Chương 1: Kế toán vốn bằng tiền Vốn bằng tiền là một bộ phận quan trọng của tài sản ngắn hạn bao gồm: tiền mặt tại quỹ; tiền gửi ở ngân hàng và tiền đang chuyển. Nguyên tắc kế toán tiền: Kế toán phải mở sổ kế toán ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, xuất, nhập tiền, ngoại tệ và tính ra số tồn tại quỹ và từng tài khoản ở Ngân hàng tại mọi thời điểm để tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu. Các khoản tiền do doanh nghiệp khác và cá nhân ký cược, ký quỹ tại doanh nghiệp được quản lý và hạch toán như tiền của doanh nghiệp. Khi thu, chi phải có phiếu thu, phiếu chi và có đủ chữ ký theo quy định của chế độ chứng từ kế toán. Kế toán phải theo dõi chi tiết tiền theo nguyên tệ. Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo nguyên tắc: + Bên Nợ các tài khoản tiền áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế; + Bên Có các tài khoản tiền áp dụng tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền. Tại thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp phải đánh giá lại số dư ngoại tệ và vàng tiền tệ theo tỷ giá giao dịch thực tế.
Trang 1Chương 1: Kế toán vốn bằng tiền
Vốn bằng tiền là một bộ phận quan trọng của tài sản ngắn hạn bao gồm: tiền mặt tại quỹ; tiền gửi ở ngân hàng và tiền đang chuyển
Nguyên tắc kế toán tiền:
- Kế toán phải mở sổ kế toán ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, xuất, nhập tiền, ngoại tệ và tính ra số tồn tại quỹ và từng tài khoản ở Ngân hàng tại mọi thời điểm để tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu
- Các khoản tiền do doanh nghiệp khác và cá nhân ký cược, ký quỹ tại doanh nghiệp được quản
lý và hạch toán như tiền của doanh nghiệp
- Khi thu, chi phải có phiếu thu, phiếu chi và có đủ chữ ký theo quy định của chế độ chứng từ kế toán
- Kế toán phải theo dõi chi tiết tiền theo nguyên tệ Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo nguyên tắc:
+ Bên Nợ các tài khoản tiền áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế;
+ Bên Có các tài khoản tiền áp dụng tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền
- Tại thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp phải đánh giá lại
số dư ngoại tệ và vàng tiền tệ theo tỷ giá giao dịch thực tế
1.1.1 Kế toán tiền tại quỹ
1.1.1.1 Khái niệm
Tiền tại quỹ của doanh nghiệp bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ và vàng tiền tệ
Khi nhập, xuất quỹ tiền mặt phải có phiếu thu, phiếu chi và có đủ chữ ký của người nhận, người giao, người có thẩm quyền cho phép nhập, xuất quỹ theo quy định của chế độ chứng từ kế toán Một
số trường hợp đặc biệt phải có lệnh nhập quỹ, xuất quỹ đính kèm
Kế toán quỹ tiền mặt mở sổ kế toán quỹ tiền mặt, ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, xuất, nhập quỹ tiền mặt, ngoại tệ và tính ra số tồn quỹ tại mọi thời điểm Thủ quỹ chịu trách nhiệm quản lý và nhập, xuất quỹ tiền mặt Hàng ngày thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế, đối chiếu số liệu sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt Nếu có chênh lệch,
kế toán và thủ quỹ phải kiểm tra lại để xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý
- Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng tiền tệ nhập quỹ;
- Số tiền mặt, ngoại tệ, vàng tiền tệ thừa ở quỹ phát hiện khi kiểm kê;
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ tại thời điểm báo cáo (trường hợp
tỷ giá ngoại tệ tăng so với Đồng Việt Nam);
- Chênh lệch đánh giá lại vàng tiền tệ tăng tại thời điểm báo cáo
Bên Có:
- Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng tiền tệ xuất quỹ;
- Số tiền mặt, ngoại tệ, vàng tiền tệ thiếu hụt quỹ phát hiện khi kiểm kê;
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ báo cáo (trường hợp tỷ giá ngoại
tệ giảm so với Đồng Việt Nam);
- Chênh lệch đánh giá lại vàng tiền tệ giảm tại thời điểm báo cáo
Trang 2Số dư bên Nợ: Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng tiền tệ còn tồn quỹ tại thời điểm báo cáo.
TK 111 có 3 TK cấp 2: TK 1111: Tiền Việt Nam
TK 1112: Ngoại tệ
TK 1113: Vàng tiền tệ
1.1.1.4 Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
Kế toán tiền mặt tại quỹ là đồng Việt Nam
(1) Thu tiền mặt nhập quỹ khi bán hàng hóa, thành phẩm hay cung cấp dịch vụ cho khách hàng: + Giá vốn:
Nợ TK 632
Có TK 154, 155, 156 + Doanh thu:
Nợ TK 111 (1111) - Tiền Việt Nam
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331- (Nếu nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ)(2) Nhập quỹ tiền mặt từ các khoản thu nhập hoạt động khác của doanh nghiệp:
Nợ TK 111 (1111) - Tiền Việt Nam
Nợ TK 111 (1111) - Tiền Việt Nam
Có TK 112 (1121) - Tiền gửi ngân hàng (5) Nhận tiền ký quỹ, ký cược nhập quỹ:
Nợ TK 111 (1111) - Tiền Việt Nam
Có TK 344 - Nhận ký quỹ, ký cược(6) Thu hồi tiền ký quỹ, ký cược về nhập quỹ:
Nợ TK 111 (1111) - Tiền Việt Nam
Có TK 244 - Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược
(7) Chi tiền mặt để mua sắm vật tư, hàng hóa, các khoản chi khác…:
Nợ TK 152, 153, 156, 641, 642…- Giá mua chưa thuế
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 111 (1111) - Tiền Việt Nam (8) Chi bằng tiền mặt để thanh toán các khoản nợ phải trả:
Trang 3(10) Khi kiểm kê quỹ tiền mặt và có sự chênh lệch so với sổ kế toán tiền mặt nhưng chưa xác định được nguyên nhân chờ xử lý:
- Nếu chênh lệch thừa - căn cứ bảng kiểm kê quỹ, kế toán ghi:
Nợ TK 111 (1111) - Tiền Việt Nam
Có TK 3381 - Tài sản thừa chờ giải quyết
- Nếu chênh lệch thiếu - căn cứ bảng kiểm kê quỹ, kế toán ghi:
Nợ TK 1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý
Có TK 111 - (1111) Tiền Việt Nam
Ví dụ: Định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại DN nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
1 Thu 12.000.000 đ tiền bán hàng khách hàng nợ nhập quỹ tiền mặt
2 Nhân viên nộp lại quỹ 1.300.000 đ số tiền tạm ứng thừa
3 Thu bằng tiền mặt 36.000.000 đ tiền lãi được chia của hoạt động liên doanh
4 Thu bằng tiền mặt 14.000.000 đ của đối tác về khoản phạt vi phạm hợp đồng
5 Xuất quỹ nộp vào ngân hàng 30.000.000 đ, đã nhận được giấy báo Có
6 Rút 100.000.000 đ tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt, đã nhận giấy báo Nợ
7 Chi tiền mặt trả tiền quảng cáo sản phẩm trên báo chưa VAT 10%: 2.000.000 đ
8 Kiểm kê quỹ phát hiện thiếu 2.400.000 đ, chưa xác định được nguyên nhân Sau đó, xác định được nguyên nhân bắt thủ quỹ bồi thường toàn bộ Cuối tháng, đã thu tiền mặt số tiền này
9 Kiểm kê quỹ phát hiện thừa 500.000 đ, chưa xác định được nguyên nhân Sau đó, quyết định
xử lý tiền thừa bằng cách ghi tăng thu nhập khác
Kế toán tiền mặt tại quỹ là ngoại tệ
Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi ra Đồng VN theo nguyên tắc:
- Bên Nợ TK 1112 áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế Riêng trường hợp rút ngoại tệ từ ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt thì áp dụng tỷ giá ghi sổ kế toán của TK 1122;
- Bên Có TK 1112 áp dụng tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền di động
(1) Khi mua hàng hóa, dịch vụ thanh toán ngay bằng tiền mặt là ngoại tệ:
- Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái:
Nợ các TK 151, 152, 153… (theo tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế tại ngày giao dịch)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)
Có TK 111 (1112) (theo tỷ giá ghi sổ kế toán)
- Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái:
Nợ các TK 151, 152, 153… (theo tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế tại ngày giao dịch)
Có TK 111 (1112) (theo tỷ giá ghi sổ kế toán)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái)(2) Khi thanh toán các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ:
- Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái:
Nợ các TK 331, 335, 336, 338, 341,… (tỷ giá ghi sổ kế toán)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)
Có TK 111 (1112) (tỷ giá ghi sổ kế toán)
- Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái:
Nợ các TK 331, 336, 341,… (tỷ giá ghi sổ kế toán)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái)
Có TK 111 (1112) (tỷ giá ghi sổ kế toán)
Trang 4- Trường hợp trả trước tiền bằng ngoại tệ cho người bán, bên Nợ tài khoản phải trả áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm trả trước:
Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (tỷ giá thực tế thời điểm trả trước)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)
Có TK 111 (1112) (tỷ giá ghi sổ kế toán)
Hoặc: Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái)
(3) Khi phát sinh doanh thu, thu nhập khác thu ngay bằng ngoại tệ là tiền mặt:
Nợ TK 111 (1112) (tỷ giá giao dịch thực tế)
Có các TK 511, 515, 711, (tỷ giá giao dịch thực tế)(4) Khi thu được tiền nợ phải thu bằng ngoại tệ:
- Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái:
Nợ TK 111 (1112) (tỷ giá hối đoái giao dich thực tế tại ngày giao dịch)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)
Có các TK 131, 136, 138, (tỷ giá ghi sổ kế toán)
- Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái:
Nợ TK 111 (1112) (tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế tại ngày giao dịch)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái)
Có các TK 131, 136, 138,… (tỷ giá ghi sổ kế toán)
- Trường hợp nhận trước tiền của người mua, bên Có tài khoản phải thu áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận trước:
Nợ TK 111 (1112) (tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận trước)
Có TK 131 (tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận trước)(5) Kế toán sử dụng tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế (là tỷ giá mua của ngân hàng) để đánh giá lại các khoản ngoại tệ là tiền mặt tại thời điểm lập Báo cáo tài chính:
- Nếu tỷ giá ngoại tệ tăng so với Đồng Việt Nam, kế toán ghi nhận lãi tỷ giá:
Nợ TK 111 (1112)
Có TK 413 (4131) - Chênh lệch tỷ giá hối đoái
- Nếu tỷ giá ngoại tệ giảm so với Đồng Việt Nam, kế toán ghi nhận lỗ tỷ giá:
Nợ TK 413 (4131) - Chênh lệch tỷ giá hối đoái
Ví dụ: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:
1 Bán 2.000 USD ngoại tệ tiền mặt, thu tiền đồng nhập quỹ, tỷ giá thực tế 21.250 Đ/USD, tỷ giá ghi
sổ ngoại tệ 21 200 Đ/USD
2 Bán 1.000 USD ngoại tệ tiền mặt, thu tiền đồng nhập quỹ, tỷ giá thực tế 21.150 Đ/USD, tỷ giá ghi
sổ của ngoại tệ 21.250 Đ/USD
3 Xuất kho bán hàng hóa cho khách hàng có giá bán 5.800 USD, tỷ giá thực tế 21.220 Đ/USD, chưa thu tiền Giá vốn 100.000.000 đ
4 Thu bằng chuyển khoản tiền ở NV3, tỳ giá thực tế 21.280 Đ/USD, đã nhận GBC
Trang 55 Mua hàng hóa nhập kho trị giá mua 1.000 USD, chưa thanh toán Tỷ giá thực tế 21.300 Đ/USD.
6 Chuyển khoản thanh toán hết nợ người bán ở NV 5, tỷ giá ghi sổ của ngoại tệ 21.280 Đ/USD, đã nhận GBN
7 Cuối niên độ, đánh giá lại số dư cuối kỳ của các TK 1112 (1.000 USD, tỷ giá: 21.200 Đ/USD) và
1122 (2.000 USD, tỷ giá 21.320 Đ/USD) Tỷ giá thực tế tại thời điểm cuối năm là 21.310 Đ/USD
Kế toán vàng tiền tệ
TK 1113- Vàng tiền tệ, được phản ánh trong tài khoản này là vàng được sử dụng với các chức năng cất trữ giá trị, không bao gồm các loại vàng được phân loại là hàng tồn kho sử dụng với mục đích là nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm hoặc hàng hoá để bán Việc quản lý và sử dụng vàng tiền tệ phải thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành
Số dư vàng tiền tệ được đánh giá lại theo giá mua trên thị trường trong nước tại thời điểm lập Báo cáo tài chính Giá mua trên thị trường trong nước là giá mua được công bố bởi Ngân hàng Nhà nước Trường hợp Ngân hàng Nhà nước không công bố giá mua vàng thì tính theo giá mua công bố bởi các đơn vị được phép kinh doanh vàng theo luật định
Kế toán đánh giá lại vàng tiền tệ:
(1) Trường hợp giá đánh giá lại vàng tiền tệ phát sinh lãi:
Nợ TK 1113 - Vàng tiền tệ (theo giá mua trong nước)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính(2) Trường hợp giá đánh giá lại vàng tiền tệ phát sinh lỗ:
Thành ti n ề (VN ) Đ
K toán tr ế ưở ng Ng ườ ộ i n p/ Nh n Cán b ki m tra/ Ki m nghi m ậ ộ ể ể ệ
(Ký, h tên) (Ký, h tên) (Ký, h tên) ọ ọ ọ
Trang 61.1.2 Kế toán tiền gửi ngân hàng
1.1.2.1 Khái niệm
DN gửi tiền vào tài khoản ở các ngân hàng, các công ty tài chính để thực hiện việc thanh toán không dùng tiền mặt Lãi từ khoản tiền gửi ngân hàng được hạch toán vào thu nhập hoạt động tài chính của DN
1.1.2.2 Chứng từ kế toán
Giấy báo Có, báo Nợ hoặc bản sao kê của Ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc (uỷ nhiệm chi,
uỷ nhiệm thu, séc chuyển khoản, séc bảo chi,…)
- Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng tiền tệ gửi vào Ngân hàng;
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ tại thời điểm báo cáo (trường hợp
tỷ giá ngoại tệ tăng so với Đồng Việt Nam);
- Chênh lệch đánh giá lại vàng tiền tệ tăng tại thời điểm báo cáo
Bên Có:
- Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng tiền tệ rút ra từ Ngân hàng;
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm so với Đồng Việt Nam);
- Chênh lệch đánh giá lại vàng tiền tệ giảm tại thời điểm báo cáo
Số dư bên Nợ:
Số tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng tiền tệ hiện còn gửi tại Ngân hàng tại thời điểm báo cáo
TK 112 có 3 tài khoản cấp 2:
TK 1121 - Tiền Việt Nam: Phản ánh các khoản tiền Việt Nam đang gửi tại Ngân hàng
TK 1122 - Ngoại tệ: Phản ánh các khoản ngoại tệ đang gửi tại Ngân hàng đã quy đổi ra đồng Việt Nam
TK 1123 - Vàng tiền tệ: Phản ánh giá trị vàng tiền tệ gửi tại Ngân hàng
1.1.2.4 Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
(1) Xuất quỹ tiền mặt gửi vào Ngân hàng, căn cứ giấy báo Có của Ngân hàng:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng
Có TK 111- Tiền mặt(2) Nhận được giấy báo Có của Ngân hàng về số tiền đang chuyển đã vào tài khoản của đơn vị:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng
Có TK 113 - Tiền đang chuyển(3) Nhận được giấy báo Có của Ngân hàng về khoản tiền do khách hàng trả nợ bằng chuyển khoản:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng
Có TK 131- Phải thu của khách hàng(4) Nhận lại tiền đã ký quỹ, ký cược bằng chuyển khoản:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng
Có TK 244 - Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược
Trang 7(5) Nhận góp vốn liên doanh các đơn vị thành viên chuyển đến bằng tiền gửi Ngân hàng:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng
Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh(6) Doanh thu bán hàng hóa, cung cấp lao vụ, dịch vụ cho khách hàng hay thu nhập từ các hoạt động khác của doanh nghiệp thu bằng chuyển khoản:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính
Có TK 711 - Thu nhập khác
Có TK 3331 - Thuế GTGT (nếu có)(7) Căn cứ phiếu tính lãi của Ngân hàng và giấy báo Ngân hàng phản ánh lãi tiền gửi định kỳ:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính(8) Rút tiền gửi Ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt:
Nợ TK 111 - Tiền mặt
Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng(9) Trả tiền mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ hoặc chi phí phát sinh đã được chi bằng chuyển khoản:
Nợ TK 151, 152, 153, 156, 211, 213, 241, 621, 627, 641, 642, 133…
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng (10) Chuyển tiền gửi Ngân hàng để thanh toán các khoản phải trả, phải nộp:
Nợ TK 331 - Phải trả người bán
Nợ TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Ngân sách nhà nước
Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác
Nợ TK 341- Vay và nợ thuê tài chính
Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng (11) Khi có sự chênh lệch giữa số liệu trên sổ kế toán với số liệu trên giấy báo hoặc sổ phụ Ngân hàng đến cuối tháng vẫn chưa tìm được nguyên nhân thì kế toán sẽ ghi theo số liệu của Ngân hàng, khoản chênh lệch thiếu thừa chờ giải quyết:
- Nếu số liệu trên sổ kế toán lớn hơn số liệu trên sổ phụ Ngân hàng:
Nợ TK 1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý
Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng
- Nếu số liệu trên sổ kế toán nhỏ hơn số liệu trên sổ phụ Ngân hàng:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng
Có TK 3381 - Tài sản thừa chờ giải quyếtSang tháng sau, tiếp tục kiểm tra, đối chiếu tìm nguyên nhân chênh lệch để điều chỉnh lại số liệu
đã ghi sổ
Ví dụ: Định khoản các nghiệp vụ phát sinh sau:
1 Chuyển khoản trả nợ vay 400.000.000 đ và lãi vay 10.000.000 đ, đã nhận GBN
2 Nhận GBC về lãi tiền gửi ngân hàng 2.000.000 đ
3 Ngày 31/1, đối chiếu số dư tài khoản tiền Việt Nam gởi ngân hàng:
- Số dư trên sổ phụ ngân hàng: 18.358.000 đ
- Số dư trên sổ kế toán TGNH: 18.045.000 đ Cuối tháng chưa tìm ra nguyên nhân
Trang 8Lưu ý: Các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ, vàng tiền tệ được phản ảnh tương tự như tiền mặt 1.1.3 Kế toán tiền đang chuyển
1.1.3.1 Khái niệm
Tiền đang chuyển phản ánh các khoản tiền của doanh nghiệp đã nộp vào Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước, đã gửi bưu điện để chuyển cho Ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo
Có, đã trả cho doanh nghiệp khác hay đã làm thủ tục chuyển tiền từ tài khoản tại Ngân hàng
để trả cho doanh nghiệp khác nhưng chưa nhận được giấy báo Nợ hay bản sao kê
Tiền đang chuyển gồm tiền Việt Nam và ngoại tệ đang chuyển trong các trường hợp:
- Thu tiền mặt hoặc séc nộp thẳng vào Ngân hàng;
- Chuyển tiền qua bưu điện để trả cho doanh nghiệp khác;
- Thu tiền bán hàng chuyển thẳng vào Kho bạc để nộp thuế (giao tiền tay ba giữa doanh nghiệp với người mua hàng và Kho bạc Nhà nước)
1.1.3.2 Chứng từ kế toán
Phiếu chi, giấy nộp tiền, biên lai thu tiền, phiếu chuyển tiền…
1.1.3.3 Tài khoản sử dụng
TK 113 - Tiền đang chuyển để phản ánh tiền đang chuyển của doanh nghiệp Kết cấu TK 113:
Bên Nợ: - Các khoản tiền mặt, séc đã nộp vào ngân hàng hoặc đã gởi bưu điện để chuyển vào
ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo Có
- Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ tiền đang chuyển cuối kỳ
Bên Có:- Số kết chuyển vào các TK có liên quan.
- Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư tiền đang chuyển cuối kỳ
Số dư Nợ: Các khoản tiền còn đang chuyển cuối kỳ
TK 113 có 2 tài khoản cấp 2:
TK 1131 - Tiền Việt Nam: phản ánh số tiền Việt Nam đang chuyển
TK 1132 - Ngoại tệ: phản ánh số tiền ngoại tệ đang chuyển
1.1.3.4 Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
(1) Thu tiền bán hàng, các khoản thu nhập khác bằng tiền mặt nộp thẳng vào ngân hàng (không qua quỹ) nhưng chưa nhận được giấy báo Có của ngân hàng:
Nợ TK 113 - Tiền đang chuyển
Có TK 511, 711 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ; thu nhập khác
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp(2) Thu nợ bằng tiền mặt nộp thẳng vào ngân hàng (không qua quỹ) nhưng chưa nhận được giấy báo
Có của ngân hàng:
Nợ TK 113 - Tiền đang chuyển
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng(3) Xuất quỹ tiền mặt gửi vào ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo Có:
Nợ TK 113 - Tiền đang chuyển
Có TK 111 - Tiền mặt(4) Ngân hàng báo Có các khoản tiền đang chuyển đã vào tài khoản tiền gửi của đơn vị:
Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
Có TK 113 - Tiền đang chuyển(5) Làm thủ tục chuyển tiền từ tài khoản của ngân hàng để trả cho người bán nhưng chưa nhận được giấy báo Nợ của ngân hàng:
Trang 9Nợ TK 113 - Tiền đang chuyển
Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng(6) Ngân hàng báo Nợ các khoản tiền đang chuyển đã chuyển cho ngưới bán:
Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán
Có TK 113 - Tiền đang chuyển
Ví dụ: Định khoản các nghiệp vụ phát sinh sau:
1 Xuất kho bán thành phẩm có giá bán chưa VAT 10%: 10.000.000 đ, đã thu bằng tiền mặt không nhập quỹ, nộp ngay vào ngân hàng, chưa nhận GBC Giá vốn hàng bán 7.000.000 đ
2 Xuất quỹ 10.000.000 đ nộp vào ngân hàng, chưa nhận GBN
3 DN nhận GBC ở NV 1, 2
Lưu ý: Việc đánh giá lại số dư ngoại tệ là tiền đang chuyển được thực hiện tương tự phương pháp
kế toán đánh giá lại số dư ngoại tệ là tiền mặt (xem tài khoản 111)
Trang 103 Vay ngắn hạn ngân hàng bằng tiền mặt về nhập quỹ, số tiền 140.000.000 đồng.
4 Thu hồi các khoản nợ phải thu về bán hàng kỳ trước, bằng tiền mặt nhập quỹ là 15.000.000 đồng Thu hồi tạm ứng chi không hết bằng tiền mặt nhập quỹ, số tiền 1.000.000 đồng
5 Thu hồi vốn đầu tư ngắn hạn bằng tiền mặt, số tiền 12.000.000 đồng Trong đó lãi thu được
là 2.000.000 đồng, giá vốn là 10.000.000 đồng Thu hồi tiền ký quỹ ngắn hạn bằng tiền mặt,
số tiền 14.000.000 đồng
6 Khi kiểm kê quỹ tiền mặt phát hiện thừa 1.250.000 đồng tiền mặt và thiếu 1 chỉ vàng trị giá 4.050.000 đồng chưa rõ nguyên nhân
7 Nhận khoản tiền mặt của đơn vị khác ký quỹ ngắn hạn là 10.000.000 đồng
8 Rút tiền gởi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt là 10.000.000 đồng
9 Mua hàng hoá A về nhập kho: 2.000 cái, đơn giá chưa thuế 30.000 đồng/cái, thuế GTGT là 10%, thanh toán cho người bán bằng TGNH Các chi phí vận chuyển bốc dỡ hàng hoá ghi trên hoá đơn 880.000 đồng, trong đó thuế GTGT là 80.000 đồng chưa thanh toán cho người cung cấp
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Bài tập 2:
Tại một doanh nghiệp X có tài liệu liên quan đến hoạt động trong kỳ được kế toán như sau:
1 Khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp 50.000.000 đồng bằng chuyển khoản
2 Mua hàng hoá về nhập kho theo giá mua chưa thuế trên hoá đơn 100.000.000 đồng, thuế GTGT 10%, các chi phí liên quan đến lô hàng này trước khi nhập kho là 2.000.000 đồng, thuế GTGT là 5%, tất cả thanh toán bằng TGNH
3 DN nhận góp vốn liên doanh 200.000.000 đồng bằng chuyển khoản
4 Trả nợ người bán 300.000.000 đồng bằng chuyển khoản
5 Mua một TSCĐ hữu hình giá mua chưa thuế 500.000.000 đồng, thuế GTGT 10%, tiền chưa thanh toán cho người bán, các chi phí liên quan đến TSCĐ này trước khi đưa vào sử dụng được tập hợp như sau:
- Tiền lương phải thanh toán cho công nhân viên là 500.000 đồng
- Vật liệu phụ xuất dùng là 200.000 đồng
Trang 11- Chi phí thuê chuyên gia hướng dẫn thanh toán bằng tiền gởi ngân hàng là 8.000.000 đồng.
- Các khoản chi phí khác phát sinh liên quan thanh toán bằng tiền gởi ngân hàng trị giá 1.300.000 đồng, thuế GTGT 10%
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
2 Rút tiền gởi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt là 100.0000.000 đồng
3 Thanh lý một TSCĐ hữu hình nguyên giá 300.000.000 đồng, thời gian sử dụng hữu ích là 5 năm, đã sử dụng được 4 năm 6 tháng, giá bán 40.000.000 đồng, 5% thuế GTGT, khách hàng thông báo đã thanh toán bằng chuyển khoản nhưng doanh nghiệp chưa nhận được giấy báo
có của ngân hàng Một ngày sau, doanh nghiệp nhận được giấy báo có
4 Nộp tiền mặt vào tài khoản tiền gởi ngân hàng 500.000.000 đồng, nhưng chưa nhận được giấy báo có của ngân hàng
5 Hai ngày sau, doanh nghiệp nhận được giấy báo có của ngân hàng về số tiền doanh nghiệp bán lô hàng ở nghiệp vụ số 1 và số tiền nộp vào ngân hàng ở nghiệp vụ số 4
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
2 Xuất kho công cụ dụng cụ đã mua ở nghiệp vụ 1 sử dụng cho bộ phận văn phòng, công cụ dụng cụ này thuộc loại phân bổ 3 kỳ trong cùng một biên độ kế toán
3 Bộ phận bán hàng báo hỏng một công cụ dụng cụ thuộc loại phân bổ 3 lần trong cùng một biên độ kế toán, giá trị ban đầu của công cụ dụng cụ này là 600.000 đồng, phế liệu thu hồi bán thu bằng tiền mặt 50.000 đồng
4 Mở một lớp tập huấn về kế toán cho cán bộ công nhân viên phòng kế toán, chi phí mở lớp phát sinh là 10.000.000 đồng, thuế GTGT 10% đã thanh toán bằng tiền mặt Phân bổ trong 6
kỳ bắt đầu từ kỳ sau
5 Xuất quỹ tiền mặt 20.000.000 đồng mang đi ký quỹ dài hạn
6 Nhận tiền ký quỹ ký cược ngắn hạn bằng tiền mặt 10.000.000 đồng
7 Dùng tiền gởi ngân hàng mang đi ký quỹ ký cược ngắn hạn 20.000.000 đồng
8 Chuyển khoản 50.000.000 đồng ký quỹ mở thư tín dụng cho lô hàng nhập khẩu
Trang 129 Công ty tổ chức đấu thầu xây dựng, có 5 đơn vị tham gia đấu thầu, mỗi đơn vị tham gia sẽ phải ký quỹ 20.000.000 đồng Có 2 công ty ký quỹ bằng tiền mặt, còn lại ký quỹ bằng tiền gởi ngân hàng.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Bài tập 5: Số dư đầu tháng 1/200x của một doanh nghiệp như sau:
Trong tháng 1/201x có các nghiệp vụ phát sinh như sau:
1/Ngày 2/1, nhận được giấy báo Có ngân hàng về tiền đang chuyển đầu tháng
2/Ngày 5/1, công ty M trả nợ 1.000USD bằng chuyển khoản Đã nhận được giấy báo Có TGBQLNH: 21.010đ/USD
3/ Ngày 6/1, chi tiền mặt VNĐ mua 700USD gởi vào ngân hàng, tỷ giá bán của ngân hàng 21.020đ/USD Đã nhận giấy báo có của ngân hàng
4/ Ngày 10/1 thanh toán cho công ty N 4.000USD, trong đó bằng TGNH 2.000USD, tiền mặt 2.000USD Tỷ giá BQLNH: 21.030đ/USD
5/ Ngày 31/1, đối chiếu số dư tài khoản tiền việt nam gởi ngân hàng:
- Số dư trên sổ phụ ngân hàng: 18.358.000đ
- Số dư trên sổ kế toán TGNH: 18.045.000đ
Cuối tháng chưa tìm ra nguyên nhân
6/ Ngày 31/1, khách hàng ứng trước tiền hàng 500USD, tỷ giá BQLNH: 21.040đ/USD
7/Ngày 31/1, Doanh nghiệp nộp tiền vào ngân hàng 10.000.000đ nhưng chưa nhận được giấy báo Có
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ phát sinh
Bài tập 6 : Ngoại tệ gửi ngân hàng tồn đầu kỳ 2.000USD, TG 21.200
1/ Xuất khẩu lô hàng bán 5.000USD.TGTT 21.300 chưa thu tiền
2/ Giấy báo có của ngân hàng ghi tăng TGNH 4.980USD, phí NH 20USD TGTT 21.250
3/ Bán 3.000USD chuyển khoản lấy tiền đồng TGTT 21.270
4/ Nhập khẩu CCDC 1.000USD trả bằng TGNH, TGTT 21.300
5/ Rút TGNH tiền đồng mua 2.000USD chuyển khoản TGTT 21.320
6/ Chuyển 2.000USD ngân hàng ký quỹ L/C nhập khẩu TGTT 21.400
7/ Nhập khẩu hàng hóa trị giá 2.000USD TGTT 21.400
8/ Dùng L/C trả nợ 2.000USD TGTT 21.350
9/ Xuất khẩu lô hàng 2.000USD chưa thu tiền TGTT 21.250
10/ Nhập khẩu lô hàng trị giá 3.000USD chưa thanh toán TGTT 21.200
11/ Cuối năm đánh giá các TK có số dư gốc ngoại tệ, biết rằng TG đánh giá lại là 21.250
Yêu cầu: Định khoản các NVPS
Trang 13Chương 2: Đặc điểm Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành trong sản phẩm xây lắp 2.1 Đặc điểm của hoạt động xây lắp
2.1.1 Khái niệm
Sản xuất xây lắp là hoạt động xây dựng mới, mở rộng, khôi phục, cải tạo, hay hiện đại hóa
các công trình hiện có thuộc mọi lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân (như công trình giao thông thủy lợi, các khu công nghiệp, các công trình quốc phòng, các công trình dân dụng khác) Đây là hoạt động nhằm tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho mọi ngành trong nền kinh tế
Doanh nghiệp xây lắp là đơn vị kinh tế cơ sở, là nơi trực tiếp sản xuất kinh doanh, gồm một
tập thể lao động nhất định có nhiệm vụ sử dụng các tư liệu lao động và đối tượng lao động để sản xuất ra sản phẩm xây lắp và tạo nguồn tích lũy cho Nhà nước
Hợp đồng xây dựng là hợp đồng bằng văn bản về việc xây dựng một tài sản hoặc tổ hợp các
tài sản có liên quan chặt chẻ hay phụ thuộc lẫn nhau về mặt thiết kế, công nghệ, chức năng hoặc mục đích sử dụng cơ bản của chúng
Trong hoạt động xây lắp, nhà thầu ký kết hợp đồng xây dựng với khách hàng trên cơ sở thỏa thuận phương thức giao nhận thầu thích hợp, như vậy nhà thầu cần tổ chức kế toán ghi nhận doanh thu và chi phí của hợp đồng xây dựng theo các trường hợp phù hợp với quy định đối với nhà thầu cũng như quy định trong VAS 15 – Hợp đồng xây dựng
2.1.2 Phương thức nhận thầu xây lắp
Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và kết quả của những cải tiến to lớn về tổ chức
kỹ thuật sản xuất và quản lý trong ngành xây dựng thì hiện nay phương thức giao nhận thầu giữa nhà thầu và khách hàng được áp dụng phổ biến trong thi công xây lắp
Đối với nhà thầu thì việc nhận thầu xây lắp được thực hiện thông qua một trong hai cách sau:
* Nhận thầu toàn bộ công trình (tổng thầu xây dựng)
Theo phương thức này, nhà thầu nhận thầu tất cả các khâu từ khảo sát thiết kế đến việc xây lắp hoàn chỉnh công trình trên cơ sở luận chứng kinh tế kỹ thuật đã được duyệt
Ngoài ra, tổng thầu xây dựng có thể thực hiện thêm các công việc mà khách hàng có thể ủy nhiệm thêm như lập luận chứng kinh tế kỹ thuật, đặt mua thiết bị, giải phóng mặt bằng…
Tùy theo khả năng, đặc điểm, khối lượng công tác xây lắp mà tổng thầu xây dựng có thể đảm nhận toàn bộ hay giao lại cho các nhà thầu khác
* Nhận thầu từng phần
Theo phương thức này, nhà thầu nhận thầu từng phần công việc, chẳn hạn như nhận thầu lập luận chứng kinh tế kỹ thuật của công trình gồm khảo sát, điều tra để lập luận chứng; nhận thầu khảo sát thiết kế toàn bộ công trình từ bước thiết kế kỹ thuật và lập tổng dự toán công trình cho đến bước lập bản vẽ thi công và lập dự toán chi tiết các hạng mục công trình; hoặc nhận thầu công tác chuẩn
bị xây lắp và xây lắp toàn bộ công trình trên cơ sở thiết kế kỹ thuật thi công đã được duyệt
Ngoài ra, nhà thầu cũng có thể sẽ nhận thầu gọn từng hạng mục công trình, từng nhóm hạng mục công trình độc lập Như vậy, khách hàng có trách nhiệm tổ chức phối hợp hoạt động của các nhà thầu và chỉ áp dụng trường hợp này đối với những công trình, hạng mục công trình mang tính tương đối độc lập
2.1.3 Đặc điểm ngành ảnh hưởng đến công tác kế toán
Trang 14- Sản xuất xây lắp thường diễn ra ngoài trời, chịu tác động trực tiếp của các yếu tố môi trường thời tiết, do vậy thi công xây lắp mang tính thời vụ.
- Sản xuất xây lắp được thực hiện trên các địa điểm biến động Sản phẩm xây lắp mang tính chất cố định, gắn liền với địa điểm xây dựng, khi hoàn thành không nhập kho như các ngành sản xuất khác
- Đặc điểm tiêu thụ trong xây lắp: Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ tại chỗ, không nhập kho Sản phẩm tiêu thụ trong xây lắp vừa là sản phẩm hoàn thành (công trình, hạng mục công trình hoàn thành), vừa là sản phẩm hoàn thành theo giai đoạn quy ước Quá trình tiêu thụ sản phẩm trong xây lắp là quá trình bàn giao sản phẩm xây lắp hoàn thành cho khách hàng
2.2 Đối tượng hạch toán CPSX trong doanh nghiệp xây lắp
CPSX trong doanh nghiệp xây lắp là toàn bộ các khoản hao phí vật chất mà doanh nghiệp chi ra để thực hiện công tác xây lắp, nhằm tạo ra các loại sản phẩm khác nhau theo mục đích kinh doanh cũng như theo hợp đồng giao nhận thầu đã ký kết
- Đối tượng hạch toán chi phí xây lắp:
+ Hạch toán theo từng đơn đặt hàng
+ Hạch toán theo công trình, hạng mục công trình, nhóm hạng mục công trình; hạch toán theo sản phẩm xây lắp, nhóm sản phẩm xây lắp
2.3 Đối tượng tính giá thành trong doanh nghiệp xây lắp
- Đối tượng tính giá thành xây lắp: là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ do doanh nghiệp sản
xuất ra và cần phải tính được giá thành và giá thành đơn vị
Trong xây dựng cơ bản (XDCB), sản phẩm có tính đơn chiếc, đối tượng tính giá thành là từng công trình, hạng mục công trình đã xây dựng hoàn thành Đối tượng tính giá thành cũng có thể là từng giai đoạn công trình hoặc từng giai đoạn hoàn thành quy ước, tùy thuộc vào phương thức bàn giao giữa đơn vị xây lắp và chủ đầu tư
- Kỳ tính giá thành trong sản xuất XDCB: là thời điểm công trình, hạng mục công trình hoàn
thành, bàn giao đưa vào sử dụng
Kỳ tính giá thành trong xây lắp có thể không phù hợp với kỳ báo cáo kế toán (tháng, quý, năm) Do đó, việc phản ảnh và giám sát của kế toán đối với tình hình thực hiện kế hoạch chỉ thực sự phát huy đầy đủ tác dụng khi chu kỳ sản xuất sản phẩm đã kết thúc
2.4 Kết cấu CPSX trong giá thành sản phẩm xây lắp.
Giá thành sản phẩm xây lắp bao gồm các khoản chi phí có liên quan đến việc thi công xây lắp công trình, nội dung các khoản mục bao gồm:
- Chi phí nguyên vật liệu (NVL) trực tiếp: gồm tất cả các chi phí về NVL trực tiếp dùng cho
thi công xây lắp như:
+ Vật liệu xây dựng: là giá thực tế của cát, đá, sỏi, sắt, thép, xi măng…
+ Vật liệu khác: bột màu, đinh…
+ Nhiên liệu: thanh củi dùng để nấu nhựa rãi đường…
+ Vật kết cấu: bê tông đúc sẵn…
+ Thiết bị gắn liền với vật kiến trúc như thiết bị vệ sinh, thông gió, ánh sáng, thiết bị sưởi ấm… (kể cả công xi mạ, bảo quản thiết bị)
- Chi phí nhân công trực tiếp: gồm tiền lương, phụ cấp của công nhân trực tiếp tham gia thi
công xây dựng và lắp đặt thiết bị (kể cả công nhân phụ và lao động thuê ngoài theo từng loại công việc)
Chi phí nhân công trực tiếp không bao gồm tiền lương & phụ cấp của:
+ Công nhân vận chuyển vật liệu ngoài cự ly công trường
Trang 15+ Nhân viên thu mua bảo quản bốc dỡ vật liệu trước khi đến công trường
+ Công nhân tác nước, vét bùn khi thi công gặp trời mưa, mạch nước ngầm
Chi phí nhân công trực tiếp cũng không bao gồm chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ, Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) được tính trên tiền lương của công nhân trực tiếp thi công xây lắp Tiền ăn giữa
ca của công nhân trực tiếp xây lắp cũng không được tính vào chi phí nhân công trực tiếp Các khoản này được tính vào chi phí sản xuất chung
Trong trường hợp doanh nghiệp xây lắp có các hoạt động khác mang tính chất công nghiệp hoặc cung cấp dịch vụ, thì chi phí tiền ăn giữa ca, BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN của công nhân trực tiếp sản xuất của các hoạt động công nghiệp, dịch vụ này được tính vào chi phí nhân công trực tiếp và hạch toán riêng cho từng hoạt động
- Chi phí sử dụng máy thi công:
* Trường hợp doanh nghiệp thực hiện việc xây lắp theo phương thức thi công hỗn hợp, vừa thi công bằng thủ công, vừa kết hợp thi công bằng máy, trong giá thành xây lắp còn có khoản mục chi phí sử dụng máy thi công
Chi phí sử dụng máy thi công gồm các chi phí trực tiếp liên quan đến việc sử dụng máy thi công như:
+ Tiền lương của công nhân điều khiển máy móc thi công kể cả công nhân phục vụ máy và các khoản phụ cấp theo lương, kể cả khoản tiền ăn giữa ca của công nhân trực tiếp điều khiển máy thi công
+ Chi phí khấu hao TSCĐ là máy móc thi công
+ Chi phí về công cụ, dụng cụ dùng cho máy móc thi công
+ Chi phí về sửa chữa, bảo trì, điện nước cho máy móc thi công, tiền thuê TSCĐ, chi phí trả cho nhà thầu phụ
+ Các chi phí khác có liên quan đến việc sử dụng máy móc thi công kể cả chi cho lao động nữ
Chi phí sử dụng máy thi công không bao gồm:
+ Chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN của công nhân điều khiển máy thi công Khoản này được tính vào CPSX chung
+ Tiền lương công nhân vận chuyển, phân phối vật liệu cho máy; vật liệu là đối tượng chế biến của máy, các chi phí xảy ra trong quá trình máy ngừng sản xuất, các chi phí lắp đặt lần đầu cho máy móc thi công, chi phí sử dụng máy móc thiết bị khác và các chi phí có tính chất quản lý, phục
vụ chung
* Trường hợp doanh nghiệp thi công toàn bằng thủ công hoặc thi công toàn bằng máy, các chi phí phát sinh không đưa vào khoản mục chi phí máy thi công mà được xem là CPSX chung
- Chi phí sản xuất chung: CPSX chung là các chi phí trực tiếp khác (ngoài chi phí NVL trực
tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công) và các chi phí về tổ chức, quản lý phục vụ sản xuất xây lắp, các chi phí có tính chất chung cho hoạt động xây lắp gắn liền với từng đơn
vị thi công như tổ, đội, công trường thi công
Chi phí sản xuất chung bao gồm các khoản chi sau:
+ Chi phí nhân viên phân xưởng: gồm tiền lương và phụ cấp theo lương, phụ cấp lưu động của nhân viên quản lý đội xây dựng, tiền ăn giữa ca của nhân viên quản lý đội xây dựng và của công nhân xây lắp; BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN của nhân viên quản lý đội xây dựng, công nhân trực tiếp xây lắp, công nhân sử dụng máy thi công và nhân viên quản lý đội thuộc biên chế của doanh ngiệp
Trang 16Chi phí nhân viên phân xưởng còn bao gồm các khoản chi phí nhân viên quản lý, kế toán, thống kê, kho, vệ sinh… của công trường, tiền công vận chuyển vật liệu ngoài cự ly thi công do mặt bằng thi công chật hẹp, công tát nước, vét bùn khi trời mua hoặc gặp mạch nước ngầm…
+ Chi phí vật liệu: gồm các vật liệu cho đội xây dựng như vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ, công cụ dụng cụ thuộc đội xây dựng quản lý và sử dụng, chi phí lán trại tạm thời
+ Chi phí dụng cụ sản xuất xây lắp: gồm các khoản chi phí về công cụ, dụng cụ dùng cho thi công như cuốc xẻng, dụng cụ cầm tay, xe đẩy, đà giáo, ván khuôn và các loại công cụ dụng cụ khác dùng cho SX và quản lý của đội xây dựng
+ Chi phí khấu hao TSCĐ: Chi phí trích khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động của đội xây dựng
Trường hợp doanh nghiệp tổ chức thi công hỗn hợp vừa bằng thủ công vừa bằng máy, khoản
CP khấu hao máy móc thi công được tính vào chi phí sử dụng máy thi công chứ không tính vào CPSX chung
+ Chi phí dịch vụ mua và thuê ngoài phục vụ cho công tác xây lắp: gồm các khoản chi phí thuê dịch vụ bảo vệ công trường, chi phí điện, nước phục vụ công tác xây lắp…
+ CPSX chung khác bằng tiền phục vụ cho công việc tác lắp: Các khoản chi phí bằng tiền khác phục vụ cho công tác xây lắp
2.5 Kiểm kê, đánh giá sản phẩm xây lắp dở dang cuối kỳ.
Do đặc điểm SPXL có tính đơn chiếc, quy trình công nghệ SX khá phức tạp, thời gian thi công dài nên việc bàn giao thanh toán cũng đa dạng: có thể là công trình hay hạng mục công trình đã xây lắp hoàn thành, có thể là các giai đoạn công nghệ, bộ phận công việc hoàn thành theo giai đoạn quy ước Do đó, tùy theo từng trường hợp phải có phương pháp tính giá thành phù hợp
Trong kỳ, khi có KL công tác XL hoàn thành bàn giao, kế toán xác định giá thành thực tế
KL công tác XL hoàn thành theo công thức:
Trang 17-GĐ dở dang Z DT của KLXL hoàn thành + Tổng Z DT KL DD
bàn giao trong kỳ cuối kỳ của các GĐ
2.6 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp.
2.6.1 Phân loại giá thành :
- Giá trị dự toán (GTrDT): là giá trị sản phẩm xây lắp được xây dựng trên cơ sở thiết kế kỹ
thuật đã được duyệt, các định mức kinh tế kỹ thuật do Nhà nước quy định, tính theo đơn giá tổng hợp cho từng khu vực thi công và phần lợi nhuận định mức của nhà thầu (giá trị dự toán có thuế
- Giá thành công tác xây lắp: là một phần của giá trị dự toán, là chỉ tiêu tổng hợp các chi phí
trực tiếp và các chi phí gián tiếp theo các khối lượng công tác xây lắp hoàn thành
Trong quản lý và hạch toán, giá thành công tác xây lắp được phân biệt thành các loại giá thành sau đây:
Trang 18+ Giá thành dự toán công tác xây lắp (GTDT): là toàn bộ các chi phí để hoàn thành khối lượng
công tác xây lắp theo dự toán Như vậy, GTDT là một bộ phận của giá trị dự toán của từng công trình xây lắp riêng biệt, được xác định từ giá trị dự toán không có phần lợi nhuận định mức và thuế GTGT
GTDT = GTrDT – Lợi nhuận định mức – Thuế GTGT
Hoặc:
GTDT = KL định mức x Đơn giá Nhà nước ban hành + CP khác theo định mức
(do Nhà nước quy định)
Giá thành dự toán được xây dựng và tồn tại trong một thời gian nhất định, nó được xác định trong những điều kiện trung bình về sản xuất thi công, về tổ chức quản lý, về hao phí lao động, vật tư… cho từng loại công trình hoặc công việc nhất dịnh Giá thành dự toán có tính cố định tương đối và mang tính xã hội
+ Giá thành kế hoạch (GTKH): là giá thành được xác định từ những điều kiện và đặc điểm
cụ thể của một doanh nghiệp xây lắp trong một kỳ kế hoạch nhất định
Căn cứ vào giá thành dự toán và các điều kiện cụ thể, năng lực thực tế SXKD của doanh nghiệp trong kỳ kế hoạch, doanh nghiệp tự xây dựng những định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá để xác định những hao phí cần thiết, để thi công công trình trong một kỳ kế hoạch
GTKH = GTDT – Lãi do hạ giá thành +/- Chênh Lệch so với dự toán
+ Giá thành định mức (GTĐM): là tổng số chi phí để hoàn thành một khối lượng xây lắp cụ
thể được tính toán trên cơ sở đặc điểm của kết cấu công trình, về phương pháp tổ chức và quản
lý thi công theo các định mức chi phí đã đạt được ở tại doanh nghiệp, công trường tại thời điểm bắt đầu thi công
+ Giá thành thực tế (GTTT): là tổng số chi phí sản xuất thực tế phát sinh để thực hiện hoàn
thành quá trình thi công do kế toán tập hợp được Giá thành thực tế biểu hiện chất lượng, hiệu quả về kết quả hoạt động của doanh nghiệp xây lắp
2.6.2 Các phương pháp tính giá thành
a) Phương pháp giản đơn (phương pháp trực tiếp):
Được áp dụng trong trường hợp giới hạn tập hợp CPSX cũng là đối tượng tính giá thành sản phẩm Khi sản phẩm hoàn thành, tổng CP theo đối tượng hạch toán cũng là giá thành đơn vị sản phẩm
b) Phương pháp tổng cộng chi phí:
Được áp dụng trong trường hợp giới hạn tập hợp CPSX là bộ phận sản phẩm nhưng đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành Để tính giá thành đơn vị sản phẩm hoàn thành, phải tổng cộng chi phí của các bộ phận sản phẩm lại
c) Phương pháp hệ số:
Được áp dụng trong trường hợp giới hạn tập hợp CPSX là nhóm sản phẩm, nhóm các HMCT, nhưng đối tượng tính giá thành là từng ngôi nhà, từng HMCT hoàn thành Căn cứ vào tổng CPSX thực tế phát sinh, hệ số kinh tế kỹ thuật (KTKT) quy định cho từng sản phẩm (đối tượng tính Z) trong nhóm để xác định giá thành đơn vị
Z đơn vị Tổng CPSX thực tế Hệ số
của = - x KTKT của
đối tượng i Tổng cộng các hệ số KTKT của các đối tượng đối tượng i
Trang 19d) Phương pháp tỷ lệ:
Được áp dụng cho trường hợp giống như trên nhưng chưa biết được hệ số kinh tế kỹ thuật quy định cho từng sản phẩm (đối tượng tính Z) trong nhóm Căn cứ vào tỷ lệ giữa tổng CPSX thực tế và tổng CPSX dự toán hay kế hoạch của các đối tượng để xác định Z thực tế của từng đối tượng
Z đơn vị Tổng CPSX thực tế CPSX dự toán (kế hoạch)
của = - x của
đối tượng i Tổng CPSX dự toán (kế hoạch) đối tượng i
của các đối tượng
e) Phương pháp kết hợp:
Thường kết hợp phương pháp trực tiếp với phương pháp tổng cộng chi phí khi đối tượng hạch toán CP là bộ phận SP, kết hợp phương pháp trực tiếp với phương pháp hệ số hay phương pháp tỷ lệ khi đối tượng hạch toán CPSX là nhóm các HMCT, nhóm vật kiến trúc
f) Phương pháp định mức:
Căn cứ vào các định mức kinh tế kỹ thuật về lao động, vật tư, chi phí chung , chúng ta xác định Z định mức của đối tượng cần tính Z
2.6.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
Có 2 phương pháp chủ yếu để tập hợp CPSX theo các đối tượng tập hợp CPSX: Phương pháp ghi trực tiếp và phương pháp phân bổ gián tiếp
- Phương pháp ghi trực tiếp: Áp dụng trong trường hợp các CPSX có quan hệ trực tiếp với
từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt Phương pháp ghi trực tiếp đòi hỏi phải tổ chức việc ghi chép ban đầu (chứng từ gốc) theo từng đối tượng, trên cơ sở đó, kế toán tập hợp số liệu từ các chứng
từ gốc theo từng đối tượng liên quan, ghi trực tiếp vào các tài khoản cấp 1, cấp 2 hoặc các chi tiết theo đúng đối tượng Phương pháp ghi trực tiếp bảo đảm việc tập hợp CPSX theo đúng đối tượng chi phí và mức độ chính xác cao
- Phương pháp phân bổ gián tiếp: Áp dụng trong trường hợp CPSX phát sinh có liên quan
với nhiều đối tượng tập hợp CPSX mà không thể tổ chức việc ghi chép ban đầu riêng rẽ theo từng đối tượng được Phương pháp này đòi hỏi phải ghi chép ban đầu các CPSX có liên quan tới nhiều đối tượng theo từng địa điểm phát sinh chi phí, trên cơ sở đó, tập hợp các chứng từ kế toán theo từng địa điểm phát sinh chi phí (tổ, đội SX, công trường…) Sau đó chọn tiêu chuẩn phân bổ để tính toán phân bổ CPSX đã tập hợp cho các đối tượng có liên quan
Việc tính toán phân bổ gồm 2 bước:
+ Tính hệ số phân bổ: H = C : T
Trong đó: H là hệ số phân bổ
C là tổng CP đã tập hợp cần phân bổ
T là tổng tiêu chuẩn dùng phân bổ
+ Phân bổ CP cho từng đối tượng liên quan:
Ci = Ti x H
Trong đó: Ci là CP phân bổ cho đối tượng i
Ti là tiêu chuẩn phân bổ của đối tượng i
Nói cách khác:
Trang 20CP phân bổ Tổng CP đã tập hợp cần phân bổ (C) Tiêu chuẩn phân
cho đối tượng i = - x bổ của đối tượng i
(Ci) Tổng tiêu chuẩn dùng phân bổ (T) (Ti)
* Thông thường, T là tổng CPSX theo dự toán hay kế hoạch của các đối tượng hạch toán, tổng cộng hệ số kinh tế kỹ thuật của các hạng mục công trình (HMCT), tổng số ca máy thi công của các loại máy hoạt động
Ví dụ, DN xây lắp thi công 3 HMCT, cần tính Z từng hạng mục, biết hệ số kinh tế kỹ thuật của từng HMCT là: HMCT1 = 1; HMCT2= 1,2; HMCT3 = 1,4 Áp dụng công thức trên, ta có:
a Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
CP NVL trực tiếp là các CP về nguyên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt động xây lắp hoặc sử dụng cho SX sản phẩm, thực hiện dịch vụ, lao vụ của doanh nghiệp xây lắp
CP nguyên liệu, vật liệu phải tính theo giá thực tế khi xuất sử dụng Giá thực tế của NVL có thể được xác định theo một trong các phương pháp sau:
Tính theo giá thực tế của từng lần nhập (giá đích danh)
Tính theo giá bình quân gia quyền
Tính theo giá thực tế nhập trước xuất trước (FIFO)
Chọn phương pháp nào, đơn vị phải bảo đảm tính nhất quán trong suốt niên độ kế toán
CPNVL trực tiếp trong SX xây lắp gồm NVL chính và vật liệu phụ dùng trực tiếp để SX sản phẩm xây lắp
- Chi phí NVL chính: bao gồm nguyên liệu, vật liệu, nửa thành phẩm mua ngoài, vật kết
cấu…mà khi tham gia vào quá trình SX nó cấu thành thực thể chính của sản phẩm như gạch, ngói, cát, đá, xi măng, sắt, thép, bê tông đúc sẵn… Các CP NVL chính thường được xây dựng định mức chi phí và cũng được quản lý theo định mức
Thường CP NVL chính có liên quan trực tiếp trực tiếp tới nhiều đối tượng như công trình, hạng mục công trình… do đó được tập hợp theo phương pháp ghi trực tiếp
Trường hợp CP NVL chính sử dụng có liên quan tới nhiều đối tượng chịu chi phí thì phải dùng phương pháp phân bổ gián tiếp Khi đó tiêu chuẩn phân bổ hợp lý nhất là định mức tiêu hao CP NVL chính
Khi tính CP NVL chính vào CPSX trong kỳ (tháng, quý, năm) cần chú ý là chỉ được tính giá trị của NVL chính đã thực tế sử dụng vào SX Vì vậy, nếu trong kỳ SX có những NVL chính đã xuất dùng cho các tổ, đội, công trình… (theo các chứng từ xuất NVL) nhưng chưa sử dụng hết vào SX thì phải được loại trừ ra khỏi CPSX trong kỳ bằng các bút toán điều chỉnh thích hợp
Trang 21- Chi phí vật liệu phụ (vật liệu khác): CP VL phụ bao gồm những vật liệu mà khi tham gia
vào SX nó kết hợp với VL chính làm thay đổi màu sắc, hình dáng bề ngoài của sản phẩm, góp phần tăng thêm chất lượng, thẩm mỹ của sản phẩm, kích thích thị hiếu sử dụng sản phẩm hoặc đảm bảo cho hoạt động SX tiến hành thuận lợi, hoặc phục vụ cho nhu cầu kỹ thuật công nghệ hoặc phục vụ cho việc đánh giá bảo quản sản phẩm
Vật liệu khác trong SX xây lắp như bột màu, a dao, thuốc nổ, đinh, dây…
CP vật liệu phụ thường được phân bổ theo phương pháp gián tiếp, doanh nghiệp phải chọn tiêu chuẩn phù hợp để phân bổ, tiêu chuẩn phân bổ thường là mức tiêu hao thực tế của NVL chính (nếu tiêu hao VL phụ tương ứng với tiêu hao NVL chính) hoặc phân bổ theo giờ máy, ca máy thi công nếu CP VL phụ được sử dụng để phục vụ cho hoạt động của máy móc thi công
Trường hợp vật liệu phụ có định mức chi phí thì căn cứ vào định mức CP để làm tiêu chuẩn phân bổ
- Chi phí nhiên liệu: Trong SX xây lắp, trường hợp đối với các công trình cầu đường giao
thông, dùng nhiên liệu để nấu nhựa rãi đường, CP nhiên liệu được tính vào khoản mục CP nguyên vật liệu trực tiếp
Phương pháp phân bổ CP nhiên liệu cũng giống như đối với vật liệu phụ
* Khi kế toán khoản mục CP NVL trực tiếp, cần lưu ý không được tính vào khoản mục này đối với trường hợp doanh nghiệp xây lắp nhận thiết bị XDCB của bên giao thầu (bên A), hoặc do bên A ủy quyền cho bên B mua để lắp đặt vào công trình nhận thầu (trừ trường hợp nhận thầu theo hình thức chìa khóa trao tay) Khi nhận số thiết bị này doanh nghiệp xây lắp ghi Nợ TK 152 (1526)/
Có TK 331 Khi bàn giao lại số thiết bị này cho bên A, bên B phải ghi bút toán ngược lại và tiến hành quyết toán riêng về số thiết bị này, không được hạch toán giá trị thiết bị vào giá thành SX xây lắp các công trình XDCB nhận thầu
- Tài khoản sử dụng để kế toán chi phí NVL trực tiếp: Kế toán sử dụng TK 621 “Chi phí NVL
trực tiếp”
Nội dung kết cấu của TK 621:
TK 621
- Trị giá thực tế NL, VL xuất dùng trực - Trị giá NL, VL trực tiếp sử dụng không
tiếp cho hoạt động xây lắp, SX công hết được nhập lại kho
nghiệp, kinh doanh dịch vụ trong kỳ - Kết chuyển hoặc tính phân bổ giá trị NL,
hạch toán VL thực tế sử dụng cho hoạt động xây lắp
trong kỳ vào TK 154 “CPSX KD dở
dang” và chi tiết cho các đối tượng để tính
giá thành công trình xây lắp, giá thành sản
phẩm, dịch vụ, lao vụ….
TK 621 không có số dư cuối kỳ
TK 621 phải được mở chi tiết để theo dõi từng loại hoạt động trong doanh nghiệp xây lắp như hoạt động công nghiệp, dịch vụ lao vụ Trong từng loại hoạt động, nếu hạch toán được theo từng đối tượng sử dụng NL, VL thì phải mở chi tiết theo từng đối tượng sử dụng để cuối kỳ kết chuyển chi phí, tính giá thành thực tế của từng đối tượng công trình.
* Trình tự hạch toán chi phí NL, VL trực tiếp:
+ Xuất NVL vào SX:
Trang 22NỢ TK 621
CÓ TK 152+ Mua NVL đưa vào sử dụng ngay (không nhập kho) và doanh nghiệp xây lắp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
NỢ TK 621
NỢ TK 133 (1331)
CÓ TK 111, 112, 331+ Mua NVL đưa vào sử dụng ngay (không nhập kho) và doanh nghiệp xây lắp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT:
NỢ TK 621
CÓ TK 111, 112, 331+ Tạm ứng CP xây lắp giao khoán nội bộ mà đơn vị nhận khoán không có tổ chức kế toán riêng:
NỢ TK 141 “Tạm ứng CP xây lắp giao khoán nội bộ”
CÓ TK 141 “Tạm ứng CP xây lắp giao khoán nội bộ”
+ Cuối kỳ, nhập lại kho số NL, VL xuất ra sử dụng không hết:
6) Phân bổ CP VL khác cho công trình theo mức tiêu hao thực tế của NVL chính xuất dùng trong tháng
- Tính phân bổ CP NVL cho từng công trình:
+ Phân bổ CP NVL chính:
Trang 23CP NVL chính (VL xây dựng) phải phân bổ:
950.000
x 400.000 = 380.000 (hoặc: 950.000 – 570.000=380.000)
600.000 + 400.000
+ Phân bổ CP vật liệu phụ (VL khác) (theo mức tiêu hao thực tế của NVL chính):
Phân bổ cho công trình A:
6) Tính phân bổ VL phụ để tính giá thành công trình A: 114.000, công trình B: 76.000
b Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
CP nhân công trực tiếp là các CP cho lao động trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động xây lắp và các hoạt động SX sản phẩm công nghiệp, cung cấp dịch vụ lao vụ trong doanh nghiệp xây lắp, CP lao động trực tiếp thuộc hoạt động SX xây lắp, bao gồm cả các khoản phải trả cho người lao động thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp và lao động thuê ngoài theo từng loại công việc
Trang 24Đối với CP nhân công trực tiếp trả theo thời gian có liên quan tới nhiều đối tượng và không hạch toán trực tiếp được thì phải dùng phương pháp phân bổ gián tiếp Tiêu chuẩn để phân bổ hợp lý
là phân bổ theo giờ công định mức hoặc theo tiền lương định mức, hay phân bổ theo giờ công thực tế
Đối với công nhân SX vật liệu, CP nhân công trực tiếp bao gồm các khoản trích theo lương
và tiền ăn giữa ca của công nhân SX
- Tài khoản sử dụng: TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”
Nội dung kết cấu tài khoản 622:
TK 622
- CP nhân công trực tiếp tham gia vào - Kết chuyển CPNCTT vào bên Nợ TK 154
quá trình SX sản phẩm bao gồm: tiền “CP SXKD dở dang”
lương, tiền công lao động và các
khoản trích trên tiền lương theo quy
quy định (riêng đối với hoạt động xây
lắp, không bao gồm các khoản trích
trên tiền lương về BHXH, BHYT,
KPCĐ, BHTN)
TK 622 không có số dư cuối kỳ
* Trình tự hạch toán chi phí nhân công trực tiếp:
- Căn cứ vào bảng tính lương phải trả cho công nhân trực tiếp SX cho hoạt động xây lắp, SX sản phẩm công nghiệp, cung cấp lao vụ, dịch vụ gồm lương chính, lương phụ, phụ cấp lương và các khoản phải trả về tiền công cho công nhân thuê ngoài, kế toán ghi:
c Chi phí sử dụng máy thi công
• Tài khoản này dùng để tập hợp và phân bổ chi phí sử dụng xe, máy thi công phục vụ trực tiếp cho hoạt động xây, lắp công trình trong trường hợp doanh nghiệp thực hiện xây, lắp công trình theo phương thức thi công hỗn hợp vừa thủ công vừa kết hợp bằng máy
Trang 25• Trường hợp doanh nghiệp thực hiện xây lắp công trình hoàn toàn theo phương thức bằng máy thì không sử dụng tài khoản 623 "Chi phí sử dụng máy thi công" mà hạch toán toàn bộ chi phí xây lắp trực tiếp vào các TK 621, 622, 627.
- Khoản mục chi phí sử dụng máy thi công bao gồm: Chi phí cho các máy thi công nhằm thực hiện khối lượng công tác xây lắp bằng máy Máy móc thi công là loại máy trực tiếp phục vụ xây lắp công trình Đó là những máy móc chuyển động bằng động cơ hơi nước, diezen, xăng, điện, (kể cả loại máy phục vụ xây, lắp)
- Chi phí sử dụng máy thi công bao gồm: Chi phí thường xuyên và chi phí tạm thời Chi phí thường xuyên cho hoạt động của máy thi công, gồm: Chi phí nhân công điều khiển máy, phục vụ máy, ; Chi phí vật liệu; Chi phí công cụ, dụng cụ; Chi phí khấu hao TSCĐ; Chi phí dịch vụ mua ngoài (chi phí sửa chữa nhỏ, điện, nước, bảo hiểm xe, máy, ); Chi phí khác bằng tiền
- Chi phí tạm thời cho hoạt động của máy thi công, gồm: Chi phí sửa chữa lớn máy thi công (đại tu, trung tu, ) không đủ điều kiện ghi tăng nguyên giá máy thi công; Chi phí công trình tạm thời cho máy thi công (lều, lán, bệ, đường ray chạy máy, ) Chi phí tạm thời của máy có thể phát sinh trước (được hạch toán vào bên Nợ tài khoản 242) sau đó sẽ phân bổ dần vào Nợ tài khoản 623 "Chi phí sử dụng máy thi công"; Hoặc phát sinh sau, nhưng phải tính trước vào chi phí sản xuất xây lắp trong kỳ (do liên quan tới việc sử dụng thực tế máy móc thi công trong kỳ) Trường hợp này phải tiến hành trích trước chi phí, ghi Có tài khoản 352 "Dự phòng phải trả", Nợ tài khoản 623 "Chi phí sử dụng máy thi công"
Hạch toán CP sử dụng máy thi công phụ thuộc vào hình thức sử dụng máy thi công: tổ chức đội thi công riêng biệt chuyên thực hiện các khối lượng thi công bằng máy hoặc giao máy thi công cho các đội, XN xây lắp
- Nếu doanh nghiệp có tổ chức các đội máy thi công riêng biệt và có phân cấp hạch toán cho đội máy tổ chức hạch toán kế toán riêng, thì tất cả các CP liên quan tới hoạt động của đội máy thi công được tính vào các khoản mục CP NVL trực tiếp, CP nhân công trực tiếp và CPSX chung chứ không tính vào CP sử dụng máy thi công Sau đó, các khoản mục này được kết chuyển để tính giá thành cho 1 ca máy thực hiện và cung cấp cho các đối tượng xây lắp (công trình, hạng mục công trình) Quan hệ giữa đội máy thi công với đơn vị xây lắp có thể thực hiện theo phương thức cung cấp lao vụ máy lẫn nhau giữa các bộ phận, hay có thể thực hiện theo phương thức bán lao vụ máy lẫn nhau giữa các bộ phận trong nội bộ
- Nếu doanh nghiệp không có tổ chức đội máy thi công riêng biệt, hoặc có tổ chức đội máy riêng biệt nhưng không có tổ chức kế toán riêng cho đội máy thi công, thực hiện phương thức thi công hổn hợp vừa kết hợp thủ công vừa kết hợp máy, thì các CP liên quan tới hoạt động của đội máy thi công được tính vào khoản mục CP sử dụng máy thi công Sau đó tính phân bổ CP sử dụng máy thi công thực tế cho từng công trình, hạng mục công trình
Trường hợp doanh nghiệp thực hiện giao khoán giá trị xây lắp nội bộ cho đơn vị nhận khoán (không tổ chức hạch toán kế toán riêng) thì doanh nghiệp không theo dõi CP phát sinh thực tế mà chỉ theo dõi tiền tạm ứng CP máy thi công, thanh toán tiền tạm ứng khi bảng quyết toán tạm ứng về giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành đã bàn giao được duyệt
Để hạch toán CP máy thi công, hàng ngày các đội xe phải lập “Nhật trình xe máy” hoặc
“Phiếu theo dõi hoạt động xe máy thi công” Định kỳ kế toán thu hồi các chứng từ trên để tổng hợp các CP phục vụ xe máy thi công, cũng như kết quả của từng loại máy, từng nhóm máy Sau đó tính phân bổ CP sử dụng máy thi công cho các đối tượng xây lắp
Trang 26- Tài khoản sử dụng: TK 623 “Chi phí sử dụng máy thi công”
Nội dung kết cấu TK 623:
TK 623
- Các CP máy thi công (CP NVL cho - Kết chuyển CPSDMTC vào bên Nợ
máy hoạt động, tiền lương và các TK 154 “CP SXKD dở dang”
khoản phụ cấp theo lương, tiền công
của công nhân trực tiếp điều khiển máy
thi công, CP bảo dưỡng, sửa chữa máy
+ TK 6234: CP khấu hao máy thi công
+ TK 6237: CP dịch vụ mua ngoài (Sửa chữa, bảo hiểm xe, CP điện, nước, tiền thuê TSCĐ,
CP trả cho nhà thầu phụ…)
+ TK 6238: CP bằng tiền khác (Các CP khác bằng tiền phục vụ cho hoạt động của xe, khoản chi cho lao động nữ…)
* Trình tự hạch toán chi phí sử dụng máy thi công:
Hạch toán chi phí sử dụng xe, máy thi công phụ thuộc vào hình thức sử dụng máy thi công: Tổ chức đội máy thi công riêng chuyên thực hiện các khối lượng thi công bằng máy hoặc giao máy thi công cho các đội, xí nghiệp xây lắp:
a) Nếu tổ chức đội xe, máy thi công riêng, được phân cấp hạch toán và có tổ chức kế toán riêng, thì công việc kế toán được tiến hành như sau:
- Hạch toán các chi phí liên quan tới hoạt động của đội xe, máy thi công, ghi:
Nợ các TK 621, 622, 627
Có các TK 111, 112, 152, 331, 334, 214,
- Hạch toán chi phí sử dụng xe, máy và tính giá thành ca xe, máy thực hiện trên tài khoản 154 "Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang" căn cứ vào giá thành ca máy (theo giá thành thực tế hoặc giá khoán nội bộ) cung cấp cho các đối tượng xây, lắp (công trình, hạng mục công trình); tuỳ theo phương thức tổ chức công tác kế toán và mối quan hệ giữa đội xe máy thi công với đơn vị xây, lắp công trình để ghi sổ:
+ Nếu doanh nghiệp thực hiện theo phương thức cung cấp dịch vụ xe, máy lẫn nhau giữa các bộ phận, ghi:
Nợ TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công (6238 - Chi phí bằng tiền khác)
Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
+ Nếu doanh nghiệp thực hiện theo phương thức bán dịch vụ xe, máy lẫn nhau giữa các bộ phận trong nội bộ, ghi:
Trang 27Nợ TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công (6238 - Chi phí bằng tiền khác)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có)
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (33311) (thuế
GTGT phải nộp tính trên giá bán nội bộ về ca xe, máy bán dịch vụ)
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (chi tiết cung cấp dịch vụ trong nội bộ)
b) Nếu không tổ chức Đội xe, máy thi công riêng; hoặc có tổ chức Đội xe, máy thi công riêng nhưng không tổ chức kế toán riêng cho đội thì toàn bộ chi phí sử dụng xe, máy (kể cả chi phí thường xuyên
và chi phí tạm thời như: phụ cấp lương, phụ cấp lưu động của xe, máy thi công) sẽ hạch toán như sau:
- Căn cứ vào số tiền lương, tiền công và các khoản khác phải trả cho công nhân điều khiển xe, máy, phục vụ xe, máy, ghi:
Nợ TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công (6231 - Chi phí nhân công)
Có TK 334 - Phải trả người lao động
- Khi xuất kho vật liệu, công cụ, dụng cụ sử dụng cho hoạt động của xe, máy thi công trong kỳ, ghi:
Nợ TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công (6232 - Chi phí vật liệu)
Có các TK 152, 153
- Trường hợp mua vật liệu, công cụ sử dụng ngay (không qua nhập kho) cho hoạt động của xe, máy thi công trong kỳ, ghi:
Nợ TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công (6232)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu được khấu trừ thuế)
Có các TK 331, 111, 112,
- Trích khấu hao xe, máy thi công sử dụng ở Đội xe, máy thi công, ghi:
Nợ TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công (6234 - Chi phí khấu hao máy thi công)
Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ
- Chi phí dịch vụ mua ngoài phát sinh (sửa chữa xe, máy thi công, điện, nước, tiền thuê TSCĐ, chi phí trả cho nhà thầu phụ, ), ghi:
Nợ TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công (6237)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu được khấu trừ thuế GTGT)
Có các TK 111, 112, 331,
- Chi phí bằng tiền khác phát sinh, ghi:
Nợ TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công (6238 - Chi phí bằng tiền khác)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu được khấu trừ thuế GTGT)
Có các TK 111, 112,
- Căn cứ vào Bảng phân bổ chi phí sử dụng xe, máy (chi phí thực tế ca xe, máy) tính cho từng công trình, hạng mục công trình, ghi:
Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (khoản mục chi phí sử dụng máy thi công)
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (phần chi phí vượt trên mức bình thường)
Có TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công
Trang 28- Nếu doanh nghiệp xây lắp vừa thi công bằng thủ công vừa thi công bằng máy, đội máy
thi công được tổ chức riêng biệt, có tổ chức hạch toán kế toán riêng và có phân cấp quản lý để theo dõi riêng CP như 1 bộ phận SX độc lập, kế toán phản ảnh như sau:
+ Các CP liên quan đến hoạt động của đội máy thi công:
NỢ TK 621, 622, 627
CÓ các TK liên quan+ Cuối kỳ, kết chuyển để tính giá thành thực tế ca máy:
NỢ TK 154 (1542) “MTC”
CÓ TK 621, 622, 627Căn cứ giá thành thực tế ca máy tính toán được, phân bổ cho các đối tượng xây lắp:
Nếu doanh nghiệp thực hiện theo phương thức cung cấp lao vụ máy lẫn nhau giữa các bộ phận:
(b) Trị giá cung cấp lao vụ máy tính theo giá tiêu thụ, kể cả thuế GTGT:
NỢ TK 623 – Giá chưa có thuế
NỢ TK 133
CÓ TK 512 - DT tính theo giá chưa có thuế
CÓ TK 333 (3331)Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, ghi:
Trang 29+ Công trình A (70 ca x 4.100.000đ/ ca): 287.000.000
+ Công trình B (30 ca x 4.100.000đ/ ca): 123.000.000
Cộng: 410.000.000 Thuế GTGT (10%): 41.000.000
Định khoản kế toán:
(a) Giá thành ca máy do MTC “M” thực hiện chuyển giao cho các bộ phận xây lắp trong nội bộ:
CÓ 154 (1542) “MTC” 400.000.000(b) Trị giá cung cấp lao vụ máy tính theo giá tiêu thụ, kể cả thuế GTGT:
- Nếu doanh nghiệp xây lắp không tổ chức đội máy thi công riêng biệt, hoặc có tổ chức đội
máy thi công riêng biệt nhưng không phân cấp thành một bộ phận độc lập để theo dõi riêng chi phí, không có tổ chức hạch toán kế toán riêng, thì CP phát sinh được tập hợp vào TK 623 Các CP sử
dụng máy thi công gồm 2 loại CP, đó là: CP thường xuyên và CP tạm thời.
Các CP thường xuyên được tính trực tiếp một lần vào CP sử dụng máy thi công trong kỳ
CP tạm thời không hạch toán một lần vào CP sử dụng máy thi công mà được tính phân bổ dần theo thời gian sử dụng các công trình tạm hoặc theo thời gian thi công trên công trường (thời gian nào ngắn hơn sẽ được chọn làm tiêu thức để phân bổ) Xác định số phân bổ hàng năm như sau:
CP thực tế XD + CP tháo dỡ các công - Giá trị phế liệu thu
Số phân bổ các công trình tạm trình tạm dự tính hồi được dự tính
CP tạm thời =
-hàng tháng Thời gian sử dụng các công trình tạm hoặc
thời gian thi công trên công trường
CP tạm thời cũng có thể tiến hành theo phương pháp trích trước vào CP sử dụng máy thi công Khi sử dụng xong công trình tạm, số chênh lệch giữa CP thực tế phát sinh và CP trích trước được xử lý theo quy định
Nội dung và phương pháp phản ánh:
- Đối với CP thường xuyên:
Căn cứ vào tiền lương, tiền công, tiền ăn giữa ca phải trả cho công nhân điều khiển máy thi công:
NỢ TK 623 (6232)
NỢ TK 133 (1331) (Nếu có thuế GTGT)
Trang 30NỢ TK 623 (6238)
CÓ TK 111, 112, 331…
- Khi phân bổ CP trong kỳ:
NỢ TK 623 (Chi tiết liên quan)
NỢ TK 335 (3352)
CÓ TK 111, 112, 331…
d Chi phí sản xuất chung
Để tập hợp CPSX chung trong DN xây lắp, kế toán sử dụng TK 627 “CPSXC”
Nội dung kết cấu của TK 627:
TK 627
- Các CPSX chung phát sinh trong kỳ - Các khoản giảm CPSXC
(tiền lương nhân viên QL đội XD; tiền - Kết chuyển CPSXC vào bên Nợ TK 154
ăn giữa ca của NV QL đội XD và của “CP SXKD dở dang”
công nhân xây lắp; bảo hiểm bắt buộc,
KPCĐ của công nhân trực tiếp xây lắp,
của nhân viên sử dụng máy thi công và
nhân viên QL đội XD thuộc biên chế
của DN.
- Các CPSXC khác liên quan đến hoạt
Trang 31động của các đội XD
TK 627 không có số dư cuối kỳ
CPSX chung được tập hợp theo nội dung khoản mục quy định Tùy thuộc vào tổ chức SX của tổ, đội xây lắp ở doanh nghiệp xây lắp mà kế toán tổ chức công tác kế toán cho phù hợp
e.Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất
CPSX trong DN xây lắp được tập hợp vào các TK 621, 622, 623, 627 Kế toán thực hiện kết chuyển
CP để tính giá thành theo từng đối tượng Đối với các khoản CP không thể tập hợp trực tiếp theo từng đối tượng thì phải tính phân bổ cho từng đối tượng theo tiêu thức thích hợp
Phân bổ chi phí:
- Phân bổ chi phí sử dụng máy thi công:
CP sử dụng máy thi công phân bổ cho các đối tượng xây lắp theo phương pháp thích hợp căn
cứ vào số ca máy hoặc khối lượng phục vụ thực tế
+ Trường hợp các CP sử dụng máy được theo dõi riêng cho từng loại máy, xác định CP phân
bổ cho từng đối tượng như sau:
CP sử dụng Tổng CP sử dụng máy phải phân bổ Số ca máy thực tế (hoặc khối
máy phân bổ cho = - x lượng công tác) máy đã phục
từng đối tượng Tổng số ca máy hoạt động thực tế (hoặc vụ cho từng đối tượng
khối lượng công tác) do máy thực hiện
Ví dụ: Trong kỳ, máy thi công “I” thực hiện được 100 ca máy, trong đó thi công công trình A: 40
ca, công trình B: 50 ca, công trình C: 10 ca Tổng CPSDMTC “I” tập hợp được: 300.000.000 đồng Hãy tính toán phân bổ CPSDMTC I cho 3 công trình A, B, C Định khoản các nghiệp vụ phát sinh
Trang 32Nợ 623 “C” 30.000.000
Có 154 (1542) “MTC” 300.000.000
+ Trường hợp không theo dõi tập hợp CP cho từng loại máy riêng biệt, phải xác định ca máy tiêu chuẩn thông qua hệ số quy đổi Hệ số quy đổi thường được xác định căn cứ vào đơn giá kế hoạch Giá kế hoạch của 1 ca máy thấp nhất được lấy làm ca máy chuẩn Xác định hệ số quy đổi H như sau:
Giá (giá thành) kế hoạch 1 ca máy của loại máy i
Hi =
Giá (giá thành) kế hoạch 1 ca máy thấp nhất trong các loại máy hoạt động
Sau đó căn cứ vào hệ số quy đổi và số ca máy đã thực hiện của từng loại máy để quy đổi ra
số ca máy chuẩn:
Số ca máy chuẩn Số ca máy thực tế
của từng loại máy = hoạt động của x Hi
đã hoạt động từng loại máy
* Nói cách khác:
Số ca máy chuẩn của loại máy i = Số ca máy thực tế hoạt động của loại máy i x Hi
(Nếu có n loại máy thi công thì i =(1,n))
Tính phân bổ CP sử dụng máy cho từng đối tượng theo số cá máy tiêu chuẩn:
CP sử dụng Tổng CP sử dụng máy phải phân bổ Tổng Số ca máy
máy phân bổ = - x chuẩn của các loại
cho từng Tổng số ca máy chuẩn (đã được quy đổi) máy phục vụ từng
đối tượng của các loại máy hoạt động đối tượng
Ví dụ: DN xây lắp M&N thi công xây dựng 2 công trình X và Y, DN có 1 tổ máy thi công gồm 3
loại máy (LM1, LM2, LM3), tổ máy thi công có tổ chức kế toán riêng Số liệu phát sinh trong kỳ:
- Tổng CPSDMTC tập hợp được là 500.000.000 đồng (không tập hợp riêng được cho từng loại máy)
- LM1 thực hiện được 50 ca (trong đó công trình X: 30 ca, công trình Y: 20 ca)
- LM2 thực hiện được 70 ca (trong đó công trình X: 40 ca, công trình Y: 30 ca)
- LM3 thực hiện được 30 ca (trong đó công trình X: 20 ca, công trình Y: 10 ca)
Yêu cầu: Tính toán và định khoản CPSDMTC cho 2 công trình X và Y Biết giá thành kế hoạch 1 ca máy của LM1: 3.000.000đ/ ca, LM2: 2.600.000đ/ ca, LM3: 1.800.000đ/ ca
Bài giải:
Trước hết, ta tính hệ số quy đổi ra số ca máy chuẩn của từng loại máy Gọi H1, H2, H3 lần lượt là hệ số quy đổi ra số ca máy chuẩn của LM1, LM2, LM3 Ta thấy giá thành kế hoạch 1 ca máy thấp nhất trong 3 loại máy là 1.800.000đ/ ca
Trang 33
1.800.000
H3 = - = 1,00
1.800.000
Ta sử dụng hệ số H để quy ra số ca máy chuẩn của từng loại máy
- Số ca máy chuẩn của LM1: 50 ca x H1 = 50 x 1,67 = 84 ca
Trong đó thi công công trình X: 30 ca x H1 = 30 x 1,67 = 50 ca
thi công công trình Y: 20 ca x H1 = 20 x 1,67 = 34 ca
- Số ca máy chuẩn của LM2: 70 ca x H2 = 70 x 1,44 = 101 ca
Trong đó thi công công trình X: 40 ca x H2 = 40 x 1,44 = 58 ca
thi công công trình Y: 30 ca x H2 = 30 x 1,44 = 43 ca
- Số ca máy chuẩn của LM3: 30 ca x H3 = 30 x 1,00 = 30 ca
Trong đó thi công công trình X: 20 ca x H3 = 20 x 1,00 = 20 ca
thi công công trình Y: 10 ca x H3 = 10 x 1,00 = 10 ca
- Tổng số ca máy chuẩn của 3 loại máy: 84 + 101 + 30 = 215 ca
Trong đó thi công công trình X: 50 + 58 + 20 = 128 ca
thi công công trình Y: 34 + 43 + 10 = 87 ca
Để tính Giá thành, các CP được kết chuyển hoặc phân bổ vào TK 154 “CP SXKD dở dang” Kết cấu TK này như sau:
Bên Nợ:
- Các CP nguyên liệu, vật liệu, CP nhân công trực tiếp, CP sử dụng máy thi công, CPSX chung phát sinh trong kỳ liên quan đến giá thành sản phẩm xây lắp công trình, hoặc giá thành xây lắp theo giá khoán nội bộ
- Các CP nguyên liệu, vật liệu, CP nhân công trực tiếp, CP sử dụng máy thi công, CPSX chung phát sinh trong kỳ liên quan đến SX sản phẩm công nghiệp và dịch vụ, lao vụ khác
Trang 34- Giá thành xây lắp của nhà thầu phụ hoàn thành bàn giao cho nhà thầu chính chưa được xác định tiêu thụ trong kỳ kế toán.
Bên có:
- Giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao (từng phần hoặc toàn bộ, hoặc nhập kho thành phẩm chờ tiêu thụ)
- Giá thành thực tế của sản phẩm đã chế tạo xong nhập kho hoặc di chuyển đi bán
- CP thực tế của khối lượng lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành cung cấp cho khách hàng
- Giá thành xây lắp của nhà thầu phụ hoàn thành bàn giao cho nhà thầu chính được xác định tiêu thụ trong kỳ kế toán
- Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được
- Trị giá nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa gia công xong nhập kho
Số dư bên Nợ:
- CPSXKD còn dở dang cuối kỳ (SX xây lắp, công nghiệp, dịch vụ)
- Giá thành xây lắp của nhà thầu phụ hoàn thành bàn giao cho nhà thầu chính chưa được xác định tiêu thụ trong kỳ kế toán
Đối với hoạt động kinh doanh xây lắp quy định chỉ áp dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, không áp dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ nên tài khoản 154 dùng để tập hợp chi phí sản xuất, kinh doanh, phục
vụ cho việc tính giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp công nghiệp, dịch vụ của doanh nghiệp xây lắpTài khoản 154 “CPSXKD dở dang” có các TK cấp 2 sau:
Sơ đồ kế toán thể hiện như sau:
TK 621, 622, 623, 627 TK 154 TK 155
Kết chuyển, phân bổ CP Giá thành SPXL hoàn thành
để tính giá thánh chờ tiêu thụ hoặc chưa bàn giao
Trang 35TK 632
Giá trị khối
lượng nhận Giá thành SPXL hoàn thành
bàn giao do bàn giao cho bên A (bên
nhà thầu phụ giao thầu)
bàn giao
Hoặc giá trị khối lượng do nhà thầu phụ bàn giao
được xác định là tiêu thụ ngay
BÀI TẬP KẾ TOÁN XÂY LẮP
Bài 1: Công ty XL1 nhận thầu thi công 1 nhà kho gồm có 2 HMCT: dãy kho A và B Công ty có tổ
chức đội máy thi công gồm 2 loại máy: M1 và M2 Trong kỳ kế toán có tài liệu sau:
I Số dư đầu kỳ:
- TK 154: 412.000.000 chi tiết:
HMCT A : 252.000.000
HMCT B : 160.000.000
II Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ:
1 Vật tư xuất trong kỳ dùng cho các bộ phận:
- VL trực tiếp dùng thi công HM A: 400.000.000; HM B: 200.000.000
- Nhiên liệu dùng để chạy máy thi công M1: 50.000.000, M2: 30.000.000
- Dầu nhớt dùng để bảo dưỡng thường xuyên máy móc tại công trường thi công: 1.000.000
2 Chi tiền mặt mua 1 số CCDC về xuất thẳng dùng cho thi công, thuộc loại phân bổ 2 lần, giá mua: 8.000.000
3 Tính lương phải trả CNVC ở các bộ phận:
- Công nhân XL trực tiếp HM A: 100.000.000, HM B: 60.000.000
- Công nhân điều khiển máy thi công M1: 25.000.000, M2: 20.000.000
- Nhân viên quản lý đội máy thi công M1: 15.000.000, M2: 10.000.000
- Nhân viên quản lý công trường: 40.000.000
4 Trích các khoản trích theo lương tính vào các đối tượng theo quy định
5 Trích khấu hao TSCĐ trong kỳ:
- Máy thi công M1: 12.000.000, M2: 10.000.000
Trang 36- TSCĐ công trường : 2.000.000
6 Tiền điện, nước phục vụ cho thi công phải trả tính theo giá chưa có thuế GTGT 10%: 13.000.000
7 Các khoản chi phí khác chi bằng tiền mặt, tính vào chi phí các bộ phận theo giá chưa có thuế GTGT 10%:
- Phục vụ thi công xây lắp: 21.000.000
- Sửa chữa thường xuyên máy thi công M1: 9.200.000, M2: 3.400.000
8 Phân bổ chi phí công trình tạm cho kỳ này: 4.000.000
9 Cuối kỳ, công trình nhà xưởng đã hoàn thành bàn giao
Yêu cầu: tính toán, lập định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên và tính Z cho từng hạng mục công trình
Tài liệu bổ sung:
- Chi phí SXC phân bổ cho từng HMCT theo chi phí nhân công trực tiếp
- Máy thi công M1 thực hiện được 600 ca, trong đó phục vụ cho HM A: 350 ca, HM B: 250 ca
- Máy thi công M2 thực hiện được 500 ca, trong đó phục vụ cho HM A: 300 ca, HM B: 200 ca
Bài 2: Công ty XL1 nhận thầu thi công 1 nhà xưởng gồm có 2 HMCT: A và B Công ty có tổ chức
đội máy thi công gồm 2 loại máy: M1 và M2, CPSX phát sinh của 2 loại máy được tập hợp chung Trong kỳ kế toán có tài liệu sau:
I Số dư đầu kỳ:
- TK 154: 108.000.000 chi tiết:
HMCT A : 90.000.000
HMCT B : 18.000.000
II Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ:
1 Chi TGNH mua VLXD chuyển thẳng đến công trình sử dụng cho các HMCT theo giá chưa có thuế GTGT 10%: HM A: 200.000.000; HM B: 50.000.000
2 Tổng hợp các phiếu xuất vật tư trong kỳ:
- VL trực tiếp dùng thi công HM A: 30.000.000; HM B: 10.000.000
- Nhiên liệu dùng để chạy máy thi công: 10.000.000
- Dầu nhớt dùng để bảo dưỡng thường xuyên máy thi công: 1.000.000
3 Xuất CCDC dùng cho thi công loại phân bổ 2 lần, giá xuất kho: 2.000.000
4 Tính lương phải trả CNVC ở các bộ phận:
- Công nhân XL trực tiếp HM A: 80.000.000, HM B: 40.000.000
- Công nhân điều khiển máy thi công : 10.000.000
- Nhân viên quản lý đội máy thi công : 5.000.000
- Nhân viên quản lý công trường : 14.000.000
Trang 37- Công nhân phục vụ thi công: sàn, rửa cát đá, thu dọn mặt bằng: 6.000.000
5 Trích các khoản trích theo lương tính vào các đối tượng theo quy định
6 Trích khấu hao TSCĐ trong kỳ:
- Máy thi công : 10.000.000
- TSCĐ công trường : 700.000
7 Tiền điện, nước phục vụ cho thi công phải trả tính theo giá chưa có thuế GTGT 10%: 7.000.000
8 Các khoản chi phí khác chi bằng tiền mặt, tính vào chi phí các bộ phận theo giá chưa có thuế GTGT 10%:
- Phục vụ thi công xây lắp: 12.500.000
- Sửa chữa thường xuyên máy thi công: 700.000
9 Cuối kỳ, công trình nhà xưởng đã hoàn thành bàn giao
Yêu cầu: tính toán, lập định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên và tính Z cho từng hạng mục công trình
Tài liệu bổ sung:
- Chi phí SXC phân bổ cho từng HMCT theo chi phí nhân công trực tiếp
- Máy thi công M1 thực hiện được 600 ca, trong đó phục vụ cho HM A: 500 ca, HM B: 100 ca
- Máy thi công M2 thực hiện được 340 ca, trong đó phục vụ cho HM A: 250 ca, HM B: 90 ca
- Hệ số tính đổi của máy thi công M1= 1,1 và M2 = 1,0
Bài 3: Công ty XL1 nhận thầu thi công 2 công trình: khu nhà chung cư và nhà xưởng ở 2 địa điểm
khác nhau Khu nhà chung cư gồm có 3 lô: A, B, C, có thiết kế giống nhau Công ty có tổ chức đội máy thi công gồm 2 loại máy: M1 và M2, CPSX phát sinh của 2 loại máy được tập hợp chung Trong kỳ kế toán có tài liệu sau:
I Số dư đầu kỳ:
- TK 154: 200.000.000 chi tiết:
Nhà C.cư : 129.000.000
Nhà xưởng : 71.000.000
II Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ:
1 Mua nợ VLXD chuyển thẳng đến công trình sử dụng cho các HMCT theo giá chưa có thuế GTGT 10%: chung cư: 560.000.000; nhà xưởng: 320.000.000
2 Vật tư xuất trong kỳ dùng cho các bộ phận:
- Phục vụ thi công nhà chung cư: 12.000.000; nhà xưởng: 15.000.000
- Nhiên liệu dùng để chạy máy thi công: 100.000.000
- Vật tư dùng để bảo dưỡng thường xuyên máy thi công: 10.000.000
3 Xuất CCDC dùng cho các bộ phận:
Trang 38- Phục vụ thi công nhà chung cư: 4.000.000; nhà xưởng: 3.000.000
- Phục vụ máy thi công: 1.000.000
4 Tính lương phải trả CNVC ở các bộ phận:
- Công nhân XL trực tiếp nhà chung cư: 120.000.000, nhà xưởng: 100.000.000
- Công nhân điều khiển máy thi công: 60.000.000
- Nhân viên quản lý đội máy thi công: 20.000.000
- Nhân viên quản lý công trình nhà Ccư: 40.000.000; nhà xưởng: 40.000.000
5 Trích các khoản trích theo lương tính vào các đối tượng theo quy định
6 Trích khấu hao TSCĐ trong kỳ:
- Máy thi công : 10.400.000
- TSCĐ sử dụng tại công trình nhà chung cư: 2.800.000, nhà xưởng: 2.200.000
7 Tiền điện, nước phải trả tính theo giá chưa có thuế GTGT 10%, phục vụ cho thi công công trình nhà Ccư: 22.000.000; nhà xưởng: 14.000.000
8 Các khoản chi phí khác chi bằng TGNH, tính vào chi phí các bộ phận theo giá chưa có thuế GTGT 10%:
- Phục vụ thi công nhà chung cư: 39.000.000; nhà xưởng: 20.000.000
- Sửa chữa thường xuyên máy thi công: 11.000.000
9 Cuối kỳ, bộ phận sản xuất báo cáo:
- Công trình nhà xưởng còn dở dang chưa hoàn thành
- Công trình nhà chung cư: lô A đã hoàn thành bàn giao, lô B và C còn dở dang, mức độ hoàn thành lô B = 80%, lô C = 70%
Yêu cầu: tính toán, lập định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên và xác định CPSX cho từng công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành và còn dở dang
Tài liệu bổ sung:
- Máy thi công M1 thực hiện được 160 ca, trong đó phục vụ cho công trình nhà Chung cư:
100 ca, nhà xưởng: 60 ca
- Máy thi công M2 thực hiện được 200 ca, trong đó phục vụ cho công trình nhà Chung cư:
150 ca, nhà xưởng: 50 ca
- Đơn giá cho thuê 1 ca máy M1 = 500.000 đ/ca, M2 = 600.000 đ/ca
- Z DT A, B ,C=440.000.000
- Phần trích lương của nhân viên đội máy thi công được phân bổ theo lương của nhân viên quản lý công trình
Bài 4: Công ty XL1 nhận thầu thi công 1 nhà xưởng gồm có 3 HMCT: A, B, C Công ty có tổ chức
đội máy thi công gồm 2 loại máy: M1 và M2, CPSX phát sinh của 2 loại máy được tập hợp chung Trong kỳ kế toán có tài liệu sau:
I Số dư đầu kỳ:
- TK 154: 162.000.000
Trang 39II Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ:
1 Mua VLXD chuyển thẳng đến sử dụng cho công trình theo giá chưa có thuế GTGT 10%: 600.000.000, đã thanh toán bằng tiền gởi NH 50%, số còn lại nợ
2 Vật tư xuất trong kỳ dùng cho các bộ phận:
- VL trực tiếp dùng thi công nhà xưởng: 20.000.000
- Nhiên liệu dùng để chạy máy thi công: 100.000.000
- Phụ tùng dùng để bảo dưỡng thường xuyên máy thi công: 15.000.000
3 Chi tiền mặt mua 1 số CCDC về xuất thẳng dùng cho thi công, thuộc loại phân bổ 2 lần, giá xuất kho: 8.000.000
4 Tính lương phải trả CNVC ở các bộ phận:
- Công nhân trực tiếp thi công nhà xưởng : 160.000.000
- Công nhân điều khiển máy thi công : 60.000.000
- Nhân viên quản lý đội máy thi công : 20.000.000
- Nhân viên quản lý công trường : 40.000.000
5 Trích các khoản trích theo lương tính vào các đối tượng theo quy định
6 Trích khấu hao TSCĐ trong kỳ:
- Sửa chữa thường xuyên máy thi công : 8.000.000
9 Trích trước chi phí sửa chữa lớn máy thi công: 10.000.000
10 Cuối kỳ, công trình nhà xưởng đã hoàn thành bàn giao
Yêu cầu: tính toán, lập định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên và tính Z cho từng hạng mục công trình
Tài liệu bổ sung:
- Máy thi công M1 thực hiện được 320 ca, trong đó phục vụ cho công trình nhà xưởng: 200
ca, công trình khác: 120 ca
- Máy thi công M2 thực hiện được 400 ca, trong đó phục vụ cho công trình nhà xưởng: 300
ca, công trình khác: 100 ca
- Đơn giá cho thuê 1 ca máy M1 = 250.000 đ/ca, M2 = 300.000 đ/ca
- Z dự toán của công trình nhà xưởng: 1.300.000.000, trong đó:
+ HMCT A = 600.000.000
+ HMCT B = 400.000.000
Trang 40+ HMCT C = 300.000.000
Bài 5:Doanh nghiệp xây lắp N&M (sau đây gọi tắc là: “DN”) thi công xây dựng 2 công trình A và
B, DN có 1 đội máy thi công gồm 3 loại máy: LM1, LM2, LM3 sử dụng để phục vụ cho thi công xây dựng các công trình (đội máy thi công có tổ chức kế toán riêng)
I Số dư đầu năm 201x của các tài khoản:
- Tài khoản 112 (1121): 3.200.000.000 đồng
- Tài khoản 112 (1122): 10.000.000.000 đồng (500.000 USD)
- Tài khoản 154 (1541): 4.335.000.000 đồng, trong đó:
Tài khoản 1541 “Công trình A”: 2.825.000.000 đồng
Tài khoản 1541 “Công trình B”: 1.510.000.000 đồng
Tài khoản 152 (1521) “Thép xây dựng”: 673.200.000 đồng (55 tấn x 12.240.000 đồng/ tấn = 673.200.000 đồng)
- Các tài khoản khác có số dư hợp lý
II Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong năm 201x:
1 Ngày 15/01, DN nhận giấy báo có của ngân hàng về khoản thu nợ khách hàng phát sinh năm trước: 500.000 USD, tỷ giá ghi nhận nợ năm trước là: 20.000 đồng/ USD Tỷ giá giao dịch thực tế trong ngày là: 20.300 đồng/ USD
2 Ngày 29/01, DN nhập khẩu 55 tấn thép xây dựng, đơn giá nhập khẩu: 700 USD/ tấn, DN chuyển khoản thanh toán 70% giá trị hàng nhập khẩu cho bên xuất khẩu Thuế suất thuế nhập khẩu thép xây dựng là 17%, VAT 10%, chi phí vận chuyển thép về kho DN: 22.000.000 đồng (bao gồm 10% thuế GTGT) DN thanh toán hết tiền thuế và tiền vận chuyển bằng chuyển khoản Tỷ giá giao dịch thực tế trong ngày: 20.600 đồng/ USD
3 Ngày 27/02, DN mua nhập kho 30 tấn thép xây dựng sản xuất trong nước, giao hàng tại kho của DN Đơn giá chưa bao gồm 10% thuế GTGT: 12.700.000 đồng/ tấn Đã thanh toán bằng chuyển khoản
4 Ngày 20/04, DN xuất kho 70 tấn thép xây dựng để thi công công trình A
5 Ngày 25/04, DN xuất kho 50 tấn thép xây dựng để thi công công trình B
6 Ngày 31/05, DN chuyển khoản thanh toán hết phần còn lại cho bên xuất khẩu thép xây dựng nêu ở nghiệp vụ số 2 Tỷ giá giao dịch thực tế trong ngày là: 20.700 đồng/ USD
7 Ngày 31/12, DN hoàn thành việc thi công xây dựng 2 công trình A và B, chi phí phát sinh tập hợp được như sau:
7.1 Chi phí nguyên vật liệu xuất kho (chưa bao gồm thép xây dựng xuất kho nêu trên): 2.970.000.000 đồng, trong đó sử dụng thi công công trình A: 2.000.000.000 đồng, thi công