II. PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
4.2. Các hàm ý chính sách, khuyến nghị
Với kết quảđược phân tích và chứng minh ở trên, ta có thể thấy được tầm quan trọng của giáo dục đến với mức độ biểu hiện thái độ HNNN. Để có thểtăng thêm tính thực tiễn và ứng dụng của nghiên cứu, chúng tôi xin đưa ra một vài khuyến nghị mà không chỉ sinh viên mà các tổ chức nghề
nghiệp có thể thực hiện đểgia tăng thái độ HNNN của mình như sau:
Đối với các bạn sinh viên:
Các bạn sinh viên ngành kiểm toán nên nhận thức được sự hiệu quả mà nhà trường đã đạt
được khi đã thành công trong việc cung cấp lượng kiến thức hữu ích vềthái độ HNNN – một trong những chuẩn mực cần sửdung và phát huy khi bước vào công việc sau này. Sinh viên phải hiểu được rằng không chỉ học đơn giản là có thể lĩnh hội được một thái độ Hoài nghi nghề nghiệp hợp lý mà
nên đầu tư hơn về hiệu quả học tập của bản thân và tham gia đào tạo chuyên sâu kiểm toán để có thể
vững chắc và tự tin áp dụng thái độHNNN hơn nữa.
Sinh viên các ngành khác nên có hiểu biết vềThái độ HNNN vì phạm vi ảnh hưởng của việc ra quyết định quan trọng là rất lớn không chỉ riêng gì các kiểm toán viên tương lai mà còn có thể hoàn thiện bản thân, gia tăng hiệu quả công việc cho dù bạn đang theo học hay có định hướng nghề nghiệp trong cảtài chính, kinh doanh, văn hóa – xã hội,v.v...
Đối với nhà trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng và các tổ chức giáo dục, đào tạo hay
hướng nghiệp khác:
Nhà trường nên hỗ trợ và bổ sung cho sinh viên những buổi thực tế cũng như các buổi giao
lưu, chia sẻ cùng các Kiểm toán viên về vấn đề áp dụng Thái độ HNNN từ lý thuyết vào thực hành,
điều này có thể gia tăng sự tín nhiệm của sinh viên ngành kiểm toán nói riêng và sinh viên trong
trường nói chung đối với nhà trường
Các nhà giáo dục hay các tổ chức nghề nghiệp khác nên tập trung hơn vào cung cấp các khóa học vềthái độHNNN cũng như đào tạo thực hành các chuẩn mực kiểm toán thông qua các tình huống thực tiễn để góp phần gia tăng chất lượng công việc cũng như năng lực chuyên môn của đội ngũ kiểm