1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển nông nghiệp bền vững ở hải dương

92 260 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 211,4 KB

Nội dung

Đó là, năng suất lao động đưa tới tăng trưởng về nông nghiệp so với các ngành kinh tế khác là rất thấp trong khi các yếu tố đầu vào của sản xuất nông nghiệp như thủy lợi, phân bón, thuốc

Trang 1

MỤC LỤC

Trang 2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang 4

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài.

Việt Nam cũng như nhiều quốc gia đang phát triển khác trên thế giới trên thế giới có nền kinh tế đi lên từ nông nghiệp và phát triển nông nghiệp là một trong những nội dung quan trọng phục vụ phát triển kinh tế

Nông nghiệp không chỉ giúp các quốc gia này đảm bảo về nhu cầu lương thực, thực phẩm khi dân số vẫn có xu hướng tăng nhanh mà còn là nguồn xuất khẩu hàng hóa chủ yếu của các quốc gia sang các nước phát triển để thu về nguồn ngoại

tệ phụ vụ phát triển kinh tế trong nước Ở Việt Nam, các mặt hàng nông sản chiếm khoảng 15% lượng hàng hóa xuất khẩu ra bên ngoài Những mặt hàng như gạo, cà phê, cao su, điều, tiêu, sắn, rau quả, tôm, cá tra, lâm sản có sức cạnh tranh cao, chiếm được vị thế quan trọng trên thị trường thế giới Bên cạnh đó, các sản phẩm nông sản còn là nguồn nguyên liệu đầu vào phục vụ hoạt động sản xuất công nghiệp Khu vực nông nghiệp cung cấp đầu vào cho sản xuất công nghiệp chế biến Thông qua công nghiệp chế biến, giá trị của sản phẩm nông nghiệp nâng lên nhiều lần, nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hoá, mở rộng thị trường … Khi công nghiệp chưa phát triển hay trình độ còn thấp, nông nghiệp là lĩnh vực góp phần đảm bảo nguồn lực cho sự phát triển của công nghiệp, cung cấp vốn và lao động Nông nghiệp được coi là ngành đem lại nguồn thu nhập ngoại tệ lớn đối với các nước đang phát triển trên thế giới Các loại nông, lâm thuỷ sản dễ dàng gia nhập thị trường quốc tế hơn so với các hàng hoá công nghiệp Vì thế, ở các nước đang phát triển, nguồn xuất khẩu để có ngoại tệ chủ yếu dựa vào các loại nông, lâm thuỷ sản

Tuy nhiên, hoạt động sản xuất nông nghiệp lại là một hoạt động sản xuât phụ thuộc rât nhiều vào điều kiện tự nhiên, ở điều kiện sản xuất thấp, sản lượng sản xuất nông nghiệp (SXNN) thường rất bấp bênh Trong những năm gần đây, hoạt động SXNN ở Việt Nam (VN) gặp nhiều khó khăn do hiện tượng biến đổi khí hậu gây

ra Để nâng cao năng suất, những người sản xuất lại sử dụng các loại hóa chất dẫn

Trang 6

đến tình trạng sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm và tình trạng ô nhiễm đất, nguồn nước trở nên trầm trọng hơn Do vậy, vấn đề cần đặt ra ở đây là làm thế nào để có thể sản xuất Nông Nghiệp (NN) một cách bền vững nhất.

Hải Dương là một Tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng có nhiều lợi thế để sản xuất nông nghiệp Những năm qua, sản xuất nông nghiệp đạt được thành tựu khá vững chắc Năm 2014, tổng sản phẩm trên địa bàn Tỉnh (GRDP theo giá 2010) ước tăng 7,7% so với năm 2013, cao hơn bình quân cả nước (cả nước ước tăng 5,8%), trong đó, giá trị tăng thêm (tính cả thuế) khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 2,3% Hải Dương trong nhiều năm qua sản xuất nông nghiệp đã phát triển với những bước tiến ngoạn mục Nhưng nếu xem xét góc độ phát triển bền vững thì đang có những vấn đề bức xúc đặt ra Đó là, năng suất lao động đưa tới tăng trưởng

về nông nghiệp so với các ngành kinh tế khác là rất thấp trong khi các yếu tố đầu vào của sản xuất nông nghiệp như thủy lợi, phân bón, thuốc trừ sâu có xu hướng ngày càng tăng giá, còn đầu ra của các sản phẩm lại quá bấp bênh: được mùa thì mất giá, được giá thì mất mùa Giải quyết được những vấn đề đang đặt ra bức thiết như thế là rất khó khăn phức tạp bởi nó liên quan đến hệ thống các lĩnh vực trong

đó trực tiếp là phát triển nông nghiệp bền vững

Vậy nên em đã lựa chọn vấn đề “Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hải Dương” làm chuyên đề thực tập với mục đích góp phần vào nhiệm vụ lớn lao đó.

2 Mục tiêu nghiên cứu.

Mục tiêu tổng quát:

Nghiên cứu sự phát triển nông nghiệp bền vững về mặt lý thuyết, trên cơ sở đó vận dụng lý thuyết để nghiên cứu thực tiễn phát triển NNBV ở Hải Dương

Mục tiêu cụ thể:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận của nông nghiệp và phát triển nông nghiệp bền vững

- Thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Hải Dương

Trang 7

- Những giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững ở tình Hải Dương.

Để giải quyết những mục tiêu trên, chuyên đề nghiên cứu sẽ tập trung giải quyết các câu hỏi nghiên cứu sau:

 Thế nào là PTNNBV?

 Đánh giá PTNNBV bằng tiêu chí gì?

 Nhân tố nào là quan trọng tác động đến PTNNBV ở Hải Dương?

 Làm thế nào để phát triển nông nghiệp Hải Dương một cách bền vững?

3 Đối tượng nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu là: “Phát triển nông nghiệp bền vững”

- Thời gian: từ năm 2010 đến năm 2015

5 Phương pháp nghiên cứu.

• Phương pháp thu thập và phân tích thông tin

Dựa vào các bản báo cáo, các con số đã thống kê được trong từng giai đoạn, từ

đó thu thập, phân tích và so sánh giữa các nguồn tìm hiểu, đánh giá mức độ tin cậy,

từ đó chọn lọc những thông tin đáng tin cậy nhất

• Phương pháp kế thừa

Bản thân người viết chuyên đề không trực tiếp điều tra các con số mà căn cứ vào các số liệu đã được điều tra của các cơ quan, tổ chức khác Từ đó làm căn cứ, kế thừa và xây dựng bài chuyên đề của mình

• Phương pháp tổng hợp

Các số liệu thống kê từ các bản báo cáo giai đoạn Người nghiên cứu tổng hợp lại để từ đó có cái nhìn tổng thể, xuyên suốt rồi rút ra những giải pháp tốt nhất

Trang 8

• Phương pháp nghiên cứu tại bàn.

Do kiến thức của tác giả còn hạn chế nên trong quá trình viết chuyên đề thực tập, tại bàn nghiên cứu tác giả xem xét lại những thành quả thực tiễn trong quá khứ của các tác giả đi trước với để tài liên quan về nông nghiệp bền vững, để rút ra kết luận bổ ích cho chuyên đề của mình Kế thừa những điều tốt mà bài nghiên cứu trước đã hoàn thành và bổ sung những điều chưa hoàn thiện, những mảng chưa được quan tâm để chuyên đề “Phát triển nông nghiệp bền vững tỉnh Hải Dương” hoàn thiện hơn

6 Kết cấu chuyên đề thực tập.

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tham khảo, chuyên đề thực tập tốt

nghiệp gồm 3 phần.

Phần 1: Cơ sở lý luận của nông nghiệp và phát triển nông nghiệp bền vững.

Phần 2: Thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Hải Dương.

Phần 3: Những giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững tỉnh Hải Dương.

Em xin chân thành cảm ơn các cô, chú và anh chị tại sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương đã tạo điều kiện cho em thu thập số liệu Đồng thời em cũng xin cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của Th.s Lê Huỳnh Mai để em hoàn thành chuyên đề thực tập này

Trang 9

PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG

NGHIỆP BỀN VỮNG.

1.1 Nông nghiệp

1.1.1 Khái niệm nông nghiệp

Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản

1.1.2 Đặc điểm của nông nghiệp.

Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của nhiều nước, đặc biệt là trong các thế kỷ trước đây khi công nghiệp chưa phát triển Nông nghiệp là ngành tạo ra sản phẩm thiết yếu, quan trọng cho con người Lương thực thực phẩm chỉ có ngành nông nghiệp mới sản xuất ra Trên thực tế phần lớn các sản phẩm chế tạo có thể thay thế nhưng không có sản phẩm nào có thể thay thế lương thực Do đó nước nào cũng phải sản xuất hoặc nhập khẩu lương thực để phục vụ nhu cầu của mình, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia

Hoạt động sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên Trước hết nông nghiệp khác cơ bản với các ngành khác ở chỗ tư liệu sản xuất chủ yếu là đất đai, điều kiện tự nhiên Công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, ngành nào tiến hành sản xuất kinh doanh cũng cần đất đai, tuy nhiên không có ngành nào đất đai đóng vai trò là một yếu tố sản xuất nông nghiệp Gắn liền với vai trò của đất đai

là ảnh hưởng của thời tiết Cũng không có ngành nào, ngoài nông nghiệp phụ thuộc vào sự biến động thất thường của thời tiết như vậy Cùng với sự biến động của thời thiết, điều kiện thổ nhưỡng, độ màu mỡ của đất đai mỗi nơi mỗi khác nên việc lựa chọn cơ cấu cây trồng, vật nuôi và kỹ thuật canh tác củng khác nhau Trong nông nghiệp sự khác nhau về chất lượng đất trồng, khí hậu, nguồn nước dẫn đến việc sản

Trang 10

xuất chủng loại cây, vật nuôi khác nhau và sử dụng các biện pháp canh tác, chăm sóc khác nhau

Ngành nông nghiệp còn chịu sự tác động của quy luật tiêu dùng sản phẩm

và quy luật tăng năng suất lao động Đặc điểm là tỷ trọng lao động và sản phẩm trong nền kinh tế có xu hướng giảm dần Ở các nước đang phát triển nông nghiệp tập trung nhiều lao động hơn hẳn với các ngành khác, trung bình thường chiếm từ 60% - 80% lực lượng lao động xã hội Ngược lại ở các nước phát triển tỷ lệ này không quá 10% Về sản phẩm, giá trị sản lượng nông nghiệp ở các nước đang phát triển thường chiếm từ 30 – 60%, trong khi ở các nước phát triển tỷ lệ này thường dưới 10%

1.1.3 Vai trò của nông nghiệp trong phát triển.

Thứ nhất, nông nghiệp là ngành cung cấp lương thực, thực phẩm, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia

Trong hầu hết các nước đang phát triển, nông nghiệp là nguồn cung cấp

lương thực, thực phẩm quan trọng cho tiêu dùng trong nước, vì vậy thặng dư trong sản xuất lương thực, thực phẩm có ý nghĩa quan trọng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của các ngành kinh tế khác Cũng có quan điểm cho rằng, việc thiếu hụt lương thực, thực phẩm có thể bù đắp thông qua nhập khẩu, nhất là trong điều kiện kinh tế mở như hiện nay Tuy nhiên, thực tiễn các nước đang phát triển trên thế giới cho thấy việc nhập khẩu thường gặp trở ngại từ khan hiếm ngoại tệ và chi phí cao Ngoài ra, không giống như nhập khẩu các vật tư, máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu sẽ giúp tạo ra giá trị gia tăng cao hơn sau quá trình sản xuất, ngược lại, việc nhập khẩu lương thực, thực phẩm là để tiêu dùng và do đó không gia tăng vốn cho nền kinh tế

Vì vậy có sự lựa chọn giữa nhập khẩu lương thực, thực phẩm và tư liệu sản xuất Trong trường hợp này, chi phí cơ hội cho việc nhập khẩu lương thực, thực phẩm là rất cao, đánh đổi với việc đầu tư thấp hơn và tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm hơn

Trang 11

Thứ hai, nông nghiệp cung cấp nông sản cho xuất khẩu, thu ngoại tệ, tạo vốn để mua sắm máy móc, thiết bị, vật tư thiết yếu cho công nghiệp hóa, hình thành quan hệ trong phân công lao động và hợp tác kinh tế quốc tế

Nông nghiệp được coi là ngành đem lại nguồn thu nhập ngoại tệ lớn Các loại nông, lâm thuỷ sản dễ dàng gia nhập thị trường quốc tế hơn so với các hàng hoá công nghiệp Vì thế, ở các nước đang phát triển, nguồn xuất khẩu để có ngoại tệ chủ yếu dựa vào các loại nông, lâm thuỷ sản Xu hướng chung ở các nước trong quá trình công nghiệp hoá, ở giai đoạn đầu giá trị xuất khẩu nông lâm, thuỷ sản chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu và tỷ trọng đó sẽ giảm dần cùng với sự phát triển cao của nền kinh tế Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, trong các nước đang phát triển, nông nghiệp đóng góp 29% GDP phần lớn là thông qua hoạt động xuất khẩu nông sản

Các nước đang phát triển có nhu cầu rất lớn về ngoại tệ để nhập khẩu máy móc, vật tư, thiết bị, nguyên liệu mà trong nước không hoặc chưa sản xuất được Khu vực nông nghiệp là nguồn cung cấp vốn lớn nhất cho sự phát triển kinh tế trong đó có công nghiệp, nhất là giai đoạn đầu của công nghiệp hoá, bởi vì đây là khu vực lớn nhất, xét cả về lao động và sản phẩm quốc dân Nguồn vốn từ nông nghiệp có thể được tạo ra bằng nhiều cách, như tiết kiện của nông dân đầu tư vào các hoạt động phi nông nghiệp, thuế nông nghiệp, ngoại tệ thu được do xuất khẩu nông sản v.v… Điển hình về sự thành công của sự phát triển ở nhiều nước đều đã sử dụng tích luỹ từ nông nghiệp để đầu tư cho công nghiệp Lịch sử phát triển đã cho thấy nhiều quốc gia thực hiện tích lũy tư bản cho công nghiệp hóa từ xuất khẩu nông sản, Việt Nam cũng thuộc nhóm những nước này

Thứ ba, phát triển nông nghiệp tạo tiền đề kinh tế - xã hội cho phân công lao động mới và tái cơ cấu trong nông nghiệp và toàn bộ nền kinh tế theo yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa

Trang 12

Nông nghiệp còn là ngành cung cấp sức lao động cho phát triển công nghiệp Tại nhiều nước đang phát triển, trong giai đoạn đầu của công nghiệp hóa, ngành công nghiệp chế biến nông sản giữ vai trò thống trị trong khu vực công nghiệp Cùng với quá trình tích lũy tư bản là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung

và cơ cấu công nghiệp dựa vào tài nguyên và lao động sang dựa vào vốn và công nghệ, nhờ đó tạo ra giá trị gia tăng cao hơn Quá trình này có đóng góp tiền đề quan trọng của ngành nông nghiệp

Thứ tư, là địa bàn tiêu thụ sản phẩm của công nghiệp, thúc đẩy công nghiệp và dịch vụ phát triển.

Mặc dù thu nhập bình quân đầu người của người dân nông thôn thấp tương đối so với lao động trong các ngành kinh tế khác, nhưng do quy mô dân số nông thôn rất lớn tại các nước đang phát triển nên nông nghiệp, nông thôn là thị trường rộng lớn và chủ yếu của công nghiệp, dịch vụ trong nước Tiêu dùng của cư dân nông thôn đối với hàng hóa và dịch vụ do các ngành kinh tế khác tạo ra thể hiện sự đóng góp về mặt thị trường của ngành nông nghiệp đối với sự phát triển Đóng góp này bao gồm cả việc nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm và nguyên liệu nông sản làm đầu vào cho công nghiệp chế biến

Thứ năm, là địa bàn trọng yếu có tác động quyết định tới bảo vệ môi trường sinh thái.

Trong khi sử dụng (và thường sử dụng chưa hợp lý) các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nông nghiệp có thể gây ra các tác động môi trường tích cực hoặc tiêu cực Đến nay, nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều nước nhất và làm cho nguồn nước ngày càng khan hiếm Nông nghiệp là yếu tố chính làm suy kiệt nguồn nước ngầm, ô nhiểm hóa chất nông nghiệp, bạc màu đất và thay đổi khí hậu toàn cầu khi chiếm tới 30% lượng phát thải khí nhà kính Tuy nhiên nông nghiệp cũng là nơi cung cấp chính các dịch vụ môi trường thường không được công nhận và không được trả tiền như cố định cacbon, quản lý lưu vực sông và bảo tồn đa dạng sinh học Với tình trạng khan hiếm nguồn tài nguyên ngày càng gia tăng, thay đổi khí hậu dẫn

Trang 13

đến những quan ngại về sự biến đổi môi trường và cái giá phải trả trong tương lai, kiểu nông nghiệp hiện nay không phải là một cách sản xuất ổn định và hợp lý Quản

lý các mối quan hệ giữa nông nghiệp, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường

là một phần không thể tách rời khỏi nông nghiệp vì sự phát triển

Thứ sáu, nông nghiệp cung cấp vốn nhất là vốn tích lũy ban đầu cho quá trình công nghiệp hóa, tạo tiền đề vật chất cho phát triển một số ngành công nghiệp có khả năng tích lũy nhanh cho công nghiệp hóa

Sự dịch chuyển vốn từ nông nghiệp sang các ngành kinh tế khác được thực hiện thông qua hai dạng: (i) Về nguồn vốn trực tiếp thu được từ cho thuê đất nông nghiệp, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tư liệu sản xuất cho nông nghiệp, nguồn thu này được dùng cho phát triển nền kinh tế quốc dân; (ii) Về nguồn vốn gián tiếp, nguồn thu này có được nhờ chính sách giá của nhà nước theo xu hướng giá sản phẩm công nghiệp tăng nhanh hơn giá nông sản Điều này có nghĩa, nông nghiệp phải hy sinh để tích lũy cho công nghiệp Nói nông nghiệp là cơ sở quan trọng nhất cho công nghiệp hóa nhưng không có nghĩa nông nghiệp là cơ sở duy nhất cho công nghiệp hóa bởi khi công nghiệp đã phát triển tới một mức độ nào đó thì trên nhiều phương diện, công nghiệp có thể tạo ra tiền đề cho sự phát triển của chính nó Chỉ riêng việc cung cấp lương thực, thực phẩm, sức lao động và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông sản thì vai trò cơ sở của nông nghiệp đối với sự phát triển của

công nghiệp còn có ý nghĩa tuyệt đối

Thứ bảy, đóng góp vai trò quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo.

Các nước đang phát triển với nền kinh tế đang trong quá trình hội nhập thì vấn nạn nghèo đói là vấn đề quan trọng, cấp thiết cần phải giải quyết để đảm bảo công bằng xã hội và tránh tình trạng phân biệt giàu nghèo Phần lớn dân số nghèo tập trung ở vùng nông thôn, nơi điều kiện làm việc và mức sống thấp hơn rất nhiều

so với thành thị Sự phát triển của khu vực nông nghiệp làm tăng nguồn thu cho lao động tham gia sản xuất, đặc biệt lao động nông thôn, nơi tập trung chủ yếu nguồn

Trang 14

lực cho sự phát triển của nông nghiệp Thu nhập của người lao động được cải thiện đồng nghĩa với mức sống được nâng lên và tỷ lệ hộ nghèo sẽ giảm xuống Điều đó cho thấy nông nghiệp góp phần quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo.

1.2 Phát triển bền vững và phát triển nông nghiệp bền vững.

1.2.1 Khái niêm phát triển bền vững.

Phát triển bền vững xuất hiện trong phong trào bảo vệ môi trường từ những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ XX Hội nghị thượng đỉnh Thế giới về PTBV tổ chức ở Johannesburg (cộng hòa Nam Phi) năm 2002 đã bổ sung và hoàn chỉnh khái

niệm về phát triển bền vững: “Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết

hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển gồm: Phát triển kinh

tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu và đời sống con người hiện tại, nhưng không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế

hệ tương lai” Như vậy, PTBV là sự phát triển trong mối liên hệ gắn kết chặt chẽ

thực hiện ba nhóm mục tiêu lớn: Mục tiêu kinh tế, mục tiêu xã hội, mục tiêu môi trường Trong đó sự phát triển kinh tế là nguồn gốc, là động lực; sự phát triển xã hội

là mục tiêu và sự phát triển môi trường là điều kiện của phát triển bền vững

Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về PTBV đã được kết tinh và phản ánh

đầy đủ nhất trong Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam: “Mục tiêu tổng quát của

PTBV là đạt được sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có về tinh thần và văn hóa, sự bình

Trang 15

đẳng của công dân và sự đồng thuận của xã hội, sự hài hòa của con người và tự nhiên, phát triển phải kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa được ba mặt là phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường”.

1.2.2 Khái niệm phát triển nông nghiệp bền vững.

Phát triển nông nghiệp bền vững là nội dung trọng yếu của chiến lược phá triển KT - XH của mọi quốc gia Phát triển nông nghiệp bền vững là tiền đề đảm bảo các mục tiêu phát triển KT - XH, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người Tuy nhiên vào nửa cuối thập niên 80 của thế kỷ XX, trong quá trình PTNN loài người đã phải đương đầu với những thách thức có tính toàn cầu và ở từng quốc gia với mức độ nghiêm trọng khác nhau như: Sự nghèo đói, sự suy giảm về tài nguyên thiên nhiên và môi trường, áp lực dân số, sử dụng quá mức các chất hóa học…Trước những thách thức nói trên, PTNNBV mới bắt đầu được quan tâm trong hai thập kỷ cuối của thế kỷ XX với nhiều quan niệm khác nhau:

Theo tổ chức lương thực và Nông nghiệp (FAO, 1992) định nghĩa: “Phát

triển nông nghiệp bền vững là quá trình quản lý và duy trì sự thay đổi về tổ chức,

kỹ thuật ngày càng tăng của con người về nông phẩm và dịch vụ vừa đáp ứng nhu cầu của mai sau” Sự phát triển của nền nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp và

nuôi trồng thủy sản) sẽ đảm bảo không tổn hại đến môi trường, không giảm cấp tài nguyên, sẽ phù hợp về kỹ thuật và công nghệ, có hiệu quả về kinh tế và được chấp nhận về phương diện xã hội Định nghĩa này đã đề cập đến những vấn đề cốt lõi của PTNNBV trên cả ba phương diện là sự phát triển hài hòa ba nhóm mục tiêu: Kinh

tế, xã hội và môi trường đồng thời chỉ rõ cách thức thực hiện để hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững

Theo Ban cố vấn kỹ thuật thuộc nhóm chuyên gia quốc tế về nghiên cứu

nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (TAC/CGIRC) : “Phát triển nông nghiệp bền vững

là nền nông nghiệp phải bao hàm sự quản lý thành công tài nguyên thiên nhiên nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người đồng thời cải tiến chất lượng môi trường và gìn giữ được tài nguyên thiên nhiên” Quan niệm này thiên về giải pháp quản lý để

Trang 16

PTNNBV, còn trên phương diện xây dựng nền nông nghiệp bền vững thì chưa được

đề cập đầy đủ

Tổ chức về môi trường sinh thái thế giới (WCED) đưa ra: “Phát triển nông

nghiệp bền vững là nền nông nghiệp thỏa mãn được các nhu cầu của thế hệ hiện nay mà không làm giảm khả năng ấy đối với các thế hệ mai sau” Định nghĩa trên

chỉ đề cập khái quát tới vấn đề PTNNBV nói chung chưa đi sâu vào từng khía cạnh

cụ thể

Ở nước ta, vấn đề PTNNBV là một trong những nội dung được đề cập ở quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17/8/2004 của Thủ tương chính phủ về

“Định hướng phát triển ở Việt Nam” Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam chỉ rõ:

“Phát triển nông nghiệp bền vững là quá trình sản xuất ngày càng nhiều hàng hóa theo yêu cầu của thị trường, phải đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, bảo tồn và phát triển được các nguồn tài nguyên như đất, nước, không khí, rừng và đa dạng sinh học”

Các định nghĩa trên đã đề cập đến những giác độ khác nhau, rất lý thú và sâu sắc về phát triển nông nghiệp bền vững Tuy nhiên để làm tốt các mục tiêu đó không phải là chuyện dễ dàng Ngay cả những nước phát triển ở châu Mỹ, châu Âu cũng cần phấn đấu để dần có được một nền nông nghiệp bền vững như các mục tiêu

đề ra ở trên Các mục tiêu này nhắm đến một sự bền vững cho cả thế giới và phải có bước đi thích hợp để đảm bảo cho cuộc sống hiện tại của mọi dân cư trên trái đất Không thể vì một mục tiêu cứng nhắc nào mà quên đi các mục tiêu khác, nhất là sự sinh tồn của cả cộng đồng Bên cạnh đó, nông nghiệp chỉ là một phần của xã hội, muốn có sự bền vững trong nông nghiệp thì xã hội như là một tổng thể, cần phải có các nguồn tài nguyên của nó như không khí, nước, đất, năng lượng và tất cả những thứ khác theo cách bền vững hơn Với cách tiếp cận trên, lựa chọn phù hợp nhất cho quan niệm về PTNNBV là khái niệm trong quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày

17/8/2004 của Thủ tương chính phủ về “Định hướng phát triển ở Việt Nam”

Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam

Trang 17

1.2.3 Những tiêu chí đánh giá phát triển nông nghiệp bền vững.

1.2.3.1 Tiêu chí bền vững về kinh tế nông nghiệp

Một là, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng trưởng với tốc độ liên tục, ổn định

và hiệu quả

Tăng trưởng là mục tiêu theo đuổi của tất cả các ngành trong nền kinh tế quốc dân Bất cứ một ngành nào, một lĩnh vực nào nếu không có sự tăng trưởng sẽ gây trở ngại đối với tiến trình phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế, đồng thời tăng trưởng kinh tế phải gắn với phát triển KT - XH trong đó xác lập được sự cân đối giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế với việc sử dụng các nguồn lực con người, tài nguyên thiên nhiên, khoa học, công nghệ, đặc biệt chú trọng phát triển công nghệ thân thiện với môi trường

Giá trị sản xuất nông nghiệp được xác định theo phương pháp tính trực tiếp

từ sản lượng sản phẩm: Phương pháp này được áp dụng cho tính GO của ngành nông nghiệp

Công thức tính như sau: GO = Qi x Pi

Trang 18

Hai là Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp: tăng tỷ trọng giá trị

sản xuất chăn nuôi - thuỷ sản, giảm tỷ trọng giá trị sản xuất trồng trọt - lâm nghiệp Bên cạnh đó, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng Nông nghiệp, tăng tỷ trong Công nghiệp-Xây dựng và Dịch vụ

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông – lâm – thủy sản theo xu hướng giảm dần

tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng lâm nghiệp và ngư nghiệp nhằm khai thác tốt hơn tiềm năng đất đai, diện tích mặt nước, ao hồ, sông, suối, biển Đồng thời kết hợp chặt chẽ với nông – lâm – thủy sản để hỗ trợ nhau cùng phát triển và bảo vệ môi trường sinh thái Trong nông nghiệp xu hướng phát triển làm giảm dần độc canh lúa, tăng dần tỷ trọng cây công nghiệp, rau, quả, cây đặc sản, chăn nuôi để sản xuất ra nhiều nông sản hàng hóa và xuất khẩu có giá trị cao Trong nền kinh tế nông nghiệp truyền thống, trồng trọt chiếm tỷ trọng lớn trong sản xuất nông nghiệp, bởi

vì sản phẩm của nó đáp ứng nhu cầu thiết yếu nhất cho đời sống nhân dân Nhưng khi nền kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao, nhu cầu sản phẩm chăn nuôi ngày càng gia tăng làm cho tỷ trọng ngành chăn nuôi có xu hướng tăng lên

Hiện nay nước ta đang đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH đất nước, mà một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu là đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Đây là một ngành sản xuất có vai trò hết sức quan trọng, nó không chỉ giúp đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, cung cấp nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp, sản xuất hàng hóa nông sản xuất khẩu, cân bằng và đảm bảo môi trường sinh thái mà sản xuất nông nghiệp còn là ngành chiếm đa số lao động của đất nước Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một đòi hỏi tất yếu để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh Sự chuyển dịch phải đảm bảo theo tăng giá trị sản xuất ở những sản phẩm có giá trị, hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với việc khai thác tiềm năng lợi thế của vùng

Trang 19

Ba là, Ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất, chế biến nông sản, nhất

là tỷ lệ áp dụng công nghệ sinh học

Đối với nền nông nghiệp truyền thống, năng suất lao động thấp, không ổn định, đôi khi còn ảnh hưởng nhiều của các yếu tố thời tiết, thiên tai Mặt khác, năng suất và hiệu quả sản xuất nông nghiệp chưa cao, chi phí đầu vào lớn Việc tiếp tục duy trì nền nông nghiệp truyền thống sẽ đẩy lùi sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân Đồng thời, với phương thức canh tác thủ công, độc canh, khai thác, sử dụng bừa bãi tài nguyên đất, tài nguyên nước, môi trường sẽ bị tàn phá nghiêm trọng Điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của người lao động trong nông nghiệp và dân cư nông thôn Vì vậy, để phát triển bền vững về kinh tế nông nghiệp cần áp dụng cơ giới hóa, ứng dụng khoa học cộng nghệ vào sản sản xuất, chế biến nông sản, nhất là công nghệ sinh học Ứng dụng khoa học công nghệ vào các giai đoạn sản xuất nông nghiệp từ gieo trồng đến thu hoạch Ứng dụng CNSH vào trồng trọt, chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao như chọn tạo giống cây trồng nông, lâm nghiệp bằng phương pháp chỉ thị phân tử chọn tạo giống lúa chịu hạn, giống lúa kháng đạo ôn, giống lúa kháng rầy nâu, giống lúa thơm chất lượng cao, giống vải thiều có triển vọng về năng suất, chất lượng… Trong lĩnh vực chăn nuôi, ứng dụng kết quả nghiên cứu lựa chọn được môi trường bảo quản tinh dịch dài ngày, cải tiến được các quy trình công nghệ tạo phôi, cấy truyền phôi, đông lạnh phôi lợn và bò trong ống nghiệm, ứng dụng CNSH trong ủ, chế biến thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm để tận dụng các phế phẩm nông nghiệp, giảm chi phí đầu vào

Tăng tỷ lệ hộ nông dân áp dụng KHCN vào sản xuất, đạt tỷ lệ ít nhất là 50%

hộ áp dụng Tăng tỷ lệ hộ nông dân áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng vào sản xuất, đạt tỷ lệ ít nhất là 50% hộ áp dụng Trên cơ sở áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuât nông nghiệp, muốn tiến tới một nền nông nghiệp phát triển bền vững, Tỉnh cần thay đổi phương thức sản xuất nông nghiệp từ tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hóa ngày càng lớn gắn với thị trường

Trang 20

Bốn là, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đất, lao động và vốn.

Những nguồn lực cơ bản trong sản xuất nông nghiệp đó là đất nông nghiệp, lực lượng lao động (cả về chất lượng và số lượng) tham gia sản xuất nông nghiệp và các nguồn vốn (tài chính) được huy động đầu tư vào sản xuất Sử dụng hiệu quả các nguồn lực nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân

Ưu tiên sử dụng đất tốt cho nông nghiệp, dành đất xấu (có khả năng sản xuất thấp) cho các mục đích phi nông nghiệp Quản lý hệ thống nông nghiệp nhằm đảm bảo có sản phẩm tối đa về lâu dài, đồng thời duy trì độ phì nhiêu đất Bảo đảm phát triển tài nguyên rừng nhằm thỏa mãn nhu cầu về thương mại, chất đốt, xây dựng và dân dụng mà không làm mất nguồn nước và thoái hóa đất Sử dụng đất trên cơ sở quy hoạch bảo đảm lợi ích trước mắt cũng như lâu dài của người sử dụng đất và cộng đồng Khi phân bố sử dụng đất cho các ngành kinh tế quốc dân cần sử dụng bản đồ, tài liệu đất và đánh giá phân hạng đất đai mới xây dựng, nâng cao chất lượng quy hoạch và dự báo sử dụng lâu dài Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo nhằm nắm bắt các kỹ thuật canh tác mới chiếm 30% tổng số lao động của nông nghiệp, không có tình trạng thất nghiệp trá hình hoặc thất nghiệp

tự nhiên ở nông thôn Giải quyết việc và tạo việc làm mới cho người lao động, hoàn thành 100% mục tiêu đề ra Vốn được sử dụng hiệu quả đem lại lãi xuất lớn khi đầu

tư phát triển sản xuất nông nghiệp

Số lao động trên 1 ha đất canh tác lúa (Lđvct) trong năm Chỉ tiêu này nhằm phản ánh khả năng tạo việc làm cho lao động nông nghiệp từ đất canh tác lúa của cả nước và từng vùng, từng địa phương Phương pháp tính, lấy tổng số lao động chuyên sản xuất lúa 4 khâu (sản xuất, vận chuyển, chế biến và tiêu thụ) trong năm chia cho tổng diện tích canh tác lúa trong năm (vctl) của địa bàn nghiên cứu (cả nước, từng vùng và từng địa phương)

Công thức tính: Lđvct = Lđl / Vctl (lao động/ha)

Trang 21

Hiệu quả sử dụng đồng vốn: Do sản xuất nông nghiệp có chu kỳ ngắn nên có thể gọi là Hiệu suất đồng vốn (HS)

Công thức tính là: HS=VA/IC.

+ Giá trị gia tăng (VA)+ Chi phí trung gian (IC)

GTGT/ha diện tích canh tác lúa (GTGTvct):

Tính bằng GTGT trong 1 năm (GTGTvct) trên ha diện tích đất canh tác lúa Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất đối với nông dân ở khâu sản xuất lúa của ngành lúa gạo, qua đó thể hiện khả năng cạnh tranh về sử dụng đất của sản xuất lúa phân theo cả nước từng vùng, từng địa phương

Năm là, Thị trường tiêu thụ rộng, liên kết chặt chẽ với các Tỉnh trên cả nước,

xuất khẩu nông sản ra nước ngoài, tỉnh Hải Dương có các chính sách định hướng tốt trong phát triển nông nghiệp

Từng bước được phát triển làm cho Hải Dương không còn là ốc đảo nữa mà trở thành địa bàn trung chuyển vận tải hàng hóa góp phần nhanh chóng đưa các sản phẩm hàng hóa tới tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng nhất, góp phần đẩy mạnh giao lưu văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa các địa phương trong và ngoài Tỉnh trong đó có những kiến thức phục vụ trực tiếp và gián tiếp cho việc phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững Quản lý tỉnh Hải Dương nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững là quá trình xây dựng và vận hành cơ chế KT - XH phù hợp với các quy luật kinh tế khách quan để tác động vào hệ thống kinh tế để phá triển nông nghiệp theo hướng bền vững

1.2.3.2 Tiêu chí bền vững về xã hội

Tuyên bố tại Hội nghị Rio de Ranerio đã khẳng định: Xóa bỏ đói nghèo là yêu cầu không thể thiếu của phát triển bền vững (kinh tế, xã hội và môi trường) Do vậy tiêu chí bền vững về xã hội trong khu vực nông thôn cần giải quyết như xóa đói

Trang 22

giảm nghèo, giải quyết công ăn việc làm và thực hiện công bằng xã hội, giảm bớt sự phân hóa giàu nghèo…

Trên thực tế hiện nay, tình trạng nghèo đói tồn tại chủ yếu ở vùng nông thôn, chiếm phần lớn trong số những người thuộc diện nghèo đói là những người tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp Đối với nền nông nghiệp truyền thống lạc hậu, tốc độ tăng trưởng thấp rất khó có thể giải quyết được vấn đề nghèo đói, giảm

tỷ lệ nghèo đói ở nông thông xuống còn 0% Thu nhập bình quân của lao động sản xuất nông nghiệp khu vực nông thôn cơ bản là 2.500.000 đ/người/tháng

Thu nhập bình quân nhân khẩu/tháng hoặc năm của hộ nông dân chuyên sản xuất lúa gạo (TNlg): Tính bằng tổng thu nhập (STlg) qui theo tháng hoặc năm từ sản xuất lúa gạo trên tổng số nhân khẩu của hộ sản xuất lúa gạo (Sng) Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tạo thu nhập, giảm nghèo cho nông dân

từ sản xuất lúa gạo

TNt = STlg / Sng, (đơn vị tính, triệu đồng)

Cơ cấu lao động chuyển dịch theo ngành Nông nghiệp-Công nghiệp-Dịch vụ phù hợp với chuyển dịch cơ cấu ngành Hiện tại việt nam là nền kinh tế nông nghiệp Do đó để phát triển nông nghiệp bền vững thì cơ cấu lao động phải chuyển dịch theo hướng nền kinh tế công nông nghiệp: tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp từ 15-25%, công nghiệp 25-35%, dịch vụ 40-50%) Trong nội bộ ngành Nông nghiệp, cơ cấu lao động chuyển dịch theo tỷ lệ 30-40% trồng trọt, 70-60% chăn nuôi Thực hiện tốt chương trình xóa đói giảm nghèo, tốc độ giảm nghèo 5% / năm Tình trạng thiếu việc làm ảnh hướng đến sự phát triển của nông nghiệp bền vững, do đó tỷ lệ lao động thiếu việc làm giảm xuống dưới 2% lực lượng lao động đảm bảo cho sự phát triển bền vững

Bình quân lương thực theo đầu người (Gạo) = (Sản lượng lương thực /

Số dân) Đơn vị: kg gạo/người.

Trang 23

Sản lượng lương thực bình quân đầu người của phải đạt trên 700 kg gạo/người, đây là yếu tố góp phần quan trọng phát triển nông nghiệp bền vững.

Như vậy, việc phát triển một nền nông nghiệp theo hướng bền vững sẽ đảm bảo được các mục tiêu tăng trưởng ổn định và hiệu quả Thực hiện các mục tiêu trên

sẽ là cơ sở giải quyết vấn đề thất nghiệp, tạo ra nhiều cơ hội về công ăn việc làm, ổn định đời sống cho người lao động từng bước nâng cao thu nhập và chất lượng đời sống cho nhân dân trong khu vực nông thôn Khi các mục tiêu trên được thực hiện

sẽ là cơ sở, tiền đề vật chất góp phần thúc đẩy nhanh quá trình xóa đói giảm nghèo

Số lượng việc làm mới được tạo thêm bình quân một năm hoàn thành chỉ tiêu đặt ra hàng năm của Tỉnh Tỷ lệ sử dụng thời gian của lao động ở nông thôn được đảm bảo, cụ thể là người lao động được sử dụng khoảng 100% thời gian làm việc Tỷ lệ giảm nghèo nhanh, đạt mục tiêu hàng năm đề ra Bên cạnh tỷ lệ giảm nghèo nhanh,

tỷ lệ tái nghèo phải được duy trì ở mức 0%

1.2.3.3 Tiêu chí bền vững về môi trường trong nông nghiệp.

Trong tất cả các ngành của nền kinh tế quốc dân thì nông nghiệp là ngành liên quan trực tiếp tới các điều kiện tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái Bằng hoạt động lao động của mình con người tác động đến các yếu tố tự nhiên trong đất để nuôi dưỡng cây trồng, gia súc, từ đó tạo ra các sản phẩm cần thiết cho xã hội Vì vậy bảo vệ nguồn tài nguyên đất, nước…là một nhiệm vụ cấp bách, nó không chỉ đáp ứng yêu cầu trước mắt mà còn tạo nền tảng vững chắc cho

sự nghiệp bảo vệ tài nguyên và môi trường trong tương lai và lâu dài, vì đó là sự sống còn của chính chúng ta và thế hệ tương lai Do đó phát triển bền vững về môi trường nông nghiệp phải gắn với bảo vệ đất, sử dụng tiết kiệm đất và sử dụng các nguồn nước, sử dụng tiết kiệm nguồn nước

Hoạt động sản xuất nông nghiệp phải giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó với sự cố môi trường, khắc phục ô nhiễm suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học

Để thực hiện được các tiêu chí trên cần tập trung vào ba nội dung sau:

Trang 24

Thứ nhất, Bón phân đúng hàm lượng cho từng mùa vụ, đảm bảo chất dinh

dưỡng cho đất tránh tình trạng thoái hóa bạc màu Sư dụng TBVTV một cách hợp

lý, bảo tồn đa dạng sinh học và thiên nhiên Không sử dụng chất kích thích tăng trưởng trong chăn nuôi

Bón phân hợp lý là sử dụng lượng phân bón thích hợp cho cây đảm bảo tăng năng suất cây trồng với hiệu quả kinh tế cao nhất, không để lại các hậu quả tiêu cực lên nông sản và môi trường sinh thái Cây cần phân gì bón đúng loại phân đó Phân

có nhiều loại Mỗi loại có những tác dụng riêng Bón không đúng loại phân không những phân không phát huy được hiệu quả, mà còn có thể gây ra những hậu quả xấu Bón đúng loại phân không những phải tính cho nhu cầu của cây mà còn phải tính đến đặc điểm và tính chất của đất Đất chua không bón các loại phân có tính axit Ngược lại, trên đất kiềm không nên bón các loại phân có tính kiềm Đối với lúa Gieo thẳng: Bón phân: Lượng phân bón cho 1ha là (8-10 tấn) phân chuồng; 250kg Urea; 500kg supe lân; 150kg clorua kali Bón lót toàn bộ phân chuồng, lân + 20% urê + 30% kali Bón thúc đẻ nhánh 60- 70% urê + 20% kali Bón đón đòng và nuôi đòng 10- 20% urê + 50%kali tương đương với trung bình 0,27 kg trên 1 ha bề mặt Đối với lúa cấy, lượng phân bón cho 1 sào: Phân chuồng hoai mục 4-5 tạ; phân đạm urea 8-12 kg; kali clorua 6-12 kg; Supe Lân Lâm Thao 15-25 kg Liều lượng phân bón cụ thể tuỳ thuộc vào gống lúa, tính chất đất

Để đảm bảo phát triển bền vững nông nghiệp thì quy trình và liều lượng sử dụng thuốc BVTV cần thực hiện nghiêm Cụ thể, tuân thủ thời gian cách ly sau khi phun thuốc, tình trạng vứt bao bì thuốc BVTV bừa bãi sau sử dụng khá phổ biến Thói quen rửa bình bơm và dụng cụ pha chế thuốc BVTV không đúng nơi quy định gây ô nhiễm nguồn nước, gây ngộ độc cho động vật thuỷ sinh, không sử dụng thuốc cấm, thuốc ngoài danh mục Đảm bảo sử dụng liều lượng thuốc BVTV hợp lý là 0,4

kg thành phẩm/ha/năm

Trang 25

Thứ hai, sử dụng hợp lý tài nguyên đất và nước trong phát triển nông

nghiệp Khai thác tài nguyên thiên nhiên vào sản xuất nông nghiệp phải có quy hoạch, kế hoạch khoa học

Thư ba, không lạm dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp Đẩy mạnh

việc ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất nhằm tạo ra những sản phẩm sạch, có chất lượng cao

Như vậy, những tiêu chí nêu trên là cơ sở cho việc đánh giá toàn diện sự phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững Tuy nhiên, trong quá trình xem xét, đánh giá cần có quan điểm khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể và phát triển để vận dụng những tiêu chí này cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển, từng trường hợp

cụ thể với những yêu cầu khác nhau, ở những địa phương khác nhau, khu vực và từng vùng khác nhau

1.3 Các nhân tố tác động đến phát triển nông nghiệp bền vững.

1.3.1 Quy hoạch trong sự phát triển nông nghiệp bền vững.

Quy hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn là một bước quan trọng trong quá trình lập và thực hiện chiến lược phát triển nông nghiệp – nông thôn Từ chiến lược tổng thể phát triển kinh tế, xã hội quốc gia, người ta tiến hành xây dựng quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch vùng và các địa phương Từ quy hoạch phát triển nông nghiêp, nông thôn, các phương án được tính toán để phân tích lựa chọn nhằm đạt tới mục tiêu chiến lược chung

Quy hoạch ngành cũng đồng thời xác định các dự án đầu tư ưu tiên trong từng giai đoạn, các dự án đó có ý nghĩa tạo sự đột phá trong phát triển ngành Từ các dự án đầu tư ưu tiên được xác định trong phương án quy hoạch, tiến hành các bước nghiên cứu chuẩn bị đầu tư để đưa vào thực hiện đầu tư Đây là các giai đoạn

kế tiếp, liên tục trong quá trình thực hiện chiến lược phát triển ngành Mỗi giai đoạn trong quá trình đó đều có vai trò quan trọng đòi hỏi phải được nghiên cứu chuẩn bị tốt để đạt được mục tiêu chiến lược tổng quát, không nên xem nhẹ một khâu nào

Trang 26

Trong mối quan hệ giữa chiến lược phát triển – quy hoạch – kế hoạch trung hạn và hàng năm là quá trình kế tiếp nhau, quá trình trước làm cơ sở cho quá trình sau và quá trình sau là một bước cụ thể và kiểm định quá trình trước Quy hoạch tốt,

có tầm nhìn xa giúp quốc gia, địa phương xây dựng được các chiến lược, kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn phù hợp và ít xáo trộn Do đó, tạo tính ổn định cao hướng tời phát triển bền vững nông nghiệp

1.3.2 Hệ thống chính sách phát triển kinh tế xã hội.

Hệ thống cơ chế, chính sách phải rõ ràng và minh bạch, tạo điều kiện thuận tiện cho các đơn vị và các cá nhân chủ động trong sản xuất, yên tâm phát triển kinh

tế - xã hội Bên cạnh đó, hệ thống cơ chế chính sách tốt sẽ tạo động lực cho sự phát triển tốt cho các đợn vị sản xuất, tạo môi trường cạnh tranh công bằng Cơ chế chính sách tốt bảo vệ và trợ giúp các đối tượng dễ bị tổn thương trong nền kinh tế thị trường Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và an ninh kinh tế

1.3.3 Cơ sở hạ tầng.

Cơ sở hạ tầng GTNT phát triển tác động đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế nhanh của khu vực nông thôn, tạo điều kiện cạnh tranh lành mạnh, tăng sức thu hút vốn đầu tư nước ngoài và sức huy động nguồn vốn trong nước vào thị trường nông nghiệp, nông thôn Những vùng có cơ sở hạ tầng đảm bảo, đặc biệt là mạng lưới giao thông sẽ là nhân tố thu hút nguồn lao động, hạ giá thành trong sản xuất và mở rộng thị trường nông thôn

Cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn tốt đảm bảo cho người dân trong sản xuất, giúp giảm giá thành sản xuất, giảm rủi ro, thúc đẩy lưu thông hàng hóa trong sản xuất kinh tế nông nghiệp và các ngành liên quan trực tiếp đến nông nghiệp - khu vực phụ thuộc nhiều vào tự nhiên

Cơ sở hạ tầng giao thông ở nông thôn tốt tăng khả năng giao lưu hàng hoá, thị trường nông thôn được mở rộng, kích thích kinh tế hộ nông dân tăng gia sản xuất, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, thu nhập của các hộ nông dân tăng, đời sống nông dân được nâng lên, thực hiện mục tiêu xoá đói, giảm nghèo ở nông thôn Cơ

Trang 27

sở hạ tầng giao thông nông thôn phát triển tạo điều kiện tổ chức đời sống xã hội trên điạ bàn, tạo một cuộc sống tốt hơn cho nông dân, nhờ đó mà giảm được dòng di dân

tự do từ nông thôn ra thành thị, giảm bớt gánh nặng cho thành thị…Thị trường sản xuất hoạt động ổn định trong dài hạn

Nói tóm lại, phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn là nhân tố đặc biệt quan trọng, là khâu then chốt để thực hiện chương trình phát triển kinh tế- xã hội nói chung và để thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp nông thôn nói riêng

Vì vậy, trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, cấu trúc nền kinh tế thế giới thay đổi đã đặt ra nhu cầu: cơ sở hạ tầng phải đi trước một bước để tạo điều kiện thuận lợi chi các ngành, các vùng phát triển

1.3.4 Chất lượng lao động.

Trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa hiện nay, nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự phát triển của nông nghiệp Chất lượng lao động cao người lao động biết áp dụng tiến độ khoa học, chuyển giao công nghệ vào thực tiễn sản xuất để tăng năng suất lao động, tăng giá trị hàng hoá trên một đơn vị diện tích Trình độ lao động thấp sẽ làm giảm sự phát triển của nông nghiệp kém, lao động không biết áp dụng các kỹ thuật mới và hiện đại vào sản xuất, năng suất thấp Do đó, Chất lượng lao động quyết định lớn đến sự bền vững của nền nông nghiệp

1.3.5 Nguồn vốn đầu tư.

Vốn là nguồn lực hạn chế đối với các ngành kinh tế nói chung, nông nghiệp nói riêng Vốn sản xuất vận động không ngừng: từ phạm vi sản xuất đến phạm vi lưu thông và trở về sản xuất Vốn trong nông nghiệp là biểu hiện bằng tiền của tư liệu lao động và đối tượng lao động được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp Để phát triển một nền nông nghiệp bền vững, nhằm bảo đảm an toàn lương thực quốc gia, tăng nông sản xuất khẩu và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, đa dạng hoá nông nghiệp thì vấn đề đầu tiên, mang tính chất quyết định là vốn

Trang 28

Vốn đầu được chia thành: đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu tư khoa học kĩ thuật vào sản xuất nhằm tạo năng suất cao, đầu tư phát triển nguồn nhân lực Do đó, nguồn vồn đầu tư cho nông nghiệp có mục đích là đảm bảo phát triển nông nghiệp bền vững.

Vốn đầu tư cho nông nghiệp từ ngân sách Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn Vốn Nhà nước đầu tư cho nông nghiệp có vai trò to lớn, giúp tăng cường năng lực sản xuất, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp Mặt khắc, do đặc điểm của đầu tư trong nông nghiệp là khả năng thu hồi vốn chậm hoặc không có khả năng thu hồi vốn, rủi ro cao nên không thu hút được các nhà đầu tư vào lĩnh vực này Vốn ngân sách đóng vai trò đi tiên phong, mở đường để thu hút các nguồn vốn khác thông qua các hình thức: tạo ra cơ sở hạ tầng tốt, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp đồng thời tạo cho các nhà đầu tư có cảm giác yên tâm hơn đầu tư vào nông nghiệp khi có sự tham gia của Nhà nước

Cùng với vốn đầu tư của ngân sách nhà nước, vốn đầu tư của các hộ nông dân cũng góp phần rất quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn Nguồn vốn này được đầu tư để phát triển sản xuất, mua sắm máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, mua phân bón, giống mới Hiện nay, vốn đầu tư của các hộ nông dân được tập trung vào mở rộng quy mô sản xuất hàng hoá theo mô hình trang trại với số vốn đầu tư tương đối lớn

Tiềm năng của nguồn vốn là rất to lớn bởi vì nó phụ thuộc lớn vào thu nhập của các hộ nông dân Mặt khác, đầu tư của các hộ nông dân phụ thuộc phần lớn vào tiết kiệm của họ nên khi năng lực sản xuất tăng thì đầu tư của hộ nông dân cũng tăng lên

1.3.6 Công tác quản lý của nhà nước.

Nhà nước ra đời có vai trò quản lý xã hội tạo điều kiện tốt nhất cho xã hội phát triển Nhà nước với vai trò công tác quản lý nông nghệp: Quản lý sử dụng đất đai đúng mục đích sản xuất, quản lý sản xuất hàng hóa đảm bảo chất lượng, quản lý

Trang 29

thị trường, tránh hàng lậu, hàng giả và hàng kém chất lượng trà trộn vào thị trường ảnh hương tới quá trình sản xuất kinh tế - xã hội Vì thế, xã hội nào cũng cần có sự quản lý của nhà nước, đảm bảo phát triển bền vững của nền kinh tế - xã hội.

Vai trò quản lý nhà nước về kinh tế trong nông nghiệp bắt nguồn tự sự cần thiết phải phối hợp các hoạt động lao động chung trên cơ sở xã hội hóa sản xuất, PTNNBV, lực lượng sản xuất và trình độ phát triển sản xuất hàng hóa càng cao thì càng cần thiết phải thực hiện vai trò này một cách chặt chẽ và nghiêm ngặt Tùy theo trình độ phát triển của lực lượng sản xuất hàng hóa của nông nghiệp trong từng giai đoạn nhất định mà giữa các phân ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản cũng như các yếu tố kinh tế của toàn ngành nông nghiệp có những mối quan hệ tỷ lệ phù hợp đảm bảo khai thác hợp lý các nguồn lực và phát triển Sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất, sự tác động thường xuyên hay bị động của các yếu tố

tự nhiên, KT - XH, chính trị trong nước cũng như quốc tế luôn là những nguyên nhân phá vỡ những mối quan hệ tỷ lệ nói trên Trước tình hình đó, nhà nước nhận thức đúng quy luật vận động phát triển, nắm vững và dự báo được các yếu tố tự nhiên KT - XH, chính trị trong nước và quốc tế để vạch ra những chiến lược và kế hoạch phát triển thể chế hóa các chủ trương đường lối phát triển nông nghiệp bền vững thành các quy chế luật định để hướng dẫn, sử dụng các kích thích kinh tế nhằm định hướng phát triển các vùng nông nghiệp phát triển đúng hướng và có hiệu quả gắn với bảo vệ môi trường và giải quyết các vấn đề xã hội

Nhà nước xác định mục tiêu, phương hướng hoạt động để định hướng sự phát triển của kinh tế nông nghiệp như chỉ ra chỉ tiêu đối với nông nghiệp, xây dựng nông nghiệp với các phương hướng sau:

Nhà nước định hướng cho nông nghiệp phát triển theo hướng CNH, HĐH mới có thể đưa nước ta khỏi tình trạng lạc hậu như hiện nay

Phát triển kinh tế bền vững trên cơ sở khai thác và sử dụng các tài nguyên hợp lý, tái tạo và bảo vệ để có thể khai thác lâu dài

Trang 30

Phát triển kinh tế theo hướng xuất khẩu là vì nền kinh tế không thể khép kín nên phải phát triển nó theo hướng xuất khẩu để tăng năng suất sản lượng trong sản xuất nông nghiệp.

Nhà nước tạo điều kiện tốt nhất để nông nghiệp phát triển như việc xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ cho nông nghiệp, tăng lượng tiền đầu tư cho nông nghiệp, nghiên cứu tạo ra các giống mới có năng suất cao

Bên cạnh những việc tạo cơ sở hạ tầng Nhà nước cũng có những chính sách

ưu tiên khuyến khích các hộ nông nghiệp như giảm thuế cho các mặt hàng nông phẩm, khen thưởng cho các hộ gia đình sản xuất giỏi Vì tính chất của nông nghiệp ngày càng áp dụng nhiều khoa học, kỹ thuật nên cần phải có đội ngũ quản lý lao động có năng lực nhất định Do vậy cần có chính sách để nâng cao chất lượng nhân lực như mở các trường đào tạo cán bộ chuyên sâu về ngành nông nghiệp để phục vụ cho ngành; thường xuyên mở các lớp tập huấn về kỹ thuật, đào tạo ngắn hạn cho các hộ nông dân để họ nâng cao hiểu biết Tất cả các chính sách này đã đang và sẽ góp phần giúp cho nông nghiệp của nước ta ngày càng phát triển

1.4 Kinh nghiệm một số địa phương trong phát triển nông nghiệp bền vững

1.4.1 Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh

Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng nông nghiệp truyền thống đồng bằng sông Hồng

có điều kiện tự nhiên xã hội tương đồng với Hải Dương Bắc Ninh có diện tích 822,7 km2, dân số 1038,2 nghìn người, mật độ 162 người/km2 Trong đó dân cư nông thôn chiếm 60,5%, lao động nông nghiệp chiếm gần 48% lực lượng lao động

xã hội Quy mô dân số ngày càng mở rộng, Bắc Ninh đang đứng trước một áp lực trong phát triển nông nghiệp do qũy đất sản xuất ngày càng bị thu hẹp Do đó, để PTNNBV Bắc Ninh đã và đang tích cực chuyển đổi nền nông nghiệp truyền thống hiện tại sang phát triển bền vững nông nghiệp

Xác định phát triển nông nghiệp gắn liền phát triển công nghiệp trong quá trình phát triển bền vững nông nghiêp Bắc Ninh đã phát triển hài hòa giữa hai

Trang 31

ngành quan trọng công nghiệp và nông nghiệp, đảm bảo nền kinh tế của Tỉnh luôn trong tình trạng ổn định và cân bằng tổng thể Sản phầm đầu ra của sản xuất nông nghiệp là đầu vào cho sản xuất công nghiệp của Tỉnh Lực lượng lao động hai khu vực nông nghiệp và công nghiệp luôn được duy trì và đảm bảo phát triển hài hòa giữa hai ngành, hiện tượng lao động khu vực nông thôn di chuyển sang khu vực công nghiệp được hạn chế đáng kể Đảm bảo tính bền vững trong phát triển nông nghiệp của Tỉnh.

Bắc Ninh chuyển từ nên nông nghiệp theo chiều rông sang tập trung phát triển nông nghiệp theo chiều sâu, ứng dụng thành quả của kỹ thuật, công nghệ mới tiên tiến vào sản xuất tiến tới phát triển bền vững nông nghiệp trên địa bàn Tỉnh Phát triển nông nghiệp đô thị, nông nghiệp sạch trong đó tập trung phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với nhu cầu thị trường, trước hết là thị trường Hà Nội và vùng kinh tế trọng điểm bắc bộ, coi nông nghiệp công nghệ cao là khâu đột phá dễ phát triển nông nghiệp chất lượng cao, hiệu quả và phát triển bền vững

Tập trung đầu tư, phát triển các khu nông nghiệp công nghệ cao nhằm thu hút sự đầu tư có trọng điểm năng suất và chất lượng nông sản Để làm được như vậy thì khu nông nghiệp công nghệ cao sẽ đóng vai trò “đầu tàu” mở đường đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất, thúc đẩy chuyển đổi nền nông nghiệp truyền thống sang phát triển bền vững nông, tạo cơ sở phát triển nông nghiệp, nông thôn hướng nhanh tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Trong quá trình phát triển nông nghiệp bền vững tỉnh Bắc Ninh coi trọng vấn

đề bảo vệ môi và tài nguyên Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phát triển chăn nuôi, Tỉnh chỉ đạo tất cả các huyện, thị trấn, HTX xây dựng hệ thống bể chứa vỏ chai, bao bì thuốc sau khi sử dụng, tạo điều kiện cho các hộ chăn nuôi quy mô lớn xây dựng hầm khí Biôgas theo quyết định 109 của UBND Tỉnh và dự án khí sinh học do Chính phủ Hà Lan hỗ trợ kinh phí Tại các làng nghề có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao (Đại

Trang 32

Bái, Xuân Lai, Gia Phú ) hoặc khu vực sản xuất, đun đốt nhiều gạch ngói (Lãng Ngâm, Đại Lai, Thái Bảo, Vạn Ninh, Cao Đức ).

Đến năm 2011 Bắc Ninh đã đạt cơ cấu nông nghiệp khá tiến bộ khi ngành trồng trọt chỉ còn 50,82% và chăn nuôi chiếm 41,86% Năm 2011 có 311 trang trại (chiếm 8,9% số lượng trang trại toàn vùng đồng bằng sông Hồng) Tới nay trên địa bàn Tỉnh đã hình thành nhiều vùng sản xuất nông sản có quy mô hàng hóa gồm 13 vùng sản xuất hàng hóa, 24 vùng sản xuất khoai tây, 26 vùng sản xuất rau xuất khẩu

và một số vùng sản xuất hoa, cây cảnh… Không ít vùng đã đạt giá trị kinh tế cao, thu nhập gần 200 triêu đồng/ha/năm như vùng rau Hòa Đình (thành phố Bắc Ninh) vùng cây cảnh Phú Lâm (Tiên Du)… Phát triển sản xuất nông nghiệp của Bắc Ninh

đã đạt được những thành tựu quan trọng đặt cơ sở tiền đề đẩy mạnh quy mô sản xuất theo hướng phát triển bền vững nông nghiệp Với kinh nghiệm phát triển nông nghiệp của Tỉnh đang là bài học kinh nghiệm rất quý báu trong quá trình phát triển

KT – XH của Hải Dương nói chung và phát triển của ngành nông nghiệp nói riêng

1.4.2 Kinh nghiệm tỉnh Phú Thọ.

Những năm gần đây, diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ liên tục bị giảm, song giá trị sản xuất nông nghiệp hàng năm vẫn tăng cao Có được những kết quả này là nhờ Tỉnh đã tích cực đẩy mạnh chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ sinh học vào sản xuất

Đột phá nhờ ứng dụng công nghệ sinh học Nằm trong vùng kinh tế trọng

điểm của các tỉnh phía Bắc và là cửa ngõ phía bắc của Thủ đô Hà Nội, Phú Thọ có lợi thế về lưu thông sản phẩm với các thị trường lớn để phát triển nông nghiệp Nhiều mô hình ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp được triển khai đã tạo ra bước đột phá về năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi, nâng cao chất lượng các sản phẩm nông, lâm nghiệp, thuỷ sản Ứng dụng công nghệ sinh học cũng làm tăng năng suất lao động, tăng giá trị và hiệu quả sản xuất, hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hoá tập trung gắn với cơ sở chế biến, góp phấn cải thiện đời sống người lao động

Trang 33

Bên cạnh đó, cơ cấu giống thuỷ đặc sản và các giống thuỷ sản có giá trị kinh

tế cao chiếm 25%, với diện tích nuôi thủy sản bằng các giống mới được mở rộng lên 9.870 ha, năng suất đạt 1,96 tấn/ha Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng đạt được kết quả ấn tượng nhờ các biện pháp kỹ thuật mới Tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng từ 32,8 lên 38,7%/năm góp phần quan trọng vào tăng trưởng của ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản… Sản phẩm nông nghiệp được tiêu thụ tại nhiều tỉnh trên cả nước và xuất khẩu sang các nước ngoài khu vực, tạo sự bền vững từ khâu đầu vào cho đến đầu ra, đảm bảo phát triển bền vững nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Để đảm bảo phát

triển bền vững trong sản xuất nông nghiệp, tỉnh Phú Thọ đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ cho việc ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật mới, thành tựu công nghệ sinh học vào sản xuất; xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để tập trung chỉ đạo và nhân rộng; khuyến khích các tổ chức doanh nghiệp, nông dân tham gia ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất làm đầu tàu phát triển trên diện; tăng cường công tác bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo nguồn nhân lực, lao động có tay nghề cao phục vụ sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Các địa phương cũng tăng cường công tác tuyên truyền, làm chuyển biến nhận thức trong hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân về phát triển nông nghiệp ứng dụng công sinh học từ đó xác định vị trí và tầm quan trọng của sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tạo bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp

Tỉnh Bắc Ninh tận dụng được lợi thế về đầu tư hạ tầng cơ sở trên địa bàn nông thôn, khuyến khích huy động được các nguồn lực vào đầu tư phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp Tỉnh ban hành các chính sách khuyến khích tập trung ruộng đất tạo vùng sản xuất lớn; liên kết các doanh nghiệp với nông dân để sản xuất hàng hóa, dần dần tạo ra vùng sản xuất hàng hóa lớn, xây dựng các trang trại nông – công nghiệp Bảo vệ và sử dụng linh hoạt diện tích đất trồng lúa theo quy hoạch Phát triển chăn nuôi công nghiệp; khuyến khích phát triển chăn nuôi quy mô trang trại, gia trại bảo đảm an toàn dịch bệnh và vệ sinh môi trường Phát triển thủy sản theo

Trang 34

hướng thâm canh, bán thâm canh Đẩy mạnh công tác trồng rừng và bảo vệ vững chắc diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng kết hợp với phát triển du lịch sinh thái Cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới các công trình thủy lợi để chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phục vụ đắc lực cho tái cơ cấu ngành nông nghiệp Duy trì phát triển các ngành nghề truyền thống để giải quyết việc làm, tăng nhanh thu nhập và

ổn định mức sống của nông dân, người lao động ở khu vực nông thôn Tỉnh thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo, đảm bảo cuộc sống người dân vùng nông thôn Mục tiêu lâu dài là phát triển bên vững nông nghiệp của tỉnh Phú Thọ được đảm bảo và duy trì

Trang 35

PHẦN 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG Ở

TỈNH HẢI DƯƠNG.

2.1 Giới thiệu khái quát về tình hình kinh tế, xã hội ở tỉnh Thái Bình

2.1.1 Điều kiên tự nhiên và xã hội

Hải Dương nằm ở vị trí trung tâm đồng bằng Bắc bộ diện tích tự nhiên

1655 km2, thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, Việt Nam Trung tâm hành chính của Tỉnh là thành phố Hải Dương nằm cách thủ đô Hà Nội 57 km về phía đông, cách thành phố Hải Phòng 45 km về phía tây, phía tây bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía đông bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía đông giáp thành phố Hải Phòng, phía nam giáp tỉnh Thái Bình và phía tây giáp tỉnh Hưng Yên Trung tâm hành chính của Tỉnh là thành phố Hải Dương hiện là đô thị loại 2

Hải Dương được chia làm 2 vùng: vùng đồi núi và vùng đồng bằng Vùng đồi núi nằm ở phía bắc Tỉnh, chiếm 11% diện tích tự nhiên gồm 13 xã thuộc thị xã Chí Linh và 18 xã thuộc huyện Kinh Môn; là vùng đồi núi thấp, phù hợp với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và cây công nghiệp ngắn ngày Vùng đồng bằng còn lại chiếm 89% diện tích tự nhiên do phù sa sông Thái Bình bồi đắp, đất màu mỡ, thích hợp với nhiều loại cây trồng, sản xuất được nhiều vụ trong năm

Hải Dương là một Tỉnh có mật độ dân số cao so với các tỉnh trong cả nước (1.039 người/km²) Đến năm 2012, dân số Hải Dương là 1.735.100 người, số trong

độ tuổi lao động là 1.041.060 người (chiếm 60%) tổng dân số, tỷ lệ dân số cao (khoảng 84,5%) sống ở khu vực nông thông và chủ yếu là làm nghề nông Có thể nói Hải Dương là Tỉnh có tỷ lệ dân số sống ở khu vực nông thôn cao tính trên cả nước và là một Tỉnh nông nghiệp hầu như thuần nông, đối tượng chính sách lớn, lại

bị ảnh hưởng của phong tục tập quán làm ăn tiểu nông manh mún bao đời nay Chính vì thế cần phải phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, đây cũng là quá trình làm thay đổi nếp nghĩ, nếp sống của người dân

Trang 36

2.1.2 Tiềm năng cho phát triển nông nghiệp bền vững của tỉnh Hải Dương.

Tài nguyên đất

Đất có vai trò quan trọng đối với sự phát triển và phân bố ngành nông nghiệp, là tư liệu sản xuất trực tiếp của hoạt động sản xuất nông nghiệp Tài nguyên đất của tỉnh Hải Dương khá phong phú, đa dạng, bao gồm đất phù sa, đất feralit

Tỉnh Hải Dương có 84.900 ha diện tích đất tự nhiên Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 54.421 ha, chiếm 64,1% Trong đất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm là 83.124 ha, chiếm 78,66%, riêng đất lúa có 72.500 ha gieo trồng được 2 vụ, diện tích đất trồng cây lâu năm là 10.636 ha, chiếm 10%; diện tích đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 7.276 ha, chiếm 6,88% Diện tích đất trống, đồi trọc cần phủ xanh 7.396 ha, diện tích đất mặt nước chưa được khai thác là 1.364 ha

Như vậy, tỉnh Hải Dương có tài nguyên đất khá phong phú, diện tích đất xấu, nghèo dinh dưỡng chiếm tỷ trọng thấp còn diện tích đất tốt, thuật lợi cho phát triển nông nghiệp thì chiếm tỉ trọng cao trong tổng diện tích đất tự nhiên của Tỉnh, là cơ

sở để phát triển nông nghiệp với cơ cấu cây trồng đa dạng, đạt năng suất và hiệu quả lao động cao

Khí Hậu

Hải Dương nằm trong vùng khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa đông bắc và chia làm bốn mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông) Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.300-1.700 mm Đây là vùng có độ ẩm khá cao khoảng 80-90% Nhiệt độ bình quân 23,30C, số giờ nắng trung bình 1600-

1700 giờ/năm Khí hậu thời tiết thuận lợi cho phát triển nông nghiệp: có thể gieo trồng 3-4 vụ/năm, vụ đông có thể trồng các loại cây nhiệt đới và ôn đới: bắp cải, khoai tây

Tài nguyên nước

Hải Dương có mạng lưới sông ngòi tự nhiên và sông nội đồng dày đặc, cùng với hàng nghìn ao hồ nhỏ Hải Dương có 16 tuyến sông chính nối với các sông nhỏ;

Trang 37

các loại tàu, thuyền trọng tải 500 tấn có thể qua lại Hiện tại trên địa bàn tỉnh Hải Dương có 12 tuyến sông do Trung ương quản lý như Sông Thái Bình, sông Thương, sông Luộc, sông Kinh Thầy, sông Kinh Môn Tổng chiều dài 274,5 km, trong đó

có sông Thái Bình, sông Luộc là những tuyến đường thuỷ quan trọng của khu vực đồng bằng sông Hồng

Sông nội đồng đa dạng, tổng chiều dài sông lớn đạt 5000km và trên 2000km sông nhỏ, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất nông nghiệp phát triển

Giao thông

Mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh Hải Dương rất thuận tiện bao gồm nhiều tuyến đường bộ (Quốc lộ 5A, 188, 18 ); đường sắt (tuyến Hà Nội - Hải Phòng đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hòa qua 7 trạm trên dọc tuyến đường, tuyến đường này dự kiến sẽ sớm được nâng cấp hiện đại hơn) và đường thủy (tuyến đường thủy dài 400 km rất thuận tiện cho việc vận chuyển của các loại tàu bè có trọng tải khoảng 500 tấn; Cảng Cống Câu có công suất khoảng 300.000 tấn/năm;

Hệ thống cảng thuận tiên có thể đáp ứng được các nhu cầu về vận chuyển đường thủy) Hải Dương gần 2 sân bay đó là: Sân bay quốc tế Nội Bài Hà Nội và Sân bay Cát Bi Hải Phòng, và có tuyến đường vận chuyển Côn Minh (Trung Quốc) - Hà Nội

- Quảng Ninh chạy qua

Hệ thống giao thông như vậy rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế giữa tỉnh Hải Dương và các Tỉnh, thành khác trong và ngoài nước.Với ví trí địa lý thuận lợi như vậy, Hải Dương có nhiều cơ hội gia lưu, phát triển kinh tế đặc biệt là trong phát triển nông nghiệp.Các đơn vị hành chính: Hải Dương bao gồm 01 thành phố trực thuộc, 01 thị xã và 10 huyện:

Tài nguyên rừng.

Rừng và đất lâm nghiệp của tỉnh Hải Dương tập trung ở thị xã Chí Linh và huyện Kinh Môn, với tổng diện tích đất lâm nghiệp là 10.630 ha Trong đó, diện tích đất có rừng 10.462,2 ha, chiếm 98,4% diện tích đất lâm nghiệp Diện tích đất

Trang 38

lâm nghiệp phân theo đơn vị hành chính, chủ yếu ở thị xã Chí Linh chiếm 86,8%, huyện Kinh Môn chiếm 13,2%.

Diện tích rừng sản xuất 4.371,3 ha, trong đó diện tích có rừng 4.203,5 ha, gồm rừng trồng và các loại cây ăn quả (cây Vải) Hiện nay diện tích trồng vải mang lại hiệu quả kinh tế thấp đang có xu hướng chuyển đổi sang trồng cây lâm nghiệp Diện tích đất chưa có rừng 167,8 ha chiếm 1,6% diện tích đất lâm nghiệp, phân bố không tập trung ở cả 2 huyện, thị xã Độ che phủ rừng chung cho 2 huyện, thị xã đạt 23,5%, trong đó: thị xã Chí Linh đạt 32,5%, huyện Kinh Môn đạt 7,8%

Tài nguyên khoáng sản.

Tài nguyên khoáng sản của Hải Dương tuy không nhiều chủng loại nhưng một số có trữ lượng lớn, chất lượng tốt đáp ứng cho nhu cầu phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng của Tỉnh, đồng thời cung cấp nguyên liệu cho trung ương và một số Tỉnh khác Đá vôi ở huyện Kinh Môn, trữ lượng 200 triệu tấn, chất lượng tốt, CaCO3 đạt 90 – 97% cung cấp đủ nguyên liệu cho sản xuất sứ Xi măng sản lượng 4 – 5 triệu tấn Cao lanh ở Kinh Môn, Chí Linh trữ lượng 40 vạn tấn cung cấp đủ nguyên liệu cho sản xuất sứ trong Tỉnh và một số tỉnh khác Sét chịu lửa ở huyện Chí Linh, trữ lượng 8 triệu tấn, chất lượng tốt cung cấp nguyên liệu sản xuất gạch chịu lửa trong tỉnh và một số tỉnh khác

2.1.3 Đặc điểm dân cư và các nguồn lực xã hội khác.

Con người là yếu tố hàng đầu quyết định cho phát triển bền vững ở địa phương Hải Dương là một Tỉnh có mật độ dân số cao so với các tỉnh trong cả nước (1.039 người/km²) Đến năm 2012, dân số Hải Dương là 1.735.100 người, số trong

độ tuổi lao động là 1.041.060 người (chiếm 60%) tổng dân số, tỷ lệ dân số cao (khoảng 84,5%) sống ở khu vực nông thông và chủ yếu là làm nghề nông

Người dân Hải Dương có truyền thống cách mạng, cần cù, sáng tạo trong lao động và hiếu học, với một nguồn nhân lực dồi dào và ham học hỏi cộng với đặc trưng kinh tế nổi bật của Tỉnh nông nghiệp – vựa lúa của đồng bằng sông Hồng

Trang 39

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ Hải Dương là quê hương đóng góp sức người, sức của rất lớn cho công cuộc giải phóng dân tộc Sau khi hòa bình lập lại thời

2.2 Thực trạng phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Hải Dương trong những năm qua

Nông nghiệp ngày càng có nhiều đóng góp tích cực hơn vào tiến trình phát triển, hội nhập của kinh tế cả nước vào nền kinh tế toàn cầu Với khoảng 70% dân

số là nông dân, Việt Nam nói chung và tỉnh Hải Dương nói riêng luôn coi trọng những vấn đề liên quan đến nông dân, nông nghiệp và nông thôn

2.2.1 Tình hình phát triển nông nghiệp bền vững về kinh tế ở tỉnh Hải Dương.

2.2.1.1 Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất.

Mục tiêu chung của Tỉnh là đẩy mạnh CNH, HĐH, phấn đấu tăng trưởng cao

và bền vững, giai đoạn này nền kinh tế của Tỉnh phát triển ổn định, cơ cấu kinh tế của Tỉnh chuyển đổi theo hướng tích cực, tốc độ tăng trưởng khá và đồng đều ở các khu vực kinh tế Tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác mọi tiềm năng thế mạnh của từng địa phương, từng lĩnh vực, tăng năng suất hàng hóa, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, kết quả đó đã góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh

tế của Hải Dương

Tổng sản phẩm trên địa bàn Tỉnh (GRDP) giai đoạn 2011 - 2015 tăng bình quân 7,7%/năm: năm 2010 tăng 10,1%, năm 2011 tăng 9,3%, năm 2012 tăng 5,3%, năm 2013 tăng 7,1%, năm 2014 tăng 7,7%, năm 2015 ước tính tăng từ 7,5% trở lên Mức tăng bình quân hàng năm cao hơn cả nước Năm 2015, quy mô kinh tế Tỉnh đạt 76.734 tỷ đồng, gấp 1,83 lần năm 2010; GRDP bình quân đầu người đạt 2.000 USD Sức sản xuất của Tỉnh được nâng cao đáng kể, sản lượng nhiều mặt hàng công, nông nghiệp và dịch vụ quan trọng tăng cao so với trước chiếm lĩnh được thị trường trong và ngoài Tỉnh

Trang 40

Bảng 1 Chỉ tiêu GDP toàn Tỉnh (theo giá so sánh 1994)

Tốc độ tăng (%)

Số tuyệt đối (tỷ đồng)

Tốc độ tăng (%)

Số tuyệt đối (tỷ đồng)

Tốc độ tăng (%)2010

2.1862.2782.3802.4662.5222.565

2.24,24.53.62.31.7

7.9347.9348.8469.33210.28411.456

11.510,211.55.510.211.4

4.0514.4774.4974.9255.2695.781

12.310,511.59.57.09.7 (Nguồn: Niên giám thông kế tỉnh Hải Dương năm 2014 và số liệu từ sở kế hoạc đầu tư tỉnh Hải Dương)

Vấn đề tăng cường và quan tâm để thúc đẩy phát triển nông nghiệp là nhiệm

vụ thiết thực, đồng thời là hướng đi đúng cả về lý luận và thực tiễn trong điều kiện của Hải Dương Về quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp tỉnh Hải Dương đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng bình quân 3,1%/năm, vượt mục tiêu đề ra

Ngày đăng: 23/03/2016, 14:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. PGS.TS. Ngồ Thắng Lợi (2012), giào trình “Kinh tế phát triển”, NXB Đai học kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế phát triển
Tác giả: PGS.TS. Ngồ Thắng Lợi
Nhà XB: NXB Đai học kinh tế quốc dân
Năm: 2012
11. Phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn ở Việt Nam. http://www.mofa.gov.vn/vi/tt_baochi/nr041126171753/ns080923104051 Link
1. Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2014 và số liệu của Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tinh Hải Dương Khác
3. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020. NXB Chính trị QG Khác
4. Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020. QĐ 432/QĐ-TTg ngày 12/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ Khác
5. Dự thảo Kế hoạch hành động quốc gia về Phát triển bền vững giai đoạn 2011-2015 của Chính phủ (8/2012) Khác
6. Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện định hướng chiến lược phát triển bền vững (Chương trình nghị sự 21) Khác
7. Chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030 theo QĐ 1803/QĐ-TTg Khác
8. Hệ thống chỉ tiêu thống kê Quốc gia ban hành theo Quyết định 43/2010/ QĐ-TTg ngày 02/6/2010 Khác
9. Chương trình điều tra thống kê Quốc gia ban hành theo Quyết định số 803 QĐ-TTg ngày 28 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng CP Khác
10. Nguyễn Sinh Cúc. Cơ sở lý luận và thực tế để xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay. Thông tin Khoa học thống kê, số 3 năm 20112 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w