Doanh số thu nợ

Một phần của tài liệu Luận văn " PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TPLX " potx (Trang 36 - 49)

Hoạt động của Ngân hàng là đi vay để cho vay nên vốn của Ngân hàng phải được

bảo tồn và phát triển. Khi các chủ thể trong nền kinh tế sử dụng vốn của Ngân hàng thì họ

phải trả lãi cho Ngân hàng. Phần lãi này phải bù đắp được phần lãi mà Ngân hàng đi vay,

phần chi phí cho hoạt động của Ngân hàng và đảm bảo có lợi nhuận cho Ngân hàng. Hoạt động cho vay là hoạt động có nhiều rủi ro, đồng vốn mà Ngân hàng cho vay có thể được

thu hồi đúng hạn, trễ hạn hoặc có thể không thu hồi được. Vì vậy, công tác thu hồi nợ (đúng hạn và đầy đủ) được Ngân hàng đặt lên hàng đầu, bởi một Ngân hàng muốn hoạt động tốt không phải chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn chú trọng đến công tác thu nợ, làm sao để đảm bảo đồng vốn bỏ ra và thu hồi lại nhanh chóng, tránh thất thoát và có hiệu

quả cao.

Việc thu hồi nợ không phải là yếu tố tiên quyết để đánh giá hiệu quả của toàn bộ

hoạt động Ngân hàng nhưng nó là yếu quyết định hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Công tác thu nợ có kết quả cao chứng tỏ nguồn vốn mà Ngân hàng cho khách hàng vay đã được

sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả và tạo ra lợi nhuận nên khách hàng đã trả nợ cho Ngân

hàng đúng thời hạn và đầy đủ, đảm bảo nguồn vốn của Ngân hàng được thu hồi và tái đầu

Bảng 5: Doanh số thu nợ ngắn hạn của Chi nhánh trong 3 năm (2004-2006) ĐVT: Triệu Đồng 2005/2004 2006/2005 S T T Ngành kinh tế Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tuyệt đối (%) Tuyệt đối (%) 1 Nông nghiệp 17.483 18.559 20.206 1.076 6,1 1.647 8,8 2 Thủy - hải sản 44.533 52.085 74.532 7.552 17 22.447 43 3 TTCN 8.838 13.257 21.311 4.419 50 8.054 60,7 4 TM – DV 99.332 115.101 145.494 15.769 15,8 30.393 26,4 5 Ngành khác 36.857 42.011 128.763 5.154 14 86.752 206,5 Tổng cộng 207.593 241.013 390.306 33.420 16,1 149.293 62

Nguồn: Báo cáo thống kê cho vay theo thành phần kinh tế, ngành kinh tế qua 3 năm

(2004-2006) Qua bảng số liệu ta thấy doanh số thu nợ theo ngành kinh tế trong 3 năm qua đều tăng. Điều này cho thấy công tác thu nợ của Ngân hàng đạt kết quả tốt, năm 2006 doanh số

thu nợ đạt cao nhất là 390.306 triệu đồng tăng 149.293 triệu đồng so với năm 2005 (tốc độ tăng trưởng là 62%). Để thấy rõ hơn về công tác thu nợ của Ngân hàng trong 3 năm qua ta đi vào phân tích doanh số thu nợ của từng ngành như sau:

Biểu đồ 4: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 2004 2005 2006 Năm T ri ệu đ ồ n g

Nông nghiệp Thủy - hải sản TTCN TM – DV Ngành khác

+ Ngành nông nghiệp:

DSTN tập trung chủ yếu là ngành chăn nuôi. Năm 2005 đạt 18.559 triệu đồng, tăng 6,1% tương đương 1.076 triệu đồng so với năm 2004. Đến năm 2006 DSTN đạt 20.206

triệu đồng tăng 8,8% tương đương tăng 1.647 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2005. Mặc dù thị trường có nhiều biến động nhưng doanh số thu nợ vẫn tăng đều trong 3 năm qua là do cán bộ tín dụng của Ngân hàng đã hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất đối với khách hàng đến

vay, chỉ cho vay đối với những phương án khả thi và có khả năng thu hồi nợ cao. Chính vì vậy mặc dù doanh số cho vay của ngành này có giảm trong năm 2006 nhưng DSTN vẫn tăng trưởng liên tục qua các năm.

+ Ngành thủy hải sản:

Năm 2004 DSTN đạt 44.533 triệu đồng và tiếp tục tăng đều trong năm 2005 và

2006. DSTN tăng cao nhất vào năm 2006 với tốc độ tăng là 43% tương đương 22.447 triệu đồng so với năm 2005. Sở dĩ công tác thu nợ đạt kết quả cao trong năm 2006 là do trong

năm này sản phẩm nuôi trồng ngành thủy hải sản như tôm, cá,..được mùa và bán được giá

cao, khách hàng có lợi nhuận cao nên công tác thu hồi nợ dễ dàng hơn.

+ Ngành tiểu thủ công nghiệp:

Đây là ngành kinh tế mà doanh số thu nợ chiếm tỷ trọng nhỏ nhất khoảng 5,5% tổng

doanh số thu nợ của Chi nhánh. Do doanh số cho vay của ngành này tương đối thấp nên DSTN cũng không cao. Nhưng so với ngành thủy hải sản thì ngành TTCN có tốc độ tăng trưởng cao hơn. Cụ thể: năm 2005 đạt tốc độ tăng trưởng là 50%tương đương 4.419 triệu đồng so với năm 2004, đến năm 2006 tốc độ tăng trưởng đạt cao nhất là 60,7% tương đương tăng 8.054 triệu đồng. Điều này chứng tỏ nguồn vốn mà Ngân hàng phát vay đã

được khách hàng sử dụng một cách có hiệu quả nên khả năng thanh toán nợ của khách hàng cho Ngân hàng tốt hơn.

+ Ngành TM – DV:

Trái ngược với ngành TTCN thì ngành TM – DV có tỷ trọng DSTN cao nhất trong

tổng doanh số thu nợ của Ngân hàng, chiếm 37% vào năm 2006. Công tác thu nợ trong 3 năm qua đối với ngành TM – DV của Ngân hàng là khá tốt. Điều này cho thấy sự nỗ lực

phấn đấu của toàn thể CBVC của Ngân hàng trong thời gian qua. Cụ thể, năm 2005 đạt

115.101 triệu đồng tăng 15.769 triệu đồng so với năm 2004 (tốc độ tăng là 15,8%), sang

năm 2006 DSTN đạt 145.494 triệu đồng tăng 26,4% tương đương 30.393 triệu đồng so với năm 2005.

+ Ngành khác:

DSTN tăng trong 3 năm nhưng cao nhất là vào năm 2006. DSTN năm 2006 đạt

128.763 triệu đồng tăng 86.752 triệu đồng so với năm 2005 tốc độ tăng trưởng rất cao lên

đến 206,5%.

Tóm lại tình hình thu nợ trong thời gian qua của Ngân hàng là đạt hiệu quả. Tỷ lệ

thu hợ đối với các ngành đều tăng cao qua các năm (ngoại trừ ngành nông nghiệp, đây là ngành có tốc độ phát triển chậm và tương đối bảo hoà trong giai đoạn hiện nay). Đây là một điều đáng mừng và đáng khích lệ đối với toàn bộ nhân viên Ngân hàng. Thành tích này cần được giữ vững và phát huy hơn nữa để Ngân hàng ngày càng phát triển vững mạnh.

4.2.3 Dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế:

Dư nợ phản ánh thực trạng tín dụng của một ngân hàng tại một thời điểm nhất định,

nếu DSCV tăng đồng thời DSTN cũng tăng thì làm cho dư nợ vào cuối năm sẽ thấp và

ngược lại. Tình hình dư nợ trong 3 năm qua theo ngành kinh tế của Ngân hàng như sau:

Bảng 6: Dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế

ĐVT: Triệu đồng 2005/2004 2006/2005 S T T Ngành kinh tế Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tuyệt đối (%) Tuyệt đối (%) 1 Nông nghiệp 13.544 15.145 13.072 1.601 11,8 -2.073 -13,7 2 Thủy - hải sản 45.477 50.934 48.365 5.457 12 -2.569 -5 3 TTCN 7.943 10.318 10.745 2.375 30 427 4,1 4 TM – DV 58.191 65.823 58.048 7.632 13 -7.775 -11,8 5 Ngành khác 1.679 3.384 7.992 1.705 101,5 4.608 136 Tổng cộng 126.834 145.604 138.222 18.770 14,8 -7.382 -5

Nguồn: Báo cáo thống kê cho vay theo thành phần kinh tế, ngành kinh tế qua 3 năm

Dư nợ cho vay ngắn hạn là hiệu số giữa DSCV và DSTN của ngân hàng. Chỉ tiêu

dư nợ cho vay là khoản tiền đã giải ngân mà ngân hàng chưa thu hồi về, ngân hàng có mức dư nợ cao thường có quy mô hoạt động rộng, có nguồn vốn mạnh và đa dạng. Qua bảng số

liệu ta thấy tình hình dư nợ cho vay trong 3 năm qua không ổn định, năm 2004 mức dư nợ

là 126.834 triệu đồng, sang năm 2005 mức dư nợ tăng lên đạt 145.604 triệu đồng, tốc độ tăng là 14,8% tương đương 18.770 triệu đồng so với năm 2004. Đến năm 2006 mức dư nợ

giảm chỉ còn 138.222 triệu đồng, giảm 5% tương đương 7.382 triệu đồng so với năm 2005.

Mức dư nợ giảm vào năm 2006 là do thị trường có nhiều biến động, Ngân hàng đã giảm DSCV để hạn chế rủi ro trong khi đó vẫn duy trì mức thu nợ với tốc độ tăng trưởng tương đối cao.

Biểu đồ 5: Doanh số dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế

0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 2004 2005 2006 Năm T ri ệu đ ồ n g

Nông nghiệp Thủy - hải sản TTCN TM – DV Ngành khác

+ Mức dư nợ của các ngành nông nghiệp, thủy hải sản, TM – DV, đều tăng vào năm

2005 và có chiều hướng giảm vào năm 2006. Mặc dù vậy nhưng tỷ trọng của các ngành vẫn tương đối ổn định và không có sự biến động lớn.

Ngành nông nghiệp có mức dư nợ năm 2005 là 15.145 triệu đồng tăng 1.601 triệu đồng so với năm 2004, tăng 11,8%. Qua năm 2006 mức dư nợ giảm còn 13.072 triệu đồng

(giảm 13,7% so với năm 2005).

Ngành thủy hải sản: mức dư nợ năm 2005 tăng 12% so với năm 2004 tương đương

5.457 triệu đồng. Năm 2006 mức dư nợ còn 48.365 triệu đồng giảm 2.569 triệu đồng so với năm2005, tốc độ giảm là 5%.

TM – DV: Mức dư nợ ngành này chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ, chiếm 45,2% năm 2005 và giảm xuống còn 42% vào năm 2006. Mức dư nợ vào năm 2004 là

58.191 triệu đồng, sang năm 2005 tăng lên 13% tương đương 7.632 triệu đồng. Đến năm

2006 mức dư nợ giảm 11,8% so với năm 2005 tương đương giảm 7.775 triệu đồng.

+ Ngành TTCN và các ngành khác thì mức dư nợ tăng đều ổn định qua 3 năm đến năm 2006 thì mức dư nợ đối với ngành TTCN là 10.745 triệu đồng, đối với ngành khác là 7.992 triệu đồng.

Tóm lại tình hình dư nợ trong thời gian qua có một số biến động. Trong năm 2005

thì doanh số dư nợ đều tăng ở tất cả các ngành nhưng đến năm 2006 thì doanh số dư nợ có

chiều hướng giảm ở các ngành như: nông nghiệp, thủy hải sản, TM – DV; TTCN và ngành khác thì tăng nhẹ. Điều này đã làm giảm nguồn thu từ hoạt động cho vay và ảnh hưởng kéo

theo là lợi nhuận của Ngân hàng không tăng cao. Tuy nhiên, vấn đề sụt giảm này không phải là hoàn toàn bất lợi đối với hoạt động của Ngân hàng, doanh số dư nợ giảm có thể

giảm thiểu rủi ro, có thể nói đây là chiến lược kinh doanh tạm thời của Ngân hàng áp dụng để hạn chế nợ xấu của Ngân hàng trong một thời gian ngắn, nhằm nắm bắt nhu cầu của thị

trường trong tình hình mới – gia nhập WTO.

4.2.4 Tình hình nợ quá hạn ngắn hạn theo ngành kinh tế:

Việc phân tích tình hình dư nợ hàng năm chưa cho thấy hết đươc hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Dư nợ tăng là điều tốt nhưng đôi khi dư nợ giảm cũng không

phải là một việc xấu đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng. Trong mức dư nợ còn chứa đựng một lượng nợ quá hạn, do đó ngoài phân tích dư nợ việc phân tích thêm nợ quá hạn sẽ

cho thấy rõ hơn vấn đề để có những giải pháp hợp lí và chính xác.

Bảng 7: Tình hình nợ quá hạn ngắn hạn theo ngành kinh tế

ĐVT: Triệu Đồng 2005/2004 2006/2005 S T T Ngành kinh tế Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tuyệt đối (%) Tuyệt đối (%) 1 Nông nghiệp 445 378 904 -67 -15 526 139 2 Thủy - hải sản 182 913 1.605 731 401,6 692 75,8 3 TTCN 1 51 384 50 500 333 653 4 TM – DV 126 710 1.341 584 463 631 88,8 5 Ngành khác 0 0 0 0 0 0 0 Tổng cộng 754 2.052 4.234 1.298 172 2.182 106,3

Nguồn: Báo cáo thống kê cho vay theo thành phần kinh tế, ngành kinh tế qua 3 năm

(2004-2006) Từ bảng số liệu trên ta thấy tình hình nợ quá hạn trong 3 năm qua tăng cao, đây là

một tín hiệu không mấy khả quan cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Nợ quá hạn tăng

cao nhất là vào năm 2006, NQH đạt 4.234 triệu đồng tăng 2.182 triệu đồng so với năm

2005, tốc độ tăng là 106,3%. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng NQH tăng cao là do công tác thu nợ còn nhiều bất cập hay việc thẩm định cho vay của Ngân hàng có nhiều thiếu sót, để

Biểu đồ 6: Doanh số nợ quá hạn ngắn hạn theo ngành kinh tế 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2004 2005 2006 Năm T ri ệu đ ồ n g

Nông nghiệp Thủy - hải sản TTCN TM – DV Ngành khác

+ Ngàng nông nghiệp:

Tồn đọng NQH trong năm 2004 là 445 triệu đồng, sang năm 2005 NQH giảm chỉ

còn 378 triệu đồng, giảm 15% tương đương 67 triệu đồng so với năm 2004. Đến năm 2006 NQH tăng lên 904 triệu đồng, tăng thêm 526 triệu đồng so với năm 2005, tốc độ tăng là 139%.

Nhìn chung NQH đối với ngành nông nghiệp trong năm 2005 có giảm 15% do bộ

phận xử lí nợ của Ngân hàng hoạt động tích cực. Qua năm 2006 NQH tăng trở lại là do một

số khách hàng chưa có thói quen trả nợ đúng hạn, họ thường trông chờ, ỷ lại, thiếu tự giác,

chỉ trả khi CBTD đến nhắc nhở nhiều lần.

+ Đối với các ngành thủy hải sản, TTCN và TM – DV thì NQH đều tăng qua 3 năm, tăng mạnh nhất là vào năm 2006.

Năm 2004 NQH ngành thủy hải sản chiến 0,4% tổng dư nợ, ngành TM - DV là 0,2% ngành TTCN chỉ chiếm 0,01% tổng dư nợ.

Năm 2005 NQH tăng nhẹ, ngành thủy hải sản chiếm 1,8%, TM - DV là 1,07% và TTCN là 0,5% so với tổng dư nợ. Trong năm này chỉ có tình hình NQH ngành thủy hải sản là tăng cao,tuy nhiên vẫn chưa vượt khỏi mức cho phép của NHNoTỉnh.

Năm 2006 tình hình NQH tăng cao nhất trong các năm, vượt quá mức cho phép của

NHNo Tỉnh. Cụ thể: ngành thủy hải sản tăng 75,8% so với năm 2005, chiếm 3,3% tổng dư

nợ; ngành TTCN tăng 653% tương đương 333 triệu đồng chiếm 3,5% tổng dư nợ; ngành TM –DV tăng 88,8% tương đương 631 triệu đồng so với năm 2005, chiếm 2,3% tổng dư

nợ.

Tình hình nợ quá hạn trong thời gian qua của Ngân hàng đang chuyển biến theo

chiều hướng xấu, nợ quá hạn tăng qua 3 năm và tăng cao nhất là NQH của ngành Tủy hải

này không tăng cao nhưng với tình trạng nợ quá hạn như trên thì Ngân hàng cần lưu ý mức

tồn đọng này vì tiềm năng phát triển của ngành này không còn nhiều.

4.2.5 Một số tồn tại trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng:

Thực trạng cho thấy hoạt động tín dụng của Ngân hàng còn tồn tại một số hạn chế như:

- Chưa mở rộng được các hình thức tín dụng và chưa thu hút được nhiều đối tượng

khách hàng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, các tiểu thương có nhu cầu

thường xuyên trong việc luân chuyển vốn.

- Công tác thẩm định của Ngân hàng còn sơ sài, có trường hợp là do khách hàng cố

ý cung cấp thông tin sai sự thật. Từ đó việc xác định số tiền, phương thức, thời hạn cho vay và định kỳ trả nợ không chính xác.

- Công tác xử lí nợ còn chậm, chưa thường xuyên bám sát con nợ nên khi nợ, lãi

đến hạn không thu kịp thời dẫn đến tình trạng nợ quá hạn gia tăng. Một mặt là do khách hàng chủ quan, ỷ lại, chỉ đợi đến khi CBTD nhắc nhở mới trả nợ. Vì vậy nếu CBTD không

theo dõi kỳ hạn trả nợ thì sẽ làm cho số nợ đó chuyển sang NQH và số dư NQH sẽ gia tăng

lên theo từng năm.

4.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động của NHNo&PTNT TPLX:

Đối với hoạt động của Ngân hàng việc đánh giá hiệu quả hoạt động được thực hiện

thông qua các chỉ tiêu sau đây:

+ Vốn huy động có kỳ hạn trên tổng nguồn vốn. + Dư nợ trên tổng NVHĐ

+ NQH trên dư nợ

Bảng 8: Bảng chỉ tiêu đánh giá hoạt động của NHNo&PTNT qua 3 năm

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Vốn huy động có kỳ hạn Triệu đồng 26.412 41.923 66.204

Tổng NVHĐ Triệu đồng 36.692 63.619 82.735

Một phần của tài liệu Luận văn " PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TPLX " potx (Trang 36 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)