Phân tích T-Test để kiểm định giả thuyết H1, H2

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG của CHƯƠNG TRÌNH đào tạo đến NHẬN THỨC của SINH VIÊN NGÀNH KIỂM TOÁN về THÁI độ HOÀI NGHI NGHỀ NGHIỆP của KIỂM TOÁN VIÊN (Trang 26 - 29)

II. PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.3. Phân tích T-Test để kiểm định giả thuyết H1, H2

Trước khi đi vào phân tích T-Test, chúng tôi tính trung bình 6 biến quan sát để có một biến

đại diện cho mức độ hoài nghi nghề nghiệp của sinh viên là biến HN (Hoài nghi nghề nghiệp).

….f1 - Reliability Statistics – Tự quyết định

Cronbach's Alpha N of Items

3.3.1. Kiểm định giả thuyết H1

Để biết có hay không sự khác biệt và mức độ hoài nghi nghề nghiệp của sinh viên ngành Kiểm toán so với các ngành khác, chúng tôi thực hiện phân tích Independent Samples T-Test (mức ý nghĩa

0.05) với biến HN (Hoài nghi nghề nghiệp) và biến CHUYENNGANH (Chuyên ngành) và thu được kết quảở bảng sau:

Bảng 19 - Thống kê nhóm - Kiểm định H1

19a - Group Statistics

Ngành 2 N Mean Std. Deviation Std. Error Mean

Hoài nghi nghề nghiệp Kiểm toán 111 3.3494 .54704 .05192

Khác 141 3.0603 .60712 .05113

Bảng 20 - Phân tích Independent Sample T-Test – Kiểm định H1

19b - Independent Samples Test

Levene's Test for Equality of

Variances t-test for Equality of Means

F Sig. t df Sig. (2- tailed) Mean Difference Std. Error Difference 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper Hoài nghi nghề nghiệp

Equal variances assumed 1.721 .191 3.919 250 .000 .28913 .07378 .14382 .43444 Equal variances not

assumed 3.968 245.434 .000 .28913 .07287 .14560 .43266

Đầu tiên từ bảng 19b – Independent Samples Test, Sig. của kiểm định Levene (kiểm định F) = 0.191 > 0.05, nên phương sai giữa chuyên ngành Kiểm toán và các chuyên ngành Khác là không khác nhau nên ta sử dụng kết quả kiểm định T-Test ởdòng Equal variances assumed để phân tích tiếp.

Nhận thấy Sig. của kiểm định T-Test = 0.000 < 0.05 (mức ý nghĩa), điều này khẳng định có sự khác biệt có ý nghĩa vềthái độ hoài nghi nghề nghiệp của sinh viên ngành Kiểm toán so với các sinh viên ngành khác (xét về trung bình 2 nhóm chuyên ngành). Cụ thể, theo dõi cột Mean trong bảng 19a - Group statistic, thấy rằng giá trịtrung bình Thái độ hoài nghi nghề nghiệp của nhóm chuyên ngành Kiểm toán là 3.3494, lớn hơn so với nhóm các chuyên ngành Khác có giá trị trung bình là 3.0603.

Điều này, giúp chúng tôi kết luận rằng, có sự khác biệt vềthái độ hoài nghi nghề nghiệp của sinh viên thuộc chuyên ngành Kiểm toán, so với các sinh viên học chuyên ngành khác

3.3.2. Kiểm định giả thuyết H2

Để kiểm tra có sự khác biệt giữa nhóm các sinh viên Học ít môn học thuộc chuyên ngành Kiểm toán (từ 0-4 môn) và nhóm các sinh viên Học nhiều môn học thuoocjh chuyên ngành Kiểm toán (từ 5-9 môn) hay không và mức độ khác nhau như thế nào, chúng tôi tiếp tục thực hiện phân tích Independent Samples T-Test (mức ý nghĩa 0.05) với biến HN (Hoài nghi nghề nghiệp) và biến SLMON (Sốlượng môn học thuộc chuyên ngành Kiểm toán) và thu được kết quảnhư sau:

Bảng 21 - Thống kê nhóm - Kiểm định H2

21a - Group Statistics

Sốlượng môn học thuộc chuyên

ngành Kiểm toán N Mean Std. Deviation Std. Error Mean

Hoài nghi nghề nghiệp Học ít môn (từ 0-4 môn) 205 3.1104 .59815 .04178

Học nhiều môn (từ 5-9 môn) 47 3.5247 .46999 .06855

Bảng 22 - Phân tích Independent Sample T-Test – Kiểm định H2

22b - Independent Samples Test

Levene's Test for Equality of

Variances t-test for Equality of Means

F Sig. t df Sig. (2-tailed) Difference Mean Difference Std. Error

95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper Hoài nghi nghề nghiệp Equal variances assumed 5.073 .25 -4.442 250 .000 -.41430 .09327 -.59799 -.23061 Equal variances not assumed -5.161 83.900 .000 -.41430 .08028 -.57395 -.25465

Kết quả nhận được như sau: Sig. của kiểm định Levene = 0.25 > 0.05 không khác nhau về phương sai của nhóm Học ít môn thuộc chuyên ngành kiểm toán và nhóm học nhiều môn thuộc chuyên ngành kiểm toán nên kết quả kiểm định T-Test ởdòng Equal variances assumed được chúng tôi sử dụng để phân tích mức độ khác biệt về thái độ hoài nghi nghề nghiệp của hai nhóm trên.

Ta thấy Sig. của kiểm định T-Test = 0.000 < 0.05 (mức ý nghĩa), giúp chúng tôi khẳng định có sự khác biệt có ý nghĩa về thái độ hoài nghi nghề nghiệp của nhóm Học ít môn so với nhóm Học nhiều môn hơn (xét về trung bình 2 nhóm nghiên cứu). Trong cột Mean của phân tích ở bảng 21a Group statistics cho thấy sự khác biệt giữa 2 nhóm với giá trị trung bình lần lượt như sau: 3.1104

(Học ít môn (từ 0-4 môn)) và 3.5247 (Học nhiều môn (từ 5-9 môn)). Từđó nhận thấy, thái độ hoài nghi nghề nghiệp của nhóm Học nhiều môn liên quan đến chuyên ngành Kiểm toán sẽcao hơn nhóm

Học ít môn.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG của CHƯƠNG TRÌNH đào tạo đến NHẬN THỨC của SINH VIÊN NGÀNH KIỂM TOÁN về THÁI độ HOÀI NGHI NGHỀ NGHIỆP của KIỂM TOÁN VIÊN (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)