọc theo các trục giao thông chính vànhững vùng đất bằng phẳng

Nghi Xuân là vùng đất được gắn liền và xuyên suốt trong lịch sử dựng nước

và giữ nước của dân tộc, nhân dân huyện Nghi Xuân với lòng yêu nước nồng nàn,

ý chí tự lực tự cường trong lịch sử đấu tranh giành độc lập cho dân tộc, là nơi cótruyền thống văn hóa lâu đời, là quê hương của nhà Đại thi hào - Danh nhân vănhóa Thế giới Nguyễn Du, nhà văn Nguyễn Công Trứ và hơn 140 đình, đền, miếu,mạo, am trong đó có 50 di tích văn hóa được xếp hạng cấp Quốc gia và cấp tỉnh(Đền Chợ Củi; Làng ca trù Cổ Đạm, đình Hội Thống, đền Thánh Mẫu, Đình Hội

Trang 23

Thống, chùa Phong Phạn ) với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú (Sông Lam,núi Hồng Lĩnh)

Nhân dân trong huyện không chỉ gan dạ, dũng cảm trong đấu tranh chống

kẻ thù xâm lược mà còn có tiếng hiếu học và thông minh Ngày nay, nhiều con

em trong huyện đã tốt nghiệp đại học, trên đại học và giữ nhiều trọng trách quantrọng ở Trung ương và ở địa phương trong ngoài huyện

Với lịch sử văn hiến, truyền thống cách mạng, người dân trong huyện hiếuhọc, cần cù sáng tạo, có ý chí tự lực tự cường, đoàn kết thương yêu đùm bọc lẫnnhau khắc phục khó khăn, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm, thành quả đạtđược trong lao động sản xuất chính là giá trị văn hoá để Nghi Xuân có động lựcphát triển mạnh về kinh tế, văn hoá xã hội trong giai đoạn tới

3.1.2 Đặc điểm dân cư

Qua tổng hợp biến động dân số của huyện từ năm 2006 đến nay ta thấy tỷ

lệ phát triển dân số tự nhiên của huyện ổn định, trung bình là 0,61% Dân số tăng

từ 93.150 người năm 2006 lên 96.902 người vào năm 2010 Trong giai đoạn tớicần có những chính sách hợp lý để ổn định tỷ lệ phát triển dân số, quản lý tốt vấn

đề phát triển dân số cơ học để đảm bảo cơ cấu dân số, lao động, việc làm và ổnđịnh cuộc sống nhân dân

Dân số của huyện phân bố trên địa bàn 19 xã, thị trấn, mật độ dân số trungbình toàn huyện là 440 người/km2 Trong đó, mật độ dân số cao tập trung ở Thịtrấn Nghi Xuân, thị trấn Xuân An, xã Xuân Yên và mật độ thấp trên địa bàn xãXuân Viên, Xuân Lam, Xuân Lĩnh

Bảng 3.2 Hiện trạng phân bố dân cư, lao động năm 2014

TT Xã (thị trấn)

Tổng nhân khẩu (Người)

Mật độ dân số (Người/Km2

)

Tổng số

hộ (Hộ)

Dân số trong độ tuổi lao động (Người)

1 Thị trấn Nghi

Trang 24

(Nguồn: Tài liệu về dân số, nhà ở năm 2014)

3.1.3 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

3.1.3.1 Tăng trưởng kinh tế

Trong 5 năm qua Đảng bộ và nhân dân huyện Nghi Xuân đã nắm bắt thời

cơ, thuận lợi, khắc phục khó khăn, đoàn kết, thống nhất, tập trung lãnh đạo, chỉđạo, động viên các tầng lớp nhân dân nỗ lực phấn đấu giành được kết quả khátoàn diện trên các lĩnh vực, cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu Đại hội Đảng bộhuyện lần thứ XIX đề ra: kinh tế tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịchtheo hướng tích cực; văn hoá - xã hội tiếp tục có bước phát triển, đời sống vậtchất và tinh thần của nhân dân được cải thiện; quốc phòng, an ninh được giữvững; công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được tăng cường, từng bướcxây dựng huyện nhà ngày càng phát triển

Kinh tế tiếp tục phát triển với tốc độ khá; tỷ trọng các ngành công nghiệp,thương mại, dịch vụ - du lịch tăng nhanh; nông, lâm, ngư nghiệp phát triển ổnđịnh; cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật được tăng cường; đời sống vật chất của

Trang 25

nhân dân ngày càng được nâng cao Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt

13,2%/năm Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt trên 10 triệu đồng.

Bảng 3.3: Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 – 2010

T

T Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Trang 26

10 Bình quânlương thực Kg/người 190,5 187,7 189,3 188,4 153,0

(Nguồn: Báo cáo phát triển kinh tế xã hội huyện Nghi Xuân)

* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong những năm gần đây, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo chiềuhướng tích cực, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ

và giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp Năm 2010, tỷ trọng ngành nông, lâm,thủy sản chiếm 33,72% trong cơ cấu kinh tế, giảm 11,73% so với năm 2006, tỷtrọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp là 34,72%, tăng 3,39% so vớinăm 2006, tỷ trọng ngành thương mại, dịch vụ là 31,56%, tăng 8,34% so vớinăm 2006

Trong giai đoạn tới, với sự đầu tư của Nhà nước, của UBND tỉnh Hà Tĩnh,cùng sự cố gắng nỗ lực phấn đấu của toàn huyện, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyểndịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch

vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế

3.1.3.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

a) Khu vực kinh tế nông nghiệp

Trong 5 năm qua, sản xuất nông, lâm, thủy sản của huyện tiếp tục pháttriển ổn định Huyện đã tổ chức thực hiện tích cực, đồng bộ các chủ trương, Nghịquyết của Đảng, Nhà nước về nông nghiệp, nông thôn Tốc độ tăng trưởng bìnhquân ngành nông nghiệp trong 5 năm qua đạt trên 5%/năm Tổng giá trị sản xuất

Ngày đăng: 18/01/2018, 19:53

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Luật khoáng sản 2010, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật khoáng sản 2010
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
2. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Nghi Xuân, Báo cáo công tác quản lý tài nguyên khoáng sản huyện Nghi Xuân năm 2016 Khác
3. Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh, phòng Tài nguyên Nước - Khí tượng thủy văn - Biển và hải đảo, Báo cáo tổng hợp nguồn nước huyện Nghi Xuân năm 2015 Khác
4. Ủy ban nhân dân huyện Nghi Xuân, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 Khác
5. Ủy ban nhân dân huyện Nghi Xuân, Số liệu thống kê đất đai giai đoạn 2010 – 2015 Khác
6. Ủy ban nhân dân huyện Nghi Xuân,Báo cáo phát triển sản xuất nông nghiệp huyện Nghi Xuân Khác
w