1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đô thị hóa, hiện đại hóa - Thách thức và cơ hội với việc bảo tồn di sản văn hóa ở Việt Nam

112 894 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 1,11 MB

Nội dung

tài liệu về quy hoạch và quản lý đô thị

Trang 1

Đô thị hóa, hiện đại hóa - Thách thức và cơ hội với việc bảo tồn di sản văn hóa ở Việt Nam

Hiện đại hóa gắn liền với công cuộc công nghiệp hóa - yếu tố căn bản biến xã hội tiểu nông thành xã hội hiện đại là một quá trình mở, liên tục và không giới hạn, không mang tính chất tĩnh, không là thành tựu "làm một lần xong ngay" Hiện đại hóa, đô thị hóa là việc làm liên tiếp nhiều thế hệ, mang nhiều diện mạo khác nhau, và cũng tạo ra những kết quả khác nhau Ðây là những thách thức lớn đối với công cuộc bảo tồn văn hóa truyền thống.

Thách thức và cơ hội

Trong những thay đổi tiện nghi hơn về điều kiện sống, conngười trong xã hội hiện đại dễ chấp nhận sự thay thế các yếu tốtruyền thống bằng các nhân tố mới Trước luồng gió hiện đạihóa, đô thị hóa tốc độ cao với những sự hấp dẫn nhiều lúc khôngcưỡng nổi, sự chống cự của các giá trị truyền thống dường nhưtrở nên yếu ớt, thậm chí bị lãng quên Diện mạo xã hội thay đổinhanh thậm chí từng ngày, từng giờ Những sản phẩm vật chấtcủa cộng đồng như các công trình xây dựng, các di tích lịch sửvăn hóa, khung cảnh làng xã, đô thị được hình thành qua cả mộtthời gian dài của lịch sử có vẻ như có thể bị xóa bỏ rất nhanhtrong một thời gian ngắn, có thể coi là khoảnh khắc đối với lịchsử

Trang 2

Như vậy thách thức của hiện đại hóa, đô thị hóa đối với bảo tồn

di sản văn hóa là rất lớn Tuy nhiên, cần bình tĩnh nhìn nhận,phân tích một cách đầy đủ hơn về tác động của hiện đại hóa, đôthị hóa Trước hết, đô thị hóa có thể coi là nhu cầu tự nhiên, tấtyếu của sự phát triển kinh tế xã hội Vấn đề là làm sao để quátrình đô thị hóa diễn ra một cách hữu cơ với những cái đã có vàđang tồn tại để có thể cùng phát triển một cách bền vững Thật

ra luồng gió của đô thị hóa có thể làm thay đổi nhanh diện mạocủa một khu vực nào đó, song nó không thể dễ dàng và nhanhchóng làm đổi thay cách sống, cách nghĩ của cộng đồng nơi đó,

có nghĩa là đô thị hóa là nguy cơ tiềm ẩn công phá vào thành trìcủa xã hội truyền thống nhưng không dễ hay đúng hơn là khôngthể tác động đến mức làm thay đổi ngay được văn hóa truyềnthống

Trước hết hiện đại hóa đã dẫn dắt xã hội vận hành theo một nềnkinh tế hiện đại do đó có khả năng tạo ra tư duy hiện đại Hiệnđại hóa gắn liền với công nghiệp hóa tạo ra cơ sở vật chất, hạtầng xã hội tốt hơn Hiện đại hóa tạo điều kiện cho những suynghĩ rộng mở, tự do hơn Tất cả cái đó tạo điều kiện tốt và thuậnlợi để thực hiện mọi hoạt động xã hội trong đó có hoạt động bảo

Trang 3

tồn văn hóa truyền thống Ðặc biệt, trong làn sóng hiện đại hóa

mà ngày nay cùng với nó là toàn cầu hóa, những giá trị truyềnthống, bản sắc vùng miền hay cộng đồng lại càng trở nên nổi bậthơn Trong các sản phẩm du lịch của các quốc gia khác nhau,những vấn đề về phương tiện đi lại, tiện nghi ăn ở, dịch vụ đãtrở nên đồng nhất, nhưng cái khác biệt nổi lên của từng sảnphẩm là văn hóa đặc trưng của mỗi quốc gia, mỗi địa phương -văn hóa truyền thống

Thực tế ở Việt Nam

Ở Việt Nam có nhiều bài học về bảo tồn và phát huy giá trị lịch

sử, văn hóa truyền thống Khu phố cổ Hội An với những giá trịlịch sử, văn hóa đặc sắc đã từng là một thị xã hẻo lánh chẳngmấy ai quan tâm, một vùng đất bị "bỏ quên", trở nên "hiu hắt"mặc dù rất gần thành phố Ðà Nẵng sôi động, mới mẻ (sau chiếntranh) và bãi biển Non Nước hấp dẫn mọi người Vào nhữngnăm 80 của thế kỷ trước nó được đánh thức bởi Tiểu ban hợp tácViệt Nam - Ba Lan làm công tác bảo tồn trùng tu di tích Từ đóHội An được quan tâm đặc biệt, đến năm 1999 được công nhận

là Di sản thế giới, nay trở thành điểm đến hấp dẫn đối với mọingười từ khắp nơi trong và ngoài nước Ðể được như ngày nay,ngoài nỗ lực của chính quyền địa phương và hoạt động của cácnhà chuyên môn về bảo tồn di sản, vai trò của người dân sở tại

là hết sức quan trọng Từng người Hội An hiểu rằng mảnh đấtcủa họ, ngôi nhà của họ được mọi người "đến với", cuộc sốngcủa họ được giàu lên là nhờ Hội An được biết đến là một di sảnthế giới, được quản lý và tổ chức các hoạt động theo hướng bảotồn và phát huy giá trị lịch sử văn hóa Người Hội An đồng

Trang 4

thuận, ủng hộ, hồ hởi chấp hành các quy định của chính quyền

và chung sức cùng Nhà nước trong các chương trình bảo tồn vàphát triển

Cố đô Huế là một trong những di sản đặc biệt ở miền trung ViệtNam - di sản đầu tiên của Việt Nam được UNESCO đưa vàodanh sách di sản thế giới Cái làm nên sự hấp dẫn riêng có củathành phố này là hệ thống phong phú các di tích lịch sử, văn hóađậm đặc các giá trị truyền thống trong một khung cảnh môitrường thiên nhiên hiền hòa bên bờ sông Hương thơ mộng Tràolưu hiện đại hóa, đô thị hóa cũng đã từng là những thách thứcđối với việc bảo tồn di sản ở Huế Trong bối cảnh đó, việc lập vàphê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn, phát huy giá trị di tích cố

đô Huế đã được thực hiện Trong đó, chiến lược tổng thể vànhững bước đi ngắn hạn và lâu dài đối với việc bảo tồn di tích

và giữ gìn khung cảnh thiên nhiên vốn có của Huế đã được xácđịnh Thêm vào đó, cùng với sự phát triển của giao lưu quốc tế

Trang 5

trong bối cảnh hội nhập, hai năm một lần Festiaval Huế đã được

tổ chức để cộng đồng trong nước và quốc tế gặp gỡ, trao đổi,chia sẻ những hoạt động văn hóa, nghệ thuật cả truyền thống vàhiện đại trên nền cảnh di sản văn hóa Huế

Qua các thí dụ trên có thể rút ra được vấn đề quan trọng là trong

sự phát triển kinh tế xã hội, trước sức ép của hiện đại hóa, đô thịhóa, nếu biết cách đánh thức giá trị truyền thống hay cũng có thểgọi là "làm mới" giá trị truyền thống (tức là phát huy giá trịtruyền thống trong cuộc sống đương đại) và lấy cộng đồng cưdân làm trung tâm, để họ trực tiếp tham gia vào công cuộc bảotồn thì chúng ta hoàn toàn có thể làm tốt công tác bảo tồn vănhóa truyền thống trước những thách thức của hiện đại hóa

Ngoài ra, có sự phối hợp tốt giữa các chuyên gia về bảo tồn vớicác nhà quản lý xã hội địa phương; có cách thức để thế hệ trẻhiểu rõ về giá trị văn hóa truyền thống và tiếp cận với công tácbảo tồn văn hóa truyền thống sẽ là những cách làm tốt và hiệuquả

Trong những ngày này, Hà Nội đang náo nức chào đón "cộtmốc" nghìn năm tuổi Là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóacủa cả nước, Hà Nội liên tục đổi thay và tất yếu phải chuyểnmình theo xu hướng hiện đại hóa, đô thị hóa Trước những tháchthức của hiện đại hóa, đô thị hóa, việc bảo tồn văn hóa truyềnthống và di sản văn hóa trở nên hết sức quan trọng, đòi hỏi sựthích ứng và có những bước đi phù hợp Những vấn đề đã phântích ở trên sẽ là những bài học thực tế rất bổ ích đối với việc bảotồn di sản văn hóa ở Hà Nội trước sức ép của đô thị hóa Nói

Trang 6

cách khác là cần hiểu rõ con đường đang đi trong quá trình vừabảo tồn di sản văn hóa vừa phát triển kinh tế xã hội.

Hiểu rõ con đường đang đi luôn tạo ra những bước tiến vữngchắc, tạo ra sự phát triển bền vững Hiểu rõ con đường đang điluôn tạo cho ta niềm tin và bản lĩnh đối mặt với những tháchthức, nắm lấy cơ hội để hướng tới tương lai Lịch sử tiếp tụcđược viết nên với những trang giàu thông điệp của thời gian vàvăn hóa truyền thống, giá trị truyền thống tiếp tục được lưutruyền, tỏa sáng và trường tồn

Lê Thanh Vinh

(Viện trưởng Viện Bảo tồn di tích Việt Nam)

Theo báo Nhân dân

Tổng Giám đốc UNESCO thế giới: Thận trọng khi bảo tồn

di sản

Trong thời gian ngắn ngủi lưu lại Việt Nam sau khi trao bằng công nhận Di sản văn hóa thế giới cho khu di tích Hoàng thành Thăng Long, nữ tổng giám đốc đầu tiên của UNESCO thế giới - bà Irina Bokova - đã có cuộc trò chuyện cùng PV.

* Bà vừa trở về từ chuyến thăm vịnh Hạ Long - di sản thiên nhiên thế giới Qua chuyến đi này, bà đánh giá thế nào về công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản ở Việt Nam?

Vịnh Hạ Long là một cảnh quan độc đáo và phi thường Tôi tinchính quyền địa phương làm việc chặt chẽ với Ban quản lý disản thế giới Nhưng chúng tôi cũng thảo luận về các thách thức

Trang 7

phải đối mặt Lượng du khách khổng lồ thể hiện sự thành côngcủa di sản ở phương diện tạo công ăn việc làm, thúc đẩy kinh tếđịa phương và nâng cao sự hiểu biết của người dân về di sản,nhưng mặt khác cũng tạo ra nhiều vấn đề về môi trường.

Tôi nghĩ các bạn cũng nhận ra những thách thức đó Về phíaUNESCO, chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ các bạn Nói tóm lại, tôicho rằng thách thức lớn nhất là làm sao hòa hợp giữa mục tiêubảo tồn và hiện đại hóa

* Trong cuộc họp hồi tháng 8 tại Brazil, thung lũng Elbe của Dresden (Đức) đã chính thức bị loại khỏi danh sách di sản thế giới Bài học cho Việt Nam thông qua sự kiện đáng tiếc này là

gì, thưa bà?

Vấn đề với thung lũng Elbe không phải là thiếu vắng sự quản lýhay quy hoạch, mà là ở cây cầu xây mới khiến cảnh quan bị thayđổi Thiết kế và xây dựng của cây cầu đó đã phá hỏng tínhnguyên vẹn của khu vực Chúng tôi muốn các bạn thật thậntrọng khi bảo tồn các di sản Điều đó không có nghĩa làUNESCO phản đối sự hiện đại hóa, vấn đề là việc xây dựng mớiphải đảm bảo không phá hoại cảnh quan

Trang 8

Cho dù các bạn định làm gì, lời khuyên của tôi là tham vấn với

Ủy ban Di sản thế giới Như trường hợp cầu Bãi Cháy ở HạLong Ban đầu cũng có nhiều băn khoăn về ảnh hưởng của nónhưng tôi có thể thấy cây cầu rất hòa hợp với cảnh quan chung.Tôi cho rằng Chính phủ Việt Nam đã đúng khi tham vấn trướcvới Ủy ban Di sản thế giới về việc này

* Bà từng nói lấy làm tiếc vì văn hóa không được đưa vào thành một mục tiêu thiên niên kỷ Xin bà cho biết tại sao và theo bà, việc giữ gìn di sản văn hóa có ý nghĩa như thế nào với tương lai của một quốc gia như VN?

Tôi nói điều đó nhiều lần bởi tôi tin văn hóa có mối liên hệ chặtchẽ với phát triển Chẳng hạn trong tăng trưởng kinh tế, văn hóagóp phần tăng thu nhập Ở Việt Nam du lịch dựa phần lớn vàovăn hóa Tôi cũng được biết du lịch mang lại 5,5% GDP cho cácbạn Các sự kiện, lễ hội văn hóa chiếm một tỉ lệ quan trọng trongthu nhập của nền kinh tế

Không những vậy, trong thế giới toàn cầu hóa chúng ta phải cókiến thức và văn hóa làm nền tảng để hội nhập Các bạn sẽ cóthêm cảm hứng và động lực để bước tới tương lai, khi biết mình

có trong tay những di sản văn hóa đáng tự hào

Vì thế tôi tin bảo tồn văn hóa, kể cả văn hóa vật thể và phi vậtthể, là vô cùng quan trọng cho sự phát triển của mỗi đất nước

Đa dạng văn hóa là yếu tố thiết yếu trong toàn cầu hóa, bởi nếukhông tất cả chúng ta sẽ trở nên đơn điệu Bởi vậy trong kỳ họpĐại hội đồng Liên Hiệp Quốc vừa qua ở New York (Mỹ), chúngtôi đã tổ chức buổi thảo luận quan trọng về mối liên hệ giữa văn

Trang 9

hóa và phát triển Rất đáng mừng là lần đầu tiên, sau hàng thángtrời thuyết phục và trình bày với các quốc gia khác nhau rằnggiữa văn hóa và phát triển có sự liên hệ mạnh mẽ, một đoạntrong văn kiện của đại hội đồng đã được dành cho chủ đề này.

* Hiện nay khi VN vừa trở thành nước có thu nhập trung bình, UNESCO có thay đổi cách tiếp cận và hỗ trợ với VN không?

Đó cũng là một thách thức lớn đối với chúng tôi Mục tiêu củaLiên Hiệp Quốc nói chung và UNESCO nói riêng là tăngtrưởng Tuy nhiên, theo tôi, mục tiêu đó có tính hai mặt: tăngtrưởng kinh tế nhanh luôn tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội.Điều thiết thực nhất mà chúng tôi có thể làm là hỗ trợ các nhómthiệt thòi tăng tính cạnh tranh trong thời đại hội nhập hiện nay.Trong đó, giáo dục là một công cụ tuyệt vời để hỗ trợ nhữngngười bị tụt lại phía sau, giúp họ hội nhập thành công, từ đó tạo

ra sự công bằng trong xã hội

Chúng tôi đang làm điều đó ở nhiều nơi trên thế giới, nhữngnước có thu nhập thấp hoặc trung bình như Việt Nam, Brazil,

Ấn Độ Nếu với các nước lạc hậu chúng tôi hướng tới mục tiêu

“giáo dục cho tất cả” thì ở Việt Nam mục tiêu hướng đến là chấtlượng giáo dục Tùy điều kiện và hoàn cảnh mỗi nước, sự hợptác sẽ có sự điều chỉnh

Theo TT

Bảo tồn là lưu giữ, truyền dạy và chấp nhận

Trang 10

Bảo tồn "tĩnh" hay "động", lưu giữ nguyên trạng hay chấp nhận biến thái hiện vẫn đang là những tranh luận và lựa chọn giữa các nhà khoa học, giữa các địa phương và ngay trong các cộng đồng dân cư đang sở hữu di sản văn hóa phi vật thể Trong khi đó, càng ngày các giá trị văn hóa phi vật thể càng đối diện nhiều hơn với những nguy cơ mai một, thậm chí, thất truyền Nghiêng về góc nhìn đi đến sự thích ứng với điều kiện xã hội hiện đại, GS.TS Ngô Ðức Thịnh, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa Việt Nam, cho rằng: phải đi bằng cả "hai chân", lưu giữ và truyền dạy.

PV: Thưa Giáo sư, các di sản văn hóa phi vật thể đang phải chịu những tác động nặng nề từ chính sự phát triển của xã hội hiện đại?

GS.TS Ngô Ðức Thịnh: Xã hội nào cũng thế, đều có những

bước ngoặt trong tiến trình phát triển Xã hội Việt Nam, theo tôi,lại đang trong bước chuyển đổi "kép": từ truyền thống sang hiệnđại, đồng thời, từ chủ nghĩa xã hội quan liêu bao cấp sang kinh

tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, hiện thực hơn, nhânvăn hơn Do vậy, tạo nên những biến đổi trên các phương diện

từ con người, kinh tế, xã hội trong sự chuyển đổi to lớn đó,văn hóa tất yếu phải chuyển đổi để thích ứng Văn hóa phi vậtthể, tuy cũng là kết quả của sáng tạo con người, nhưng khác vớivăn hóa vật thể, những kết quả của sáng tạo ấy không đượckhách thể hoá (nói theo từ chuyên môn, nghĩa là nó vẫn tiềm ẩnngay trong chính bản thân con người) Mà con người thì hữu hạn

và mong manh lắm Trong nghiên cứu, chúng tôi hay nói điều

Trang 11

này: Có khi một con người nằm xuống, họ đã mang theo cả mộtgia tài của dân tộc, quốc gia Một điểm cần được lưu ý nữa khinhìn nhận về văn hóa Việt Nam, là chúng ta đang chịu tác độngcủa văn hóa phương Tây Khác với phương Tây, khi họ chuyển

từ xã hội truyền thống sang xã hội hiện đại, thì vẫn là bướcchuyển từ "cái của tôi" sang "cái của tôi" Xã hội Việt Nam, vớibước chuyển từ xã hội nông nghiệp sang xã hội công nghiệp, làbước chuyển từ cái đã có - của mình, sang một cái mới hoàntoàn khác biệt - không phải của mình Tất nhiên, khi tiếp nhậnvào Việt Nam thì các giá trị mới đó ít nhiều đã được "Việt Namhoá", nhưng dù sao thì đó vẫn là mô hình văn hóa có nguồn gốcphương Tây Sự nhiễu loạn về văn hóa, như nhiều người thanphiền, hiện có một phần nguyên nhân từ cách làm của chúng ta,một phần, từ sự tất yếu của một giai đoạn xã hội chuyển đổi Vớivăn hóa phi vật thể, không thể tránh khỏi việc phai nhạt, mất đinhiều giá trị

PV: Làm thế nào bảo tồn được các di sản của truyền thống, khi mà, theo như giáo sư vừa nói: văn hóa phi vật thể tồn tại trong chính con người, còn con người, lại rất mong manh ?

GS.TS Ngô Ðức Thịnh: Có một mệnh đề rất quan trọng là bảo

tồn văn hóa phi vật thể chính là bảo vệ những con người đanglưu giữ các giá trị đó Cần nhận thức rằng, việc mất đi của một

số giá trị văn hóa phi vật thể là quy luật tất yếu Chúng ta, khinhận thức được, chỉ có thể bằng các hoạt động chủ quan, vớinhiều hình thức để cố gắng lưu giữ lại Như kinh nghiệm một sốđồng nghiệp ở Trung Quốc trao đổi với tôi, họ nói rằng: Trongquá trình hiện đại hóa thì việc mất đi các giá trị văn hoá phi vật

Trang 12

thể là điều đã được đoán trước, nên hiện họ đang cố gắng tư liệuhóa đến mức có thể để lưu giữ lâu dài Hiện họ có những bộsách mô tả lại một điệu múa, bài dân ca chi tiết đến mức họ tựtin nói rằng, 1.000 năm nữa, căn cứ vào đó cũng có thể phụcdựng lại được Cá nhân tôi cho rằng, họ có lý Và trên thực tế,tôi cũng đã nhận được nhiều lời yêu cầu giúp đỡ phục dựng lạimột số di sản văn hoá phi vật thể, nhưng tìm trong tư liệu lịch sửthì hầu như không có Thế nên, hiện tôi đưa ra hai phương phápbảo tồn văn hóa phi vật thể: một, phương pháp bảo tồn tĩnh:quay phim, chụp ảnh, ghi chép để tư liệu hóa thật chi tiết (khi cónhu cầu, thì căn cứ vào đó để phục dựng); hai, bảo tồn động:đưa nó về với cộng đồng Vì, cộng đồng chính là chủ thể của disản, không ai có thể thay thế họ Tất nhiên, khi bảo tồn trongcộng đồng thì nó sẽ biến đổi, nhưng "cái hồn" của di sản vẫn sẽđược người dân lưu giữ Còn cố níu giữ cái cũ, mà người dânkhông chấp nhận, thì cũng không được Có thể, qua quá trìnhphát triển, nó sẽ gắn với một tâm thức khác Vấn đề là ta phảichủ động tạo điều kiện cho nó kế thừa, và nhập vào xã hội mới.

PV: Từ góc nhìn của một nhà khoa học, giáo sư đánh giá như thế nào về mối quan hệ giữa văn hóa và du lịch, hiện nay?

GS.TS Ngô Ðức Thịnh: Bản chất của văn hóa và du lịch không

đối lập nhau Cũng như hiện nay đang có câu chuyện về sự xungđột giữa bảo tồn và phát triển Về bản chất, hai vấn đề nàykhông phải là hai véc-tơ trái chiều, nhưng nhiều khi, do cáchlàm chưa phù hợp, chúng ta đã biến nó thành như vậy Liênquan đến vấn đề này, tôi nhớ ông G Côn-đô-mi-nát, tại cuộc hộithảo khoa học dịp UNESCO công nhận Huế là di sản văn hóa

Trang 13

thế giới, đã nói: trong du lịch văn hóa, các bạn đang có một quanđiểm rất sai lầm, đó là: các bạn muốn để người nước ngoàichúng tôi đến, nên các bạn cố gắng nghĩ xem chúng tôi cần cái

gì, và các bạn làm theo Trong khi, để cho chúng tôi thích, thìcác bạn phải làm cái mà các bạn có, các bạn thích và với tất cảtâm hồn, tình cảm của các bạn Bởi, cái mà chúng tôi đi tìmchính là bản sắc văn hóa, là nét độc đáo trong tâm hồn của ngườiViệt Nam Tôi cho rằng, đó là một nhận xét hoàn toàn đúng Vìbản chất của văn hóa là nơi con người thể hiện bản sắc, tâm hồn,tình cảm, khát vọng của mình Chúng ta đang bỏ ra rất nhiềutiền để phục dựng lại nhiều di sản diễn xướng, lễ hội, nhưng lạitrở thành một thứ sản phẩm sân khấu hóa Ðiều đó rất nguyhiểm, bởi các sản phẩm văn hóa đó, thực chất, rất trống rỗng.Việc phục dựng và trả tiền cho nghệ nhân biểu diễn là bất khảkháng, nhưng phải làm sao để những người biểu diễn đó hiểuđây không phải chỉ thuần túy là một việc làm nhằm mục đíchtăng thêm thu nhập, mà còn là một sinh hoạt văn hóa, để họ cóthể thể hiện phần nào "cái hồn" của di sản đó Ðể có thể gắn kếthiệu quả việc bảo tồn văn hóa với hoạt động du lịch, theo tôi,điều quan trọng nhất là phải xác định rõ: lợi ích (vật chất và tinhthần) thuộc về ai? Khi người dân ý thức được giá trị, lợi ích củaviệc mình làm, thì họ sẽ tự biết bảo vệ, và khi đó, di sản sẽ đượcbảo tồn theo cách bền vững nhất

PV: Liên quan đến một " câu chuyện" đang được xem là thời sự của đời sống văn hóa: các di sản Việt Nam được UNESCO công nhận, theo giáo sư, trong niềm vinh dự, và cơ hội lớn đó,

có tiềm ẩn những nguy cơ?

Trang 14

GS.TS Ngô Ðức Thịnh: Việc UNESCO công nhận các di sản

văn hóa Việt Nam (cả vật thể và phi vật thể) vào danh sách các

di sản văn hóa thế giới là niềm vinh dự lớn Ðiều này đã tạo nênmột "xung" tác động lớn đến nhận thức xã hội về vấn đề bảo vệ

di sản Việc cố gắng giới thiệu di sản của chúng ta để UNESCOnhìn nhận và công nhận là việc khó, nhưng khó hơn vẫn là saukhi được công nhận thì sự cam kết bảo vệ nó như thế nào Cầnnhìn nhận rằng, việc bảo vệ di sản là nhiệm vụ của chúng ta,chúng ta làm vì chính chúng ta, chứ không phải đơn thuần vìmục tiêu được công nhận, hay những sức ép từ góc nhìn của cácchuyên gia, tổ chức quốc tế Thêm nữa, nếu không tỉnh táo, thìcái được sẽ rất ít, mà cái mất lại nhiều hơn, nhất là khi đưa vănhóa vào du lịch Chính ở đây, và trong giai đoạn này, sẽ thửthách bản lĩnh của văn hóa, con người Việt Nam

PV: Xin cảm ơn giáo sư.

Theo Nhân dân điện tử

Các tin đã đưa

Những thách thức bảo tồn di sản

Đại Đoàn Kết - 13 tháng trước

"Tuần Văn hóa và Phát triển” lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam sẽ khép lại vào chiều nay (9-3) với lễ ký kết dự án hợp tác "Phát triển du lịch bền vững ở Di sản Thế giới Mỹ Sơn” Trong suốt tuần qua, các chuyên gia trong và ngoài nước đã có dịp cùng ngồi lại bàn thảo về thực trạng bảo tồn

di sản ở Việt Nam hiện nay Một trong những vấn đề được

Trang 15

nhiều chuyên gia đề cập chính là bài toán hóc búa giữa phát triển và bảo tồn di sản.

Facebook Twitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này

"Tuần Văn hóa và Phát triển” lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam sẽ khép lại vào chiều nay (9-3) với lễ ký kết dự án hợp tác

"Phát triển du lịch bền vững ở Di sản Thế giới Mỹ Sơn” Trong suốt tuần qua, các chuyên gia trong và ngoài nước đã có dịp cùng ngồi lại bàn thảo về thực trạng bảo tồn di sản ở Việt Nam hiện nay Một trong những vấn đề được nhiều chuyên gia đề cậpchính là bài toán hóc búa giữa phát triển và bảo tồn di sản

Di sản Thế giới Mỹ Sơn

Trang 16

Hiện đại hóa, đô thị hóa đã góp phần mang lại nhiều diện mạo mới cho xã hội Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, quá trình hiện đại hóa lại là những thách thức lớn đối với công cuộc bảo tồn di sản văn hóa truyền thống Trong khuôn khổ "Tuần Văn hóa và Phát triển”, các nhà khoa học, các nhà quản lý đã đưa ra những giải pháp, khuyến nghị cho việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa tại Việt Nam một cách có hiệu quả nhất trongquá trình hiện đại hóa, đóng góp vào quá trình xây dựng chiến lược gắn văn hóa với sự phát triển bền vững.

Theo nhận định của nhóm nghiên cứu của UNESCO, ở Việt Nam hiện nay "chưa có một hiểu biết chung về mối quan hệ giữa bảo tồn, phát triển và hiện đại hóa Thậm chí, một vài cơ quan hữu quan xem việc bảo tồn di sản văn hóa như một sự đối lập với quá trình hiện đại hóa” Tuy nhiên, không phải lúc nào việc bảo tồn di sản cũng đối lập với công cuộc đô thị hóa Theo nhà sử học Dương Trung Quốc: "có trường hợp những thay đổi trong xã hội hiện đại đã tạo ra hiệu ứng rất tích cực trong việc bảo tồn di sản, mà việc xây dựng cáp treo Yên Tử góp phần bảo

vệ cảnh quan môi trường tại đây là một ví dụ ” Vì vậy, nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng: chúng ta "cần bình tĩnh phân tích để khắc phục những mâu thuẫn từ nhỏ đến lớn trong bài toán bảo tồn - phát triển”

Trang 17

Rước kiệu trong Lễ Giỗ tổ Hùng Vương

Sau quá trình nghiên cứu một số di sản ở Việt Nam, các nhà khoa học đã nhận thấy ba nhóm vấn đề lớn ảnh hưởng đến việc bảo tồn di sản văn hóa hiện nay, đó là: Quan điểm và phương pháp bảo tồn văn hóa; Sự thay đổi kinh tế - xã hội và văn hóa và

Sự phát triển của kinh tế du lịch Đa phần các nhà khoa học đều thống nhất về quan điểm và phương pháp bảo tồn cần đảm bảo tính đa dạng văn hóa, đảm bảo tính tổng thể của di sản văn hóa

và cần có sự tham gia của cộng đồng Theo PGS Nguyễn Văn Huy - chuyên gia về bảo tồn di sản văn hóa: những nhược điểm trong công tác bảo tồn di sản của Việt Nam đã được các nhà nghiên cứu văn hóa nhận thấy từ lâu và rất khó có thể giải quyết triệt để Bởi, việc bảo tồn di sản không chỉ của riêng ngành văn hóa, mà còn liên quan tới nhiều ngành, trong đó, không thể

không nhắc đến vấn đề xung đột giữa bảo tồn di sản và sự phát triển trong xã hội hiên đại

Trang 18

Đề cập tới việc bảo tồn di sản, theo các chuyên gia: việc chia sẻ, việc thụ hưởng các lợi ích từ di sản văn hóa cũng là một yếu tố căn bản để duy trì và thúc đẩy sự tham gia chủ động của cộng đồng và các bên liên quan vào bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Muốn nhận được sự ủng hộ của cộng đồng, các cơ quan quản lý, cần có những cơ chế đảm bảo việc chia sẻ một cách hợp

lý về lợi ích, đặc biệt là lợi ích kinh tế, giữa chủ nhân của di sản với các bên liên quan Ngoài ra, việc giáo dục cho thế hệ trẻ hiểu

rõ về giá trị văn hóa truyền thống cũng là một trong những việc hữu ích giúp công tác bảo tồn văn hóa truyền thống đạt hiệu quả tốt

Hội Gióng

Trang 19

Trong khi nhiều người tỏ ra khá lo lắng về vấn đề đô thị hóa với việc bảo tồn di sản văn hóa ở Việt Nam, KTS Lê Thành Vinh (Viện trưởng Viện Bảo tồn di tích Việt Nam) lại tỏ ra khá lạc quan: Vấn đề quan trọng là trong sự phát triển kinh tế - xã hội, trước sức ép của hiện đại hóa, đô thị hóa, nếu biết cách đánh thức giá trị truyền thống hay cũng có thể gọi là "làm mới” giá trịtruyền thống (tức là phát huy giá trị truyền thống trong cuộc sống đương đại) và lấy cộng đồng cư dân làm trung tâm, để họ trực tiếp tham gia vào công cuộc bảo tồn thì chúng ta hoàn toàn

có thể làm tốt công tác bảo tồn văn hóa truyền thống trước

những thách thức của hiện đại hóa

NGUYỄN LONG

Vai trò cộng đồng trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Thăng Long – Hà Nội

12:50, 08 Tháng Mười 2012

(DSX)- “Vai trò cộng đồng trong bảo tồn và phát huy giá trị

di sản văn hóa Thăng Long – Hà Nội” là chủ đề của hội thảo khoa học thực tiễn được tổ chức ngày 7/10

Hoàng Thành Thăng Long

Nguồn:Đất Việt

Trang 20

Theo đó, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các đại biểutham dự hội thảo cho rằng, vai trò quản lý của các cấpchính quyền là rất quan trọng nhưng ý thức bảo vệ củacộng đồng, khách du lịch và dân cư nơi có di tích là vấn đềcốt lõi để bảo tồn và phát huy những giá trị của di sản vănhóa.

Hà Nội, thủ đô ngàn năm văn hiến có tới5.175 di tích lịch

sử, văn hóa trên địa bàn 29 quận, huyện, thị xã; có 1.165 ditích được xếp hạng cấp quốc gia và trên 1.000 di tích đượcxếp hạng cấp thành phố; trong đó, Di tích Hoàng ThànhThăng Long còn được công nhận là Di sản văn hóa thếgiới Đây vừa là thế mạnh, nhưng cũng là thách thức chothành phố trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị của

di sản Hiện nay, do thời gian và ý thức cộng đồng nhiềucông trình đang bị xâm lấn và xuống cấp trầm trọng Thờigian gần đây, việc trùng tu, tôn tạo, tu bổ các di tích khôngtheo quy hoạch, không tuân theo các quy định của cơ quanquản lý đã dẫn đến việc cải tạo thụt lùi, làm mất đi nét đẹpnguyên bản của di tích như vụ việc Chùa Trăm Gian, chùaTrầm ở Hà Nội, chùa Ngu Nhuế, đền Mẫu ở Hưng Yên.Những vụ việc nêu trên đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnhtrước sự thờ ơ của cộng đồng trong việc bảo tồn và pháthuy những giá trị văn hóa của di sản

Trang 21

Du khách thăm Văn Miếu - Quốc Tử

Giám Nguồn: internet

Trong khuôn khổ hội thảo, nhiều ý kiến thiết thực nhằmphát huy vai trò cộng đồng trong hoạt động bảo tồn pháthuy giá trị di sản văn hóa đã được đưa ra bàn luận Đối với

Hà Nội, Ông Lưu Minh Trị, Chủ tịch Hội di sản văn hóaThăng Long-Hà Nội, Trưởng Ban tổ chức hội thảo cho rằng

Di sản văn hóa truyền thống Thăng Long-Hà Nội gồm cảhai loại hình đặc trưng gồm: văn hóa làng và văn hóa đôthị Văn hóa làng là đặc trưng của dân tộc Việt Nam HàNội là Kinh thành nên văn hóa đô thị rất đặc sắc

Trang 22

Trước sự xuống cấp của di sản và xuống cấp trong lối sốngcủa một bộ phận không nhỏ giới trẻ trong thời đại ngàynay, việc tuyên truyền, giáo dục và gắn kết lợi ích của cộngđồng với di sản chính là giải pháp hợp lý cho đôi bên cùngtìm được tiếng nói chung nhằm gìn giữ và phát huy nhữnggiá trị di sản cho hiện tại và tương lai Phó giáo sư, tiến sỹĐặng Văn Bài, đã nhấn mạnh cần hiểu rõ hơn vai trò củacộng đồng, cần thay đổi phương thức tiếp cận từ truyềnthống sang hiện đại cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của

xã hội Sự bền vững của cộng đồng chủ yếu phụ thuộc vàokhả năng thiết lập sự cân bằng giữa lợi ích cá nhân, lợi íchcác nhóm xã hội và lợi ích cộng đồng…

Để tìm được tiếng nói chung đó, các sản phẩm du lịch vănhóa sẽ là cầu nối gắn kết chặt chẽ giữa cộng đồng – du lịchvăn hóai sản Thay vì “cất dấu” di tích, hay chờ đợi cácnguồn vốn tài trợ, du lịch văn hóa sẽ đưa các di sản vàophục vụ cuộc sống, trước nhất là cuộc sống của cộng đồngdân cư nơi có di sản, sau đó là toàn xã hội Từ đó, các disản phải được bảo vệ, tôn tạo sẽ được đưa gần tới với cộngđồng, những di tích khô cứng sẽ thành những di sản “sống”được phục vụ và cống hiến cho cộng đồng, xã hội và nhậnđược sự quan tâm, bảo vệ từ cộng đồng./

BÀO TỒN DI SẢN VĂN HÓA Ở HÀ NỘI

Lưu truyền là bản năng tự nhiên của mọi sự sống Lưu truyền vôthức là sự đảm bảo cho tiến hóa Lưu truyền hữu thức là sự đảm bảo cho phát triển Chính sự lưu truyền và phát triển đã kiến tạo nên nền văn minh của loài người

Trang 23

Ngàn vạn năm Con người lưu truyền giống nòi, tiếng nói, cách sống, cách làm ra của cải, những ký ức và truyền thuyết về

những thời đã qua… Đến lúc nào đó, cái đầu và bộ nhớ không còn đủ chứa chất những gì cần lưu truyền, con người bèn nhờ cậy đến những mảnh giấy Đó chính là phương thức lưu truyền bằng văn tự

Đình Chu Quyến sau khi được trùng tu (nguồn: Ashui.com)

Thời nay, trong xu hướng mở rộng những lãnh địa của cuộc sống và trong xu hướng làm chủ đến tận cùng mọi tri thức, con người vươn tới một hình thái lưu truyền quán xuyến hết thảy, -

đó là sự níu kéo lại, giành giật lấy những gì của cha ông để lại,

Trang 24

lẽ ra phải bị thời gian cuốn đi, để bảo tồn, để phát huy và trao vào tay các thế hệ mai sau

Hình thức lưu truyền ấy mệnh danh là Bảo tồn Đối tượng của bảo tồn là di sản văn hóa, bao gồm di sản văn hóa phi vật thể, di sản văn hóa vật thể cùng di sản thiên nhiên

Trong lịch sử, người ta lưu giữ những báu vật và kỷ vật Ở thế

kỷ XIX và cho đến cách nay vài thập kỷ, người ta chú trọng bảo

vệ những tuyệt tác nghệ thuật, đặc biệt là các công trình kiến trúc Vài thập kỷ gần đây, khái niệm di sản văn hóa được mở rộng không những sang địa hạt phi vật thể, mà còn bao hàm những đối tượng không bắt buộc có niên đại xa xưa, không bắt buộc là kiệt xuất, không bắt buộc phải đẹp và quý giá Những tiêu chí cơ bản được sử dụng trong đánh giá di sản là giá trị lịch

sử, giá trị văn hóa, khoa học, nghệ thuật v.v… Di tích và di sản

có thể là những thể loại âm nhạc dân gian hoặc sân khấu, những cây cầu sắt xây dựng ở thế kỷ XIX, những dãy phố hay khu phố

cổ hoặc cũ… Có thể được liệt vào diện di sản những đối tượng chưa hẳn có giá trị cho hôm nay, song chắc là sẽ có giá trị kiệt xuất cho tương lai

Bảo tồn di sản văn hóa trong sự đa dạng đang là một vấn đề được quan tâm đặc biệt Một khi sự đa dạng được đề cao, điều

đó có nghĩa là các thể loại và loại hình di sản khác nhau sẽ được coi trọng, những di sản khiêm nhường của các dân tộc nhỏ và của các tộc người sẽ được hưởng sự công bằng trong đánh giá

Từ sự đa dạng của di sản văn hóa và của bản thân văn hóa, các dân tộc, to và nhỏ, đều có thể hãnh diện bởi bản sắc riêng của mình Bản sắc là sản phẩm của sự lưu truyền và tiến hóa Bản sắc thúc đẩy tính đa dạng và ngược lại Toàn cầu hóa kèm theo

Trang 25

sự đồng nhất hóa Bản sắc của mỗi dân tộc, mỗi khu vực sẽ là những đối trọng của nguy cơ phi tự nhiên này Di sản văn hóa, một khi được nhận biết và giữ gìn, sẽ là một trong những đảm bảo cho sự khẳng định và bền vững của bản sắc Chính vì vậy

mà bảo tồn ngày càng trở thành mối quan tâm của cộng đồng, của các quốc gia Nó không còn thuần túy là đối tượng của khoa học, của văn hóa

Song, bảo tồn di sản văn hóa với khái niệm mở rộng như ngày nay cũng đang đặt ra nhiều vấn đề, nhiều câu hỏi cần được trả lời, để nó thực sự mang tính khả thi

Chẳng hạn, mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy Giữa bảo tồn

và tôn tạo Giữa bảo tồn và phát triển

Bảo tồn đặt mục đích trước tiên và trên hết là sự giữ gìn nguyên vẹn, không biến đổi và lâu dài, các di tích Sự nguyên vẹn được hiểu là việc duy trì tối đa các đặc điểm của di tích, tính nguyên gốc và tính thời gian của nó, và đặc biệt, việc lưu giữ lại đầy đủ những thông tin lịch sử mà nó hàm chứa Di tích càng có niên đại xa xưa, càng độc hiếm, thì càng phải bảo tồn triệt để Các văn tự cổ được lưu giữ trong những điều kiện không thể bị hủy hoại, người ta khai thác chúng vào các mục đích khoa học, song không ai tính đến chuyện biên tập lại hoặc chỉnh sửa chúng Cácnhạc cụ cổ hoặc dân gian cũng đòi hỏi cách ứng xử tương tự, hễ chúng được coi là đối tượng của bảo tồn

Các di tích lịch sử và văn hóa ở dạng bất động sản, như Lam Kinh ở Thanh Hóa, như tháp Chăm ở Mỹ Sơn, cần được giữ lại nguyên vẹn cho mai sau, chính từ những quan điểm về chúng như những chứng nhân cực kỳ hiếm hoi của những thời kỳ lịch

Trang 26

sử đã hoàn toàn lui tụt vào dĩ vãng Cả một thời huy hoàng như

Lê Sơ, với hai vĩ nhân là Lê Thái Tổ và Lê Thánh Tông, duy nhất đại diện bởi 2 di tích, 2 vết tích, đó làm Lam Kinh và nền điện Kính Thiên ở Hoàng thành, Hà Nội Dù cho chúng là phế tích, dù cho chúng không đồ sộ và nguy nga như ta mong muốn, song việc cứu vớt chúng, duy trì chúng ở dạng còn sót lại cho đến nay, phải là mục tiêu số 1 Trùng tu là nhằm mục đích ấy Nếu làm những phế tích (phế tích là tình trạng kỹ thuật, chứ không phải là cấp độ giá trị) ấy bị nghèo nàn đi về phương diện thông tin lịch sử xác thực, làm cho chúng bị sai lệch đi, thì điều

đó có nghĩa là những nhân chứng vật chất cuối cùng của thời Lê

Sơ (thế kỷ XV - XVI) sẽ chịu sự mất hẳn không tài nào bù đắp được

Trang 27

Hàng cột đình Chu Quyến (nguồn: Ashui.com)

Nhân đây xin trở lại với cách ứng xử đối với các di sản văn hóa phi vật thể, chẳng hạn các nền âm nhạc dân tộc ít người, dân gian hoặc các nghệ thuật sân khấu của người Việt như tuồng, chèo, cải lương v.v… Bảo tồn và cải tiến chúng theo hướng

nào? Theo tôi, phải có sự rành mạch trong ứng xử Cái gì cần được lưu giữ, do giá trị đặc biệt hoặc do đã thuộc hẳn về dĩ

vãng, thì dứt khoát phải được “bảo tàng hóa”, y hệt những di vật

và di tích có một không hai

Chúng ta nên chủ trương, ngoài sưu tầm và ghi chép, việc thiết lập những “nhà hát – sân khấu – bảo tàng” đặc trưng, dành cho việc lưu giữ lâu dài, ở dạng sống động, những loại hình âm

nhạc, sân khấu dân gian hoặc cổ truyền Ở những nơi đó chúng

Trang 28

phải được duy trì hoàn toàn không có sự cải biên và cách tân nào, hoàn toàn theo cổ truyền, từ nội dung, đến nhạc cụ, đến trang phục, đến cách thức biểu diễn Người ta đến đấy như đến với di tích Ở Tokyo, người Nhật duy trì các nhà hát Kabuki và

No ở dạng bất biến, như những nhà hát – bảo tàng Ở Moskva, Nhà hát Hàn lâm Bolsoi hơn một trăm năm nay vẫn chỉ trình diễn vở ballet “Hồ Thiên nga” mà không có sự cải tiến nào

Kabuki, No và “Hồ Thiên nga” đã là di sản, di tích sống động của nghệ thuật sân khấu

Những sáng tác của các nhạc sĩ Trần Tiến và Nguyễn Cường khai thác làn điệu và chất Tây Nguyên thật sự mở ra cách tiếp cận nền văn hóa của xứ sở này hoàn toàn mang tính sáng tạo, song chớ nên để xảy ra sự nhầm lẫn giữa những sáng tác đầy tài năng ấy với những di sản âm nhạc đích thực, là đối tượng bảo tồn và phát huy ở dạng nguyên thủy

Xem và nghe cách thức biểu diễn âm nhạc các dân tộc ít người, cách trình diễn quan họ, thậm chí là Nhã nhạc Huế, tôi e ngại là chúng ta đang tạo ra những cái gì đó “lưng chừng” công chúng đang thưởng thức những cái gì đó “lưng chừng” giông giống văncông Giữa bảo tồn và sáng tạo cần thiết lập biên giới Chí ít là

Trang 29

Để bảo toàn được tính đa dạng của sinh vật, người ta lập sách

đỏ Vì sao chúng ta chưa tính đến việc lập sách đỏ cho những báu vật của văn hóa dân tộc, cho những di tích cực kỳ hiếm hoi Sách đỏ của những gì mà hễ đánh mất đi, hễ để cho hủy hoại đi hoặc bị làm sai lệch đi, là di sản văn hóa dân tộc bị mất đứt

Mối liên quan giữa bảo tồn và tôn tạo thường gây nhiều băn khoăn Tương quan giữa chúng thế nào là hợp lý? Về phương diện này, ở Âu châu từ thế kỷ XIX, người ta đã có sự phân chia

di tích thành 2 thể loại: di tích “sống” và di tích “chết” Từ đó

mà đưa ra 2 cách ứng xử khác nhau Đối với các di tích thuộc dạng “chết”, như Lam Kinh hoặc Mỹ Sơn chẳng hạn, như đã trình bày ở trên, những hoạt động chính về trùng tu là bảo quản, nhằm giữ gìn cho được những thành phần và đặc điểm gốc

Những hoạt động tôn tạo ở đây chủ yếu là tạo điều kiện để các

di tích tồn tại lâu dài, để bộc lộ và khẳng định những đặc điểm

và giá trị của chúng Những bổ sung mới, thuộc thời ta, dù xuất phát từ những động cơ tốt đẹp, dứt khoát phải đưa ra ngoài di tích

Hãy giữ cho di tích thuộc hẳn về quá khứ Ở các di tích, sự chămsóc và nâng niu chính là dấu tích của sự ứng xử văn hóa của thờiđại chúng ta đối với quá khứ Bằng lao động sáng tạo và tri thức,đến lượt chúng ta để lại di tích cho con cháu

Đối với các di tích thuộc dạng “sống”, tức là vẫn đang hoạt độngvới công năng ban đầu, thì những sự tôn tạo, những sự bổ sung

là có thể Song, những gì ở đấy thuộc lịch sử, có giá trị như di tích gốc, thì phải giữ cho được Những bổ sung mới không nên làm thay đổi tính chất của di tích, mà có bổn phận thực sự “tôn tạo” nó Ở đây, sự phát triển tiếp nối mang màu sắc tự nhiên

Trang 30

Xin nói thêm một lần nữa: Không nên sử dụng khái niệm “xây dựng di tích” Di tích do lịch sử để lại Đối với di tích, chỉ có bảo tồn, trùng tu và tôn tạo theo bài bản khoa học và phát huy giá trị Khái niệm “khai thác” di tích cũng cần sử dụng thận

trọng, xuất phát từ sự tiếp cận văn hóa đặc trưng

Bảo tồn, về bản chất, không mâu thuẫn với phát triển Văn minh nhân loại là sự cộng sinh Cộng sinh giữa thiên tạo và nhân tạo Giữa nền văn hóa này với nền văn hóa nọ Giữa dĩ vãng và hiện tại Cộng sinh, phát triển tiếp nối là một tiến trình logic tự nhiên.Không phủ định lẫn nhau

Khi chúng ta coi khu phố cổ Hà Nội là di sản, coi Huế và Đà Lạt

là những đô thị di sản, chúng ta không quan niệm chúng tương

tự như thành nhà Hồ ở Thanh Hóa, Văn Miếu – Quốc Tử Giám

ở Hà Nội, điện Thái Hòa ở Hoàng thành Huế… Chúng ta ứng xửvới chúng như những cơ thể lịch sử – nhân văn sống động, mà phù hợp nhất là sự duy trì những giá trị văn hóa – lịch sử – kiến trúc – đô thị, bên cạnh sự cải tạo, nâng cấp, chỉnh trang và hiện đại hóa phù hợp Những nội dung trên là nhằm tạo dựng những

cơ thể đô thị, những môi trường sống hài hòa, mà ở đó quá khứ

và hiện tại, đô thị và thiên nhiên, con người và cộng đồng, có được sự cộng sinh bền vững

Chúng ta là một trong những thế hệ người Việt Nam đầu tiên nhận thức đầy đủ và đảm nhận trách nhiệm bảo tồn di sản văn hóa dân tộc Bảo tồn di sản văn hóa đòi hỏi ở chúng ta cái tâm, tầm nhìn, sự hiểu biết, tri thức khoa học ở tầm nhân loại và cả sựtiếp cận đích thực văn hóa Có thế di sản mới được bảo toàn đểu lưu truyền cho con cháu mai sau

Trang 31

sự quan tâm của dư luận.

GS Hoàng Chương, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu bảo tồn vàphát huy văn hóa dân tộc, đồng thời là chủ nhiệm Dự án Vănhóa giao thông đã có cuộc trao đổi rất cởi mở về những vấn đềxung quanh việc đặt nhà ga C9 trên phố Đinh Tiên Hoàng

Nhiều người cho rằng, việc xây dựng nhà ga C9 sẽ lặp lại câu chuyện làm hỏng không gian Hồ Gươm trước đây của ngôi nhà

"Hàm cá mập" hay khách sạn "Hà Nội vàng" Xin Giáo sư cho biết quan điểm về dự án này cũng như vị trí đặt nhà ga C9?

- Tôi cũng chưa biết cụ thể họ sẽ xây dựng như thế nào, nhưngtôi cho rằng xây dựng hệ thống metro (tàu điện ngầm) là vănminh, giải quyết được rất lớn về vấn đề giao thông Tôi từngsống ở nước ngoài, đã đi metro nhiều Tôi thấy Nga là nước điđầu về tàu điện ngầm Có thể nói metro là một công trình vĩ đạicủa nước Nga (Liên Xô cũ), giải quyết rất nhiều cho vấn đề antoàn và trật tự đô thị về mặt giao thông Và tôi cũng luôn ước

mơ Hà Nội sẽ có được hệ thống metro, nếu không Hà Nội vẫn sẽtiếp tục ùn tắc Bởi ta thấy rất rõ sự phát triển của đô thị Hà Nội,người càng ngày càng đông, xe càng ngày càng nhiều, nhưngnghịch lý ngược lại là đường càng ngày càng chật Giữa sự pháttriển người và phương tiện ngày càng đông như vậy, đất đaingày càng chật như vậy, nếu không có những nhà hầm để gửi

Trang 32

xe, không có metro thì giao thông Hà Nội còn vất vả lắm Chỉ cómột điều, bây giờ xây dựng như thế nào để không ảnh hưởng tớicảnh quan của thành phố ngàn năm tuổi Muốn đào sâu tới đâu,muốn chạy tới đâu, nhất thiết phải gắn với việc bảo vệ cho vănhóa, cho di sản.

Nhà ga C9 thuộc tuyến đường sắt đô thị số 2 sẽ đặt trên phố

Đinh Tiên Hoàng Ảnh: Trung Chính Mặc dù tuyến tàu điện ngầm, nhà ga C9 được xây dựng ngầm nhưng vẫn có một số hạng mục nổi như lối lên xuống, tháp làm lạnh, thông gió Đã từng đi nhiều nơi và đã biết đến những công trình metro của nhiều nước trên thế giới, theo GS có giải pháp

để các hạng mục này không ảnh hưởng đến cảnh quan của khu vực mang tầm vóc di sản như Hồ Gươm?

- Metro nào cũng phải có nhà ga Quan điểm của tôi vẫn là phảitìm điểm nào không ảnh hưởng tới di sản để xây dựng Ở Ngangười ta phải đi khá xa mới lên được metro, là bởi lý do này.Thời gian sống ở bên đó, chúng tôi có lúc phải đi xe điện, cũng

có khi phải đi bộ một đoạn đường rất dài mới đến được nhà ga

Trang 33

tàu điện ngầm, là bởi vì nhà ga phải xây dựng ở đó mới khôngảnh hưởng tới cảnh quan, di sản thành phố.

Nhìn ở góc độ văn hóa, nếu nhà ga đặt tại khu vực Hồ Gươm mà

là một công trình văn hóa thì còn làm đẹp cho cảnh quan khuvực này Điển hình là ở Nga, mỗi nhà ga là một công trình vănhóa, một công trình mỹ thuật, tất cả mọi người đều ngắm nhìn

nó Điều cốt lõi là không ảnh hưởng tới di sản và kiến trúc phùhợp với không gian Hồ Gươm, với phong cách Hà Nội Đấy làcông việc của các nhà làm kiến trúc, quy hoạch Hà Nội

Giáo sư có nhắc tới vấn đề nhà ga C9 nên mang phong cách Hà Nội?

- Vẫn là câu chuyện liên quan đến di sản của thành phố ngànnăm tuổi thôi! Sẽ không ảnh hưởng tới di sản khi có sự hài hòagiữa công trình cũ và mới, mà cụ thể ở đây công trình này sẽ rấtgần với khu phố cổ Hà Nội, với Hồ Gươm… Tôi xin kể câuchuyện về Chùa Một Cột, có thể nói là một hình ảnh "rất HàNội" Cách đây khoảng hai tuần, ông Đại sứ Rumani, người đãsống ở Hà Nội 17 năm và rất yêu Hà Nội, đến nhà và yêu cầu tôinhờ một ai đó vẽ cho ông một bản thiết kế Chùa Một Cột để ôngmang về Rumani xây dựng, bởi đây là một biểu trưng rất độcđáo của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng Hay khi tôisang Seoul, bước vào Đại sứ quán của Việt Nam tại đây, thì thấybên cạnh cũng có xây một công trình Chùa Một Cột Hóa ra,người xây dựng công trình này trước đây là người Việt Nam, họmuốn nhìn vào đây để nhớ về quê hương… Hình ảnh mangphong cách Hà Nội rất quan trọng để người ta nhớ, ấn tượng vềThủ đô Thăng Long - Hà Nội Nói thế để thấy việc xây dựng gatàu điện ngầm cũng nên gắn liền với văn hóa, phong cách Hà

Trang 34

Nội Vậy làm thế nào đây để dung hòa giữa cái cũ và cái mới

-đó là vấn đề cần lưu ý!

Trong mấy năm gần đây, rất nhiều ý kiến muốn phục hồi lại tàu điện, vì ở Thủ đô tất cả các nước đều có tàu điện, Matxcova cũng có tàu điện, còn ta thì từng có tàu điện, nhưng đã phá đi

để lại nhiều tiếc nuối?

- Người Hà Nội được chứng kiến tàu điện, giờ ai cũng vươngvấn trong đầu hình ảnh tàu điện cứ chạy trong tiếng hát xẩm nỉnon Nhưng điều nhìn thấy rất rõ là bây giờ không thể phục hồimột chuyến tàu chạy từ Hàng Bài - phố Huế xuống tới Bạch Maiđược nữa Sự phát triển của đô thị, đường sá chật chội là vậy,không còn thích hợp với tàu điện trước đây, mà cần xây dựngmetro Song tôi nghĩ, vẫn nên tìm đoạn nào đó để phục hồi tàuđiện Không thể chạy quanh Bờ Hồ như ai đó nói, nhưng cần cómột đoạn nào đó chạy về ngoại vi như ra đường Hoàng HoaThám, hay về khu Lạc Long Quân… Nghĩa là phục hồi để gìngiữ, bảo tồn, phục vụ du lịch, chứ không đề cao mục đíchphương tiện giao thông

Xin cảm ơn Giáo sư!

Trang 35

Long - Hà Nội tự hào đã tạo nên vóc dáng, hình hài của một Thủ

đô rạng danh với núi sông dân tộc và bạn bè quốc tế

Di sản văn hóa Thăng Long – Hà Nội bao gồm cả văn hóa vậtthể và phi vật thể, luôn đóng vai trò quan trọng trong lịch sửhình thành, phát triển của Thăng Long – Hà Nội Di sản văn hóa

đó không chỉ là tài sản của cư dân nơi đây, mà còn là tài sản củaquốc gia; phản ánh một cách tập trung nhất, tiêu biểu nhất di sảnvăn hóa Việt Nam, và là nền tảng quan trọng để tạo nên bản sắcvăn hóa và hệ giá trị của văn hóa dân tộc và của đất nước

Di sản văn hóa phi vật thể Thăng Long – Hà Nội bao gồm nhiềuloại hình như: Văn học dân gian, di sản Hán Nôm, nghệ thuậtbiểu diễn, phong tục, tôn giáo, tín ngưỡng, lễ hội, văn hóa ẩmthực, nghề thủ công truyền thống, Tuy nhiên, do đặc thù của disản văn hóa phi vật thể là tồn tại trong trí nhớ, được lưu truyềnchủ yếu bằng con đường truyền miệng và nhất là trong bối cảnhThủ đô Hà Nội đang trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đạihóa với tốc độ đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ; cùng với sự giao lưu,hội nhập toàn diện, đã tác động một cách sâu rộng đến mọi tầnglớp cư dân nơi đây Do đó, di sản văn hóa phi vật thể cũng rất dễ

bị mai một và luôn tiềm ẩn nguy cơ biến mất nhanh chóng Bởivậy, vấn đề đặt ra là cần có các giải pháp nhằm bảo tồn, pháthuy các giá trị của di sản văn hóa này đối với sự phát triển toàndiện Thủ đô, làm cho di sản văn hóa phi vật thể Thăng Long –

Hà Nội tiếp tục tỏa sáng là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa

1 Nguyên tắc chung của việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản

Một trong những nguyên tắc cần phải quan tâm đó là vật thể hóa

di sản văn hóa phi vật thể Đây là cách để chúng ta tiến hành

Trang 36

điều tra, sưu tầm, thu thập, ghi chép lại các dạng thức văn hóaphi vật thể, những kĩ năng, kĩ thuật, nghệ thuật, những tri thức

do nghệ nhân sử dụng trong trình diễn các loại hình nghệ thuậthay chế tác sản phẩm bằng việc ghi chép, ghi âm, ghi hình Sửdụng các loại máy móc, thiết bị, phương tiện kĩ thuật nghe - nhìnhiện đại trong việc lưu giữ di sản văn hóa phi vật thể là một ưuthế và là một bước tiến so với trước đây chỉ dùng giấy bút để ghichép quá trình này Việc sử dụng máy ghi âm, máy ảnh giúpchúng ta lưu giữ và tái hiện lịch sử một cách tốt hơn Tuy nhiên,hạn chế của phương pháp tư liệu hóa này là máy ảnh chỉ ghi lạiđược hình ảnh và máy ghi âm chỉ ghi được âm thanh Sự xuấthiện máy camera là một bước tiến mới cho phép bảo tồn mộtcách tương đối tổng thể những thông tin chủ yếu của các hiệntượng văn hóa phi vật thể Tuy còn có những hạn chế như thiếuthông tin về mùi vị, nhưng rõ ràng phương pháp này tỏ ra có ưuthế và hiệu quả trong việc lưu giữ các loại hình nghệ thuật biểudiễn như múa, ca nhạc, sân khấu và chế tác sản phẩm thủ côngtruyền thống Toàn bộ mọi loại hình văn hóa phi vật thể có thểlưu giữ trong các kho lưu trữ, các ngân hàng dữ liệu, các bảotàng, các viện nghiên cứu ở Trung ương và địa phương Đó là cơ

sở giúp chúng ta sau này có căn cứ để nghiên cứu, phục dựng lạicác hiện tượng văn hóa phi vật thể đã bị mai một Chẳng hạn,trong mấy chục năm qua, Trung Quốc đã tiến hành sưu tầm tất

cả các hiện tượng ca, múa, nhạc, văn học dân gian…theo mộtquy trình khoa học, tỉ mỉ, chặt chẽ và nghiêm túc rồi xuất bảnthành sách Trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa,chắc chắn nhiều hiện tượng văn hóa phi vật thể có thể bị maimột Sau này, nếu cần phục dựng, người ta có thể dựa vàonhững tư liệu đã có, căn cứ vào sách vở đã ghi chép để phục hồi

Trang 37

lại

Việc sử dụng máy móc, thiết bị kĩ thuật để tư liệu hóa di sản vănhoá phi vật thể còn có thuận lợi trong việc đem kết quả của tổngđiều tra, sưu tầm để xử lí kĩ thuật mạng hóa và số hóa Nhiềunhà khoa học cho rằng, mạng hóa và số hóa là phương thức đơngiản nhất và nhanh gọn nhất để tái hiện di sản văn hóa phi vậtthể Đây là cách thức tỏ ra có ưu thế vừa hiệu quả, vừa tiết kiệmđược kinh phí trong việc bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể.Không ai có thể phủ nhận vai trò quan trọng của việc sưu tầm vàghi chép di sản văn hóa phi vật thể Bảo tồn không có nghĩa làchỉ lưu giữ lại bằng các hình thức xuất bản các ấn phẩm, bănghình, băng tiếng, trưng bày ở bảo tàng, sân khấu hóa các loạihình nghệ thuật truyền thống Điều quan trọng nhất là chúng tabảo tồn di sản đó như thế nào? Di sản đó có được lưu giữ trongcộng đồng hay không? Việc tạo cho di sản môi trường sống làcách kiểm định tốt nhất để chứng tỏ hiệu quả của công tác bảotồn di sản văn hóa phi vật thể… Nói cách khác, mục đích cuốicùng của chúng ta là không chỉ đưa các hiện tượng văn hóa phivật thể vào bảo tàng, lưu trữ ở ngân hàng dữ liệu, mà quan trọnghơn là lưu giữ trong môi trường sản sinh ra chúng Nguyên tắcnày còn gọi là bảo tồn sống Tức là bảo tồn các hiện tượng vănhóa phi vật thể ngay chính trong đời sống cộng đồng Một loạihình di sản văn hóa phi vật thể được coi là thành công trong việclưu giữ khi nó vẫn tồn tại sống động trong môi trường nơi nósinh ra, tức là đưa di sản văn hóa trở lại với chủ thể văn hóa vàtạo điều kiện tốt nhất để cho nó tồn tại Đây là nguyên tắc đượcUNESCO và nhiều quốc gia trên thế giới đề xuất Cộng đồng làmôi trường sản sinh ra các hiện tượng văn hóa phi vật thể và lànơi nuôi dưỡng, làm phong phú nó trong đời sống Tuy nhiên,

Trang 38

trong thực tế có một số hiện tượng văn hoá phi vật thể đã bị biếnmất hoặc chỉ tồn tại trên sách vở Bởi vậy, để bảo tồn chúngtrong đời sống, chúng ta phải đưa chúng trở lại với người dân,trở lại nơi đã sản sinh ra chúng.Văn hoá phi vật thể tồn tại trong trí nhớ của một số người mà tathường mệnh danh là nghệ nhân hay còn gọi là báu vật nhân vănsống Bởi vậy, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vậtthể cũng có nghĩa là “bảo vệ” người kế thừa di sản văn hoá -những nghệ nhân dân gian Thực tế đã chứng minh rằng, “chỉcần những người kế thừa di sản văn hoá phi vật thể vẫn còn sốngthì những di sản văn hoá truyền thống sẽ không bị biến mất; chỉcần những người kế thừa di sản văn hoá phi vật thể vẫn còn trànđầy sức sống thì di sản văn hoá phi vật thể sẽ không ngừng đượcsáng tạo trong quá trình trao truyền và kế thừa; chỉ cần người kếthừa di sản văn hoá phi vật thể vẫn thu nhận đồ đệ để truyềnnghề, thì di sản văn hoá phi vật thể có người kế thừa, kéo dàimãi mãi” (Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Tập 1, Cục Di sảnvăn hóa xb, Hà Nội, 2007, tr.204).

Để “bảo vệ” những báu vật nhân văn sống, ngoài việc thừa nhậnnhững tài năng dân gian, Nhà nước và cộng đồng cần tôn vinh

và tạo mọi điều kiện tốt nhất về vật chất và tinh thần để họ cóthể phát huy mọi khả năng trong việc bảo tồn các giá trị di sảnvăn hoá truyền thống của dân tộc.Bảo tồn có nghĩa là làm cho một loại hình văn hóa phi vật thểnào đó tiếp tục tồn tại trong hiện tại và tương lai Do đó, cũngkhông nên cứng nhắc theo một phương thức nào Mỗi một loạihình văn hóa phi vật thể thích hợp với những phương thức, cáchthức bảo tồn cụ thể, khác nhau Bởi vậy, hoàn toàn có thể chấpnhận mọi phương thức, hình thức có khả năng làm cho những

Trang 39

giá trị nào đó tiếp tục tồn tại trong thời đại của chúng ta đangsống và tồn tại cả trong tương lai Vừa bảo tồn “nguyên dạng”,vừa quan tâm đến những hình thức xa dần với “nguyên bản”.Thực tế chỉ ra rằng, văn hóa nói chung và văn hóa phi vật thểnói riêng gắn với con người, với xã hội, do đó luôn vận động,biến đổi và có xu hướng xa dần với nguyên gốc Ngay cả nhữnghình thức văn hóa tốt đẹpcó nguồn gốc từ nước ngoài du nhậpvào nước ta, có thể lúc đầu còn xa lạ với truyền thống, nhưng lạiđáp ứng được nhu cầu thị hiếu của con người đều có thể được

Về vấn đề này, GS Trần Văn Khê đã có lí khi cho rằng, “Vănhóa đặc thù của mỗi dân tộc không nên bảo tồn bằng cách khépkín trong các định chế, mà phải mở cửa đón nhận các nền vănhóa khác Một nền văn hóa ngoại quốc có thể đem lại các yếu tốmới làm giàu cho văn hóa của quốc gia Tuy nhiên, nền văn hóa

đó, không được thay thế nền văn hóa quốc gia Bảo tồn không

có nghĩa chỉ quan tâm đến quá khứ, quên đi hiện tại và tương lai.Bảo tồn không có nghĩa là giữ một thái độ bảo thủ, mà trái lại,phải tăng thêm sự vững chắc của các nền tảng của di sản nhằmphát triển các hình thức biểu hiện văn hóa mới.”( Trần Văn Khê,

“Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật chất của các dân tộcthiểu số ở Việt Nam”, trong sách: Tính đa dạng của văn hóa ViệtNam: Những tiếp cận về sự bảo tồn, Hà Nội, 2002, tr.8) Chúng ta nói rằng, cần phải đa dạng hóa, đa phương thức hóaviệc bảo tồn, miễn là mang lại hiệu quả Tuy nhiên, theoPGS.TS Nguyễn Thụy Loan, phải coi trọng việc bảo tồn

“nguyên dạng” các giá trị di sản văn hóa phi vật thể là nhiệm vụquan trọng hàng đầu và là nền tảng phát huy những giá trị đódưới nhiều hình thức khác nhau Phải nhận thức một cách sâu

Trang 40

để bảo tồn, dẫn đến tình trạng nhiều nhà rông bị mai một Khi

Ngày đăng: 06/04/2014, 10:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w