1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn marketing căn bản chiến lược định vị thương hiệu du lịch thành phố hà nội

24 965 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 74,36 KB

Nội dung

Xây dựng và quảng bá thươnghiệu nhằm xác lập hình tượng du lịch của một địa phương một cách rộng rãi đến vớikhách du lịch trên toàn cầu là một nhiệm vụ rất quan trọng trong công tác mark

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

HÀ NỘI,THÁNG 3 NĂM 2016

Trang 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

MỞ ĐẦU 2

NỘI DUNG 3

I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC THƯƠNG HIỆU DU LỊCH ĐỊA PHƯƠNG 3 1 N HẬN THỨC CHUNG 3

2 K HÁI NIỆM CHIẾN LƯỢC ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU DU LỊCH 3

3 N ỘI DUNG CỦA CHIẾN LƯỢC ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU DU LỊCH 4

4 S Ự CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU DU LỊCH H À N ỘI 6

5 K INH NGHIỆM XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU DU LỊCH CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG TRÊN THẾ GIỚI 7

II THỰC TRẠNG DU LỊCH THÀNH PHỐ HÀ NỘI 7

1 T ÌNH HÌNH DU LỊCH T HÀNH PHỐ H À N ỘI NĂM 2015 7

2 Đ IỂM M ẠNH : 9

3 Đ IỂM Y ẾU : 10

III.XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU DU LỊCH HÀ NỘI 11

1 P HÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU DU LỊCH H À N ỘI 11

2 D Ự BÁO TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG DU LỊCH TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC 11

3 T ẦM NHÌN VÀ MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC 12

4 N ỘI DUNG CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU DU LỊCH THÀNH PHỐ H À N ỘI 12

CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 15

1 C ÁC GIẢI PHÁP ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU DU LỊCH 15

2.M ỘT SỐ KIẾN NGHỊ 19

KẾT LUẬN 21

DANH SÁCH NHÓM 22

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC 22

Trang 4

MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài

Bản chất của việc định vị thương hiệu du lịch là việc chuyển tải có chủ định một bản sắcriêng thành một hình tượng trong tâm trí khách du lịch Xây dựng và quảng bá thươnghiệu nhằm xác lập hình tượng du lịch của một địa phương một cách rộng rãi đến vớikhách du lịch trên toàn cầu là một nhiệm vụ rất quan trọng trong công tác marketing điểmđến để khẳng định vị thế cạnh tranh của địa phương với tư cách là một điểm đến du lịchtrên trường quốc tế Bên cạnh đó, để đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển của du lịch HàNội trong thời gian tới thì việc xây dựng và quảng bá thương hiệu rộng rãi đến du kháchtrong và ngoài nước phải được tiến hành nhanh chóng Xuất phát từ những nguyên nhân

cơ bản trên, nhóm 8 đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Chiến lược định vị thương hiệu dulịch Thành phố Hà Nội”

2.Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về thương hiệu, chiến lược và xây dựng chiến lược định vịthương hiệu du lịch địa phương

- Đánh giá tổng quát về tiềm năng và lợi thế để xây dựng chiến lược định vị thương hiệu

3.Đối tượng nghiên cứu

Tiểu luận chủ yếu tập trung nghiên cứu việc xây dựng chiến lược định vị thương hiệu dulịch Hà Nội

4.Cấu trúc tiểu luận

Đề tài luận văn: “Xây dựng chiến lược định vị thương hiệu Du lịch Thành phố Hà Nội”.

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, mục lục, nội dung chính của luận văn được chia thành

4 phần:

Chương 1: Cơ sở lý luận về xây dựng chiến lược định vị thương hiệu du lịch địa phương Chương 2: Thực trạng du lịch Thành phố Hà Nội

Chương 3: Xây dựng chiến lược định vị thương hiệu du lịch Thành phố Hà Nội

Chương 4: Giải pháp và kiến nghị

Trang 5

NỘI DUNG

I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC THƯƠNG HIỆU

DU LỊCH ĐỊA PHƯƠNG

1 Nhận thức chung

1.1 Du lịch địa phương là một thương hiệu

Bản thân ngành du lịch của một địa phương là một thương hiệu, gọi là thương hiệu dulịch địa phương Đặc biệt với xu thế như hiện nay thì vai trò của du lịch đối với các địaphương không thể phủ nhận được Muốn phát triển du lịch cần phải xây dựng thươnghiệu, vì trong chiến lược phát triển địa phương thì thương hiệu du lịch được xem là đơn

vị cơ bản nhất của quá trình quản trị thương hiệu địa phương

1.2.Sự khác giữa việc xây dựng thương hiệu công ty (sản phẩm) và thương hiệu du lịch địa phương

- Đối tượng xây dựng thương hiệu

- Tính tập trung các nỗ lực để thực hiện chiến lược

- Thời gian cần thiết để chiến lược được thực hiện hiệu quả

- Các lý thuyết ứng dụng

2 Khái niệm chiến lược định vị thương hiệu du lịch

2.1 Khái niệm về chiến lược

Chiến lược là tập hợp các quyết định về các mục tiêu dài hạn và các biện pháp, các cáchthức, con đường đạt đến các mục tiêu đó.

Nội dung khái quát của chiến lược thông thường gồm:

- Xác định chính xác mục tiêu cần đạt

- Xác định con đường, hay phương thức để đạt mục tiêu

- Định hướng phân bổ nguồn lực để đạt được mục tiêu lựa chọn

2.2 Khái niệm về thương hiệu

Thương hiệu đã xuất hiện cách đây hàng thế kỷ với ý nghĩa để phân biệt hàng hoá của nhà sản xuất này với nhà sản xuất khác Dưới đây là một số khái niệm về thương hiệu của các nhà làm thương hiệu nổi tiếng

1 Thương hiệu là “tổng tài sản phi vật thể của sản phẩm: Tên, bao bì, giá cả, lịch sửphát triển, danh tiếng của sản phẩm, và cách nó được quảng cáo.” David Ogilvy –Tác giả cuốn On Advertising

Trang 6

2 Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ định nghĩa một thương hiệu là “Một tên, thiết kế, biểutượng, hoặc bất kỳ tính năng khác để phân biệt sản phẩm, dịch vụ của người bánnày với sản phẩm và dịch vụ của người bán khác Một thương hiệu có thể xác địnhmột sản phẩm, một chuỗi các sản phẩm, hoặc tất cả các mặt hàng của người bán”.

3 “Thương hiệu là lý do để người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm” Cheryl Burgess –Blue Focus Marketing

4 “Thương hiệu là thông điệp tiếp thị tốc ký tạo ra trái phiếu tình cảm với người tiêudùng.” Heidi Cohen – Riverside Marketing Strategies

5 “Một thương hiệu là một tên, thuật ngữ, dấu hiệu, biểu tượng, hoặc thiết kế hoặcmột sự kết hợp của tất cả nhứng thứ đó, nhằm xác định các hàng hóa và dịch vụcủa một người bán hoặc nhóm người bán và để phân biệt với những đối thủ cạnhtranh.” Phillip Kotler – Tác giả của Marketing Management

2.3 Khái niệm về thương hiệu du lịch

Khái niệm: “Thương hiệu du lịch là một quá trình xây dựng và nhận dạng tính khác biệt,độc đáo và đặc trưng của một điểm đến du lịch Tạo dựng thương hiệu là sự phối kết hợptất cả sản phẩm và dịch vụ của các ngành khác nhau như nông nghiệp, du lịch, thể thao,nghệ thuật, đầu tư công nghệ, giáo dục, liên quan tới điểm đến du lịch”

2.4.Khái niệm về chiến lược định vị thương hiệu du lịch

Một cách đơn giản, chiến lược định vị thương hiệu là mộtcông cụ để các địa phương cóthể xác định bản thân và thu hút sự chú ý một cách tích cực trong bối cảnh đầy ứ thôngtin trên phạm vi quốc tế Thật không may, quan niệm sai lầm phổ biến là xây dựngthương hiệu địa phương chỉ đơn giản là một chiến lược truyền thông, một khẩu hiệu, mộtvài hình ảnh hoặc một biểu tượng (logo) cho địa phương đó Xây dựng thương hiệu baogồm nhiều, rất nhiều điều hơn thế Đó là một quá trình mang tính chiến lược để phát triểnmột tầm nhìn dài hạn cho một địa phương, với mục tiêu gắn kết và hấp dẫn các đối tượngliên quan Nói cho cùng, nó chi phối và định hình nhận thức tích cực về một địa phương.Ngày nay, hơn 2,7 triệu thành phố nhỏ, 3000 thành phố lớn và 455 đại đô thị đang thamgia vào quá trình xây dựng thương hiệu địa phương cạnh tranh toàn cầu

3 Nội dung của chiến lược định vị thương hiệu du lịch

3.1 Đánh giá hiện trạng du lịch địa phương

Đánh giá hiện trạng du lịch địa phương được xem là công việc đầu tiên cần phải thựchiện của cơ quan chủ quản về du lịch địa phương (sau đây gọi là nhà quản lý du lịch).Mục đích là nhằm đánh giá thực trạng phát triển du lịch của địa phương, nhận thức điểmmạnh và điểm yếu, từ đó có chiến lược đúng đắn trong thời gian tiếp theo

Trang 7

3.2 Xác định tầm nhìn và mục tiêu của du lịch địa phương

Tầm nhìn và mục tiêu của du lịch địa phương phải đáp ứng được một số tiêu chí quantrọng như: Phải có tính linh hoạt; Phải có tính khách quan và phù hợp với thực tế của dulịch địa phương; Tính có trách nhiệm; Phải mang tính dài hạn và Phải được chấp nhận vàphê phán

3.3 Phân đoạn và xác định thị trường mục tiêu

Các địa phương không những phải quyết định có bao nhiêu du khách cần thu hút và làmcách nào để quân bình du lịch với các ngành khác, mà còn phải xác định loại du kháchcần thu hút Dĩ nhiên, sự lựa chọn sẽ bị hạn chế bởi khí hậu, địa hình tự nhiên và tàinguyên, lịch sử, văn hoá và cơ sở hạ tầng Như mọi ngành kinh doanh khác, các nhà quản

lý du lịch phải phân biệt giữa những khách hàng hiện hành và tiềm năng, biết rõ nhu cầu

và nguyện vọng của họ Xác định thị trường mục tiêu nào cần phục vụ, và quyết định cácsản phẩm dịch vụ và chương trình phục vụ những thị trường này

3.4 Xây dựng và định vị thương hiệu du lịch địa phương

Để thu hút du khách, các địa phương phải đáp ứng được những vấn đề cơ bản của du lịchnhư chi phí, sự tiện lợi và theo thời điểm Du khách, giống như người tiêu dùng, cân đochi phí và lợi ích từ những điểm đến cụ thể - sự đầu tư của họ về thời gian, công sức vànguồn lực so với lợi ích thu về hợp lý từ giáo dục, kinh nghiệm, vui thích, thư giãn vànhững ký ức về sau

3.5 Tổ chức quản lý tiếp thị thương hiệu du lịch địa phương

Nhiệm vụ của nhà quản lý du lịch địa phương là biến địa phương của mình thành điểmđến du lịch thân thiện với du khách Để điều này hữu hiệu, cần có mô hình tổ chức vàquản lý tiếp thị du lịch Các địa phương cần theo dõi chặt chẽ sự phổ biến tương đối củanhững điểm hấp dẫn của họ bằng cách xác định số lượng và loại hình du khách được thuhút đến từng địa điểm

Sự cạnh tranh giành lợi thế trong du lịch của địa phương còn mở rộng sang cả lĩnh vựcnhà hàng, cơ sở vật chất, thể thao, hoạt động văn hoá và vui chơi giải trí

3.6 Quản lý và kiểm soát việc thực hiện

Về nguyên tắc thì hoạt động quản lý và kiểm soát việc thực hiện chiến lược có ý nghĩa vôcũng quan trọng Nhà quản lý du lịch địa phương là những người tổ chức thực hiện chức năng quản trị chiến lược Tiến hành đo lường và theo dõi những chỉ tiêu về du lịch qua những thời gian khác nhau Dữ liệu thu thập được sẽ được phân tích và đánh giá tỷ mỉ, trên cơ sở đó so sánh với những gì đã đặt ra trong mục tiêu Bên cạnh đó, phải phản ảnh khá chính xác về nội hàm của tầm nhìn

Trang 8

4 Sự cần thiết phải xây dựng chiến lược định vị thương hiệu du lịch Hà Nội

Một thương hiệu – rõ ràng, hấp dẫn và độc đáo – là nền tảng để biến một địa phương trởthành nơi thu hút đầu tư, điểm đến du lịch và một nơi sống lý tưởng

Hiện nay, tại nhiều nước trên thế giới, thương hiệu địa phương (city branding, placebranding, destination branding) đang phổ biến và mang lại những lợi thế cạnh tranh vượttrội và bền vững hơn so với địa phương, quốc gia thụ động khác Với tư duy mới, chínhquyền phục vụ người dân, doanh nghiệp và xem bản thân địa phương mình cũng là mộtThương hiệu Thương hiệu địa phương không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho chínhquyền, mà còn tạo ra những hiệu ứng tốt về hiệu quả đầu tư và thị trường từ bên ngoài,kích thích những nội lực bên trong Nói ngắn gọn là sẽ góp phần làm thăng hoa các giá trịbản sắc và mang lại những lợi ích bền vững trong phát triển của địa phương

Trong một thế giới cạnh tranh quyết liệt nhằm thu hút các nguồn lực kinh tế, vốn đầu tư,con người, tài nguyên,… cho các địa phương, các thành phố, phần thắng nghiêng vềnhững địa phương xây dựng được một hình ảnh hấp dẫn, một định vị rõ ràng và một niềmtin tưởng tuyệt đối Điều này có được không chỉ bằng các chính sách hành chính, cácchính sách công, mà còn cần một chiến lược xây dựng thương hiệu địa phương bền vững.Phát triển một chiến lược thương hiệu cho một thành phố tức là thúc đẩy các thuộc tínhnăng của địa phương đó, nhằm đưa ra những cam kết phù hợp và hấp dẫn cho các đốitượng mục tiêu Nó không phải là một chiến dịch quảng cáo hay một khẩu hiệu Thay vào

đó, chiến lược xây dựng thương hiệu là một tầm nhìn được chia sẻ sâu sắc và cảm xúchơn ảnh hưởng đến mọi hành động, từ hoạt động xúc tiến đầu tư, xúc tiến du lịch đến cácchính sách quản lý đô thị và hấp dẫn nhập cư

Mục tiêu chung của du lịch Hà Nội là phấn đấu đến năm 2020, du lịch Thủ đô thực sự trởthành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuậtđồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, có sức cạnhtranh; mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, thân thiện với môi trường, đưa Hà Nội trởthành điểm đến hấp dẫn, có đẳng cấp và xứng đáng là trung tâm du lịch lớn của cả nước

và khu vực (trích Nghị quyết về việc Thông qua quy hoạch phát triển du lịch thành phố

Hà Nội đến năm 2020,định hướng đến năm 2030 thông qua tại Đại hội khóa XIV, kì họpthứ 5 Hội đồng nhân dân TP Hà Nội) Như vậy, muốn du lịch Hà Nội được phát triển thìkhông thể bỏ qua được việc xây dựng một thương hiệu thật vững chắc trong lòng khách

du lịch Rõ ràng một thương hiệu mạnh có thể:

* Thay đổi nhận thức về hình ảnh yếu kém của địa phương đối với các thành phần đốitượng bên ngoài và nội bộ;

* Tạo ra một tầm nhìn chung cho tương lai của cộng đồng và tiềm năng của nó;

* Xây dựng một hình ảnh nhất quán về địa phương;

Trang 9

* Tăng cường, nâng cao nhận thức về định vị của địa phương trong khu vực, cấp quốc gia

5 Kinh nghiệm xây dựng chiến lược định vị thương hiệu du lịch của một số địa phương trên thế giới

5.1 Singapore

Du lịch Singapore là một trong những ngành quan trọng của kinh tế Singapore Du lịchSingapore phát triển nhờ vào yếu tố đa dạng văn hóa do Singapore là nơi sinh sống củacác cộng đồng dân cư người Hoa, người Mã Lai, người Ấn Độ và người Ả Rập Ngành

du lịch quốc gia này cũng phát triển dựa vào môi trường xanh và sạch

Năm yếu tố tạo thành công cho du lịch Singapore bắt nguồn từ năm chữ A trong tiếngAnh là: điểm thắng cảnh (Attractions), phương tiện giao thông (Accessibility), cơ sở tiệnnghi (Amenities), các dịch vụ hỗ trợ (Ancillary services) và sự điều chỉnh phù hợp vềchính sách (Adjustment) (Theo tuoitre.com.vn)

5.2 Thái Lan

Du lịch nội địa cũng tăng trưởng nhanh chóng trong thập kỷ qua Doanh số từ du lịch nộiđịa đã tăng từ 187.898 triệu baht năm 1998 lên 380.417 triệu baht (khoảng 7,8 tỷ Euro)năm 2007

Trong nhiều năm qua, Chính phủ Thái Lan đã thực hiện hàng loạt các chiến dịch xâydựng quảng bá thương hiệu quốc gia như: Bangkok Fashion City, Health Hub of Asia

và một trong những chiến dịch này tập trung riêng để quảng bá nền ẩm thực Thái Lanmang tên Thailand - Kitchen to the World (Thái Lan - bếp ăn của thế giới) được thựchiện từ năm 2005 - 2010 Mục tiêu chính của Chiến dịch này nhằm khuếch trương ẩmthực Thái, được thực hiện trên qui mô toàn cầu và cả trong nước

II THỰC TRẠNG DU LỊCH THÀNH PHỐ HÀ NỘI

1 Tình hình du lịch Thành phố Hà Nội năm 2015

Trong 6 tháng đầu năm, tổng lượt khách du lịch đến Hà Nội đạt 9.981.191 lượt khách(tăng 3,38% so với cùng kỳ năm 2014, trong đó, khách quốc tế đến Hà Nội đạt 1.531.191lượt khách (tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái); khách nội địa ước đạt 8.450.000 lượt

Trang 10

khách (tăng 3%) Ngành du lịch Thủ đô có doanh thu đạt trên 25 tỷ đồng, tăng 2,8% sovới cùng kỳ năm 2014 Qua số liệu cho thấy, khách quốc tế đến Hà Nội tăng hơn so vớikhách nội địa và đây là tín hiệu đáng mừng đối với du lịch Hà Nội trong những tháng đầunăm.

Theo số liệu của Cục Thống kê TP Hà Nội, trong tháng 12/2015, khách quốc tế đến lưutrú tại Hà Nội đạt 211,4 nghìn lượt khách, tăng 4,4% so tháng trước và giảm 4,8% socùng kỳ Trong khi đó, khách nội địa đến Hà Nội là 745,3 nghìn lượt khách, tăng 0,9% vàtăng 13,8%; doanh thu khách sạn lữ hành tăng 1,4% so tháng trước và tăng 17,3% socùng kỳ

Dự kiến cả năm 2015, khách Quốc tế đến Hà Nội đạt 2.236 nghìn lượt khách, tăng 9,6%

so cùng kỳ; trong đó, khách đến với mục đích du lịch, nghỉ dưỡng 1.753 nghìn lượt, tăng8,4% so cùng kỳ, khách đến vì công việc 430 nghìn lượt, tăng 11,8%

Trong năm 2015, Khách quốc tế lưu trú tại Hà Nội chia theo phương tiện đến như sau:bằng đường hàng không là 1931 nghìn lượt người, tăng 16,4% so với cùng kỳ; đến bằngđường biển, đường bộ 305 nghìn lượt người, giảm 20%

Năm 2015, khách quốc tế ở tại Hà Nội đến từ một số thị trường so cùng kỳ tăng khá là:khách Trung Quốc tăng 39%, Hàn Quốc tăng 36,9%; Thái Lan tăng 27,1% Khách nộiđịa: Ước tính năm 2015, khách đến Hà Nội đạt 8.425 nghìn lượt người tăng 7% so cùngkỳ

Về tình hình vận tải, theo Cục Thống kê TP Hà Nội, khối lượng hàng hoá vận chuyểntháng 12/2015, tăng 2,3% so tháng trước và tăng 9,2% so cùng kỳ, khối lượng hàng hoáluân chuyển tăng 2,6% và tăng 12,5%, doanh thu tăng 2,6% và 11,7%; Số lượng hànhkhách vận chuyển tăng 1,6% và 5,4%, số lượng hành khách luân chuyển tăng 2% và tăng8,9%, doanh thu tăng 2,7% và 10,4%

Ước cả năm 2015, khối lượng hàng hoá vận chuyển tăng 7,7% so cùng kỳ, khối lượnghàng hoá luân chuyển tăng 8,9%, doanh thu tăng 10,8%; Số lượng hành khách vậnchuyển tăng 6,9%, số lượng hành khách luân chuyển tăng 9,2%, doanh thu tăng 9%.( theo báo doanhnghiepvn.vn)

Hà Nội luôn coi trọng các hoạt động du lịch quốc tế, trong đó có việc đưa hình ảnh quốc

tế đến với Hà Nội và mang Hà Nội ra quốc tế Nhờ những nỗ lực xúc tiến, quảng bá hìnhảnh du lịch Thủ đô đến bạn bè quốc tế, Hà Nội liên tục được bình chọn là điểm đến dulịch hấp dẫn Gần đây nhất, trang web du lịch TripAdvisor bình chọn Hà Nội là điểm đếnhấp dẫn thứ 4 trong 10 điểm đến hàng đầu thế giới năm 2015; khách sạn Sofitel LegendMetropole Hà Nội xếp ở vị trí 61 trong Top 100 khách sạn tốt nhất thế giới; trang webchuyên cung cấp các thông tin về du lịch Momondo xếp hạng Hà Nội là một trong 7thành phố hấp dẫn nhất thế giới đối với những người yêu ẩm thực… Điển hình, VănMiếu - Quốc Tử Giám, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam và Bảo tàng Dân tộc học Việt Namđược đánh giá là 3 trong 5 địa danh đạt danh hiệu “Điểm tham quan du lịch hàng đầuViệt Nam năm 2014” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố…

Trang 11

Có được kết quả trên do ngành du lịch Hà Nội đã đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền vàxúc tiến du lịch qua Hội chợ Xuân, Hội chợ du lịch quốc tế Việt Nam 2015, Liên hoanvăn hóa, du lịch làng nghề truyền thống Hà Nội năm 2015; tổ chức chương trình xúc tiến

du lịch Tokyo; tham gia Hội chợ du lịch Asean tại Myanmar Đặc biệt, ngành đã phốihợp với Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức thành công Hội chợ du lịch Quốc tế ViệtNam 2015 với chủ đề “Việt Nam – Đất nước của các di sản” Và còn rất nhiều nhữnghoạt động khác nhằm quảng bá, giới thiệu về văn hóa, lịch sử, đất nước và con người HàNội nói riêng và Việt Nam nói chung … Các hoạt động đã thu hút sự tham gia của gần

250 doanh nghiệp lữ hành, 136 cơ sở lưu trú, 190 doanh nghiệp du lịch cùng các cơ quanquản lý, hiệp hội du lịch, trung tâm xúc tiến du lịch trong cả nước

Bên cạnh đó, bộ phận hỗ trợ khách của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội đã hỗtrợ, cung cấp thông tin cho khoảng 2.800 lượt khách đến từ các nước: Anh, Mỹ, NhậtBản, Hàn Quốc, Trung Quốc…, cung cấp cho du khách các thông tin cần thiết về du lịch

Hà Nội thông qua các ấn phẩm như tờ gấp, tờ rơi, bản đồ, sách hướng dẫn Đồng thời,phối hợp với cơ quan chức năng giải quyết các vụ việc trình báo của khách như mất trộm

đồ, khiếu nại chất lượng dịch vụ du lịch và thái độ phục vụ của doanh nghiệp du lịch.Ngoài ra, ngành du lịch Hà Nội cũng đã thẩm định, xếp hạng mới và xếp hạng lại 76khách sạn từ 1 đến 5 sao; 2 khu căn hộ du lịch cao cấp; 5 nhà hàng đạt chuẩn phục vụ dukhách nói chung và khách quốc tế nói riêng

Song song với đó, ngành du lịch Hà Nội cũng nhìn nhận thẳng thắn những hạn chế, trong

đó có việc hiệu quả thực tế dặt ra từ các hoạt động xúc tiến, tuyên truyền quảng bá; chấtlượng dịch vụ ở nhiều điểm đến và công tác hướng dẫn du lịch còn hạn chế; vẫn cònnhững bất cập về vệ sinh môi trường; vẫn còn tình trạng chèo kéo, ép giá, xích lô hay taxi

dù có thể ảnh hưởng tới ấn tượng của du khách… Để khắc phục tồn tại này, trong thờigian tới, ngành du lịch Thủ đô sẽ tiếp tục triển khai chặt chẽ các nhiệm vụ đặt ra; đồngthời xây dựng các kế hoạch, giải pháp phát triển ngành du lịch Thủ đô trong thời gian tiếptheo

Trang 12

- Về ẩm thực, Người Hà Nội có truyền thống ẩm thực lâu đời, tổng hợp những tinhtúy từ quê hương những người lên Hà Nội lập nghiệp mà mang theo cái hồn quê trongmón ăn, đồ uống Sống qua nhiều thế hệ ở Hà Nội, họ góp phần hình thành một nền ẩmthực Hà Nội phong phú Một số món ăn đặc trưng của người Hà Nội: Bánh cốm, Bánhcuốn Thanh Trì, Bánh tôm Hồ Tây, Bia hơi Hà Nội, Bún chả, Bún ốc, Bún thang, Chả cá

Lã Vọng, Cốm làng Vòng, Phở Hà Nội

- Về du lịch, nghỉ dưỡng, Hà Nội có những lợi thế phát triển du lịch của hệ thốngnúi Ba Vì và nhiều hồ nước nhân tạo có diện tích mặt nước lớn như hồ Suối Hai, hồĐồng Mô, hồ Quan Sơn… trong những năm qua nhiều khu, điểm du lịch sinh thái, nghỉdưỡng cuối tuần được hình thành và phát triển như: Khu du lịch Thác Đa; Đầm Long -Bằng Tạ; suối khoáng Tản Đà; Asean; Ao Vua; Khoang Xanh - Suối Tiên; Thiên Sơn -Suối Ngàn góp phần đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng cuối tuần, vui chơi giải trí, hoạt độngthể thao cho khách du lịch

- Hà Nội cũng có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tốt với đường bay thẳng tới hơn

40 quốc gia trên thế giới và đường bay nội địa đến nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước

3 Điểm Yếu:

- Dù du lịch Hà Nội mang nhiều giá trị văn hóa, lịch sử nhưng vẫn chưa khai tháchết tiềm năng, chưa tạo ra nhiều sản phẩm đặc trưng để thu hút khách Ngành du lịch HàNội mới tập trung dựa vào các yếu tố tự nhiên, khai thác những cái sẵn có mà chưa đầu tưtrở lại được nhiều Nói đến du lịch Hà Nội là nói đến Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hoàngthành Thăng Long, chùa Một Cột, phố cổ Hà Nội, hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn, lànggốm Bát Tràng, lụa Vạn Phúc… Đó là những thứ đã hình thành hàng trăm, hàng nghìnnăm qua, nay được giữ gìn và khai thác Việc đầu tư các sản phẩm này chỉ là nâng cấp, tu

bổ, tôn tạo hạ tầng di tích, hạ tầng cơ sở với nguồn vốn còn khiêm tốn Ngoài ra, các hoạtđộng tu bổ, tôn tạo di tích cũng còn nhiều tồn tại khiếm khuyết như việc lắp cổng chùavào cổng đền (Hà Nội), , “Thành Sơn Tây lại thất thủ”(theo baomoi.com), “Di tích đangdần bị biến dạng” (theo thanhnien.com), “Hiện đại hóa” chùa cổ (báo thanhnien.com).Đặc biệt, tại hầu khắp các di sản văn hóa, thiên nhiên và tài nguyên du lịch và ngay trongcác khu di tích đã được khoanh vùng bảo vệ, các khu du lịch đã có ranh giới đã, đang vàvẫn diễn ra tình trạng lộn xộn, chồng chéo, tranh giành các quyền lợi đặc biệt là các lợiích vật chất nhưng lại né tránh, đùn đẩy trách nhiệm quản lý giữa các ngành các cấp

- Quy mô các DN du lịch đa số còn nhỏ, sức cạnh tranh chưa cao; thiếu các khu dulịch vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng cuối tuần quy mô lớn, đủ sức hấp dẫn để kéo dài thờigian lưu trú và tăng mức chi tiêu của khách du lịch; chất lượng dịch vụ cũng như hướngdẫn du lịch, hoạt động xúc tiến, quảng bá chưa đáp ứng yêu cầu.Ngoài thời gian thamquan, khám phá Hà Nội trong ngày, nhu cầu vui chơi giải trí về đêm rất cần đối với dukhách Điểm lại, chỉ có chương trình múa rối nước của Nhà hát múa rối Thăng Long, chợđêm Hàng Đào – Đồng Xuân và gần đây có một số điểm trình diễn nghệ thuật nhỏ lẻphục vụ du khách về đêm Còn lại, Hà Nội chưa có thêm bất cứ sản phẩm du lịch về đêmphục vụ du khách

Ngày đăng: 29/03/2016, 02:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w