Ấn tượng về trường học: Đối với SV, người thụ hưởng trực tiếp dịch vụ của trường đại học, ấn tượng về trường đại học sẽ là điểm cơ bản để họ nhận dạng các trường

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG ĐÀO TÀO CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ TẠI ĐẠI HỌC NHA TRANG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 44 - 47)

học, ấn tượng về trường đại học sẽ là điểm cơ bản để họ nhận dạng các trường đại học. Khi họ cảm nhận một trường đại học có tiếng tăm, họ có xu hướng tin tưởng rằng trường đại học này có đội ngũ giảng viên có năng lực cao, đào tạo có chất lượng và họ sẽ có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp, trường đại học sẽ trang bị cho họ những hành trang cần thiết trong công việc sau này. Cảm nhận này cũng giúp họ củng cố niềm tin trong học tập .

Vì vậy, tầm quan trọng của năng lực giảng viên đối với động cơ và kiến thức thu nhận của sinh viên sẽ cao hơn khi họ có ấn tượng cao về trường mà học đang theo học. - Cạnh tranh trong học tập: Các SV vừa cạnh tranh và vừa hợp tác với nhau để có thể đạt

được thành quả cao nhất trong học tập. SV có mức độ cạnh tranh trong học tập cao họ thường sử dụng cạnh tranh như là đòn bẩy để tự phát triển khả năng của mình. Những SV này quan niệm là cá nhân họ không thể tách rời khỏi những SV khác trong lớp, họ luôn hợp tác với các thành viên khác trong lớp, trong học tập làm việc họ luôn mang lại hiệu quả cao. Như vậy mức độ gắn kết của họ với giảng viên vào động cơ học tập của họ sẽ cao, từ đó kiến thức thu nhận của họ cũng sẽ cao. Hay nói cách khác tầm quan trọng của năng lực giảng viên đối với động cơ và kiến thức thu nhận của sinh viên sẽ cao hơn khi thái độ cạnh tranh phát triển của họ cao.

- Phương pháp học tập:

 Lập kế hoạch học tập:

 Tìm hiểu về mục tiêu môn học trước khi môn học bắt đầu.

 Tìm ra phương pháp học tập phù hợp với từng môn học.

 Tìm đọc tất cả những tài liệu do giáo viên hướng dẫn.

 Chủ động tìm đọc thêm tài liệu tham khảo.

 Chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

 SV sử dụng thao tác tư duy (Hoạt động tự học)

 Ghi chép bài đầy đủ theo cách hiểu của mình

 Tóm tắt và tìm ra ý chính khi đọc tài liệu

 Vận dụng các kiến thức đã học để rèn luyện các bài tập, thực hành...

 Hoạt động học tương tác  Phát biểu xây dựng bài  Thảo luận, học nhóm

5. Bảng khảo sát:

Vui lòng cho biết mức độ đồng ý của bạn cho các phát biểu dưới đây theo thang điểm từ 1 đến 5 với qui ước:

1 2 3 4 5

Rất không đồng ý Không đồng ý Phân vân Đồng ý Rất đồng ý

Xin chỉ khoanh tròn một số thích hợp cho từng phát biểu.

Động cơ học tập Mức độ đồng ý

1. Tôi dành rất nhiều thời gian cho việc học 1 2 3 4 5

2. Đầu tư vào việc học là ưu tiên số một của tôi 1 2 3 4 5

3. Tôi tập trung hết sức mình cho việc học 1 2 3 4 5

4. Nhìn chung, động cơ học tập của tôi rất cao 1 2 3 4 5

Năng lực giảng viên Mức độ đồng ý

5. Giảng viên có kiến thức sâu về các môn 1 2 3 4 5

6. Giảng viên giảng giải các vấn đề dễ hiểu 1 2 3 4 5

7. Giảng viên chuẩn bị bài giảng rất kỹ khi đến lớp 1 2 3 4 5 8. Mục tiêu và nội dung các môn học được GV giới thiệu rõ ràng 1 2 3 4 5 9. Nội dung các môn học được sắp xếp có hệ thống 1 2 3 4 5 10. Tôi nắm rõ được mục đích và yêu cầu của các môn học 1 2 3 4 5

11. Giảng viên kích thích SV thảo luận trên lớp 1 2 3 4 5

12. Tôi thường xuyên thảo luận với GV 1 2 3 4 5

13. GV luôn tạo cơ hội cho SV đặt câu hỏi trước lớp 1 2 3 4 5 14. GV luôn khuyến khích SV đưa ra những ý tưởng, quan điểm mới 1 2 3 4 5

15. Dù có khó khăn gì đi nữa, tôi luôn cam kết hoàn thành việc học tại trường 1 2 3 4 5 16. Khi cần thiết tôi sẵn sàng làm việc cật lực để đạt được mục tiêu học tập 1 2 3 4 5 17. Khi gặp vấn đề khó khăn trong học tập, tôi luôn có khả năng giải quyết nó 1 2 3 4 5 18. Tôi luôn kiểm soát được những khó khăn xảy ra với tôi trong học tập 1 2 3 4 5 19. Tôi luôn thích thú với những thách thức trong học tập 1 2 3 4 5 20. Tôi có khả năng đối phó với những khó khăn không lường trong học tập 1 2 3 4 5 21. Nhìn chung, khả năng chịu đựng áp lực trong học tập của tôi rất cao 1 2 3 4 5

Cạnh tranh trong học tập Mức độ đồng ý

22. Tôi thích thú cạnh tranh trong học tập vì nó cho tôi cơ hội khám phá khả

năng của tôi 1 2 3 4 5

23. Cạnh tranh học tập là phương tiện giúp tôi phát triển khả năng của mình 1 2 3 4 5 24 Cạnh tranh trong học tập giúp tôi học hỏi từ chính mình và từ các bạn 1 2 3 4 5 25. Tôi thích thú cạnh tranh học tập vì nó làm cho tôi và bạn học gần gũi hơn 1 2 3 4 5

Kiến thức thu nhận Mức độ đồng ý

26. Tôi đã gặt hái được nhiều kiến thức từ các môn học 1 2 3 4 5 27. Tôi đã phát triển được nhiều kỹ năng từ các môn học 1 2 3 4 5 28. Tôi có thể ứng dụng được những gì đã học từ các môn học 1 2 3 4 5 29. Nhìn chung, tôi đã học được rất nhiều kiến thức và kỹ năng trong học tập 1 2 3 4 5

Ấn tượng trường học Mức độ đồng ý

30. Tiếng tăm của trường tôi đang học ảnh hưởng giá trị bằng cấp của tôi 1 2 3 4 5 31. Tôi tin rằng các nhà tuyển dụng có ấn tượng tốt đối với trường tôi học 1 2 3 4 5 32. Tôi đã nghe nhiều tiếng tốt về trường tôi đang học 1 2 3 4 5

33. Tôi tin rằng trường đang học có danh tiếng 1 2 3 4 5

Phương pháp học tập Mức độ đồng ý

34. Lập thời gian biểu cho việc học tập 1 2 3 4 5

35. Tìm hiểu mục tiêu môn học trước khi môn học bắt đầu 1 2 3 4 5 36. Tìm ra phương pháp học tập phù hợp với từng môn học 1 2 3 4 5 37.Tìm đọc tất cả những tài liệu do giáo viên hướng dẫn 1 2 3 4 5

38.Chủ động tìm đọc thêm tài liệu tham khảo 1 2 3 4 5

Vui lòng cho biết một số thông tin về bản thân:

46. Giới tính Nam Nữ

47. Hệ học: Tập trung Vừa học vừa làm

III. Kết luận

Cá nhân đề xuất sơ bộ nội dung bảng khảo sát, nếu có thể được, với bảng khảo sát này, từ đó phát triển nghiên cứu để góp phần giúp cho trường, khoa nắm bắt được vai trò quan trọng của đặc điểm sinh viên, tầm quan trọng của năng lực giảng viên đối với động cơ học tập và kiến thức thu nhận của sinh viên. Để từ đó, có thể thiết kế những chương trình giảng dạy phù hợp, cơ chế tuyển dụng giảng viên để có được đội ngũ giảng viên có năng lực chuyên môn và sư phạm góp phần kích thích và có những kế hoạch cần thiết để làm tăng hiệu quả học tập của sinh viên cũng như hiệu quả đào tạo của nhà trường. Hơn nữa, cũng giúp cho chính bản thân sinh viên hiểu được tầm quan trọng của việc học tập, nhận biết mà gia tăng kết quả học tập của mình trong quá trình học tập tại trường.

Vì vậy, để góp phần nâng cao vị thế của trường, đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giảng dạy và khả năng cung ứng cho nhà tuyển dụng nguồn nhân lực có chất lượng thì việc nâng cao chất lượng đào tạo mà cụ thể là nâng cao chất lượng học tập, kiến thức thu nhận của sinh viên là yêu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy, ban đầu, việc đề xuất bảng khảo sát kiến thức thu nhận của sinh viên sẽ giúp cho trường, khoa phát huy các nhân tố tích cực, quan trọng và hạn chế các nhân tố tiêu cực để góp phần nâng cao kết quả học tập của sinh viên từ đó nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

IV. Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Đình Thọ (2010), Mối quan hệ giữa động cơ học tập và chất lượng sống trong học tập của sinh viên khối ngành kinh tế, Đề tài B2009-09-76, Bộ Giáo dục &

đào tạo.

2. Nguyễn Thị Mai Trang, Nguyễn Đình Thọ, Mai Lê Thúy Vân (2008), Các yếu tố chính tác động vào kiến thức thu nhận của sinh viên khối ngành kinh tế tại TP.HCM, Đề tài B2007-76-05, Bộ Giáo dục & đào tạo.

3. Huỳnh Quang Minh (2002), Khảo sát những nhân tố ảnh hưởng kết quả học tập của

sinh viên hệ chính qui trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, Đề tài nghiên cứu khoa

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG ĐÀO TÀO CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ TẠI ĐẠI HỌC NHA TRANG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w