- Số lượng môn học còn dàn trải, không được phân chuyên ngành: do trườngchỉ mới được cấp mã ngành Công nghệ thông tin, các mã ngành khác chưađược phép đào tạo.- Đề cương chi tiết các môn
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
(Năm học 2015-2016 – Thứ Ba ngày 29/12/2015 - Phòng họp số 4)
07:30 - 07:40 - Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, chương trình hội thảo
- Phát biểu khai mạc07:40 - 08:00 Nguyễn Đức Thuần – “Thực trạng đào tạo công nghệ thông tin theo hệ
thống tín chỉ tại Đại học Nha Trang và giải pháp”
08:00 - 08:20 Lê Thị Bích Hằng – “Công tác giảng dạy sinh viên ngành Công nghệ
thông tin theo định hướng công nghệ phần mềm – hiện trạng và giải pháp”
08:20 - 08:40 Phạm Thị Kim Ngoan – “Một số vấn đề trong hướng dẫn và đánh giá
bài tập các học phần cơ sở ngành CNTT”
08:40 - 09:00 Nguyễn Quang Tuấn – “Hoạt động tự học của sinh viên Đại học Nha
Trang thực trạng và một số đề xuất cải thiện”
Giải lao 20 phút (09:00 – 09:20)
09:20 - 09:40 Nguyễn Đình Ái – “Nguyên tắc để chọn dạng kiểm định trong thực hành
giải quyết các bài toán kiểm định”
09:40 - 10:00 Nguyễn Thủy Đoan Trang – “Xây dựng bài giảng điện tử e-learning với
Adobe Presenter”
10:00 - 10:20 Hồ Thị Thu Sa – “Thực trạng và giải pháp cho thực hành Tin học tại Đại
học Nha Trang trong giai đoạn hiện nay”
10:20 - 10:40 Nguyễn Thanh Quỳnh Châu – “Đề xuất bảng khảo sát kiến thức thu
nhận của sinh viên để định hướng nâng cao chất lượng giảng dạy”
Bế mạc
(mỗi báo cáo 10 phút trình bày và 10 phút trao đổi)
Trang 2MỤC LỤC
1 Nguyễn Đức Thuần - Thực trạng đào tạo công nghệ thông tin theo hệ thống tín
chỉ tại Đại học Nha Trang và giải pháp 3
2 Lê Thị Bích Hằng - Công tác giảng dạy sinh viên ngành Công nghệ thông tin
theo định hướng công nghệ phần mềm – hiện trạng và giải pháp 7
3 Phạm Thị Kim Ngoan - Một số vấn đề trong hướng dẫn và đánh giá bài tập các
học phần cơ sở ngành CNTT 13
4 Nguyễn Quang Tuấn - Hoạt động tự học của sinh viên Đại học Nha Trang thực
trạng và một số đề xuất cải thiện 17
5 Nguyễn Đình Ái - Nguyên tắc để chọn dạng kiểm định trong thực hành giải
quyết các bài toán kiểm định 21
6 Nguyễn Thủy Đoan Trang - Xây dựng bài giảng điện tử e-learning với Adobe
Presenter 27
7 Hồ Thị Thu Sa - Thực trạng và giải pháp cho thực hành Tin học tại Đại học
Nha Trang trong giai đoạn hiện nay 38
8 Nguyễn Thanh Quỳnh Châu - Đề xuất bảng khảo sát kiến thức thu nhận của
sinh viên để định hướng nâng cao chất lượng giảng dạy 41
Trang 3THỰC TRẠNG ĐÀO TÀO CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THEO HỆ THỐNG TÍN
CHỈ TẠI ĐẠI HỌC NHA TRANG VÀ GIẢI PHÁP
Nguyễn Đức Thuần
Bộ môn Hệ thống Thông tin
Tóm tắt: Đào tạo theo hệ thống tín chỉ là sự phát triển tất yếu trong giáo dục bậc đại
học Ngoài ưu, nhược điểm đã được đề cập bởi các chuyên gia giáo dục, mỗi cơ sở đào tạo lại gặp phải một số khó khăn do các yếu tố khách quan lẫn chủ quan của đơn vị Trong báo cáo này trình bày thực trạng đào tạo ngành công nghệ thông tin theo hệ thống tín chỉ tại đại học Nha Trang và một số giải pháp khắc phục.
Có lẽ không thể phủ nhận những lợi ích đào tạo theo hệ thống tín chỉ Những lợi ích
đó đã được khẳng định trong hệ thống giáo dục của các quốc gia tiên tiến Việt nam đãtriển khai đào tạo tín chỉ khá lâu tại Viện đại học Sài gòn, Huế, Cần thơ trước 1975 (chứkhông phải mới triển khai trong những năm 199x) Tuy nhiên, những nhược điểm khitriển hệ thống đào tạo tín chỉ tại các trường đại học hiện nay nói chung, và Đại học NhaTrang nói riêng ngày càng rõ nét Trong phạm vi báo cáo này, chúng tôi chỉ xin trình bàynhững tồn tại trong đào tạo ngành công nghệ thông tin tại Đại học Nha Trang
1 Thực trạng:
Là một khoa thành lập muộn nhất trường (2003), tuy nhiên khoa đã tham gia đàotạo bậc học đại học khi còn là bộ môn tin học (1995) Với cả phương thức đào tạoniên chế và tín chỉ, khoa đã có nhiều khóa sinh viên tốt nghiệp Những thành quảkhả quan trong đào tạo cũng như những tồn tại, có lẽ mỗi một thầy cô đều có mộttổng kết của riêng mình Ở đây, tôi xin mạnh dạn nêu những nhận xét của cá nhân:
a Chương trình đào tạo:
Mặc dù nhà trường đã có những động thái chuẩn bị khá công phu (nhiều lầnxây dựng KAS, xây dựng đề cương giảng dạy theo hướng chủ đề, nhiều cuộchội thảo, cử các chuyên gia (?!) đi tham quan, học tập ở nước ngoài), nhưng tôicho rằng chương trình đào tạo công nghệ thông tin hiện nay vẫn còn khiếmkhuyết do:
- Số lượng tín chỉ không phù hợp (130 TC): quá ít so với các trường khácChúng ta có thể tham khảo số lượng tín chỉ của một số trường như sau:
140-142 Theo chuẩn CDIO
Đ.H Giao thông Vận tải HN 142Đ.H Sư phạm Hà Nội 130 Không kể TC GDTC&GDQP
(Chúng tôi chỉ liệt một số trường đào tạo hệ 4 năm)
Trang 4- Số lượng môn học còn dàn trải, không được phân chuyên ngành: do trườngchỉ mới được cấp mã ngành Công nghệ thông tin, các mã ngành khác chưađược phép đào tạo.
- Đề cương chi tiết các môn học chưa được xây dựng mang tính gắn kết cácmôn học liên quan Thậm chí chưa được thẩm định, đánh giá chặt chẽ
- Không có học phần thực tập cơ sở
- Thời lượng một số môn học còn ít, chưa phù hợp
- Phân bố lịch trình đào tạo chưa hợp lý: Các môn học không liên quan đếnchuyên ngành chiếm hầu hết thời gian 3 học kỳ đầu
b Chất lượng đầu vào:
Hằng năm, số lượng thí sinh đăng ký dự thi vào ngành khá đông Số lượng thísinh trúng tuyển nguyện vọng 1 hằng năm trên 100 thí sinh Tuy nhiên, điểmđầu vào tập trung vào điểm sàn, ngay cả thủ khoa điểm đạt được có thể rớt vàocác trường đại học lớn Kiến thức toán học cơ sở, kiến thức tin học phổ thông ởmức trung bình (yếu) Ngoài ra, các em thường ở các vùng quê nên năng lựcngoại ngữ hạn chế Hiện nay, các em sinh viên năm cuối hầu hết chưa thamkhảo đến các tài liệu tiếng Anh chuyên ngành Việc xác định mục đích học tập
để “làm nghề” vẫn còn chưa định hình trong nhiều em
c Đội ngũ giảng viên:
Số lượng giảng viên của Khoa hiện nay đã lên đến 40 người, hầu hết đã hoànthành bậc học cao học Hầu hết các giảng viên đều yêu nghề, được tham giacác khóa tập huấn về đào tạoo hệ thống tín chỉ So với các năm trước là 1 kếtquả đáng mừng Tuy nhiên, cũng cần phải thừa nhận rằng kiến thức chuyênsâu, khả năng sư phạm vẫn còn là một vấn đề cần quan tâm (!) Khó khăn củađời sống cũng tác động không nhỏ đến chất lượng đào tạo (do phải tính toán,dành thời gian cho mưu sinh)
Một số giảng viên tự điều chỉnh nội dung học phần (!) mang tính chủ quan như
bỏ bớt nội dung, giảng theo dạng bài tập như luyện thi
d Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo:
Có lẽ phải khẳng định rằng, phòng máy thực tập của sinh viên là quá kém sovới những năm trước đây (!):
- Máy cũ, hỏng hóc nhiều, chưa đáp ứng thực sự với nhu cầu thực tập của sinhviên Phòng máy thực tập chuyên ngành là quá tải Hệ thống mạng máy tínhphục vụ giảng dạy xem như không có Đèn chiếu (projector)/Tivi một số phòngkhông có
- Một số sinh viên chưa có máy tính cá nhân (kể cả sinh viên năm 3)
- Tài liệu chuyên ngành còn hạn chế, chủ yếu do giáo viên môn học cung cấp.Chưa có tài khoản để truy cập vào các tài nguyên trên Internet
e Hệ thống quản lý đào tạo:
Trang 5-Thời khóa biểu cũng chưa chú trọng đến đặc thù các môn học ngành côngnghệ thông tin là cần minh họa, nhưng có những lớp phòng học không có đènchiếu.
Đặc biệt, có những lớp thời khóa biểu phân thiếu giờ môn học, giáo viên tự cânđối
- Chưa quản lý tính nhất quán trong việc đăng ký tính chỉ, nhiều sinh viênchưa học những môn tiên quyết lại đã đăng ký những môn học chuyên ngành,
và đăng ký quá nhiều môn
- Việc bố trí thực tập chuyên ngành, một số cơ sở tiếp nhận sinh viên chưaphù hợp
2 Giải pháp
Với thực trạng trên, tôi xin đề nghị một số giải pháp sau:
(Chú thích: Đơn vị thực hiện BM: Bộ môn, KH: Khoa, TR: Trường)
- Xây dựng lại chương trình đào tạo, cần thảo luận, đánh giá cẩn thận các đềcương môn học Nên tiếp cận một chương trình của 1 trường đại học lớn
trong hoặc ngoài nước (BM, KH)
- Biên soạn giáo trình, bài giảng mang tính thống nhất cho mỗi môn học (BM, KH)
- Phân bổ lại một số môn không chuyên ngành rải vào các học kỳ năm 3,4
(dành cho sinh viên tiếp cận một số môn cơ sở ngành vào năm 1) (KH, TR)
- Tổ chức đánh giá lại chuyên môn cho sinh viên mới nhập học, tổ chức các
lớp học bổ túc kiến thức bắt buộc đối với sinh viên chưa đạt yêu cầu (KH, TR)
- Đội ngũ giáo viên cố vấn cần nắm rõ năng lực mỗi một sinh viên để đề nghị
danh sách các học phần đăng ký học ở mỗi học kỳ (KH, TR)
- Chỉ cho sinh viên đăng ký môn học khi đã trả nợ xong môn học tiên quyết
(TR)
- Mỗi bộ môn sinh hoạt học thuật chú trọng đến nội dung các môn học giảngdạy Giáo viên được phân công môn học mới khi đã có bài giảng môn học và
giảng thử trước bộ môn (BM)
- Việc điều chỉnh nội dung môn học phải có ý kiến của bộ môn và ban chủ
nhiệm khoa (BM, KH)
- Trang bị đủ các thiết bị hỗ trợ giảng dạy cho các môn học cần minh họa
- Phân thời khóa biểu mang tính tập trung hơn (KH, TR)
- Chỉ những sinh viên có năng lực thực sự (căn cứ vào điểm tổng kết của học
kỳ trước) mới đăng ký học vượt một số môn (giáo viên cố vấn kiểm tra)
(KH, TR)
Trên đây là những ý kiến mang tính chủ quan của cá nhân Mong rằng, đây là nhữngđóng góp có được sự đồng cảm của đồng nghiệp Hy vọng, những nhìn nhận này sẽ đượcquan tâm trong việc nâng cao chất lượng đào tạo của khoa
Trang 6Tài liệu tham khảo:
[1] Chương trình đào tạo của các trường: www.fit.hcmus.edu.vn, www.uit.edu.vn,
www.utc.edu.vn, www.fit.hnue.edu.vn
[2] https://vi.wikipedia.org/wiki/Hệ_thống_tín_chỉ_tại_Việt_Nam
[3] pdt.hcmuaf.edu.vn/ /ve-viec-ap-dung-hoc-che-tin-chi-tren-the-gioi-va-vietnam
Trang 7CÔNG TÁC GIẢNG DẠY SINH VIÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THEO ĐỊNH HƯỚNG CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM – HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Lê Thị Bích Hằng – Bộ môn Kỹ thuật phần mềm
Tóm tắt
Bài báo này trình bày về việc triển khai giảng dạy sinh viên (SV) ngành Công nghệ thông tin (CNTT) khóa K54 theo chuyên ngành Công nghệ phần mềm: hiện trạng, những khó khăn hiện tại và đề xuất hướng giải quyết.
1 Đặt vấn đề
Công nghệ thông tin đang có sự phát triển nhanh chóng đòi hỏi chương trình giảngdạy cần phải liên tục cập nhật để đào tạo SV đạt chuẩn đầu ra đáp ứng yêu cầu của thịtrường Trước đây, Khoa CNTT trường ĐH Nha Trang triển khai đào tạo một ngànhCNTT chung, kể từ khóa K54 SV thuộc ngành CNTT của Trường sau khi kết thúc học kỳ
6 sẽ được chọn học một trong ba chuyên ngành, đó là: Hệ thống thông tin, Mạng máytính và truyền thông, Công nghệ phần mềm Việc lựa chọn chuyên ngành nhằm đáp ứngnhu cầu thực tế về nghề nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin Như vậy, sau khi tíchlũy các kiến thức cơ sở như khoa học tự nhiên, lý luận chính trị, cơ sở dữ liệu, lậptrình…, SV sẽ được tiếp cận với những kiến thức và công nghệ mới chuyên sâu, tùy theochuyên ngành mà SV đăng ký lựa chọn
Đối với chuyên ngành Công nghệ phần mềm, ngoài những kiến thức, kỹ năng chungcủa ngành CNTT, chương trình đào tạo cần có các học phần (HP) chuyên sâu Trong nămhọc 2015-2016, Khoa CNTT có một lớp chuyên ngành Công nghệ phần mềm là lớp54THPM, đây có thể được xem là lớp chuyên ngành đầu tiên theo chương trình giáo dụcmới Tuy nhiên, quá trình triển khai công tác giảng dạy chuyên ngành này đã gặp phảimột số khó khăn
2 Cơ sở lý luận
Căn cứ vào Chương trình giáo dục ngành Công nghệ thông tin trường Đại học NhaTrang [1], các HP thuộc mỗi chuyên ngành được xếp vào nhóm HP tự chọn, mỗi chuyênngành gồm 5 HP Từ mục tiêu đặt ra của ngành Công nghệ phần mềm là trang bị cho SVkiến thức, kỹ năng về tổ chức và quản lý dự án phần mềm để SV có khả năng phân tích,thiết kế và quản lý các dự án phần mềm, các HP của chuyên ngành này bao gồm:
Trang 8Các chủ đề của các HP theo định hướng Công nghệ phần mềm được tổng hợp như trong bảng dưới đây [5]:
1 Công nghệ phần mềm 1 Tổng quan về công nghệ phần mềm
2 Phân tích và đặc tả yêu cầu phần mềm
3 Thiết kế phần mềm
4 Cài đặt phần mềm
5 Kiểm thử và bảo trì phần mềm
2 Phân tích thiết kế hướng
đối tượng UML
1 Tổng quan về phân tích thiết kế hệ thống
2 Mô hình hóa hướng đối tượng
3 Mô hình hóa yêu cầu
4 Mô hình hóa cấu trúc
5 Mô hình hóa hành vi
6 Thiết kế
3 Kiểm thử phần mềm 1 Tổng quan về kiểm thử phần mềm
2 Kiểm thử trong quy trình phát triển phần mềm
3 Thiết kế các trường hợp kiểm thử
4 Các công cụ hỗ trợ kiểm thử
5. Kế hoạch kiểm thử và tài liệu kiểm thử
4 Mẫu thiết kế 1 Tổng quan về mẫu thiết kế
2 Hệ thống các mẫu thiết kế
3 Ứng dụng mẫu thiết kế trong thực tế phân tích thiết
kế phần mềm hướng đối tượng
4 Các mẫu thiết kế hiện đại và ứng dụng minh họa
5 Quản lý dự án phần mềm 1 Tổng quan về quản lý dự án phần mềm
Bảng tổng hợp các chủ đề của các HP thuộc chuyên ngành Công nghệ phần mềm
Như vậy, dựa trên bảng tổng hợp trên, có thể nhận thấy trình tự giảng dạy các HP theochuyên ngành Công nghệ phần mềm nên được bố trí như sau:
Trang 9Hình vẽ mô tả trình tự giảng dạy các HP chuyên ngành Công nghệ phần mềm
Tuy nhiên, ngành CNTT có những đặc thù sau:
- Sau khi SV hoàn thành xong học kỳ thứ 7, căn cứ vào điểm trung bình chung tíchlũy, Khoa CNTT sẽ xem xét SV có đủ điều kiện để làm đồ án tốt nghiệp hay không
- Các HP theo định hướng chuyên ngành hẹp thuộc nhóm HP tự chọn và được bố trígiảng dạy trong học kỳ 7
Do đó, để kịp tiến độ xét chọn SV làm đồ án tốt nghiệp thì các HP chuyên ngành đượcgiảng dạy trong cùng một học kỳ 7, và các HP này được bố trí giảng dạy trong cùng mộtthời gian
3 Hiện trạng công tác giảng dạy chuyên ngành Công nghệ phần mềm
Qua thực tế, việc bố trí giảng dạy các HP chuyên ngành Công nghệ phần mềm songsong trong cùng một học kỳ đã dẫn đến một số vấn đề sau:
- Một số nội dung tổng quan được nêu trong các HP tiên quyết là tiền đề cho các HPtiếp sau, do đó giảng viên (GV) giảng dạy các HP sau phải đề cập lại phần kiến thứccủa các HP tiên quyết Cụ thể: một số nội dung của HP(3) được nhắc trong chủ đề 5của HP(1); một số nội dung tóm tắt của chủ đề 1 trong HP(2) cũng đã được trình bày ởHP(1); để có thể sử dụng được một số mẫu thiết kế trong HP(4) thì SV phải biết một
số mô hình được trình bày trong HP(2) Việc này còn dẫn đến khó khăn trong việcphân bổ lại thời lượng giảng dạy lý thuyết cũng như bố trí thời gian giao bài tập vềnhà, bài tập nhóm cho SV
- GV giảng dạy các HP(4) và HP(5) khó kiểm tra các kỹ năng tư duy của SV ở cấp độcao như ứng dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá
Công nghệ phần mềm
(1)
Phân tích thiết kế hướng
đối tượng UML(2)
Quản lý dự án phần mềm
(5)
Mẫu thiết kế(4)
Kiểm thử phần mềm
(3)
Ghi chú: Học phần tiên quyết Học phần song hành
Trang 10- SV phải mất nhiều thời gian hơn để tìm hiểu và tiếp thu tài liệu, do đó sẽ ảnh hưởngđến thời gian làm bài tập, mặt khác SV sẽ khó hiểu sâu bài giảng hơn nếu học đồngthời cả 5 HP trong cùng một thời điểm.
Ngoài các trở ngại trên, việc giảng dạy chuyên ngành Công nghệ phần mềm còn gặpphải một số khó khăn khách quan:
- SV ngành CNTT vẫn còn thiếu kỹ năng làm việc nhóm và phương pháp giải quyếtvấn đề, lý do là, mặc dù SV đã học các HP “Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin”,
“Thiết kế và lập trình web”, nhưng kỹ năng viết báo cáo, đánh giá hiện trạng về đề tàinhóm của SV vẫn chưa đạt yêu cầu
- Một số GV do lần đầu tiên tham gia giảng dạy chuyên ngành nên gặp khó khăntrong việc thiết kế và chuẩn bị bài giảng, tài liệu tham khảo cũng như đứng lớp giảngdạy
Để giải quyết những trở ngại trên, bắt đầu từ tuần thứ 2 của học kỳ, các GV giảng dạychuyên ngành cùng trao đổi với nhau để thống nhất nội dung giảng dạy, với mục tiêu làmsao để SV có thêm nhiều thời gian hiểu sâu về kiến thức HP, đồng thời trau dồi thêm kỹnăng làm việc nhóm, viết báo cáo và thuyết trình Ngoài ra, một số biện pháp khác cũngđược chú trọng cụ thể như sau:
- GV vận dụng kết hợp các phương pháp giảng dạy tích cực vào các buổi thảo luậntrong lớp, như hỏi đáp, học nhóm, giao đề tài nhóm (project), và chấm điểm bài tập vềnhà
- Một đề tài được giao cho một nhóm SV sẽ được thực hiện chung cho các HP để
GV dễ dàng đánh giá SV hơn về kỹ năng làm việc nhóm và thuyết trình, cũng nhưđánh giá khả năng vận dụng kiến thức của SV vào việc phân tích đánh giá một vấn đềđược giao
- Tăng cường sự ứng dụng thực tế, các bài tập, đề tài nhóm được thực hiện trên công
cụ và theo quy trình hiện đại nhằm tạo cơ hội cho SV hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể
- Hướng dẫn, gợi ý SV phương pháp tham khảo tài liệu, đọc bài giảng trước ở nhà
4 Kết luận và đề xuất
Tóm lại, việc cho phép SV lựa chọn chuyên ngành là một hướng đi đúng nhằm đápứng đòi hỏi thực tế về nghề nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin Tuy nhiên,chương trình giáo dục ngành CNTT của Trường được thiết kế cũng còn có mặt hạn chế,
đó là:
Trang 11các HP về chuyên môn sẽ được giảng dạy nhiều hơn, SV sẽ tích lũy nhiều kiến thức vềchuyên ngành hơn.
- Các HP chuyên ngành được bố trí giảng dạy trong cùng một học kỳ dẫn đến tìnhtrạng nội dung bị trùng lắp; GV các HP học sau phải dành thêm thời gian giảng giảicho SV về những nội dung đã có ở HP tiên quyết; SV phải cố gắng lĩnh hội nhữngkiến thức của HP tiên quyết để có thể tiếp thu kiến thức của các HP sau
Từ những trở ngại trên, tác giả xin đưa ra một số đề xuất:
- Nếu các HP chuyên ngành bắt buộc phải học trong một học kỳ thì có thể xem xétmột trong hai đề xuất sau:
1 Phân bổ lại thời gian biểu dựa trên mục tiêu của các HP, cụ thể: HP Công
nghệ phần mềm và Phân tích thiết kế hướng đối tượng UML có thể học trong 8
tuần đầu của học kỳ, các HP còn lại sẽ được học trong các tuần còn lại của học kỳ.Tuy nhiên, theo cách phân bổ thời gian biểu này, thì để đảm bảo chất lượng và tạođiều kiện cho SV có thời gian làm bài tập lớn, thì nên bố trí lịch thi vào cuối học
kỳ và GV sẽ theo dõi, chấm điểm bài tập lớn, bài kiểm tra vào thời điểm trước khidiễn ra kỳ thi cuối kỳ
2 Thời gian biểu phân bổ cho các HP như cũ, nghĩa là các HP sẽ được học kéodài trong một học kỳ:
o GV nên giao bài tập về nhà cho SV, yêu cầu SV phải đọc bài trước khi đếnlớp GV có thể cung cấp cho SV nguồn tham khảo tài liệu phù hợp với mỗichủ đề
o Đối với các HP sau như HP(2), HP(3) và HP(4), thì khi giảng dạy đến chủ
đề có nội dung trùng với nội dung của HP trước mà SV chưa được học, GVnên gợi ý SV tìm hiểu, đọc trước bài giảng của các HP đó Mặt khác, việc
bổ sung những câu hỏi, hình ảnh minh họa trên lớp sẽ giúp cho SV nắm rõhơn về nội dung của chủ đề
o Đối với các HP tiên quyết, thì khi giảng dạy đến chủ đề có nội dung trùngvới nội dung của HP sau mà SV đã được học, thì GV sẽ trực tiếp đặt câuhỏi trên lớp; hoặc giao bài tập nâng cao để SV làm trước ở nhà
o Chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm sẽ tìm hiểu và báo cáo trước lớpmột nội dung khác nhau
o Cộng điểm khuyến khích cho các SV nỗ lực, cố gắng trả lời câu hỏi, làm tốtcác bài tập được giao
- Theo lộ trình đánh giá lại chương trình giáo dục của ngành, khoa CNTT nên thamkhảo chương trình giáo dục nhóm ngành CNTT của một số trường đại học uy tín trongnước, đồng thời khảo sát nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp có sử dụng nguồn
Trang 12nhân lực được đào tạo của khoa để cập nhật, điều chỉnh chương trình đào tạo cho phùhợp.
- Thiết lập và thực hiện hệ thống tiếp nhận phản hồi của SV trong khoa Sau khi kếtthúc học kỳ 7, khoa nên thu thập ý kiến SV về chương trình đào tạo chuyên ngànhCông nghệ phần mềm, phương pháp giảng dạy của GV, tài liệu phục vụ học tập… để
có thêm các phản hồi chính xác hơn về công tác giảng dạy và học tập
- Tạo điều kiện cho GV tiếp cận với nguồn tri thức và công nghệ mới, tham gia cáckhóa học bồi dưỡng chuyên môn ngắn hạn nhằm nâng cao trình độ, tích lũy thêm kinhnghiệm trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học
5 Tài liệu tham khảo
[1] Chương trình giáo dục đại học ngành Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nha Trang
[2] Chương trình giáo dục ngành đại học nhóm ngành Công nghệ thông tin – Trường Đạihọc Khoa học tự nhiên Tp Hồ Chí Minh
[3] Chương trình giáo dục ngành đại học Công nghệ thông tin – Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
[4] Chương trình giáo dục đại học ngành Công nghệ thông tin – Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông
[5] Các chương trình học phần Công nghệ phần mềm, Phân tích thiết kế hướng đối tượng UML, Kiểm thử phần mềm, Quản lý dự án phần mềm, Mẫu thiết kế - Trường ĐH Nha Trang
Trang 13MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG HƯỚNG DẪN VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI TẬP CÁC HỌC
lớp học phần Trong chương trình giảng dạy mỗi học phần đều có các nội dung: học phần
tiên quyết, mô tả tóm tắt học phần, mục tiêu dạy và học từng chủ đề của học phần Tuynhiên hiện nay các nội dung này chưa được thực hiện đúng và đầy đủ Các học phần đượcdạy và học chưa theo đúng ràng buộc điều kiện học phần tiên quyết gây khó khăn cho
GV trong việc hướng dẫn SV làm các bài tập học phần sau Bên cạnh đó, việc hướng dẫn
và đánh giá các bài tập học phần chưa được thực hiện một cách đầy đủ làm ảnh hưởngđến chất lượng học chính các học phần đó và chất lượng dạy – học các học phần sau.Trong báo cáo này, tôi trình bày một số vấn đề nêu trên đối với các học phần cơ sở ngànhCông nghệ Thông tin (CNTT)
2 Tổng quan vấn đề
Các học phần cơ sở ngành tôi đề cập trong báo cáo này là một số học phần liên quanvới nhau được tổ chức dạy – học trong học kỳ 5 + 6 ngành CNTT: Phân tích thiết kế hệthống thông tin (PTTK), Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (HQTCSDL), Lập trình cơ sở dữ liệuvới C# (LTCSDL), Thiết kế và lập trình Web (TKWeb) và Thực tập ngành Có hai vấn
đề nổi trội liên quan đến các học phần này:
Thứ nhất, theo chương trình đào tạo hiện nay có một sự bất cập trong việc tổ chứcdạy và học các môn PTTK, HQTCSDL và LTCSDL, cụ thể:
- Phân tích thiết kế hệ thống thông tin có học phần tiên quyết: Cơ sở dữ liệu và
Trang 14Tuy nhiên thực tế hiện nay ba học phần này được tổ chức dạy – học song song tronghọc kỳ thứ 5 Điều này gây trở ngại không ít cho người dạy và người học các học phầnnày, đặc biệt là việc hướng dẫn SV làm bài tập học phần LTCSDL.
Thứ hai, bài tập nhóm các học phần có những yêu cầu bị trùng lắp, GV hướngdẫn và đánh giá bài tập chưa tập trung vào trọng tâm của học phần làm ảnh hưởng đếnchất lượng dạy và học các học phần [2]
Hình 2: Yêu cầu bài tập nhóm học phần PTTKHT
Hình 3: Yêu cầu bài tập nhóm (a) học phần Hệ QTCSDL, (b) học phần LTCSDL
Việc hướng dẫn và đánh giá các học phần chưa được chú trọng đúng mức, chưa đivào trọng tâm của học phần Điều này có thể được thấy rõ qua các đề tài thực tập ngành
về “Thiết kế website” hay “Xây dựng chương trình quản lý” mà SV thực hiện trongnhững đợt thực tập gần đây
Là một GV đã hướng dẫn và chấm phản biện thực tập ngành nhiều năm, khi đọc một
số bài báo cáo thực tập ngành của sinh viên làm trong các đợt thực tập gần đây để lạitrong tôi nhiều suy nghĩ Ví dụ: Chỉ với phần giới thiệu website và khảo sát hiện trường
sơ sài trong một báo cáo thực tập ngành (Hình 4) mà sinh viên vẫn đưa ra được các môhình dữ liệu, mô hình chức năng của hệ thống, và phần cài đặt các chức năng còn kháđơn giản [4]
Trang 15
Sau đợt chấm thực tập ngành tôi đã cố đi tìm lời giải cho vấn đề trên Tôi đã traođổi với nhiều sinh viên Khóa 54 về các học phần liên quan, lấy các bài tập của các nhómsinh viên về tham khảo để tìm ra nguyên do Qua những dữ liệu thu thập được, tôi nhậnthấy sinh viên làm các bài tập nhóm học phần chủ yếu để đối phó, chất lượng bài tậpnhóm chưa cao Vì trong một học kỳ sinh viên có thể học từ 4-6 học phần, đa số các họcphần đều có bài tập nhóm dẫn đến quả tải cho sinh viên Bên cạnh đó, một số GV khihướng dẫn và đánh giá bài tập nhóm chưa tập trung vào trọng tâm của học phần giảngdạy Ngoài ra, một số GV khi hướng dẫn thực hành học phần không theo sát SV, đưa rayêu cầu để SV tự xoay sở mà không có kiểm tra, xem xét SV có hoàn thành được yêu cầuđặt ra hay không [3]
3 Nội dung trao đổi
Từ thực tế trên, tôi mạnh dạn đưa ra một số ý để thảo luận:
- Nên có sự phối hợp giữa các GV dạy các học phần liên quan trong việc phâncông và đánh giá bài tập nhóm SV Nhóm sinh viên có thể làm một đề tài chung cho cáchọc phần liên quan Mỗi GV giảng dạy học phần nào sẽ tập trung đánh giá phần nội dung
trọng tâm của học phần đó, các nội dung liên quan đến học phần khác có thể xem xét để
cộng điểm
- Những bài tập nào chưa đạt, GV giảng dạy góp ý và yêu cầu sinh viên phải
chỉnh sửa lại cho đến khi đạt yêu cầu.
- Khi hướng dẫn thực hành, GV nên theo dõi, kiểm tra việc hoàn thành bài thực
hành của SV
- Để việc dạy – học thuận lợi hơn, nên sắp xếp lại các học phần trong chương trình
đào tạo để đảm bảo điều kiện tiên quyết của học phần
4 Kết luận
Để nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập đối với các học phần cơ sở ngànhCNTT, các GV giảng dạy các học phần liên quan cần có sự phối hợp trong việc hướngdẫn và đánh giá bài tập nhóm, việc đánh giá phải đúng trọng tâm của từng học phần Hơnnữa, GV giảng dạy nên theo dõi SV trong các buổi thực hành, thường xuyên kiểm traxem SV có hoàn thành các yêu cầu đặt ra đối với bài thực hành hay không Bên cạnh đó,một số học phần cơ sở ngành CNTT được tổ chức dạy – học trong học kỳ 5 nên được sắpxếp lại để thỏa mãn ràng buộc điều kiện tiên quyết của học phần, điều này góp phần nângcao hiệu quả dạy và học các học phần liên quan
Hình 4: (a) Nội dung Giới thiệu Website; (b) Nội dung phần khảo sát hiện trạng
Trang 16Tài liệu tham khảo
[1] Chương trình giảng dạy các học phần PTTKHT, HQTCSDL, LTCSDL, LTWeb.[2] Một số bài tập nhóm học phần PTTKHT, HQTCSDL, LTCSDL lớp 54CNTT
[3] Bài tập thực hành các học phần PTTKHT, HQTCSDL, LTCSDL, LTWeb lớp54CNTT
[4] Một số báo cáo thực tập về đề tài “Thiết kế Website” và “Xây dựng chương trìnhquản lý” học kỳ 2 năm học 2014 – 2015
Trang 17HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC NHA TRANG
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CẢI THIỆN
Nguyễn Quang Tuấn
Bộ Môn Toán-Khoa CNTT
1 Đặt vấn đề
Trong quá trình chuyển tiếp từ THPT sang môi trường Đại học (ĐH) đã khiến không ítsinh viên gặp khó khăn khi tiếp cận các môn học ở bậc ĐH Không còn đơn thuần chỉ lànhấn mạnh vào trí nhớ, khác với học sinh THPT, bên cạnh hoạt động chủ đạo là học tập,sinh viên còn phải tự tìm tòi, nghiên cứu, chiếm lĩnh các tri thức cho bản thân trên cơ sở
tư duy độc lập
Trong những năm gần đây, nhiều trường ĐH đã đổi từ mô hình đào tạo theo niên chếsang học chế tín chỉ Phương thức này lấy sinh viên-người học làm trung tâm, tạo chosinh viên năng lực chủ động, sáng tạo Tuy nhiên, việc đem giống nho từ Pháp về trồng ởViệt Nam cũng không làm cho rượu vang nho của Việt Nam nổi tiếng thế giới được Cáicần nhất của học chế tín chỉ là tinh thần tự giác, tự học-và đó cũng chính là cái thiếu nhấttrong hành trang của học sinh phổ thông mang theo khi lên bậc ĐH
Với bài tham luận này, dù chưa có số liệu thống kê cụ thể nhất, nhưng với những khảo sátbước đầu từ các lớp tôi dạy, từ những phản hồi của các giảng viên khác, tôi nêu ra một sốthực trạng về hoạt động tự học của sinh viên ĐHNT, đồng thời đề xuất một số giải phápnhằm cải thiện, nâng cao tinh thần tự học của sinh viên
2 Tổng quan vấn đề
a) Khái niệm tự học
Tự học là sự nỗ lực chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng của bản thân người học để hướng tớinhững mục đích học tập nhất định Đó là quá trình tự giác, độc lập, tích cực để chiếm lĩnhtri thức, hình thành kỹ năng, thái độ và ngày càng hoàn thiện bản thân mình
b) Đặc điểm của hoạt động tự học trong phương thức đào tạo theo tín chỉ
Trong phương thức đào tạo theo niên chế, sinh viên tuân thủ theo một chương trình doNhà trường định sẵn của từng học kỳ, từng năm học, từng khóa học Khi chuyển sangphương thức đào tạo theo tín chỉ, kế hoạch học tập cụ thể phụ thuộc vào chính bản thânngười học Sinh viên có nhiệm vụ và quyền được lựa chọn môn học-người dạy, thờigian học, tiến trình học tập nhanh-chậm phù hợp với điều kiện của mình Điều đó cónghĩa là sinh viên phải chủ động xây dựng kế hoạch tự học, tự nghiên cứu sao cho việchọc của mình đạt hiệu quả nhất
c) Thực trạng hoạt động tự học của sinh viên ĐHNT
Trang 18Qua quá trình khảo sát thực tiễn, từ các khóa K56, K57, đa số sinh viên đều biết tầmquan trọng của việc tự học khi ở môi trường ĐH Tuy nhiên, việc biết và thực hành là haichuyện có khoảng cách khá xa Sau đây là một số thực trạng đáng buồn trong việc họctập của sinh viên
Không có ý thức học tập, động cơ học tập không cao, học cho có
d) Nguyên nhân của thực trạng
Thứ nhất, đó là thất bại của Chương trình đào tạo từ bậc phổ thông, đã vô tình hay cố ýtạo ra đa số học sinh không biết mình muốn gì-thích gì-sẽ trở thành gì Họ không biếtmình thích trở thành gì trong xã hội, là làm nông dân, kỹ sư, doanh nhân hay nghề giáo,
…Họ chỉ biết có mỗi việc là đỗ ĐH, ngành gì cũng được, nên không có đam mê, động cơhọc tập rõ ràng
Thứ hai, việc chuyển từ đào tạo theo niên chế sang phương thức đào tạo theo tín chỉ đãcắt-giảm không ít khối lượng của môn học, giờ lên lớp ít hơn, bù vào đó sinh viên phải tựhọc gấp đôi Nhưng thực tế cho thấy, đa số sinh viên vẫn rất thụ động không biết cách tựhọc, một số khác tạo thời gian nhàn rỗi để vui chơi vì không ai quản lý, vì cái thiếu nhất
để tự học là tính tự giác của sinh viên không có
Thứ ba, việc tạo cho sinh viên chủ động chọn người dạy, xét về góc độ nào đó rất nhạycảm, vì động cơ không tốt nên đa phần sinh viên sẽ lựa chọn những giảng viên “ít khótính” Thử khảo sát một vòng trên mạng Facebook, trước khi đăng ký môn học toàn câuhỏi “Học ai dễ qua hơn?” Chính vì sức ép về khối lượng định mức, không ít giảng viênphải thích nghi bằng cách “ít khó tính hơn”, vô tình làm cho sinh viên không chịu vượtqua giới hạn của bản thân mà cố gắng học hành đàng hoàng!
Thứ tư, việc cạnh tranh nguồn sinh viên đầu vào, áp lực tài chính đã khiến cho các cấpquản lý giáo dục tạo cho sinh viên tâm lý “Khách hàng là Thượng đế” nên sinh viên đãkhông còn nhiều áp lực học tập
3 Đề xuất một số giải pháp cải thiện
a) Đối với cấp quản lý
Trang 19- Tìm cách, tạo điều kiện để giảng viên không phải lo lắng về thiếu hụt khối lượng địnhmức do cơ số lớp bị hủy.
- Bộ môn nên xây dựng một ngân hàng đề thi đủ lớn và được sự quản lý của bộ môn,tránh trường hợp người ra đề dễ-đề khó gây ra ý nghĩ chọn người dễ để học cho sinhviên
- Củng cố, nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ cho việc tự học của sinh viên hơn nữa
b) Đối với giảng viên
- Giới thiệu đầy đủ về nội dung môn học, tài liệu tham khảo, hướng dẫn, giúp đỡ sinhviên tìm kiếm, chia sẻ tài liệu, xử lý thông tin phù hợp
- Cung cấp đầy đủ lịch trình giảng dạy trên trang web của bộ môn và cá nhân
- Trong quá trình giảng dạy, tích cực huy động kiến thức sinh viên đã có để tiếp thu cáimới, tận dụng tối đa những tình huống có vấn đề để khơi gợi, phát huy tính chủ động củasinh viên Ở đây, chúng ta nên khuyến khích sinh viên trả lời các câu hỏi bằng những câutrả lời “nghe hợp lý” là được Dần dần đi cùng sinh viên đến cái vừa hợp lý-vừa đúng
- Hướng dẫn sinh viên tự hoàn thiện bài học Tăng cường kiểm tra, đánh giá nhiều hơntrong từng tiết dạy Việc này đòi hỏi nhiều thời gian nên nhiều giảng viên theo cách nàyhay bị cháy giáo án
- Dạy cho sinh viên “cách học”, mỗi môn học cũng chỉ là phương tiện để giảng viênngoài truyền tải kiến thức còn phải dạy sinh viên cách sống tốt
c) Đối với sinh viên
- Nhìn rõ bản thân mình là ai, có gì, muốn làm gì? Xác định rõ ràng động cơ học tập,
xây dựng cụ thể kế hoạch học tập cho từng học kỳ, từng năm và cả khóa học
- Biết rằng, đi học là để thay đổi cách nghĩ, cách làm Cách chúng ta nhìn nhận-tiếpcận-giải quyết vấn đề là điều cần học tập và rèn luyện Công nghệ thay đổi chóng mặt,vòng đời ngắn ngủi nên những gì học được ở trường ĐH sẽ lạc hậu nhanh chóng
- Kiên trì với những mục tiêu, kế hoạch đã xây dựng cho bản thân, từng chút một
4 Kết luận
Một sự hiểu biết mà không do mình tìm ra chỉ là một sự hiểu biết hời hợt, nông cạn Sựhiểu biết do người khác mang lại, dù bằng bất cứ phương tiện nào cũng chỉ là kinhnghiệm của người đó Đừng hỏi tôi “phải làm gì”, “phải làm như thế nào?”, nếu muốn,chúng ta chỉ việc lên đường Thế thôi! Mỗi giảng viên có một cách “điểm đạo” riêng chohọc trò của mình Không có phương pháp nào là tốt nhất, chỉ có phù hợp hay không phùhợp mà thôi “Vạn pháp bình đẳng”, âu cũng là như vậy!
Trang 20Tài liệu tham khảo
[1]hoc-che-tin-chi-va-de-xuat-cac-giai-phap-cai-thien.aspx
http://thanhdong.edu.vn/qa/2632/1364/thuc-trang-van-de-tu-hoc-cua-sinh-vien-theo-[2]http://www.hmtu.edu.vn/PortletBlank.aspx/
FC1F578283A84D1A837D1E53DAFE3AD3/View/Danh-cho-sinh-vien-dang-hoc/Hoat_dong_tu_hoc_cua_SV_khi_truong_chuyen_sang_dao_tao_tin_chi/?
Trang 21NGUYÊN TẮC ĐỂ CHỌN DẠNG KIỂM ĐỊNH TRONG THỰC HÀNH GIẢI
QUYẾT CÁC BÀI TOÁN KIỂM ĐỊNH
Tác giả: Nguyễn Đình ÁiTrong thực tế khi giải quyết các bài toán kiểm định, người học thường gặp khó khăn khichọn dạng để kiểm định, nhất là giải quyết các bài toán kiểm định mang dấu bất đẳng thức
Đã xuất hiện những quan niệm của người học về vấn đề trên cho kết quả chưa tốt Tựu trung
có 2 quan niệm chính về chọn dạng bài toán kiểm định cần xem xét lại
Quan niệm thứ nhất cho rằng để kết luận về một ý kiến, ta phải cho ý kiến đó ở giả thiết H0.Quan niệm thứ hai cho rằng để kết luận về một ý kiến, ta phải cho ý kiến đó ở giả thiết H1.Trong bài này, chúng ta sẽ thử kiểm tra lại 2 quan điểm đó và sau đó xem xét một nguyêntắc tốt hơn
Để đơn giản và cụ thể, chúng ta chỉ cần xem xét về bài toán kiểm định trung bình tổng thể
để minh họa Các bài toán kiểm định tỉ lệ tổng thể, kiểm định so sánh 2 trung bình tổng thể, kiểmđịnh so sánh 2 tỉ lệ tổng thể là tương tự
Trong các tài liệu cổ điển của thống kê toán, bài toán kiểm định trung bình tổng thể có 3dạng mà ta phải chọn khi kiểm định
Dạng I: Kiểm định Ho: E(X) = mo; H1: E(X) ≠ mo
Dạng II: Kiểm định Ho: E(X) = mo; H1: E(X) > mo
Dạng III: Kiểm định Ho: E(X) = mo; H1: E(X) < mo
Chúng ta nhận xét rằng có thể mở rộng dạng II, dạng III (với qui tắc thực hành không thayđổi) thành
Dạng II: Kiểm định Ho: E(X) ≤ mo; H1: E(X) > mo
Dạng III: Kiểm định Ho: E(X) ≥ mo; H1: E(X) < mo
Sự mở rộng này có thể áp dụng cho các bài toán kiểm định khác như kiểm định tỉ lệ tổngthể, kiểm định so sánh 2 trung bình tổng thể, kiểm định so sánh 2 tỉ lệ tổng thể Cơ sở lý thuyếtcủa việc cho phép mở rộng này xin không phải trình bày ở báo cáo này Các dạng mở rộng nàyđược nêu trong nhiều tài liệu thống kê ứng dụng để tiện về mặt hình thức logic cho việc giảiquyết các ý kiến mang dấu bất đẳng thức đa dạng cũng như trái chiều nhau
Chỉ cần xét trường hợp các ý kiến mang dấu bất đẳng thức (những trường hợp còn lại là đơngiản khi chọn giả thiết kiểm định)
ta phải ép chính xác ý kiến đó vào giả thiết H 1 khi kiểm định là khôngchuẩn.
Xét ví dụ 1:
Cho X(mm) là chiều dài mỗi sản phẩm của nhà máy
Kiểm tra ngẫu nhiên 100 sản phẩm nhà máy, thấy chiều dài trung bình của chúng là 800(mm) và
độ lêch mẫu là 10(mm)
Có ý kiến 1 rằng chiều dài trung bình sản phẩm nhà máy là ngắn hơn 805(mm)
Trang 22(Có ý kiến 2 rằng chiều dài trung bình sản phẩm nhà máy là không ngắn hơn 805(mm)).
Hãy kết luận ý kiến này với mức ý nghĩa phù hợp
Ta nhận xét
+Ý kiến 1 có thể thể hiện bởi biểu thức: (E(X) < 805)
+Ý kiến 2 có thể thể hiện bởi biểu thức: (E(X) ≥ 805)
Rõ ràng không thể ép chính xác ý kiến 1 vào giả thiết Ho của dạng I, II hoặc III nào cả
Cũng không thể ép chính xác ý kiến 2 vào giả thiết H1 được
Từ phản ví dụ này cho phép kết luận các quan niệm này là thiếu chính xác
2 Giả sử cho phép không bắt buộc phải chính xác lắm, chấp nhận dùng quan niệm thứ nhất hay quan niệm thứ hai khi kiểm định 2 ý kiến trái chiều sẽ không cho kết quả thống nhất.
Xét lại ví dụ 1
Giả sử chấp nhận dùng quan điểm 1 (ép ý kiến vào Ho)
Khi cần kết luận ý kiến 1, ta đưa đến
Kiểm định giả thiết Ho: E(X) ≤ 805; H1 : E(X) > 805
Ở đây trung bình mẫu là 800 < 805 Chưa giải ta đã chắc chắn luôn sẽ đưa đến chấp nhận HoGiải bài toán này, bạn có trị cụ thể tiêu chuẩn kiểm định k = -5
Chọn mức ý nghĩa = 99,95% Ta có miền bác bỏ W : K > Z = -3,2905
Kiểm tra, ta có k W chấp nhận Ho
KL: Với mức ý nghĩa 99,95 %, E(X) ≤ 805 (mm)
*Kết luận (E(X) ≤ 805 (mm)) này không gở bỏ được dấu =
Khi cần kết luận ý kiến 2, ta đưa đến
Kiểm định giả thiết Ho : E(X) ≥ 805 ; H1 : E(X) < 805
Giải bài toán này, bạn có trị cụ thể tiêu chuẩn kiểm định k = 5
Chọn mức ý nghĩa 0,05% Ta có miền bác bỏ W : K< -Z = 3,2905
Kiểm tra, ta có kW Bác bỏ Ho
KL: Với mức ý nghĩa 0,05 %, E(X) < 805(mm)
Kết luận này thực tế coi là chắc chắn vì khả năng gây oan sai < 0,0005
Trang 23+ E(X) < 805(mm) ở đây được hiểu thêm là E(X) không thể nhận trị ở gần 805(mm)
Như vậy dùng quan điểm 1 và cùng giả thiết số liệu như nhau, lần lượt kiểm định 2 ý kiến tráichiều nhau, cho 2 kết quả không như nhau và kết quả sau tốt hơn
Giả sử chấp nhận dùng quan niệm 2 đối với ví dụ 1, cũng cho kết quả như trên
Xét ví dụ 2
Cho X(mm) là chiều dài mỗi sản phẩm của nhà máy
Kiểm tra ngẫu nhiên 100 sản phẩm nhà máy, thấy chiều dài trung bình của chúng là 800(mm) và
độ lêch mẫu là 10(mm)
Có ý kiến 1 rằng chiều dài trung bình sản phẩm nhà máy là ngắn hơn 800,7(mm)
(Có ý kiến 2 rằng chiều dài trung bình sản phẩm nhà máy là dài hơn 800,7(mm))
Hãy kết luận ý kiến này với mức ý nghĩa phù hợp
Giả sử chấp nhận dùng quan điểm 2 (ép ý kiến vào H1)
Khi cần kết luận ý kiến 2, đưa đến
Kiểm định giả thiết Ho: E(X) ≤ 800,7; H1 : E(X) > 800,7
Ở đây trung bình mẫu 800 < 800,7 Chưa giải ta đã chắc chắn luôn sẽ đưa đến chấp nhận Ho.Giải bài toán này, bạn có trị cụ thể tiêu chuẩn kiểm định k = -0,7
Miền bác bỏ W : K > Z = -0,6745 (chọn mức ý nghĩa = 75%)
Kiểm tra, ta có k W chấp nhận Ho
KL: Với mức ý nghĩa 75 %, E(X) ≤ 800,7(mm)
Khi cần kết luận ý kiến 1, ta đưa đến
Kiểm định giả thiết Ho : E(X) ≥ 800,7 (hoặc Ho : E(X) = 800,7 ) ;
H1 : E(X) < 800,7
Giải bài toán này, bạn có trị cụ thể tiêu chuẩn kiểm định k = 0,7
Miền bác bỏ W : K< -Z = 0,7063 (chọn mức ý nghĩa = 24 %)
Kiểm tra, ta có k W chấp nhận Ho
KL: Với mức ý nghĩa 24 %, chấp nhận E(X) = 800,7 (mm)
Nếu ở đây nếu dùng p-value thì cũng được kết luận là tương tự
So sánh 2 kết luận cho ví dụ thứ 2
+ E(X) ≤800,7 (mm) tức là E(X) < 800,7 hay E(X) ở gần 800,7
+ E(X) = 800,7 (mm), thật ra ta cần hiểu là E(X) ở đủ gần 800,7(mm)
Như vậy dùng quan điểm 2 với cùng giả thiết số liệu như nhau ở ví dụ 2, lần lượt kiểm định 2 ýkiến trái chiều nhau cho 2 kết quả có vẻ không như nhau và kết luận 2 là rỏ ràng hơn