Khi chiết phân đoạn lỏng – lỏng với diclometan, quan sát thấy diclometan nằm ở lớp dưới hòa tan những chất chất màu, chất có độ phân cực thấp ra khỏi cao chiết thô. Vì vậy, chọn phân lớp trên khi chiết với diclometan để chiết tiếp với ethyl acetate.
Tương tự khi chiết lỏng – lỏng với diclometan cũng phân thành 2 lớp là lớp trên và lớp dưới ethyl acetate. Từ kết quả chạy HPLC cho thấy mangiferin chủ yếu tập trung ở lớp trên , vì vậy, lấy lớp trên ethylacetate để tiếp tục tách bằng sắc ký cột nhằm loại bỏ tạp chất thu mangiferin tinh khiết.
Tiến hành sắc ký cột cao lớp trên ethylacetate với pha tĩnh được nhồi bởi silicagel 60 (0,040 – 0,063 mm). Giải ly cột bằng hỗn hợp dung môi chloroform: ethanol có độ phân cực tăng dần (90: 10 đến 50: 50) thu được 20 lọ nhỏ. Tiến hành chạy SKLM để gộp những phân đoạn có cùng Rf.
Trong quá trình cô quay đuổi dung môi xuất hiện các tinh thể hình kim màu vàng bám ở trên thành bình cầu.
Qua quá trình thử với các loại dung môi khác nhau nhận thấy methanol và acetone không làm tan kết tinh nhưng các tạp bẩn bám trên tinh thể đều tan và bị rửa trôi. Sau quá trình rửa kết tinh SKĐ của mangiferin tinh sạch thu được có 2 peak với thời gian lưu ở phút thứ 2,088 và 14,103 trùng với thời gian lưu của 2 peak trong SKĐ của mangiferin chuẩn.
Kết quả định lượng mangiferin trong các cao phân đoạn được thể hiện ở bảng 3.9.
Kết luận: - Hiệu suất thu hồi cao thô từ 240 g nguyên liệu bột lá xoài là 14,17% (w/w) (công thức 3) cao hơn so với hiệu xuất điều chế cao thô từ lá xoài của D.A. Akinpelu (13,93 %)(w/w).
- Khối lượng mangiferin tinh sạch được là 1.97 g và hiệu suất thu hồi mangiferin tính theo nguyên liệu bột lá xoài H = 0,82 % (công thức 4) cao hơn so với hiệu suất thu hồi mangiferin trong nghiên cứu tinh sạch mangiferin bằng nhựa macroporous D101 (H = 0,37%), và cao hơn so với