1. Thực trạng:
1.1. Cơ sở vật chất:
- Với một vị trí rất đẹp, thuận tiện, nơi mà các tân sinh viên sẽ tiếp cận về những trang thiết bị do nhà trường phục vụ cho các môn học trên máy tính. Có lẽ các Thầy Cô không phủ nhận những kết quả Trung tâm NC&PT CNPM mang lại như phòng học vệ sinh sạch sẽ, đội ngũ kỹ thuật phục vụ nhiệt tình khi máy tính có sự cố.
- Trung tâm NC&PT CNPM có 6 phòng máy tính đang hoạt động và phần lớn các máy tính loại second hand của các nơi tập trung về, trong một phòng máy có nhiều thế hệ máy tính được xen kẽ làm mất tính thẩm mỹ của phòng học. - Bàn ghế là loại vật dụng nhanh hỏng nhưng từ rất lâu đã không được thay
và đã quá cũ, rất nguy hiểm. Không có hệ thống điện phục vụ Sinh viên khi cần dùng Laptop.
- Hệ thống mạng máy tính và Internet phục vụ giảng dạy xem như không có. Phòng thực hành không có thiết bị hỗ trợ giảng dạy: đèn chiếu (projector)/Tivi.
- Phòng máy tính không phục vụ được cho các môn học chuyên ngành của khoa CNTT (vì đã quá tải do môn học Thực hành Tin học cơ sở vào học kỳ I).
- Phòng thực hành máy tính không đủ hệ thống đảm bảo vệ sinh an toàn lao động (quá nóng vào mùa hè) và nhà vệ sinh của giáo viên không được sạch sẽ (đây cũng là kho lưu trữ các vật dụng).
1.2. Chất lượng sinh viên
- Hầu hết các tân sinh viên chưa có kiến thức toán học cơ sở, kiến thức tin học phổ thông ở mức trung bình và năng lực ngoại ngữ hạn chế. Các em từ bậc học phổ thông chuyển lên bậc đại học nên chưa biết phương pháp học tập. Vì vậy, với số lượng sinh viên của một nhóm thực hành là 30 sinh viên làm chất lượng tiếp thu và truyền đạt kém hiệu quả.
- Một số sinh viên xuất phát từ vùng sâu, vùng xa chưa có điều kiện tiếp cận với CNTT nên kỹ năng khai thác thông tin trên Internet chưa thực sự được tốt. Do đó việc ứng dụng CNTT chưa thực sự hỗ trợ giúp sinh viên trong việc học tập.
1.3. Hệ thống quản lý của phòng đào tạo, khoa và bộ môn
- Phòng đào tạo phân bố lịch trình đào tạo chưa hợp lý cho nên việc bố trí lịch thực hành còn tùy tiện. Sinh viên đăng ký lịch học thực hành nhưng không hề biết thời khóa biểu sẽ học buổi nào và phải tự liên hệ hoặc tìm giáo viên. Do đó nếu SV không sắp được lịch học thực hành thì đành phải nghỉ học.
- Những môn học có phần lý thuyết và thực hành, thì số tiết lý thuyết được giảng dạy trong một tuần quá ít cho nên không kịp với tiến độ thực hành (hiện nay môn Tin học cơ sở chỉ có 2 tiết lý thuyết mỗi tuần cho nên sinh viên không đủ kiến thức để thực hành và sinh viên học thực hành trước khi học lý thuyết).
- Các bộ môn và khoa không bố trí phân bổ giáo viên hướng dẫn thực hành phù hợp giữa hai môn Thực hành Tin học ứng dụng và thực hành tin học cơ sở.
2. Một số giải pháp
Với phần trình bày trên, chúng tôi mong muốn giúp sinh viên tăng khả năng tiếp thu kiến thức lý thuyết đã học, rèn luyện khả năng thực hành và phát huy những tiến bộ của CNTT trong việc chủ động tài liệu học tập, trao đổi về môn học góp phần nâng cao hiệu quả trong quá trình học đại học. Chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp như sau:
Kiểm tra, nâng cấp cũng như đầu tư các thiết bị đã xuống cấp, các máy tính đã hết hạn sử dụng nên thanh lý.
Hỗ trợ các thiết bị trợ giảng (Tivi / Projector). Đây là trang thiết bị dạy học mang lại tác dụng tích cực trong quá trình học cho sinh viên và giảm áp lực dạy cho giảng viên dạy học phần mang tính trực quan.
Sửa chữa và sắp xếp lại phòng đợi giáo viên. Hỗ trợ dịch vụ nước uống cho sinh viên như ở các giảng đường đã thực hiện.
Thay mới các ghế đã quá hạn sử dụng.
Bố trí lại thời khóa biểu giữa lý thuyết và thực hành một cách hợp lý hơn. Không nên để tình trạng giảng viên và phòng máy hoạt động hết công suất vào thời gian cao điểm (từ tháng 10).
Chúng ta nên tiếp cận các phòng máy của các trường đại học lớn để có tính chuyên nghiệp hơn và để xứng tầm một trường đại học lớn trong khu vực.
Giảm số lượng sinh viên trên một nhóm ở môn thực hành cơ sở (đề nghị 25 SV/nhóm)
III. Kết luận
Đây là những ý kiến của cá nhân trong quá trình tham gia giảng dạy. Mong rằng những đóng góp ý kiến này sẽ có được sự quan tâm và thay đổi tốt hơn trong sự nghiệp trồng người của Ban Giám Hiệu và Khoa trường Đại học Nha Trang.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Quyết định số 86/QĐ-ĐHNT của Ban Giám hiệu trường Đại học Nha Trang ngày 22/01/2010 Trung tâm máy tính trường Đại học Nha Trang được thành lập.
ĐỀ XUẤT BẢNG KHẢO SÁT KIẾN THỨC THU NHẬN CỦA SINH VIÊN ĐỂ ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY ĐỂ ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY
Nguyễn Thanh Quỳnh Châu Khoa Công nghệ Thông tin