Phân tích doanh số cho vay

Một phần của tài liệu Luận văn " PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TPLX " potx (Trang 34 - 36)

Đối với hoạt động cho vay ngắn hạn của NHNo&PTNT TPLX chia thành 3 đối tượng: theo ngàng kinh tế, theo thời hạn cho vay và theo thành phần kinh tế. Trong đó cho

vay hộ gia đình theo ngành kinh tế là phổ biến nhất, bao gồm một số ngành như: nông

nghiệp, thủy hải sản, tiểu thủ công nghiệp, thương mại- dịch vụ,….

Bảng 4: Doanh số cho vay ngắn hạn của Chi nhánh trong 3 năm (2004-2006)

ĐVT: Triệu Đồng 2005/2004 2006/2005 S T T Ngành kinh tế Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tuyệt đối (%) Tuyệt đối (%) 1 Nông nghiệp 16.989 20.160 18.103 3.171 18,6 -2.057 -10,2 2 Thủy - hải sản 55.816 57.542 71.962 1.726 3,1 14.420 25 3 TTCN 8.572 15.632 21.738 7.060 82,3 6.106 39 4 TM – DV 105.527 122.733 137.719 17.206 16,3 14.986 12,2 5 Ngành khác 31.976 43.716 133.371 11.740 36,7 89.655 205 Tổng cộng 219.380 259.783 382.893 40.403 18,4 123.110 47,3

Nguồn: Báo cáo thống kê cho vay theo thành phần kinh tế, ngành kinh tế qua 3 năm

(2004-2006)

DSCV tăng liên tục trong 3 năm vừa qua. Cụ thể: năm 2004 DSCV đạt 219.380

triệu đồng, năm 2005 DSCV tăng lên 259.783 triệu đồng, tăng thêm 40.403 triệu đồng so

với năm 2004 với tốc độ tăng trưởng là 18,4%. Đến năm 2006 DSCV đạt 382.893 triệu đồng, tăng 123.110 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng cao nhất trong 3 năm là 47.3%.

Để thấy rõ hơn về cơ cấu cho vay và nguyên nhân của những biến động ta đi vào phân tích chi tiết DSCV theo từng ngành kinh tế như sau:

Biểu đồ 3: Biểu đồ doanh số cho vay ngắn hạn. 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 2004 2005 2006 Năm T ri ệu đ ồ n g

Nông nghiệp Thủy - hải sản TTCN TM – DV Ngành khác

+ Ngành nông nghiệp:

- Trồng trọt: từ năm 2003 đến nay thì Ngân hàng không cho vay trong lĩnh vực này nữa vì cho vay để trồng trọt (trồng lúa) do Ngân hàng Công Thương đảm trách theo sự

phân công của Ngân hàng cấp trên.

- Chăn nuôi: Chăn nuôi kinh tế hộ là một trong những phương án làm gia tăng

nguồn thu nhập của người nông dân. Với đặc điểm không cần nhiều kỹ thuật cũng như

không quá phức tạp để thực hiện thì ngoài công việc làm ruộng người dân có thể chăn nuôi

thêm heo hay bò để gia tăng nguồn thu nhập cho gia đình. NHNo&PTNT TPLX chỉ cho

vay một số vốn bổ sung thêm vào nguồn vốn tự có của người dân để đầu tư thêm con

giống, chi phí thức ăn, thuốc trị bệnh… Năm 2005 DSCV đạt 20.160 triệu đồng tăng 3.171

triệu đồng so với năm 2004, tốc độ tăng tưởng là 18,6%. Đến năm 2006 thì DSCV ngành này giảm chỉ còn 18.103 triệu đồng, giảm 2.057 triệu đồng, tốc độ giảm là 10,2% so với năm 2005. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do trong năm 2006 trên thị trường có nhiều

biến động với nạn dịch bệnh gia súc, gia cầm… nên người dân không dám mạnh dạn vay

tiền để chăn nuôi làm ảnh hưởng đến DSCV của Ngân hàng. + Ngành thủy - hải sản:

DSCV trong 3 năm qua đều tăng nhưng tăng mạnh nhất là vào năm 2006. DSCV năm 2006 đạt 71.962 triệu đồng tăng 14.420 triệu đồng, tốc độ tăng là 25% so với năm 2005. Đối với ngành này thì NHNo&PTNT TPLX cho vay trong nhiều lĩnh vực như: khai thác, đánh bắt, nuôi trồng, chế biến,…Tuy nhiên, DSCV của Ngân hàng đối với ngành thủy

sản chỉ là doanh số cho vay trong lĩnh vực nuôi trồng. DSCV ngày càng tăng là do trong

những năm qua kinh tế phát triển, thị trường mở cửa, kim ngạch xuất khẩu thủy hải sản của

Tỉnh tăng cao nên người dân đặc biệt quan tâm và chú trọng đến lĩnh vực này. + Ngành tiểu thủ công nghiệp:

Đối với ngành này thì nhìn chung DSCV tăng ổn định qua các năm. Cụ thể DSCV vào năm 2005 đạt 15.632 triệu đồng tăng 7.060 triệu đồng, tốc độ tăng là 82,3%, đến năm

2006 chỉ tăng thêm 6.106 triệu đồng và tốc độ tăng trưởng chỉ còn 39%. + Ngành TM – DV:

Hoà chung với sự phát triển kinh tế của Tỉnh thì DSCV ngành TM – DV của Chi

nhánh cũng tăng theo, Năm 2005 DSCV đạt 122.733 triệu đồng tăng 17.206 triệu đồng với

tốc độ tăng trưởng là 16,3%. Đến năm 2006 DSCV tăng 12,2% tương đương 14.986 triệu đồng so với năm 2005.

DSCV của này chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng DSCV ngắn hạn của Chi nhánh. Năm 2004 DSCV ngành TM – DV chiếm 48% tồng DSCV ngắn hạn. Năm 2005 chiếm 47,2%, và năm 2006 là 36% tẩng DSCV.

+ Nghành khác:

Bao gồm cho vay để kinh doanh lương thực, cầm đồ, cầm kỳ phiếu. Trong năm 2004 phát vay được 31.976 triệu đồng, sang năm 2005 DSCV tăng 36,7% so với năm 2004; đến năm 2006 DSCV tăng cao đạt lên đến 133.317 triệu đồng, tăng 205% so với năm 2005 tương đương 89.655 triệu đồng.

Nhìn chung, tình hình cho vay trong những năm qua của Ngân hàng có những

chuyển biến rõ rệt, DSCV đều tăng qua các năm. Ngành TM - DV có doanh số cho vay cao

nhất, là một ngành đang phát triển nên cần được chú trọng. Ngành TTCN và Thủy hải sản

tuy doanh số cho vay còn thấp nhưng trong tương lai sẽ phát triển cao hơn do nhu cầu của

xã hội và nhu cầu xuất khẩu ngày càng cao. Đồng thời cần tận dụng nguồn thu từ việc cầm

kỳ phiếu, trái phiếu để gia tăng lợi nhuận cho Ngân hàng. Qua đó ta thấy được chiến lược kinh doanh đúng đắn của Ngân hàng theo từng thời điểm nên đã đạt được những kết quả

nhất định.

Một phần của tài liệu Luận văn " PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TPLX " potx (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)