1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam

28 1,2K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 708,21 KB

Nội dung

1 / 28 Phần 1. Phần mở đầu 1.Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua kinh tế Việt Nam đã thu được nhiều thành tựu to lớn, tốc độ tăng trưởng GDP cao và ổn định trên thế giới. Đời sống của người dân không ngừng được cải thiện và nâng cao. Đến năm 2009 chúng ta đã thoát khỏi tình trạng là nước nghèo. Có được những thành tựu to lớn này là có sự đóng góp công sức của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân và của tất cả các ngành các cấp trong đó có sự đóng góp to lớn của ngành nông nghiệp. Kinh tế nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của nước ta. Phát triển nông nghiệp nông thôn không chỉ bảo đảm cho nhu cầu về lương thực, thực phẩm mà còn là cơ sở phát triển các mặt khác của đời sống kinh tế - xã hội, đồng thời góp phần củng cố liên minh công nông, tăng cường sức mạnh của chuyên chính vô sản. Hiện nay Việt Nam vẫn được coi là nước nông nghiệp với khoảng trên 80% dân số sống nông thôn và khoảng 74,6% lực lượng lao động làm nông nghiệp. Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm tới vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân, và coi đó nhiệm vụ chiến lược, là cơ sở để đảm bảo ổn định tình hình chính trị - xã hội, sự phát triển hài hoà và bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa của đất nước.Chính nhờ được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước mà trong những năm qua ngành nông nghiệpnông thôn đã gặt hái được nhiều thành tựu hết sức đáng mừng. Nông nghiệp Việt Nam không những đảm bảo tự cung tự cấp mà còn trở thành một cường quốc trên thế giới trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu to lớn đó ngành nông nghiệp Việt Nam cũng còn có một số mặt hạn chế cần phải khắc phục như: vấn đề phát triển nông nghiệp kém bền vững, sức cạnh tranh thấp, chưa thức sự sử dụng hiệu quả và phát huy hết các nguồn lực , sự chuyển giao khoa học công nghệ còn hạn chế. Đứng trước những khó khăn và thách thức đó,thì việc xây dựng một nền kinh tế nông nghiệp phát triển theo xu h ư ớng bền vững có ý nghĩa lý luận và thực 2 / 28 tiễn quan trọng. Điều này cũng đã đ ư ợc khẳng định trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội từ 2006 - 2010 được thông qua tại Đại hội X của Đảng: “Hiện nay và trong những năm tới, vấn đề nông nghiệp, nông dân,nông thôn có tầm chiến l ư ợc đặc biệt quan trọng. Phải luôn luôn coi trọng đẩy mạnh công nghịêp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, h ư ớng tới xây dựng một nền nông nghiệp hàng hoá lớn, đa dạng, phát triển nhanh và bền vững”. Vì những lý do trên tôi đã lựa chọn đề tài “Phát triển nông nghiệp bền vững Việt Nam” để làm đề tài cho bài tiểu luận của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ của nghiên cứu  Mục đích nghiên cứu của đề tài: trên cơ sở hệ thống hoá các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp bền vững, đề ra các giải pháp để xây dựng và phát triển nông nghiệp bền vững Việt Nam trong thời gian tới.  Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài : -Hệ thống hoá các vấn đề cơ bản về phát triển bền vữngphát triển bền vững trong nông nghiệp từ góc độ lý luận và thực tiễn. -Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển nông nghiệp bền vững của một số quốc gia trên thế giới. - phân tích thực trạng về phát triển nông nghiệp bền vững Việt Nam và những vấn đề đặt ra -Giải pháp để phát triển nông nghiệp bền vững nước ta trong thời gian tới Phần 2. Nội dung Chương 1 : Cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp bền vững 1 . Khái quát chung về phát triển bền vững 1.1. khái niệm phát triển bền vững Hiện nay có nhiều định nghĩa về phát triển bền vững tuy nhiên định nghĩa sau đây của Uỷ ban Môi trường và Phát triển của Liên Hợp Quốc( năm 1987) được xem là phổ biến rộng rãi với khái niệm Phát triển bền vững như sau: “ Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại của con người nhưng không tổn hại tới sự thỏa mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai” 1.2. sự hình thành các thuyết về phát triển bền vững Các lý thuyết về phát triển bền vững đã được manh nha từ rất lâu trong lịch 3 / 28 phát triển của xã hội loài ng ười , tuy nhiên chỉ đến những năm gần đây các lý thuyết và phát triển bền vững mới đ ư ợc xây dựng hoàn chỉnh: -Năm 1971 Maurice Strong tổ chức hội thảo với chủ đề “Phát triển và môi trường”. -Tháng 6-1972, Tuyên bố Stockholm về “môi trường con người”. -Năm 1987, trong báo cáo “Tương lai chung của chúng ta” của Uỷ ban Môi tr ư ờng và Phát triển của Ngân hàng thế giới thuật ngữ phát triển bền vững chính thức được định nghĩa. 2. Phát triển nông nghiệp theo xu hướng bền vững. 2.1. Khái niệm Nông nghiệp Có thể hiểu, nông nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật chất tạo ra các sản phẩm lương thực, thực phẩm đáp ứng nhu cầu sinh tồn của con người. Nông nghiệp theo nghĩa rộng, bao gồm cả ba nhóm ngành: nông nghiệp thuần túy, lâm nghiệp và ngư nghiệp, là ngành có vai trò quan trọng về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái. 2.2. Khái niệm phát triển nông nghiệp bền vững Phát triển nông nghiệp bền vững (bao gồm cả lâm nghiệp và ngư nghiệp) là quá trình sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, giải quyết tốt các vấn đề xã hội gắn với bảo vệ môi tr ư ờng sinh thái trên cơ sở đảm bảo thoả mãn các nhu cầu của con người trong trong hiện tại và t ư ơng lai và được xã hội chấp nhận. 2.3. Đặc trưng của nền nông nghiệp theo xu hướng bền vững Thứ nhất: là nền sản xuất trong đó hoạt động của con người phù hợp với các quy luật phát triển của tự nhiên , khai thác và bồi dưỡng được tự nhiên được thực hiện trong cùng một quá trình, nhờ đó duy trì được môi trường tự nhiên cho đời sống trường tồn của mọi thế hệ. Thứ hai, phát triển nông nghiệp bền vững là nền sản xuất nông nghiệp đảm bảo tăng trưởng kinh tế cao, ổn định, dựa trên cơ sở ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại sản xuất. Thứ ba, phát triển nông nghiệp bền vững là nền nông nghiệp sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn lực nhưng vẫn đảm bảo sự tăng trưởng. Thứ tư, phát triển nông nghiệp bền vững là nền sản xuất nông nghiệp có cơ cấu kinh tế hợp lý. Nói đến cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp là nói đến cơ cấu giữa chăn nuôi và trồng trọt Thứ năm, phát triển nông nghiệp bền vững là nền sản xuất nông nghiệp bảo đảm được công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu nhập, tạo được cơ 4 / 28 sở vật chất cho phát triển nông thôn mới. Thứ sáu, phát triển nông nghiệp bền vững là nền nông nghiệp, trong đó đòi hỏi trình độ của người lao động ngày càng cao 3. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển nông nghiệp bền vững và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 3.1. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển nông nghiệp bền vững -Trước tiên phải đề cập về kinh nghiệm để phát triển nông nghiệp đất nước Hàn Quốc với mô hình Seamaul Undong với 8 bài học kinh nghiệm từ họ : Phát huy dân chủ để phát triển nông thôn Đào tạo cán bộ phát huy nông thôn Phát huy nội lực của dân để xây dựng hạ tầng nông thôn Nâng đỡ địa phương để kích thích sự thi đua giữa các làng Phát triển kinh tế hộ và loại hình kinh tế có sức cạnh tranh cao Phát triển kinh tế hợp tác từ phát triển cộng đồng Trồng và bảo vệ rừng Chính sách hỗi trợ cho nhân dân -Kinh nghiệm của Trung Quốc về phát triển nông nghiệp bền vững. Với “Chương trình bó đuốc” Trung Quốc đã xác định 7 lĩnh vực chiến lược trong chương trình xây dựng nền nông nghiệp bền vững. Lĩnh vực công nghệ sinh học :được công nghệ sản xuất với hơn 60 hoại hoa, lúa gạo, khoai tây, áp dụng thành công trên diện rộng về kỹ thuật cấy mô khử virut vào sản xuất theo kiểu công trường hóa. Lĩnh vực công nghệ thông tin: xây dựng nhiều ngân hàng dự trữ thông tin nông nghiệp như : ngân hàng dự trữ nông nghiệp, ngân hàng dự trữ tài nguyên giống cây trồng. Lĩnh vực vật liệu, phân hóa học, thuốc trừ sâu, các loại phân bón, thuốc trừ sâu bệnh sinh vật… Lĩnh vực thiết bị nông nghiệp: ứng dụng thiết bị đồng bộ , phù hợp với các cấu trúc, kỹ thuật trồng trọt, khống chế môi trường khác nhau, sử dụng ánh sáng mặt trời. -Kinh nghiệm của Thái Lan về phát triển nông nghiệp bền vững: thúc đẩy nông nghiệp phát triển theo chiến lược xây dựng cơ cấu kinh tế toàn diện và ổn định, thực hiện chiến lược lúa gạo quốc gia, phát triển các vùng nông nghiệp sinh thái đô thị. 3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam - Yếu tố quan trọng tạo động lực cho sự phát triển là : tinh thần nông dân, lấy chính sách nhỏ và chính sách để kích thích mạnh tinh thần qua đó phát huy nội lực tiềm tàng 5 / 28 vốn có của nông dân khát vọng của người dân, cuộc cách mạng tinh thần chính sách Seamaul Undong. -Xác định đúng mối quan hệ giữa công nghiệpnông nghiệp -Cần đấu tư thích đáng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn -Phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với bảo vệ tài nguyên môi trường -Phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn liền với vấn đề xoá đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống cuả cư dân nông thôn -Phát triển kinh tế nông nghiệp phải phù hợp với quy luật của thị trường Chương 2. Thực trạng phát triển nông nghiệp theo xu hướng bền vững nước ta 1. Tổng quan về sản xuất nông nghiệp của Việt Nam 1.1. Vị trí của nông nghiệp trong nền kinh tế -Cung cấp lương thực - thực phẩm cho nhu cầu tiêu dùng của người dân. -Cung cấp các yếu tố đầu vào cho các ngành công nghiệp. -Nông nghiệpnông thôn là thị trường tiêu thụ lớn của công nghiệp. -Nông nghiệp được coi là ngành đem lại nguồn thu nhập ngoại tệ lớn. -Nông nghiệpnông thôn có vai trò to lớn, là cơ sở trong sự phát triển bền vững của môi trường. 1.2. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp Việt Nam -Sản xuất nông nghiệp tiến hành trên địa bàn rộng lớn, phức tạp, phụ thuộc nhiều vào tự nhiên. -Trong nông nghiệp có sự tồn tại nhiều hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, nhiều thành phần kinh tế. Trong đó kinh tế hộ nông dân có vai trò đặc biệt quan trọng. -Nền nông nghiệp Việt Nam đang trong tình trạng lạc hậu tiến lên xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá theo định h ư ớng xã hội chủ nghĩa. 2. Những chuyển biến trong phát triển nền nông nghiệp theo xu h ư ớng bền vững 2.1. Đảm bảo giữ vững được nhịp độ tăng trưởng ổn định và có hiệu quả trong thời gian dài. -Tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp trong thời gian qua: trong suốt 10 năm (1989 - 1999) tốc độ tăng tr ư ở ng bình quân đạt 4,3%/ năm và từ năm 2000 đến 6 / 28 n a y tố c độ tăng tr ư ở ng bình quân đạt 5,4%/ năm, giá trị tăng thêm tăng 3,8% năm. Khái quát bức tranh chung của nông nghiệp Việt Nam trong những năm vừa qua đó là: nhịp độ tăng tr ư ở ng liên tục song vẫn tiềm ẩn những nguy cơ ảnh h ư ở ng tới sự phát triển bền vững lâu dài. -Hoạt động khai thác và sử dụng các nguồn lực: đất nông nghiệp, nhân lực, nguồn lực vốn, nguồn lực khoa học - công nghệ -Hình thành các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp như lúa gạo Đồng bằng Sông Hồng, Đồng bằng Sông Cửu Long, cây công nghiệp Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, thuỷ sản Duyên hải Miền Trung, Đồng bằng Sông Cửu Long…. Bên cạnh việc hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, thì nông nghiệp của Việt Nam cũng đang hội nhập sâu rộng vào thị tr ư ờng quốc tế. 2.2. Giải quyết các vấn đề về mặt xã hội nảy sinh trong khu vực nông nghiệp, nông thôn -Xoá đói giảm nghèo trong khu vực nông nghiệp, nông thôn đã đạt được những kết quả nhất định. Tỷ lệ nghèo đói nông thôn đã giảm từ 66,4% năm 1993 xuống còn 35,6% năm 2002 và 27,5 % năm 2004, năm 2009 thoát khỏi tình trạng nước nghèo -Đảm bảo vai trò thích đáng của người nông dân trong mọi khâu của quá trình ra quyết định khu vực nông nghiệp, nông thôn. -Đảm bảo việc tiếp cận công bằng hơn đối với các nguồn lực, nguồn tài nguyên và thu nhập của người nông dân trong khu vực nông nghiệp, nông thôn. 7 / 28 2.3. Từng bước xây dựng một nền nông nghiệp theo hướng phát triển sạch, môi trường tự nhiên được bảo vệ và hình thành các vùng nông nghiệp sinh thái Hoạt động nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học để phát triển những giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng và sức chống chịu sâu bệnh cao, không thoái hóa, không tổn hại tới đa dạng sinh học ngày càng tăng. Các hoạt động cụ thể được triển khai như phát triển sản xuất phân bón hữu cơ, phân bón sinh học phục vụ nông nghiệp sinh thái, tăng c ư ờng phổ cập quy trình phòng trừ sâu bệnh tổng hợp IPM, công tácbảo tồn đa dạng nguồn gen cũng được triển khai nhiều nơi. 3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển nền kinh tế nông nghiệp theo xu h ư ớng bền vững nước ta 3.1. Thành công Sản xuất nông lâm ngư nghiệp duy trì tốc độ tăng trưởng khá: từ năm 2000 đến 2011, ngành nông-lâm-thủy sản đã đạt được tốc độ tăng tăng trưởng hàng năm tương đối cao, với giá trị sản xuất bình quân đạt gần 5,36%/năm, giá trị gia tăng (GDP) tăng 3,7%/năm. Trong 6 tháng đầu năm 2012, tốc độc tăng trưởng giá trị sản xuất của toàn ngành nông nghiệp 3,76% so với cùng kỳ năm trước, giá trị gia tăng tăng 2,81%, đóng góp 0,48 điểm phần trăm trong GDP cả nước. Nông nghiệp ngày càng đa dạng, giá trị gia tăng cao đặc biệt lĩnh vực chăn nuôi và thủy sản. Cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn chuyển dịch tích cực: cơ cấu sản xuất nông, lâm, thuỷ sản chuyển dịch tích cực theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả gắn với nhu cầu thị trường, đặc biệt là trong giai đoạn 2000 đến nay. Tỷ trọng nông nghiệp (bao gồm cả nông, lâm, diêm nghiệp và thuỷ sản) trong tổng GDP cả nước giảm từ 24,5% năm 2000 xuống còn 22,02% năm 2011. Trong nội bộ ngành đang có xu hướng tăng nhanh tỷ trọng thủy sản, giảm tỷ trọng trồng trọt trong giá trị sản xuất. Tỷ trọng thuỷ sản tăng từ 15,6% năm 2000 và 24,6% năm 2011. Trong khi đó, tỷ trọng nông nghiệp giảm từ khoảng 78%-82% giai đoạn trước năm 2002 xuống còn 72% năm 2011 1 . Trong nội bộ các tiểu ngành cũng đang diễn ra các chuyển biến cơ cấu tích cực, đặc biệt trong giai đoạn 10 năm trở lại đây. Trong ngành nông nghiệp, tỷ trọng giá trị sản xuất của trồng trọt giảm từ 78-82% giai đoạn trước năm 2004 xuống còn 76% năm 2011. Trong chăn nuôi, hình thức chăn nuôi 8 / 28 trang trại, gia trại đang thay thế dần mô hình chăn nuôi tận dụng nhỏ lẻ gia đình. Trong thủy sản, nghề khai thác xa bờ phát triển nhanh. Đến nay, tổng số tàu thuyền có 128.865 chiếc với tổng công suất 5.400.000 CV. Trong đó, tàu thuyền có công suất 90CV trở lên có 24.180 chiếc, chiếm tỷ trọng gần 19% . Diện tích nuôi trồng thủy sản tăng rất nhanh, từ năm 2000 đến 2011 tăng 406.000 ha. Nuôi trồng thủy sản tiếp tục đa loài, đa loại hình, đa phương thức theo hướng thân thiện với môi trường. Trong lâm nghiệp, việc trồng rừng sản xuất được đẩy mạnh nhờ chính sách giao đất giao rừng, chương trình 327, dự án trồng mới 5 triệu ha v.v… Nhờ vậy, tỷ lệ che phủ rừng tăng từ 28% năm 1995 lên xấp xỉ 40% năm 2010, tương đương với diện tích 13,39 triệu ha. Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu phát triển rất mạnh trong những năm gần đây: giá trị lâm sản xuất khẩu tăng từ 1.786 triệu USD năm 2005 lên 3.000 triệu USD năm 2010, đạt tốc độ tăng 10,9%/năm; trong đó, giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng từ 1.561 triệu USD năm 2005 lên 2.800 triệu USD năm 2010, đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước và tạo cơ hội cho phát triển rừng trồng nguyên liệu công nghiệp. 9 / 28 Nguồn : www.thuysanvietnam.com.vn Cơ cấu ngành nghề khu vực nông thôn có sự hay đổi nhanh theo hướng tích cực: giảm số lượng và tỷ trọng nhóm hộ nông, lâm, thủy sản; tăng số lượng và tỷ trọng nhóm hộ công nghiệp, xây dựng, và dịch vụ. So với năm 2006, tỷ trọng hộ nông, lâm, thủy sản khu vực nông thôn giảm từ 71,1% xuống còn 62,0%; tỷ trọng hộ công nghiệp và xây dựng tăng từ 10,2% lên 14,7%; tỷ trọng hộ dịch vụ từ 14,9% lên 18,4%. Đảm bảo ANLT quốc gia: sản xuất nông nghiệp phát triển từng bước đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường trong nước. Bất chấp những biến động thị trường, thiên tai, dịch bệnh, bình quân lương thực đầu người tăng từ 445 kg năm 2000 lên 513 kg năm 2010, góp phần thiết thực cho công tác xóa đói giảm nghèo. Không chỉ đảm bảo đủ nhu cầu lương thực trong nước mà hiện nay Việt Nam còn là quốc gia đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo với lượng xuất khẩu đạt 5-7 triệu tấn/năm. Con số này tương đương với 8-12 triệu tấn thóc và chiếm khoảng ¼ tổng sản lượng quốc gia hàng năm. Xuất khẩu tăng nhanh, một số mặt hàng có vị thế cao trên thị trường thế giới: lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp là lĩnh vực duy nhất trong nền kinh tế liên tục xuất siêu, năm sau cao hơn năm trước, kể cả trong những giai đoạn kinh 10 / 28 [...]... dân cư nông thôn Phát triển bền vững nông nghiệp là một biện pháp của phát triển bền vững kinh tế - xã hội đất nước Trong điều kiện Việt Nam, sự thành công của quá trình xây dựng và phát triển nền nông nghiệp bền vững sẽ tạo nền tảng quan trọng về kinh tế và xã hội để thúc đẩy nhanh và bền vững tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; ngược lại sự lạc hậu, chậm phát triển của nông nghiệp. .. nền nông nghiệp thực sự được phát triển theo hướng bền vững. Muốn vậy cần phải chú ý hơn nữa đến các giải pháp để nông nghiệp được phát triển theo hướng bền vững Theo như trên đã nêu ra nhiều giải pháp để phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, tuy nhiên có thể nói hướng đến sự phát triển cần tìm ra những nguyên nhân của sự kém phát triển của nông nghiệp hiện nay đó chính là những vấn đề về: phát triển. .. nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nói chung và khu vực nông nghiệp nói riêng Những quan điểm, tư tưởng về phát triển bền vững đã được đưa ra và nghiên cứu sâu rộng trên thế giới song đối với Việt Nam, phát triển bền vững vẫn đang là một vấn đề có tính thời sự Nhìn lại 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới và thực hiện phát triển bền vững, nền nông nghiệp Việt Nam đã có bước phát triển quan trọng Nền nông. .. sự phát triển bền vững của nông nghiệp Việt Nam Trình độ hiện tại của nông nghiệp Việt Nam còn thấp so với yêu cầu của sự phát triển bền vững Về cơ bản nền nông nghiệp Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi tình trạng sản xuất nhỏ, phân tán, manh mún, khả năng cạnh tranh thấp Trong khi đó chất lượng nguồn lao động nông nghiệp Việt Nam vẫn còn thấp kém, chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình xây dựng một nền nông. .. nông nghiệp theo xu hướng bền vững nước ta 2.1 Làm tốt công tác quy hoạch phát triển nông nghịêp -Tại các vùng chuyên canh nông nghiệp, quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển các cụm trọng điểm nông nghiệp mỗi nơi, có các tổ hợp liên kết nông nghiệp, tại đây có các cơ sở công nghiệp chế biến nông sản, sản xuất vật tư nông nghiệp và các cơ sở bán hàng, cơ sở cung cấp dịch vụ nghiên cứu, đào... trị vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa…” (Trích phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư tại buổi khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ V) Thiết nghĩ rằng trong nền kinh tế Việt Nam nông nghiệp đã góp một phần vô cùng quan trọng vào công cuộc phát triển đất nước Vì vậy, phát triển nền nông nghiệp bền vững. .. để phát triển nông nghiệp bền vững, Các giải pháp về khoa học – công nghệ, sự hỗ trợ từ phía nhà nước Trong sự phát triển như hiện nay, quả thực nếu làm tốt những giải pháp được nêu như trên thì sẽ một phần làm cho nền nông nghiệp nước ta được phát triển mạnh mẽ và sẽ đảm bảo được sự phát triển nông nghiệp một cách bền vững 3.Tài liệu tham khảo -Nông nghiệp thầy 7 -Tổng cục thống kê, tổng điều tra nông. .. nghiệp 15 / 28 Chương 3 Định hướng và Các giải pháp để góp phần thực hiện phát triển nông nghiệp theo xu hướng bền vững nước ta 1 Định hướng phát triển Xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hoá lớn, hướng về xuất khẩu, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao,đáp ứng nhu cầu thị trường 2.Các giải pháp để phát triển nền nông nghiệp theo xu hướng bền vững. .. sở hạ tầng… -Đầu tư hơn nữa cho phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững -Nhà nước cần tăng cường đầu tư cho nguồn nhân lực 25 / 28 Phần 3: Kết luận và Kiến nghị 1 Kết luận Nông nghiệp, nông dân , nông thôn có vị trí chiến lược quan trọng trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế – xã hội bền vững, ... sự phát triển của đất nước 27 / 28 Vì vậy cần phải coi phát triển bền vững nông nghiệp là nhiệm vụ chung của toàn bộ nền kinh tế, là điều kiện quyết định sự thành công của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước 2 Kiến nghị Với những kết luận nêu trên, tôi nghĩ rằng trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay cần phải có sự quan tâm về nông nghiệp hơn nữa để góp phần tạo sự phát triển . phân tích thực trạng về phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam và những vấn đề đặt ra -Giải pháp để phát triển nông nghiệp bền vững nước ta trong thời. dung Chương 1 : Cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp bền vững 1 . Khái quát chung về phát triển bền vững 1.1. khái niệm phát triển bền vững Hiện nay có

Ngày đăng: 02/03/2014, 21:00

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

-Hình thành các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp như lúa gạo ở Đồng bằng Sông Hồng, Đồng bằng Sông Cửu Long, cây công nghiệp ở Đông Nam Bộ  và  Tây  Nguyên,  thuỷ  sản  ở  Duyên  hải  Miền  Trung,  Đồng  bằng  Sông  Cửu  Long… - Phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam
Hình th ành các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp như lúa gạo ở Đồng bằng Sông Hồng, Đồng bằng Sông Cửu Long, cây công nghiệp ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, thuỷ sản ở Duyên hải Miền Trung, Đồng bằng Sông Cửu Long… (Trang 7)
-Khả năng cạnh tranh còn thấp kém trong khi tình hình cạnh tranh trên thị trường trong nước - Phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam
h ả năng cạnh tranh còn thấp kém trong khi tình hình cạnh tranh trên thị trường trong nước (Trang 15)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w