1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài phát triển nông nghiệp bền vững của việt nam hiện nay

26 879 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 51,91 KB

Nội dung

Đề tài phát triển nông nghiệp bền vững của việt nam hiện nay, tài liệu báo cáo hay dành cho sinh viên nông nghiệp các trường đai học cao đẳng, Đề tài phát triển nông nghiệp bền vững của việt nam hiện nay , Đề tài phát triển nông nghiệp bền vững của việt nam hiện nay Đề tài phát triển nông nghiệp bền vững của việt nam hiện nay

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Ở bất cứ đất nước nào, dù là nước nghèo hay nước giàu, nông nghiệp đều có vị trí quan trọng Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất chủ yếu của nền kinh tế cung cấp những sản phảm thiết yếu như lương thực, thực phẩm cho con người tồn tại Trong quá trình phát triển kinh tế, nông nghiệp cần được phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về lương thực và thực phẩm của xã hội Vì thế, sự ổn định xã hội và mức an ninh về lương thực và thực phẩm của xã hội phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của nông nghiệp.

Những năm qua kinh tế Việt Nam đã thu được nhiều thành tựu to lớn, tốc độ tăng trưởng GDP cao và ổn định Đời sống của người dân không ngừng được cải thiện Đến năm 2009 chúng ta đã thoát khỏi tình trạng là nước nghèo Có được những thành tựu to lớn này là có sự đóng góp công sức của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân và của tất cả các ngành các cấp trong đó

có sự đóng góp to lớn của ngành nông nghiệp.

Việt Nam vẫn được coi là nước nông nghiệp với khoảng trên 80% dân

số sống ở nông thôn và khoảng 74,6% lực lượng lao động làm nông nghiệp

Có thể nói nông nghiệp, nông thôn là bộ phận quan trọng trong nên kinh tế quốc dân của Việt Nam

Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm tới vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân, và coi đó nhiệm vụ chiến lược, là cơ sở để đảm bảo ổn định tình hình chính trị - xã hội,

sự phát triển hài hoà và bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa của đất nước.

Chính nhờ được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước mà trong những năm qua ngành nông nghiệp và nông thôn đã gặt hái được nhiều thành tựu Nông nghiệp Việt Nam không những đảm bảo tự cung tự cấp mà còn trở thành một cường quốc trên thế giới trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu to lớn đó ngành nông nghiệp Việt Nam cũng còn có một số mặt hạn chế cần phải khắc phục như vấn đề phát triển nông nghiệp kém bền vững, sức cạnh tranh thấp, chưa thực sự xử dụng hiệu quả và phát huy hết các nguồn lực

Do dó với mong muốn tìm hiểu thực trạng nền nông nghiệp nước nhà

và đề xuất một số giải pháp để phát triển tốt hơn ngành nông nghiệp,nhóm chúng em đã chọn tiến hành nghiên cứu đề tài : ” Phát triển nông nghiệp bền vững của Việt Nam hiện nay ”.

Trang 2

Phần I: Một số lý thuyết chung về phát triển nông nghiệp bền vững

1.1 Một số vấn đề cơ bản về nông nghiệp:

1.1.1 Đặc điểm của nông nghiệp :

Trong nền kinh tế, sự phát triển của nông nghiệp cũng gắn liền với quá trình phát triển kinh tế nói chung, tuy nhiên với những đặc điểm riêng có của sẳn xuất nông nghiệp mà ngành này có những ảnh hưởng khác nhau trong quá trình phát triển kinh tế Khi đề cập đến phát triển nông nghiệp cần phải gắn liền với những đặc điểm tất yếu của ngành sản xuất này.

Thứ nhất, đối tượng của ngành nông nghiệp là cây trồng vật nuôi vì vậy chúng tồn tại và phát triển theo quy luật tự nhiên với thời gian sinh trưởng, điều kiện sinh trưởng khác nhau.

Thứ hai, trong sản xuất nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất cơ bản

và đặc biệt quan trọng nhưng nó bị giới hạn bởi yếu tố diện tích Do vậy việc

mở rộng quy mô của sản xuất nông nghiệp và việc tang lợi nhuận trong nông nghiệp có giới hạn nhất định.

Thứ ba, sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ lớn Trong quá trình sản xuất , có thời kì nhu cầu về tư liệu sản xuất, sức lao động, tiền vốn rất căng thẳng Ngược lại có thời kỳ rất nhàn rỗi.

Thứ tư, trong sản xuất nông nghiệp lao động không được chuyển hóa trực tiếp mà phải thông qua cây trồng vật nuôi tuy nhiên đây là ngành sử dụng nhiều lao động Trong nông nghiệp thời gian lao động không trùng khớp với thời gian tạo ra sản phẩm, nghĩa là khi kết thúc một quá trình lao động cụ thể như làm đất, gieo hạt, chăm sóc…chưa có sản phầm ngay mà phải chờ tới khi thu hoạch.

Thứ năm, chu kỳ sản xuất nông nghiệp nói chung là dài và không giống nhau giữa các loại cây trồng và vật nuôi.

1.1.2 Vai trò của nông nghiệp với quá trình phát triển kinh tế

Vai trò đầu tiên và trên hết có nghĩa quyết định đến sự tồn tại của xã hội là đáp ứng một trong ba nhu cầu cơ bản nhất của con người: nhu cầu ăn, mặc và ở Tất cả các nguồn dinh dưỡng cung cấp cho nhu cầu của con người đều có nguồn gốc bắt đầu từ những sản phẩm của nông nghiệp.Do vậy trong

xu hướng dân số thế giới gia tang ngày một nhiều thì nhu cầu về lương thực thực phẩm ngày càng gia tăng nhanh, vấn đề an ninh lương thực và đảm bảo

Trang 3

an ninh lương thực không chỉ là vấn đề của một quốc gia mà đã trở thành vấn đề mang tính toàn cầu.

Thứ hai, sự phát triển của nông nghiệp gắn liền với sự phát triển của các ngành công nghiệp đặc biệt là công nghiệp chế biến Nông nghiệp là điều kiện để tồn tại và phát triển của các ngành công nghiệp sử dụng đầu vào là các sản phẩm nông nghiệp như các ngành công nghiệp chế biến cây công nghiệp: chè, cà phê, cao su, thuốc lá, mía , dầu cọ, dầu lạc…Ngoài ra còn có các ngành công nghiệp khác: phân bón, rượu bia, giấy, thuộc da, dệt….

Thứ ba, nông nghiệp là nguồn cung caaos lao động phục vụ công nghiệp và các lĩnh vực hoạt động khác của xã hội Kinh nghiệm cho thấy trong quá trình phát triển dần dần tỷ trọng lao động tham gia vào khu vực nông nghiệp sẽ giảm xuống và đặc biệt là lao động dư thừa đã chuyển dịch từ khu vực nông nghiệp sang các khu vực công nghiệp và dịch vu Do vậy, việc nâng cao trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật cho lực lượng lao động ở nông thôn cùng với quá trình đầu tư để đổi mới trang thiết bị, công cụ lao động và

tổ chức hợp lý quá trình lao động là điều kiện cơ bản để tăng năng xuất lao động trong nông nghiệp và các ngành khác ở nông thôn.

Thứ tư, nông nghiệp là ngành kinh tế ra đời đầu tiên nên cũng giữ vai trò quan trọng trong việc tích lũy và cung cấp vốn cho việc phát triển các ngành nghề kinh tế khác, đặc biệt trong giai đoạn đầu của cách mạng công nghiệp ở các quốc gia Hoạt động thương mại quốc tế phát triển , trình độ chuyên môn hóa được nâng cao việc sản xuất chế biến và xuất khẩu sản phẩm có nguồn gốc từ nông nghiệp cũng là nguồn cung cấp lượng ngoại tệ khá lớn giúp cho các nước đang phát triển đầu tư phát triển, thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế.

Thứ năm, nông nghiệp và nông thôn luôn là khu vực hình thành nên những thị trường lớn đối với các ngành kinh tế khác đặc biệt là đối với các ngành nông nghiệp sản xuất vật tư sử dụng trong sản xuất nông nghiệp Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp mang lại cũng giúp cho tần lớp dân cư nâng cao khả năng thanh toán, thúc đẩy nhu cầu về các sản phẩm công nghiệp tiêu dùng của khu vực nông thôn đặc biệt khi các sản phẩm công nghiệp đã bão hòa trong khu vực thành thị Việc tăng cường sử dụng đầu vào từ công nghiệp tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động , nâng cao sản lượng, thu nhập của khu vực nông nghiệp sẽ kéo theo nhu cầu về các sản phẩm công nghiệp tăng lên Như vậy ngành nông nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ đối với các ngành khác trong nền kinh tế quốc dân, đó vừa là mối liên kết xuôi, vừa là mối liên kết ngược gắn liền với sự phát triển kinh tế của một quốc gia.

Thứ sáu, phát triển nông nghiệp còn có ý nghĩa qua trọng trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường thiên nhiên Với đối tượng sản xuất là cây trồng,

Trang 4

vật nuôi gắn liền với đất đai, việc phát triển nông nghiệp tạo nên một hệ sinh thái hoàn chỉnh, đảm bảo sự phát triển cân bằng giữa các vùng, góp phần vào việc bảo vệ môi sinh Tuy nhiên muốn được nhưu vậy phải kết hợp nhiều loại nông sản theo một hệ sinh thái hoàn chỉnh, tránh sử dụng quá mức các loại hóa chất, tiến tới phát triển một nền nông nghiệp sạch, nền nông nghiệp sinh thái Như vậy xét về mặt kinh tế xã hội và môi trường thì nông nghiệp có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của mỗi nước.

Trong điều kiện hiện nay, hầu hết các nước đều nhận thức được rằng nếu không có nền nông nghiệp phát triển, một nền nông nghiệp tiên tiến thì nền kinh tế quốc dân khó có thể phát triển với tốc độ cao được Vì vậy, phát triển nông nghiệp là cơ sở quan trọng để đảm bảo ổng định chính trị, xã hội

và phát triển kinh tế bền vững củng cố và tang cường quốc phòng an ninh và

là cơ sở để thúc đảy sự phát triển kinh tế của đất nước Thực tế nhiều nước

đã chứng minh nước nào có nền nông nghiệp phát triển vững chắc đều đạt được sự phát triển bền vững cho nền kinh tế.

1.2 Một số khái niệm liên quan

- Phát triển bền vững là sự phát triển trong đó lồng ghép các quá trình sản xuất với bảo tồn tài nguyên và làm tốt hơn về môi trường, đảm bảo thỏa mãn những nhu cầu hiện tại mà không làm phương hại đến khả năng đáp ứng những nhu cầu của tương lai.

- Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau (Hội đồng thế giới về môi trường và Phát triẻn của Liên hợp quốc - WCED)

- Mục tiêu tổng quát của phát triển bền vững là đạt được sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có về tinh thần và văn hóa , sự bình đẳng của các công dân

và sự đồng thuận của xã hội.Phát triển bền vững phải có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển gồm: phát triển kinh tế (đặc biệt là tăng trưởng kinh tế), phát triển xã hội (đặc biệt là tiến bộ xã hội, công bằng xã hội, giảm nghèo và giải quyết công ăn việc làm) và bảo vệ môi trường (đặc biệt là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường, phòng chống cháy và chặt phá rừng, khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên).

- Quan điểm phát triển bền vững đã trở thành đường lối, quan điểm và chính sách của Đảng và Nhà nước ta Chỉ thị số 36 CT/TW ngày 25 tháng 6 năm 1998 của Bộ chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước nhấn mạnh : “Bảo vệ môi trường là một nội dung

cơ bản không thể tách rời trong đường lối ,chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội của tất cả các cấp,các ngành ,là cơ sở quan trọng bảo đảm

Trang 5

phát triển bền vững,thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH-HĐH đất nước”.Quan điểm phát triển bền vững được tái khẳng định trong các văn kiện của Đại hội

IX của Đảng cộng sản Việt Nam và trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010 là: “phát triển nhanh ,hiệu quả và bền vững , tăng trưởng kinh tế

đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường” và “phát triển kinh tế- xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hòa giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học”

- Nông nghiệp bền vững là nền nông nghiệp thỏa mãn được yêu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm giảm khả năng thỏa mãn yêu cầu của thế

hệ mai sau (Tổ chức sinh thái và môi trường Thế giới – WORD)

- Nền nông nghiệp bền vững là nền nông nghiệp phải đáp ứng được 2 yêu cầu cơ bản: Đảm bảo đáp ứng cầu nông sản hiện tại và duy trì được tài nguyên thiên nhiên cho các thế hệ mai sau (bao gồm: gìn giữ quỹ đất, nước, rừng, không khí, khí quyển và tính đa dạng sinh học…

- Nông nghiệp bền vững là phạm trù tổng hợp, vừa đảm bảo các yêu cầu về sinh thái, kỹ thuật vừa thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.

Phần II: Thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững của Việt Nam hiện nay:

2.1 Phần thực trạng phát triển nông nghiệp của VN:

2.1.1 Giá trị sản lượng và tỉ trọng ngành nông nghiệp đóng góp vào GDP cả nước Tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp VN và cơ cấu nội bộ ngành 2.1.1.1 Giá trị sản lượng và tỉ trọng nông nghiệp trong tổng GDP cả nước

Từ năm 2000 đến nay, tăng trưởng giá trị sản xuất của nông nghiệp bình quân đạt gần 5,5%/năm Tăng trưởng của GDP nông nghiệp thời gian qua có xu hướng giảm sút do sản xuất nông nghiệp phải đương đầu với hàng loạt rủi ro về dịch bệnh, thiên tai và cạnh tranh trên thị trường diễn ra quyết liệt và người nông dân luôn phải chịu vị thế bất lợi

Tỷ trọng nông nghiệp (bao gồm cả nông, lâm, diêm nghiệp và thuỷ sản) trong tổng GDP cả nước giảm từ 24,5% năm 2000 xuống còn 20,3% năm

2007 và tăng trở lại 22,1% năm 2008, nhưng giá trị sản xuất nông nghiệp thì tăng so với các năm trước.

Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp 9 tháng đầu năm 2011 ước đạt 162.000 tỷ đồng, tăng 4,1% so với cùng kỳ năm trước, ước cả năm, tốc độ tăng GDP nông, lâm, thủy sản đạt 2,4-2,6% Năm 2011 cũng là năm được mùa lúa với sản lượng ước đạt 41,5 triệu tấn, tăng khoảng 1,5 triệu tấn so với năm 2010.

Trang 6

2.1.1.2 Tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp và cơ cấu nội bộ ngành -Tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp:

Giai đoạn 1995 - 2000, tốc độ tăng GDP nông nghiệp là 4%, thì giai đoạn 2000 - 2007 giảm xuống còn 3,7% Riêng năm 2008, trong bối cảnh giá nông sản trên thế giới tăng vọt, sản xuất nông nghiệp đã khôi phục mức tăng trưởng lên 4,1%.

-Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp:

Cơ cấu sản xuất nông, lâm, thuỷ sản chuyển dịch tích cực theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả gắn với nhu cầu thị trường Trong nội bộ ngành đang có xu hướng tăng nhanh tỷ trọng thuỷ sản, giảm tỷ trọng trồng trọt trong giá trị sản lượng Trong giai đoạn 2000 - 2008, tỷ trọng thuỷ sản tăng từ 16% lên 23% trong khi trồng trọt giảm từ 65% xuống còn 57%

Trong trồng trọt, giai đoạn 2000 - 2008 diện tích gieo trồng lúa giảm hơn 250.000 ha, trong khi diện tích các cây công nghiệp, rau màu

và cây ăn quả tiếp tục mở rộng Trong chăn nuôi, hình thức chăn nuôi trang trại, gia trại đang thay thế dần mô hình chăn nuôi tận dụng nhỏ

lẻ ở gia đình Nhưng chất lượng một số vật nuôi chưa cao; mô hình chăn nuôi công nghiệp chưa thật sự phát triển, khả năng kiểm soát dịch bệnh còn rất khó khăn

Trong thủy sản, nghề khai thác xa bờ phát triển nhanh Diện tích nuôi trồng thủy sản tăng rất nhanh, từ năm 2000 đến 2008 tăng 408.100 ha Nuôi trồng Thủy sản tiếp tục đa loài, đa loại hình, đa phương thức hướng thân thiện với môi trường Sản phẩm nuôi trồng, khai thác thủy sản ngày càng gia tăng không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn cung cấp nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu Tuy nhiên, các vùng nuôi trồng thủy sản cũng ở trong tình trạng thiếu

ổn định Khi giá tăng thì nông dân ồ ạt phá rừng, phá lúa, chuyển sang nuôi trồng thủy sản và ngược lại khi giá xuống lại diễn ra tình trạng ứ thừa hàng hóa và nông dân san lấp các ao hồ nuôi trồng thủy sản để quay trở lại các cây trồng khác.Diện tích một số các vùng nuôi lớn với mức độ thâm canh cao, xử lý chưa tốt đã gây ô nhiễm môi trường

Trong lâm nghiệp, việc trồng rừng sản xuất được đẩy mạnh với chương trình trồng mới 5 triệu ha Tỷ lệ che phủ rừng năm 2008 đạt 38,7% Nhiều nơi đã tiến hành khai thác kinh doanh tổng hợp, phát triển chế biến lâm sản Đồ gỗ sau chế biến đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu quan trọng Tuy đóng góp của lâm nghiệp trong tăng trưởng kinh tế còn thấp so với tiềm năng Nghề rừng hiện nay đang thể hiện

Trang 7

tích cực vai trò đảm bảo cân bằng sinh thái, môi trường trong khi vai trò là một ngành kinh tế chưa được khai thác hết Thu nhập từ lâm nghiệp mới đóng góp một phần rất nhỏ trong tổng GDP và trong cơ cấu thu nhập của hộ nông thôn Tuy có những tiến bộ rõ rệt nhưng tình trạng phá rừng, cháy rừng, khai thác động thực vật hoang dã vẫn diễn

ra Xuất khẩu đồ gỗ phát triển nhanh nhưng phần lớn nguyên liệu vẫn phải nhập khẩu.

2.1.2 Tình hình an ninh lương thực thực phẩm và giá trị xuất khẩu của ngành nông nghiệp.

Sản xuất nông nghiệp phát triển từng bước đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường trong nước 10 năm qua, vượt qua biến động thị trường, thiên tai, dịch bệnh, sản xuất lương thực thực phẩm tiếp tục phát triển, nhờ đó bình quân lương thực đầu người tăng từ 445 kg năm 2000 lên 501 kg năm 2008, Việt Nam đảm bảo đủ nhu cầu lương thực trong nước và xuất khẩu trung bình hơn 4 triệu tấn gạo/năm Mức tiêu dùng lương thực giảm xuống (tiêu dùng gạo giảm từ 12 kg/người/tháng năm 2002 xuống 11,4 kg/người/tháng năm 2006; tương tự, tiêu dùng các loại lương thực khác cũng giảm từ 1,4 kg/người/tháng năm 2002 xuống 1,0 kg/người/tháng năm 2006) Ngược lại, tiêu dùng thực phẩm tăng lên (tiêu dùng thịt các loại tăng

từ 1,3 kg/người/tháng năm 2002 lên 1,5 kg/người/tháng năm 2006, tiêu dùng tôm, cá tăng mạnh từ 1,1 kg/người/tháng năm 2002 lên 1,5 kg/người/tháng năm 2006 ) So với các nước trong vùng, giá nông sản, nhất là giá lương thực, thực phẩm ở Việt Nam ở mức tương đối thấp đã giữ giá ngày công lao động thực ở mức khá thấp, hấp dẫn thu hút đầu tư nước ngoài và góp phần thiết thực cho công tác xóa đói giảm nghèo

Xuất khẩu các loại nông, lâm sản tiếp tục được mở rộng, một số ngành có thị phần lớn trong khu vực và thế giới như: gạo, cao su, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, sản phẩm đồ gỗ, thuỷ sản Giá trị kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản giai đoạn 2000 - 2007 đạt 51,9 tỷ USD, bình quân mỗi năm đạt khoảng 6,5 tỷ USD, tốc độ tăng bình quân 14,9%/năm Kim ngạch xuất khẩu năm 2007 đạt 11,2 tỷ USD, gấp 2,7 lần năm 2000, trong đó: cao su gấp 8,3 lần; cà phê 3,8 lần; gạo 2,2 lần; chè 1,6 lần; hạt điều 3,9 lần; hồ tiêu 2,0 lần, sản phẩm gỗ 5,9 lần Kim ngạch xuất khẩu năm 2008 đạt khoảng 16 tỷ USD gấp 3,8 lần năm

2000, trong đó tăng trưởng trung bình của các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu giai đoạn 2000 - 2008 là: gạo 13,6%, cà phê 19,4%; cao su 32,5%; điều 27,8%; hải sản 19,1%.

Trang 8

Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt trên 4,5 tỷ đô la, chiếm 25% so với tổng kim ngạch xuất khẩu của khối nông, lâm, ngư nghiệp Đã có 5 mặt hàng đạt mức trên 1 tỷ USD là thuỷ sản, cà phê, gạo, cao su, đồ gỗ Lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp là lĩnh vực duy nhất trong nền kinh tế liên tục xuất siêu, năm sau cao hơn năm trước, kể cả trong những giai đoạn kinh tế gặp khó khăn.

2.1.3 Tình hình phân bố cây trồng,vật nuôi.

Trong nông nghiệp, sự chuyên môn hóa ngày càng rõ nét, thể hiện ở việc hình thành các vùng chuyên canh Điều này tạo điều kiện cho nông nghiệp phát huy lợi thế của mình và ngày càng tiến tới phát triển bền vững.

Khu vực phân bố của một số cây trồng, vật nuôi:

- Cây lương thực, cây lúa phân bố chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long vì ở đây có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho cây lương thực phát triển như đất phù sa màu

mỡ, khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm mưa nhiều, nguồn nước dồi dào từ sông, ngòi, ao, hồ, kênh rạch

- Cây hoa màu, lương thực như ngô, khoai, sắn tập trung ở Đông Nam Bộ, Tây Bắc và đông bằng sông Hồng

- Cây thực phẩm rau đậu trồng ở khắp các địa phương.

- Cây công nghiệp có 2 loại chính cây công nghiệp lâu năm và cây công nghiệp hằng năm

+ Cây công nghiệp lâu năm chè trồng ở trung du miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên, cà phê trồng chủ yếu ở Tây Nguyên (Đăklăk),cao su trồng ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

+ Cây công nghiệp hằng năm như mía ở đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ; lạc ở Bắc Trung Bộ và Đông Nam Bộ; đậu tương ở vùng Đông Bắc và vùng đồng bằng sông Hồng; bông thuốc lá ở Đông Nam Bộ

- Về chăn nuôi gia súc gia cầm: trâu phân bố tập trung ở miền Bắc; bò ở khắp các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, ven các thành phố lớn; lợn ở đồng bằng song Hồng, Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ; gà ở khắp các vùng trên cả nước; vịt ở đồng bằng sông Cửu Long; ngan ngỗng ở đồng bằng sông Hồng, Duyên Hải Nam Trung Bộ.

- Về nuôi trồng thủy hải sản tập trung chủ yếu ở các vùng ven biển và đông bằng sông Cửu Long.

2.1.4 Tình hình sử dụng tài nguyên nông nghiệp.

Năm 2005 có 9.4 triệu ha đất sử dụng trong nông nghiệp chiếm hơn 28% tổng diện tích đất tự nhiên Bình quân đất nông nghiệp tính theo đầu người là 0.1 ha.

Trang 9

Nhiều vấn đề tồn tại trong việc khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên: Khả năng mở rộng đất ở đồng bằng và miền núi là không nhiều Đặc biệt tại Tây Nguyên, diện tích rừng tự nhiên giảm liên tục,

do khai thác quá mức và chưa ngăn chặn được hoạt động khai thác bất hợp pháp Rừng trồng không đạt chỉ tiêu Phát triển cây trồng chưa gắn với khả năng tưới Phát triển cây trồng trên địa hình không thuận lợi, chưa gắn với việc sử dụng kỹ thuật canh tác thích hợp Do vậy, càng phát triển càng kém bền vững Nhiều giải pháp tương đối toàn diện đã được kiến nghị Một số nghiên cứu chuyên đề, như phương án

sử dụng đất ở huyện Ngọc Hồi và Sa Thầy, đã được hoàn thành và bàn giao cho địa phương sử dụng.

Vấn đề suy thoái chất lượng đất do lượng phân bón sử dụng còn thấp, chưa bù lại được lượng dinh dưỡng do cây trồng lấy đi, hoặc do

sự mất cân đối trong sử dụng phân hoá học Cũng có nhiều nơi dư lượng thuốc bảo vệ thực vật còn tồn lưu trong đất khá cao, ảnh hưởng tới chất lượng sảm phẩm cây trồng

Về mặt đa dạng sinh học, nhiều giống cây trồng, vật nuôi cổ truyền có giá trị về gen đã bị thất thoát, thí dụ 56 giống lúa, trong đó

có 30 giống có chất lượng gạo ngon

Các loài thiên địch trong vùng trồng lúa cũng đã giảm đi 23 loài

và giảm trên 50% về số lượng

Vùng ĐBSCL có tiềm năng lớn về nông nghiệp và thuỷ hải sản, nhưng cũng có những trở ngại lớn về mặt môi trường do chế dộ thuỷ văn và tình hình khai thác trên sông Mê Công, do ảnh hưởng của bán nhật triều Biển Đông, lại là vùng có những diện tích đất phèn rộng lớn

và miền đất ngập nước nhậy cảm

Tác động của các bờ bao làm thay đổi quan hệ dòng chảy tiêu biểu là ở sông Tiền và sông Hậu và thúc đẩy hiện tượng sạt lở bờ và tăng bồi lấp ở cửa sông

Việc sử dụng kém hiệu quả tài nguyên nuớc, cùng những tồn tại, yếu kém trong quản lý và bảo vệ tài nguyên nước chủ yếu tại lưu vực các con sông lớn như sông Hồng, sông Đồng Nai… là nguyên nhân làm suy giảm và thiếu nguồn nước ngọt cho sinh hoạt và cũng như nước phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệp Điều này đòi hỏi việc thực hiện Luật

về tài nguyên nước

Hiện tượng hoang mạc hoá xuất hiện ở nước ta và có nguy cơ lan rộng tại một số tỉnh Nam Trung Bộ Nguyên nhân của các hiện tượng này do đặc điểm địa hình, điều kiện khí hậu khô nóng, tính chất cực đoan của khí hậu-thuỷ văn giữa mùa khô và mùa mưa, thành phần thạch học của đất đá, các phương thức canh tác lạc hậu và việc chăn thả gia súc quá tải Nhiều biện pháp đã được đề xuất, liên quan đến vấn đề quy hoạch, các giải pháp kỹ thuật trong sản xuất và các giải

Trang 10

pháp về tổ chức và quản lý Một số mô hình dựa trên các kinh nghiệm của nhân dân đã được nghiên cứu, cải tiến và đang thử nghiệm, bước đầu cho kết quả tốt.

2.1.5 Tình hình ứng dụng KH-CN vào sx nông nghiệp.

2.1.5.1Việc ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp:

Ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) trong lĩnh vực nông nghiệp được coi là giải pháp đột phá xây dựng nền nông nghiệp nước ta phát triển toàn diện theo hướng hiện đại Tuy nhiên, việc đầu tư nghiên cứu ứng dụng CNSH vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay.

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, đến hết năm 2010, chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng CNSH trong lĩnh vực nông nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2006-2010 đã phê duyệt đưa vào thực hiện được 90 nhiệm vụ khoa học công nghệ (78 đề tài và 12

dự án sản xuất thử nghiệm), trong đó có 35 đề tài kết thúc năm 2010.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát khẳng định, các kết quả nghiên cứu đã tạo ra hoặc tiếp nhận và làm chủ được một số CNSH hiện đại đưa vào ứng dụng hiệu quả chủ yếu tập trung ở những lĩnh vực chính như chuyển gen mang tính trạng tốt vào giống cây trồng, vật nuôi nhằm tạo ra những giống có năng suất cao, thích nghi với điều kiện thời tiết khắc nghiệt, có khả năng chống chịu dịch bệnh hoặc tạo ra các chế phẩm sinh học bảo vệ cây trồng, vật nuôi.

Nhiều địa phương đã ứng dụng CNSH vào trồng trọt và chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao Đơn cử như việc triển khai 14 đề tài chọn tạo giống cây trồng nông, lâm nghiệp bằng phương pháp chỉ thị phân tử đã chọn tạo được 7 giống lúa chịu hạn, 2 giống lúa kháng đạo

ôn, 4 giống lúa kháng rầy nâu, 2 giống lúa thơm chất lượng cao, 2 giống chè có triển vọng về năng suất, chất lượng, 8 giống bông kháng bệnh xanh lùn

Trong lĩnh vực chăn nuôi, các kết quả nghiên cứu đã lựa chọn được môi trường bảo quản tinh dịch dài ngày, cải tiến được các quy trình công nghệ tạo phôi, cấy truyền phôi, đông lạnh phôi lợn và bò trong ống nghiệm Việc sử dụng tinh nhân tạo giúp bò trưởng thành tăng từ 180kg/con lên 250-300kg/con, tỷ lệ xẻ thịt tăng 1,5 lần Nông dân ở nhiều địa phương còn ứng dụng CNSH trong ủ, chế biến thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm để tận dụng các phế phẩm nông nghiệp, giảm chi phí đầu vào.

Trang 11

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả nghiên cứu CNSH đã được ứng dụng vào sản xuất thì vẫn còn một số đề tài CNSH vẫn chỉ là thí nghiệm, nhiều nhiệm vụ chậm triển khai thậm chí không ít đề tài đang nằm lưu cữu trong phòng thí nghiệm.Ngoài ra, các nhà khoa học thủy lợi còn đề xuất được qui trình công nghệ tưới tiết kiệm nước cho vùng khan hiếm nước ở Nam Trung Bộ, Miền núi phía Bắc, ĐBSCL Mô hình phục hồi đất thoái hóa, nhiễm mặn do nuôi trồng thủy sản cho vùng bán đảo Cà Mau và vùng ven ĐBSCL Nhiều quy trình công nghệ mới được phát triển và ứng dụng như công nghệ ngăn sông vùng ven biển, công nghệ đập trụ bao liên hợp để đưa ra phương án thiết kế ngăn các cửa sông lớn tại ĐBSCL và ĐBSH.

Cũng trong 5 năm từ 2006 - 2010, Bộ NN&PTNT đã nghiên cứu tạo ra được 273 giống cây trồng, trong đó có 97 giống cây được công nhận chính thức gồm 28 giống lúa, 10 giống ngô, 11 giống đậu đỗ, 4 giống cây có củ, 8 giống rau, 4 giống cây ăn quả,… nhiều loại giống đã được công nhận và cho sản xuất thử.

Trong chăn nuôi thú y, Bộ NN&PTNN cũng đã lai tạo thành công giống lợn lai cho từng vùng đưa năng suất chăn nuôi lên cao Nghiên cứu trong lâm nghiệp cũng cho ra đời 87 giống mới, gồm 78 dòng và 9 giống cây lâm nghiệp,… gắn bó với nghề nông.

2.1.5.2 Về sử dụng máy móc.

Cả nước có khoảng 22.000 ô tô loại nhỏ, 20.000 tàu, thuyền gắn máy có thể đảm bảo 80% việc vận chuyển ở nông thôn Số lượng máy kéo các loại có khoảng 300.000 chiếc, tổng công suất 3,5 triệu mã lực Trong đó đa phần là máy léo 2 bánh dưới 15 mã lực (75,3%), máy kéo

4 bánh 15-35 mã lực (15,2%), máy kéo trên 35 mã lực chỉ chiếm 9,5% Tây Nguyên là địa bàn có tỷ lệ sử dụng máy nông ngiệp cao nhất, chiếm 34,45%, thấp nhất là trung du miền núi phía Bắc (4,47-6%) và duyên hải Nam Trung Bộ (4,29-4,53%).

2.1.6 Tình hình thiên tai, dịch bệnh và công tác dự báo thiên tai, cảnh báo dịch bệnh ảnh hưởng đến nông nghiệp.

Trong thời gian gần đây, do diễn biến xấu của tình trạng nóng lên toàn cầu, do sự phá hoại môi trường của các hoạt động sản xuất và phát triển không bền vững, diễn biến thiên tai ngày càng phức tạp hàng năm gây ra thiệt hại lớn về người và của cho sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân Tần suất thiên tai ngày càng dày, mức

độ nghiêm trọng và quy mô ngày càng lớn Ở nước ta trong các năm qua liên tục xuất hiện bão lớn, mưa to gây lũ lụt, lở đất, hạn hán, cháy rừng,

Trang 12

Theo số liệu thống kê nhiều năm thì trung bình hàng năm có khoảng 5 - 6 cơn bão và 2 - 3 áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến Việt Nam Ngoài ra, gió mùa (gió mùa Tây Nam khô nóng và gió mùa Đông Bắc lạnh)và một số kiểu thời tiết khắc nghiệt như : mưa dông kèm lốc xoáy và vòi rồng, mưa đá, sương muối, sương giá… cũng gây ra những thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp.

Trung bình hàng năm có 37,9% và 16,7% hộ nông dân bị thiệt hại do mất mùa và thiên tai Năm 2007, ước tính thiệt hại do thiên tai gây ra làm 462 người chết và 11.514 tỷ đồng, bằng gần 1% GDP Trong tương lai, xu hướng nóng lên toàn cầu sẽ tiếp tục gây thiệt hại lớn cho Việt Nam

Thêm vào đó là tình trạng dịch bệnh diễn biến phức tạp trên quy

mô rộng cho cả cây trồng, vật nuôi và con người Trên lúa xuất hiện dịch rầy nâu, vàng lùn xoắn lá, trên gia súc xuất hiện bệnh lở mồm long móng, lợn tai xanh, cúm lợn trên gia cầm bệnh cúm tiếp tục đe dọa, Các bệnh dịch này chẳng những gây thiệt hại trực tiếp cho sản xuất mà một số loại bệnh của gia súc, gia cầm có nguy cơ lây lan sang cho người, gây khó khăn ổn định kinh tế xã hội Với nuôi trồng thủy hải sản thì một số dịch bệnh hay gặp phải là: bệnh đốm trắng và bệnh đầu vàng đối với tôm sú và tôm chân trắng, bệnh hội chứng Taura đối với tôm chân trắng.

- Công tác dự báo thiên tai và cảnh báo dịch bệnh.

Với những trang thiết bị hiện đại quan trắc và giám sát bầu trời hiện nay như ảnh mây vệ tinh phân giải cao MTSAT, rađa thời tiết người ta có thể phát hiện được bão, dông, tố, lốc, mưa đá, sương mù song do các hiện tượng trên xảy ra quá nhanh hoặc diễn biến phức tạp nên chỉ có thể dự báo cực ngắn Tuy vậy do điều kiện thông tin truyền thông, thông tin dự báo đến cộng đồng có độ trễ nhất định nên công tác dự báo phục vụ còn hạn chế.

Với nước ta hiện nay căn cứ vào điều kiện và khả năng hình thành thiên tai trong những hệ thống thời tiết nhất định chúng ta chỉ có thể cảnh báo khả năng xuất hiện chúng để phục vụ công tác phòng chống, nhưng chưa dự báo một cách chính xác thời gian, vị trí xuất hiện Bởi vậy công tác chuẩn bị, chủ động phòng chống các thiên tai đối với cộng đồng nói chung và đặc biệt đối với người sản xuất nông nghiệp nói riêng vẫn là chiến lược lâu dài và hiệu quả nhất đối với công tác phòng chống thiên tai, giảm nhẹ thiệt hại Với dịch bệnh thì hàng năm các cơ quan chức trách vẫn có những cảnh báo cho người sản xuất nông nghiệp theo mùa, tháng

mà dịch bệnh phát triển mạnh Tuy nhiên, do công tác thanh tra kiểm tra còn yếu kém và hệ thống thông tin chậm nên dịch bệnh dễ

Trang 13

bị lan rộng, khó kiểm soát dẫn tới hậu quả khó lường trong sản xuất nồn nghiệp.

2.1.7 Hệ thống thủy lợi trong cả nước.

2.1.7.1 Hiện trạng thuỷ lợi phục vụ nông nghiệp.

Sau nhiều năm đầu tư, với mục tiêu chủ yếu là đảm bảo an ninh lương thực quốc gia tiến tới xuất khẩu Đến nay, cả nước đã có 75 hệ thống thuỷ lợi vừa và lớn, rất nhiều hệ thống thuỷ lợi nhỏ với tổng giá trị tài sản cố định khoảng 60.000 tỷ đồng (chưa kể giá trị đất và công sức nhân dân đóng góp) Các hệ thống thuỷ lợi năm 2000 đã đảm bảo tưới cho 3 triệu ha đất canh tác, tiêu 1.4 triệu ha đất tự nhiên ở các tỉnh bắc bộ, ngăn mặn 70 vạn ha, cải tạo 1.6 triệu ha đất chua phèn ở đồng bằng sông Cửu Long Năm 2000, diện tích lúa được tưới cả năm gần 7 triệu ha chiếm 84% diện tích lúa Các công trình thuỷ lợi còn tưới trên 1 triệu ha rau màu, cây công nghiệp và cây ăn quả Lượng nước sử dụng cho nông nghiệp rất lớn Theo tính toán năm 1985 đã sử dụng 41

tỷ m 3 chiếm 89,8% tổng lượng nước tiêu thụ, năm 1990 sử dụng 46,9 tỷ

m 3 chiếm 90% và năm 2000 khoảng trên 60 tỷ m 3

Nhờ các biện pháp thuỷ lợi và các biện pháp nông nghiệp khác trong vòng 10 năm qua sản lượng lương thực tăng bình quân 1.1 triệu tấn/năm Tổng sản lượng lương thực năm 2000 đạt 34,5 triệu tấn, đưa bình quân lương thực đầu người 330 kg năm 1990 lên 444 kg năm

2000 Việt Nam từ chỗ thiếu lương thực đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn với mức gần 4 triệu tấn/năm.

2.1.7.2 Công tác thuỷ lợi phục vụ nuôi trồng thuỷ sản

Tiềm năng phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản nước ta khá lớn, nhiều hệ thống thuỷ lợi khi xây dựng đã xét đến việc kết hợp cấp nước

để nuôi trồng thuỷ sản Khi xây dựng các hồ chứa nước vấn đề phát triển thuỷ sản trong hồ chứa cũng được đề cập đến Vài năm gần đây

do hiệu quả của nuôi trồng thuỷ sản nhất là tôm sú nhiều vùng đất ven biển đã được xây dựng thành những khu vực nuôi trồng thuỷ sản tập trung Tuy nhiên việc xây dựng các hệ thống thuỷ lợi đáp ứng yêu cầu sản xuất chưa được quan tâm đúng mức, chưa có qui hoạch và các giải pháp đồng bộ Hầu hết đều do dân tự phát, tự tổ chức xây dựng theo kinh nghiệm Nhiều nơi, đã có hiện tượng thủy hải sản bị bệnh, tôm chết hàng loạt mà nguyên nhân là do môi trường nước không đảm bảo liên quan đến hệ thống cấp nước và thoát nước Một số vùng đã có tranh chấp giữa nuôi tôm và trồng lúa gắn với nó là ranh giới mặn, ngọt cũng là vấn đề công tác thuỷ lợi phải xem xét, giải quyết.

Việc phát triển thuỷ sản ở các hồ chứa nước cũng rất hạn chế, ở hầu hết các hồ chứa vừa và lớn chủ yếu chỉ khai thác nguồn lợi thủy

Ngày đăng: 09/07/2014, 18:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w