Cơ sở lý luận

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG ĐÀO TÀO CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ TẠI ĐẠI HỌC NHA TRANG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 27 - 29)

2.1. Vai trò của E-Learning

Chúng ta đang bước vào giai đoạn công nghệ tri thức, một giai đoạn cần người lao động tri thức cao, cần nhà tri thức có tấm bằng không phải trong chỉ 4 năm mà là tấm bằng

với 40 năm: Học bất kỳ thứ gì, bất cứ khi nào, học bất cứ nơi đâu và học suốt đời! E- learning chính là giải pháp hữu hiệu cho vấn đề này. E-Learning ra đời như một hình thức học tập mới đã mang đến cho người học một môi trường học tập hiệu quả với tinh thần tự giác và tích cực. Hiệu quả của E-Learning cao hơn so với cách học truyền thống, do E-Learning có tính tương tác cao dựa trên multimedia, tạo điều kiện cho người học trao đổi thông tin dễ dàng hơn, cũng như đưa ra nội dung học tập phù hợp với khả năng và sở thích của từng người.

Theo quan điểm hiện đại, E-Learning là sự phân phát các nội dung học sử dụng các công cụ điện tử hiện đại như máy tính, mạng vệ tinh, mạng Internet, Intranet,… trong đó nội dung học có thể thu được từ các website, đĩa CD, băng video, audio… thông qua một máy tính hay TV; người dạy và người học có thể giao tiếp với nhau qua mạng dưới các hình thức như : e-mail, thảo luận trực tuyến (chat), diễn đàn (forum), hội thảo video… [6]

Để SV có thể nghe giảng những nội dung không thể tự đọc hiểu được thì GV phải cung cấp trước video bài giảng. Theo [8], hiện nay, có nhiều loại công cụ bao gồm thiết bị và phần mềm có thể sử dụng để tạo video bài giảng. Không có một loại công cụ nào là tối ưu cho tất cả mọi trường hợp. Tùy vào từng hoàn cảnh, điều kiện và thói quen giảng dạy, GV có thể lựa chọn loại công cụ phù hợp nhất với bản thân. Có 3 loại hình video bài giảng: video ghi hình GV (loại 1), video chỉ quay phim màn hình (loại 2) và video kết hợp giữa loại 1 và loại 2 vừa quay phim màn hình vừa ghi hình GV (loại 3). Video loại 1 quen thuộc, gần gũi, phản ánh được trực quan sinh động của lớp học trực tiếp. Tuy nhiên kinh phí thực hiện lớn gồm: máy quay, nhân sự thực hiện và không gian ghi hình. Loại video chỉ quay phim màn hình, sử dụng phần mềm quay phim màn hình kết hợp với phần mềm viết vẽ. Loại này có ưu điểm là chi phí thực hiện rất tiết kiệm. GV có thể thực hiện ở bất cứ đâu và bất kỳ khi nào. Tuy nhiên, nhược điểm là nhàm chán vì không ghi hình GV. Loại 3 khắc phục được nhược điểm nhàm chán của loại 2 nhưng trực quan sinh động vẫn không bằng loại 1, chi phí thực hiện rất tiết kiệm và GV có thể thực hiện bất cứ đâu và bất kỳ khi nào.

Để soạn nội dung bài giảng, GV chủ yếu sử dụng PowerPoint không có tính tương tác và phản hồi cho người học. Từ năm 2013, Khoa CNTT đã triển khai thử nghiệm Moodle với số lượng GV tham gia khoảng 5 đến 7 GV/học kỳ nhưng nội dung chủ yếu là bài giảng truyền thống dạng file doc, .pdf hay bài trình chiếu được soạn từ PowerPoint. Từ học kỳ 2 năm học 2015-2016, trường Đại học Nha Trang triển khai hệ thống E- Learning tại địa chỉ: elearning.ntu.edu.vn. Với điều kiện giảng viên tại Khoa CNTT cũng như trường Đại học Nha Trang, theo quan điểm riêng cá nhân cho rằng xây dựng video bài giảng loại 3 là phù hợp. Vì vậy qua báo cáo này, chúng tôi xin giới thiệu công cụ hỗ trợ GV xây dựng bài giảng loại 3.

hợp với MS PowerPoint. Với các phần mềm tích hợp MS PowerPoint, GV dễ dàng xây dựng bài giảng điện tử trên chính phần mềm quen thuộc PowerPoint của mình. Có nhiều công cụ soạn bài giảng điện tử thực hiện được video bài giảng loại 3 (vừa ghi hình giảng viên vừa quay phim màn hình) như: Adobe Presenter, iSpring và Aticulate… Mỗi công cụ đều có ưu, nhược điểm và không một công cụ nào là tối ưu cả. Adobe Presenter đã biến Powerpoint thành công cụ soạn bài giảng eLearning, có thể tạo bài giảng để học sinh tự học, có thể ghi lại lời giảng, hình ảnh GV giảng bài, chèn các câu hỏi tương tác, chèn các bản flash, chèn các hoạt động ghi lại từ bất cứ phần mềm nào khác, có thể đưa bài vào hệ thống quản lý tài nguyên và quản lý học tập. Bên cạnh đó xét về giá, nếu có mua thì cũng còn rẻ hơn nhiều lần so với một số phần mềm tạo bài trình chiếu do một số công ty khác trong nước sản xuất (đắt, cứng nhắc, bó hẹp trong một vài ứng dụng, không hợp chuẩn) [3]. Hơn nữa, Theo công văn số 4983/BGDĐT-CNTT về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2015 – 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngày 28 tháng 9 năm 2015 cũng khuyến cáo rằng “không nên chỉ dùng PowerPoint” và “công cụ soạn bài giảng điện tử e-Learning tốt nhất là dùng Adobe Presenter”. Trong báo cáo này, tôi giới thiệu phần mềm Adobe Presenter còn vì tính đơn giản, dễ sử dụng giúp GV có thể tiếp cận và sử dụng ngay trên chính phần mềm quen thuộc PowerPoint mà GV đã quen dùng.

2.3. Giới thiệu phần mềm Adobe Presenter

Adobe Presenter là một Plug-in cho PowerPoint được hãng Adobe phát triển. Adobe Presenter bổ sung thêm tính năng cho phần mềm quen thuộc PowerPoint giúp GV dễ dàng tạo ra bài giảng điện tử theo chuẩn Elearning với đầy đủ các nội dung đa phương tiện, câu hỏi tương tác tích cực phục vụ cho việc tự học của SV. Adobe Presenter có các tính năng nổi bật sau:

- Giúp dễ dàng tạo ra các bài giảng từ các slide trên PowerPoint thành bài giảng điện tử tương tác theo chuẩn E-Learning và có thể dạy và học qua mạng.

- Adobe Presenter giúp chuyển đổi các bài trình chiếu PowerPoint sang dạng tương tác multimedia, có lời thuyết minh (narration), thu hình GV đang giảng. Đặc biệt là tính năng chèn câu hỏi tương tác (quizze) giúp SV có thể tự đánh giá mức độ hiểu bài của mình trong quá trình tự học.

- Adobe Presenter cho phép xuất bài giảng ra nhiều loại định dạng khác nhau như: flash, website, file pdf (vẫn giữ được hiệu ứng, xem video và trả lời câu hỏi tương tác) tuân thủ các tiêu chuẩn về e-learning phổ biến (như AICC, SCORM 1.2 và SCORM 2004). Nhờ đó, ta có thể đưa bài giảng điện tử E- Learning soạn bằng Adobe Presenter vào các hệ thống quản lý học tập phục vụ việc tự học của SV, dạy và học trực tuyến, tạo ra môi trường học tập mọi lúc, mọi nơi (any where, any time), trên mọi thiết bị (any devices) miễn là thiết bị.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG ĐÀO TÀO CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ TẠI ĐẠI HỌC NHA TRANG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w