báo cáo thực tập cơ sở chuyên ngành quản lý giáo dục

40 2.4K 7
báo cáo thực tập cơ sở chuyên ngành quản lý giáo dục

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC KHOA QUẢN LÝ - o0o CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ GIÁO DỤC Địa điểm thực tập: Phòng Đào tạo -Trường Cao Đẳng Cộng Đồng Hà Tây Thủy Xuân Tiên – Chương Mỹ - Tp Hà Nội Nhóm sinh viên thực hiện: 1 Nguyễn Văn Bắc 2 Đặng Trọng An 3 Đinh Thị Hòa 4 Trần Thị Thanh Tâm GVHD: Ts Nguyễn Liên Châu Hà Nội- 2013 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG .3 PHẦN 1 : GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG HÀ TÂY 3 1.1: Giới thiệu chung về trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây .3 1.2 Quá trình hình thành và phát triển của trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây .3 1.3 Tình hình hoạt động của trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây .5 1.3.1 Cơ cấu tổ chức và chương trình ĐT của trường .5 1.4 Kế hoạch phát triển của nhà trường trong thời gian tới 8 1.4.1 Sứ mạng 8 1.4.2 Mục tiêu phát triển .8 1.5 Các thành tích của nhà trường trong thời gian qua: .9 PHẦN 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG ĐÀO TẠO VÀ VỊ TRÍ QUAN SÁT 9 2.1 Tình hình hoạt động của đơn vị 9 2.1.1 Tên đơn vị: Phòng Đào tạo 9 2.1.2: Quá trình hình thành phòng Đào tạo 9 2.1.3 Sứ mạng và mục tiêu: 10 2.1.4 Chức năng- nhiêm vụ của phòng ĐT 10 2.1.5 Cơ cấu tổ chức phòng Đào tạo 11 2.1.6 Đội ngũ cán bộ, nhân viên 12 2.1.7 Thành tích của Phòng Đào tạo 12 2.1.8 Phân công nhiệm vụ và quản lý công việc của phòng Đào tạo – Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây .12 2.1.9 Các mặt hoạt động chung của phòng Đào tạo trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây .15 2.2 Phân tích hoạt động của vị trí quan sát - Trưởng phòng Đào tạo .25 2.2.1 Tình hình hoạt động của thầy Trưởng phòng Đào tạo 25 2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của thầy 26 2.2.3 Mô tả, phân tích, đánh giá một số hoạt động của thầy 26 2.3 Đánh giá về hoạt động của Trưởng phòng Đào tạo 33 2.3.1 Ưu điểm .33 2.3.2 Những điểm yếu (hạn chế) 33 PHẦN 3: KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ - BÀI HỌC KINH NGHIỆM .34 4.1 Kết luận .34 4.2 Khuyến nghị .35 4.3 Bài học kinh nghiệm 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO 37 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Th.s CN KS HS-SV GD&ĐT CĐ NV CĐCĐ ISO Thạc sĩ Cử nhân Kỹ sư Học sinh- Sinh viên Giáo dục và đào tạo Công đoàn Nhân viên Cao đẳng Cộng đồng Internationnal Drganization for Standardiztion (Tổ chức GV TCCN VBCC ĐT UBND quốc tế về tiêu chuẩn hóa) Giảng viên TCCN Văn bằng chứng chỉ Đào tạo Ủy ban nhân dân LỜI MỞ ĐẦU Bước sang thế kỉ XXI, người ta càng ngày càng quan tâm tới quản lý và những ảnh hưởng của nó lên các mặt hoạt động của đời sống xã hội Trong tập 2 bộ tư bản, Karl Marx đã chỉ rõ:“ một nghệ sĩ độc tấu tự điều chỉnh lấy mình, nhưng một dàn nhạc thì phải có nhạc trưởng” Đào tạo cán bộ quản lý nói chung đặc biệt là trong lĩnh vực GD&ĐT là một công việc cần thiết và hết sức quan trọng trong bối cảnh nước ta và quốc tế hiện nay Muốn đào tạo được đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ, đảm bảo yêu cầu của công tác quản lý cần phải biết kết hợp hài hòa giữa kiến thực khoa học hàn lâm với kinh nghiệm thực tiễn Thực tập cơ sở trong các trường Đại học, Cao đẳng chính là một khâu quan trọng trong quá trình đào tạo cán bộ quản lý Nắm bắt được tầm quan trọng của thực tập cơ sở, Học viện Quản lý giáo dục đã lập kế hoạch và tiến hành tổ chức thực hiện kế hoạch thực tập cơ sở cho sinh viên khóa 5 khoa Quản lý Đây là một hoạt động thưc tiễn giúp cho sinh viên chúng em có được các kĩ năng cần thiết để khẳng định và bổ sung thêm những kiến thức cơ bản cho bản thân về công tác quản lý Thực tập vừa mang tính lí luận lại vừa mang tính liên hệ thực tế giúp sinh viên hiểu rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ, các công việc theo trình tự…để làm rõ các yếu tố quản lý và rút ra bài học kinh nghiệm cho nghề nghiệp trong tương lai Thực tập cơ sở tạo điều kiệc để chúng em tìm hiểu công việc của cán bộ, công chức ở một vị trí cụ thể trong hệ thống quản lý giáo dục, phân tích và sử dụng các hình thức khoa học quản lý để đánh giá, bình luận, nhận xét các hoạt động quản lý có liên quan tới vị trí công việc được quan sát, tìm hiểu Qua đợt thực tập này chúng em có cơ hội được phát huy khả năng của mình trong việc ứng dụng lý thuyết các môn chuyên ngành đã được học vào công việc quản lý trong hoạt động tác nghiệp ở cơ sở giáo dục, đồng thời giúp chúng em có sự chuẩn bị bước đầu cho đợt thực tập tốt nghiệp Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Học phải đi đôi với hành” Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy Quả đúng là như vậy, “ lý luận không được áp dụng vào thực tiễn là lý luận suông, đồng thời thực tiễn không có lý luận soi sáng là thực tiễn mù quáng” Để thực hiện mục 1 tiêu đã đề ra cho đợt thực tập cơ sở này, nhóm chúng em đã lựa chọn địa điểm thực tập tại Phòng Đào tạo trường Cao đẳng Cộng Đồng Hà Tây- Thủy Xuân Tiên, Chương Mỹ, Hà Nội- một ngôi trường có bề dày lịch sử và đang từng bước phát triển Trong quá trình tác nghiệp, chúng em đã nhận được sự quan tâm tận tình, chỉ bảo chu đáo của các thầy cô, tạo điều kiện cho chúng em hoàn thành bản báo cáo thực tập theo đúng yêu cầu Bản báo cáo thực tập gồm 3 phần: Phần 1: Giới thiệu chung về trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây Phần 2: Phân tích hoạt động Phòng Đào tạo và vị trí quan sát Phần 3: Kết luận Nhóm thực tập chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban giám hiệu trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây, Th.s Trần ngọc Khuynh (trưởng phòng Đào tạo) cùng các thầy cô đang công tác tại Phòng Đào tạo, T.s Nguyễn Liên Châungười đã trực tiếp hướng dẫn nhóm thực tập trong thời gian vừa qua cùng toàn thể gia đình, bạn bè, người thân đã tạo điều kiện cho nhóm thực tập hoàn thành bản báo cáo Bản báo cáo này là sản phẩm trí tuệ của chúng em và vì thời gian tiếp xúc với cơ sở không nhiều, đồng thời đây cũng là lần đầu tiên chúng em viết báo cáo thực tập, bản báo cáo được hoàn thành trong thời gian ngắn nên chắc chắn sẽ có những thiếu sót Chúng em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô, các bạn sinh viên để bản báo cáo của chúng em sẽ hoàn thiện hơn,cũng như chúng em có được thêm nhiều bài học kinh nghiệm bổ ích giúp cho đợt thực tập tốt nghiệp cho năm cuối được dễ dàng hơn Chúng em xin chân thành cảm ơn ! Nhóm sinh viên thực tập 2 NỘI DUNG PHẦN 1 : GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG HÀ TÂY 1.1: Giới thiệu chung về trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây - Tên trường Tiếng Việt: Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây Tiếng Anh: The Hatay Community College - Tên viết tắt của trường Tiếng Việt: CCHT Tiếng Anh: HTCC - Tên trước đây Trường Cao đẳng Kỹ thuật Hà Sơn Bình (1977 – 1991) Trường Cao đẳng Kỹ thuật Hà Tây (1992 - 2002) Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây (2003 tới nay) - Cơ quan chủ quản UBND Thành phố Hà Nội - Địa chỉ Xã Thủy Xuân Tiên, Huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội - Thông tin liên hệ Điện thoại 04.33840126 Fax: 0433840126 Email: hatay@fpt.vn Website: http://htcc.edu.vn - Năm thành lập trường Trường được thành lập theo Quyết định 278-CP ngày 10 tháng 10 năm 1977 của Thủ tướng Chính phủ - Thời gian bắt đầu ĐT khóa I: tháng 9/1978 - Thời gian cấp bằng khóa I: Tháng 9/1982 - Loại hình trường: Công lập 1.2 Quá trình hình thành và phát triển của trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây Năm 1970 - Lớp Đại học vừa học vừa làm đặt tại trường Thanh niên lao động- Xã hội chủ nghĩa Hoà Bình được thành lập theo Quyết định số 138-TTg ngày 17/08/1970 của Thủ tướng Chính phủ Trường trực thuộc UBND tỉnh Hà Sơn Bình 3 Năm 1977 - Trường Cao đẳng Kỹ thuật Hà Sơn Bình được thành lập theo Quyết định số 278/CP ngày 10/10/1977 của Hội đồng Chính phủ trên cơ sở chuyển từ lớp Đại học vừa học vừa làm đặt tại trường Thanh niên lao động- Xã hội chủ nghĩa Hoà Bình sau khi hợp nhất 2 tỉnh Hà Tây và Hoà Bình thành tỉnh Hà Sơn Bình, Trường trực thuộc UBND tỉnh Hà Sơn Bình Năm 1992 - Trường Cao đẳng Kỹ thuật Hà Tây tiếp nhận trường Trung học Nông nghiệp Hà Sơn Bình sáp nhập vào theo Quyết định số 105/Quyết định-UB ngày 17/04/1992 của UBND tỉnh Hà Tây Năm 2003 - Trường CĐCĐ Hà Tây được thành lập theo Quyết định số 5345/Quyết định-Bộ GD&ĐT-TCCB ngày 3/10/2003 của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT trên cơ sở sáp nhập trường Cao đẳng Kỹ thuật Hà Tây với trường CĐCĐ Hà Tây (thành lập theo Quyết định số 3632/Quyết định-Bộ GD&ĐT-TCCB ngày 30/08/2000 của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT) Trường trực thuộc UBND tỉnh Hà Tây Năm 2009 - Trường CĐCĐ Hà Tây trực thuộc UBND thành phố Hà Nội theo Quyết định số 3332/Quyết định-UBND ngày 06/07/2009 của UBND thành phố Hà Nội về việc xác định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của trường CĐCĐ Hà Tây sau 1 năm Thủ đô Hà Nội mở rộng địa giới hành chính (tỉnh Hà Tây sáp nhập vào thủ đô Hà Nội) Trường CĐCĐ Hà Tây được giao nhiệm vụ ĐT cán bộ kỹ thuật nông nghiệp, lâm nghiệp, quản lý kinh tế nông - lâm nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của tỉnh Hà Sơn Bình gồm 4 ngành: Chăn nuôi, Trồng trọt, Kinh tế nông nghiệp và Lâm nghiệp Từ năm 1994 trường mở thêm ngành Quản lý đất đai, Bảo quản và chế biến nông sản; Công nghệ thực phẩm; Kế toán, Quản trị kinh doanh, Tin học, Công nghệ kỹ thuật Điện – Điện tử, Thú y, Bảo vệ thực vật, Lâm nghiệp, Tiếng Anh; Công nghệ kỹ thuật nhiệt lạnh; Công nghệ kỹ thuật Điện tử viễn thông, Công nghệ kỹ thuật môi trường, Công nghệ thông tin, Công nghệ sau thu hoạch Đến nay nhà trường có 20 chương trình ĐT Trường đã ĐT ở các trình độ khác nhau từ TCCN đến trình độ Cao đẳng, hình thức ĐT chính quy và vừa học vừa làm Từ năm 2003 trường được Bộ GD&ĐT cho phép mở rộng vùng ĐT đến các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng, các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc 4 Nhiều cán bộ quản lý của tỉnh Hà Tây (cũ), tỉnh Hòa Bình các tỉnh đồng bằng Sông Hồng, các tỉnh miền núi đều được ĐT từ trường Sau hơn 36 năm, trường đã xây dựng cơ sở vật chất ngày càng đáp ứng yêu cầu dạy và học Trường đã có 38 phòng học kiên cố có trang bị đầy đủ máy chiếu hắt trong đó 2/3 được trang bị máy chiếu đa năng, một thư viện hơn 1000 m 2, hệ thống máy tính có kết nối Internet, 10 phòng thực hành, thí nghiệm bộ môn, phòng thực hành ngoại ngữ, phòng máy với 137 máy đều được kết nối mạng Internet Do những đóng góp đáng kể, Chủ tịch nước đã tặng Huân chương lao động hạng Ba (năm 1997), hạng Nhì (năm 2002) và hạng Nhất (năm 2007) cùng nhiều bằng khen của Chính phủ, Bộ GD&ĐT, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh Hà Tây và UBND thành phố Hà Nội Qua hơn 36 năm xây dựng và trưởng thành, sự phát triển của nhà trường đã trải qua những bước thăng trầm với biết bao khó khăn, vất vả, nhưng bằng nghị lực và ý chí vươn lên của các thế hệ cán bộ, GV, viên chức nhà trường cùng với sự quan tâm chỉ đạo của các cơ quan ban ngành từ trung ương đến tỉnh, thành phố; sự giúp đỡ của các cơ quan, đơn vị và địa phương nơi trường đóng Nhà trường ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong hệ thống GD&ĐT, đóng góp tích cực vào việc ĐT nguồn nhân lực có phẩm chất chính trị vững vàng, có trình độ chuyên môn cao cho yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương và khu vực 1.3 Tình hình hoạt động của trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây 1.3.1 Cơ cấu tổ chức và chương trình ĐT của trường a/ Cơ cấu tổ chức Hiện nay, Trường CĐCĐ Hà tây có 176 cán bộ giáo viên (trong đó có 3 tiến sĩ, 79 thạc sỹ và 24 người đang học sau đại học trong đó có 10 nghiên cứu sinh) -Ban giám hiệu nhà trường có: 01 Hiệu trưởng, 02 Phó hiệu trưởng Hiệu trưởng: Th.s Nhuyễn Ngọc Xuân Phó hiệu trưởng: + Th.s Khuất Duy Trân + Th.s Bùi Quang Dũng Hiện nay nhà trường có 19 đơn vị trực thuộc bao gồm: 07 phòng chức năng: Phòng Tổ chức - Hành chính, Phòng Kế toán - Tài chính, Phòng ĐT, Phòng Công tác Sinh viên- học sinh, Phòng Thanh tra, đánh giá và đảm bảo chất lượng giáo dục, 5 Phòng Quản trị Vật tư, Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế Có 08 khoa chuyên ngành: Khoa Kỹ thuật Nông nghiệp, Khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh, Khoa Công nghệ kỹ thuật, Khoa Công nghệ thực phẩm, Khoa Ngoại ngữ, Khoa Khoa học cơ bản, Khoa Tài chính Kế toán, Khoa Tài nguyên - Môi trường Có 17 bộ môn trực thuộc khoa: 02 bộ môn thuộc Khoa Kỹ thuật nông nghiệp; 02 bộ môn thuộc Khoa Kinh tế- Quản trị kinh doanh; 02 bộ môn thuộc Khoa Công nghệ kỹ thuật; 02 bộ môn thuộc Khoa Công nghệ thực phẩm; 01 bộ môn thuộc Khoa Ngoại ngữ; 02 bộ môn thuộc Khoa Khoa học cơ bản; 02 bộ môn thuộc Khoa Tài chính Kế toán; 02 bộ môn thuộc Khoa Tài nguyên - Môi trường Nhà trường có 04 Trung tâm trực thuộc là cơ sở phục vụ ĐT - Khoa học: Trung tâm Tư vấn, hỗ trợ ĐT và liên kết doanh nghiệp, Trung tâm Ứng dụng và Chuyển giao công nghệ, Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học, Thông tin- Thư viện 6 ĐẢNG BỘ TRƯỞNG Công đoàn cơ sở Ban giám hiệu Các liên chi đoàn Liên chi hội SV Các công đoàn bộ phận - CĐ khoa Khoa học cơ bản - CĐ khoa Kỹ thuật nông nghiệp - CĐ khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh - CĐ khoa Tài nguyên môi trường - CĐ khoa Công nghệ thực phẩm - CĐ khoa Công nghệ kỹ thuật - CĐ khoa Kế toán- tài chính - CĐ khoa ngoại ngữ Đoàn TNCSHCM, Hội SV Hội đồng Khoa học Hội Đồng trường -Chi đoàn hành chính - Khoa Kỹ thuật nông nghiệp - Khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh - Khoa Tài nguyên môi trường - Khoa Công nghệ thực phẩm - Khoa Công nghệ kỹ thuật - Khoa Kế toán- tài chính - Khoa Ngoại ngữ Các Khoa Các phòng ban Các trung tâm - Khoa học cơ bản - Kỹ thuật nông nghiệp - Kinh tế-Quản trị kinh doanh - Tài nguyên môi trường - Khoa Công nghệ thực phẩm - Công nghệ kỹ thuật - Kế toán- tài chính - Ngoại ngữ - Tổ chức hành chính - Phòng Đào tạo - Thanh tra đánh giá và đảm bảo chất lượng - Quản trị vật tư - Công tác HS-SV - Kế toán- Tài chính - Khoa học và hợp tác quốc tế - Ứng dụng và chuyển giao công nghệ - Tư vấn hỗ trợ đào tạo và liên kết doang nghiệp - Ngoại ngữ- Tin học b/ Chương trình đào tạo của nhà trường - Hệ Cao đẳng chính quy: 1 Kế toán 11 Công nghệ kỹ thuật môi trường 2 Tài chính - Ngân hàng 12.Công nghệ kỹ thuật điện tử-Truyền thông 7 Nhà trường đã ban hành đầy đủ các văn bản có liên quan đến công tác tuyển sinh, tổ chức thực hiện công tác tuyển sinh nghiêm túc, đúng quy chế, khách quan, không có khiếu kiện, tổ chức thực hiện các hoạt động tư vấn, hỗ trợ thông tin, giải đáp thắc mắc về công tác tuyển sinh Tuy nhiên, kết quả tuyển sinh năm 2013 của trường còn thấp, đặc biệt là ở hệ cao đẳng chính quy Năm học 2013 – 2014, nhà trường với chỉ tiêu tuyển sinh là 1.200, nhưng đến hết tháng 10 năm 2013, nhà trường mới tuyển được 663 học sinh, sinh viên của các hệ đào tạo (đạt 55,2%) 5 Công việc liên quan đến xây dựng kế hoạch giảng dạy, học tập và phân công công tác GV Bao gồm các nội dung chính sau: - Trung tuần tháng 4 hàng năm, dự thảo kế hoạch ĐT cho năm học mới - Trước ngày 30-4, gửi kế hoạch (dự thảo) cho các khoa để kiểm tra, đối chiếu - Phân công GV + Bộ môn họp phân công và gửi biên bản về khoa + Khoa họp thông qua và gửi biên bản về Phòng ĐT trước ngày 30-6 - Họp, Phê duyệt Kế hoạch ĐT năm học xong trước 25-7 - Xây dựng thời khóa biểu (dự thảo) cho học kỳ 1 trước ngày 31-7 và học kỳ 2 trước 15-12 - Sau 5 ngày kể từ ngày thông báo, các khoa kiểm tra và gửi góp ý về Phòng ĐT; - Sau 5 ngày, Phòng ĐT hoàn chỉnh và trình Ban giám hiệu phê duyệt thời khóa biểu; - Chuyển thời khóa biểu tới các khoa, các đơn vị liên quan để triển khai thực hiện Biểu mẫu: Kế hoạch giảng dạy- học tập năm học….lớp….- năm thứ…… TT Học kỳ/học Số tín phần chỉ Học kỳ I Số tiết Địa Địa Địa Địa Hình GV giảng Ghi bàn 1 bàn 2 bàn 3 bàn 4 thức thi dạy chú 1 2 3 4 Cộng 23 Học kỳ II 1 2 3 4 Cộng Biểu mẫu: Kế hoạch phân công công tác GV năm học…… STT Họ và tên I 1 2 … Lớp Môn 1 Môn 2 Kiêm nhiệm (nếu có) Tổng II 1 2 … Môn 1 Môn 2 Kiêm nhiệm (nếu có) Tổng ……………… 24 Số Quy Định Cân tiết đổi đối mức Biểu mẫu: Thời khóa biểu học kỳ… - Khóa….- Năm học…… TT lớp Lớp Học Số Giảng phần tiết đường GV 2 3 Thứ 4 5 Cộng 2.2 Phân tích hoạt động của vị trí quan sát - Trưởng phòng Đào tạo 2.2.1 Tình hình hoạt động của thầy Trưởng phòng Đào tạo Vị trí mà chúng em quan sát là thầy Th.s Trần Ngọc Khuynh -Trưởng phòng Đào tạo  Tiêu chuẩn - Trưởng phòng ĐT là cán bộ quản lý, giúp việc cho Hiệu trưởng - Trưởng phòng ĐT phải đáp ứng các tiêu chí sau: + Đạt tiêu chuẩn ngạch chuyên viên trở lên Có bằng thạc sĩ trở lên và có chứng chỉ tiếng anh loại C và chứng chỉ tin học loại B + Đã có kinh nghiệm qua công tác ở cấp phó hoặc trưởng bộ phận của một đơn vị nào đó + Có phẩm chất, tâm huyết, tận tâm với công việc, trung thực, thẳng thắn, xây dựng phòng ĐT nói riêng và tập thể Trường CĐCĐ Hà Tây nói chung đoàn kết + Hiểu biết đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Các quy định của Bộ GD-ĐT và của Trường CĐCĐ Hà Tây về tổ chức, quản lý, quy chế, lề lối trong ĐT + Có đủ sức khỏe hoàn thành các nhiệm vụ được giao phó Ngoài ra cũng cần phải có các kỹ năng cơ bản: + Có năng lực quản lý, giải quyết công việc, ra quyết định độc lập + Khả năng làm việc độc lập và theo nhóm + Có khả năng lập kế hoạch và kỹ năng quản lý thời gian 25 6 + Có kỹ năng giao tiếp tốt 2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của thầy - Chịu trách nhiệm trước ban giám hiệu về kết quả thực hiện, chức năng, nhiệm vụ của phòng - Phối hợp với các khoa xây dựng, đổi mới chương trình ĐT cho các ngành ĐT - Làm thủ tục xin mở mã ngành mới - Xây dựng chỉ đạo thực hiện của phòng - Ký các văn bản thuộc chức năng phụ trách - Chủ trì các cuộc họp của phòng, phân công công việc cho từng thành viên của phòng - Đề xuất khen thưởng, kỷ luật cán bộ, viên chức trực thuộc - Giảng dạy theo kế hoạch được phân công 2.2.3 Mô tả, phân tích, đánh giá một số hoạt động của thầy Từ 18/12/2014 đến 08/01/2014 là một khoảng thời gian có nhiều hoạt động, nhiều công việc mà Phòng ĐT tổ chức thực hiện.Vì vậy với tư cách là Trưởng phòng Th.s Trần Ngọc Khuynh phải thực hiện nhiều công việc hơn các chuyên viên khác trong Phòng Tuy vậy thầy vẫn luôn cố gắng hoàn thành tốt các công việc của mình Với những kiến thức về quản lý giáo dục được trang bị trong thời gian học tập tại trường, chúng em có những phân tích, bình luận, nhận xét với các hoạt động của thầy như sau: 1 Các công việc liên quan đến thủ tục xin mở mã ngành mới - Chương trình giáo dục đại học được quy định tại Điều 2, quyết định số 43/2007/QĐ - BGDĐT, ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: 1 Chương trình giáo dục Đại học (sau đây gọi tắt là chương trình) thể hiện mục tiêu giáo dục Đại học, quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục Đại học, phương pháp và hình thức ĐT, cách thức đánh giá kết quả ĐT đối với mỗi học phần, ngành học trình độ ĐT của giáo dục 2 Chương trình được các trường xây dựng trên cơ sở chương trình khung do Bộ Trưởng Bộ GD&ĐT ban hành 26 Mỗi chương trình gắn với một ngành (kiểu đơn ngành) hoặc với một vài ngành (kiểu song ngành; kiểu ngành chính - ngành phụ; kiểu 2 văn bằng) 3 Chương trình được cấu trúc từ các học phần thuộc hai khối kiến thức: giáo dục đại cương và giáo dục chuyên nghiệp - Xây dựng chương trình ĐT là hoạt động rất quan trọng đối với mỗi một nhà trường Dựa trên cơ sở chương trình khung do Bộ GD&ĐT quy định, mỗi trường đại học xây dựng chương trình ĐT phụ thuộc vào điều kiện, đặc thù riêng của từng trường Căn cứ vào tình hình thực tế của Trường với cơ sở vật chất hiện có và đội ngũ GV cùng với nhu cầu của người học, nhiệm vụ phát triển GD&ĐT của Tỉnh nói chung và của Trường nói riêng, kỳ thi tuyển sinh sắp tới nhà trường quyết định xin Bộ GD&ĐT cho mở thêm 2 mã ngành mới đó là Ngành Công nghệ sinh học và ngành Tài chính - Ngân hàng Quy trình hoàn thiện hồ sơ và gửi lên Bộ GD&ĐT do Thầy trực tiếp thực hiện theo hướng dẫn mở mã ngành do Bộ GD&ĐT đã ban hành Hồ sơ bao gồm những phần chính sau: - Tờ trình đăng ký mở mã ngành ĐT - Công văn của Sở GD&ĐT về việc đăng ký mở mã ngành ĐT - Đề án mở mã ngành ĐT mới bao gồm: + Mục tiêu ĐT + Thời gian ĐT + Khối lượng kiến thức toàn khóa + Đối tượng tuyển sinh + Quy trình ĐT, điều kiện tốt nghiệp + Thang điểm + Nội dung chương trình + Kế hoạch giảng dạy (dự kiến) + Mô tả nội dung và khối lượng các học phần + Danh sách đội ngũ GV thực hiện chương trình + Cơ sở vật chất thực hiện chương trình + Hướng dẫn thực hiện chương trình 27 Việc mở mà ngành mới năm 2013 của Trường CĐCĐ Hà Tây được cụ thể hóa theo các bước sau: ( Căn cứ theo Bộ qui trình ISO của trường CĐCĐ Hà Tây) Bước 1: Công tác chuẩn bị - Điều tra nhu cầu của xã hội về ngành học - Trưởng phòng ĐT thông báo về các khoa cần mở mã ngành - Các khoa đăng ký xây dựng đề án mở ngành ĐT mới vào tháng 3, tháng 8 hàng năm; - Thầy Trưởng phòng thông báo họp và quyết định thành lập Ban xây dựng Đề án mở ngành ĐT - Xây dựng kế hoạch mở ngành ĐT mới, phân công các thành viên và tổ chức xây dựng Đề án Hồ sơ liên quan: -Biên bản họp Hội đồng khoa học ngành; - Danh sách ngành mới; - Quyết định - Các văn bản liên quan Bước 2: Soạn thảo - Trưởng phòng ĐT xây dựng đề án mở ngành ĐT - Tổ chức hội thảo cấp khoa - Tổ chức Hội thảo cấp trường - Tập hợp nội dung, hoàn thành đề án Các hồ sơ liên quan: - Đề án - Biên bản - Chương trình giáo dục Đại học Bước 3: Thẩm định đề án - Xây dựng đề án mở ngành ĐT mới; - Hội thảo cấp khoa; - Hội thảo cấp trường; - Tập hợp nội dung, hoàn thành Đề án; - Nhờ ít nhất 2 cơ sở giáo dục Đại học có kinh nghiệm để thẩm định Các hồ sơ liên quan: 28 - Đề án - Tờ trình Bước 4: Phê duyệt - Gửi hồ sơ mở ngành ĐT mới đã được thẩm định về Bộ GD&ĐT; Các hồ sơ liên quan: - Đề án - Tờ trình - Biên bản thẩm định Nhận xét: Thầy đã thực hiện theo đúng quyết định số 43/2007/QĐ - BGDĐT, ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và ĐT và bộ qui trình ISO của Trường Trong quá trình mở mã ngành thầy đã đảm bảo được tính pháp lý dựa trên các văn bản do BG & ĐT ban hành 2 Công việc liên quancđến tổ chức cuộc họp Để một cuộc họp diễn ra theo đúng quy định, Trưởng phòng ĐT thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Chuẩn bị họp - Lập kế hoạch cuộc họp Căn cứ vào chương trình công tác hàng năm, hàng tháng của Trường cũng như là của phòng và yêu cầu giải quyết công việc cụ thể Kế hoạch tổ chức các cuộc họp trong năm và hàng tháng phải được thông báo trước cho các đối tượng được triệu tập hoặc mời tham dự Các cuộc họp đều có kế hoạch được xây dựng trước Tùy theo loại cuộc hình cuộc họp mà sắp xếp khoảng thời gian dự kiến cho phù hợp Riêng đối với họp giao ban tháng thì thông báo triệu tập họp bằng công văn trước 5 ngày tới các đơn vị Các cuộc họp bất thường chỉ được tổ chức để giải quyết những công việc đột xuất, khẩn cấp - Chuẩn bị nội dung các cuộc họp Nội dung các cuộc họp được Thầy chuẩn bị kỹ, đầy đủ chu đáo Những vấn đề liên quan đến nội dung cuộc họp và những nội dung yêu cầu cần trao đổi, tham khảo ý kiến tại cuộc họp được chuẩn bị đầy đủ trước thành văn bản 29 Đối với những tài liệu dài, có nhiều nội dung và số liệu thì ngoài bản chính còn chuẩn bị thêm bản tóm tắt nội dung và bản phụ lục - Quy định thành phần họp, xác định thờ gian họp - Lựa chọn và trang trí phòng họp - Chuẩn bị các phương tiện làm việc - Soạn và ban hành giấy mời hoặc công văn triệu tập cuộc họp Đối với các cuộc họp giao ban giấy mời cuộc họp được thay bằng công văn triệu tập Giấy mời hoặc công văn triệu tập cuộc họp thể hiện được cơ bản các nội dung sau: 1 Người triệu tập và chủ trì 2 Thành phần tham dự 3 Người được triệu tập, người được mời tham dự 4 Nội dung cuộc họp, thời gian, địa điểm họp 5 Những yêu cầu đối với người được triệu tập hoặc được mời tham dự Giấy mời họp được gửi đi trước ngày họp ít nhất 3 ngày làm việc kèm theo là tài liệu, văn bản, nội dung, yêu cầu và những gợi ý liên quan đến nội dung cuộc họp, trừ trường hợp các cuộc họp đột xuất - Chuẩn bị việc ghi văn bản và làm các văn kiện cho hội nghị Bước 2:Tiến hành cuộc họp: + Đón đại biểu: đón tiếp đại biểu và phát tài liệu (nếu có) + Khai mạc và triển khai phát biểu thảo luận + Ghi biên bản + Bế mạc Bước 3: Công việc sau họp + Hoàn thiện các văn kiện + Thông báo cho các cơ quan hữu quan về kết quả cuộc họp + Lập hồ sơ cuộc họp: lập hồ sơ hội nghị, lưu giữ biên bản + Thanh, quyết toán những chi phí cho cuộc họp + Triển khai các nội dung đã được thông qua rút kinh nghiệm việc tổ chức hội họp 30 Nhận xét: Trong quá trình tổ chức cuộc họp thầy đã thực hiện đúng vai trò, chưc năng, nhiệm vụ của người tổ chức cuộc họp Thầy đã đảm bảo được qui trình, thời gian và đảm bảo được nội dung đồng thời phát huy được tính dân chủ của tập thể trong cuộc họp.Tuy nhiên công tác chuẩn bị cuộc họp còn chưa được chu đáo 3 Các công việc liên quan đến ký các văn bản giấy tờ Hàng ngày thầy phải tiếp nhận và xử lý rất nhiều văn bản đến và văn bản đi của phòng, ví dụ cụ thể như văn bản “ Quyết định về việc cụ thể hóa thời khóa biểu học kỳ 2 khóa 35 và khóa 36 hệ Cao đẳng chính qui năm học 2013-2014” Để thực hiện được công việc ký văn bản thầy thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Tiếp nhận và xử lý văn bản - Trong quá trình tiếp nhận và xử lý văn bản thầy phân loại các văn bản thành các dạng khác nhau, nếu văn bản nào mà đúng thẩm quyền của mình thì thầy sẽ chịu trách nhiệm, còn nếu văn bản mà không đúng thẩm quyền thì thầy sẽ chuyển đến các phòng ban có liên quan - Những văn bản mà cần ý kiến chỉ đạo của Ban giám hiệu Bước 2: Rà soát và ký văn bản Bước 3: Chuyển văn bản đến phòng ban/Tổ chức có liên quan Bước 4: Lưu văn bản tại phòng Văn thư Nhận xét: Với cương vị là một trưởng phòng thầy phải xử lý rất nhiều văn bản những với kinh nghiệm kiến thức của mình, thầy tiếp nhận và xử lý các văn bản theo đúng thẩm quyền và qui định của nhà trưởng, giải quyết văn bản nhanh chóng kịp thời và khoa học Tuy nhiên, do khối lượng công việc lớn 4 Công việc liên quan đến Giảng dạy Học kỳ 2 năm học 2013-2014 Thầy Trần Ngọc Khuynh được phân công giảng dạy bộ môn Maketting cơ bản 3 tiết/Tuần Cụ thể là vào 3 tiết cuối chiều thứ 6 hàng tuần ( Tiết 10,11,12) Thầy chịu trách nhiệm trong việc lên kế hoạch và tổ chức giảng dạy lớp QTKD7A Nhận xét: Qua 1 tiết quan sát thực tế giờ dạy “nhập môn Maketting cơ bản” tại lớp QTKD7A, chúng em nhận thấy rằng thầy đã thực hiên bài giảng theo đúng chương trình/ kế hoạch, thầy là một nhà GV tâm huyết, nhiệt tình với SV trong quá trình lên lớp.Tuy nhiên trong quá trình giảng bài do lớp học đông nên thầy nói hơi nhỏ 31 5 Công việc liên quan đến khen thưởng- kỷ luật Cứ vào những ngày cuối năm thầy và các cán bộ nhân viên trong phòng lại tất bật công việc, tuy bộn bề công việc nhưng thầy với cưng vị là một trưởng phòng không quên việc khen thưởng cho nhân viên của mình Vào ngày 20/12/2014 thầy đã tổ chức cuộc họp của phòng để triển khai việc khen thưởng cho các cán bộ nhân viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong năm vừa rồi Việc xét thi đua khen thưởng thầy đã làm những công việc như sau: Cơ sở pháp lý - Luật Thi đua khen thưởng năm 2003 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thi đua khen thưởng 2005 - Nghị định 121/2005/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật TĐKT - Thông tư 01/2007/TT-VPCP hướng dẫn NĐ 121 Mục đính: Đây là hoạt động được tiến hành hàng năm, đảm bảo và thúc đẩy hơn nữa ý nghĩa của phong trào thi khen thưởng của phòng cũng như của trưởng, tạo động lực động viên, lôi cuốn, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể phát huy truyền thống yêu nước, năng động, sáng tạo vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Bước 1: Lên kế hoạch khen thưởng Thầy căn cứ luật cũng như chỉ tiêu của nhà trường để đưa các tiêu chí khen thưởng Bước 2: Trưởng phòng triệu tập và tổ chức cuộc họp Bước 3: Lập danh sách khen thưởng Bước 4: Trình danh sách lên Ban giám hiệu Bước 5: Lưu danh sách khen thưởng Nhận xét: Trong quá trình xét thi đua khen thưởng thầy đã thực hiện theo đúng qui trình, đảm bảo đúng công tác thi đua khen thưởng, phát huy được tinh thần dân chủ của tập thể, khuyến khích, khích lệ, tạo động lực cho các nhân viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình 32 2.3 Đánh giá về hoạt động của Trưởng phòng Đào tạo Trong thời gian quan sát và tìm hiểu về vị trí Trưởng phòng ĐT thầy Trần Ngọc Khuynh Chúng em nhận thấy thầy làm việc hết sức nghiêm túc, đúng thời gian, có kế hoạch rõ ràng và luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Là một nhà quản lý có kinh nghiệm lâu năm trong nghề Thầy xử lý công việc rất thành thạo, linh hoạt và khoa học, đảm bảo đúng quy trình và đúng các qui định trong qui chế mà Bộ GD&ĐT ban hành 2.3.1 Ưu điểm - Làm tròn trách nhiệm của một Trưởng Phòng ĐT, luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao theo đúng chương trình và kế hoạch - Nhiệt tình, say mê với công việc, tận tình tham mưu cho lãnh đạo nhà trường, luôn tạo điều kiện giúp đỡ các nhân viên trong phòng, đồng nghiệp… - Có kinh nghiệm lâu năm trong nghề và nắm vững những kiến thức cần thiết trong việc quản lý Vì vậy mọi công việc luôn được thực hiện một cách khoa học và đạt hiệu quả cao - Có thái độ hòa đồng với cấp trên, với đồng nghiệp và với môi trường xã hội - Phối hợp chặt chẽ, hội ý công tác với cấp trên - Có chế độ khen thưởng hợp lý, kịp thời đối với các nhân viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đồng thời cũng có những hình thức kỉ luật xác đáng đối với những nhân viên không hoàn thành nhiệm vụ 2.3.2 Những điểm yếu (hạn chế) - Kiến thức về công nghệ thông tin và tiếng anh còn hạn chế - Một số công việc được giao theo phương pháp truyền miệng nên khi xảy ra vấn đề khó quy trách nhiệm - Công tác kiểm tra chưa được sát sao nên khi thực hiện công việc còn thiếu sót và chưa có biện pháp xử lý rõ ràng 33 PHẦN 3: KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ - BÀI HỌC KINH NGHIỆM 4.1 Kết luận Sau khi kết thúc đợt thực tập cơ sở vừa qua, nhóm chúng em đã tìm hiểu thêm được nhiều kiến thức thực tế bổ ích Chúng em đã được tạo mọi điều kiện khi thực tập cơ sở tại trường CĐCĐ Hà Tây- ngôi trường có hệ thống quản lý chuyên nghiệp, đạt hiệu quả cao Nhóm chúng em đã hiểu rõ và thu nhận được kiến thức thực tế đa dạng và sinh động về chuyên ngành của mình đang học - Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Trưởng phòng ĐT, mối liên hệ với Khoa, Trung tâm và các phòng ban khác - Lựa chọn hệ thống tổ chức, cơ cấu của một phòng ĐT để phù hợp với tình hình, quy mô ĐT thực tế của Nhà trường - Nắm bắt được các hoạt động, cách thức giải quyết công việc cụ thể trong phòng ĐT - Có thêm hiểu biết về quy trình, thủ tục của các công việc trong phòng ĐT Cùng với đó, chúng em được tìm hiểu thực tế về hoạt động tác nghiệp của một vị trí cụ thể trong phòng ĐT là Trưởng phòng ĐT thông qua công việc hàng ngày, đó là: - Giúp việc cho Hiệu trưởng, tham gia tư vấn, tham mưu về các kế hoạch, chương trình, dự án chiến lược trong nhà trường - Chủ trì các cuộc họp giao ban: Công tác HS-SV, công tác khối ĐT, công tác khối phục vụ ĐT - Giải quyết các văn bản giấy tờ thuộc chức năng nhiệm vụ của mình - Phân công, hướng dẫn các nhiệm vụ cho cấp dưới, đồng thời đôn đốc khen thưởng những cá nhân có thành tích xuất sắc trong phòng… Mặt khác, chúng em còn được rèn luyện rất nhiều các kỹ năng sống khác (giao tiếp, ứng xử, giải quyết mâu thuẫn, nói và lắng nghe, ) sẽ giúp ích rất nhiều cho nghề nghiệp và cuộc sống sau này Từ những điều đã quan sát, học hỏi được, chúng em có cơ hội được khẳng định và bổ sung kiến thức cơ bản về quản lý nói chung và quản lý giáo dục nói 34 riêng cũng như định hướng nghề nghiệp trong tương lai Chúng em bước đầu tập vận dụng kiến thức về quản lý để tìm hiểu , phân tích và đánh giá các hoạt động của một vị trí công việc cụ thể, có ý thức trách nhiệm trong các hoạt động thực tiễn cũng như thực hiện tốt các nội dung và yêu cầu của đợt thực tập 4.2 Khuyến nghị Trong khoảng thời gian 3 tuần thực tập cơ sở còn có những hạn chế về mặt thời gian, kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm chuyên môn nên nhóm chúng em chưa thể năm bắt và tìm hiểu sâu về Phòng ĐT, cũng như hoạt động của Trưởng phòng để đưa ra những khuyến nghị xác thực với tình hình hoạt động Mong các thầy cô giáo tạo điều kiện giúp đỡ chúng em trong hoạt động giảng dạy trên lớp và đợt thực tập tốt nghiệp sắp tới đạt kết quả cao Sau đây, nhóm chúng em xin đưa ra một số khuyến nghị mong muốn được các thầy cô Học viện Quản lý giáo dục nhận xét để có những điều chỉnh cho khóa sau được diễn ra một cách thuận lợi: - Nhà trường nên có liên hệ, tuyên truyền đến cơ sở thực tập để các cơ sở hiểu rõ mục tiêu, chế độ, nội dung của công việc thực tập Vì nhiều khi các cơ sở giáo dục không nắm bắt được mục đích đợt thực tập, nên không có kế hoạch hướng dẫn cụ thể chi tiết, gây khó khăn cho chính cơ sở giáo dục và sinh viên thực tập - Cần xây dựng kế hoạch cụ thể, rõ ràng ngay từ đầu năm học và được công khai để sinh viên định hình được những công việc cần làm Tránh trường hợp bố trí lịch thi quá gần với lịch thực tập khiến cho sinh viên không kịp đi liên hệ với cơ sở thực tập - Nhà trường nên định hướng cụ thể hơn về hoạt động thực tập để sinh viên hiểu rõ hơn quá trình quan sát, tìm hiểu và chuẩn bị các tài liệu về điểm thực tập hoàn thành báo cáo - Để công việc quản lý được tốt Nhà trường nên đưa các môn văn hóa kết hợp với ĐT nghiệp vụ sư phạm vào chương trình ĐT chính đối với khoa quản lý 4.3 Bài học kinh nghiệm Như chúng ta đã biết, quản lý là một nghề nhưng đồng thời cũng là một nghệ thuật Sự thành công của nó phụ thuộc rất lớn vào năng lực của nhà quản lý Sau ba 35 tuần thực tập không phải là một thời gian dài, song trong thời gian này chúng em đã tích lũy được những bài học kinh nghiệm sau: - Một nhà quản lý cần phải có kiến thức vững về chuyên ngành của mình, cũng như về năng lực quản lý Khi thực hiện công việc của mình cần thực hiện đúng quy trình, đảm bảo đúng qui định theo các văn bản Nhà nước đã ban hành như: Mỗi một công việc cụ thể trước khi tiến hành triển khai đều phải xác định được mục tiêu để lên kế hoạch cụ thể, khoa học, lường trước được những yếu tố có thể xảy ra trong quá trình thực hiện Trong quá trình chỉ đạo người quản lý cần phải giao nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể, rõ ràng, đúng người, đúng việc Sau khi đi vào thực hiện người quản lý cần kiểm tra thường xuyên để đôn đốc nhân viên làm việc đúng kế hoạch và cần áp dụng các phương pháp quản lý để xử lý các trường hợp không thực hiện đúng, và khích lệ nêu gương các trường hợp làm tốt (cần kết hợp các biện pháp như hành chính, kinh tế, tâm lý xã hội) cho phù hợp - Như chúng ta đã biết sự vật hiện tương xung quanh chúng ta luôn biến đổi, đối tượng quản lý cũng vậy Do đó để đạt hiệu quả cao trong công tác quản lý, nhà quản lý phải không ngừng học hỏi, trao đổi kinh nghiệm để nâng cao năng lực của bản thân Không chỉ dừng ở đó nhà quản lý cần phải có tài nghệ, bản lĩnh, nhân cách, trí tuệ, bề dày kinh nghiệm và sức thu hút đối với cấp dưới Đôi khi không được cứng nhắc phải linh hoạt sáng tạo phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của địa phương, đơn vị nơi mình công tác - Thông tin chiếm một vị trí rất quan trọng trong công việc quản lý Do đó, là một nhà quản lý giáo dục thì việc thu thập và xử lý thông tin cực kỳ quan trọng Ngoài những kiến thức chuyên môn đọc trên sách vở, nhà quản lý cần thu thập thông tin qua đồng nghiệp, cấp trên cũng như trên các phương tiện truyền thông: Báo, đài, vô tuyến, internet… - Ngoài những kỹ năng cứng về chuyên môn, nhà quản lý cần phải có cả kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử, kỹ năng tập hợp quần chúng, kỹ năng thuyết trình … Để tạo mối quan hệ tốt với đồng nghiệp trong cơ quan, đơn vị, tổ chức và với các mối quan hệ bên ngoài, tạo lòng tin, sự thân thiện với nhân viên và quần chúng 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Nguyễn Thị Tuyết Hạnh – bài giảng khoa học quản lý,2009 2 Th.s Trần Ngọc Khuynh – Báo cáo tổng kết năm học 2012 – 2013 và phương hướng nhiệm vụ năm học 2013 – 2014 – Trường CĐCĐ Hà Tây 3 Nguyễn Thị Minh – Bài giảng quản lý nhà nước về giáo dục, 2009 4 Lê Thị Mai Phương – Bài giảng khoa học quản lý giáo dục 1, 2009 5 Đào Phú Quảng – cơ sở pháp lý của giáo dục và quản lý giáo dục, 2009 6 Trường CĐCĐ Hà Tây - Bộ quy trình ISO 9001:2008 7 Trường CĐCĐ Hà Tây - Kế hoạch hoạt động Phòng Đào tạo năm học 2012 – 2013 và phương hướng hoạt động năm học 2013 – 2014 8 Trường CĐCĐ Hà Tây - Kế hoạch hoạt động của Trưởng Phòng Đào tạo 9 Trường CĐCĐ Hà Tây- Qui định nhiệm vụ vụ các trợ lý và chuyên viên phòng ĐT, 2012 10 Luật Thi đua khen thưởng 2003 11 www.htcc.edu.vn 37 ... cán quản lý Nắm bắt tầm quan trọng thực tập sở, Học viện Quản lý giáo dục lập kế hoạch tiến hành tổ chức thực kế hoạch thực tập sở cho sinh viên khóa khoa Quản lý Đây hoạt động thưc tiễn giúp cho... nước giáo dục, 2009 Lê Thị Mai Phương – Bài giảng khoa học quản lý giáo dục 1, 2009 Đào Phú Quảng – sở pháp lý giáo dục quản lý giáo dục, 2009 Trường CĐCĐ Hà Tây - Bộ quy trình ISO 9001:2008 Trường... vị nơi cơng tác - Thơng tin chiếm vị trí quan trọng cơng việc quản lý Do đó, nhà quản lý giáo dục việc thu thập xử lý thơng tin quan trọng Ngồi kiến thức chuyên môn đọc sách vở, nhà quản lý cần

Ngày đăng: 29/03/2016, 07:48

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan