II. PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
4.3. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo
4.3.1. Những hạn chế của nghiên cứu
Ngoài những kết quảđã được trình bày ở các phần trước, nghiên cứu này vẫn còn một số hạn chế còn tồn tại như sau:
Đầu tiên, về phạm vi nghiên cứu, nghiên cứu chỉđược thực hiện đối với sinh viên đang học tại trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng và chỉ có 252 sinh viên tham gia khảo sát. Kích thước mẫu khảo sát so với tổng số sinh viên tại thành phốĐà Nẵng là rất nhỏ. Vì vậy kết quả nghiên cứu
thu được chưa thểđại diện được toàn bộsinh viên trên địa bàn thành phốĐà Nẵng.
Thứhai, thang đo dùng đểđo lường thái độHNNN được thể hiện thông qua các câu hỏi khảo
sát trên thang đo Likert 5. Mặc dù thang đo này đã được sử dụng trong nhiều nghiên cứu trước đây
(ví dụ: Liu (2018)[27] ) nhưng nó không thểđo lường được cách sinh viên tham gia trả lời khảo sát
hành động như thế nào trong những trường hợp thực tế.
Kết quả nghiên cứu có thể cho thấy thêm rằng khoản cách bộc lộthái độ HNNN giữa các sinh viên ngành kiểm toán và kế toán là rất lớn trong khi về mặt bản chất trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính thì các nhân viên kế toán –người trực tiếp tác động lên báo cáo tài chính – nên hiểu hơn ai
hết. Điều này có thể một phần là do sốlượng mẫu khảo sát hạn chế không thể bao quát tổng thể nhất có thể có thể gây ra một vài chênh lệch trong kết quả.
Hơn nữa, kiểm toán là ngành có tính đặc thù cao hơn so với các ngành khác trong nền kinh tế, định nghĩa liên quan đến thái độHNNN cũng như các nhân tốảnh hưởng đến thái độ HNNN vẫn
chưa được thống nhất và đưa ra được định nghĩa cụ thể. Do đó việc xây dựng cơ sở lý thuyết về thái
độ HNNN trong bài nghiên cứu này vẫn còn hạn chế.
Thêm vào đó, nghiên cứu được tiến hành chỉ trong 3 tháng (từtháng 9 đến tháng 12) vì vậy
chúng tôi chưa thể tiến hành tìm hiểu và nghiên cứu kĩ càng về những vấn đềliên quan đến bài nghiên cứu này một cách sâu sắc hơn.
Cuối cùng, kết quả nghiên cứu mà chúng tôi thu được chưa xác định được rõ rằng các sinh viên thuộc các ngành Ngân hàng, Quản trị kinh doanh và Quản trịtài chính có thái độ HNNN cao hay thấp mà chỉ mới so sánh những sinh viên này với sinh viên chuyên ngành Kiểm toán.
4.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo
Với các hạn chế đã được nêu ở trên có thể phần nào nói lên được mong muốn các nghiên cứu sau sẽ mở rộng được quy mô và cập nhật mới nhất thời gian nghiên cứu so với thời điểm các nghiên cứu trong tương lai sẽ diễn ra. Chúng tôi mong muốn các nghiên cứu sau chúng tôi có thể mở rộng không
gian nghiên cứu ra toàn Việt Nam nói chung để các độc giả và các nghiên cứu sinh có thể có thêm cái nhìn toàn vẹn về sự ứng dụng cũng như các ý nghĩa thực tiễn mà Thái độ HNNN mang lại.
Các nghiên cứu sau cũng nên cẩn trọng khi lựa chọn mẫu khảo sát, nên chọn mẫu có tính đại diện và có thể tạo ra các câu hỏi bẫy để dễ dàng loại bỏ các khảo sát làm nhiễu kết quả.
Các nghiên cứu sau có thể hướng đến việc kiểm tra thái độ HNNN được áp dụng và thực hiện bởi các sinh viên ngành kế toán hoặc các kế toán viên thay vì kiểm toán để có thể nhìn nhận nhiều mặt về thái độ HNNN của người trực tiếp tạo ra BCTC
Và quan trọng nhất các nghiên cứu sau có thể dựa vào kết quả của chúng tôi để áp dụng phân tích
theo lứa tuổi hay các môn học về đạo đức nghề nghiệp để chứng minh không chỉ kiểm toán viên mới có thái độ HNNN mà nó có thể được học thông qua sự tích cực rèn luyện đạo đức nghề nghiệp.